Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên ở trường mầm non Hoa Sen
lượt xem 5
download
Đề tài "Giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên ở trường mầm non Hoa Sen" đề xuất được các giải pháp cụ thể và thiết thực hơn nhằm tạo động lực làm việc cho giáo viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên ở trường mầm non Hoa Sen
- Đề tài: GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN LĨNH VỰC: GIÁO DỤC MẦM NON 1
- Năm học 2021 – 2022 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN Đề tài: GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN LĨNH VỰC: GIÁO DỤC MẦM NON Tên tác giả : Nguyễn Hồng Vân Trình độ : Đại học 2
- Số điện thoại : 0983 447 506 \\ Năm học 2021 – 2022 3
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1 2. Những tính mới, đóng góp mới của đề tài.........................................................1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................1 1. Cơ sở lý luận việc tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non.................1 2. Cơ sở thực tiễn việc tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non .............3 2.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên Trường mầm non Hoa Sen........................3 2.2. Thuận lợi..........................................................................................................5 2.2. Khó khăn..........................................................................................................6 3. Các giải pháp thực hiện.....................................................................................6 3.1. Bố trí nhân sự, phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường cho giáo viên...............................................................................................6 3.2. Tạo ra bầu không khí tin cậy, thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ. .....................................................................8 3.3. Thực hiện tốt công tác Thi đua – Khen thưởng; công nhận thành tích của người làm việc xuất sắc........................................................................................14 3.4. Người cán bộ quản lý luôn là tấm gương trong mọi hoạt động của nhà trường......................................................................................................................16 4. Kết quả đạt được...............................................................................................16 PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN................................................................................18 1. Quá trình thực hiện đề tài..................................................................................18 2. Ý nghĩa của đề tài...............................................................................................18 3. Những kiến nghị, đề xuất..................................................................................18 3.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An.................................................................18 3.2. Đối với Ban Giám hiệu nhà trường ...............................................................19 3.3. Đối với giáo viên.............................................................................................19 1
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Động lực làm việc rất quan trọng đối với mỗi người. Là động cơ, là sức mạnh thúc đẩy con người hoạt động. có động lực thì con người mới làm việc một cách năng động, kiên trì, bền bỉ, giúp học hoàn thành tốt mọi công việc được giao và đạt hiệu quả cao. Trong môi trường giáo dục mầm non hiện nay, việc tạo động lực làm việc cho tập thể sư phạm nhà trường là một việc làm rất cần thiết bởi khi có động lực lao động sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thêm niềm vui, sức mạnh để duy trì công việc một cách bền bỉ, để công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt nhất theo mục tiêu của bậc học và mục tiêu của bản thân, tạo động lực làm việc sẽ giúp cho giáo viên nâng cao ý chí rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độn chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tạo động lực làm việc sẽ giúp cho tập thể sư phạm nhà trường có niềm say mê, sự sáng tạo trong công việc và ngày càng gắn bó với nghề mình lực chọn. Trường Mầm non Hoa Sen là trường trực thuộc Sở GD & ĐT Nghệ An, hiện tại chăm sóc giáo dục trẻ em từ 24 tháng đến 6 tuổi. Nhà trường luôn xác định để có chất lượng nuôi dạy trẻ tốt, trước hết phải có đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, do vậy lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Giáo viên được xem như là một thành tố, đóng vai trò chủ thể để tạo nên chất lượng giáo dục nhà trường. Tạo ra được động lực cho giáo viên để họ có thể giữ vững và phát huy vị thế của mình quyết định sự thành công trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Là một giáo viên vào nghề từ năm 1994 và hiện tại là một nhà quản lý, Tôi nhận thấy cần tăng cường các giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho giáo viên ở Trường Mầm non Hoa Sen 2. Những tính mới, đóng góp mới của đề tài Qua tình hình thực tiễn quản lý trường mầm non, quản lý các hoạt động của giáo viên, nhân viên, các tổ, bộ phận trong nhà trường, bản thân tôi nhận thấy, áp lực công việc của giáo viên ngày một tăng cao, từ việc đón trẻ, tổ chức các hoạt động dạy học, chăm sóc, nuôi dưỡng, quan sát để đánh giá từng trẻ trong lớp để điều chỉnh kế hoạch giáo dục một cách kịp thời và hệu quả….Tôi luôn trăn trở tìm ra giải pháp để giúp giáo viên trong nhà trường làm việc tích cực tự giác với một tinh thần thoải mái, khí thế hăng say, điều nay không chỉ mang lại cho giáo viên cảm thấy thật hạnh phúc khi đến trường làm việc và còn mang lại cho trẻ cảm nhận mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Nhưng tôi chưa thấy có đề tài nào nghiên cứu cụ thể, ứng dụng nào toàn diện, đầy đủ và khoa học về vấn đề tạo động lực làm việc cho giáo viên trong trường mầm non, vậy nên qua thời gian trải nghiệm thực tế trong quản lý và điều 1
- hành công việc của nhà trường tôi thấy đề tài của bản thân đã có những yếu tố mới thực sự có tín hiệu tốt nhằm đóng góp vào việc tạo môi trường làm việc tích cực đem đến sự hài lòng của cho mỗi cá nhân để họ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất. Đề tài đề xuất được các giải pháp cụ thể và thiết thực hơn nhằm tạo động lực làm việc cho giáo viên. Khi áp dụng đề tài tôi nhận thấy các tín hiệu tích cực về mối quan hệ thân thiện, chia sẻ giữa lãnh đạo với giáo viên. Tập thấy cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực sự đoàn kết, thương yêu, hỗ trợ cùng nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống. đem lại kết quả đạt được của nhà trường thật xuất sắc trong một năm học đầy khó khăn thách thức. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận việc tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non Động lực làm việc của giáo viên mầm non là những yếu tố thúc đẩy giáo viên mầm non làm việc hiệu quả, chuyên tâm, tận tâm với nghề chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non. Động lực làm việc của giáo viên mầm non được xác định dựa trên phân tích nhu cầu và động cơ làm việc của giáo viên mầm non và những yếu tố môi trường mà việc tác động đến hiệu quả lao động sư phạm của người giáo viên mầm non. Động lực làm việc của giáo viên mầm non được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong và dựa trên mục tiêu đã cá nhân hóa. Động lực bên trong bắt nguồn từ chính bản thân công việc. Giáo viên mầm non thích thú với công việc và cảm thấy được tặng thưởng đơn giản chỉ thông qua việc thực thi công việc đó. Động lực từ bên trong phụ thuộc vào cảm giác của giáo viên mầm non về sự thỏa mãn công việc. Động lực bên ngoài bắt nguồn từ những tặng thưởng từ bên ngoài. Tặng thưởng từ bên ngoài sẽ trở thành động lực nếu người giáo viên mầm non tin rằng hành động nhất định dẫn đến kết quả nhất định. Thái độ đối với những tặng thưởng từ bên ngoài bị ảnh hưởng bởi nhận thức của người giáo viên mầm non về lợi ích và giá trị của sự tặng thưởng. Những mục tiêu cá nhân hóa sẽ là nguồn động lực thứ 3 của tổ chức và những hành vi mà tổ chức mong đợi tương đồng với hệ giá trị của bản thân. 2
- Ba nguồn lực này được đa số các nhà nghiên cứu chấp nhận là nguồn động lực làm việc có giá trị nhất đối với giáo viên mầm non nói chung và đội ngũ hiệu trưởng nói riêng. Như vậy, động lực xuất phát từ bản thân mỗi người. Mỗi người ở vị trí khác nhau, với những điểm tâm lý khác nhau sẽ có những mục tiêu mong muốn khác nhau. Vì vậy, cán bộ quản lí cần có những tác động khác nhau đến mỗi giáo viên mầm non để đạt được mục tiêu quản lí. 2. Cơ sở thực tiễn việc tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non Giáo viên mầm non là nghề có tính đặc thù cao. Người thầy đầu tiên và quan trọng; dạy trẻ những bài học đầu tiên của cuộc đời cũng như ươm mầm nhân cách cho trẻ. Công việc Giáo viên mầm non không chỉ dạy mà còn phải dỗ; không chỉ giáo dục mà còn phải chăm sóc trẻ; và điều quan trọng hơn hết đây là nghề “làm việc tình yêu”. Làm giáo viên mầm non tưởng đơn giản, nhàn hạ nhưng thực ra lại vô cùng vất vả. Trách nhiệm chính của họ là chăm sóc, quản lý, dạy dỗ các bé khi lên lớp. Trong đó các đầu việc cần thực hiện mỗi ngày dành cho giáo viên mầm non bao gồm: Đón và trả trẻ hàng ngày khi phụ huynh đưa, đón. Xây dựng nên các chương trình dạy học mới mẻ, sáng tạo, phù hợp với trẻ mầm non. Giáo viên mầm non sẽ cần sử dụng các công cụ giảng dạy đa dạng (kể chuyện, đóng kịch, các công cụ hỗ trợ khác,…) để các bé nhanh chóng tiếp thu kiến thức. Thường xuyên quan sát quá trình học tập, sinh hoạt của từng em để có thể hỗ trợ các bạn cải thiện năng lực hành vi xã hội cũng như hình thành tính tự trọng. Sắp xếp thời gian ăn – ngủ trưa, ăn nhẹ buổi chiều cho các bé, giám sát các bé để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. Theo dõi về sự tiến bộ của các bé trong học tập, sự hòa đồng với môi trường mới và báo cáo cho phụ huynh. Thường xuyên liên lạc với phụ huynh để hiểu hơn về hoàn cảnh, tính cách, tâm lý của các bé. Hợp tác, hỗ trợ các đồng nghiệp trong nghề. Luôn duy trì lớp học sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tuân thủ về tiêu chuẩn y tế…..Với những công việc như vậy, khi có được động lực làm việc, bản thân mỗi giáo viên sẽ có sự sẵn sàng để hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, sẵn sàng để giải quyết các tình huống phát sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ. 2.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên Trường mầm non Hoa Sen Trường mầm non Hoa Sen đóng trên đại bàn phường Hưng Bình, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, là đơn vị trực thuộc Sở GD & ĐT Nghệ An. Tổng diện tích 5100m2, với quy mô 15 nhóm lớp, 500 học sinh theo học. Đội ngũ định biên được giao gồm 35 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 13 nhân viên hợp đồng. Trường mầm non Hoa Sen có cơ cấu tổ chức theo Điều lệ trường mầm non, có đầy đủ hội đồng trường, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác theo quyết định của Sở GD & ĐT Nghệ An, trường có các tổ chuyên môn và bộ phận văn phòng luôn thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ 3
- trường Mầm non. Có tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên. Trẻ được tổ chức theo nhóm trẻ, lớp mẫu giáo đúng độ tuổi, đúng số lượng theo kế hoạch phát triển đã được Sở GD&ĐT Nghệ An duyệt. CBGVNV nhà trường luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. Bảng 1. Quy mô nhóm/lớp và CBGV và học sinh hiện nay STT Nhóm, lớp Số nhóm Số trẻ Số GV 1 2436 tháng 3 90 7 2 34 tuổi 4 140 7 3 45 tuổi 4 158 7 4 56 tuổi 4 138 8 Tổng 15 526 29 Bảng 2. Trình độ CBVGVNV Số STT Nhóm, lớp Trình độ CM Trình độ LLCT nhóm 1 Hiệu trưởng 1 Thạc sỹ Đang học CCLLCT 2 01 Đại học 02 Trung cấp 2 Phó hiệu trưởng 01 Thạc sỹ 29 03 Trung cấp; 4 sơ 3 Giáo viên 27 Đại học; 02 Thạc sỹ cấ p 4 Nhân viên 3 2 Đại học, 01 cao đẳng Tổng 35 Bảng 3. Về độ tuổi CBGVNV STT Độ tuổi CBQL Giáo viên Nhân viên 1 Dưới 30 tuổi 9 2 3035 tuổi 4 1 3 3640 tuổi 6 4
- 4 4145 tuổi 4 2 5 4650 tuổi 2 5 6 Trên 50 tuổi 1 1 Biểu 4: Các tổ chức chính trị Tổ chức chính trị Số lượng Xếp loại năm 20202021 Chi bộ 19 đảng viên Hoàn thành tốt nhiệm vụ Công đoàn 44 đoàn viên Công đoàn vững mạnh XS Chi đoàn 22 đoàn viên Chi đoàn vững mạnh XS Biểu 5. Các tổ, bộ phận chuyên môn Tổ, bộ phận chuyên môn Số Xếp loại viên chức năm học 20202021 lượng Tổ chuyên môn 2&3 13 05 HTXSNV; 10 HTTNV Tổ chuyên môn 2&3 16 11 HTXSNV; 05 HTTNV Bộ phận văn phòng 3 01 HTXSNV; 02 HTTNV 2.2. Thuận lợi Trường mầm non Hoa Sen có đội ngũ cán bộ quan ly co phâm chât đao đ ̉ ́ ́ ̉ ́ ̣ ức ̣ ̣ ́ trong sang, lanh manh, co trinh đô, co năng l ́ ̀ ́ ̀ ực tân tuy, nhiêt huyêt v ̣ ̣ ̣ ́ ới công viêc, ̣ ̣ ́ ản lý, giang day; đã lãnh đ co nhiêu kinh nghiêm trong công tac qu ́ ̀ ̉ ̣ ạo đưa tập thể trường luôn đi đầu trong chuyên môn cũng như phong trào đoàn thể. Tập thể giáo viên, nhân viên năng động, nhiệt tình có trình độ đạt trên chuẩn, có ý thức học hỏi và phấn đấu rèn luyện để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết, đồng thuận thống nhất trong mọi công việc, các thành viên luôn nỗ lực cố gắng phấn đấu đạt nhiều thành tích cao trong công tác chuyên môn đã đạt được nhiều bằng 5
- khen và giấy khen của các cấp và là đơn vị dẫn đầu trong ngành học mầm non của tỉnh. CB,GV, NV luôn có ý thức trau dồi về phẩm chất chính trị đạo đức, được đồng nghiệp phụ huynh và nhân dân tin tưởng. Tổ chức công đoàn vững mạnh, luôn quan tâm và đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho CB, GV, NV giúp chị em yên tâm công tác. Trong những năm qua hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, các quyền lợi của trẻ được đảm bảo theo đúng quy định. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng được nâng lên, tạo được niềm tin cho phụ huynh. Trường mầm non Hoa Sen trở thành một địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi con em vào học. 2.2. Khó khăn Sự phát triển mạnh mẽ của mọi mặt trong đời sống xã hội nói chung. Những áp lực, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nói riêng; Người giáo viên mầm non cũng có những nỗi niềm nhất định khó chia sẻ. Mỗi lớp học bình quân 35 học sinh được bố trí 1.93 giáo viên. Các giáo viên trẻ trong độ tuổi sinh con, nuôi con nhỏ dưới 2 tuổi chiếm tới 40%. Phấn đấu ngày công cao trong tháng không đảm bảo. Việc điều hành bố trí công việc hàng ngày khi có giáo viên xin nghỉ dạy vì việc riêng gặp khó khăn. Trong 2 năm học vừa qua, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid19 kéo dài, Giáo viên mầm non cần có nhiều kỹ năng cần thiết để hỗ trợ trong việc thiết kế video, audio…tương tác nội dung chăm sóc giáo dục trẻ để chia sẻ cùng phụ huynh trong khi trẻ ở nhà chưa trở lại trường học. Đây cũng là một trong những trở ngại vì công việc lại khác hẳn so với những gì diễn ra trước đây. Giáo viên phải đứng, nói trước máy quay, phải chú ý đến hình thức và nội dung kỹ lưỡng, khác với việc chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày trên lớp khi chưa có dịch… Trong năm học 20212022, các hoạt động đoàn thể gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh 3. Các giải pháp thực hiện 3.1. Bố trí nhân sự, phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường cho giáo viên Việc bố trí sắp xếp giáo viên dạy các độ tuổi trong trường mầm non vô cùng quan trọng nhằm phát huy khả năng và năng lực bản thân mỗi giáo viên một cách tốt nhất góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của giáo viên, của tập thể và của nhà trường. Trong nhà trường, hiện tại có các nhóm, lớp của 04 độ tuổi: 2536 tháng tuổi; 34 tuổi; 45 tuổi và 56 tuổi. Thực tế, mỗi giáo viên đều có những sở trưởng và khả năng nhất định. Có giáo viên sẽ phát huy tốt nếu được phụ trách độ tuổi 2536 tháng nhưng cũng có những giáo viên lại phù hợp ở độ tuổi mẫu giáo lớn 56 tuổi. 6
- Vào đầu năm học 20212022, Bản thân tôi đã đề xuất trong ban giám hiệu đưa ra giải pháp làm phiếu thăm dò để mỗi giáo viên trả lời câu hỏi: Năng lực sở trường và nhu cầu bản thân sẽ được phát huy tốt nhất khi được phân công chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi nào? (bạn hãy đánh số vào các ô vuông theo thứ tự 1,2,3,4 trong đó 1 là nguyện vọng, năng lực sở trường và nhu cầu bản thân sẽ được phát huy tốt nhất, rồi đến 2,3 và 4); Trao đổi với giáo viên về mục đích của khảo sát là để hiểu được nhu cầu của mỗi giáo viên cũng như những khả năng, năng lực, nguyện vọng của mỗi người Từ khảo sát trên, Ban giám hiệu đã có thêm kênh tham khảo để bố trí nhân sự, phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường cho giáo viên, cụ thể phân công nhiệm vụ năm học 20212022 của trường như sau: Giáo viên 1 Giáo viên 2 Số TT Nhóm/Lớp Số TT GV Họ và tên GV lựa lựa chọn chọn 2A Cao Vân Anh 3 Nguyễn Thị Phương 2 2B Trần Thị Thúy 1 Võ Thị Hà 1 2C Nguyễn Thị Lý 4 Trần Thị Lưu 1 Bé A Lê Hồng Thị 1 GV hợp đồng Bé B Dương T. Thúy Nghi 1 GV hợp đồng Bé C Đặng Thị Quý Huyên 1 Nguyễn Thị Hồng Ngọc 2 Bé D Hồ Thị Nữ 1 GV hợp đồng Nhỡ A Nguyễn Hồng Thúy 1 Lê Thị Hạnh 1 Nhỡ B Nguyễn Thị Hà 1 Ng.Thị Mỹ Hạnh 1 Nhỡ C Ng. Thị Thu Thủy 1 Trương Thị Tú An 1 Nhỡ D Nguyễn Thị Vinh 1 Nguyễn Thị Huế 1 Lớn A Bùi Thị Thu Hiền 2 Ng. Thị Trà My 1 Lớn B Nguyễn Thị Tình 1 Lê Thị Ngọc Anh 2 7
- Lớn C Hồ Thị Duyên 2 Nguyễn Thị Nguyệt 4 Lớn D Võ Thị Minh Hằng 4 Đinh Thị Vân Oanh 2 + Có 17/27 giáo viên được bố trí theo nguyện vọng số 1, chiếm 63% + Có 06/27 giáo viên được bố trí theo nguyện vọng số 2, chiếm 22,2% + Có 01/27 giáo viên được bố trí theo nguyện vọng số 3, chiếm 3,7% + Có 03/27 giáo viên được bố trí theo nguyện vọng số 4, chiếm 11,1% Chính nhờ cách làm này mà các giáo viên được phân công chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mình yêu thích, phát huy năng lực tốt nhất sẽ rất thuận lợi trong công việc, hăng say, nỗ lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Còn đối với các giáo viên nhận nhiệm vụ ở độ tuổi mình không yêu thích; Ban giám hiệu cần tìm hiểu, nắm bắt lý do vì sao không tự tin khi được phân công phụ trách trẻ độ tuổi này, cần động viên, hỗ trợ cùng giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ: Giáo viên ngại phải tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái, toán....; Bản thân tôi đã đề xuất trong tổ chuyên môn 5 tuổi, tập trung xây dựng và lựa chọn giáo viên dạy các hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái, toán…theo hướng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm, góp ý, rút kinh nghiệm và từ đó, giáo viên sẽ tiếp cận, ngày một vững vàng hơn. Giáo viên lớn tuổi, ngại phụ trách lớp 56 tuổi, phải thường xuyên tổ chức các sự kiện, các hoạt động ngày hội, lễ….; Tôi đã đề xuất Ban giám hiệu, bố trí giáo viên trẻ, nhiệt tình, có khả năng tổ chức tốt các sự kiện, ngày hội, ngày lễ…cùng đứng lớp với các giáo viên lớn tuổi. Để các giáo viên trong lớp hỗ trợ cùng nhau tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ ngày một hiệu quả. Có giáo viên ngại ở nhóm trẻ 2536 tháng, không phải do mình không có khả năng nhưng vì bản thân đã lớn tuổi lại chưa bao giờ được bố trí dạy ở độ tuổi này. Tôi đã động viên, khích lệ, hỗ trợ tài liệu tham khảo cũng như các giáo án hay của độ tuổi để giáo viên tham khảo, bố trí cho giáo viên được dự nhiều hoạt động chăm sóc, giáo dục của những giáo viên nhiều kinh nghiệm, dạy giỏi…từ đó giúp giáo viên nhanh chóng tự tin hơn, cảm nhận được sự quan tâm chia sẻ của lãnh đạo nhà trường để cùng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ nhóm, lớp mình phụ trách. 3.2. Tạo ra bầu không khí tin cậy, thúc đẩy giáo viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ. Trường mầm non là nơi hình thành nhiều mối quan hệ đan chéo như: Giáo viên và giáo viên, Ban giám hiệu và giáo viên, giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên với phụ huynh học sinh…. Để những mối 8
- quan hệ đó trở nên tốt đẹp, chúng tôi luôn chú ý xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình; Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên, Làm cho nhà trường thực sự là một tổ ấm thứ hai sau gia đình, mỗi giáo viên đều cảm thấy thoải mái, dễ dàng trao đổi, thảo luận, chia sẽ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong chuyên môn và cuộc sống. Thực tế trong nhà trường, mỗi giáo viên đều có những thế mạnh nhất định, có giáo viên hát hay, múa đẹp, có giáo viên có khả năng nổi trội hội họa, thiết kế, vẽ tranh; giáo viên có khả năng MC tốt, có giáo viên lại tỷ mỉ, cẩn trọng trong chăm sóc trẻ, giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục giỏi, có giáo viên lại tổ chức rất tốt các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng...bên cạnh đó cũng nhìn nhận mặt hạn chế như tính nóng nảy, giao tiếp hạn chế, ít cẩn thận, chưa chu đáo....Bản thân tôi đã đánh giá đúng thế mạnh cũng như những hạn chế của mỗi cá nhân, thường xuyên phân công những công việc phát huy sở trường, đánh giá chính xác, ghi nhận những kết quả mà họ đạt được như vậy mới động viên mọi người khắc phục khó khăn, đem hết tâm sức của mình xây dựng nhà trường ngày một phát triển. Quan tâm đến hoàn cảnh cá nhân của giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vừa giỏi việc trường vừa đảm việc nhà. Chẳng hạn giáo viên vì hoàn cảnh gia đình phải một mình nuôi con ăn học, năm nay cháu thi vào trường Trung học phổ thông, tính cháu lại hiếu động, ham chơi, lười học...hiểu được điều này, khi bố trí nhiệm vụ đầu năm học, Bạn giám hiệu đã tâm sự nguyện vọng của giáo viên muốn phụ trách độ tuổi nào, nếu bố trí làm giáo viên chủ nhiệm có được không. Sau khi nghe nguyện vọng cá nhân giáo viên, Ban giám hiệu đã bố trí cô dạy ở độ tuổi mình lựa chọn, để giáo viên khác làm chủ nhiệm, hỗ trợ cô có nhiều thời gian quan tâm việc học của con hơn, như vậy, giáo viên rất tin tưởng, yên tâm công tác và cố gắng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Quan tâm đến những khó khăn về chuyên môn mà giáo viên đang gặp phải: Ví dụ trong năm học 20212022, toàn thể học sinh nhà trường phải nghỉ học để phòng tránh dịch Covid19, đến ngày 4/4/2022 mới được đi học ngày đầu tiên của năm học. Để việc học của các con không bị gián đoạn, tôi đã chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch tuyên truyền với phụ huynh, trong đó tập trung tuyên truyền về sự cần thiết của việc tương tác của phụ huynh với giáo viên qua videoclip mà giáo viên đã xây dựng để hướng dẫn, tư vấn phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trong bối cảnh phòng chống dịch Covid19; đây là nhiệm vụ khó khăn nhất với giáo viên vì các công việc mới lạ, giáo viên chưa được chuẩn bị các kỹ năng thiết kế các bài giảng, tự quay, chỉnh sửa, cắt ghép các video, audio...nên giáo viên chưa tự tin đứng trước máy quay, chưa tự tin hoàn 9
- thành các sản phẩm video, audio của mình. Để giúp giáo viên khắc phục khó khăn này, tôi đã đề xuất lãnh đạo nhà trường tổ chức cho 100% giáo viên (cả giáo viên hợp đồng tạm thời, chưa đến trường) được tham gia khóa học biên tập video, Audio tại Trung tâm GDTXHNDN tỉnh. Sau khóa học, tất cả các giáo viên đã mạnh dạn, tự tin trước ống kính, khả năng chọn góc quay, cắt ghép, chỉnh sửa hình ảnh, biên tập video, audio được tốt hơn, chủ động trong công việc của mình. Đặc biệt giáo viên rất hồ hởi, phấn khởi yên tâm khi được giao nhiệm vụ. 10
- Sau khóa học, 100% giáo viên tự tin đứng trước máy quay, thiết kế, chỉnh sửa tương tác với phụ huynh qua video, audio Phụ huynh tích cực hưởng ứng tương tác các video, audio của giáo viên, hướng dẫn con 11
- mình cho ra các sản phảm sau mỗi hoạt động 12
- 13
- Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao, sinh nhật, thăm hỏi hiếu hỉ,....; Qua các hoạt động, tạo sự đoàn kết gắn bó, hiểu biết, chia sẻ giữa các thành viên trong nhà trường. Mọi người cảm thấy mình thực sự là một thành viên không thể tách rời. Từ đó yêu quý, tôn trọng và sẵn sàng đỡ nhau trong trong cuộc sống cũng như trong công việc ở nhà trường. Công đoàn, Đoàn TN thi giao lưu bóng chuyền Công đoàn trườngtham gia hiến máu nhân đạo hơi 8/3/2022 Công đoàn tặng quà Tết sum vầy 2022cho gia Lao động vệ sinh, trồng bồn hoa giữa sân đình đoàn viên gặp khó khăn do dịch covid19 trường chuẩn bị đón trẻ đi học trở lại 4/4/2022 Chương trình văn nghệ tổng kết Hội thi Công đoàn tổ chức gặp mặt gia đình, cơ quan chú rể trước ngày cưới cô giáo Nguyễn Thị GVDG tỉnh cấp học Mầm non Hồng Ngọc và Lê Ngọc Anh (28/12/2021) 14
- 3.3. Thực hiện tốt công tác Thi đua – Khen thưởng; công nhận thành tích của người làm việc xuất sắc Xác định công tác thi đua khen thưởng có tầm quan trọng đặc biệt, Từ đầu năm học, công tác thi đua khen thưởng luôn được nhà trường hết sức quan tâm, coi thi đua khen thưởng là một trong những giải pháp hữu hiệu chủ yếu, là động lực thúc đẩy mọi cá nhân và tổ chức đoàn thể trong nhà trường phải luôn phấn đấu với quyết tâm cao nhất để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Căn cứ vào các phong trào thi đua do ngành phát động; bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, Nhà trường kịp thời hưởng ứng, tổ chức thực hiện phong trào, triển khai tới cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tích cực tham gia, đồng thời làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào, bình chọn khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng thành tích đạt được, trong đó chú trọng đề nghị khen thưởng trực tiếp cho người thừa hành đạt thành tích cao trong phong trào. Từ đó đã tạo nên sự đồng thuận cao, thu hút được tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên hưởng ứng, hăng hái thi đua đã tạo nên sự lan tỏa và mang lại hiệu quả cao trong công việc. Giáo viên thường cảm thấy chán nản nếu mọi nỗ lực làm việc của họ không được lãnh đạo chú ý và đánh giá đúng mức. Ngược lại, khi được đánh giá đúng mức và được trân trọng vì những gì họ đã đóng góp, họ cống hiến không ngừng. Thể hiện niềm tin của lãnh đạo cũng là một cách thể hiện sự trân trọng và góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên. Khi có giáo viên làm việc tốt, cần công nhận sự đóng góp của họ bằng nhiều hình thức khác nhau như: khen thưởng, giao công việc thử thách hơn, hoặc giao quyền nhiều hơn. Khen thưởng và công nhận thành tích của người làm việc xuất sắc không chỉ là có tính chất động viên, đánh giá cá nhân về vật chất và tinh thần của họ, mà còn qua đó khuyến khích các cá nhân khác cố gắng noi theo tấm gương của những cá nhân thành công để phát triển bản thân hơn nữa. Để thực hiện biện pháp này, vào đầu năm học tôi đã chỉ đạo xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể trong nhà trường. Đó cũng là cơ sở để đảm bảo công bằng giữa các cá nhân trong tổ chức, tránh tâm lý chán nản, mất động cơ làm 15
- việc của cá nhân làm việc hiệu quả và tâm lý ỷ lại của các cá nhân có hiệu quả làm việc thấp. Các tiêu chí thi đua có tính định lượng, giáo viên có thể tự chấm cho bản thân, cho đồng nghiệp. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 194 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 109 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 104 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 105 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 133 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn