intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Hướng dẫn trẻ thoát hiểm về phòng cháy chữa cháy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Hướng dẫn trẻ thoát hiểm về phòng cháy chữa cháy" được hoàn thành với mục tiêu nhằm trang bị kỹ năng phòng chống hỏa hoạn giúp trẻ nhận biết những mối nguy hiểm tiềm tàng xung quanh, nhận biết những nguyên nhân gây ra hỏa hoạn và cách phòng tránh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Hướng dẫn trẻ thoát hiểm về phòng cháy chữa cháy

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến - Giáo dục mầm non là nền tảng cho sự phát triển nhân cách con người, do đó giáo dục mầm non có vị trí quan trọng trong chiến lược giáo dục bảo vệ môi trường, phòng ngừa giảm nhẹ hậu quả biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai. - Trẻ lứa tuổi mầm non rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình thành những nề nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này. Đồng thời trẻ cũng rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai. - Dân gian có câu “Thủy - hỏa - đạo tặc” là 3 nguy cơ lớn đe dọa đời sống con người. Trong đó, “bà hỏa” được xếp thứ hai đã đủ để chứng minh sức hủy diệt rất lớn, thậm chí khủng khiếp hơn cả bom đạn chiến tranh. Tránh được cháy nổ hay không là do ý thức của mỗi người trong cuộc sống. - Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục cho trẻ mẫu giáo là một việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là dạy trẻ biết phòng chống ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra trong trường học, vì khi hỏa hoạn xảy ra, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Trước tình hình trên, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm giáo dục mầm non năm học 2022-2023, tiếp tục nâng cao chất lượng tích hợp các nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai vào chương trình giáo dục mầm non; với thực trạng thời tiết nắng nóng, hanh khô kéo dài, và nếu con người không cẩn thận khi dùng các vật liệu dễ cháy hay sử dụng các thiết bị điện không an toàn thì đây chính là mối nguy cơ gây cháy nổ, hỏa hoạn cao, không biết sẽ xảy ra bất cứ lúc nào, và luôn luôn là mối đe dọa tiềm ẩn trong cuộc sống của chúng ta. Khi hỏa hoạn xảy ra gây thiệt hại tổn thất nặng nề về người và tài sản.
  2. - Là một giáo viên mầm non tôi nhận thức sâu sắc khi hỏa hoạn xảy ra, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, chưa tự bảo vệ được mình vì vậy cần giáo dục trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng cơ bản ứng phó khi có hỏa hoạn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay. Tôi luôn suy nghĩ và trăn trở, cố gắng tìm tòi, vận dụng các biện pháp, kinh nghiệm lồng ghép vào các chủ đề và hoạt động trong ngày một cách cụ thể để giáo dục kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với hỏa hoạn cho trẻ sao cho đảm bảo tính khoa học, hợp lý và đạt hiệu quả. Tôi xác định rõ những việc cần làm đối với trẻ, phụ huynh, để đẩy mạnh công tác giáo dục kỹ năng ứng phó phòng ngừa hỏa hoạn cho trẻ trong lớp tôi. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài này và đi sâu vào nghiên đề tài “ Hướng dẫn trẻ thoát hiểm về phòng cháy chữa cháy” là vấn đề tôi quan tâm giải quyết nhằm giúp trẻ phòng chống hỏa hoạn đạt hiệu quả tốt hơn. 2. Mục tiêu của sáng kiến Trang bị kỹ năng phòng chống hỏa hoạn giúp trẻ nhận biết những mối nguy hiểm tiềm tàng xung quanh, nhận biết những nguyên nhân gây ra hỏa hoạn và cách phòng tránh. 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu “ Hướng dẫn trẻ thoát hiểm về phòng cháy chữa cháy” cho trẻ lớp …. Tuổi tại trường mầm non …… thời gian từ tháng …./….. đến tháng …./2023 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mọi gia đình và xã hội. Thực hiện tốt công tác PCCC là đã bảo vệ được tính mạng, tài sản, giữ được bình yên, hạnh phúc cho mọi gia đình và xã hội. Trong cuộc sống, nhiều lúc chỉ cần một phút lơ
  3. là, bất cẩn là có thể để xảy ra cháy. Thời gian qua nhiều vụ cháy xảy ra đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Trường học là những nơi đông người làm việc và học tập nơi có số lượng học sinh tập trung tương đối lớn, công tác phòng cháy chữa cháy là hoạt động nằm trong chuyên đề Huyện “ Hướng dẫn trẻ thoát hiểm về phòng cháy chữa cháy”. đặc biệt là trường Mầm non còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, nhất là trường chưa được xây dựng theo quy chuẩn và thẩm duyệt thiết kế về an toàn PCCC như trường mầm non, nơi tôi đang công tác. Vì vậy trang bị cho trẻ những kỹ năng cơ bản cần thiết là một việc làm nên làm và cần thiết, giúp cho trẻ có thêm nhiều kiến thức về cách thoát hiểm, biết cách bảo vệ bản thân mình khi gặp sự cố. Trong khi thực hiện đề tài Tôi gặp thuận lợi và khó khăn sau: 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Thuận lợi - Ban Giám hiệu cùng Ban chấp hành công Đoàn trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được học hỏi trên báo, đài, tài liệu, trên mạng,…về phòng cháy chữa cháy, cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ, phối hợp với lực lượng địa phương trong bảo vệ tài sản khi có xảy ra cháy nổ biết cách sơ tán học sinh khi có hỏa hoạn xảy ra. - Tất cả giáo viên, nhân viên bảo vệ, cấp dưỡng đều phải nêu cao ý thức trong việc phòng chống cháy nổ, tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về phòng cháy chữa cháy, làm đúng trách nhiệm theo sự phân công và chỉ đạo của Ban giám hiệu trường khi có sự cố xảy ra.
  4. - Ban Giám hiệu trường mẫu giáo tạo điều kiện thuận lợi mua sắm trang thiết bị phương tiện báo cháy, chữa cháy, tổ chức đội ứng cứu tại chỗ. 2.2 Khó khăn - Một số phụ huynh chưa nắm bắt kỹ năng ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra. - Trẻ chưa có vốn kinh nghiệm, chưa hiểu biết, chưa có các kỹ năng ứng phó về hỏa hoạn. 2.3 Khảo sát trẻ đầu năm - Đầu năm Tôi tiến hành khảo sát trẻ lớp Tôi và thu được kết quả sau: Trước khi Tổng Tỷ lệ TT Hoạt động thực hiện trẻ % biện pháp 1 - Kỹ năng phòng cháy chữa cháy 2 - Kiến thức phòng cháy chữa cháy 3 - Kỹ năng hướng dẫn trẻ cách thoát hiểm khi gặp cháy 3. Các biện pháp thực hiện Giải pháp 1:Tham dự đầy đủ các buổi tập huấn phòng cháy chữa cháy tại trường mầm non …. Tham dự đầy đủ và nghiêm túc tất cả các đợt tập huấn về Phòng cháy, chữa cháy do nhà trường là nhiệm vụ then chốt của mỗi giáo viên, nhân viên của nhà trường Quan Hoa. Đây là kim chỉ nam ban đầu với tất cả những kiến thức và kỹ năng chuẩn nhất để người giáo viên nắm được cách thoát hiểm khi có cháy xảy ra. Đây không chỉ đơn thuần là tham dự để nghe phổ biến về cách thức phòng cháy chữa cháy mà đây còn là những nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể đòi hỏi mỗi CB-GVNV trong nhà trường phải phấn đấu nắm vững kỹ năng phòng cháy & thoát hiểm khi có cháy xảy ra.
  5. Các giáo viên trong trường cũng được được hướng dẫn các kiến thức cơ bản về đảm bảo an toàn PCCC trong môi trường làm việc, thực hành cách dùng các phương tiện PCCC được trang bị tại chỗ, đặc biệt là các bước sơ tán, đưa các trẻ đang học trong lớp ra vị trí an toàn một cách nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố - Ngoài ra Tôi còn nghiên cứu thêm tài liệu do phòng giáo dục phát và tìm hiểu kiến thức qua mạng interner, để có những kiến thức chuẩn nhất hướng dẫn trẻ tại lớp mình. Trường nằm trong khu dân cư đông đúc, do đó tình hình cháy nổ diễn ra hết sức phức tạp. + Tầng 1 bao gồm phòng Hiệu trưởng, khu vực nhà bếp, lớp nhà trẻ D1 và khu vui chơi của trẻ. Từ tầng 1 có 2 cầu thang thoát hiểm là cầu thang số 1 và cầu thang số 2. + Tầng 2 và tầng 3 có thiết kế giống nhau bao gồm 2 lớp học 1 tầng + Tầng 4 là lớp MGL A2, dãy văn phòng và các phòng chức năng. Nhà trường cũng đã trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy đầy đủ ở các tầng học
  6. Là một giáo viên mầm non tôi nhận thức sau sắc khi hỏa hoạn xảy ra, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn, chưa bảo vệ được mình vì vậy cần giáo dục, trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng cơ bản ứng phó khi có hỏa hoạn, đặc biệt trong điều kiện khắc nghiệt như hiện nay Giải pháp 2: Cung cấp kiến thức nhận biết dấu hiệu của hỏa hoạn cho trẻ: - Được tích hợp phù hợp vào trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: Giáo dục phát triển thể chất, Giáo dục phát triển nhận thức, Giáo dục phát triển thẩm mỹ,
  7. Giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội, vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Đảm bảo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động gần gũi không xa lạ, gắn với thực trạng tình hình thực tế của địa phương, phương pháp đảm bảo tự nhiên linh hoạt nhẹ nhàng đan xen nhau tổ chức thông qua các hoạt động nhằm giúp cho trẻ biết hỏa hoạn là những đám cháy lớn, thường gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Các hoạt động giáo dục có thể được tiến hành trên các giờ hoạt động học có chủ định và mọi lúc, mọi nơi; tổ chức theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp, trong lớp hoặc ngoài sân trường. * Ví dụ: Chủ đề dạy về giao thông - lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ. Đề tài: Thơ Xe chữa cháy. - Ở đề tài này cô có thể cho trẻ biết dấu hiệu hỏa hoạn: đám cháy, lửa bốc cao kèm theo khói.Trẻ biết được xe cứu hỏa dùng để chữa cháy .Cô sẽ chuẩn bị:
  8. + Đoạn phim về hình ảnh lửa cháy ở nhà cao tầng, xe cứu hộ đang chữa cháy. + Tranh minh họa thơ: xe chữa cháy.Sau đó cô sẽ tiến hành như sau: *Hoạt động 1: Xem phim về xe chữa cháy. -Tổ chức cho trẻ xem phim về hỏa hoạn xảy ra ở nhà cao tầng khu chung cư, và công tác chữa cháy của các chú cứu hỏa. + Các con nhìn thấy gì trong đoạn phim vừa rồi? + Khi có cháy xảy ra ai sẽ làm nhiệm vụ chữa cháy? + Phương tiện giao thông dùng để chữa cháy đó là gì? -> Cô và các con hãy tặng cho các chú cảnh sát cứu hỏa thêm một chiếc xe chữa cháy, để các chú làm nhiệm vụ nào! *Hoạt động 2: Đọc thơ “ Xe chữa cháy”. *Hoạt động 3: Chơi tô màu xe chữa cháy.
  9. * Kết thúc: Cả lớp cùng hát bài: Chúng tôi là lính cứu hỏa” - Ngoài ra giáo viên trò chuyện cùng trẻ tổ chức cho trẻ xem tranh,: (Hoạt động đón, hoạt động chiều, giờ trả trẻ).Cháy rừng,Cháy nhà chung cư + Con nhìn thấy gì qua bức tranh này? Lửa có màu gì? + Khi nào thì mình biết là có cháy? Qua các dấu hiệu nhận biết đám cháy, cô có thể hỏi trẻ các nguyên nhân gây ra cháy, từ đó cung cấp và củng cố thêm kiến thức cho trẻ như: (Cháy do mẹ quên không tắt bếp ga Cháy do chập điện Hay cháy do đốt lá cây, đốt vàng mã, hay do trẻ nghịch bật lửa, đốt nến, cháy do bố gạt tàn thuốc lung tung, Đốt lá cây khiến đám cháy bị lan ra Đốt vàng mã) *Từ việc cung cấp kiến thực giúp trẻ nhận biết đám cháy, các nguyên nhân gây ra cháy cô có thể trò chuyện về vốn sống của trẻ? + Con đã nhìn thấy hỏa hoạn chưa? ở đâu?
  10. + Tác hại của cháy, hỏa hoạn đối với con người? + Nếu có cháy, hỏa hoạn xảy ra thì cần phải làm gì? Giải pháp 3: Dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản để thoát hiểm khi gặp cháy Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục cho trẻ mẫu giáo là một việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là dạy trẻ biết phòng chống ứng phó khi có hỏa hoạn xảy ra, vì cháy nổ gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng con người. Để lại hậu quả và gánh nặng cho xã hội. Những vụ cháy thường xuất phát do ý thức chủ quan, thiếu cẩn trọng, coi thường mạng sống . Ví dụ: Đặt tình huống giả định Vào hồi 9h30 phút sáng ngày 10/11/2022, tại nhà kho lớp mẫu giáo nhỡ B2 thuộc cơ sở 1 của nhà trường đã xảy ra sự cố chập điện do chiếc quạt treo tường đã sử dụng lâu ngày. Trong kho có chứa nhiều chất dễ gây cháy như chăn bông, đệm, giấy bìa cactoong,.. Khi phát hiện có sự cố, giáo viên của lớp đã nhanh chóng hô lớn đồng thời nhấn chuông báo động và báo cháy cho lực lượng bảo vệ, sau đó báo cáo cho BGH chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường thực hiện các phương án PCCC đã được duyệt. Bảo vệ thường trực ngắt cầu giao điện của nhà trường. Đội viên phòng cháy chữa cháy lập tức triển khai công tác chữa cháy, hướng dẫn giáo viên đưa trẻ thoát nạn và sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ, tổ chức triển khai công tác chữa cháy ban đầu đồng thời gọi điện báo cháy cho Trung tâm chỉ huy 114. Nhân viên nhà bếp khi nhận được tín hiệu báo cháy đã khẩn trương tắt cầu giao khu vực nhà bếp đồng thời sẵn sàng phương án hỗ trợ đón trẻ khi các giáo viên đưa xuống và di chuyển trẻ đến nơi tập kết an toàn.
  11. Sau khi nhận được thông báo của nhà trường, toàn bộ giáo viên các lớp đã nhanh chóng đưa trẻ di chuyển xuống 02 cầu thang của nhà trường, đồng thời đảm bảo an toàn cho trẻ tại khu vực tập kết và báo cáo lại số lượng trẻ cho Tổ phòng cháy chữa cháy của nhà trường. Nhân viên y tế đã chuẩn bị túi sơ cấp cứu y tế và khu vực cấp cứu lưu động. Tổ phòng cháy chữa cháy của nhà trường đã lập tức tiến hành kiểm tra toàn bộ khu vực các lớp học, khu vực nhà bếp và tiếp nhận thông báo kết quả an toàn của trẻ từ phía giáo viên. Đến lúc này, toàn bộ CBGVNV và học sinh của nhà trường đã di chuyển ra khỏi khu vực bị cháy và đến nơi tập kết an toàn. Với sự phối hợp giữa các bộ phận và kinh nghiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy, đám cháy được nhanh chóng dập tắt, toàn bộ CBGVNV và học sinh của nhà trường đã được an toàn. Trẻ nhỏ rất dễ trở thành những nạn nhân đầu tiên trong vụ hỏa hoạn, bởi các em không biết cách thoát hiểm trong đám cháy. Do vậy, các nhà trường cần dạy trẻ cách phòng cháy chữa cháy, kỹ năng thoát hiểm ngay từ khi còn nhỏ. *Kỹ năng 1: Khi ngửi thấy mùi khét hoặc trông thấy khói, lửa hay thấy chuông, đèn báo cháy mà không có người lớn bên cạnh thì các con phải thật bình tĩnh, tìm cách báo ngay cho người lớn hoặc gọi ngay cho các chú lính cứu hỏa theo số điện thoại là 114
  12. *Kỹ năng 2: Khi xảy ra sự cố về cháy, nổ ở trường học hay ở nhà, các con phải hết sức bình tĩnh, không được hoảng loạn, không được chen lấn xô đẩy và tuyệt đối phải làm theo sự chỉ dẫn của các thầy cô hay người lớn trong gia đình.
  13. *Kỹ năng 3: Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi khí độc cũng có thể dẫn đến tử vong. Để tránh bị ngạt khói, các con di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể (trong khi bò nên bò theo men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất). *Kỹ năng 4: Khi thoát ra ngoài phòng, các con hãy bình tĩnh di chuyển thoát nạn theo đường cầu thang bộ theo sự hướng dẫn của thầy cô hay người lớn. Đối với các trường học hay nhà ở mà có thang máy thì các con không được sử dụng để thoát nạn (vì khi xảy ra sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng lại bất cứ khi nào, dễ dẫn đến bị kẹt và ngạt khí gây tử vong).
  14. Cô và trẻ bịt khăn men theo tường khi có khói mù mịt để thoát ra ngoài
  15. Cô và trẻ đã thoát khỏi đám cháy xuống cầu thang. Giải pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục trẻ ý thức phòng chống hỏa hoạn: - Môi trường giáo dục là những điều kiện vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết về ứng phó phòng chống hỏa hoạn cũng như ý thức của trẻ trong việc bảo vệ môi trường. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng trang trí lớp sinh động hấp dẫn trẻ, tạo được không gian, độ mở, lồng ghép nội dung về ứng phó phòng chống hỏa hoạn thông qua hoạt động chơi.
  16. - Môi trường có sự giao tiếp, hướng dẫn bằng lời nói, cử chỉ và hành động của tôi và trẻ. Đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ cho hoạt động, được bố trí sắp xếp gọn gàng, thuận tiện cho trẻ dễ lấy dễ sử dụng, dễ dàng trong công tác quan sát của tôi ở tại lớp, trẻ được học một cách nhẹ nhàng hiệu quả. Cụ thể: Tôi tận dụng các mảng tường mở * Góc khoa học: - Cho trẻ sưu tầm dán những hình ảnh về phòng chống cháy nổ (Biển cấm lửa, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy).
  17. * Góc học tập: -Làm bài tập về những hành động đúng sai Ví dụ: Bé hãy chọn đáp án bé cho là đúng - Hay cho trẻ gắn mặt cười và mặt mếu vào những hành động đúng hoặc sai khi trẻ gặp hỏa hoạn Ví dụ: Bé hãy quan sát và đánh dấu (X) vào bức tranh có hành động đúng để phòng chống hạn hán cháy rừng. + Các bé thấy gì trong 2 bức hình trên? + Chúng ta phải làm gì để phòng ngừa hỏa hoạn? Ví dụ: Bài tập khoanh tròn phương tiện giao thông : Dụng cụ làm nghề của (công an phòng cháy chữa cháy, lính cứu hỏa). * Góc làm quen văn học: xem tranh trò chuyện: + Bé cần làm gì để tránh gây hỏa hoạn, tôi kể cho trẻ nghe câu truyện thần thoại về nữ thần lửa trong truyện cổ hy lạp, câu truyện tuy ngắn nhưng ở trong đó có nhiều bài học bổ ích cho trẻ như: tác hại và ích lợi của lửa đối với đời sống con người, cách dập lửa.. * Góc Tạo hình:
  18. Tôi sưu tầm những quyển tranh tô màu đề tài hỏa hoạn để trẻ có thể tô màu sau đó tôi sẽ trò chuyện với trẻ để từ những bức tranh tô màu đó trẻ sẽ học được một số kĩ năng phòng chống hỏa hoạn Xây dựng môi trường giáo dục học cho trẻ, giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tại lớp, trẻ vừa được học vừa được chơi, trẻ có được những kỹ năng có bản thông qua tiết học hàng ngày, giúp trẻ được phát triển tư duy một cách toàn diện, trẻ biết được những kỹ năng phòng cháy chữa cháy tại trường cũng như tại nhà Giải pháp 5 :Tuyên truyền phối hợp phụ huynh hướng dẫn trẻ cách thoát hiểm về phòng cháy chữa cháy - Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, là một trong những môi trường giáo dục có tác động mạnh mẽ đối với việc hình thành phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Giáo dục ở gia đình là cơ sở đầu tiên để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy việc giáo dục trẻ kỹ năng thoát hiểm
  19. khi gặp hỏa hoạn là việc làm cần thiết không chỉ được thực hiện ở trường mầm non mà cần được giáo dục ngay cả trong gia đình. - Bởi lẽ nguy cơ cháy nổ hỏa hoạn ở mỗi gia đình là rất cao, cần giáo dục không cho trẻ chơi với những vật dụng dễ cháy, thiết bị điện không an toàn, Bố mẹ là người gương mẫu thực hiện sử dụng các thiết bị điện an toàn hiệu quả ngay tại gia đình. - Thông qua giờ đón trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về nội dung này. - Thông qua buổi họp phụ huynh, qua nội dung kế hoạch phối hợp cha mẹ trẻ hằng tháng ở sổ bé ngoan, qua giờ đón trả trẻ, qua bảng tuyên truyền của lớp. Ví dụ : Gia đình bé làm gì để ứng phó và phòng chống hỏa hoạn xảy ra? * Ví dụ: Thực hành thoát hiểm khi có cháy xảy ra hay viết lên tấm bảng số cứu hỏa 114, số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân, địa chỉ gia đình dạy trẻ ghi nhớ, để ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
  20. 4. Kết quả sau khi thực hiện các biện pháp Bảng khảo sát cuối năm học tháng 4/ 2023 Sau khi Tổng Tỷ lệ TT Hoạt động thực hiện trẻ % biện pháp 1 - Kỹ năng phòng cháy chữa cháy 2 - Kiến thức phòng cháy chữa cháy 3 - Kỹ năng hướng dẫn trẻ cách thoát hiểm khi gặp cháy - 100% Cán bộ Giáo viên, nhân viên, bảo vệ và học sinh được tham dự và thực hành về phòng cháy chữa cháy tại trường Mầm Non... - Giáo viên có thêm nhiều kỹ năng để lồng ghép vào các hoạt động học, hướng dẫn trẻ thoát hiểm phòng cháy chữa cháy - Trẻ có kiến thức và kỹ năng khi tham gia thoát hiểm khi có cháy xảy ra. Các con chủ động, mạnh dạn, tự tin thực hành các kỹ năng thoát hiểm - Phụ huynh quan tâm đến việc cần thiết phải giáo dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ. Do đó đã giúp trẻ có được kỹ năng ứng phó khi hỏa hoạn xảy ra 5.Hiệu quả của sáng kiến - Sáng kiến của Tôi được Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp đánh giá cao, được sử dụng rộng rãi các lớp .....trường... 5.1 Hiệu quả về khoa học Việc hướng dẫn trẻ thoát hiểm về phòng cháy chữa cháy có thể được tích hợp phù hợp vào trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: giáo dục phát triển thể chất, giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển thẩm mỹ, giáo dục phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Đảm bảo từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2