intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Chỉ đạo đổi mới việc ứng dụng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo theo phương pháp giáo dục Montessori vào giảng dạy tại Trường Mầm non Hoa Mai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Chỉ đạo đổi mới việc ứng dụng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo theo phương pháp giáo dục Montessori vào giảng dạy tại Trường Mầm non Hoa Mai" với mục tiêu khuyến khích tính độc lập, tìm tòi, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt thể chất và tinh thần; đồng thời giúp nhà trường hạn chế kinh phí đầu tư thiết bị, đồ chơi khi ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Chỉ đạo đổi mới việc ứng dụng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo theo phương pháp giáo dục Montessori vào giảng dạy tại Trường Mầm non Hoa Mai

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Ninh Bình Chúng tôi: Tỷ lệ Trình (%) Ngày Nơi công Số độ đóng Họ và tên tháng năm tác Chức danh TT chuyên góp tạo sinh môn ra sáng kiến Trường MN 1 Lê Thị Kim Oanh 25/01/1969 Hiệu trưởng ĐHSP 20 Hoa Mai Trường MN 2 Phạm Thị Thơm 08/11/1983 Phó HT ĐHSP 20 Hoa Mai Trường MN 3 Phạm Thị Hoan 02/06/1984 Phó HT ĐHSP 20 Hoa Mai Trường MN 4 Nguyễn T Phương Như 10/01/1985 Giáo viên ĐHSP 20 Hoa Mai Trường MN 5 Nguyễn T Thùy Dung 10/09/1987 Giáo viên ĐHSP 20 Hoa Mai Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Chỉ đạo đổi mới việc ứng dụng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo theo phương pháp giáo dục Montessori vào giảng dạy tại Trường Mầm non Hoa Mai”. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Quản lý giáo dục THỜI GIAN ÁP DỤNG: Từ tháng 8/2019, Năm học 2019 – 2020. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Nội dung của giải pháp Phương pháp giáo dục Montessori được đặt theo tên của nhà giáo dục học Maria Montessori. Đây là phương pháp lấy khả năng tự học là nền tảng cơ sở. Chú trọng khả năng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ, chỉ quan sát đưa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ vì bản thân mỗi trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời. Nếu người lớn áp đặt, định hướng nhiều quá sẽ khiến cho trẻ mất đi khả năng tư duy vốn có. Do đó, môi 1
  2. trường và không gian cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá có vai trò đặt biệt quan trọng giúp bản thân trẻ làm được nhiều điều hơn, phát huy khả năng tự học, tự sáng tạo. Trẻ là trung tâm và giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn. Đây là phương pháp giáo dục tôn trọng sự phát triển tâm sinh lí tự nhiên của trẻ cũng như trang bị cho trẻ những kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại. Phương pháp này giúp trẻ được rèn luyện các kỹ năng quan trọng như: Học cách tập trung, rèn luyện các kỹ năng sống, tính tự lập, biết chia sẻ cảm xúc, phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn kiến thức… cùng rất nhiều kỹ năng khác. Việc ứng dụng, kết hợp nhuần nhuyễn phương pháp Montesseri vào chương trình giáo dục ở các trường mầm non sẽ tạo ra nền tảng phát triển vững chắc cho trẻ em, tạo cơ hội tốt phát triển tính độc lập, sáng tạo của trẻ. Đối với chương trình giáo dục mầm non, phương pháp Montesseri được áp dụng cho rất nhiều các môn học: Tạo hình, âm nhạc, thể chất, văn học… Mục tiêu của phương pháp giáo dục Montesseri là phát triển toàn diện các mặt của trẻ. trẻ sẽ học cách tư duy logic trong khi giải quyết các vấn đề hàng ngày. Để hoạt động thật sự lôi cuốn, kích thích trẻ thì việc tạo đồ dùng, đồ chơi vô cùng quan trọng và cần thiết bởi một bộ đồ dùng với nhiều công dụng, hình dáng đẹp, màu sắc hài hòa, bắt mắt và nhiều trẻ cùng được tham gia hoạt động sẽ giúp trẻ có trải nghiệm đa dạng về các giác quan, thúc đẩy sự phát triển của trẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực hiện theo sự chỉ đạo của ngành giáo dục Tỉnh Ninh Bình, của Phòng GDĐT Thành phố Ninh Bình bắt đầu từ năm học 2019-2020, Trường Mầm non Hoa Mai đã chỉ đạo việc thực hiện ứng dụng làm đồ dùng đồ chơi theo phương pháp Montessori vào quá trình dạy học. Từng bước xây dựng mô hình trường học hiện đại và đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non theo hướng hội nhập quốc tế. Đa số giáo viên đã biết cách tham khảo các kênh thông tin để làm đồ dùng đồ chơi Montessori áp dụng linh hoạt trong các tiết dạy và các hoạt động vui chơi của trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: Đồ dùng đồ chơi Montessori còn chưa phong phú, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng đồ dùng đồ chơi đã có, một số giáo viên còn lúng túng chưa nắm bắt nội dung cần chia sẻ cho trẻ,… Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài: “Chỉ đạo đổi mới việc ứng dụng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo theo phương pháp giáo dục Montessori vào giảng dạy tại Trường Mầm non Hoa Mai” để tìm ra biện pháp giúp giáo viên thực hiện ngày càng tốt hơn công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. 1.1. Giải pháp cũ 2
  3. Ban giám hiệu nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch, thực hiện từng bước kế hoạch đúng theo từng giai đoạn. Qúa trình thực hiện đạt được kết quả tốt nhưng chưa có sự đột phá, chưa khai thác hết tiềm năng của học sinh và nhà trường. Qúa trình thực hiện như sau: Giải pháp 1: Phát động các phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, chấm “Lớp xanh – sạch – đẹp” Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp với công đoàn xây dựng kế hoạch, phát động và chấm hội thi lớp xanh, sạch, đẹp. Kết quả sau hội thi chấm trang trí lớp, chúng tôi thấy được đa số các giáo viên đã biết tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có, nguồn vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi + Ưu điểm Có sự đổi mới môi trường tại các nhóm lớp sau các Hội thi. Huy động nguồn lực, vật lực đầu tư của các cấp, các ngành, phụ huynh. Giáo viên chủ động trong việc trang trí lớp, trang trí theo các chủ đề trẻ học. Trẻ thích đến lớp và tham gia các hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên cũng đã thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu GDMN. + Nhược điểm - Môi trường ngoài trời chưa đa dạng các khu vực chơi và nội dung cho trẻ chơi, trải nghiệm còn sơ sài, chưa tận dụng khai thác được tối đa cơ hội để trẻ được khám phá và thể hiện được hết năng lực bản thân trẻ. - Môi trường trong lớp: Đồ chơi ở các góc còn mang tính chất trang trí chưa có tính sáng tạo, chưa hoạt động tích cực, chưa phát huy hết năng lực của trẻ. - Giáo viên chưa sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi và đặc biệt là chưa tận dụng được các nguyên vật liệu sẵn có, chưa biết khai thác có hiệu quả các đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy sự sáng tạo của trẻ. - Việc đổi mới phương pháp giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế chưa linh hoạt trẻ còn thụ động tham gia các hoạt động do giáo viên hướng dẫn, trẻ chưa đóng vai trò trung tâm, cô còn tham gia quá nhiều vào các hoạt động của trẻ. Giải pháp 2: Thông thường ở một số nhà trường việc cho trẻ hoạt động theo phương pháp Montesseri giáo viên thường sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ mua sẵn để cho trẻ hoạt động. Đối với giải pháp này có những ưu và nhược điểm sau: * Ưu điểm: - Là đồ dùng, dụng cụ có sẵn nên không đòi hỏi sự sáng tạo và khéo léo của giáo viên. * Hạn chế: 3
  4. - Các đồ dùng, dụng cụ này sử dụng đơn điệu, thiết kế đơn giản nên không tạo được hứng thú, không kích thích được sự sáng tạo của trẻ. - Chi phí mua đắt đỏ. 1. 2. Giải pháp mới “Chỉ đạo đổi mới việc ứng dụng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo theo phương pháp giáo dục Montessori vào giảng dạy tại Trường Mầm non Hoa Mai” là một yếu tố quan trọng trong việc khuyến khích tính độc lập, tìm tòi, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt thể chất và tinh thần. Để hạn chế những nhược điểm của giải pháp cũ chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp mới sau: * Giải pháp 1: Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo theo phương pháp giáo dục Montessori: Lựa chọn một số nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có, nguyên vật liệu phế thải làm thành bộ đồ dùng, đồ chơi học tập theo phương pháp giáo dục Montesseri ứng dụng trong việc tổ chức hoạt động học tập và vui chơi trải nghiệm, phát triển các giác quan, phát triển tư duy logic, óc sáng tạo của trẻ, đảm bảo tính giáo dục cao, có tính sáng tạo, khoa học, tính thẩm mỹ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ; đồng thời giúp nhà trường hạn chế kinh phí đầu tư thiết bị, đồ chơi khi ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, hiện đại. + Bộ đồ dùng, đồ chơi Montessori trong các hoạt động học: Bộ đồ chơi Montessori có nhiều chức năng, có thể sử dụng trong nhiều hoạt động, nhiều môn học khác nhau, giúp trẻ được thao tác, được trải nghiệm, được hoạt động tích cực, lĩnh hội được đầy đủ, chính xác các kiến thức và kỹ năng như: Ví dụ: Bộ đồ chơi “Cây cải bắp thần kì” Bộ đồ chơi này bao gồm 10 cây cải bắp với kích thước từ nhỏ đến to, với thiết kế bằng vải nỉ, đặc biệt cây bắp cải to nhất có những chiếc lá xung quanh có thể tháo rời và lắp lại bằng các nhám dính, tất cả các cây bắp cải đều có nhám dính phía dưới. (Ảnh 1, ảnh 2 – Phụ lục) Với bộ đồ chơi này, chúng tôi có thể sử dụng trong nhiều môn học khác nhau như: Cho trẻ làm quen với toán: Trẻ có thể đếm số cây bắp cải, thêm bớt trong phạm vi 10, đếm số lá bắp cải, cách sắp xếp theo quy tắc của những chiếc lá bắp cải, to – nhỏ, sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại…(Ảnh 3 – Phụ lục) Trong môn Khám phá khoa học trẻ có thể khám phá về màu sắc, cấu tạo của cây cải bắp, hình dáng lá, cách sắp xếp đan xen của những chiếc lá, trẻ trồng cây, thấy được quá trình phát triển của cây cải bắp…trẻ sẽ được thoải mái tri 4
  5. giác với cây cải bắp (bẻ lá ra và lắp lại theo đúng thứ tự sắp xếp lá rau bên trong nhỏ bên ngoài to hơn tạo thành cây bắp cải hoàn chỉnh và đếm mỗi cây bắp cải có tất cả bao nhiêu lá…) tự rút ra được vốn kiến thức cho mình, cô giáo chỉ cần định hướng, gợi ý cho trẻ hoạt động. (Ảnh 4 – Phụ lục) Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: Ví dụ dạy trẻ bài thơ “Bắp cải xanh”, cô có thể cho cá nhân hoặc nhóm trẻ quan sát cây bắp cải này có cấu tạo giống như lời của bài thơ, trẻ được trải nghiệm bằng cách tháo lắp các lá từ đó trẻ hiểu nội dung bài thơ và ghi nhớ sâu hơn. Ngoài ra đồ chơi này còn có thể sử dụng trong các môn học khác như: Tạo hình (trẻ quan sát cây bắp cải sau đó vẽ, nặn hoặc tự làm 1 cây bắp cải từ các nguyên vật liệu tạo hình), Thể dục vận động (Bật qua luống cải bắp; thi đua hái cải bắp…) (Ảnh 5 – Phụ lục) Sử dụng trong các góc chơi: Góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập – sách truyện, góc lắp ghép. Tại góc phân vai trẻ có thể dùng những cây cải bắp để chơi trò chơi bán giống cây cải bắp, bán rau cải bắp, nấu ăn với rau cải bắp...trẻ có thể thao tác trực tiếp với cây rau như tách rời từng chiếc lá để rửa và thái rau, điều này giúp trẻ được trải nghiệm một cách gần nhất với thực tế cuộc sống, giúp trẻ có thêm kỹ năng và kiến thức. (Ảnh 6 – Phụ lục) Tại góc xây dựng trẻ có thể di chuyển sang góc phân vai để mua về giống cây rau cải bắp và thực hiện các thao tác là đất để trồng các luống rau cải bắp… (Ảnh 7 – Phụ lục) Tại góc lắp ghép trẻ có thể tham gia trò chơi lắp ghép tạo thành cây bắp cải, việc này yêu cầu trẻ phải ghi nhớ cấu tạo của cây cải bắp, lá xanh non ghép ngay phía dưới bắp non, lá xanh già ở phía dưới cùng, cách sắp xếp phải xen kẽ nhau…(Ảnh 8 – Phụ lục) Ở góc khám phá: Trẻ khám phá cấu tạo, màu sắc, kích thước của lá cây bắp cải và khám phá sự lớn lên của cây bắp cải. Phân biệt được màu sắc của lá bắp cải, bên trong màu xanh non bên ngoài màu xanh đậm, lá bên trong nhỏ, bên ngoài to hơn Ở góc học tập – sách truyện trẻ sẽ được chơi với những cây bắp cải thông qua các trò chơi như: Đếm số bắp cải có trong 1 luống rau; So sánh số lượng bắp cải giữa 2 – 3 luống rau; Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại; Đếm số lượng lá bắp cải; So sánh to – nhỏ, nhiều hơn – ít hơn…Kể chuyện sáng tạo bằng những cây cải bắp. (Ảnh 9 – Phụ lục) Ưu điểm: Chất liệu được dùng để tạo ra cây cải bắp là vải nỉ mềm, dai, nên đồ chơi rất bền, màu đẹp, bắt mắt, dễ vệ sinh khi bị bẩn và đảm bảo an toàn. 5
  6. Nguyên vật liệu dùng đề tạo ra bộ đồ chơi có giá rẻ, phù hợp với khả năng kinh tế của lớp mầm non. + Đồ dùng, đồ chơi Montessori ở các góc: Sử dụng các loại phế liệu, nguyên vật liệu sẳn có tại địa phương để làm đồ chơi cho trẻ ở các góc từ các loại chai nhựa, vỏ hộp sữa, hộp bánh kẹo, ống hút, đá, sỏi, lá cây, xốp màu…. Mỗi loại đồ chơi có thể sử dụng cho nhiều hoạt động: Hoạt động góc, các hoạt động khác nhau và các chủ đề chơi khác nhau. Ví dụ: Bộ đồ chơi với các chữ cái sử dụng trong góc học tập – sách truyện. Chúng tôi đã sử dụng các nguyên vật liệu phế thải như vỏ thùng sữa tươi, mùn cưa, tấm alu màu bỏ đi, các loại hạt (hạt na, gấc, sỏi), nỉ màu, keo nến…để tạo ra bộ đồ chơi với 3 đồ chơi vừa tiết kiệm vừa đẹp mắt mà vẫn đảm bảo được tính giáo dục, hấp dẫn đối với trẻ. Đồ chơi 1: Là một nửa của vỏ thùng sữa tươi, chúng tôi thiết kế đồ chơi có 3 ô, 1 ô to chứa mùn cưa mịn và 1 thanh để gạt phẳng mùn cưa; 2 ô nhỏ,1 ô chứa các chữa cái cắt bằng tấm alu màu, 1 ô chứa các hột hạt, phía trước là 1 bảng gai được trang trí đường diềm bắt mắt. Cách chơi đồ chơi 1: Cô cho sẵn thẻ chữ cái lên bảng gai, yêu cầu trẻ đọc chữ cái đó, sau đó trẻ tìm trong các chữ cái phía dưới chọn đúng chữ cái cô yêu cầu, trẻ cầm và in hình chữ cái lên ô có mùn cưa, tiếp theo là lấy hột hạt xếp theo nét chữ vừa in được, cuối cùng là đọc to chữ cái vừa xếp. (Ảnh 10 – Phụ lục) Đồ chơi 2: Vẫn với cấu tạo gần giống với đồ chơi 1, nhưng là sự thay đổi về đồ dùng và cách thức thực hiện. Chúng tôi dùng một nửa của vỏ thùng sữa tươi, thiết kế chia thành 3 ô, 1 ô tô và 2 ô nhỏ; ô to chứa mùn cưa mịn, 1 thanh để gạt phẳng mùn cưa, 1 chiếc bút lông; 2 ô nhỏ, 1 ô chứa hột hạt, 1 ô chứa các thẻ chữ cái; phía trước là 2 thanh alu màu giúp nối 1 dây dù, đây là nơi để kẹp thẻ chữ. Cách chơi đồ chơi 2: Trẻ chọn (hoặc cô chọn) 1 thẻ chữ kẹp lên dây, yêu cầu trẻ đọc to chữ cái trong thẻ, sau đó trẻ dùng bút lông viết chữ cái đó vào mùn cưa theo đúng cấu tạo của chữ, tiếp theo trẻ lấy hột hạt xếp lên chữ vừa viết và đọc to chữ cái. Để tích hợp thêm, cô có thể yêu cầu trẻ đếm số lượng hạt dùng để xếp chữ cái đó. (Ảnh 11 – Phụ lục) Đồ chơi 3: Với cấu tạọ là một chiếc hộp hoàn chỉnh, khi chơi trẻ mở ra nắp hộp sẽ được hãm bằng 2 dây 2 bên, phía phần nắp hộp chúng tôi thiết kế 2 phần nhám dính, phần phia trên nhỏ hơn, phần phía dưới to bản hơn và được trang trí bằng các hoa văn đường diềm. Phần hộp phía dưới chúng tôi thiết kế thành 2 6
  7. ngăn, 1 ngăn to để các thẻ chữ và thẻ dấu rời có dán nhám dính phía sau, 1 ngăn nhỏ hơn là nơi chứa các thẻ chữ in sẵn. Cách chơi đồ chơi 3 như sau: Trẻ chọn (hoặc cô lấy) 1 thẻ chữ in sẵn dán lên phần nhám nhỏ hơn, cô yêu cầu trẻ tìm các chữ cái và ghép thành chữ như chữ phía trên hoặc tìm các chữ cái đã được học trong cụm từ cho sẵn và dán vào phần nhám phía dưới, yêu cầu trẻ đọc to những chữ cái lấy được. (Ảnh 12 – Phụ lục) *Ưu điểm: Nguyên vật liệu chủ yếu là đồ phế thải nên tiết kiệm được chi phí; Cách làm đơn giản nên không mất nhiều thời gian. Màu sắc và hình thức bắt mắt, hấp dẫn trẻ; cách chơi đơn giản, dễ sử dụng nhưng lại mang lại hiệu quả cao trong việc ghi nhớ, phân biệt, phát âm và cấu tạo chữ cái. Bộ đồ chơi mang đến cho trẻ sự hứng khởi, trẻ có thể tự mình chơi, tự mình thao tác và rèn luyện vốn chữ cái của mình. Khuyến khích trẻ tham gia cùng cô, sắp xếp lại các đồ dùng trong các góc chơi, vệ sinh đồ chơi sạch sẽ…Ngoài ra vận động phụ huynh hỗ trợ thêm các nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi phong phú (Ảnh 13-phụ lục) Đa số giáo viên đều biết cách sắp xếp các góc hoạt động hợp lý, phù hợp mục tiêu, yêu cầu giáo dục của từng chủ đề và điều kiện thực tế từng lớp học. Tên các góc chơi đơn giản, dễ hiểu, gần gũi đối với trẻ. Đồ dùng đồ chơi các góc tương đối phong phú, sử dụng các nguyên vật liệu mở gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻ. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, phát triển tư duy, sự sáng tạo của trẻ. * Giải pháp 2: Tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo theo phương pháp giáo dục Montessori vào quá trình giảng dạy cho đội ngũ giáo viên: Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ và xây dựng môi trường học tập cho trẻ. Chính vì vậy, chúng tôi luôn coi trọng việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua các hình thức như: Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu cùng với các đồng chí tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán cùng nhau xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục ở các độ tuổi trẻ lên kế hoạch năm học cho đến những nội dung hoạt động cụ thể trong chủ đề mà trẻ thực hiện, mọi hoạt động đều hướng tới trẻ, quan tâm đến cá nhân trẻ tạo cơ hội để trẻ được học tập trong điều kiện tốt nhất hỗ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực. 7
  8. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên cốt cán đi tham quan học tập tại một số trường điểm trong và ngoài tỉnh đang thực hiện phương pháp giáo dục Montessori để học hỏi cách làm. (Ảnh 14-phụ lục) Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi tập huấn do phòng GD, sở GD tổ chức. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn chung toàn trường, tổ khối 2lần/1tháng, các buổi tọa đàm trao đổi về phương pháp chuyên môn 1- 2lần/1tháng theo đúng kế hoạch đề ra chú trọng vào các nội dung: Bồi dưỡng chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi theo phương pháp Montessori; Bồi dưỡng giáo viên việc sử dụng linh hoạt đồ dùng Montessori trong các hoạt động giáo dục trẻ nhằm tạo môi trường học tập có hiệu quả và phát huy tính tích cực cho trẻ. Đổi mới phương pháp sinh hoạt chuyên môn theo hình thức nghiên cứu bài học. Thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, của tổ khối giáo viên được cùng nhau xây dựng giáo án, làm đồ dùng đồ chơi dạy học theo phương pháp Montessori, sau đó lần lượt cử từng giáo viên khác nhau tham gia dạy lại các hoạt động đã được xây dựng giáo án để đồng nghiệp dự giờ góp ý. Từ đó, 100% giáo viên tự tin lên lớp, các hoạt động được xây dựng linh hoạt, sáng tạo, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, đẹp bền, mang tính giáo dục cao, trẻ tự giác hoạt động và tích cực trải nghiệm khám phá. (Ảnh 15-phụ lục) Đổi mới hình thức, nội dung các hoạt động giáo dục trẻ linh hoạt và sáng tạo hơn. Hầu hếu các hoạt động được thiết kế theo hình thức trò chơi nhẹ nhàng có nội dung liên quan đến đề tài cần cung cấp thu hút trẻ ngay từ hoạt động gây hứng thú, trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức lúc thì cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân, phát huy tính tự lập, mạnh dạn cho trẻ. Trẻ được thảo luận sôi nổi, nói lên suy nghĩ của bản thân. Giáo viên sử dụng linh hoạt hình thức “chơi mà học, học mà chơi” để lôi cuốn trẻ vào hoạt động học tránh được sự nhàm chán, áp đặt trẻ. Cô giáo đặt câu hỏi mang tính chất tư duy, gây sự tò mò của trẻ, lắng nghe trẻ trả lời, cô trò chuyện giao tiếp với trẻ để hiểu trẻ, định hướng gợi ý chỉ dẫn trẻ kiến thức đúng, củng cố kiến thức và các kỹ năng khác, luôn khuyến khích, động viên trẻ kịp thời, chơi cùng trẻ để thấu hiểu trẻ có những biện pháp giáo dục phù hợp với từng cá nhân trẻ, từ đó nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ một cách ró rệt. Trẻ yêu trường mến lớp thích được đi học tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh khi gửi con vào trường (Ảnh 16-phụ lục) * Giải pháp 3: Sử dụng đồ chơi Montessori trong hoạt động ngoại khóa tạo không khí giao tiếp tích cực, kích thích hứng thú họat động của trẻ Hoạt động ngoại khóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp trẻ phát triển toàn 8
  9. diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách. Bé thông minh sáng tạo và học hỏi được nhiều kiến thức hơn. Hiểu được tầm quan trọng đó năm học 2019 – 2020 nhà trường đã phối kết hợp cùng với Ban cha mẹ học sinh tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ phát triển cảm xúc tích cực và rèn luyện thể chất tốt, nâng cao uy tín nhà trường. Chúng tôi đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm thực hành những kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày, giao lưu các trò chơi vận động, giao lưu văn nghệ, thí nghiệm thiên nhiên, giao lưu cuối tuần vui vẻ....Mỗi hoạt động ngoại khóa đều có những hình thức tổ chức khác nhau kích thích sự hứng thú và đòi hỏi trẻ linh hoạt trong các hoạt động giúp trẻ phát triển tích cực hơn về mọi mặt. Các đồ chơi chúng tôi thiết kế dành cho các hoạt động ngoại khóa đều dựa trên phương pháp giáo dục Montessori, mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao, các đồ chơi đa dạng, phong phú luôn đáp ứng được mong muốn được hoạt động của trẻ, nổi bật như: Bộ đồ chơi golf, bộ đồ chơi vắt sữa bò (được dùng tại khu phát triển vận động); bộ đồ chơi phát triển kỹ năng... Bộ đồ chơi golf: Được tận dụng từ các miếng nhỏ gỗ nhựa Composite, chúng tôi cắt thành hình các con vật ngộ nghĩnh, phần chân và bụng của con vật tạo thành một lỗ hổng có dạng nửa hình tròn và dùng màu để tô vẽ tạo thành một đồ chơi bắt mắt. Kết hợp với nó là quả bóng tennis, một gậy chơi golf được làm từ ống nước và vỏ chai nhựa, sử dụng đề can màu hoặc nỉ màu để trang trí cho đẹp mắt. (Ảnh 17 - Phụ lục) Cách chơi: Đặt những con vật trên nền thảm cỏ, trẻ đặt quả bóng trước các con vật, dùng gậy và các thao tác đánh golf đánh vào quả bóng thật khéo léo để quả bóng có thể di chuyển qua lỗ hổng của các con vật, mỗi một lần đánh bóng di chuyển qua 1 con vật, khoảng cách đặt bóng sẽ thay đổi theo khả năng đánh bóng của trẻ. Bộ đồ chơi vắt sữa bò: Chúng tôi thiết kế những chú bò sữa ngộ nghĩnh bằng các miếng nhựa, sử dụng đề can cắt và gắn các chi tiết trang trí (mắt, mũi, móng chân, đốm đen), những chiếc gang tay cao su được cắt các lỗ nhỏ ở đầu các ngón tay dùng làm bầu sữa, thêm những chiếc xô, mũ đội đầu, tạp giề, ủng. Cách sử dụng: Những chú bò được đặt trên thảm cỏ, được quây lại bởi các hang rào tượng trưng cho trang trại bò sữa, trẻ muốn vào chơi cần mặc tạp giề, mội mũ, đi ủng, đeo bao tay sau đó dùng xô để xuống bên dưới bầu sữa và thực hiện thao tác vắt sữa bò. (Ảnh 18 – Phụ lục) Bộ đồ chơi phát tiển kỹ năng: Là một chiếc bảng được gắn ngoài sân trường với rất nhiều các kỹ năng gần gũi trong cuộc sống hang ngày như: đóng 9
  10. mở vòi nước, xoáy nắp chai, khóa (chốt) cửa các loại, nghe (bấm) điện thoại, kéo khóa áo, sử dụng các loại cúc…các vật dụng này (khóa, chốt cửa…)vừa được mua sẵn để cho trẻ trải nghiệm một cách thực tế nhất, vừa được các cô tận dụng từ những nguyên vật liệu bỏ đi (điện thoại hỏng, quần áo cũ, chai lọ cũ, vòi nước hỏng…) Cách sử dụng: Trẻ đứng trước bảng, lựa chọn đồ chơi mình muốn chơi và thao tác với chúng. Ngoài ra còn rất nhiều các đồ chơi khác được các cô sáng tạo theo phương pháp Montessori như bộ đồ chơi với cát, nước; bộ đồ chơi đan lát thủ công trong khu chợ quê, bộ đồ chơi ném bóng…tất cả đều mang lại hiệu quả rất tốt trong các hoạt động ngoại khóa cho trẻ. (Ảnh 19 - Phụ lục) Ưu điểm: Các bộ đồ chơi có tính thẩm mỹ cao, cách sử dụng đơn giản, quan sát trẻ chơi thấy trẻ rất hứng thú, trẻ biết tuân thủ các quy định chơi, thực hiện tác thao tác chơi tương đối tốt. Một số nguyên vật liệu có thể tận dụng nên giúp tiết kiệm chi phí. Giúp trẻ được thỏa sức vận động, trải nghiệm. Năm học 2019 – 2020 Ban giám hiệu nhà trường đã tích cực chỉ đạo việc xây dựng một số khu vui chơi ngoài trời mới, cải tạo các khu vực chơi ngoài trời xuống cấp, đặc biệt phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi theo phương pháp Montessori để bổ sung vào các góc chơi thu hút được sự quan tâm, tìm tòi, sang tạo của trẻ và được các cấp lãnh đạo và các bậc phụ huynh đánh giá cao. (Ảnh 20 - Phụ lục) * Giải pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, phối kết hợp cùng nhà trường trong việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ: Chúng tôi xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm học này là tập trung nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó nhà trường cần tham mưu tốt với lãnh đạo các cấp và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để hoàn thiện các hạng mục quan trọng trong khuôn viên chơi khám phá, trải nghiệm ngoài trời của trẻ. Công tác phối kết hợp với phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng được chúng tôi đặc biệt quan tâm thực hiện thông qua các hình thức sau: - Họp phụ huynh đầu năm, giữa năm: Ban giám hiệu trực tiếp trao đổi, phổ biến cho phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng đồ dùng đồ chơi theo phương pháp giáo dục Montessori vào giảng dạy trẻ. (Ảnh 21- Phụ lục) 10
  11. Tích cực tuyên truyền tới cha mẹ trẻ, tuyên truyền cộng đồng hiểu rõ công việc nhà trường đang làm có tác động tích cực tới chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm kêu gọi sự ủng hộ nhiệt tình về vật chất và tinh thần. - Chỉ đạo giáo viên thường xuyên trò chuyện trực tiếp với phụ huynh về các nội dung trẻ học trong ngày, hướng dẫn phụ huynh cách làm đồ chơi Montessori đơn giản cho trẻ chơi tại gia đình. Thường xuyên mời phụ huynh tham gia các hoạt động trong lớp, nhà trường nắm bắt được nội dung hoạt động của trẻ, hướng dẫn phụ huynh các kỹ năng tự phục vụ bản thân để dạy cho trẻ. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. - Mời phụ huynh tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng các con trong các chương trình lễ hội. Bằng những hình thức trên, chúng tôi đã nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh trong việc cùng nhà trường chăm sóc – giáo dục trẻ thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng xây dựng và tổ chức các chương trình khám phá, chinh phục thử thách và các chương trình giao lưu giữa các lớp... nội dung chương trình mới lạ gây hứng thú cho trẻ tạo niềm tin, phấn khởi cho toàn thể các bậc phụ huynh khi gửi con vào trường. (Ảnh 22-phụ lục) * Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: - Tạo ra môi trường giáo dục toàn diện có sự tham gia của cả cộng đồng. Giúp giáo viên có được sự chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng môi trường học tập mang tính mở tạo mọi cơ hội cho trẻ được thực hành, tư duy, trải nghiệm, khám phá. - Trẻ được hoạt động trong môi trường mới, an toàn, tạo hứng thú phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ vào các hoạt động trong ngày. - Tìm ra biện pháp hữu hiệu trong việc sắp xếp không gian hợp lý, trang trí môi trường trong lớp, ngoài trời đảm bảo thẩm mỹ thân thiện phù hợp lứa tuổi mầm non đáp ứng nhu cầu hứng thú chơi của trẻ tạo điều kiện cho trẻ “chơi mà học, học mà chơi”. 2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Qua việc nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào thực tế của nhà trường, chúng tôi thấy sáng kiến “Chỉ đạo đổi mới việc ứng dụng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo theo phương pháp giáo dục Montessori vào giảng dạy tại Trường Mầm non Hoa Mai” có thể áp dụng không chỉ ở Trường Mầm non Hoa Mai đạt được kết quả tốt mà còn có khả năng áp dụng được tại các trường mầm non trong và ngoài tỉnh. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 11
  12. * Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Ban giám hiệu tham mưu với các cấp lãnh đạo đặc biệt là lãnh đạo địa phương đầu tư kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất đảm bảo theo đúng quy định. Xã hội hóa giáo dục hoàn thiện các hạng mục một số công trình như khu vui chơi khám phá trải nghiệm ngoài trời... tạo môi trường vui chơi, học tập tốt nhất cho trẻ. Nhà trường nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ phía lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào tạo Thành phố, lãnh đạo Sở giáo dục ủng hộ về tinh thần và vật chất, đầu tư bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm, lớp để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ để thực hiện tốt sáng kiến “Chỉ đạo đổi mới việc ứng dụng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo theo phương pháp giáo dục Montessori vào giảng dạy tại Trường Mầm non Hoa Mai” * Điều kiện về giáo viên: - Giáo viên phải là người có tinh thần trách nhiệm cao. Có tấm lòng yêu nghề mến trẻ. - Giáo viên phải nắm chắc nội chương trình, thường xuyên trau dồi kiến thức, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất là việc học tập ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng. - Có khả năng quan sát, bao quát xung quanh tốt. - Luôn chú ý đến việc rèn các kỹ năng cho trẻ, linh hoạt sáng tạo trong mọi hoạt động giáo dục trẻ. * Điều kiện về Ban cha mẹ học sinh: Từ sự tiến bộ của con em, phụ huynh quan tâm hơn vào các hoạt động của nhà trường. Ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần tùy theo khả năng của gia đình để nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ. Các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm được phụ huynh đồng tình ủng hộ tạo không khí vui tươi, thân thiện và đạt mục tiêu đề ra. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1. Hiệu quả kinh tế: - Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được kinh phí cho nhà trường và giáo viên ở nhóm lớp. Với bộ đồ chơi Montessori đưa vào sử dụng tại Trường Mầm non Hoa Mai mang lại hiệu quả kinh tế như sau: STT Tên đồ chơi Tổng kinh phí làm Giá thị trường Hiệu quả KT 1 Bộ đồ chơi “Bắp 250.000đ 400.000đ 150.000đ cải thần kỳ” 2 3 bộ “Bé chơi với 360.000đ 620.000đ 260.000đ 12
  13. chữ cái” 3 Bộ đồ chơi golf 320.000đ 570.000 250.000đ 4 Bộ đồ chơi vắt bò 730.000đ 1.055.000đ 325.000đ sữa 5 Bộ phát triển kỹ 280.000đ 520.000đ 240.000đ năng 2. Hiệu quả xã hội: - Đối với Giáo viên: + Nhận thức đúng đắn về vai trò và sự cần thiết của việc làm đồ dùng đồ chơi Montessori cho trẻ hoạt động. Đã làm ra bộ đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ cho công tác dạy và học trong trường mâm non theo phương pháp giáo dục mới phù hợp với từng độ tuổi. + Bồi dưỡng thêm về kiến thức, kinh nghiệm trong việc đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ. Biết cách sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với trẻ trong từng hoạt động, từng độ tuổi. + Giáo viên đã linh hoạt, sáng tạo trong việc tạo góc mở để trẻ được tích cực hoạt động, có cơ hội mở rộng hiểu biết, củng cố kiến thức. + Giáo viên biết bố trí, trang trí góc một cách hợp lý, đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, tận dụng tốt sản phẩm của trẻ vào trang trí lớp với hình thức trẻ và cô cùng làm hoặc hướng dẫn trẻ tự làm. + Với bộ đồ chơi Montessori giáo viên có thể sử dụng nhiều mục đích khác nhau. Qua đó giúp giáo viên linh hoạt hơn khi sử dụng đồ dùng đồ chơi trong các hoạt động giáo dục trẻ. - Đối với Phụ huynh: + Phụ huynh nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi Montessori vào trong quá trình giảng dạy trẻ tại lớp, những tác động tích cực của môi trường học tập đối với việc phát triển và hình thành nhân cách của trẻ. + Nhiệt tình sưu tầm và ủng hộ các nguyên vật liệu, phế liệu, tranh ảnh, sách báo... để góp phần cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. + Phụ huynh tin tưởng và phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc NDCSGD trẻ. Tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm thú vị cùng các con với bộ đồ chơi Montessori. - Đối với Trẻ: 13
  14. Trẻ thỏa mãn nhu cầu nhận thức, tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, trẻ học được cách cư xử - giao tiếp, hợp tác cùng bạn. Môi trường học tập phong phú, đa dạng giúp trẻ có cơ hội lựa chọn hoạt động phù hợp khả năng và ý thích của mình, từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin giải quyết tốt các nhiệm vụ được giao. Môi trường học tập là yếu tố rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trong năm học vừa qua chúng tôi nhận thấy những thay đổi rất rõ rệt như: + Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tích cực tham gia các hoạt động cô tổ chức. + Nhận thức của trẻ đạt được các yêu cầu của độ tuổi. + Trẻ hứng thú đi học và ham thích khám phá những vấn đề cô đặt ra. Với việc chỉ đạo nâng cao biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, của đồng nghiệp và cộng đồng để chúng tôi thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Thanh Bình, ngày 12 tháng 04 năm 2020 NHỮNG NGƯỜI NỘP ĐƠN Lê Thị Kim Oanh Phạm Thị Thơm Phạm Thị Hoan Nguyễn Thị Phương Như Nguyễn Thị Thùy Dung TRƯỜNG MN HOA MAI XÁC NHẬN Sáng kiến “Chỉ đạo đổi mới việc ứng dụng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo theo phương pháp giáo dục Montessori vào giảng dạy tại Trường Mầm non Hoa Mai” đã được áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực tại trường MN Hoa Mai từ tháng 08/2019 đến nay. HIỆU TRƯỞNG PHỤ LỤC 14
  15. Ảnh 1: Bộ đồ chơi “Bắp cải thần kì” Ảnh 2: Bộ đồ chơi “Bắp cải thần kì” (Cây cải bắp số 10) 15
  16. Ảnh 3: Bé học toán với bộ đồ chơi “Cây bắp cải thần kì” Ảnh 4: Bé khám phá với bộ đồ chơi “Cây bắp cải thần kì” 16
  17. Ảnh 5: Bé sử dụng đồ chơi “Cây bắp cải thần kì” tại góc nghệ thuật Ảnh 6: Bé sử dụng đồ chơi “Cây bắp cải thần kì” tại góc phân vai 17
  18. Ảnh 7: Bé sử dụng đồ chơi “Cây bắp cải thần kì” tại góc xây dựng Ảnh 8 : Bé sử dụng đồ chơi “Cây bắp cải thần kì” tại góc lắp ghép 18
  19. Ảnh 9: Bé sử dụng đồ chơi “Cây bắp cải thần kì” tại góc học tập – sách truyện Ảnh 10: Bộ đồ chơi “Bé chơi với chữ cái” – Đồ chơi 1 19
  20. Ảnh 11: Bộ đồ chơi “Bé chơi với chữ cái” – Đồ chơi 2 Ảnh 12: Bộ đồ chơi “Bé chơi với chữ cái” – Đồ chơi 3 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2