intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ với mọi người xung quanh

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến này là nhằm đưa ra những cách thức để giáo viên lựa chọn thực hiện tốt nhất việc giáo dục trẻ, phối hợp với phụ huynh giúp trẻ biết thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chia sẽ với mọi người xung quanh, từ đó trẻ biết thể hiện tình cảm của mình, có ứng xử phù hợp với lứa tuổi với bạn bè với ông bà cha mẹ thầy cô với tất cả mọi người xung quanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ với mọi người xung quanh

  1. TÊN BIỆN PHÁP:  GIÁO DỤC TRẺ  MẪU GIÁO 3­4 TUỔI BIẾT YÊU THƯƠNG,   QUAN TÂM, CHIA SẼ VỚI MỌI NGƯỜI XUNG QUANH. 1. Lí do chọn biện pháp. Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một   trong những  ước mơ  lớn nhất mà bất kỳ  ông bố, bà mẹ  nào cũng mong chờ   ở  đứa   con của mình trong tương lai đó là bé sẽ  trở  thành một người tốt, có đạo đức và  trước hết là có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ  với mọi người xung quanh. Do đó ngay từ  lứa tuổi mầm non không chỉ  truyền thụ,  trau dồi cho trẻ  những kiến thức cơ  bản về  cuộc sống xung quanh mà điều quan   trọng nhất đó là giáo dục trẻ  về  đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ  biết cách   yêu thương, quan tâm, chia sẽ với mọi người xung quanh từ nhỏ sẽ là những kỹ năng  sống cơ bản để trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai.  Thực tế trẻ 3­4  tuổi   đã   biết   chia   sẻ   nhưng   không   phải   lúc   nào   cũng   thể   hiện   sự   cảm   thông   và   nhường nhịn. Do đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu ý thức được mình,  ý thức được khả năng của mình. Đồng thời xuất hiện một thái độ  mới đó là trẻ  bắt   đầu so sánh mình với người lớn và mơ  ước được làm những điều giống như  người   lớn, đặc biệt trẻ thích được độc lập và tự  chủ  trong hành động. Lúc này ở  trẻ  xuất   hiện tính bướng bỉnh, nhõng nhẽo không ngoan như  trước nữa. Trong khi chơi với  bạn hay giao tiếp với những người xung quanh trẻ xuất hiện tính ích kỷ, trẻ chỉ thích   hành động với những gì có lợi cho trẻ.  Ở  lứa tuổi này trẻ  hành động, bắt chước   những hành vi xấu thì rất nhanh còn những hành vi tích cực thì khó như  khi anh chị,  bố mẹ nói tục, chửi bậy thì trẻ nói lại hoặc bắt chước được ngay.  Chính vì vậy bản  thân luôn băn khoăn làm thế  nào để  có thể  định hướng và giáo dục các bé biết yêu   thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ  với bạn bè, người thân và mọi người xung   quanh? Để  trả  lời câu hỏi này, bản thân đã luôn học hỏi, nghiên cứu tài liệu, thực  hiện lồng ghép nội dung giáo dục trẻ  biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ  với mọi   người xung quanh vào các hoạt động giáo dục trẻ.   Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn  ‘‘Biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3­4 tuổi biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ  với  mọi người xung quanh” là biện pháp để  trình bày tại Hội thi.  Trong quá trình thực  hiện bản thân Tôi  đã gặp một số thuận lợi và khó khăn nhất định đó là:  Thuận lợi: Trường có điều kiện về cơ sở  vật chất, trang thiết bị đầy đủ  theo  quy định. Trẻ được phân chia học theo độ  tuổi. Giáo viên trên chuẩn về trình độ đào   tạo, luôn năng nổ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kỹ năng tốt để hướng dẫn   trẻ  trong quá trình học tập. Phụ  huynh có hiểu biết về  Giáo dục mầm non và rất  quan tâm đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường. Khó khăn: Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều  1
  2. Số trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ 18/33 đạt tỷ lệ 54,5%;  Số trẻ chưa biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ: 15/33 Tỷ lệ 45,5%;  2. Mục đích của biện pháp:  Như chúng ta đã biết nhân cách của một đứa trẻ không phải ngẫu nhiên mà có.  Nó được hình thành trên cơ  sở  nền tảng của giáo dục. Vì vậy "Biện pháp giáo dục   trẻ  mẫu giáo 3 ­ 4 tuổi  biết yêu thương,  quan tâm,  chia sẽ  với mọi người xung   quanh" nhằm đưa ra những cách thức để giáo viên lựa chọn thực hiện tốt nhất việc   giáo   dục   trẻ,   phối   hợp   với   phụ   huynh   giúp   trẻ   biết   thể   hiện   sự  quan   tâm,   yêu  thương, chia sẽ  với mọi  người  xung quanh, từ  đó  trẻ  biết thể  hiện tình cảm của  mình, có ứng xử phù hợp với lứa tuổi với bạn bè với ông bà cha mẹ thầy cô với tất  cả mọi người xung quanh. 3. Cách thức tiến hành:  3.1. Tự học, tự bồi dưỡng kiến thức giáo dục trẻ. Để  có thể  thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề  ra thì trước  hết bản thân  phải tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Bởi vì độ  tuổi 3­4 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để  thấu hiểu và   tiếp cận với trẻ  Tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về  tâm lý học trẻ  em,  đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư  phạm, và tìm hiểu nhiều   nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet.  Qua một thời gian tự  học tự  bồi dưỡng   Tôi cảm thấy mình cũng đã trang bị  được những kiến thức cơ bản về giáo dục kỹ năng sống cũng như  việc giáo dục trẻ  biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ mọi người xung quanh ở lứa tuổi mầm non. Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẽ cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu  trẻ. Cô cần tạo cơ hội cho trẻ chia sẽ đồ  chơi hay món ăn mà trẻ  ưu thích với bạn  bè, lắng nghe trẻ, giúp trẻ bày tỏ thái độ, dạy trẻ cách giải quyết vấn đề, tôn trọng   đồ dùng cá nhân của trẻ, dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt   động có thể tích hợp. 3.2. Tạo môi trường lớp học thân thiện, cởi mở để thu hút trẻ Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên   góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ  và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với   giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc   hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như  các đồ  dùng đồ  chơi trong   lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui  ước với trẻ  về  những nội quy, qui  định trong lớp học và  nội quy giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp như không nói to,  2
  3. không tranh giành đồ  chơi, biết nhường nhau, chia sẻ, động viên, giúp đỡ  bạn khi   cần. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào  năm học mới. Chúng tôi  qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ  chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về  cách chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự  giao tiếp thân  mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các  vai chơi vui vẻ. Cô cho trẻ cùng cô tham gia xây dựng nội quy lớp học. Nếu trẻ biết   mình nên làm gì, chúng sẽ cư sử tốt hơn và ngoan ngoãn chấp hành. Cô có thể để trẻ  thảo luận, giúp bạn vài quy tắc đơn giản trong lúc chơi. Với quan điểm lấy trẻ  làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm  của trẻ  để  trang trí lớp, trẻ  được vẽ, xé nặn các sản phẩm để  trang trí các góc, các   buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích  thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ  biết thể  hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó  tạo được mối quan hệ thân  thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.          Chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật  liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục  cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ  môi trường, và đặc biệt qua   hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả  lao động của mình và của bạn. Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ  học nhanh nhất từ  bắt chước, thế  nên nếu  muốn dạy bé thành người biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ  với mọi người thì cô   giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước  mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm: Khi trẻ đến lớp khóc thì các   cô ôm trẻ dỗ dành, bế trẻ vào lớp, chơi các đồ chơi trẻ thích hay nói trẻ khác nhường  đồ chơi cho trẻ để trẻ nín và không khóc nữa mỗi khi đến lớp, bên cạnh đó tôi cũng   trò chuyện cùng trẻ như: Các con đi học phải ngoan để bố mẹ yên tâm đi làm, chiều  bố mẹ về sớm đón con.  3.3. Dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ thông qua hoạt động học,   trò chơi tập thể, hoạt động nhóm, hoạt động góc.              Hoạt động học là hình thức dạy học đóng vai trò chủ  chốt,  ở  đó trẻ  có thể  tìm hiểu cuộc sống xung quanh, tìm hiểu thế giới vạn vật một cách có tổ chức nhất   là tiếp thu các tri thức, kỹ năng sống và các kỹ xảo theo một chương trình có tính hệ  thống.  Thông qua hoạt động học giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, trẻ biết yêu  thương, quan tâm bạn bè, mọi người xung quanh, biết chia sẻ  tình cảm với bạn và  trở thành người tốt.       * Ví dụ: Xây dựng 1 hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ “Dạy trẻ biết   3
  4. chia sẽ yêu thường” ­ Mục tiêu: Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng thể hiện cảm xúc. Trẻ  hiểu nếu biết   yêu thương chia sẻ sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác.   Thực hành: Tặng quà cho bạn. ­ Chuẩn bị: Máy chiếu, các slide truyện: Chú gấu mồ côi.                    Gấu bông to, giấy A4, bút sáp màu. ­ Tiến hành: Ổn định: Cho “Ta đi vào rừng xanh”                 Giới thiệu nội dung bài học, luôn yêu thương chia sẽ với những bạn   có hoàn cảnh khó khăn Điểm suy ngẫm: Trình chiếu cho trẻ xem truyện “Chú gấu mồ côi” Chia sẽ: Xem truyện xong con cảm thấy như  thế  nào? Tại sao chú gấu lại   buồn như vậy? Bạn Thỏ làm gì giúp gấu? Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chia sẽ: Tặng quà bạn gấu. Mỗi trẻ  sẽ  vẽ một món quà tặng bạn gấu, sau đó lên giới thiệu món quà của  mình, tập nói lời chia sẽ: Tôi yêu bạn, tôi tặng bạn, tôi chúc bạn vui. Qua tiết hoạt động bản thân tôi muốn gửi đến trẻ  thông điệp: Mỗi một món  quà chúng mình dù nhỏ thôi nhưng cũng giúp mang lại niềm vui cho các bạn có hoàn   cảnh khó khăn. Từ đó giáo dục trẻ luôn biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ với mọi   người xung quanh. Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ chính là hoạt thộng vui chơi.   Trẻ học mà chơi, chơi mà học. Vì vậy Tôi đã sưu tầm một số trò chơi như: Trò chơi   “ Hành động yêu thương; Tình bạn thân thiết, Sinh nhật vui vẽ” để  tổ  chức cho trẻ  chơi Trong quá trình chơi với bạn, giáo viên luôn luôn chú ý quan sát trẻ chơi để gợi  mở cho trẻ thể hiện sự quan tâm của mình đối với các bạn chơi trong nhóm Qua các trò chơi trẻ biết thể hiện tình cảm của mình cho bạn biết bằng các cử  chỉ, hành động đơn giản như cầm tay, nắm tay, khoác vai, ôm bạn. 3.4. Dạy trẻ  biết chia sẻ  thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngày hội,  ngày lễ: Có thể nói hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày lễ  hội cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả sinh động nhất giúp trẻ trải nghiệm   được cảm xúc tích cực thông qua đó trẻ học và chia sẽ các kỹ năng sống với cô giáo   bạn bè và cha mẹ. Với quan điểm như vậy, ngay từ đầu năm học được sự  cho phép  của nhà trường Tôi thống nhất với ban  chấp hành hội  phụ  huynh  của lớp vào các  ngày lễ hội như ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3 và  4
  5. đặc biệt hưởng  ứng ngày hạnh phúc gia đình 20/3, sẽ tổ  chức cho trẻ giao lưu. Với   mỗi ngày hội Tôi cố  gắng sử dụng một hình thức tổ  chức riêng nhằm lôi cuốn hấp   dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. Ví dụ: Ngày 8/3 ngày quốc tế phụ nữ.Trước ngày tổ chức lễ hội Tôi cùng trẻ  trò chuyện về  ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ  chức và thăm dò ý kiến   của trẻ về món quà tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ làm bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ,   giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. 3.5. Phối kết hợp với phụ huynh để  dạy trẻ  biết quan tâm, yêu thương,  chia sẽ mọi người xung quanh.  Tôi rất tâm đắc câu nói của cô giáo: Tường Lan giáo viên dạy tâm lý học “Con  cái chúng ta như một thân cây chúng hút nước hàng ngày để lớn lên ”. Nhưng câu hỏi  đặt ra là chúng hút nước từ đâu? Chính là từ  ba mẹ. Ba mẹ  phải là biển hồ  cho con  trẻ, phải là biển yêu thương để con trẻ có thể dựa vào đó để lớn lên từng ngày. Chúng cần phải được yêu thương được tôn trọng được hiểu và được an toàn  trong vòng tay của cha mẹ. Tuy nhiên không ít cha mẹ gửi con đến trường mầm non  là yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha   mẹ là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy Tôi thấy rằng gia đình và nhà trường cần là  người bạn đồng hành cùng chí hướng để  việc chăm sóc giáo dục trẻ  đạt được hiệu  quả tốt nhất.                                                                                                              Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên  ngay từ  đầu năm học khi phụ  huynh đưa trẻ  đến lớp  Tôi luôn tiếp xúc  trò  chuyện  trao đổi cụ  thể  với phụ  huynh về  trẻ. Bên cạnh đó Tôi cũng liên lạc thường xuyên  với gia đình trẻ  để  tìm hiểu sinh hoạt của trẻ  để  kịp thời có những biện pháp giáo   dục phù hợp. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm Tôi đã tạo cho buổi họp như một  buổi chia sẽ  kinh nghiệm nuôi dạy trẻ  thật sự. Chúng tôi những người giáo viên   mầm non cũng như phụ huynh luôn mong những đứa con, những học sinh của mình  lớn lên sẽ trở thành những người tốt có ích cho xã hội. Tôi đã đặt câu hỏi “Làm sao   để dạy trẻ  biết yêu thương đúng cách biết quan tâm chia sẽ với mọi người” câu hỏi  đã nhận được rất nhiều ý kiến tích cực của phụ  huynh. Từ đó Tôi đã thấy rằng các  bậc phụ  huynh đã có sự  quan tâm con em mình hơn, trên mỗi bước đi của con mỗi  hành động sự trưởng thành sự thành công của con đều chứa đựng tình yêu thương sự  quan tâm của cha mẹ và cô giáo. 4. Kết quả đạt được. Qua quá trình thực hiện "Biện pháp giáo dục trẻ mẫu   giáo 3­4 tuổi biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ  với mọi người xung quanh" Tôi đã  thu được kết quả đáng phấn khởi.  4.1 Đối với giáo viên:  5
  6. Phương pháp dạy: Đã đúc kết rất nhiều kinh nghiệm về phương pháp dạy trẻ  như tổ chức tiết học nhẹ nhàng, tình cảm, gần gũi với trẻ... Kinh nghiệm rèn trẻ: Biết lựa chọn nội dung dạy, các hoạt động trong lớp hợp  lý, đầy đủ và logic để làm sao giúp trẻ có ký năng tốt nhất 4.2. Đối với trẻ: Sau một học kì dạy trẻ  kĩ năng biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ  với mọi   người xung quanh, tôi thấy học sinh của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các   cháu thích đến lớp, biết vâng lời cô giáo, yêu thương giúp đỡ bạn và mọi người xung   quanh.   Các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn hiện   tượng tranh giành đồ  chơi hay đánh bạn nữa, không những thế  các bé còn biết quan   tâm chia sẻ  với cô giáo và bạn bè, người thân, biết chia sẻ  yêu thương với các cô   trong trường, biết cảm thông chia sẻ  với các bạn có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh,   biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi và cây cối thiên nhiên.  Trải qua thời gian thực hiện, quan sát theo dõi bây giờ các trẻ có tinh thần đoàn   kết, biết chia sẽ  đồ  dùng, đồ  chơi với bạn biết chia sẽ  đồ  dùng đồ  chơi, biết quan  tâm hỏi han khi bạn ốm nghĩ dài ngày Trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn, luôn giúp đỡ  lẫn nhau.  Không những thế trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ công việc với cô và bạn bè   như: Giúp cô, lấy ghế ngồi, lấy những đồ dùng của trẻ khi cô yêu cầu.  Qua khảo sát thực tế kết quả như sau:  Trẻ biết thể hiện yêu thương, quan tâm,  chia sẽ với bạn bè và mọi người xung quanh: 33/33 Tỷ lệ 100% Qua quá trình thực hiện giáo dục trẻ  biết quan tâm và yêu thương mọi người   xung quanh chúng ta thấy rằng việc giáo dục trẻ  biết yêu thương và chia sẻ  là một  yếu tố  rất quan trọng và rất cần thiết. Tôi nhận thấy rằng sau quá trình thực hiện  biện pháp thì bản thân có thêm những kiến thức mới mẻ, sâu sắc hơn về giáo dục sự  yêu thương quan tâm chia sẽ  với mọi người cho trẻ. Tôi tự hứa sẽ  không ngừng tự  phấn đấu, học hỏi, tìm hiểu nghiên cứu tài liệu sách báo để  nâng cao hiểu biết của   của mình. Lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp để giáo dục đúng đắn, luôn  tự  ý thức trách nhiệm của mình. Có lòng tâm huyết với nghề, có đạo đức nghề  nghiệp và là tấm gương sáng cho trẻ học tập.  Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình “Giáo dục trẻ  mẫu giáo 3­4 tuổi biết   yêu thương, quan tâm, chia sẽ  với mọi người xung quan h". Trong quá trình trình  bày biện pháp không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế,   rất mong được sự  góp ý của   BGK để  biện pháp  của Tôi được tiếp tục vận dụng trong công tác bồi  dưỡng, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. 6
  7. Cuối cùng xin kính chúc BGK sức khỏe, hạnh phúc. Chúc Hội thi thành công tốt  đẹp.      Tôi xin chân thành cảm ơn./. HIỆU TRƯỞNG  NGƯỜI VIẾT   Lê Thị Hường                      Nguyễn Thị Hoài Hương                                          7
  8. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2