Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp chỉ đạo giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ em vùng khó
lượt xem 6
download
Nghiên cứu đề tài "Giải pháp chỉ đạo giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ em vùng khó" nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp chỉ đạo giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ em vùng khó
- CÔNG HOA XA HÔI CHU NGHIA VIÊT NAM ̣ ̀ ̃ ̣ ̉ ̃ ̣ Đôc lâp T ̣ ̣ ự do Hanh phuc ̣ ́ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM GIẢM TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM VÙNG KHÓ" Quảng Bình, tháng 5 năm 2019
- CÔNG HOA XA HÔI CHU NGHIA VIÊT NAM ̣ ̀ ̃ ̣ ̉ ̃ ̣ Đôc lâp T ̣ ̣ ự do Hanh phuc ̣ ́ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM GIẢM TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM VÙNG KHÓ" Họ và tên: Phan Thị Thới Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Kim Thủy Phần I
- PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: 1. Phần mở đầu. 1.1. Lý do chọn đề tài Có thể nói chúng ta đang nỗ lực cao nhất phấn đấu “ Dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”. Sở dĩ như vậy bởi vì những ưu tiên đầu tư cho chăm sóc trẻ em ngay từ những năm đầu đời có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Từ nhận thức “sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”. Sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khoẻ là một yếu tố không thể thiếu của con ngươì. Để thế hệ trẻ được khoẻ mạnh, thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn. Có thể nói rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hoà hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong trường Mầm non không ngừng phát triển, để đảm bảo công tác phòng chống suy dinh dưỡng được phát huy theo chiều hướng tích cực, nâng cao chất lượng chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội nói chung và trong các trường mầm non nói riêng. Sức khoẻ vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khoẻ thì cơ thể chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất là trẻ ở lứa tuổi Mầm non đang phát triển rất nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội những
- kiến thức trong quá trình giáo dục đồng thời hạn chế được ốm đau, bệnh tật. Do đó nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đến sức khoẻ của trẻ. Vì vậy thức ăn nước uống là những thực phẩm cần thiết không thể thiếu trong cơ thể trẻ. Nếu không đảm bảo về nhu cầu các chất dinh dưỡng và chăm sóc trẻ chu đáo sẽ gây ra những hậu quả cho sức khoẻ và tính mạng của trẻ. Chính tầm quan trọng như đã nêu ở trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp chỉ đạo giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ em vùng khó”. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, cải tiến: * Điểm mới của đề tài: Việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng nói chung và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường Mầm non nói riêng là vô cùng cần thiết và luôn đồng hành với trẻ, vì vậy: cần bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. * Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến Đề tài “Giải pháp chỉ đạo giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho trẻ em vùng khó” có thể áp dụng cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non trong huyện và còn có thể áp dụng cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non trong phạm vi toàn tỉnh. 2. Phần nội dung : 2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần giải quyết Trong những năm qua, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non không ngừng phát triển. Nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để chỉ đạo việc giảm tỷ lệ cho
- trẻ trong từng năm học. Do đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm được giảm đáng kể nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Từ những thực trạng sát thực, nhà trường đã chú trọng công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng mà nhà trường đưa lên hàng đầu. Để thực hiện được tốt công tác chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ, trong quá trình chỉ đạo tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: 100% giáo viên, nhân viên dinh dưỡng đã được qua đào tạo chuyên ngành chế biến món ăn. Đa số giáo viên dinh dưỡng đã công tác nhiều năm nên có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề chế biến, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, biết sắp xếp, bố trí đồ dùng, dụng cụ nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp có khoa học và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tích cực rèn luyện cho trẻ có nền nếp học tập, sinh hoạt tốt. Nhiều đồng chí năng lực sư phạm xếp loại tốt, năm học 20182019 tỷ lệ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp tăng rõ rệt, có uy tín với phụ huynh, nhân dân và bạn bè đồng nghiệp. Sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn của lãnh đạo cấp trên và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường. Cơ sở vật chất trang thiết bị ngày càng được củng cố và phát triển đảm bảo với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ và hoạt động của nhà trường. Công trình vệ sinh nguồn nước đảm bảo cho trẻ sử dụng, đồ dùng học tập cũng như đồ dùng phục vụ bán trú cho trẻ được trang bị đầy đủ. Nhà bếp được xây dựng theo quy trình bếp một chiều theo qui định.
- * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên nhà trường vẫn còn gặp không ít những khó khăn như: Trường có nhiều cụm lẻ cách xa nhau, địa hình khá phức tạp, giao thông cách trở, đường sá đi lại vừa xa xôi vừa phải vượt qua nhiều sông, suối, dốc, đèo nguy hiểm nên việc theo dõi, quản lí, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trư ờng về duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc để phòng chống suy dinh dưỡng cũng gặp không ít khó khăn. Một số cụm lẻ chưa tổ chức bán trú, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ. Tỷ lệ giáo viên của trường đạt chuẩn 100%, trên chuẩn là 90,1%, nhưng chất lượng thì chưa tương xứng với tình hình giáo dục mới. Họ được đào tạo chủ yếu là "Tại chức, vừa học, vừa làm" nên kiến thức về chăm sóc trẻ chưa có chiều sâu trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong năm học này một số vừa đi làm vừa tham gia các lớp học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ biến động nên có ảnh hưởng đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Cơ sở vật chất mặc dầu đã được tăng trưởng khá mạnh qua hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Một số giáo viên hợp đồng nên kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ chưa nhiều, còn lúng túng trong quá trình chăm sóc trẻ. Đa số giáo viên chú ý nhiều đến mảng giáo dục trẻ, chứ chưa quan tâm đúng mức đến việc chăm sóc trẻ. Một số nhân viên dinh dưỡng mới vào nghề, tuổi đời còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chế biến món ăn cho trẻ và chưa mạnh dạn trong công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, còn hạn chế trong công tác chọn thực phẩm. Đa số giáo viên là người miền xuôi lên công tác nên việc hiểu và giao tiếp với phụ huynh bằng tiếng BruVân Kiều còn hạn chế.
- Lương của giáo viên dinh dưỡng còn thấp. Là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. Do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn hạn chế nên phụ huynh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại còn hạn chế; khả năng, nhận thức và điều kiện cuộc sống gia đình còn nhiều thiếu thốn; nhà ở chưa khang trang, sạch sẽ, kín đáo; đồ dùng vệ sinh chưa trang bị đầy đủ; công trình vệ sinh chưa xây dựng kiên cố; việc quan tâm chăm sóc vệ sinh cũng như sức khỏe cho trẻ chưa được cha mẹ trẻ chăm lo đúng mức. Nhận thức về công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em của phần lớn người dân tộc thiểu số còn hạn chế. Kĩ năng chăm sóc con cái của đa số các bà mẹ còn thiếu hụt, chưa phù hợp, chưa phân biệt được thế nào là bữa ăn đủ chất dinh dưỡng, đáp ứng được nhu cầu về chất dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng. * Điều tra thực tiễn : Ngay từ đầu năm qua khảo sát thực tế cụ thể là : Tổng số trẻ được cân, đo theo dõi sự phát triển của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng: 368/368 cháu, đạt 100% trong đó: + Trẻ SDD thể nhẹ cân: 35/368 chiếm tỷ lệ 9,5 %. + Trẻ SDD thể thấp còi: 34/368 chiếm 9,2%. * Nguyên nhân: Lên thực đơn chưa phù hợp với địa phương, theo từng mùa, thực phẩm còn đơn điệu. Hạn chế việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tính khẩu phần. Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, để nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ em vùng khó được phát huy theo chiều hướng tích cực, trước hết người cán bộ quản lý phụ trách công tác chuyên môn cần có những biện pháp chỉ đạo thiết thực, đúng đắn và có tính khả thi
- cao, phù hợp với điều kiện địa phương, điều kiện của nhà trường tôi đã thực hiện một số biện pháp sau đây: 2.2. Các giải pháp : Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ Là một cán bộ quản lý chúng ta không thể xem nhẹ việc thực hiện xây dựng kế hoạch, bởi vì chỉ có kế hoạch mới giúp cho mình làm việc một cách khoa học được. Ý thức được điều này nên đầu năm học 20181019, tôi lên kế hoạch riêng cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trường chứ không làm chung với kế hoạch năm học bởi vì nếu làm chung với kế hoạch năm học thì không thể nào đưa ra hết được những yêu cầu, những biện pháp cụ thể bằng một kế hoạch riêng. Nhờ có kế hoạch riêng mà việc phòng chống suy dinh dưỡng trong nhà trường đạt được hiệu quả cao hơn. Các giáo viên dựa vào kế hoạch đó mà lên kế hoạch cụ thể cho lớp mình. Cuối mỗi tháng đều có nhận xét, xem những việc gì trong kế hoạch đã được thực hiện, những việc chưa thực hiện được từ đó tìm hiểu nguyên nhân chưa làm được để có biện pháp khắc phục liền ở tháng sau. Sau khi kiểm tra sức khỏe cho trẻ đầu năm, tôi tiến hành họp phụ huynh của những cháu suy dinh dưỡng để thông báo tình hình suy dinh dưỡng của các cháu, thực hiện công tác tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy con, phòng chống suy dinh dưỡng, cần gì để bé lớn lên và khỏe mạnh, vận động phụ huynh cho trẻ khám sức khỏe định kỳ để kịp thời khắc phục khi trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó nhà trường cũng luôn quan tâm tới công tác kiểm tra việc thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng của toàn trường vì chỉ có kiểm tra mới có thể đánh giá được việc làm của từng bộ phận. Từ đó có cơ sở rút kinh nghiệm những gì làm được cũng như những gì chưa làm được và có biện pháp đối với những người chậm trễ so với kế hoạch. Do đó tôi luôn phải lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên theo từng tháng.
- Giải pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ Đầu năm học, nhà trường tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng về các nội dung theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên. Bồi dưỡng và thực hiện theo thông tư 28/2016 của Bộ giáo dục và đào tạo. Một trong những nội dung quan trọng là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc tổ chức ăn cho trẻ tại trường mầm non, chú trọng vấn đề kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến và vệ sinh ăn uống cho trẻ cụ thể là : * Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Cơ cấu các chất. Số bữa ăn của trẻ: Phân bố năng lượng giữa các bữa ăn tại trường. * Xây dựng khẩu phần, thực đơn bán trú cho trẻ mầm non: Khẩu phần đap ́ ứng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng Đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về năng lượng Tỷ lệ giữa các chất cung cấp năng lượng cân đối, hợp lý Đối với trường vùng khó co t ́ ỉ lê tr ̣ ẻ suy dinh dương cao: chon m ̃ ̣ ưć năng lượng cao (55% NL cả ngày), năng lượng cung câp t ́ ừ protid ở mức tối đa (20%). Mức tiền ăn đóng góp thấp: Chọn mức năng lượng tối thiểu, bổ sung năng lượng bằng nhóm chất béo. Đạt tối ưu cân bằng của các chất dinh dưỡng. Đảm bảo cân đối các vitamin va chât khoang (C, A, B, s ̀ ́ ́ ắt, kem, iod...) ̃ Các loại rau, quả có màu vàng đỏ có nhiều tiền vitamin A, các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay có nhiều vitamin
- C, sắt và canxi... Cần lưu ý là vitamin C sẽ bị mất mát khi rau bị giập nát. Do đó, sử dụng rau tươi cho bữa ăn của trẻ, nấu xong ăn ngay. Rau và quả chín còn là nguồn cung cấp chất xơ quý, có tác dụng chống táo bón. Giải pháp 3: Chỉ đạo việc xây dựng thực đơn theo mùa phù hợp với trẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế ở địa phương: Thực đơn xây dựng theo từng mùa, tuần, ngày để dễ điều hoà thực phẩm. Bởi vì nếu ăn thực phẩm trái mùa thường có nhiều thuốc kích thích, giá cả lại đắt. Xây dựng thực đơn cho nhiều ngày cần thay đổi món ăn cho trẻ ăn ngon miệng, khi thay đổi đảm bảo thay thế các thực phẩm trong cùng một nhóm các thực phẩm (VD: thay thịt bằng cá, trứng hoặc tôm....) hoặc phối hợp các thực phẩm thay thế để đạt giá trị dinh dưỡng tương đương. Thay đổi thực đơn không chỉ đơn thuần thay đổi thực phẩm mà còn có thể từ cùng một loại thực phẩm nhưng thay đổi dạng chế. Xây dựng hàng ngày, theo tuần (theo mùa). Đặc biệt đối với vùng khó khăn: ́ ́ ̉ ực đơn không lặp lại trong 1 2 tuâǹ Cac mon ăn cua th Đảm bảo tối thiểu có 57 loại thực phẩm/bữa ăn chính, bao gồm các món: cơm, món xào, mon măn, mon canh. ́ ̣ ́ Xây dựng dựa trên thực phẩm sẵn có của địa phương và mức đóng góp tiền ăn của trẻ. ̉ ự kêt h Thay đôi s ́ ợp giưa cac loai th ̃ ́ ̣ ực phâm đê tao ra cac mon ăn khac ̉ ̉ ̣ ́ ́ ́ nhau hấp dẫn trẻ. Sử dụng sữa và các chế phẩm của sữa để tăng thêm khâu phân canxi ̉ ̀ . Niêm yết công khai thực đơn tuần ở cửa lớp, bảng tuyên truyền để phụ huynh cùng phối hợp trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhà (khẩu phần đã thực hiện tại trường so với khẩu phần khuyến nghị cả ngày, thay đổi món ăn so với ở trường...)
- Thực đơn phải có đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, đường, béo, vitamin). Có ít nhất có 5 trong 8 nhóm theo phân loại của WHO, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc Sử dụng muối hợp lý, hạn chế thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn ̉ ̀ Tre mâm non nên sử dung d ̣ ươi 3 gram muôi/ngay. ́ ́ ̀ Xây dựng khẩu phần thực đơn bằng phần mềm Rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo Chương trình GDMN sửa đổi. Cung cấp đủ nước uống cho trẻ Thường xuyên theo dõi và chỉ đạo giáo viên dinh dưỡng điều chỉnh thực đơn để đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ. Việc nấu ăn cho trẻ thực hiện đúng theo thực đơn là tốt nhất song cũng có thể thay thế thực phẩm bằng các thực phẩm khác tương đương mà bữa ăn vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Muốn vậy, người ta chỉ thay thế thực phẩm khi có giá trị tương đương nhau. Ví dụ: Có thể thay thế thịt bằng trứng, cá, tôm, cua… các loại thức ăn này đều chứa nguồn protein có giá trị. Tăng chất béo bằng cách: Cho dầu hoặc mỡ vào canh Giảm lượng bột đường bằng cách chế gạo dẻo vào cơm Tăng canxi trong bữa ăn: Chọn đậu phu, cá, đỗ, sữa đậu nành, trứng tôm cua trong khẩu phần ăn. Tăng lượng vitamim bằng cách: Phát động các nhóm lớp trồng các loại rau để bố xung lượng rau xanh cho trẻ. Giải pháp 4: Tích cực công tác kiểm tra dự giờ ăn của trẻ để tìm hiểu nhu cầu, sở thích và có kế hoạch điều chỉnh.
- Để trẻ có những món ăn ngon, hấp dẫn để khi ăn trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn hết suất. Làm được điều đó tôi luôn thường xuyên có kế hoạch dự giờ ăn của trẻ để phối hợp chặt chẽ với các giáo viên trên lớp để động viên trẻ ăn ngon hết xuất, qua đó hướng dẫn giáo viên còn lồng nghép giáo dục về dinh dưỡng cho trẻ thông qua các món ăn. ́ ̣ ̣ ̀ ̉ ́ ược thit cung câp cho c Vi du: Ăn thit thi tre biêt đ ̣ ́ ơ thê chât gi? ́ ́ ̀ ̉ Kiêm tra s ưc khoe cho ́ ̉ ̉ ̉ ̉ ́ ̣ ̉ tre, đê bô sung chê đô ăn cho tre suy dinh dương. Nha tr ̃ ̀ ương đa ren cho tre thoi quen t ̀ ̃ ̀ ̉ ́ ự chăm soc ban thân băng cach t ́ ̉ ̀ ́ ự tuyên truyên trong b ̀ ưa ăn. ̃ ́ ̣ Vi du: Hôm nay lớp minh ăn c ̀ ơm với những thức ăn nao? Ngon không? ̀ Bạn nào ăn giỏi? Tư nh ̀ ưng biên phap nho nay đa giup tre cô găng ăn hêt suât. ̃ ̣ ́ ̉ ̀ ̃ ́ ̉ ́ ́ ́ ́ ́ ̣ Lông giao duc dinh d ̀ ưỡng qua cac hoat đông: ́ ̣ ̣ ́ ́ ̣ Chung tôi lên kê hoach cho cac giao viên đ ́ ́ ưa giao duc dinh d ́ ̣ ương vao ̃ ̀ ̣ ̣ ̣ cac hoat đông, đây la vân đê quan trong b ́ ̀ ́ ̀ ởi tre th ̉ ương xuyên đ ̀ ược chơi mà ̣ hoc. ́ ̣ ̣ ̣ Vi du: Hoat đông lam quen v ̀ ơi ch ́ ữ cai gây h ́ ứng thu cho tre giao viên co ́ ̉ ́ ́ ̉ ̣ ̣ ̉ ở chu đê thê gi thê đoc đông dao, ho, ve vê cac loai rau, qua ̀ ̀ ̀ ̀ ́ ̉ ̀ ́ ới thực vât. ̣ ́ ̉ ̀ ́ ̣ Giao viên co thê lông ghep giao duc dinh d ́ ́ ưỡng: ́ ̣ Vi du: Trong gi ờ đon – tr ́ ả tre la th ̉ ̀ ơi gian thuân l ̀ ̣ ợi trong viêc tuyên ̣ ́ ̣ truyên, giao duc dinh d ̀ ương cho tre, cho phu huynh đăc biêt la tre. Băng hinh ̃ ̉ ̣ ̣ ̣ ̀ ̉ ̀ ̀ thưc cac cô hoi thăm cac phu huynh vê chê đô ăn uông hang ngay cua tre ́ ́ ̉ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ̀ ̀ ̉ ̉ ở nha,̀ ̉ ̉ ở nha tre đ hoi tre ̀ ̉ ược ăn cơm vơi gi? ́ ̀ Thông qua giơ ăn hang ngay ̀ ̀ ̀ ở lớp, cô đăt ra cac câu hoi: ̣ ́ ̉ ́ ̣ ươc khi ăn chung minh phai lam gi? Vi sao? Vi du: Tr ́ ́ ̀ ̉ ̀ ̀ ̀ Từ đó rút ra kinh nghiệm kịp thời việc tổ chức cải tiến, chế bi ến, thay đổi món ăn trong toàn trường. Để cuối cùng ta được bữa ăn ngon, đủ về lượng, chất mà vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng, trẻ ăn ngon miệng hết xuất.
- Giải pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Phải nói rằng công tác kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ. Kiểm tra vừa là một biện pháp về mặt quản lý vừa là động lực thức đẩy và là một hình thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Do vậy, công tác kiểm tra phải làm khoa học, nghiêm túc, thực chất. Nếu tổ chức một hoạt động mà không có kiểm tra, đánh giá thì coi như bằng không. Qua kiểm tra giúp giáo viên đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giáo dục trẻ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường Mầm non. Để chăm sóc sức khoẻ trẻ tốt thì cần chú ý đến công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi vì, trẻ em ở lứa tuổi mầm non rất dễ bị tổn thương do các yêu tố có hại của ngoại cảnh. Sức khoẻ của trẻ chịu ảnh hưởng bởi kiến thức và hành vi của người chăm sóc. Ngộ độc thực phẩm là một trong những yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ. Mặt khác, trường Mầm non là nơi tập trung đông trẻ, vì vậy khi xảy ra ngộ độc thực phẩm thì nguy cơ có nhiều trẻ mắc phải rất lớn. Nên việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường được tiến hành thường xuyên. Giáo viên các lớp: Kiểm tra vệ sinh cô, trẻ (trang phục, móng tay, mặt mũi, đầu tóc) có sạch sẽ, gọn gàng không? Kiểm tra khăn, bình đựng nước, ca uống nước, bàn chải đánh răng có sạch sẽ hay không?...Kiểm tra giờ ăn xem các lớp có cho trẻ ăn hết khẩu phần ăn của trẻ hay không, kiểm tra các món ăn xem có phù hợp và mùi vị có hấp dẫn trẻ ăn hay không để có biện pháp cụ thể đối với giáo viên dinh dưỡng. Tổ chức cho các tổ trưởng kiểm tra chéo lẫn nhau để tăng cường công tác chăm sóc trẻ ăn ngủ đúng giờ giấc quy định để đảm bảo tốt cho sức khỏe trẻ. Kiểm tra việc thực hiện lịch sinh hoạt, giáo viên phải thực hiện giờ nào việc nấy, không có hiện tượng cắt xén thời gian hoạt động trong ngày của trẻ. Kiểm tra việc sắp xếp và bố trí giờ ăn của trẻ; Có đủ bàn ghế, sạch sẽ, hợp về sinh không? Sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ, cô có phù hợp? Có đủ dĩa đựng thìa, đựng thức ăn rơi vãi, đựng khăn ẩm không?
- Không khí giờ ăn như thế nào? Vệ sinh lớp học ra làm sao? Thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra đối với giáo viên về hành vi doạ nạt, đánh đập, quát mắng, sỉ nhục trẻ và thiếu tinh thần trách nhiệm trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Để có biện pháp xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm khắc đối với những trường hợp cố tình vi phạm để răn đe vì nếu vi phạm điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khoẻ của trẻ. Giải pháp 6: Chỉ đạo giáo viên chú ý tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ Ở trường Mầm non, việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – thô cho trẻ… và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Trò chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể lực của trẻ. Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực. Trò chơi vận động làm tăng quá trình tuần hoàn hô hấp làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, tăng cường lực sống đem lại sự vui vẻ, thỏa mái cho trẻ Xác định vai trò của trò chơi vận động trong việc phát triển thể lực tôi đã chỉ đạo giáo viên chú ý đến việc tổ chức các trò chơi vận động như: thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động để phát triển các tố chất thể lực. Giáo viên cần có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ trò chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Cùng với việc tổ chức các trò chơi vận động kết hợp với chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đến cuối năm học trẻ ở trường tôi đều có thể lực tốt. Trẻ khỏe mạnh, các bệnh về đường tiêu hóa ít khi xảy ra, trẻ nhanh nhẹn, hoạt
- bát, tự tin trong mọi hoạt động. Kỹ năng vận động, năng lực phối hợp cảm giác, năng lực định hướng trong vận động tốt. Giải pháp 7: Coi trọng công tác tuyên truyền và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng * Tuyên truyền đối với trẻ: Chỉ đạo giáo viên tiến hành tuyên truyền bằng cách lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động như: Làm quen văn học, Khám phá khoa học, Thể dục, Giáo dục âm nhạc,.. một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò ép. Thể hiện rõ nhất vào hoạt động vui chơi của trẻ chính là hoạt động “ bé tập làm nội trợ”, giáo viên dạy trẻ có biết sử dụng thành thạo các đồ dùng dụng cụ như dao, thớt, cốc , chén,…. Qua các hoạt động và trò chơi giúp trẻ nhận biết và nhớ lâu những kiến thức về dinh dưỡng và sức khoẻ, giúp trẻ có thể vận dụng tốt trong các hoạt động hàng ngày. * Tuyên truyền đồng thời kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng: Công tác tuyên truyền đây là việc nhà trường xác định có tầm quan trọng lớn để đem đến hiệu quả trong việc chăm sóc và phòng ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ. Công tác tuyên truyền là chủ yếu với nhiều hình thức khác nhau. Lập kế hoạch tuyên truyền hàng tháng cho phu huynh trong c ̣ ả năm, các chủ điểm, tuyên truyền được xây dựng sắp xếp vào mỗi tháng xoay quanh các yêu cầu như: Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh. Các hoạt động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khỏe của nhà trường. Nội dung tuyên truyền căn cứ vào tình hình sức khỏe của học sinh, tình hình bệnh tật có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường cần được nhắc nhở để đề phòng và xử lý kịp thời.
- Tình hình hiểu biết về nuôi con của cha mẹ. Thời điểm chọn nội dung tuyên truyền được gắn kết cùng thời điểm với các nội dung truyền thông, trên các phương tiện thông tin đại chúng như: để hưởng ứng tháng hành động về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời trên các bảng tuyên truyền của nhóm lớp phổ biến các tin như: lựa chọn thực phẩm an toàn, cách chế biến hợp vệ sinh, cách ăn uống hợp vệ sinh, dạy trẻ rửa tay theo 6 bước bằng xà phòng, cách bảo quản thức ăn. Lên kế hoạch tuyên truyền về nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các nhóm lớp. Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, các hoạt động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khỏe của nhà trường cụ thể: Tình hình sức khỏe của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng. Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường để phụ huynh có thể nắm được và biết cách phòng tránh bệnh tật cho trẻ. Các thông tin cần thiết về cách chăm sóc con. Quan tâm đầu tư các góc tuyên truyền của trường và lớp. Kết hợp với bản tin và hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng để thu hút sự quan tâm chú ý của phụ huynh. Kết hợp với trạm y tế xã tổ chức khám, tư vấn cho phụ huynh có trẻ bị suy dinh dưỡng, tổ chức các hội thi tìm hiểu về dinh dưỡng,…Thông báo cho phụ huynh biết tình hình sức khỏe của trẻ qua các cuộc họp, qua các buổi đưa đón trẻ, trao đổi trực tiếp vơi ph ́ ụ huynh từ đó giúp cho giáo viên và phụ huynh nắm được cá tính của từng trẻ để có biện pháp uốn nắn kịp thời, phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Tăng cường phối hợp hôi cha me hoc sinh c ̣ ̣ ̣ ủa các nhóm lớp đê ki ̉ ểm tra định kỳ đầu tháng hoặc đột xuất trong tháng. Kiểm tra khâu cung ứng đến sơ chế và chế biến thực phẩm đến khẩu phần ăn của trẻ. Quan sát bữa ăn của trẻ, cùng chăm sóc trẻ theo đúng khoa học. Song song đo, nhà tr ́ ường tich c ́ ực tham mưu kết hợp với hội cha mẹ học sinh tổ chức hội thi nấu ăn, vệ sinh an
- toàn thực phẩm, bữa ăn dinh dưỡng, các hình thức thi trắc nghiệm, hỏi đáp, hoặc thông qua các trò chơi, các tiết mục văn nghệ đã phản ánh được kiến thức khả năng thực hành của cha mẹ và trẻ. Hội thi đã tạo được bầu không khí cùng nhau tích cực tìm hiểu, học tập và qua đó cũng tuyên truyền sâu rộng tới phụ huynh học sinh và cộng đồng về vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe trẻ. * Kết quả đạt được Do đổi mới nắm bắt kịp thời về công tác quản lý chỉ đạo, đổi mới công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công tác nuôi dưỡng. Vì vậy mà năm học 20192020, số trẻ suy dinh dưỡng đã giảm đi, bước đầu đã gây ấn tượng và niềm tin của các bậc phụ huynh đối với chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của nhà trường. * Kết quả đối với trẻ: 100% trẻ theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ và được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/1 năm. 100% trẻ được cân, đo đúng định kỳ và theo dõi hồ sơ sức khỏe đầy đủ. Tổng số trẻ được cân, đo theo dõi sự phát triển của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng: 368/368 cháu, đạt 100% trong đó: + Trẻ SDD thể nhẹ cân: 21/368 chiếm tỷ lệ 5,7 %. Giảm 3,8 % so với đầu năm học, giảm 2,0% so với năm học trước. + Trẻ SDD thể thấp còi: 21/368 chiếm 5,7%. Giảm 3,5% so với đầu năm học, giảm 2,2% so với năm học trước. Các lớp thực hiện đầy đủ các hoạt động chăm sóc vệ sinh và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non. Trên 90% trẻ có thói quen nền nếp vệ sinh và hành vi văn minh tốt. 100% trẻ có đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân. Đủ đồ dùng vệ sinh cho các nhóm lớp, nhóm lớp có bảng tin tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về
- tiêm phòng các loại bệnh thường gặp và các hoạt động của nhóm lớp, có sạp ngủ, màn, dép đi trong lớp. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trực tiếp tham gia chế biến, chăm sóc trẻ được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về ATTP. 100% giáo viên nắm vững kiến thức về dinh dưỡng, công tác phòng chống dịch bệnh để tuyên truyền cho các bậc phụ huynh. Từ những kết quả trên cho thấy rằng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm đi đáng kể so với đầu năm học. Trẻ phát triển cân đối hài hòa, nhanh chóng hoạt bát, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp và các hoạt động hàng ngày. * Kết quả đối với giáo viên, nhân viên: Giáo viên, nhân viên đều nắm chắc nội dung, phương pháp, kỹ năng và cách thức tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Giáo viên dinh dưỡng thực hiện khá thành thạo việc xây dựng thực đơn, xây dựng hồ sơ dinh dưỡng theo công văn hướng dẫn của các cấp, đặc biệt là tính khẩu phần theo phần mềm mới. Toàn trường thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nên không có hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên ( kể cả nhân viên y tế, kế toán) được tham gia tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm do trung tâm y tế huyện Lệ Thủy tổ chức và đều được cấp giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể khẳng định rằng đây là một bước đột phá và sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường và qua đây cũng nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non nói chung và đặc biệt là đơn vị vùng khó nói riêng là nhiệm vụ quan trọng được đặt lên hàng đầu. * Kết quả đối với các bậc cha mẹ: Đa số các bậc cha mẹ đã có nhận thức cao trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Biết vận dung các kiến thức khoa học để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hợp lý, phù hợp với độ tuổi. Biết phối hợp chặt chẽ với nhà trường để
- cùng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, trước khi đến lớp trẻ sạch sẽ, ăn mặc theo mùa. Đặc biệt các bậc cha mẹ ngày càng tin tưởng và yên tâm khi gữi con đến trường mầm non với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tại trường đạt chất lượng cao. 3. Phần kết luận : 3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp Suy dinh dưỡng là một trong những gánh nặng của toàn xã hội. Mặc dù, Đảng và nhà nước ta có chương trình Quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng đặt ra những mục tiêu cụ thể, tuy nhiên tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở những vùng sâu, vùng xa còn rất cao do kinh tế khó khăn và do các bậc cha mẹ chưa có kiến thức nuôi dưỡng con theo khoa học. Qua những năm làm công tác quản lý phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng của nhà trường, tôi thấy rằng: việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng nói chung và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường Mầm non nói riêng là vô cùng cần thiết và luôn đồng hành với trẻ, vì vậy: cần bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Muốn phòng chống suy dinh dưỡng có hiệu quả cần phải giúp cho trẻ có đầy đủ thức ăn để sinh trưởng, phát triển và vận động. Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ thì ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức vận động cho trẻ được bán trú tại trường, nhà trường luôn đảm bảo chế độ ăn theo quy định, thay đổi chế độ ăn, thực đơn phù hợp. Quan tâm đến việc theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên để có biện pháp kịp thời hạn chế trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường. Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Cân đo, theo dõi sức khoẻ, chấm biểu đồ một cách chính xác. Chỉ đạo giáo viên tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng.
- Lên kế hoạch thực hiện phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, cần được triển khai nghiêm túc, chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đến từng nhóm, lớp. Chỉ đạo giáo viên chú ý tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ. Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh cá nhân cô và trẻ Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe và cân đo theo định kỳ, kiểm tra thường xuyên vệ sinh an toàn thực phẩm . Coi trọng công tác tuyên truyền và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học, trong đó chú trọng kiểm tra chế độ dinh dưỡng của trẻ. Trong khi kiểm tra đòi hỏi người cán bộ kiểm tra phải tinh thông về nghiệp vụ, nhanh nhạy nắm bắt tình hình thực tế, linh hoạt xử lý mọi tình huống, có kết luận chính xác. Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu mua thực phẩm đến khâu sơ chế, chế biến, bảo quản và tổ chức cho trẻ ăn. Nếu làm được như vậy, thì tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ sẽ giảm đi đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. 3.2. Kiến nghị đề xuất Kính đề nghị các cấp tăng cường kinh phí cho giáo dục mầm non để mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ thiết thực cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. ̣ ̀ ̀ ̣ ần tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên Phòng Giáo duc va Đao tao c dinh dưỡng được tham quan học hỏi các đơn vị bạn về công tác công tác phòng chống suy dinh dưỡng để học hỏi thêm kinh nghiệm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 191 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 162 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn