intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đánh giá mức độ nhận thức về phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trong trường mầm non; Tìm ra các biện pháp để giáo dục kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trong trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết, trong bối cảnh đất nước không ngừng xây dựng và phát triển thì công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ càng chiếm giữ một vai trò quan trọng. Ít có loại tai nạn nào mà cùng lúc có thể gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản như trong các vụ hỏa hoạn. Tại các đô thị, sự xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nhà cao tầng, công trình ngầm, các trung tâm thương mại, bệnh viện, đặc biệt là trường học là những nơi có nguy cơ cháy, nổ rất lớn và hậu quả khôn lường. Trong khi đó nguyên nhân dẫn đến cháy, ban đầu chỉ bắt nguồn từ một đốm lửa nhỏ, một sự cố chập điện bình thường hoặc từ những bất cẩn của con người… không được phát hiện, xử lý kịp thời dẫn đến bùng phát thành đám cháy dữ dội. Thời gian gần đây trên phạm vi cả nước đã xảy ra không ít vụ cháy trường học, gây thiệt hại lớn về tài sản. Hầu hết các vụ cháy đều xảy ra do nguyên nhân khách quan, và thiệt hại chỉ dừng lại ở vật chất. Tuy nhiên điều này cũng đang khiến các bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang bởi trẻ em đang thực sự thiếu hụt những kỹ năng tự thoát hiểm. Có thể nói, cấp học mầm non là cấp học cần được quan tâm nhất. Vì sao? Bởi các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông người, có sử dụng hệ thống bếp ăn công nghiệp để phục vụ các bữa ăn cho trẻ, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao. Hơn nữa cháy là một nguyên nhân tiềm ẩn có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời điểm nào. Nếu chúng ta không biết cách xử lý tình huống khi phát hiện đám cháy sẽ gây ra hậu quả rất nghiệm trọng cho người và tài sản. Trẻ nhỏ ở độ tuổi này lại chưa hình thành được phản xạ trong các tình huống tai nạn thương tích và các sự cố về cháy, nổ; trẻ rất dễ bị hoảng loạn nếu như có cháy xảy ra. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức, kỹ năng phòng chống hỏa hoạn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em hiện nay là điều rất cần thiết, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Trong những năm qua các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục đào tạo và cả xã hội đã và đang rất quan tâm đến vấn đề giáo dục kiến thức và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho trẻ. Hàng năm Sở giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy của thành phố đã ban hành công văn về việc xây dựng kế hoạch phối hợp hướng dẫn thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Trong hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn Cấp học mầm non năm học 2016 - 2017 của Sở giáo dục và Đào tạo thành phố, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện đều xác định: Các cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục thực hiện thông tư số 13/TT-BGD&ĐT về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Cụ thể tại nội dung số 43 trong bảng kiểm tra về xây dựng trường học an toàn, phòng, 1/28
  2. chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non có tiêu chí về phòng chống cháy nổ tại các nhà trường. Là một giáo viên mầm non trẻ có lòng nhiệt huyết với nghề, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc trang bị các kiến thức và thực hành các kĩ năng về phòng chống cháy nổ và thoát hiểm an toàn cho trẻ. Với mong muốn trẻ lớp mình sẽ được trang bị những kiến thức về an toàn phòng cháy, chữa cháy như: Nhận biết hỏa hoạn, kỹ năng ứng phó khi xảy ra hỏa hoạn như sử dụng khăn ướt để chống bị ngạt khói, cúi thấp người để thoát ra nơi an toàn và phòng, chống hỏa hoạn. Nên tôi đã suy nghĩ và tìm tòi để tìm ra các biện pháp giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ. Sau đây tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng với chị em đồng nghiệp những biện pháp mà tôi áp dụng có hiệu quả dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” * Mục đích của đề tài: - Đánh giá mức độ nhận thức về phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trong trường mầm non. - Tìm ra các biện pháp để giáo dục kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trong trường mầm non. * Đối tượng nghiên cứu: - Các biện pháp giáo dục kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trong trường mầm non. * Phạm vi áp dụng: - Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) trong trường mầm non, năm học 2016 - 2017. 2/28
  3. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động khi ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, chưa hình thành được những phản xạ có điều kiện để biết tự bảo vệ mình trước các tình huống nguy hiểm. Chính vì vậy, việc dạy trẻ kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn là rất cần thiết. Khi đối mặt với những tình huống nguy hiểm đặc biệt là những đám cháy trẻ có thể mang tâm trạng lo âu, sợ hãi hoặc thậm chí lâm vào tình trạng stress; đặc biệt là khi chúng thấy người lớn hoảng sợ hay bị quá kích động. Bình tĩnh là yếu tố hết sức quan trọng trong những tình huống bất ngờ, để bình tĩnh được thì đương nhiên phải có sự chuẩn bị trước về tâm lý cũng như được trang bị những kiến thức và kỹ năng nhất định. Đó là những điều mà chúng ta có thể chuẩn bị trước cho trẻ. Ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi, trẻ đã hiểu và phát triển về mặt kiến thức cũng như những kỹ năng nhất định. Giai đoạn này, trẻ nóng lòng muốn thể hiện mình. Cùng với đó, tư duy của trẻ phát triển mạnh hơn giai đoạn trước. Trẻ nhận thức được về nguyên nhân và kết quả. Chính vì vậy, người lớn có thể hướng dẫn hoặc dạy trẻ cách tự bảo vệ mình khi gặp phải các trường hợp nguy hiểm. Từ những vụ việc cháy trường học, người ta đang đặt ra câu hỏi rằng, liệu trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn lớn, trẻ em, đặc biệt ở độ tuổi mầm non sẽ phản xạ ra sao? Tự cứu mình khỏi đám cháy thế nào? Từ đó để nhìn nhận tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn cho giáo viên và học sinh để tránh xảy những điều đáng tiếc. Tại các nước phát triển trên thế giới hiện nay như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp…chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các em nhỏ từ lứa tuổi mầm non đã thuần thục các động tác phòng vệ khi xảy ra các sự cố như cháy, nổ, động đất. Vì các em nhỏ ở đây được đào tạo kỹ năng thoát hiểm một cách thuần thục, để các em có thể xử lý khi xảy ra sự cố xảy ra ở trường cũng như ở nhà. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc đưa những chương trình về kỹ năng thoát hiểm vẫn chưa được thực tế giảng dạy trên toàn hệ thống giáo dục, nếu có thì chỉ dừng ở việc tập huấn cho giáo viên, hoặc do các trường tự đưa vào các chương trình học riêng. Bộ giáo dục và đào tạo đã nhiều lần hợp tác với cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy, thực hiện quy chế phối hợp về thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở giáo dục trên các địa bàn. Tuy nhiên, “học luôn phải đi đôi với hành” và việc trang bị đầy đủ những kiến thức về cháy, nổ hay những kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy chính là hành trang cho các em 3/28
  4. trong cuộc sống sau này. Ngoài ra, việc dạy và truyền đạt cho đối tượng là trẻ em cần các cơ quan chức năng thực sự vào cuộc, nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Giáo dục và đào tạo, xây dựng và đưa ra những nội dung, kiến thức phù hợp với nhận thức của lưa tuổi mầm non này. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Mô tả thực trạng: - Trường mầm non nơi tôi đang công tác nằm ở khu vực ngoại thành. Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Trường được xây dựng khang trang, rộng rãi, được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động phòng cháy chữa cháy. - Năm học 2016 - 2017, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi. Lớp có 4 giáo viên trong đó 2 giáo viên có trình độ Đại học sư phạm, 1 giáo viên có trình độ Cao đẳng sư phạm và tôi có trình độ Trung cấp sư phạm. - Lớp tôi sĩ số có 62 trẻ. Trong đó có 42 nam và 20 nữ. - Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: - Trường tôi gần sát khu vực đường lớn và gần trụ sở phòng cháy chữa cháy nên rất thuận lợi cho xe đi đến kịp thời nếu gặp trường hợp hỏa hoạn. Trường tôi được trang bị tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy và các tài liệu tham khảo cho giáo viên về cách phòng cháy, chữa cháy và cách thoát hiểm an toàn cho trẻ. - Hàng năm, Ban giám hiệu nhà trường đều tổ chức tập huấn về công tác phòng chống tai nạn thương tích và phòng cháy chữa cháy cho 100% cán bộ giáo viên nhân viên trong trường. - Bản thân tôi là giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình và tâm huyết với nghề, có ý thức phấn đấu vươn lên, sáng tạo, ham học hỏi. Luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, tìm tòi sách báo, học hỏi kinh nghiệm về giáo dục phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ. - Trẻ lớp tôi 100% đúng độ tuổi (5 - 6 tuổi) đã học qua các lớp mẫu giáo nhỡ nên trẻ có những kỹ năng và thói quen học tập, vui chơi, vệ sinh tốt. - Đa số phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình, quan tâm tới các hoạt động của các con, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm, nâng cao kĩ năng sống cho trẻ; có những hiểu biết cơ bản về phòng cháy chữa cháy và sẵn sàng đồng hành với con 4/28
  5. mình trong các buổi thực hành kĩ năng phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm do lớp và nhà trường tổ chức. 3. Khó khăn: - Bản thân tôi là giáo viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ. - Lớp tôi có sĩ số đông, có nhiều trẻ trai, hiếu động nên việc đưa trẻ vào nề nếp còn khó khăn. Bên cạnh đó nhiều cháu là con các gia đình từ tỉnh khác đến tạm trú làm ăn sinh sống nên mức độ nhận thức không đồng đều. - Tuy nhà trường đầu tư tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy nhưng những đồ dùng để phục vụ cho việc giáo dục kiến thức phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ còn hạn chế. - Phụ huynh của trẻ làm nhiều nghề khác nhau, một số phụ huynh bận nhiều công việc nên nhiều khi chưa quan tâm hết đến việc học tập của trẻ và phối hợp cùng cô giáo chưa kịp thời. - Bên cạnh đó vấn đề giáo dục về kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ không phải là một nội dung giáo dục chính thống trong chương trình giáo dục của Bộ mà chỉ được lồng ghép giáo dục trẻ trong các hoạt động. Chính vì vậy mà giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ. Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1: Tự học tập bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng về giáo dục phòng cháy, chữa cháy cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non. - Là một giáo viên trẻ mới vào ngành tôi ý thức được rằng: Muốn nâng cao kiến thức về cháy nổ cho trẻ lớp mình thì bản thân người giáo viên phải có kiến thức tốt, hiểu được sự nguy hiểm của hỏa hoạn, hậu quả nghiêm trọng khi hỏa hoạn xảy ra để từ đó có ý thức hơn trong việc phòng cháy, chữa cháy. Bên cạnh đó, giáo viên phải hiểu được nguyên nhân của hỏa hoạn, cách ứng phó với hỏa hoạn và sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ, những kỹ năng, cách xử lý tình huống khi xảy ra sự cố cháy nổ, kỹ năng thoát hiểm, biện pháp chữa cháy. Nâng cao ý thức cảnh giác đối với các nguy cơ hỏa hoạn, sẵn sàng ứng phó nếu có hỏa hoạn xảy ra. Như vậy thì giáo viên mới có thể hướng dẫn, tổ chức được các hoạt động giáo dục phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả cao cho trẻ. 5/28
  6. * Cách làm: - Tôi thường xuyên nghiên cứu các cuốn tài liệu về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để nắm được các phương pháp tổ chức cho trẻ tốt nhất. Ngoài ra tôi còn nghiên cứu qua các tài liệu, sách báo, trang mạng internet về các vấn đề có liên quan đến phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn. - Tích cực tham gia các buổi kiến tập, tập huấn về nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy do Phòng giáo dục huyện và nhà trường tổ chức. Từ đó tôi học hỏi được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và các kinh nghiệm quý báu của chị em đồng nghiệp và những kiến thức chuyên ngành do các thầy cô là công an phòng cháy, chữa cháy của thành phố truyền đạt. - Ngoài những kiến thức chuyên ngành tôi còn tích cực tham gia vào các buổi thực hành về tai nạn thương tích, phòng cháy chữa cháy,… Giáo viên nhà trường tham gia tập huấn PCCC * Kết quả đạt được: - Bản thân tôi đã nắm chắc được những kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn. Biết cách sử dụng một số phương tiện chữa cháy như bình cứu hỏa. Trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm của tôi cũng được nâng cao. - Kỹ năng xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục kiến thức phòng cháy, chữa cháy của tôi cũng tiến bộ rõ rệt, được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. Kiến thức và kỹ năng của tôi ban đầu còn hạn chế nay đã được nâng cao hơn rất nhiều, một số kỹ năng của tôi đã khéo léo và thuần thục hơn. 2. Biện pháp 2: Khảo sát - Đánh giá. Để xây dựng được các biện pháp giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. Tôi đã khảo sát: Cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học và kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, thoát hiểm của trẻ. Có khảo sát, đánh giá mới nắm được mức độ nhận thức, kỹ năng của trẻ. Tôi đã tiến hành khảo sát như sau: 6/28
  7. a. Khảo sát cơ sở vật chất: Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong phòng chống cháy nổ đó là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất có tốt, có đảm bảo thì mọi hoạt động của nhà trường, của cô và trẻ mới ổn định, mới yên tâm. Vậy nên tôi đã tìm hiểu cơ sở vật chất của trường học nơi mình đang làm để đảm bảo rằng khi chẳng may xảy ra hỏa hoạn thì nhà trường đã có những phương tiện gì để cứu hộ, cứu nạn. Cơ sở vật chất của nhà trường đã đảm bảo tốt cho phòng chống cháy nổ hay chưa. Hay có những trang thiết bị đồ dùng gì phục vụ cho công tác giáo dục về phòng cháy, chữa cháy cho trẻ. Để từ đó sẽ có biện pháp đề xuất, tham mưu với nhà trường trang bị, bổ sung, sửa chữa để đảm bảo cho công tác phòng cháy, chữa cháy hoạt động tốt. *Cách làm: - Ngay từ đầu năm học tôi phối hợp cùng Ban giám hiệu và Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy của nhà trường kiểm tra hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy: + Kiểm tra hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy gồm có: Kiểm tra hệ thống bể ngầm chứa nước xem bể có chứa đủ nước không, hệ thống bơm nước vào bể còn hoạt động tốt không, bể có bị rò rỉ nước không. Kiểm tra hệ thống ống dẫn nước đến các trụ nước chữa cháy. Kiểm tra hệ thống vòi phun nước, vòi rồng có đảm bảo số lượng chất lượng, các mối nối, vòi phun có bị hỏng ren vặn, ống dẫn nước có bị rách hay xoắn vặn gây tắc ngẽn khi dẫn nước hay không. Kiểm tra các bình cứu hỏa, có đủ số lượng theo yêu cầu về diện tích nhà trường, xem hạn sử dụng, bình có được bảo dưỡng định kỳ, các van bình có đảm bảo an toàn. + Kiểm tra nhà bếp của nhà trường, đây là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ nhất. Tôi kết hợp với Ban giảm hiệu nhà trường kiểm tra hệ thống bếp ga xem nơi bố trí bình ga, đường dẫn ga đã đảm bảo đúng quy định về phòng cháy, chữa cháy tại các trường mầm non chưa. Kiểm tra hệ thống đèn điện, ổ phích cắm, dây điện, các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, tủ sấy bát… trong bếp có an toàn không. Các đồ dùng dụng cụ trong nhà bếp có được bố trí gọn gàng ngăn nắp không? + Kiểm tra lớp học: Tôi kiểm tra kỹ hệ thống đường điện của lớp, các thiết bị sử dụng điện, ổ điện. Sắp xếp đồ dùng ngăn nắp gọn gàng. Xem các thiết bị sử dụng điện: Ti vi, quạt, đèn, điều hòa còn hoạt động an toàn hay không. Một số đồ dùng, đồ chơi dễ gây cháy nổ như kính lúp tôi cũng sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp để tránh bắt nắng gây ra cháy, nổ. Sách, báo, truyện tôi cũng sắp xếp hợp lí. Tôi kiểm tra hệ thống khóa cửa phía trước, phía sau và 7/28
  8. phòng kho xem khóa có bị hỏng hóc không, các thiết bị trong phòng có hoạt động tốt không. + Kiểm tra hệ thống các phòng ban trong nhà trường: Xem hệ thống điện có đảm bảo an toàn, kiểm tra các ổ điện, bóng đèn, dây dẫn tránh chập cháy điện. Kiểm tra các đồ dùng, trang thiết bị trong các phòng ban có sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp để không may xảy ra hỏa hoạn thì lối thoát hiểm sẽ an toàn hơn. + Kiểm tra phòng kid mart: Đây là phòng sử dụng nhiều thiết bị điện nhất. Tôi phối hợp với đồng chí kỹ thuật viên vi tính do nhà trường thuê để cùng kiểm tra lại hệ thống điện xem có an toàn không, có bị chập cháy nổ không? + Kiểm tra xem bảng sơ đồ thoát hiểm của nhà trường xem có bị mờ, nát để đề xuất với nhà trường cho in lại bảng cho mới, cho rõ ràng. * Kết quả đạt được: - Sau khi kết hợp cùng với nhà trường khảo sát về cơ sở vật chất của nhà trường tôi thấy: + Hệ thống bể chứa nước ngầm của nhà trường luôn chứa đủ nước, hệ thống máy bơm nước tốt, bể không bị rò rỉ. Đường ống dẫn nước, vòi phun nước sử dụng tốt, đảm bảo chất lượng. Các bình cứu hỏa còn hạn sử dụng và được nhà trường bảo hành thường xuyên và được để trong tủ có cửa đóng cẩn thận. + Các trang thiết bị ở phòng bếp đều đảm bảo an toàn và được đoàn kiểm tra đánh giá tốt. + Qua kiểm tra tôi phát hiện lớp tôi có 2 bóng đèn sắp cháy, dây dẫn điện điều hòa bị chuột gặm rất dễ gây ra cháy, nổ. Nên tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường và được Ban giám hiệu nhà trường nhất trí cho thay. + Riêng ở phòng Kid mart, tôi có phát hiện 2 ổ điện bị đen và sùi do sử dụng nguồn điện quá tải. Tôi đã đề xuất Ban giám hiệu thay 2 ổ điện mới. + Hệ thống điện ở các phòng ban đều đảm bảo an toàn. Riêng bảng sơ đồ thoát hiểm có bị mờ nên tôi đã đề xuất với nhà trường cho in bản mới và treo lên. Một số phòng ban, cơ sở vật chất của nhà trường được khảo sát b. Khảo sát trẻ: 8/28
  9. Việc khảo sát mức độ nhận thức về phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn của trẻ rất quan trọng. Từ kết quả khảo sát giáo viên có căn cứ thực tế để xây dựng các kế hoạch và biện pháp giáo dục trẻ phù hợp, đạt được hiệu quả tốt nhất. *Cách làm: - Ngay từ đầu năm tôi kết hợp cùng với giáo viên của lớp chia trẻ theo nhóm và quản lý học sinh theo nhóm của mình. - Tôi đã tổ chức một số hoạt động học, các trò chơi, giả định. Tôi đã đặt ra các câu hỏi như: Các con hiểu thế nào là cháy nổ? Các con có biết số điện thoại của cứu hỏa không? Các con có biết bộ đồ chú lính cứu hỏa mặc như nào? Và có tác dụng gì? Tại sao chú lại đội một cái mũ có đèn đằng trước? Khi con ở một mình mà gặp hỏa hoạn con sẽ làm gì? Tôi và trẻ sẽ cùng đàm thoại trò chuyện với nhau, để giúp trẻ được va chạm về việc tự bảo vệ mình trước những sự cố. Để trẻ của mình được trang bị những kỹ năng tốt nhất khi gặp các tình huống hỏa hoạn xảy ra. Trẻ phải được trang bị những kỹ năng đơn giản nhất như: Khi phát hiện phải thông báo cho người lớn, phải thật bình tĩnh khi phát hiện có hỏa hoạn, phải tìm hướng thoát hiểm, phải dùng khăn ướt hay bò thấp đi men tường. * Kết quả đạt được: Sau áp dụng một số biện pháp đánh giá trẻ tôi đã thu được kết quả như sau: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ KỸ NĂNG THOÁT HIỂM AN TOÀN CỦA TRẺ 5-6 TUỔI < ĐẦU NĂM 9/2016> Trung Tốt Khá Yếu bình ST Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Nội dung đánh giá T trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ trẻ lệ (62 % (62 % (62 % (62 % trẻ) trẻ) trẻ) trẻ) Kiến thức - Trẻ biết những 1 nguyên nhân dẫn 12 20.6 20 32.2 24 38.7 6 9.6 đến cháy nổ. - Trẻ biết những 2 nguyên vật liệu nào 14 22.5 21 33.8 23 37 4 6.5 dễ gây cháy nổ. - Trẻ biết số điện 3 18 29 27 43.5 13 20.9 4 6.4 thoại khẩn cấp của 9/28
  10. phòng cháy chữa cháy. - Trẻ biết những lối thoát hiểm ở lớp, ở 4 24 38.7 26 41,9 10 16 2 3.2 nhà. - Trẻ biết kí hiệu hướng dẫn thoát 5 hiểm, biết lối thoát 12 20.6 21 33.8 23 37 5 8 hiểm ở nơi công cộng. Kỹ năng - Trẻ bình tĩnh, báo 6 cho người lớn, báo động khi có hỏa 11 17.7 39 62.9 10 16.4 2 3.3 hoạn xảy ra. - Trẻ dùng khăn, vải ẩm để bịt mũi tránh 7 ngạt, phủ lên người 10 16.1 18 29 29 46.7 5 8 tránh nóng khi có hỏa hoạn. - Trẻ bò sát mặt đất, 8 cúi khom người để 8 12.9 19 30.6 26 41.9 9 14.5 thoát hiểm. - Trẻ có kỹ năng 9 bảo vệ bản thân 14 22.5 21 33.8 23 37 4 6.5 mình. Thái độ - Trẻ không nghịch, chơi với các đồ dùng, dụng cụ dễ 10 22.5 21 33.8 23 37 4 6.5 gây cháy nổ: Bật 14 lửa, diêm, ổ điện, bếp ga.... 10/28
  11. - Có ý thức sắp xếp 11 các đồ dùng gọn 24 38.7 28 45.1 9 14.5 1 1.6 gàng, ngăn nắp. - Có hành vi tiết kiệm nước, các nguồn năng lượng: 12 12 20.6 20 32.2 24 38.7 6 9.6 Tắt quạt sau khi dùng, tắt điện trước khi ra khỏi phòng… - Đoàn kết, giúp đỡ các bạn, cô giáo và 13 14 22.5 21 33.8 23 37 4 6.5 những người thân trong lớp, gia đình. 3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục về kiến thức phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục về kiến thức phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có kế hoạch rõ ràng cụ thể thì ngưới giáo viên mới tiến hành tổ chức các hoạt động được đầy đủ, không bỏ sót hoạt động nào, lại đảm bảo tiến trình nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ phù hợp. * Cách làm: - Căn cứ theo mục tiêu giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi. Căn cứ hướng dẫn thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học của huyện, nhà trường. Căn cứ theo hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn của cấp học mầm non. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi và căn cứ vào kế hoạch giáo dục hàng tháng do lớp tôi xây dựng. Tôi đã lồng ghép các nội dung giáo dục về phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ . * Kết quả đạt được: Tôi đã xây dựng được bảng kế hoạch giáo dục về kiến thức phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm cho trẻ lớp mình như sau: KẾ HOẠCH LỒNG GHÉP GIÁO DỤC VỀ KIẾN THỨC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ KỸ NĂNG THOÁT HIỂM CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN NĂM HỌC 2016 - 2017 Tháng Nội dung giáo dục trẻ Ghi Chú 11/28
  12. - Trẻ hiểu được môi trường mầm non - Hoạt động ngoài trời: Tôi có những phòng nào, những đồ dùng, cho trẻ quan sát khung cảnh sư phạm của trường và giới đồ vật nào dễ gây ra cháy nổ. Biết được lối thoát hiểm của lớp, của trường. thiệu lối thoát hiểm của từng khu. - Gọi cô khi có hỏa hoạn xảy ra. - Hoạt động góc: Tôi giáo - Không chơi các đồ dùng, đồ chơi dục trẻ khi chơi phải cất đồ 9/2016 dễ gây ra cháy nổ. dùng, đò chơi gọn gàng, - Không mang các vật dụng, đồ dùng, ngăn nắp. Và không chơi đồ chơi dễ gây cháy nổ vào lớp. những đồ chơi dễ gây cháy - Khi xảy ra hỏa hoạn trẻ bình tĩnh, nổ. không la hét hoảng loạn. - Trẻ biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Trẻ hiểu nguy cơ cháy nổ ở gia - Hoạt động khám phá: Tôi đình mình: Bếp đun, bình nóng lạnh, cho trẻ tìm hiểu những đồ chưa rút chìa khóa xe khi vào nhà, dùng có nguy cơ dễ cháy nổ các nguồn điện, người hút thuốc trong gia đình lá…… - Nếu xảy ra chính trẻ thông báo cho - Hoạt động chiều: Tôi rèn người lớn, bố mẹ hay hàng xóm khi trẻ kỹ năng bình tĩnh khi có không có ai ở nhà. cháy và phải thông báo kịp - Không sờ, nghịch vào ổ điện, thời cho người lớn. Không đường dẫn điện hay các đồ dùng dễ sử dụng các thiết nị cung 10/2016 gây ra cháy nổ, không nghịch bật cấp điện lửa, bếp ga…. - Trẻ bình tĩnh, không la hét. Biết - Hoạt đông chiều: Tôi rèn nhắc nhở người thân khi sử dụng các trẻ kỹ năng bình tĩnh, tự tin nguồn điện, đồ dùng dễ gây ra cháy khi gặp hỏa hoạn. Và cách nổ phải dùng đúng cách. Có ý thức sắp xếp đồ gọn gàng. tiết kiệm các nguồn năng lượng: điện, nước. - Biết sắp xếp các đồ dùng trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp. 12/28
  13. - Trẻ hiểu được công việc của chú - Hoạt động khám phá: Tìm lính cứu hỏa. Biết được trang phục hiểu công việc của chú lính của chú có tác dụng gì? Như thế cứu hỏa, trang phục… nào? Chú sử dụng những dụng cụ gì? - Trẻ có các kỹ năng cơ bản để thoát - Hoạt động góc: Tôi cho hiểm an toàn: Bò sát mặt đất, cúi trẻ vẽ trang phục, xếp số 11/2016 khom hay lấy khăn ướt bịt mũi. điện thoại. - Trẻ nhớ được tên số điện thoại - Hoạt động chiểu: Tôi rèn khẩn cấp của phòng cháy chữa cháy: cho trẻ các kỹ năng thoát 114. Biết ấn điện thoại gọi chú cảnh hiểm an toàn. sát cứu hỏa. - Trẻ nhớ được địa chỉ gia đình, yêu mến, kính trọng công việc của chú lính cứu hỏa. - Trẻ hiểu được một số loại động vật - Hoạt động khám phá: Tôi là nguyên nhân gây ra cháy nổ: Con cho trẻ tìm hiểu con chuột chuột gặm nhấm dây điện…. là động vật có hại. - Nếu trẻ phát hiện được sự bất - Hoạt động đón trẻ: Tôi và 12/2016 thường của đường dây dẫn điện biết trẻ trò chuyện về con chuột báo ngay cho người lớn. là động vật có lợi hay có - Trẻ không lại gần và tránh xa hại. nhưng loại động vật nguy hiểm có hại. - Trẻ biết được các nguy cơ dễ gây - Hoạt động khám phá: Tôi cháy nổ trong ngày Tết: đốt pháo, cho trẻ tìm hiểu các nguy cơ 1/2017 cháy chập đèn nháy, do hương, nến, dễ gây cháy nổ trong ngày đèn dầu…… tết. 13/28
  14. - Không sờ vào các vật dễ gây cháy - Hoạt động chiều: Giáo dục nổ, không chơi các đồ chơi dễ gây trẻ không được chơi, nghịch cháy nổ. các đồ chơi dễ gây ra cháy - Thông báo cho người lớn, hàng nổ. Rèn trẻ kỹ năng bình xóm nếu phát hiện cháy nổ xảy ra. tĩnh khi gặp sự cố. - Trẻ phải thật bình tĩnh, không la hét. Biết nhắc nhở người thân khi sử dụng các nguồn điện, đồ dùng dễ gây ra cháy nổ phải dùng đúng cách. - Không đốt và sử dụng pháo. - Trẻ hiểu được một số phương - Hoạt động quan sát có chủ hướng thoát hiểm, biết các vật dụng đích : Tôi rèn trẻ tìm hiểu dùng để thoát hiểm. về phương hướng thoát - Trẻ có kỹ năng thoát hiểm an toàn: hiểm và các vật dụng dùng Bò sát mặt đất, dùng khăn ẩm bịt lên để thoát hiểm mũi, đi men tường…. 2/2017 - Trẻ có thái độ bình tĩnh, không la - Hoạt động chiều: Tôi rèn hét, hoảng sợ. Biết thông báo với cô trẻ các kỹ năng nhận biết giáo về sự cố cháy nổ ở trường. hỏa hoạn và biết đoàn kết, - Đoàn kết, phối hợp với các bạn giúp đỡ bạn. cùng hoàn thành nhiệm vụ. - Trẻ biết các đặc điểm cơ bản của - Hoạt động khám phá: Tôi xe chữa cháy. Tác dụng của xe chữa cho trẻ quan sát xe chữa cháy và lợi ích của xe chữa cháy. cháy. - Trẻ phân biệt xe chữa cháy với các loại xe khác: Đặc điểm bên ngoài, đặc điểm bên trong, tác dụng….. 3/2017 - Trẻ nhớ số điện thoại khẩn cấp khi - Hoạt động góc: Góc toán có hỏa hoạn xảy ra: 114 tôi cho trẻ sếp số điện thoại - Trẻ có hành vi chấp hành đúng qui khẩn cấp của cứu hỏa. Góc định giao thông, nhường cho xe ưu kỹ năng sống tôi cho trẻ tiên. làm các hành vi nên, không nên. 14/28
  15. - Trẻ biết hiện tượng sét đánh là - Hoạt động khám phá: Tôi hiện tượng rất dễ gây nên cháy nổ. cho trẻ khám phá hiện Hiện tượng sét đánh rất nguy hiểm tượng thiên nhiên: Sét đối với con người - Trẻ biết sét đánh là hiện tượng 2 đám mây trái dấu va chạm vào nhau, phát ra tia lửa điện. - Trẻ biết hiện tượng sét đánh gây 4/2017 hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người và các sự vật. - Trẻ biết khi đi ngoài trời mưa - Hoạt động ngoài trời: Tôi không đi dưới các cây cổ thụ hoặc cho trẻ chơi trò chơi, chơi tòa nhà cao tầng. Nếu trời mưa to tự do để giúp trẻ ghi nhớ lâu quá nên trú lại. Hoặc không nên đeo hơn. trang sức khi đi ngoài trời mưa…… - Trẻ biết nguy hiểm khi dùng điện - Hoạt động đón trẻ: Tôi trò thoại của bố mẹ để chơi và xem hoạt chuyện với trẻ về tác hại hình. của việc sử dụng điện thoại - Biết thông báo cho người lớn, hàng xóm nếu phát hiện cháy nổ xảy ra. - Không được sờ, nghịch vào ổ điện, đường dẫn điện hay các đồ dùng dễ 5/2017 gây ra cháy nổ. - Không nghịch điện thoại của người lớn khi đang sạc pin. - Nhận biết nguyên nhân cháy nổ ở những nơi công cộng. - Có ý thức và nhắc nhở người thân giữ vệ sinh nơi công cộng, để phòng chống cháy nổ. 4. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường học tập giáo dục về phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn. Môi trường lớp học là nơi trẻ được sinh hoạt cả một ngày ở trường với cô và các bạn . Những gì trẻ nhìn thấy trên lớp, mọi hoạt động, mọi góc chơi, đều được trẻ ghi nhớ. Môi trường học tập được đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa 15/28
  16. cháy và giáo dục được kiến thức, kỹ năng cho trẻ về phòng cháy chữa cháy thì việc giáo dục về kiến thức, kỹ năng cho trẻ mới đạt hiệu quả cao. * Cách làm: Ngay từ đầu năm, sau khi được sự phân công của ban giám hiệu. Tôi được phân công làm tại lớp mẫu giáo lớn . Chúng tôi đã cùng nhau trang trí, sắp xếp lại các góc chơi cho phù hợp, sáng tạo với không gian, môi trường lớp học để giúp trẻ có thể hứng thú hơn khi chơi và được trải nghiệm thật nhiều trò chơi sáng tạo. Không những trẻ chơi hứng thú mà trẻ còn phải được chơi an toàn. Các góc chơi tôi cũng đã lồng ghép giáo dục các kiến thức, kỹ năng về phòng chống cháy nổ, hay các kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ. * Môi trường trong lớp học: - Tôi đã xây dựng môi trường lớp học với phương trâm linh hoạt, dễ nhìn, nhẹ nhàng, không lòe loẹt nhưng lại gây hứng thú với trẻ khi trẻ chơi. - Tôi đã sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp gọn gàng, ngăn nắp. - Các đồ dùng dễ có nguy cơ cháy nổ tôi để xa tầm tay của trẻ và không để cho trẻ chơi, nghịch. - Các mảng tường tôi làm biển cấm kí hiệu bàn tay có gạch chéo và dán vào các ổ điện xung quanh lớp học để trẻ hiểu được rằng không được sờ tay vào ổ điện. - Riêng góc khám phá, kính lúp là vật có nguy cơ dễ gây cháy nổ nếu bắt gặp ánh nắng mặt trời. Vậy tôi đã cho vào hộp giấy và cất cao trên giá chỉ sử dụng khi dạy học và cho trẻ trải nghiệm. - Khi trang trí góc tôi làm nhiều góc mở để trẻ được chơi sáng tạo hơn. - Ở các góc chơi tôi làm nhiều bài tập để trẻ học tập kiến thức về phòng cháy chữa cháy hay hành vi nên hay không nên. - Ở góc văn học tôi bày các quyển truyện tranh, sách báo về phòng cháy chữa cháy. - Các hệ thống đèn điện, nguồn dẫn điện ở trong lớp đều được đảm bảo an toàn. 16/28
  17. Lớp học được sắp xếp gọn gàng Kính lúp được cất và cho vào hộp Mảng tường có dán kí hiệu bàn tay gạch chéo * Môi trường ngoài lớp học: Ngay từ đầu năm ngay sau khi khảo sát tôi đã thấy bảng sơ đồ thoát hiểm của trường bị mờ. Tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu in mới và treo lên ở vị trí trước cổng ra vào trường ai cũng có thể quan sát thấy rõ ràng. - Bình cứu hỏa của nhà trường được bố trí ở những vị trí thuận lợi rất thuận tiện cho giáo viên, nhân viên có thể lấy. Bên cạnh đó còn có bảng hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy. - Hệ thống dây, đèn điện ở trong các phòng ban đều đươc Ban giám hiệu cho nhân viên kỹ thuật kiểm tra hàng tháng. - Hộp đựng dây cứu hỏa được đặt ở vị trí ngay tầng 1 và là trung tâm của dãy nhà luôn được bác bảo vệ kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ đảm bảo hoạt động tốt. - Trường chúng tôi có 2 dãy nhà với 2 tầng được bố trí với 3 hành lang đi lên, xuống. Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch thoát hiểm an toàn cụ thể và phân phân công hướng dẫn thoát hiểm cụ thể. Nếu có hỏa hoạn xảy ra thì khu vực lớp nào sẽ đi hành lang nào để thuận tiện và phù hợp nhất. - Lớp tôi ở tầng 1 phía trước có 2 cửa ra vào, phía sau có1 cửa để chơi. Tôi nhận thấy rằng phía sau có thể làm thành lối thoát hiểm. Tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường để cắt lan can sắt thành một cánh cửa có chốt và làm bậc để đi xuống. Vừa có thể chơi thiên nhiên lại vừa có thể dễ dàng thoát hiểm nếu có hỏa hoạn xảy ra. Bảng sơ đồ trường Hành lang thoát hiểm Phía sau lớp được cắt cửa * Kết quả đạt được: - Tôi đã xây dựng môi trường trong lớp học với các đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, các góc chơi gọn gàng, ngăn nắp. Trẻ cũng đã hứng thú hơn trong các hoạt động phù hợp để giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho trẻ. - Trẻ hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động về phòng cháy chữa cháy mà tôi đã tổ chức. - Các thiết bị điện, dây dẫn điện đều được sử dụng tốt và được kiểm tra hàng tháng. 17/28
  18. - Môi trường ngoài lớp học: Bảng sơ đồ thoát hiểm được thay mới, hệ thống hành lang cầu thang cũng rất đảm bảo cho công tác phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm. - Trẻ lớp tôi đã có những kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm an toàn để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. 5. Biện pháp 5: Lồng ghép giáo dục kiến thức về phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm an toàn thông qua các hoạt động trong ngày. Phòng cháy chữa cháy là một hoạt động cần thiết được giáo dục trong trường mầm non. Việc lồng ghép phòng cháy chữa cháy trong các hoạt động dưới những hình thức khác nhau như đóng vai theo chủ đề dự kiến, hoạt động ngoại khóa,… giúp trẻ có những phản xạ tốt hơn để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, hoạt động phòng cháy chữa cháy chưa được xem là một hoạt động chính trong trường mầm non nên tôi đã đưa ra những hoạt động lồng ghép trong những hoạt động của lớp mình trong ngày để trẻ nhớ được những kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy nhẹ nhàng mà không bị nặng nề, gò bó. * Cách làm: - Hoạt động đón trẻ: Tôi và trẻ trò chuyện hay chơi các trò chơi dễ nhớ. Cô nhắc nhở trẻ đồ dùng, đồ chơi cá nhân của trẻ phải để đúng nơi qui định, ngăn nắp, gọn gàng để tránh bén lửa gây cháy nếu có hỏa hoạn. - Hoạt động thể dục: Tôi giáo dục trẻ trước khi lấy dép đi xuống sân tập thể dục thì phải ngắt các nguồn điện. Vừa là tiết kiệm điện, vừa là phòng chống cháy, chập điện có thể xảy ra. - Hoạt động học: + Trong giờ học khám phá: Tôi tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm để tìm hiểu về các nguyên vật liệu dễ gây cháy như: Giấy, vải, xăng, gỗ…Các nguyên liệu không cháy như: Cát, nước, sắt….Tôi cho trẻ tìm hiểu nghề của chú công an phòng cháy chữa cháy (trang phục, giầy, mũ, dụng cụ, chú làm những gì,….Tôi giáo dục trẻ ghi nhớ các chữ đơn giản như phòng cháy, chữa cháy). + Trong giờ văn học: Tôi cho trẻ học bài thơ: “ Xe chữa cháy”. (Trẻ biết đặc điểm bên trong, bên ngoài của xe chữa cháy, biết được tiếng kêu của xe và tác dụng của nó…). - Hoạt động góc: + Góc văn học: Tôi sưu tầm tranh truyện sách báo về phòng cháy chữa cháy. + Góc bác sĩ: Tôi cho trẻ thực hành những sơ cứu đơn giản khi trẻ bị ngạt do ở trong đám cháy quá lâu…. 18/28
  19. + Góc học tập: Tôi cho trẻ tự xếp số điện thoại khẩn cấp của phòng cháy chữa cháy, hay thực hành kỹ năng thoát hiểm, làm bài tập mở về các hành vi nên hay không nên để phòng chống cháy nổ. + Góc tạo hình: Tôi cho trẻ vẽ, xé, nặn đồ dùng, xe cứu hỏa, trang phục của chú cứu hỏa…. - Hoạt động ngoài trời: + Hoạt động quan sát có chủ đích: Tôi cho trẻ quan sát bình chữa cháy. Các trụ nước, vòi rồng… + Giáo dục trẻ không được sờ, mở, hay nhặt đá sỏi ném vào vì sẽ làm tắc. - Hoạt động ăn: Khi trẻ đi rửa tay tôi giáo dục trẻ phải tiết kiệm nước. - Hoạt động ngủ: Tôi giáo dục trẻ tắt điện trước khi ngủ, để rèn thói quen ngủ tốt. Trong giờ ngủ thì ngủ ngoan, không đứng lên đi lại trong lớp, không được sờ, nghịch ổ điện. - Hoạt động chiều: Tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi hay tình huống giả định để rèn thêm các kỹ năng thoát hiểm cho trẻ. Ví dụ: Tôi đặt ra tình huống trong giờ học các con đang học bỗng dây điện từ chiếc ti vi bị chập, cháy. Lúc đó các con sẽ làm gì? * Hoạt động ngoại khóa Nhà trường đã tổ chức cho trẻ tham quan khu thành phố hướng nghiệp Kid city. Ở đây trẻ được đóng vai làm các nghề: Công an, nhà báo, bác sĩ, phóng viên, thợ làm bánh… Đặc biệt trẻ lớp tôi được đóng vai làm những chú lính cứu hỏa, được mặc trang phục, ngồi tên xe cứu hỏa, và được cầm vói phun nước chữa cháy, thực hành xử lý tình huống khi ở trong đám cháy. Trẻ rất hứng thú và háo hức tham gia. Trẻ cất dép đúng nơi qui định Trẻ quan sát bình cứu hỏa Trẻ nặn, xé dán ô tô cứu hỏa 19/28
  20. Trẻ xếp số điện thoại cứu hỏa Trẻ tham quan Kid city * Kết quả đạt được: - Tôi đã lồng ghép giáo dục kiến thức về phòng cháy chữa cháy cho trẻ qua các hoạt động trong ngày giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và có những phản xạ tốt hơn trong cuộc sống. - Thông qua các hoạt động trong ngày trẻ được chơi được cọ sát hơn về các kỹ năng phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm nên trẻ nhớ rất lâu và hình thành kỹ năng tốt cho trẻ. - Bản thân tôi cũng có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trong ngày có lồng ghép giáo dục kiến thức phòng cháy chữa cháy. - Qua các buổi tham quan khu hướng ghiệp tôi thấy trẻ của mình thích thú hơn và trẻ đã đặt ra mục tiêu, đã chọn được nghề mà trẻ yêu thích. Trẻ được thực hành làm chú cảnh sát phòng cháy chữa cháy và xử lý tình huống thoát hiểm an toàn. - Phụ huynh trẻ rất phấn khởi khi nhìn thấy các con của mình được trang bị thật nhiều kiến thức, kỹ năng trước khi bước vào một môi trường mới. 6. Biện pháp 6: Tổ chức các buổi diễn tập thực hành kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ được trải nghiệm. Việc tổ chức các buổi diễn tập thực hành các kỹ năng thoát hiểm an toàn là việc rất cần thiết. Bởi các kiến thức mà trẻ được học, được giáo dục trên lớp vẫn chưa đủ. Các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cần phải được thực tế để trẻ được trải nghiệm và có được trải nghiệm trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn. Qua đó cung cấp kỹ năng về cuộc sống nhanh nhất để đảm bảo có đầy đủ các kiến thức cơ bản về phòng chống cháy nổ và kỹ năng thoát hiểm an toàn cho trẻ. * Cách làm: - Tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến với Ban giám hiệu nhà trường để được mời giảng viên phòng cháy chữa cháy hay những chú lính cứu hỏa đến trường để cho trẻ được giao lưu, làm quen, để dạy, để hướng dẫn và diễn tập cùng những chú lính cứu hỏa kỹ năng thoát hiểm an toàn. + Trước khi diễn ra buổi diễn tập tôi cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng: Bình cứu hỏa, nguồn nước, trang phục…. 20/28
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2