Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sáng tạo nghệ thuật trong hoạt động tạo hình sử dụng màu nước
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sáng tạo nghệ thuật trong hoạt động tạo hình sử dụng màu nước" nhằm giúp trẻ hình thành và rèn luyện ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ giúp cho lời nói truyền cảm hơn và ngôn ngữ được mạch lạc hơn, mặc khác hoạt động này còn giáo dục trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sáng tạo nghệ thuật trong hoạt động tạo hình sử dụng màu nước
- A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển thẩm mỹ cho trẻ là một trong những nội dung của chương trình giáo dục mầm non. Trong đó, hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện cho trẻ, tác động rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mĩ, hình thành tính yêu cái đẹp trong thiên nhiên với cuộc sống và nghệ thuật. Hoạt động tạo hình đã hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích, góp phần đem đến cái đẹp làm phong phú cho đời sống con người. Đặc biệt là hoạt động sáng tạo với màu nước thực sự luôn rất hấp dẫn đối với trẻ mầm non. Sáng tạo với màu nước trẻ sẽ phát triển được kỹ năng sử dụng các nguyên vật liệu có xung quanh, phát triển trí tưởng tượng. Ngoài ra, giáo dục đạo đức và kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng lao động cho trẻ. Chính vì vậy, là giáo viên mầm non dạy trẻ 5-6 tuổi. Tôi nhận thấy trẻ rất thích thể hiện những ý tưởng sáng tạo của mình thông qua hoạt động tạo hình. Đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sáng tạo nghệ thuật trong hoạt động tạo hình sử dụng màu nước”. Nhằm giúp cho trẻ vừa học, vừa chơi, vừa được khám phá, trải nghiệm, sáng tạo theo cách riêng của bản thân. 1.1 . Cơ sở lí luận Tạo hình trong giáo dục mầm non được coi là một bộ phận văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ những ấn tượng về cái đẹp, xúc cảm chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của con người. Về mặt đạo đức hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành những đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp. Về mặt thể chất giúp trẻ vui vẻ phấn khởi và tác động đến hệ thần kinh, điều hành hoạt động của đôi bàn tay giúp trẻ ngày càng khéo léo và linh hoạt. Về mặt thẩm mỹ giúp trẻ hình thành cảm xúc và yêu thích cái đẹp khi trẻ tham gia tạo hình. Vì vậy, hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành và rèn luyện ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ giúp cho lời nói truyền cảm hơn và ngôn ngữ được mạch lạc hơn, mặc khác hoạt động này còn giáo dục trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe. Hoạt động tạo hình là môi trường giúp cho trẻ rèn luyện năng lực, điều khiển hành vi của mình nhờ có hoạt động này mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên.
- 2 Từ những đặc điểm trên là một giáo viên trực tiếp hoạt động với trẻ tôi nhận thấy rằng việc gây hứng thú cho trẻ tham gia tích cực vào hoạt động tạo hình sáng tạo với màu nước là vô cùng quan trọng. Đối với lứa tuổi mầm non trẻ chưa tự mình xác định được mục đích, cách tiến hành. Vì thế, khi tổ chức hoạt động hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sáng tạo nghệ thuật trong hoạt động tạo hình sử dụng màu nước thường là do giáo viên gợi mở, hướng dẫn với nhiều giải pháp nhằm kích thích tính tò mò, gây hứng thú chú ý, giúp trẻ tạo nên sản phẩm đẹp có tính nghệ thuật. 1.2. Cơ sở thực tiễn Trẻ em là tương lai, là nền móng của dân tộc là sự phát triển tiến bộ của Đất nước. Chính vì vậy, công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi Mầm non là vô cùng quan trọng đối với từng cá nhân trẻ. Bản thân tôi qua thực tế giảng dạy môn tạo hình khi trực tiếp được tiếp cận với phụ huynh học sinh, qua các tiết dạy tôi nhận thấy rằng phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học môn tạo hình hướng dẫn trẻ sử dụng với màu nước của trẻ, học sinh chưa hứng thú với hoạt đông tạo hình. Là một giáo viên Mầm non tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm đi sâu, tìm tòi nghiên cứu để có thể tuyên truyền đến các bậc phụ huynh đặc biệt là giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật tạo hình từ màu nước để từ đó trẻ yêu thích hăng say vào hoạt động tạo hình với màu nước, nhằm góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách cho trẻ, phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo, bồi dưỡng khả năng quan sát chú ý có chủ định thông qua việc trẻ vẽ tranh từ màu nước, trang bị cho trẻ một số kỹ năng cơ bản như: tư thế ngồi, cách cầm cọ để vẽ, tô màu, cách phân biệt và sử dụng màu sắc, cách phối màu nổi bật, vẽ tranh sáng tạo với bố cục hài hòa và hợp lý. Thông qua cơ sở thực tiện trên tôi thấy hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt “Đức - Trí - Lao -Thể - Mỹ” góp phần hình thành nhân cách cho trẻ là nền tảng vững chắc cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Chính vì vậy, là giáo viên mầm non yêu nghề mến trẻ, nhận thức rõ được mục đích ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động tạo hình với màu nước đối với trẻ năm học 2022 -2023, bản thân tôi đã đi sâu vào nghiên cứu tìm tòi học hỏi để có hình thức phương pháp tốt nhất áp dụng vào dạy trẻ 5- 6 tuổi sáng tạo nghệ thuật khi sử dụng màu nước trong hoạt động tạo hình. 2. Giới hạn đề tài - Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 5-6 tuổi của trường mầm non Thạnh Phú 2. - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sáng tạo nghệ thuật trong hoạt động tạo hình sử dụng màu nước. B- PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề
- 3 Năm học 2022-2023, tôi được phân công dạy lớp 5-6 tuổi, lớp Lá 1 gồm có 31 trẻ/02 cô. Trong đó có 20 trẻ đã qua lớp 4 tuổi, đạt tỉ lệ 64,52%, còn lại 11 trẻ lần đầu tiên đến lớp chiếm tỉ lệ 35,48%. Và trong quá trình thực hiện cũng có những thuận lợi và khó khăn như: 1.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo tận tình của ban giám hiệu về chuyên môn cũng như về cơ sở vật chất. - Trẻ biết được những màu sắc cơ bản và có kỹ năng tạo hình tương đối tốt. - Được sự quan tâm của các bậc phụ huynh về cách giáo dục trẻ và luôn sẵn sàng hỗ trợ những nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động tạo hình. - Màu nước là nguyên vật liệu gần gũi, quen thuộc và có thể dễ dàng mua được. Màu nước thân thiện với môi trường và không độc hại cho trẻ. 1.2. Khó khăn - Một vài trẻ chưa học qua lớp 4 - 5 tuổi, nên trẻ chưa có kỹ năng trong hoạt động học tạo hình. - Khi thực hiện hoạt động tạo hình giáo viên chưa cho trẻ thực hiện về màu nước nhiều mà chủ yếu cho trẻ vẽ, tô màu bằng màu sáp là chính. - Trẻ chưa có kỹ năng phối màu như: màu đậm, màu nhạt, xa gần cho phù hợp với sản phẩm. - Trẻ sử dụng màu nước thường dễ làm bẩn sản phẩm và quần áo. - Trước khi thực hiện đề tài này tôi lập bảng khảo sát với một số nội dung và thu được kết quả như sau: Đạt Chưa đạt Nội dung TT khảo sát Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % 01 Trẻ có kỹ năng tạo hình 15/31 48,39 16/31 51,61 02 Trẻ có kỹ năng sử dụng màu nước 14/31 45,16 17/31 54,84 03 Trẻ tạo hình có sáng tạo 12/31 38,7119/31 61,29 04 Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 21/31 67,7410/31 32,56
- 4 05 Trẻ có kỹ năng hoạt động nhóm 20/31 64,5211/31 35,48 Với những thuận lợi và khó khăn trên, để tổ chức tốt hoạt động tạo hình cho trẻ có hiệu quả, bản thân tôi thực hiện đề tài “Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sáng tạo nghệ thuật trong hoạt động tạo hình sử dụng màu nước” với các biện pháp như sau: 2. Những giải pháp thực hiện 2.1. Tạo môi trường phong phú kích thích trẻ tham gia vào hoạt động Mỗi đứa trẻ đều có tính tò mò, thích khám phá. Vì vậy, khi thiết kế môi trường trong và ngoài lớp phải đảm bảo hài hòa với môi trường thiên nhiên. Trẻ được sống và hoạt động trong môi trường phong phú sẽ kích thích trẻ khám phá, trải nghiệm, sáng tạo và vận dụng những kỹ năng tạo hình từ thực tế vào trong tác phẩm của mình. Ngoài ra việc tạo môi trường nghệ thuật đẹp mắt xung quanh trẻ như: cách sắp xếp dồ chơi, các nguyên vật liệu, đồ dùng đẹp mắt và hợp lí, phù hợp, gần gũi, dễ dàng cho trẻ hoạt động bất cứ lúc nào. từ đó, tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn được tham gia vào hoạt động tạo hình. Ví dụ: Tôi chuẩn bị nguyên vật liệu là các loại đồ dùng như: dĩa nhựa, tăm bông, ống hút, nĩa, chai nước suối, lõi giấy vệ sinh, lá, cành cây to, nhỏ….. có nhiều màu sắc, hình dáng khác nhau để trẻ tự do sáng tạo ra những sản phẩm theo ý thích của mình như: in hoa tăm bông trên dĩa nhựa, hoa ống hút, hoa từ chai nước suối, hoa nĩa, in từ lá cây.... Như vậy, trẻ đã biến cái của cô thành cái của trẻ qua các hoạt động trong góc nghệ thuật với màu nước.
- 5 Hoạt động tạo hình ngoài trời được đan xen linh hoạt, nhằm mang tới cho trẻ những trải nghiệm học tập mới lạ và hấp dẫn nhất, trẻ được hòa mình vào thiên nhiên, các kiến thức như sự thay đổi của môi trường ánh sáng mặt trời, bóng râm hay sắc thái của màu lá sẽ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ trong nghệ thuật. Hình ảnh trẻ tạo hình cây xanh bằng màu nước ngoài trời Với biện pháp này sẽ tạo cho trẻ nhiều cơ hội sáng tạo, tạo ra những sản phẩm theo ý thích của trẻ. Đồng thời biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn làm ra. 2.2. Hướng dẫn trẻ sử dụng sáng tạo màu nước trong hoạt động tạo hình Việc sử dụng thành thạo với màu nước là việc làm rất ý nghĩa với trẻ. Khi trẻ được trực tiếp sử dụng màu nước thường xuyên thì trẻ sáng tạo hơn. Vì vậy, tôi thử sức cho trẻ tự pha màu nước để tạo ra những màu mà trẻ thích nhất. Từ đó, trẻ sẽ phát hiện ra sự khác nhau khi pha không cùng số lượng màu nguyên chất.
- 6 Đối với những màu cơ bản trẻ đã biết cách phối màu cũng như pha màu từ 2 màu đã cho ra một màu mới, nhưng để pha 2 màu đó để tạo ra những màu đậm nhạt dần theo ý muốn thì tôi đã hướng dẫn trẻ như sau: Trước tiên tôi dạy trẻ phân biệt màu nóng, màu lạnh, khi pha chúng với nhau sẽ như thế nào? Sau đó cho trẻ trực tiếp phối màu với tỷ lệ màu khác nhau sẽ tạo ra những màu đẹp hơn. Từ đó trẻ biết quan sát và tìm ra sự khác nhau về màu sắc khi thực hiện vẽ tranh thì trẻ biết điều chình màu sắc sao cho phù hợp. Ví dụ: Những vật ở gần màu sắc sẽ đậm hơn những vật ở xa, hay những vật ở gần thì kích thước cũng lớn hơn những vật ở xa. Thông qua đó giúp trẻ phát triển tư duy và mở rộng vốn hiểu biết, nhận thức của trẻ. Ngoài ra trong quá trình thực hiện tôi luôn giáo dục trẻ biết cách sử dụng màu nước cho khéo, không làm dơ sản phẩm và quần áo của mình. 2.3. Tạo tình huống, yếu tố bất ngờ để thu hút sự chú ý, hứng thú của trẻ vào hoạt động Những yếu tố bất ngờ bao giờ cũng gây được sự chú ý đặc biệt với trẻ, vì vậy giáo viên cần tận dụng thời gian ở mọi lúc, mọi nơi trong những hoàn cảnh khác nhau để tạo ra sự bất ngờ đối với trẻ. Trẻ em rất nhạy cảm, mỗi một sự thay đổi dù chỉ rất nhỏ có chú ý, nhất là sự thay đổi ấy lại tạo ra một cái mới lạ. Vì vậy, tôi thường tạo ra những cơ hội cho trẻ như: Cho trẻ phát hiện ra những chiếc nĩa, gốc cải thìa được in thành
- 7 những bông hoa bằng màu nước. Kết quả, chỉ trong ít phút trẻ đã xúm lại chuyền tay nhau để in những bông hoa từ dụng cụ nĩa, gốc cây cải thìa. Biện pháp này mang lại cho trẻ sự thu hút và hứng thú sáng tạo, để tạo ra sản phẩm từ màu nước. Giáo viên cần khéo léo vận dụng trong mọi hoàn cảnh khác nhau, khi thì tạo tình huống gây những yếu tố bất ngờ đối với trẻ khi thì biết vận dụng những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả đều phải được khai thác một cách triệt để trên cơ sở hứng thú và xuất phát từ nhu cầu hoạt động của trẻ. Có như vậy trẻ mới tích cực hưởng ứng và hoạt động mang lại hiệu quả cao.
- 8 2.4. Tạo hình sáng tạo với màu nước trong hoạt động học Tạo hình màu nước bằng nguyên vật liệu thiên nhiên như: rau, củ, lõi giấy, lá cây, ống hút, …những nguyên vật liệu xung quanh ta rất đa dạng và phong phú, chỉ cần một chút tinh mắt, một chút khéo léo cùng với sự sáng tạo. Chúng ta có thể bất ngờ phát hiện ra công dụng thần kỳ của chúng. Tôi đã khám phá, đưa vào hoạt động tạo hình và trẻ đã rất hứng thú với sản phẩm của mình. Ví dụ: Ở chủ đề: “Thế giới thực vật”. Đề tài: “In hoa bằng màu nước”. Trước tiên tôi chuẩn bị cho trẻ những nguyên vật liệu có thể sử bằng các loại rau củ như: gốc cây cải thìa, trái đậu bắp, trái khế khi chúng ta cắt đi phần cuốn cũng tạo ra những bông hoa rất đẹp. Hay lõi giấy, ống hút bốp nhẹ hai đầu tạo thành chiếc lá, hoặc tia nắng, ông mặt trời, … Sau đó tôi cho trẻ pha màu cần sử dụng như: màu xanh lá, xanh lá non, vàng, cam, đỏ…cháu nhỏ một ít màu lên giấy và dùng ống hút để thổi thành các cành hoa, sau đó dùng lõi giấy bóp nhẹ hai đầu và nhúng vào màu xanh lá và xanh non để làm táng cây và cháu có thể trang trí những bông hoa bằng những loại rau củ mà cô đã chuẩn bị... Trong khi thực hiện cô cần quan sát, gợi ý cho cháu sáng tạo thêm và thường xuyên nhắc nhở cháu giữ gìn vệ sinh khi sử dụng màu nước. Ngoài các hoạt động tạo hình trên lớp học trẻ còn được tham gia vào các hội thi do trường tổ chức như hội thi “Cô sáng tạo, bé khéo tay”, qua hội thi giúp
- 9 trẻ có cơ hội được thể hiện ý tưởng sáng tạo của cá nhân hay nhóm trẻ với một chủ đề mà trẻ yêu thích, đồng thời trẻ được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của đội bạn và giúp trẻ tự tin hơn trong hoạt động. 2.5. Phối hợp phụ huynh Như chúng ta đã biết môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là không thể thiếu. Trong các buổi họp phụ huynh lớp tôi đã dành thời gian để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng màu nước trong hoạt động tạo hình của trẻ.
- 10 Hình ảnh họp phụ huynh của lớp Giới thiệu cho phụ huynh xem những loại đồ dùng, vật liệu như: Màu nước, tăm bông, ống hút, lõi giấy, cuống cải thìa, chai nước suối, lá cây... cần thiết để phục vụ hoạt động này. Từ đó phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương từ những vật liệu màu nước, tăm bông, ống hút, lõi giấy cuốn cải thìa, chai nước suối, lá cây... để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp phục vụ cho hoạt động tạo hình của trẻ. 3. Tính hiệu quả của sáng kiến Qua thời gian áp dụng và thực hiện những biện pháp trên đã mang lại hiệu quả như sau: * Hiệu quả kinh tế Thông qua một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sáng tạo nghệ thuật trong hoạt động sử dụng màu nước, đã giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thẩm mĩ như trẻ có kỹ năng sử dụng màu nước, biết phối hợp tạo ra màu mới, biết lựa chọn các nguyên vật liệu và sáng tạo trong từng tác phẩm nghệ thuật của mình. Đồng thời, đã tạo cho trẻ nhiều cơ hội để khám phá, trải nghiệm các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ trong cuộc sống hàng ngày vào trong nghệ thuật. Vừa mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn như tiết kiệm được một số chi phí để trang bị đồ dùng cho trẻ hoạt động. * Lợi ích xã hội - Đối với trẻ: Trẻ hào hứng, thích thú tham gia vào hoạt động tạo hình. Hình thành cho trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay như kỹ năng pha màu, kỹ năng sắp xếp bố cục,
- 11 sáng tạo khi thực hiện với các nguyên vật liệu và sản phẩm của trẻ đã có những nét riêng thể hiện sự sáng tạo. Trẻ có những kỹ năng cơ bản về tạo hình, trẻ biết trân trọng sản phẩm của mình, trẻ luôn mong muốn được tham gia các hoạt động vẽ tranh, in tranh bằng màu nước và thực hiện có sự sáng tạo. Sau 07 tháng áp dụng thu được kết quả như sau: Trước khi áp Nội dung Sau khi áp dụng TT dụng khảo sát Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % 01 Trẻ có kỹ năng tạo hình 15/31 48,39 30/31 96,77 02 kỹ năng sử dụng màu nước 14/31 45,16 28/31 90,32 Trẻ có 03 tạo hình có sáng tạo 12/31 38,7122/31 70,98 Trẻ 04 hứng thú tham gia vào hoạt động 21/31 67,7431/31 100 Trẻ 05 có kỹ năng hoạt động nhóm 20/31 64,5229/31 93,54 Trẻ - Đối với giáo viên: Bản thân được trau dồi thêm về kiến thức, kinh nghiệm để dạy trẻ hoạt động tạo hình đạt kết quả cao, tôi tự tin hơn trong tiết dạy, tiết học trở nên hấp dẫn lôi cuốn trẻ cùng tham gia hoạt động, thu được kết quả cao. Tạo môi trường phong phú, đa dạng phù hợp với nội dung của từng chủ điểm, có nhiều đồ dùng đồ chơi và các nguyên liệu thiên nhiên, các vật liệu mở cho trẻ sử dụng để sáng tạo, thu hút hấp dẫn trẻ. Tuyên truyền đến phụ huynh để cùng phối hợp với giáo viên trong công tác giáo chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả. - Đối với phụ huynh: Qua các hoạt động của trẻ phụ huynh thấy được kết quả của con mình. Từ đó, các bậc phụ huynh chủ động thường xuyên trao đổi và phối kết hợp với giáo viên để có hướng phát huy năng lực của trẻ và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Phụ huynh sẵn sàng hỗ trợ được nhiều các nguyên vật liệu đa dạng, phong phú cho trẻ tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo nghệ thuật của trẻ. C- PHẦN KẾT LUẬN 1. Phạm vi áp dụng sáng kiến Những giải pháp nêu trên tôi đã thực hiện và áp dụng thành công đối với trẻ lớp Lá 1 tại trường Mầm non Thạnh Phú 2 và có thể triển khai áp dụng rộng
- 12 rãi đối với trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non trong huyện nhằm góp phần nâng cao sự hứng thú, sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động tạo hình sử dụng màu nước. 2. Điều kiện áp dụng và được triển khai nhân rộng Để giúp giáo viên thuận lợi trong việc thiết kế bài dạy cũng như tổ chức các hoạt động tạo hình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ tham gia vào hoạt động đạt hiệu quả cao cần đảm bảo thực hiện đủ các điều kiện như sau: Ban giám hiệu cần tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp chuyên đề, tập huấn, dự giờ ở trường bạn để học hỏi nâng cao tay nghề. Chuyên môn cần tổ chức các hoạt động tạo hình mẫu, các tiết thao giảng, dự giờ có đánh giá, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm để giáo viên học hỏi lẫn nhau. Tổ chức các hội thi để giúp trẻ có cơ hội thể hiện năng khiếu sáng tạo của trẻ, vừa tạo sân chơi thoải mái cho trẻ, vừa giúp trẻ được giao lưu học hỏi. Nhà trường, các bậc phụ huynh cần hỗ trợ thêm các dụng cụ, trang thiết bị, nguyên vật liệu để giáo viên thực hiện giảng dạy có hiệu quả hơn. Để làm tốt công tác giáo dục này, đòi hỏi giáo viên cần có tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi, học hỏi, tự nâng cao vốn hiểu biết và nâng cao năng lực làm việc của mình nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Tăng cường đầu tư các phương tiện, trang thiết bị, vật liệu, đồ dùng đồ chơi tự tạo để đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Đặc biệt, sự phối kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường là điều không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. * Bài học kinh nghiệm khi thực hiện đề tài Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, là phương tiện để giáo dục thẩm mĩ và góp phần vào sự phát triển toàn diện cho trẻ. Vậy nên chúng ta cần tạo môi trường đặc biệt là môi trường kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, muốn tạo ra cái đẹp cho trẻ tham gia một cách tích cực nhất. Giáo viên phải biết linh hoạt, sáng tạo và hướng dẫn trẻ thực hiện được giúp tôi có thêm những sản phẩm tạo hình từ màu nước để phục vụ cho các hoạt động, các chủ đề. Với những sản phẩm này giúp tôi truyền thụ những kiến thức và dạy trẻ một cách dễ dàng và phát triển tư duy một cách tích cực cho trẻ, giúp cho tiết học trở nên sinh động, nhẹ nhàng và thỏa mản nhu cầu ham thích khám phá, tìm tòi của trẻ. Giáo viên cần thường xuyên đổi mới những phương pháp, hình thức dạy học theo hướng đổi mới. Kiên trì trong việc cho trẻ làm quen màu nước vì trẻ có thể dơ bẩn, đổ màu lên sàn lớp, lên bạn. Chính vì vậy, mà cô giáo cần tập cho trẻ có thói quen dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh khi tham gia hoạt động tạo hình với màu nước
- 13 Như vậy, qua quá trình thực hiện một số hoạt động tạo hình sáng tạo với màu nước, tôi nhận thấy hoạt động tạo hình có nhiều lợi thế để kích thích trí sáng tạo của trẻ. Trong hoạt động trẻ được tư duy và thực hành. Trẻ sáng tạo qua bố cục, màu sắc, ý tưởng trong bài tạo hình. Với các hoạt động mang tính mới lạ, càng kích thích trẻ hứng thú và say mê trong quá trình sáng tạo của mình. Vì vậy, cần xây dựng, sưu tầm các hoạt động tạo hình với màu nước có tính sáng tạo và tổ chức cho trẻ nhằm phát triển một cách toàn diện nhất, đặc biệt là khả năng sáng tạo của trẻ. Trên đây là một số giải pháp giúp trẻ hứng thú sáng tạo trong hoạt động tạo hình sử dụng màu nước mà bản thân đã áp dụng có kết quả tốt trong các giờ hoạt động tạo hình tại lớp học của mình phụ trách./. Xét duyệt Thạnh Phú, ngày 20 tháng 3 năm 2023 Của Hội đồng sáng kiến cấp trường Người viết ……………………………………………….. …………………………………………..…… ……………………………………………….. …………………………………………..…… ……………………………………………….. Phạm Thị Khánh Ly …………………………………………..…… ……………………………………………….. …………………………………………..……
- 14
- 15
- 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 191 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 162 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn