intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Đa dạng hóa hoạt động khởi động trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Đa dạng hóa hoạt động khởi động trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra những hình thức tổ chức hoạt động này có hiệu quả, thiết thực, gần gũi với nội dung bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Đa dạng hóa hoạt động khởi động trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6

  1. I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ việc quan tâm học sinh học cái gì đến việc quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để làm được điều đó nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Trong dạy học môn Khoa học tự nhiên không những giúp học sinh mở rộng vốn tri thức khoa học mà còn giúp các em hình thành năng lực tư duy, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề. Vì thế để có giờ dạy tốt giáo viên phải đầu tư trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học. Mỗi thầy giáo, cô giáo phải thực sự chủ động, sáng tạo thì mới có thể khơi dậy được sự hoạt động tích cực, sáng tạo của học sinh trong lớp. Hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên không chỉ là hoạt động lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tế sinh động, phát huy được năng lực của học sinh. Những năng lực này được hình thành và phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới theo 4 bước: khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Trong đó hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong giờ học. Nó là hoạt động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của người học trong toàn tiết học. Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa, nếu càng đa dạng thì sẽ luôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh. Vì thế người học sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài cũ. Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề hay biết. Nhưng thực tế dạy học lại cho thấy nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm đến hoạt động khởi động hoặc có quan tâm tổ chức thực hiện nhưng hình thức chưa phong phú và đa dạng. Bởi thế tôi rất trăn trở để tìm ra những hình thức tổ chức hoạt động này có hiệu quả, thiết thực, gần gũi với nội dung bài học và mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến: “Đa dạng hóa hoạt động khởi động trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6” để nâng cao chất lượng giảng dạy. 2. Tính cấp thiết của vấn đề Năm học 2021-2022 là một năm học đáng nhớ, đánh dấu sự thay đổi lớn trong giáo dục trung học cơ sở với việc thay sách giáo khoa lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Song song với việc thay sách giáo khoa thì kế hoạch bài dạy cũng thay đổi theo hướng dẫn tại công văn số 5512/BGDĐT- GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT cho phù hợp với kế hoạch giáo dục của giáo viên. Theo công văn thì hoạt động dạy học gồm bốn bước trong đó hoạt động khởi động có vai trò xóa đi sự ngại ngùng, e dè của người học và thu hẹp khoảng cách giữa người dạy - người học, người học - người học, làm “ấm lên” bầu không khí trong lớp học. Hoạt động khởi động bài học thường
  2. 2 chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức mới là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của hoạt động này trong việc định hướng tiết dạy. Thực tế cho thấy hầu hết giáo viên khi thiết kế hoạt động khởi động thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án… do đó tiết học tương đối khô khan và thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh; ngay từ khi bước vào bài học sinh đã có tâm lý thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện các hoạt động tiếp theo một cách tích cực. Bên cạnh đó, hầu hết học sinh ở trường TH&THCS Ba Tầng là người dân tộc Pa Cô, Bru – Vân Kiều, đời sống còn nhiều khó khăn nên sự quan tâm của phụ huynh đến việc học hành của con em còn hạn chế. Nhiều em ngoài giờ học còn phụ giúp gia đình trong nhiều việc như: làm rẫy, hái đót, giữ em.... Các em ít được tiếp cận với công nghệ thông tin, ít được giao lưu với bạn bè ở các địa bàn khác nên các em còn rụt rè, nhút nhát, giao tiếp, ứng xử chưa tự tin trong học tập cũng như hoạt động giáo dục. Hình 1: Học sinh tham gia hái đót Hình 2: Một gia đình người Bru-Vân Kiều Đối với học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp nên các em còn bỡ ngỡ về môi trường học tập đặc biệt lượng kiến thức tăng lên nhiều lần so với lớp 5. Chính vì vậy giáo viên cần áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp để không gây áp lực cho các em vừa mang lại hiệu quả cao. Trong hai năm giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới với môn Khoa học tự nhiên 6 tôi nhận thấy rằng để tạo tâm thế cho học sinh, phát huy tính tích cực chủ động, rèn luyện năng lực phẩm chất cho học sinh, thì cần đổi mới và đa dạng các hoạt động dạy học trong đó có hoạt động khởi động. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề 1.1. Thuận lợi Trong công tác giáo dục luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh.
  3. 3 Chính vì vậy ngay trong thời gian nghỉ hè và từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, phòng Giáo dục và Đào tạo Hướng Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn cho toàn thể giáo viên để giới thiệu tổng thể về chương trình giáo dục phổ thông 2018; giới thiệu chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6; tập huấn về phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh....Ban giám hiệu nhà trường cũng hướng dẫn tổ Khoa học tự nhiên xây dựng khung kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Giáo viên trong tổ đều đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, thành thạo về kỹ năng công nghệ thông tin, luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện bản thân nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Phần lớn học sinh có tính kỷ luật cao, ngoan ngoãn, tích cực tham gia các hoạt động học tập và phong trào do đoàn, đội, trường tổ chức. 1.2. Khó khăn Trường TH&THCS Ba Tầng là một trường nằm trong vùng đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học còn thiếu. Đặc biệt hiện nay trường chưa có các phòng học bộ môn, phòng thực hành - thí nghiệm, cho nên một số bài học trong chương trình giáo dục cũng như một số hoạt động không thể thực hiện được một cách hiệu quả nhất. Hầu hết học sinh ở đây là người dân tộc thiểu số, các em thường hay e dè, thiếu mạnh dạn trước tập thể, chưa tự tin trong học tập nên phần nào ảnh hưởng đến việc hình thành kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phẩm chất cho các em. 1.3. Thực trạng của việc áp dụng hoạt động khởi động trong môn Khoa học tự nhiên lớp 6 tại trường TH&THCS Ba Tầng Tất cả giáo viên trong trường đều có tinh thần tự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; tuy nhiên phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động. Để khách quan tôi đã tiến hành khảo sát việc tổ chức hoạt động khởi động của 5 giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên tại trường TH&THCS Ba Tầng và thu được kết quả như sau: Nội dung Số lượng Tỷ lệ % 1. Thực hiện hoạt động khởi động - Có 5 100 - Không 0 0 2. Cơ sở tiến hành khởi động - Xuất phát từ nội dung bài học 2 40 - Từ vấn đề liên quan đến bài học 2 40 - Từ nguồn khác 1 20 3. Mục đích khởi động - Kiểm tra và thống kê kiến thức của học sinh 3 60 - Tạo hứng thú cho học sinh 1 20 - Tạo tình huống có vấn đề để vào bài 1 20
  4. 4 4. Cách thức tiến hành hoạt động khởi động thường dùng - Tổ chức thành hoạt động 3 60 - Dẫn dắt 2 40 - Khác 0 0 5. Người thực hiện hoạt động khởi động - Giáo viên 4 80 - Học sinh 0 0 - Giáo viên và học sinh 1 20 6. Mức độ thu hút và hiệu quả - Cao 1 20 - Trung bình 3 60 - Thấp 1 20 Như vậy, tất cả giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên tại trường TH&THCS Ba Tầng đều thực hiện hoạt động khởi động. Hoạt động này chủ yếu xuất phát từ nội dung bài học nhưng nhằm mục đích kiểm tra và hệ thống lại kiến thức là chủ yếu. Hoạt động khởi động được thầy cô tổ chức dưới dạng hoạt động đơn giản hoặc dẫn dắt vào bài, dó đó người thực hiện chủ yếu là giáo viên cho nên mức độ thu hút và hiệu quả chưa cao, dù rất cố gắng nhưng nhiều giáo viên không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh mà tạo cho học sinh cảm giác mệt mỏi, thụ động. Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công giảng dạy bộ môn Khoa học tự nhiên 6, qua khảo sát đối với 99 học sinh lớp 6 tôi thu được kết quả như sau: Số Nội dung Tỷ lệ % lượng 1. Em có chuẩn bị bài trước khi đến lớp không? - Thường xuyên 80 80,8 - Thỉnh thoảng 10 10,1 - Không 9 9,1 2. Em thích thú với cách tổ chức hoạt động khởi động nào của thầy (cô)? - Kiểm tra bài cũ, vào ngay bài mới 13 13,1 - Giáo viên giới thiệu ngắn gọn nội dung bài mới 10 10,1 - Thiết kế hoạt động khởi động khác: trò chơi, xem video… 76 76,8 3. Em có hứng thú khi được tham gia vào hoạt động khởi động không? - Có 94 94,9 - Không 5 5,1 4. Khởi động có giúp em định hướng được kiến thức mới cần tìm hiểu không? - Định hướng tốt 75 75,7 - Chưa rõ ràng 5 5,1 - Không định hướng được 19 19,2
  5. 5 5. Sau hoạt động khởi động em có hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập tiếp theo không? - Có 93 93,9 - Không 6 6,1 Qua khảo sát cho thấy, một số học sinh chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Điều này sẽ làm cho học sinh lo lắng, thiếu tự tin, né tránh những câu hỏi, bài tập khi giáo viên đưa ra, như vậy sẽ hạn chế sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, làm giảm chất lượng giờ học. Phần lớn học sinh thích giáo viên tổ chức các hoạt động khởi động khác nhau và hứng thú khi tham gia vào các hoạt động ấy. Cho nên sau mỗi hoạt động khởi động thì học sinh định hướng tốt và hứng thú tham gia vào các hoạt động tiếp theo. Tuy nhiên do thầy cô là người trực tiếp tổ chức dưới dạng hoạt động đơn giản hoặc dẫn dắt vào bài, hình thức chưa phong phú, nội dung chưa phù hợp nên không thu hút được học sinh. Chính vì lẽ đó bản thân tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn Khoa học tự nhiên lớp 6 luôn trăn trở để tìm ra giải pháp tổ chức hoạt động khởi động một cách hiệu quả nhằm tạo hứng thú cho các em khi học bộ môn này. Hình 3: Phiếu khảo sát giáo viên và học sinh ở trường TH&THCS Ba Tầng 2. Mô tả, phân tích các giải pháp áp dụng sáng kiến 2.1. Mô tả quy trình/quá trình thực hiện Để khắc phục những hạn chế và thực trạng trên tôi đã thực hiện đa dạng hóa các hoạt động khởi động từ mục tiêu cho đến hình thức tổ chức nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Khoa học tự nhiên 6. Vậy nên tôi dự kiến thời gian thực hiện trong cả năm học và thực nghiệm trên đối tượng là học sinh lớp 6 tại trường TH&THCS Ba Tầng. Sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau: 2.1.1. Đa dạng trong việc xác định mục tiêu cho hoạt động khởi động Hoạt động khởi động thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. Việc lựa chọn mục tiêu để tổ chức hoạt động khởi động là bước đầu tiên quyết định sự thành công của tiết học. Vì vậy, giáo viên cần phải nắm chắc mục tiêu và linh hoạt lựa chọn mục tiêu khởi động phù hợp với mỗi bài học để không gây sự nhàm chán cho học sinh. Vậy hoạt động khởi động nhằm những mục tiêu nào?
  6. 6 - Trước hết, hoạt động khởi động nhằm mục đích tạo hứng thú học tập cho học sinh. Một khởi động bài học hiệu quả trước hết phải tạo được hứng thú cho học sinh. Không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, yêu thích đối với môn học. Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Dạy học trò không có hứng thú cũng chỉ như “đập búa trên sắt nguội” mà thôi. Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người “thắp lửa đam mê”. Đặc biệt đối với môn Khoa học tự nhiên, chỉ có niềm đam mê mới giúp các em khám phá thế giới thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. - Mục tiêu thứ hai của hoạt động khởi động là huy động vốn tri thức, kĩ năng nền tảng của học sinh. Bởi dạy học là một quá trình kiến tạo. Nếu như tri thức, kĩ năng học sinh tiếp nhận được ví như ngôi nhà, thì nền móng sẽ xuất phát từ những tri thức, kĩ năng vốn có, nền tảng của người học. Quan điểm dạy học kiến tạo đặc biệt chú ý đến việc huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. Vì vậy, một khởi động bài học hiệu quả nên tạo ra cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới. Việc thiết kế chương trình môn Khoa học tự nhiên theo các cấp thực chất là một vòng tròn đồng tâm, cấp học sau là sự mở rộng, nâng cao, đào sâu hơn những tri thức đã được trang bị từ cấp học trước. Đó là một tiền đề để thầy cô thiết kế hoạt động khởi động. - Mục tiêu thứ ba của hoạt động khởi động là tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học. Học tập là một quá trình khám phá. Quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết. Một khởi động bài học thành công cần khơi gợi trong học trò mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học trò. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Muốn như vậy, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học 2.1.2. Đa dạng trong hình thức tổ chức hoạt động khởi động Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, thiết kế tiến trình dạy học các bài học hoặc chủ đề dạy học đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học, cách xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá chuỗi các hoạt động học theo sự định hướng phát triển năng lực người học là rất cần thiết đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Mặt khác hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Chính vì vậy trong quá trình thiết kế giáo viên phải tìm tòi các hình thức và phương pháp phù hợp, phải linh hoạt, sáng tạo, trong việc tổ chức hoạt động khởi động bài học. Tránh tình trạng hoạt động đơn điệu, nhàm chán. Sau đây tôi xin giới thiệu một số hình thức và phương pháp mà bản thân
  7. 7 tôi đã sử dụng khi thiết kế hoạt động khởi động trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6. * Khởi động bằng phương pháp trò chơi Phương pháp trò chơi là phương pháp thông qua việc tổ chức các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Tổ chức hoạt động khởi động bằng trò chơi có những thuận lợi là phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn, gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Trò chơi còn là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra. Do đó khi lựa chọn và thiết kế trò chơi cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của bài học. - Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động. - Luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác. - Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ. Trong quá trình tổ chức hoạt động khởi động bằng trò chơi bản thân tôi thường sử dụng một số trò chơi sinh hoạt tập thể như cao - thấp - dài - ngắn, nói và làm ngược, ngón tay nhúc nhích, con thỏ ăn cỏ, tôi bảo, thụt - thò, cây sen, mưa rơi, ban nhạc hào tấu, chuyền bóng … hay những trò chơi học tập dành cho nhóm hoặc cá nhân được thiết kế trên PowerPoint như con số may mắn, vòng quay kì diệu, ô cửa bí mật, giải ô chữ, cây thông điệp, domino, người leo núi, cờ caro … Hình 4: Học sinh tham gia các trò chơi sinh hoạt tập thể
  8. 8 Hình 5: Một số trò chơi thiết kế trên PowerPoint Sau đây tôi xin trình bày một số ví dụ cụ thể trong các tiết dạy của tôi khi vận dụng phương pháp trò chơi để tổ chức hoạt động khởi động. Ví dụ 1: Khi dạy tiết ôn tập, để huy động và kiểm tra vốn kiến thức đã học của học sinh, tôi đã khởi động bằng trò chơi “Cây sen”. Giáo viên đồng thời là người quản trò hô “Nụ sen” thì học sinh úp hai lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô “Hoa sen” thì học sinh xòe hai lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô “Lá sen” thì học sinh xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Khi tất cả học sinh đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói chứ không làm theo hành động của tôi”. Sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của giáo viên. Bạn nào làm sai sẽ phải trả lời 1 câu hỏi do giáo viên đặt ra. Số lượng câu hỏi tùy thuộc vào câu trả lời của học sinh, thông thường là từ 5 - 7 câu với đủ các mức độ nhận thức. Từ đó giáo viên dẫn vào bài mới. Ví dụ 2: Khi dạy bài 29 - Virus, tôi đã sử dụng trò chơi “Ô cửa bí mật” để tổ chức hoạt động khởi động. Bí mật của trò chơi này là một bức tranh về virut corona được dấu sau sáu ô cửa. Học sinh muốn biết bí ẩn đó là gì thì học sinh cần mở các ô cửa bằng cách trả lời câu hỏi chứa trong đó. Từ đó giáo viên dẫn vào bài mới. * Khởi động bằng sử dụng tranh ảnh, video-clip, mẫu vật có liên quan đến bài học Mục đích của việc sử dụng tranh ảnh, video - clip để học sinh được trải nghiệm, được phát huy những tri thức vốn có của mình về vấn đề của tiết học tạo thêm hứng thú cho giờ học Việc sử dụng hình ảnh, video vào hoạt động khởi động làm cho giờ học bớt khô khan, cứng nhắc. Đồng thời làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập ở học sinh, làm cho việc học trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Ví dụ 1: Để khởi động cho bài 30 – Nguyên sinh vật, tôi cho học sinh quan sát giọt nước trong ao hồ dưới kính hiển vi. Với kĩ năng sử dụng kính hiển vi đã học trước đó các em sẽ dễ dàng quan sát được những sinh vật nhỏ bé chứa trong đó. Từ đó khơi gợi cho các em sự tò mò, hứng thú muốn khám phá xem đó là những sinh vật gì, có cấu tạo ra sao?
  9. 9 Hình 6: Học sinh quan sát dưới kính hiển vi Hình 7: Hình ảnh học sinh quan sát được dưới kính hiển vi Ví dụ 2: Khi dạy bài 36 - Động vật, trước khi vào bài mới tôi cho học sinh xem 1 video về các loài động vật sống ở các môi trường khác nhau và đặt câu hỏi: Chỉ ra các loài em cho là động vật trong video và gọi tên các loài mà em biết. Vì sao em lại xếp chúng vào nhóm động vật? Học sinh xem xong video và trả lời câu hỏi mà giáo viên yêu cầu. Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài học. Hình 8: Học sinh xem video – clip về động vật
  10. 10 * Khởi động bằng các bài tập hay câu hỏi tình huống Mục đích của việc đặt câu hỏi và tình huống là thách thức các ý tưởng hiện tại, thăm dò kiến thức người học, khẳng định vấn đề đã được người học hiểu rõ và thu hút người học tạo ra không khí học tập sống động. Câu hỏi, bài tập phải liên quan bài học, những dự kiến về kế hoạch học tập tiếp theo hoặc những dự đoán về kết quả của tình huống. Muốn vậy thì câu hỏi, bài tập cần có nhiều mức độ như nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Các câu hỏi phải có câu hỏi dễ, câu hỏi khó liên quan đến nội dung bài học, đòi hỏi học sinh phải tư duy, phải chủ động khai thác kiến thức mới. Giáo viên phải biết cách sử dụng câu hỏi đóng, câu hỏi mở. Dù có bất kỳ hình thức nào thì giáo viên phải dùng câu hỏi kết nối học sinh tham gia vào hoạt động học. Giáo viên có thể dự kiến hoạt động của học sinh, tức là học sinh làm gì? Trả lời câu hỏi như thế nào? Sẽ có những thắc mắc gì? Đồng thời giáo viên phải biết cách xử lý các câu trả lời của học sinh như biết khen ngợi, ghi nhận đóng góp tránh phê bình thẳng thắn, phải luôn luôn khích lệ học sinh tham gia xây dựng. Do đó nếu trong hoạt động khởi động, nếu giáo viên đưa ra được tình huống khó thì vẫn có thể hấp dẫn, kích thích trí tò mò của học sinh để các em có nhu cầu tìm hiểu để tự giác, tích cực giải quyết điều khúc mắc đã được đưa ra trước đó. Ví dụ: Khi dạy bài 38 - Đa dạng sinh học, giáo viên đưa ra tình huống: Trên đường đi học về em và bạn em phát hiện một nhóm người săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm. Em và bạn em sẽ làm gì khi gặp tình huống trên? Học sinh cùng nhau thảo luận, vận dụng các kiến thức liên môn đã học để giải quyết tình huống, sau đó giáo viên dẫn vào nội dung bài học. Hình 9: Học sinh tham gia giải quyết các nhiệm vụ được giao * Khởi động bằng cách sử dụng tục ngữ, ca dao, thành ngữ, thơ… Ca dao, tục ngữ, thơ rất gần gũi và gắn bó với con người Việt Nam. Ngay từ khi mới lọt lòng ca dao, tục ngữ, thơ đã đến với tuổi ấu thơ qua lời ru của mẹ. Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ...ngoài việc ôn lại cho học sinh kiến thức văn học còn giúp học sinh giải thích những kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc kết qua nhiều thế hệ trên cơ sở khoa học. Hơn thế nữa đó lại là những vấn đề hết sức gần gũi với cuộc sống thường ngày của học sinh nên dễ tạo được cảm xúc, hứng thú để học tập. Chính vì lẽ đó nên trong quá trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên bản thân tôi đã mạnh dạn sử dụng một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ... trong hoạt động khởi động. Cụ thể là tôi đã dùng câu thành ngữ “Rừng vàng,
  11. 11 biển bạc” cho bài 34 - Thực vật, câu thành ngữ “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm” cho bài 35 - Động vật... * Khởi động bằng cách sử dụng các câu chuyện Giáo viên dùng những câu chuyện có nội dung phù hợp với chủ đề bài học để khơi gợi vấn đề sắp được nghiên cứu, tìm hiểu. Từ nội dung câu chuyện, giáo viên làm rõ chủ đề bài học bằng những câu hỏi có tính định hướng nhằm chuẩn bị tâm thế tiếp nhận bài học mới cho học sinh. Trong quá trình tổ chức giáo viên nên sử dụng những câu chuyện thật ngắn gọn, hấp dẫn, sát với thực tế, phù hợp với nhận thức và tâm lý lứa tuổi học sinh sẽ tạo được ở các em những ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu sắc và sự hứng thú trong học tập. Ví dụ: Khi dạy bài 18: Tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống. Tôi đã kể cho học sinh nghe về tiểu sử của nhà khoa học Robert Hooke từ quyển sách “Những kỳ lạ trong thế giới sinh vật”. Câu chuyện như sau: Robert Hooke (1635-1702) là một trong những nhà khoa học nhưng vốn dĩ ông không phải là một nhà nghiên cứu mà ông ấy là một người buôn vải. Tuy nhiên ông có đam mê với việc nghiên cứu khoa học, ông ấy muốn quan sát những vật thể, thế giới mà con người chúng ta không thể quan sát bằng mắt thường. Robert Hooke là một trong những người có đóng góp to lớn trong việc tạo nên và cải thiện kính hiển vi. Thời đó, kính hiển vi rất đơn giản, Robert Hooke đã sử dụng kính hiển vi của mình để quan sát mọi thứ xung quanh từ sợi vải đến chất cặn bám trên răng, những giọt nước... Năm 1665 ông tiến hành quan sát mẫu vỏ cây dưới kính hiển vi của mình, ông thấy trong lớp vỏ cây có nhiều ô xếp cạnh nhau. Làm thế nào để đặt tên cho các ô đó? Ông đã nghĩ đến các căn phòng của các linh mục sống và làm việc, các căn phòng đó được gọi là Cell, nên ông đặt tên cho các ô nhỏ đó là Cell và ngày nay thuật ngữ này trong Tiếng Việt người ta mô tả tế bào. Hình 10: Quyển sách Những kỳ lạ trong thế giới sinh vật và ông Robert Hooke * Khởi động bằng cách sử dụng phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số
  12. 12 cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. Từ đó giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được từ vai của mình. Với phương pháp đóng vai học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong thực tiễn. Đồng thời gây hứng thú và chú ý cho học sinh, tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý về tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh, không nên quá dài và phức tạp. Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai, cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm. Ví dụ: Khi dạy bài 27: Vi khuẩn. Giáo viên chuẩn bị kịch bản như sau: Bạn Lan: Thưa bác sĩ, vì sao chúng ta lại bị ngộ độc thực phẩm ạ? Bác sĩ: Chúng ta có thể bị ngộ độc thực phẩm do kí sinh trùng. Ví dụ như các loại thức ăn mà đã bị nấm, mốc đấy cháu ạ. Bạn Lan: Vậy còn thức ăn bị ôi thiu thì có thể gây ngộ độc khi ăn không ạ? Bác sĩ: Có đấy cháu ạ! Khi thức ăn bị ôi thiu, nghĩa là có sự xuất hiện của các vi khuẩn gây hại xâm nhập và làm cho thức ăn bị biến đổi mùi vị, nhất là quá trình hoạt động của vi khuẩn sẽ sinh ra một số hợp chất gây hại cho sức khỏe. Bạn Lan: Vậy còn những lí do nào khác có thể gây ngộ độc không ạ? Bác sĩ: Có những thực phẩm chứa sẵn chất độc cũng có thể khiến chúng ta bị ngộ độc. Ngoài ra, các thực phẩm bị nhiễm các chất hoá học cũng gây ngộ độc. Cháu cần cẩn thận và tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm nêu trên nhé. Bạn Lan: Dạ vâng ạ! Cháu sẽ ghi nhớ và tuyên truyền đến mọi người thông tin hữu ích này ạ. Giáo viên cho học sinh nghiên cứu kịch bản trước hoặc trong tiết dạy tùy theo khả năng của từng lớp. Dựa trên kịch bản, học sinh tham gia đóng vai cùng nhau và diễn lại trước cả lớp. Sau khi xong, giáo viên nêu câu hỏi thảo luận: Vì sao không nên ăn thức ăn đã bị ôi thiu? Dựa vào câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào nội dung bài học.
  13. 13 Hình 11: Học sinh tham gia đóng vai 2.1.3. Một số lưu ý khi thực hiện hoạt động khởi động Chúng ta biết rằng việc tạo hứng thú cho học sinh với bài học ngay từ những phút đầu tiên là điều rất quan trọng. Bởi thông qua hoạt động khởi động giáo viên sẽ kiểm tra quá trình học sinh nắm bài cũ cũng như thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau: - Vấn đề định lượng thời gian: đây là khâu quan trọng để đảm bảo tiến trình giờ học. Tùy vào nội dung bài học để giáo viên định lượng thời gian. Tránh tình trạng khởi động quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến quá trình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng. Hoặc khởi động rất công phu, bài bản nhưng lại không ăn nhập gì với bài học. Mặt khác khởi động quá phấn kích cũng làm cho học sinh khó tập trung trở lại bài học. - Vấn đề kỹ thuật thiết kế hoạt động khởi động: Khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động giáo viên cần đảm bảo trong khởi động bao quát được nội dung bài học. Giáo viên có thể lựa chọn một số kịch bản phù hợp như: + Kịch bản dựa trên vấn đề: Loại kịch bản này là lý tưởng cho các tình huống mà người học phải tích hợp kiến thức lý thuyết và thực hành của họ để giải quyết một vấn đề. Là loại kịch bản giúp người học phân tích vấn đề, tìm kiếm dữ liệu, thông tin, lập luận logic và ra quyết định giải quyết vấn đề. + Kịch bản dựa trên tình huống: Trong loại kịch bản này, người học được học cách khám phá các vấn đề để hiểu cách thức chúng ảnh hưởng đến việc ra quyết định. + Kịch bản suy đoán: Trong kịch bản này, người học phải dự đoán kết quả của một sự kiện trong tương lai dựa trên kiến thức và các suy luận của họ + Kịch bản dựa trên các trò chơi: kịch bản này liên quan đến việc sử dụng các trò chơi như các công cụ học tập. Từ đó giáo viên sẽ khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết một cách nhẹnhàng, sinh động. - Vấn đề về cách tiến hành hoạt động: Để tổ chức hoạt động khởi động đạt mục đích trên, người dạy có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Lựa chọn cách thức như thế nào phụ thuộc vào từng bài học, đối tượng học sinh và phụ thuộc vào sở trường và sự linh hoạt của mỗi giáo viên, một nội dung có thể triển khai các cách thức khác nhau miễn làm sao phù hợp và hiệu quả, nên tránh sự trùng lặp một kiểu vào bài gây sự nhàm chán. Tuy nhiên lưu ý trong quá trình
  14. 14 thực hiện hoạt động giáo viên phải luôn giữ tâm thái vui vẻ, thoải mái, gần gũi thân thiện với học sinh để tạo giờ dạy hấp dẫn và cuốn hút người học. 2.2. Tính mới của sáng kiến Năm học 2021 – 2022 là năm đầu tiên thay đổi sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó ba môn Sinh học, Vật lý, Hóa học được tích hợp vào thành một môn học, đó là môn Khoa học tự nhiên. Trong năm học đầu tiên khi mới tiếp cận với môn học mới, hoạt động dạy học mới bản thân tôi đã đúc rút ra những kinh nghiệm. Với sáng kiến này tôi xin khẳng định lần đầu tiên được áp dụng tại trường TH&THCS Ba Tầng đối với môn Khoa học tự nhiên. Tên sáng kiến có thể là không mới hoặc đã có những tác giả khai thác nhưng những giải pháp tôi đưa ra là những kinh nghiệm và tâm huyết mà bản thân tôi đã đúc kết lại trong quá trình giảng dạy. Mỗi giải pháp tôi đưa ra đều có tính mới phù hợp với tình hình thực tiễn ở đơn vị tôi đang công tác. Đặc biệt trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức nhằm đa dạng hóa hoạt động khởi động. 2.3. Tính thực tiễn của sáng kiến Ba Tầng là xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn nằm cách trung tâm huyện 50 km về phía Nam của huyện Hướng Hóa. Hầu hết học sinh ở đây là người dân tộc Bru - Vân Kiều, kết quả học tập của các em chưa được cao, trong các hoạt động giáo dục các em còn rụt rè, nhút nhát. Cho nên để học sinh tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông, phương pháp tổ chức dạy học mới một cách dễ dàng và thuận tiện thì trước hết cần phải thay đổi và đa dạng hóa hoạt động khởi động. Vì đây là hoạt động mở đầu giúp học sinh tạo tâm thế cho hoạt động tiếp theo, nó quyết định đến việc thành công của hoạt động dạy học. 2.4. Tính hiệu quả của sáng kiến Trong năm học 2022 – 2023 bằng việc đa dạng hóa hoạt động khởi động trong dạy học mà chất lượng tiết dạy và chất lượng bộ môn đã có những chuyển biến nhất định. Ban đầu học sinh ít hứng thú thậm chí còn ngại học môn Khoa học tự nhiên đến chỗ học sinh thích thú, hào hứng, chờ đợi tiết học tiếp theo. Các em đã mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ của mình, chuẩn bị bài chu đáo hơn và dành nhiều thời gian hơn cho môn học. Hình 12: Học sinh tích cực tham gia phát biểu và thảo luận trong các tiết học
  15. 15 Hình 13: Phiếu khảo sát học sinh sau khi áp dụng sáng kiến Để có minh chứng cụ thể, tôi đã tiến hành xây dựng và khảo sát lại các em học sinh khối 6 và thu được kết quả như sau: Nội dung Số lượng Tỷ lệ % 1. Em có hứng thú khi được tham gia vào hoạt động khởi động không? - Có 99 100 - Không 0 0 2. Em thích thú với cách tổ chức hoạt động khởi động nào của thầy (cô)? - Khởi động bằng trò chơi 66 66,7 - Khởi động bằng cách cho xem video, tranh ảnh… 15 15,2 - Khởi động bằng bài tập hoặc câu hỏi tình huống 12 12,1 - Khởi động bằng hoạt động khác 6 6,0 3. Khởi động có giúp em định hướng được kiến thức mới cần tìm hiểu không? - Định hướng 99 100 - Không định hướng được 0 0 4. Sau hoạt động khởi động em có hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập tiếp theo không? - Có 99 100 - Không 0 0 Như vậy, qua việc áp dụng sáng kiến này các em đã được giải tỏa áp lực tâm lý kiểm tra bài cũ, giờ học sôi nổi, sinh động, thực sự gây hứng thú. Việc lĩnh hội tri thức của các em có tính hiệu quả cao, cô và trò bình đẳng trong quá trình khám phá tri thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển phẩm chất. Bản thân tôi sau khi tổ chức đa dạng hóa hoạt động khởi động trong dạy học thì giờ dạy đã có sự thay đổi nhiều và theo chiều hướng tích cực. Đã tạo được mối liên hệ gắn kết giữa giáo viên và học sinh, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập.
  16. 16 Khi học sinh có hứng thú trong học tập, dành nhiều thời gian cho môn học từ đó chất lượng các bài kiểm tra đánh giá cũng như chất lượng môn học được nâng cao. Hình 14: Biểu đồ biểu thị chất lượng giáo dục môn Khoa học tự nhiên cuối học kì I so với đầu năm học Qua biểu đồ trên, cho ta thấy khi áp dụng sáng kiến thì tỉ lệ học sinh đạt kết quả loại tốt, khá tăng lên; trong khi đó số học sinh đạt và chưa đạt giảm rõ rệt. Với những kết quả đó, tôi có thể khẳng định rằng việc tổ chức hoạt động khởi động theo các phương pháp mà tôi đã nêu trên sẽ là cơ sở, là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học cũng như tạo được hứng thú và niềm đam mê môn Khoa học tự nhiên của học sinh. Chính vì vậy tôi sẽ tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn sáng kiến này trong các khối lớp để học sinh yêu thích hơn bộ môn này. III. KẾT LUẬN 1. Kết luận Với sáng kiến “Đa dạng hóa hoạt động khởi động trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6” đã giúp tôi bước đầu đạt được những thành công trong việc dạy học môn Khoa học tự nhiên tạo ra được sự thích thú đối với học sinh khi học bộ môn này. Một điều không thể phủ nhận là với niềm đam mê của mình trong việc thiết kế các bài dạy môn Khoa học tự nhiên bản thân tôi ngày càng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Điều đó làm cho tôi có động lực để không ngừng phấn đấu hoàn thiện bản thân. Mặt khác tôi mong muốn các đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng được phần nào những kinh nghiệm này vào trong quá trình giảng dạy và mong nhận được những góp ý từ các bạn đồng nghiệp để sáng kiến có thể hoàn thiện hơn. Đối với học sinh việc đa dạng hóa hoạt động khởi động đã tạo được hứng thú cho các em, giúp các em chủ động, tích cực hơn trong việc tìm kiếm tri thức mới. Đồng thời tạo điều kiện cho các em học sinh làm quen với các hình thức học tập khác nhau, biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết các hiện tượng thực tế từ đơn giản đến phức tạp. Sáng kiến cũng đã góp phần làm phong phú thêm các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, có thể phổ biến cho các khối lớp áp dụng thì sẽ có chất lượng giáo dục cao hơn.
  17. 17 2. Các đề xuất và kiến nghị Để việc tổ chức các hoạt động khởi động trong dạy học đem lại hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường tổ chức các khóa học bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đặc biệt là bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp dạy học tích cực, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Đối với nhà trường: Cần tăng cường tham mưu với các cấp lãnh đạo để đầu tư và xây dựng các phòng học bộ môn, phòng thực hành - thí nghiệm, bổ sung thêm các thiết bị dạy học để phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy học. Sáng kiến kinh nghiệm này được nghiên cứu và viết dựa trên quá trình thực tế tôi đã giảng dạy tại trường TH&THCS Ba Tầng. Trong quá trình thực hiện sáng kiến này, mặc dù đã rất cố gắng song không thể tránh được các thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để những giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Ba Tầng, ngày 3 tháng 4 năm 2023 XÁC NHẬN CỦA THỦ Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến của TRƯỞNG ĐƠN VỊ mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Vũ Bằng Giao Lê Thị Duyên
  18. MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn sáng kiến ........................................................................................ 1 2. Tính cấp thiết của vấn đề .................................................................................. 1 II. NỘI DUNG ..................................................................................................... 2 1. Thực trạng của vấn đề ....................................................................................... 2 1.1. Thuận lợi ........................................................................................................ 2 1.2. Khó khăn ........................................................................................................ 3 1.3. Thực trạng của việc áp dụng hoạt động khởi động trong môn Khoa học tự nhiên lớp 6 tại trường TH&THCS Ba Tầng.......................................................... 3 2. Mô tả, phân tích các giải pháp áp dụng sáng kiến ............................................ 5 2.1. Mô tả quy trình/quá trình thực hiện ............................................................... 5 2.1.1. Đa dạng trong việc xác định mục tiêu cho hoạt động khởi động ............... 5 2.1.2. Đa dạng trong hình thức tổ chức hoạt động khởi động............................... 6 2.1.3. Một số lưu ý khi thực hiện hoạt động khởi động ...................................... 13 2.2. Tính mới của sáng kiến ................................................................................ 14 2.3. Tính thực tiễn của sáng kiến ........................................................................ 14 2.4. Tính hiệu quả của sáng kiến ......................................................................... 14 III. KẾT LUẬN ................................................................................................. 16 1. Kết luận ........................................................................................................... 16 2. Các đề xuất và kiến nghị ................................................................................. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2