Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hiệp Hòa vào lớp 1
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hiệp Hòa vào lớp 1" được hoàn thành với các biện pháp như: Chuẩn bị về thể lực cho trẻ; Chuẩn bị về trí tuệ, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho trẻ vào lớp 1; Kích thích lòng mong muốn được đi học; Công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hiệp Hòa vào lớp 1
- UBND THỊ XÃ KINH MÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON HIỆP HÒA Độc Lập- Tự do- Hạnh phúc Hiệp Hòa, ngày 12 tháng 11 năm 2022 BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON Đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hiệp Hòa vào lớp 1”. Kính thưa: Ban giám khảo cùng toàn thể các đồng chí về dự hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường khối 5 tuổi năm học 2022-2023 ngày hôm nay. Lời đầu tiên cho phép tôi xin được gửi tới BGK cùng toàn thể hội thi lời kính chúc sức khỏe, lời chào trân trọng nhất, chúc hội thi thành công rực rỡ. Rất vinh dự cho tôi được tham hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường năm học 2022-2023, và ngay sau đây tôi xin chia sẻ báo cáo:“Giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hiệp Hòa vào lớp 1 ” I:Lý do chọn đề tài. Giáo dục ở bậc học mầm non là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân giúp hình thành cơ sở nhân cách ban đầu của con người mới, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào phổ thông, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:” Giáo dục mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Vì thế, việc quan tâm chăm sóc, cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện là một vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm. Đặc
- biệt là những cô giáo mầm non - những người trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ trẻ. Với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ tuổi mẫu giáo lớn, chúng ta cần dành sự quan tâm đặc biệt, vì trẻ lứa tuổi này chuẩn bị bước vào lớp 1 - một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với trẻ. Trẻ mẫu giáo lớn chuyển lên lớp 1 rất non nớt, bởi vì trẻ đang được chăm sóc giáo dục trong vòng tay yêu thương của các cô giáo Mầm non - Người mẹ thứ hai của mình. Vì thế, trong một môi trường hoàn toàn mới lạ trẻ sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay được. Chính vì thế, nhiệm vụ của các cô giáo mầm non là phải tạo cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp 1, để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở bậc học Phổ thông một cách hiệu quả nhất. Trong những năm gần đây việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 mặc dù đã được quan tâm giáo viên và các bậc phụ huynh quan tâm và cũng đã đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên trong trên thực tế vẫn còn có nhiều hạn chế như: Nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin trước đám đông, không chú ý trong các hoạt động; vẫn còn có trẻ do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn bố mẹ đi làm công ty xa ở với ông bà nên trẻ đi học chưa được đều hoặc có phụ huynh do bận nhiều công việc nên chưa thực sự quan tâm đến việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Nhưng trong quá trình thực hiện và trao đổi với phụ huynh thì điều mà tôi luôn trăn trở nhất đó chính là nhận thức của phụ huynh đa số phụ huynh chưa có quan niệm đúng đắn về việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Đa số phụ huynh quan niệm rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chỉ biết
- chữ cái và số, mà không quan tâm về thể lực và một số kỹ năng cần thiết cho trẻ. Một số phụ huynh thì cho rằng trẻ phải biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1. Một số ít phụ huynh chưa chuẩn bị chu đáo cho trẻ, nên khi vào lớp 1 có nhiều trẻ còn bỡ ngỡ, đôi khi rơi vào tình trạng khủng hoảng, không thích ứng với cuộc sống học tập ở trường Tiểu học. (Nhút nhát, sợ đến trường…) Hơn thế nữa đối với trẻ mẫu giáo hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, thẩm mĩ …Qua đó trẻ được phát triển một cách toàn diện. Nhưng lên lớp 1 học tập lại là hoạt động chủ đạo, hoạt động học tập ở trường Tiểu học là lao động nghiêm túc, môi trường học tập của trẻ thay đổi, trẻ cần lĩnh hội nhiều kiến thức hơn, với nhiều môn học kéo dài… Chính xuất phát từ các lý do đã nêu trên, bản thân tôi là một giáo viên với 12 năm kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo lớn, nắm được những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như tâm lý của phụ huynh, tôi thấy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Lớp 1 là lớp đầu tiên của bậc học mới, là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ, bản thân luôn đặt câu hỏi cần chuẩn bị gì và chuẩn bị như thế nào để trẻ có một tâm thế tốt trước khi bước vào lớp 1. chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hiệp Hòa vào lớp 1” II .Biện pháp thực hiện. Để chuẩn bị cho trẻ khả năng sẵn sàng đi học tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau * Biện pháp 1: Chuẩn bị về thể lực cho trẻ
- Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về thể chất, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, độ khéo léo, nhanh nhạy của các giác quan. Do vậy tôi luôn quan tâm đến việc rèn luyện cho trẻ về các tố chất vận động: Ngay từ khi xây dựng kế hoạch tôi lựa chọn các nội dung vận động có trong chương trình đảm bảo đầy đủ các vận động: Đi, chạy, bò trườn, tung - ném, bật - nhảy… Các bài tâp đảm bảo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và nguyên tắc xen kẽ giữa “Động” và “Tĩnh”. Khi thực hiện tôi luôn chú ý rèn cho trẻ tập đúng kỹ năng của từng bài tập, dạy trẻ biết xếp hàng chờ đến lượt, động viên khuyến khích những trẻ nhút nhát sợ sệt hoàn thành bài tập... Bên cạnh đó tôi cũng luôn thay đổi về hình thức để trẻ hào hứng tham gia; phần bài tập phát triển chung và thể dục sáng tôi thường cho trẻ tập trên nền nhạc và thay đổi động tác theo từng tuần; Giờ hoạt động ngoài trời lựa chọn trò chơi vận động như: Chạy tiếp sức, kéo co, mèo đuổi chuột, đua ngựa ,đếm tiếp, … Để tăng cường sức khỏe cho trẻ tôi đã tìm hiểu về các điệu nhảy Zum ba, cha cha cha, erobic... và thường xuyên cho trẻ vận động sau giấc ngủ trưa dậy qua các bài tập phát triển thể lực trẻ lớp tôi hào hứng tham gia và đạt hiệu quả cao. Thông qua các hoạt động trong ngày tôi thường xuyên rèn luyện phát triển vận động tinh như sự khéo léo của đôi bàn tay cho trẻ: Tự buộc tóc, tự đi giày, xỏ quai giày, tự cài cúc, kéo khóa áo...Từ những việc làm đó không những trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân, hình thành tính độc lập, không phụ thuộc vào người khác mà còn giúp cho trẻ có sự kiên trì, nhanh nhậy của các giác quan để trẻ vững vàng bức vào lớp 1.( Hình ảnh 1: Phát triển thể lực cho trẻ) * Biện pháp 2: Chuẩn bị về trí tuệ, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho trẻ vào lớp 1. - Chuẩn bị về trí tuệ Chuẩn bị sẵn sàng về mặt trí tuệ cho trẻ có ý nghĩa cực kỳ to lớn vì bước vào lớp 1 hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo nó đòi hỏi ở người
- học một sự hoạt động trí tuệ thực sự nên tôi không chỉ dạy trẻ nhận biết các hình khối, số lượng, các chữ số từ 1 đến 10; khả năng định hướng trong không gian,...mà tôi còn thường xuyên rèn luyện về các thao tác trí tuệ, kỹ năng hoạt động trí óc, kích thích tư duy cho trẻ bằng cách đặt các câu hỏi kích thích trẻ tri giác, tư duy, các câu hỏi đảm bảo cho các đối tượng trẻ: Trẻ nhận thức nhanh, trẻ nhận thức tốt, khá và trẻ nhận thức chậm... Cụ thể Với hoạt động làm quen với toán cũng vậy, bắt buộc trẻ phải biết đếm, tách gộp trong phạm vi 10, rồi nhận biết các khối, độ lớn, chiều cao của vật, biết các thao tác đo… Ở lớp tôi cũng có rất nhiều cháu kiến thức về toán còn yếu. Vì thế tôi cùng cô giáo ở lớp đã lên kế hoạch cụ thể rèn trẻ yếu để trẻ tiếp thu kiến thức về toán đồng đều với các bạn ở lớp và đáp ứng yêu cầu so với độ tuổi. Bên cạnh việc rèn các kiến thức về hai môn chữ cái và toán tôi còn quan tâm đến những câu hỏi của trẻ. Trẻ thường hay gặp những khó khăn nhất định trong việc dùng từ, sắp xếp, diễn đạt ý, khiến người lớn nhiều khi phải dựa vào tình huống giao tiếp để trả lời điều trẻ muốn hỏi. Đó chính là hành trang và là vốn hiểu biết rất cần thiết để trẻ bước vào lớp 1 tự tin và vững vàng. * Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trước hết tôi tạo môi trường chữ viết cho trẻ học tập: + Môi trường ngoài lớp học: Tôi đã tạo các bảng biểu cho trẻ làm quen với chưc cái như bảng thu hoạch chữ cái .....Tạo cơ hội cho trẻ được làm quen với chữ cái mọi lúc mọi nơi. + Môi trường trong lóp học : Ở các góc chơi tôi gắn các chữ cái với các tên ngộ nghĩnh như “ Bé thích vai nào”, “ Siêu thị của bé”, “chú thợ xây tí hon”, “ Bé vui trải nghiệm, bé học steam”, “ Bé với thiên nhiên”; ... Ở góc “Học tập sách” tôi chuẩn bị những cuốn truyện tranh, sách tranh để trẻ tự “đọc”, những cuốn sách tranh đen trắng để cho trẻ tô màu...
- Ví dụ: Với tiết “Làm quen chữ l- m -n” tôi luôn chú ý rèn cho trẻ phát âm chuẩn chính xác các chữ cái, dạy trẻ cách ghi nhớ miêu tả cấu tạo, đặc điểm của chữ cái, nhận dạng được các chữ cái trong bảng tiếng Việt . Với tiết tập tô chữ “h - k” tôi dạy trẻ tư thế ngồi, không gò bó ngực không tì vào bàn, khoảng cách từ mắt đến vở 25 - 30cm không cúi sát bàn, dạy trẻ cách cầm bút, cách lật giở từng trang sách…khi tô viết chữ thì tay trái giữ vở, tay phải cầm bút tô theo đúng quy trình con chữ. Để phát triển vốn từ cho trẻ tôi tích cực tạo điều kiện cho trẻ được trò chuyện, giao tiếp hàng ngày, như trò chuyện sáng đây là khoảng thời gian tuyệt vời để giao lưu cảm xúc giữa cô và trẻ giữa trẻ với trẻ thông qua những câu hỏi những chia sẻ cảu bản thân. Trẻ được nói lên những suy nghĩ của mình về sự vật hiện tượng trẻ thấy ấn tượng và nhiều chuyện khác mà trẻ thấy lạ thấy hay muốn được chia sẻ từ đó mà vốn từ và khả năng giao tiếp của trẻ trở nên linh hoạt tự tin hơn. Và thông qua chuyện kể, đọc thơ, ca dao, đồng dao... Khi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học phần đàm thoại tôi rèn cho trẻ diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, không nói lắp, không nói lí nhí... Cụ thể: Khi kể cho trẻ nghe truyện “Ai đáng khen nhiều hơn” ngoài các câu hỏi đàm thoại theo nội dung câu chuyện, tôi còn hỏi thêm: Qua câu chuyện con học tập đức tính của nhân vật nào? Vì sao con cần học tập đức tính thỏ anh? Qua đó kích thích trẻ suy nghĩ, trả lời trọn câu, đủ ý giúp trẻ dần dần phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên và đạt hiệu quả cao. Trong giờ hoạt động chơi ngoài trời: Tôi cho trẻ được ôn luyện cách viết các chữ cái và chữ số trẻ được biết thêm cách cầm phấn để vẽ trên sân qua đó khắc sâu cho trẻ về đặc điểm của chữ cũng như cách viết. Trong giờ hoạt động góc: Ở góc tạo hình với chủ đề giao thông trẻ được vẽ các phương tiện giao thông qua đó trẻ được rèn luyện tư thế ngồi cũng như cách cầm bút; Ở góc “học tập’ trẻ xem tranh, sách về chủ đề tôi hướng dẫn trẻ cách giở sách đúng hướng, giở lần lượt từ trái sang phải, giáo dục trẻ biết giữ gìn sách.
- Trong giờ hoạt động chiều: Tôi cho trẻ ôn luyện lại các chữ cái và số bằng cách viết các chữ cái lên bảng sau đó cho cả lớp đọc 2-3 lần và gọi cá nhân trẻ lên đọc và hỏi trẻ về đặc điểm của chữ để trẻ khắc sâu hơn về đặc điểm của chữ hoặc cho trẻ viết vào vở ô li để trẻ được làm quen với cách tô, viết ở vở. * Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập Mỗi một hành trình đều cần có những hành trang thiết yếu đi theo, bước vào lớp 1 cũng được coi là một hành trình lý thú trong cuộc đời của trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng cảm thấy tự tin để bước vào những hành trình như thế nên tôi luôn chú ý rèn cho trẻ một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập như: Trong các tiết tập tô chữ tôi chú rèn cho trẻ tư thế ngồi, không gò bó, ngực không tì vào bàn, khoảng cách từ mắt đến vở 25-30 cm không cúi sát bàn, dạy trẻ cách cầm bút: Cầm bút bằng tay phải, điều khiển bút bằng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa cùng với sự cử động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay. Khi tô viết chữ thì tay trái giữ vở, tay phải cầm bút tô theo đúng quy trình con chữ. Bên cạnh đó tôi còn rèn cho trẻ một số kỹ năng như muốn phát biểu phải giơ tay, khi thầy cô giáo nói phải chú ý lắng nghe, khi được gọi phải đứng dậy trả lời, biết giúp đỡ lẫn nhau, chan hòa, cởi mở, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật. (Hình ảnh 2: Chuẩn bị các kỹ năng cho trẻ * Biện pháp 3: Kích thích lòng mong muốn được đi học Để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bước vào lớp 1 cho trẻ thì việc cho trẻ làm quen với Trường Tiểu Học là việc làm rất quan trọng không thể thiếu. Nơi đây sẽ là nơi trẻ học tập khi bước vào lớp 1. Ví dụ: Với chủ đề “Trường tiểu học” tôi cho trẻ làm quen với đồ dùng học tập ở trường tiểu học thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với sách vở, bàn ghế, bút thước, các hoạt động ở trường tiểu học: như chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, các môn học… Qua đó cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về nơi mà trẻ sẽ học tập sắp tới.
- Tôi tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho trẻ đi tham quan trường tiểu học. Khi đến trường tiểu học trẻ được tham quan toàn cảnh của nhà trường và các hoạt động của trường tiểu học, được nghe giới thiệu về các phòng ban, lớp học, đồ dùng của các thầy cô giáo được làm quen với tiếng trống trường những buổi sinh hoạt sao, những giờ học vẽ, học hát…Tôi trò chuyện với trẻ về các hoạt động ở trường tiểu học nhằm vun đắp cho trẻ niềm vui thích khi được vào lớp 1 từ đó gieo vào trẻ lòng yêu thích khát khao được đến trường, tạo cho trẻ cảm giác hào hứng thích được đi học. ( Hình ảnh 3 Các hoạt động của trường tiểu học) * Biện pháp 4: Công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh Như chúng ta đã biết môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một việc làm không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc tạo tiền đề cho trẻ vào lớp 1. Ngay từ đầu năm học trong các buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, qua các buổi họp phụ huynh hoặc các giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với các phụ huynh về tình hình học tập cũng như sức khỏe của trẻ trên lớp nhất là hai môn toán và chữ cái, làm các vido hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ tại nhà. Phụ huynh kết hợp với giáo viên để biết cách dạy trẻ phát âm 29 chữ cái trong chương trình mẫu giáo, cách làm quen với các mẫu chữ in thường, viết thường, in hoa khi ở nhà,Rèn cho trẻ các kỹ năng cầm bút tư thế ngồi cách giở vở xem tranh từ trái sang phải từ trên xuống dưới từ đầu tới cuối . Rèn cho trẻ một số một số kỹ năng lao động tự phục vụ. Dạy trẻ biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn nhằm chuẩn bị dần cho trẻ thích ứng với những quan hệ xã hội ở trường tiểu học. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh chuẩn bị cho trẻ một góc học tập gọn gàng, đẹp mắt, phù hợp với điều kiện sẵn có của mình nhằm giúp trẻ thích thú đối với việc ngồi vào bàn học hoặc giúp trẻ lựa chọn sách, đọc
- sách cho trẻ nghe. Ngoài ra cần chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi trẻ đặc biệt là đồ chơi chữ cái, số và tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện trọn vẹn một vài công việc nhà đơn giản, tự tạo một thời gian biểu học tập – vui chơi và nghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy. ( Hình ảnh 4: Góc học tập của trẻ) III. Kết quả: *Đối với trẻ Trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, nhận thức tốt, vốn từ của trẻ ngày càng phong phú; trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động. Trẻ thêm yêu trường yêu lớp và thích đi học hơn. *Đối với giáo viên. Nắm vững hơn về đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, các hoạt động khám phá trải nghiệm... Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng truyền thông, Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. *Đối với phụ huynh. Phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 từ đó có sự quan tâm đúng mức đến việc học của con khi ở nhà cũng như ở trường. Thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe tình hình học tập của con mình; phối hợp cùng với giáo viên trong các hoạt động thăm quan, trải nghiệm. IV: KẾT LUẬN
- Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết đối với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết, nắm rõ đặc điểm tâm lý lứa tuổi và mức độ nhận thức của từng trẻ trong lớp mình phụ trách để có biện pháp giáo dục phù hợp, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ ... Để thực hiện có hiệu quả các nội dung chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, không đốt cháy giai đoạn, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ cũng như tạo cho trẻ một hành trang, một tâm thế vững vàng cho trẻ bước vào lớp 1. Vừa rồi tôi đã trình bày xong bài báo cáo “Giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hiệp Hòa vào lớp 1” Cuối cùng xin ban giám khảo cùng toàn thể các đồng chí tham dự hội mạnh khỏe - gia đình hạnh phúc, chúc hội thi thành công tốt đẹp!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 197 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 112 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 170 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 85 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 98 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 143 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn