intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp đổi mới nâng cao giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhằm giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm cho trẻ lớp 4 tuổi A trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

65
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến này là lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào từng chủ đề cụ thể; Xây dựng các tiết học dạy trẻ những kỹ năng cơ bảnThường xuyên sử dụng các tình huống giả định để dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân; Thường xuyên đưa nội dung giáo dục kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể vào dạy cho trẻ;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp đổi mới nâng cao giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhằm giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm cho trẻ lớp 4 tuổi A trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải

  1. ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NĂM 2021 Kính gửi: Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện Cát Hải Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) đóng góp  Trình  Nơi công  vào việc tạo ra sáng  Số  Ngày tháng  Chức  độ  Họ và tên tác (hoặc nơi  kiến (ghi rõ đối với  TT năm sinh danh chuyên  thường trú) từng đồng tác giả, nếu  môn có) 01 Nguyễn   Thị 08/08/1992 Trường mầmGiáo    Đại học 100% Quỳnh Mai non Sơn Ca viên Là tác giả  đề  nghị  xét công nhận sáng kiến:  “Giải pháp đổi mới nâng cao giáo   dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhằm giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với các tình huống   nguy hiểm cho trẻ  lớp 4 tuổi A trường mầm non Sơn Ca, thị tr ấn Cát Bà, huyện Cát   Hải” năm học 2020 ­ 2021. 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  Phục vụ cho giáo viên trong công tác chăm sóc  giáo dục trẻ. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 05 tháng 09 năm 2020 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: a. Tình trạng của giải pháp đã biết (ưu, nhược điểm): ­ Trong những năm qua trong mọi hoạt động giáo dục trẻ  tôi luôn tìm tòi nhiều  biện pháp để lồng ghép giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ như: + Công tác xây dựng môi trường trng và ngoài lớp + Trang trí bảng tuyên truyền. + Trò chuyện với trẻ về kĩ năng tự bảo vệ bản thân mọi lúc mọi nơi.  Mặc dù đã đưa ra nhiều biện pháp nhưng hiệu quả đạt được trên trẻ  chưa cao,  trẻ  chưa có ý thức tự bảo vệ bản thân mình, khả  năng nhận biết các kỹ  năng cơ  bản  như: Kỹ năng an toàn khi chơi, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông; kỹ  năng  ứng   xử khi bị lạc, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể còn nhiều hạn chế. * Ưu điểm: ­ Giáo viên dễ dàng tìm kiếm những nội dung trên mạng để tuyên truyền cho phụ  huynh và trẻ   ở  bảng tuyên truyền không mất nhiều thời gian để  nghiên cứu các nội   dung, hình thức và phương pháp để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
  2. ­ Trẻ  có thể  biết một số  cách bảo vệ  bản thân khi xem qua tranh  ảnh  ở  bảng  tuyên truyền, các góc lớp và qua các câu chuyện, tình huống cô kể. * Nhược điểm: ­ Về phía giáo viên: + Giáo viên lười suy nghĩ các hình thức mới để dạy trẻ, chỉ tải những tranh  ảnh   đã sẵn có trên mạng về dạy trẻ. Chính vì thế, chưa đưa được những nội dung và hình  thức mới vào giáo dục trẻ ứng phó với các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Về phía trẻ: + Kỹ  năng tự  bảo vệ   ở  trẻ  chưa đồng đều, phần nhiều trẻ  còn rất thụ  động,  chưa nhận biết được mối nguy hiểm có thể  xảy ra đối với mình, chưa có khả  năng  ứng phó kịp thời với những tình huống nguy cấp, chưa biết cách bảo vệ  bản thân trước nguy hiểm. + Trẻ  xem cách  ứng phó qua tranh  ảnh nên chưa khắc sâu được các cách  ứng   phó khi gặp các tình huống nguy hiểm. Về phụ huynh: + Phụ  huynh chưa nhận thức được những mối nguy hiểm đang rình rập xung   quanh trẻ nên chưa thường xuyên trò chuyện cùng con và dạy con các kỹ năng ứng phó  trước các tình huống nguy hiểm.  b. Các bước thực hiện giải pháp: * Bước 1: Lựa chọn nội dung giáo dục kỹ  năng tự  bảo vệ  bản thân vào  từng chủ đề cụ thể Bảng nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân: STT Chủ đề Kỹ năng tự bảo vệ bản thân Tháng 1 Trường mầm non ­ Kỹ  năng chơi an toàn với đồ  chơi ngoài trời, tránhTháng 09   xa nơi nguy hiểm 2 Bản thân ­ Không đi theo và nhận quà của người lạ Tháng 09 ­ Tránh bị xâm hại cơ thể
  3. 3 Gia đình ­ Không chơi với những đồ  vật gây nguy hiểm, nơi Tháng 10   nguy hiểm ­ Biết kêu người khác giúp đỡ khi bị lạc 4 Nghề nghiệp ­ Không chơi với 1 số dụng cụ nghề gây Tháng 11 nguy hiểm 5 Động vật ­ Tránh xa 1 số con vật gây nguy hiểm Tháng 12 6 Thực   vật­   tết   và   mùa­ Đ   ảm bảo an toàn, không leo trèo lên cây Tháng 01 xuân 7 Phương tiện giao thông ­ Biết chấp hành và thực hiện theo quy  định   củaTháng 03   một số biển báo giao thông cơ bản. Biết cách đội và tháo mũ bảo hiểm 8 Hiện tượng tự nhiên ­ Ăn uống vệ sinh trong ngày tết Tháng 02 9 Quê hương đất nước ­ Không chơi những nơi nguy hiểm: ao, hồ,    sông, Tháng 04 suối... Tháng 05 ­ An toàn khi đi du lịch Thông qua bảng kế hoạch xây dựng các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản  thân cho trẻ, tôi đã đưa ra một số kỹ năng cần thiết để giáo dục trẻ trong những hoạt   động cụ thể giúp trẻ hình thành kỹ năng ứng phó khi gặp vấn đề nguy hiểm trong quá   trình sống của trẻ. * Bước 2: Xây dựng các tiết học dạy trẻ những kỹ năng cơ bản * Ví dụ  1: Đối với kỹ  năng “Dạy trẻ  không chơi với những đồ  vật nguy   hiểm” Tôi tiến hành dạy trẻ ở chủ đề “ Gia đình” tôi đã xây dựng thành hoạt động học   cụ thể như sau:
  4. ­ Đầu tiên tôi sẽ phân loại ra các nội dung, đồ  dùng cần cung cấp cho trẻ trong  tiết dạy (dưới dạng tranh ảnh) và chia lớp làm 02 nhóm để thảo luận: + Nhóm thảo luận về đồ dùng sắc nhọn: dao, kéo, đinh, cạnh bàn, cạnh ghế. + Nhóm thảo luận về  đồ dùng gây bỏng, giật: ấm nước sôi, ổ điện, bếp ga, bật   lửa. Trẻ  thảo luận xong tôi mời đại diện các nhóm lên giới thiệu trình bày những   hiểu biết về các đồ dùng, cách xử lý của nhóm mình cho các nhóm còn lại xem. Sau mỗi lần giới thiệu tôi sẽ đăt hệ thống các câu hỏi để cả lớp khám phá: ­   Nhóm   thảo   luận   về   đồ   dùng   sắc   nhọn:   dao,   kéo,   đinh,   cạnh   bàn,   cạnh  ghế (Phụ lục 1) + Các con có nhận xét gì về các đồ dùng này? + Điều gì sẽ xảy ra nếu các con tự ý dùng dao, kéo? + Khi nào thì các con được dùng kéo? Và phải dùng như thế nào? + Các con phải làm gì khi chơi gần cạnh bàn, cạnh ghế?... ­ Nhóm thảo luận về  đồ  dùng gây bỏng, giật:  ấm nước sôi,  ổ  điện, bếp ga   ghế (Phụ lục 2) + Đối với những đồ dùng này thì các con phải làm sao? (Tránh xa) + Vì sao lại phải tránh xa? + Điều gì sẽ xảy ra khi các con nghịch ấm nước sôi hay cho tay vào ổ điện? + Ai sẽ là người được dùng những đồ vật này? Tiếp theo tôi sử dụng các trò chơi để nhằm khắc sâu hơn cho trẻ những kiến thức trẻ  vừa được học như trò chơi “Gạch bỏ các hành vi sai”. Ví dụ 2: Đối với kỹ năng dạy trẻ đội mũ bảo hiểm đúng cách: ­ Đầu tiên tôi sẽ  cho trẻ  xem 1 số hình  ảnh khi người ngồi trên xe máy: người   đội mũ bảo hiểm, người  không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm nhưng không cài  dây quai.(phụ lục 3) Sau đó đàm thoại cùng trẻ: +  Các con vừa nhìn thấy những gì? + Theo các con hành vi nào đúng? Hành vi nào sai khi tham gia giao thông? +   Để   đảm   bảo   an   toàn   khi   tham   gia   giao   thông   các   con   phải   làm   gì? + Vậy làm thế nào để đội mũ bảo hiểm đúng cách? ­ Bước tiếp theo tôi chia lớp thành 3 đội chọn quy trình các bước đội mũ bảo   hiểm vào băng cài theo suy nghĩ của trẻ
  5. +B1: Cầm mũ bảo hiểm và xác định phía trước, phía sau của mũ bảo hiểm +B2: Lật ngửa mũ bảo hiểm và kéo dây quai sang 2 bên +B3: Đội mũ bảo hiểm lên đầu +B4: Cài chặt 2 dây quai cho vừa khít với cằm ­Mời đại diện 3 đội lên nói trình tự  các bước đội mũ bảo hiểm đồng thời tôi  giáo dục trẻ: Khi các con được người lớn chở đi học, đi chơi các con nhớ phải đội mũ  bảo hiểm và phải đội đúng cách để  bảo vệ an toàn cho bản thân . Sau đó, tôi cho trẻ  tự đội mũ bảo hiểm đúng cách. (Phụ lục 4) Đối với các tiết học tôi đã xây dựng,   các câu hỏi phải thật sự  ngắn gọn dễ  hiểu đối với trẻ, câu hỏi mang tính gợi mở, giúp trẻ suy nghĩ để trả lời. Đồng thời để  tiết dạy mang lại hiệu quả tôi đã sử dụng hình thức làm việc nhóm nhằm giúp trẻ có  được sự tự tin mạnh dạn trong quá trình học tập. Sau mỗi bài học tôi thường chọn nhiều trò chơi ôn luyện: trò chơi “gắn hành vi   đúng­sai”, “ai nhanh hơn”  để giúp trẻ nhớ lâu những kiến thức đã học. * Bước 3: Thường xuyên sử dụng các tình huống giả định để  dạy trẻ các   kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống xảy ra có thể  đe dọa đến sự  an toàn   của trẻ, vì trẻ  cần có các kỹ  năng cần thiết để  tránh được sự  nguy hiểm. Nhận thức  được điều này tôi đã đưa ra nhiều tình huống cụ thể, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ,   tôi hướng dẫn phân tích, giải thích và cùng trẻ tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Sau đây  là một số tình huồng tôi đã áp dụng. + Tình huống thứ nhất:  Khi có người lạ cho bánh, kẹo và rủ đi chơi thì trẻ sẽ  xử lý như thế nào? (Phụ lục 5) ­ Cho trẻ suy nghĩ, trẻ đưa ra ý kiến của mình, cô gợi mở cho trẻ bằng các câu  hỏi. ­ Tiếp theo phân tích, giải thích và giúp trẻ  có phương án giải quyết như: biết   cách từ chối nhưng vẫn thể hiện sự lễ phép, ngoan ngoãn “ Cháu cảm ơn, nhưng bố  mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ”. ­ Tôi đặt giả thiết nếu đã từ chối nhưng người lạ vẫn một mực dúi quà vào tay   và có ý lôi kéo thì lúc đó trẻ sẽ làm gì?Với giả thiết này tôi muốn trẻ có phản ứng thật   nhanh như hét to, cấu thật mạnh vào tay người lạ và chạy nhanh đến người thân gần  đó hoặc chỗ  đông người. Mời trẻ  lên đóng vai, một cô giáo khác đóng vai người lạ.   Thông qua vai trẻ đóng trẻ sẽ ứng phó với tình huống theo sự hiểu biết của bản thân,   từ đó giúp trẻ khắc sâu hơn những kinh nghiệm mà trẻ có được + Tình huống thứ  2: Bị  lạc bố  mẹ  khi đi xem lễ  hội, siêu thị, khu vui chơi .  (phụ lục 6)
  6. Tôi cho trẻ  suy nghĩ, mỗi trẻ  sẽ  đưa ra cách giải quyết của riêng trẻ. Gợi mở  cho trẻ bằng các câu hỏi: ­Theo con làm vậy có được không tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị  lạc bé hãy bình tĩnh, không khóc hay la hét và chạy lung tung mà hãy   đứng yên một chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ có thể quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể  tìm đến những người mặc đồng phục giống nhau có đeo bảng tên, hoặc nhờ  bảo vệ,   cô bán hàng để  giúp đỡ  gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để  tìm bố  mẹ. Tuyệt  đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ, vì có thể  đó là  người xấu lợi dụng và sẽ bắt cóc con. * Bước 4: Thường xuyên đưa nội dung giáo dục kỹ năng tránh bị xâm hại   cơ thể vào dạy cho trẻ ­ Xâm hại trẻ em là bất kỳ hành động nào có chủ ý làm tổn thương trẻ em gây  ra những tổn thương nghiêm trọng cả  về thể xác và tâm lý đối với nạn nhân. Những   hậu quả đó cũng ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Để đảm bảo cho   trẻ có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh  khi bị xâm hại cơ thể. ­Với chủ đề "Bản thân" tôi dạy trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể, giáo dục   trẻ những bộ phận không ai được đụng đến ngoài bố, mẹ, anh chị em trong gia đình. Đối với trẻ 4­5 tuổi các cháu chưa thể hiểu được tên gọi các bộ phận thể hiện   giới tính, tôi cũng không thể sử dụng tên gọi bộ phận sinh dục nam­ nữ trong  y khoa  để nói với trẻ. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng búp bê trai , búp  bê gái mặc đồ  bơi, những bộ  phận cơ  thể được đồ  bơi che là các bộ  phận riêng tư,  vùng kín là nơi con nên tôn trọng, giữ  gìn vệ  sinh không nên để  mọi người thấy bộ  phận riêng tư của mình và đặc biệt tuyệt đối không cho bất cứ ai động vào cũng như  không được đụng chạm vào, bộ phận riêng tư, vùng kín của bất cứ ai, của bất cứ bạn  nào trong lớp. (phụ lục 7) Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm đến việc gần gũi, trò chuyện cùng trẻ  giúp trẻ  chia sẻ cách cháu giữ gìn vệ sinh thân thể vệ sinh bộ phận riêng tư( thường xuyên tắm  rửa) cũng như mạnh dạn chia sẻ với cô về những hành động không nên của bạn cùng  lớp đối với cơ  thể mình( đặc biệt một số  hành động của bé trai đối với bé gái khi ở  lớp). Điều này trong quá trình giảng dạy đã có rất nhiều giáo viên từng gặp phải, mặc   dù người lớn chúng ta thường quan niệm rằng trẻ  nhỏ  như  tờ  giấy trắng, trẻ  chưa   biết gì. Tuy nhiên với bản thân là một giáo viên cũng là một người mẹ  tôi thiết nghĩ,  nếu chúng ta không ngăn chặn những hành động này thì vô hình dung giáo viên chúng  ta đã giúp trẻ nghĩ rằng hành động xâm hại cơ thể của bạn cùng giới hay khác giới là   không có gì sai.
  7. Chính vì vậy song song việc giúp trẻ  hiểu về  giới tính của bản thân, về  vùng  riêng tư của trẻ, tôi còn đề ra một số qui định ở lớp như: Đi vệ sinh đúng nơi qui định( phòng vệ sinh nam­nữ riêng) Bạn trai không được nhìn bạn gái khi đi vệ sinh, khi thay đồ và ngược lại Không được nghịch, chơi đùa với bộ phận riêng tư của mình Ngoài ra, tôi còn dạy trẻ học cách tự bảo vệ bản thân theo quy tắc "Năm ngón   tay" . Các nội dung trong quy tắc được viết thành bài hát “ Năm ngón tay xinh” ­ Quy tắc 5 ngón tay như sau: (phụ lục 8) Ngón cái ­ gần mình nhất tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia   đình như  ông bà, bố  mẹ, anh chị  em ruột. Bé có thể  ôm hôn những người này hoặc  đồng ý để cho thành viên trong gia đình ôm hôn để  thể  hiện tình yêu, tắm rửa cho bé  khi bé còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn thì bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng. Ngón trỏ  ­ tượng trưng cho thầy cô, bạn bè trong trường, lớp hoặc họ  hàng   trong gia đình những người này có thể  nắm tay hoặc chơi đùa song chỉ dừng lại ở đó  nhưng chạm vào "vùng đồ bơi" bé sẽ hét to và gọi mẹ. Ngón giữa ­  người quen biết nhưng ít khi gặp như  hàng xóm bạn bè của cha   mẹ, những người này bé chỉ cần bắt tay, cười, chào hỏi. Ngón áp út ­ người quen của gia đình mà bé gặp lần đầu với những người này  bé chỉ cần dừng lại ở mức độ vẫy tay chào. Ngón út ­ ngón tay xa bé nhất thể hiện những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử  chỉ  thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an đối với những người này bé  hoàn toàn có thể bỏ chạy hét to để thông báo với người xung quanh. Bên cạnh đó tôi xây dựng các bước phòng tránh xâm hại cơ thể giúp trẻ ghi nhớ  và thực hiện bằng cách đưa ra tình huống nếu ai đó cố  tình nhìn, nói, đụng chạm vào  vùng kín của con hoặc yêu cầu con nhìn và đụng chạm vùng kín của họ thì các con sẽ  làm gì? Bước 1: Phản đối nói “Không”, xua tay, cắn thật mạnh tay, vai kẻ xấu Bước 2: Bỏ chạy (chạy thật nhanh đến nơi đông người, đồng thời hô to để mọi  người chú ý đến mình). Bước 3:Kể  lại tất cả  câu chuyện mà người xấu đã làm với con với bố  mẹ  và  những người các con tin cậy để người lớn kịp thời can thiệp và bảo vệ các con được  an toàn hơn. * Bước 5: Tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng tự  bảo   vệ bản thân.
  8. Ngoài việc giáo dục kỹ  năng tự  bảo vệ trên lớp, tôi còn kết hợp chặt chẽ  với   cha mẹ trẻ nhằm giúp các cháu có được kỹ  năng tự  bảo vệ  tốt nhất, đảm bảo sự  an  toàn cho trẻ ở trường cũng như ở nhà, ở ngoài xã hội. Tôi dành thời gian phù hợp trong  giờ  đón, trả  trẻ  để  trao đổi những thông tin, hoặc cung cấp thông tin cho phụ  huynh   liên quan đến sự an toàn của trẻ hàng ngày(phụ lục 9).  Tuyên truyền  ở  bảng tuyên truyền ngoài lớp học cho phụ  huynh hiểu không   nên làm hộ con, phải dậy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách  tự lập, tự bảo vệ bản thân, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử  lý thì trẻ sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống  (phụ lục 10) Thông qua các cuộc họp đầu năm, cuối kỳ tôi trao đổi thẳng thắn và đưa ra một  số yêu cầu đối với phụ huynh như sau: (Phụ lục 11) Không để đồ vật, dụng cụ nguy hiểm gần nơi sinh hoạt của trẻ. Không rời mắt khỏi trẻ  khi cho các cháu đến những nơi đông đúc, tuyệt đối  không cho trẻ chơi một mình ở những nơi nguy hiểm: ngoài đường, ao, hồ, công trình  xây dựng... Hạn chế việc nhờ  người quen, hàng xóm láng giềng đưa đón trẻ  đi học.   Tập cho trẻ  gái có thói quen mặc quần lót khi còn bé. Cha mẹ  hạn chế thể hiện tình  cảm thái quá đối với con như thường xuyên nựng nịu bộ phận riêng tư của trẻ. Tuyệt  đối không để  cho con chứng kiến( nhìn thấy, nghe thấy) vấn đề  riêng tư, tế  nhị  của  cha mẹ.  Gia đình tránh xem phim ảnh mang tính chất bạo lực trước mặt trẻ. Cha mẹ  nên dành nhiều thời gian trò chuyện chia sẻ cùng con, không vội vàng, phê phán đúng ­    sai , luôn tin tưởng vào năng lực của trẻ. Đối với một số phụ huynh không có thời gian tham gia vào cuộc họp , đặc biệt  là những cháu con em của gia đình khó khăn tôi đã tìm gặp trực tiếp trao đổi thông tin   cần thiết đặc biệt là vấn đề phòng tránh xâm hại trẻ, tôi cẩn thận trao gửi một số tài   liệu liên quan đến vấn đề  này giúp phụ  huynh bảo vệ  con em mình, cùng với nhà   trường xã hội nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. c. Các điều kiện cần thiết để áp dụng: * Các văn bản chỉ đạo: ­ Căn cứ  Nghị  định số  13/2012/NĐ­CP, ngày 02/3/2012 của Chính phủ  ban hành   Điều lệ sáng kiến. ­ Căn cứ  Thông tư  số  18/2013/TT­BKHCN, ngày 01/8/2013 của Bộ  khoa học và  Công nghệ  hướng dẫn một số  quy định của Điều lệ  sáng kiến được ban hành theo  Nghị Định số 13/2012/NĐ­CP, ngày 02/3/2012 của Chính Phủ. ­ Căn cứ  Thông tư  28/2016/TT­BGĐT ngày 30/12/2016 của Bộ  giáo dục và đào  tạo về  việc sửa đổi, bổ  sung một số  nội dung của Chương trình giáo dục mầm non  ban hành kèm theo Thông tư  17/2009/TT­BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào tạo.
  9. ­ Hướng dẫn số 153/HD­UBND, ngày 01/02/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Cát   Hải hướng dẫn xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở trên địa bàn huyện Cát Hải. ­ Căn cứ công văn 924/PGD­ĐT ngày 12/11/2020 thông báo về việc nộp sáng kiến  cấp cơ sở của ngành giáo dục và đào tạo năm học 2020–2021. * Các điều kiện thực tế tại đơn vị áp dụng sáng kiến:  ­ Điều kiện cơ sở vật chất: + Nhà trường có cở sỏ vật chất khang trang, sạch sẽ. + Nhà trường có đầy đủ  các trang thiết bị  phục vụ  cho việc dạy học của giáo  viên. ­ Điều kiện về phụ huynh: + Phụ  huynh quan tâm và lắng nghe các nội dung cô giáo tuyên truyền để  chăm   sóc và giáo dục trẻ. + Phụ huynh quan tâm phối hợp cùng các cô trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. ­ Điều kiện về giáo viên: + Lớp học có 2 cô nhiệt tình. Có trình độ đạt trên chuẩn, có đầy đủ chứng chỉ tin  học và ngoại ngữ, năng động chịu khó tìm tòi, học hỏi, có nhiều sáng tạo trong công  tác giảng dạy. + Bản thân là một giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, bản thân cũng   rất thiên nghiên cứu và tìm tòi các biện pháp giáo dục kỹ  năng tự  bảo vệ  bản thân  nhằm giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm cho trẻ. ­ Điều kiện về học sinh: + Trẻ lớp tôi đa số đều là con út và nhiều trẻ là con một trong gia đình nên được  bố  mẹ và người thân nuông chiều, bao bọc, bảo vệ kỹ, chưa quan tâm đến việc rèn   kỹ năng cho trẻ nên các kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm còn hạn chế. + Trẻ trong giai đoạn 4­5 tuổi, lứa tuổi luôn hiếu kì, ham thích tò mò, khám phá   những điều mới lạ và cũng là lứa tuổi mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất   bởi trẻ  chưa có kỹ  năng để  thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có   thể xảy ra đối với bản thân. Vì vậy bản thân tôi là giáo viên trực tiếp phụ  trách tại lớp đã mạnh dạn đưa ra   các giải pháp bằng cách cùng phối hợp với phụ  huynh lớp tìm tòi các  phương pháp  giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân nhằm giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với nguy hiểm   khi trẻ gặp phải .Từ đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống   trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ.
  10. d. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để  khắc phục nhũng nhược điểm của   giải pháp đã biết Hiện nay, xã hội phát triển mạnh đồng nghĩa với việc trẻ  em đứng trước nhiều   mối nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra với trẻ khi ở trường, ở nhà hay ngoài xã hội. Vì   vậy, giáo dục kỹ  năng tự  bảo vệ  bản thân cho trẻ  thật sự  rất cần thiết.Trang bị cho   trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cũng chính là trang bị cho trẻ hành trang để trẻ  có thể  sống an toàn, lành mạnh hơn,  giúp ứng phó với những nguy hiểm gặp phải một cách  có hiệu quả. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn giải pháp sáng tạo “Giải pháp đổi mới nâng   cao giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân nhằm giúp trẻ  có kỹ  năng ứng phó với các   tình huống nguy hiểm cho trẻ lớp 4 tuổi A trường mầm non Sơn Ca, thị tr ấn Cát Bà,   huyện Cát Hải” Có thể khẳng định đây là giải pháp sáng tạo mới, rất ít giáo viên mạnh dạn đưa   các nội dung, phương pháp này vào giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Đề  tài nghiên cứu này giúp giáo viên có được những biện pháp, tình huống cụ thể và cách   hướng dẫn trẻ cụ thể có các kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp phải các tình huống   nguy hiểm trong gia đình, trường học và ngoài xã hội. Từ đó, giúp trẻ tự tin hơn và làm  chủ được cuộc sống của mình. e. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến “Giải pháp đổi mới nâng cao giáo dục kỹ  năng tự  bảo vệ  bản thân  nhằm giúp trẻ có kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm cho trẻ lớp 4 tuổi A  trường mầm non Sơn Ca­ thị  trấn Cát Bà” đã được áp dụng vào thực tế  từ  tháng  9/2020 đến nay tại trường mầm non Sơn Ca– một Trường điểm trong khối mầm non   ở huyện đã thu được các kết quả như sau: ­ Đối với lớp 4TA do tôi chủ nhiệm sau khi áp  dụng sáng kiến: + Trẻ  lớp tôi mạnh dạn, tự  tin, hoạt bát có các kỹ  năng  ứng phó với các tình  huống nguy hiểm. + Phụ  huynh quan tâm con em mình hơn, thường xuyên trao đổi với cô giáo về  các tình huống và cách giáo dục trẻ tại nhà. ­ Các lớp học khác trong trường tôi đều áp dụng các bước thực hiện của sáng   kiến đều thu được các kết quả như mong đợi: Trẻ trường tôi mạnh dạn, tự tin hơn, có   kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Các bước thực hiện giải pháp đã được áp dụng tại trường mầm non Sơn Ca có  thể áp dụng thực hiện đối với tất cả các trường mầm non trong toàn Huyện. Đối với  các trường có điều kiện cơ sở vật chất, số lượng học sinh   tương đương như trường  Mầm non 3/2, mầm non thị trấn Cát Hải, mầm non Phù Long mầm non Sao Mai có thể  áp dụng triển khai thực hiện tại đơn vị với các bước thực hiện như trong đề  tài. Còn   những trường nhỏ  như  Mầm non Xuân Đám, mầm non Trân Châu, mầm non Đồng  
  11. Bài, Mầm non Hoàng Châu... có thể căn cứ vào thực tế tại đơn vị để lựa chọn, tổ chức   các hoạt động phù hợp các bước như: Bước 2: Xây dựng các tiết học dạy trẻ  những  kỹ  năng cơ  bản; Bước 5: Tuyên truyền với các bậc cha mẹ  cách dạy trẻ  kỹ  năng tự  bảo vệ bản thân. 4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng  kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến được áp dụng vào thực tế từ tháng 9/2020 đến nay. Bán thân tác giác   đánh giá sáng kiến không chỉ giúp giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc giáo  dục trẻ ứng phó với các tình huống nguy hiểm mà còn giúp trẻ thấy tự tin hơn có kinh  nghiệm ứng phó với các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Từ đó, tạo điều kiện   cho trẻ phát triển một cách toàn diện. 5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng  kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể  cả áp dụng thử: a. Hiệu quả kinh tế: Các giải pháp này không phải mua nhiều đồ dùng mà là các tình huống giả định   cô đưa ra, nên tiết kiệm chi phí. b. Hiệu quả về xã hội: * Đối với giáo viên: + Bản thân tôi là một giáo viên được trau dồi kiến thức và có thêm những kinh   nghiệm trong việc giáo dục trẻ   ứng phó với các tình huống nguy hiểm trong cuộc   sống. * Đối với trẻ: + Trẻ  đã có nhận thức khá rõ ràng cụ  thể  về những nguy hiểm có thể  xảy đến  với mình, có ý thức tốt trong việc tránh xa các đồ  vật sắc nhọn, đồ  dễ cháy nổ, tránh  xa những nơi nguy hiểm như nước sôi, đường giao thông, ao hồ... + Trẻ  ngày càng mạnh dạn, tự  tin hơn nhận thức được giới tính của bản thân,  biết bảo vệ bản thân trước những nguy cơ xâm hại cơ thể, có các kỹ năng tự bảo vệ  bản thân khi gặp nguy hiểm. * Đối với phụ huynh: + Các bậc phụ huynh quan tâm con mình nhiều hơn, biết tự đặt tình huống cùng   bàn luận với trẻ,  để trẻ tự nói lên những hiểu biết của mình về các tình huống đó. c. Các giá trị làm lợi khác:
  12. Đề tài không chỉ giúp trẻ có kỹ  năng tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm mà  còn giúp trẻ  thấy hứng thú hơn khi tham gia các tiết học, giúp cho việc tiếp thu các   kiến thức và kỹ  năng tự  bảo vệ  bản thân không bị  nhàm chán. Đề  tài còn giúp giáo  viên sáng tạo hơn trong công tác giảng dạy cũng như tổ chức các hoạt động học theo  quan điểm giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm, giúp phụ  huynh có cách dạy con em mình  tốt hơn, phong phú hơn để trẻ được trải nghiệm qua các tình huống. Hãy giúp trẻ lớn  lên là chính nó một cách an toàn, tự lập.  Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn  toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.           Cát Hải, ngày  16 tháng 01 năm 2021                                                                  Người nộp đơn                                   (Ký và ghi rõ họ tên)                                    Nguyễn Thị Quỳnh Mai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2