intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi D2 ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 24-36 tháng tuổi D2 ở trường Mầm non Đại Lai” sẽ đóng góp thêm cho ngành giáo dục mầm non nói chung và trường mầm non Đại Lai tìm ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với âm nhạc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi D2 ở trường mầm non

  1. 1 3.2
  2. 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp ngành, đơn vị: Trường mầm non Đại Lai. Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện 1. Tên sáng kiến: “Một số biện nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi D2 ở trường mầm non”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Nguyễn Thị Mai - Cơ quan, đơn vị: Trường Mầm non Đại Lai - Địa chỉ: Đại Lai- Gia Bình- Bắc Ninh - Điện thoại: 0974610535 - Email: maithongdl@gmail.com 4. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có): Không 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Tên chủ đầu tư: Nguyễn Thị Mai - Cơ quan, đơn vị: Trường Mầm non Đại Lai - Địa chỉ: Đại Lai- Gia Bình- Bắc Ninh 6. Các tài liệu kèm theo: 6.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (đóng trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận SK): Mẫu 02/SK Đại Lai, ngày tháng năm 202 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Mai
  3. 3 Mẫu 02/SK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi D2 ở trường mầm non”. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023. 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Không (Vì đây là lần đầu bản thân tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài này). 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Giúp trẻ tự tin, hứng thú, yêu thích hoạt động âm nhạc trong đời sống hàng ngày. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: giúp trẻ học thật tốt hoạt động giáo dục âm nhạc. 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến: a, Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, phòng âm nhạc và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ. b, Biện pháp 2: Giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi * Giờ đón trẻ.Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến
  4. 4 trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường * Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động chơi ở các góc. Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Càng không thể bắt trẻ ngay lập tức cảm thụ được bài hát qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Vì vậy, giờ hoạt động góc là một giờ rất cần thiết cho trẻ có thời gian lắng lại để có thể cảm thụ bài hát một cách tốt nhất. c, Biện pháp 3:Giáo dục âm nhạc trong giờ hoạt động âm nhạc Do đặc điểm của lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi nên giáo dục các cháu cần tiến hành theo phương châm "Học mà chơi - chơi mà học" theo chương trình giáo dục Mầm non mới. Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động: Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. d, Biện pháp 4: Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động khác * Hoạt động làm quen văn học: Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau. * Hoạt động khám phá khoa học: - Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có cảm* Hoạt động tạo hình:
  5. 5 Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở máy cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, thì ở đây ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết thao giảng ở trường với nội dung là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo viên kết hợp đàm thoại như: Vẽ hoa, nghe hát bài “Màu hoa”. e, Biện pháp 5: Giáo dục âm nhạc thông qua lễ hội Trong các ngày Hội khai trường, ngày tết trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bế giảng tôi đã tham mưu với BGH nhà trường cho trẻ được tham dự các buổi lễ, buổi trải nghiệm nhằm giúp trẻ được xem và cảm nhận, học tập các tiết mục văn nghệ của anh chị lớp trên nhằm giúp trẻ được giao lưu, học hỏi và yêu thích âm nhạc kích thích sự tò mò và vận động, mạnh dạn tự tin của trẻ. f, Biện pháp 6: Lựa chọn 1 số trò chơi thông phục vụ cho HĐ âm nhạc Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. g, Biện pháp 7: Làm phong phú thêm các dụng cụ âm nhạc Ngoài những dụng cụ mua sẵn như hoa vải, hoa nhựa, phách tre, trống lắc…Giáo viên cần cung cấp nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành. Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy h, Biện pháp 8: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh: Để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong việc giúp trẻ học tốt bộ môn âm nhạc là phải tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh. Ngoài bài giảng trên lớp trẻ cần được ôn luyện mọi nơi, mọi lúc. Được trình bày hay thể hiện những gì trẻ học được. Lên bản tin về chương trình
  6. 6 dạy theo chủ điểm và thay bản tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện những bài hát thêm cho trẻ ở nhà. * Kết quả của sáng kiến: Đóng góp thêm tài liệu cho giáo viên trong trường, ngành để chị em tham khảo. Kết quả trên trẻ khi được áp dụng sáng kết đạt kết quả cao cụ thể: - 100% cháu hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc. - 98% cháu hát thuộc bài hát, thể hiện tình cảm theo lời ca, vận động thành thạo theo bài hát.. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến: Giải pháp đã được áp dụng tại lớp 24-36 tháng tuổi D2 đã mang lại hiệu quả rất tốt. Trẻ hứng thú với giờ học âm nhạc, yêu âm nhạc, tự tin biểu diễn. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến * Kinh tế, xã hội:Không mất nhiều kinh phí trong việc mua tài liệu tham khảo. Các giải pháp dễ thực hiện, không tốn kém mà đem lại hiệu quả giáo dục cao - Với trường, ngành: Bản sáng kiến kinh nghiệm này đã đóng góp thêm tài liệu nghiên cứu cho nhà trường, cho ngành giáo dục để tìm ra một số giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ một cách tốt nhất. - Với bản thân: Có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến (Chữ ký, dấu) Nguyễn Thị Mai
  7. 7 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG Phần I: MỞ ĐẦU 9 1 Mục đích của sáng kiến 9 2 Tính mới và ưu điểm nổi bật 10 3 Đóng góp của sáng kiến 10 Phần 2. NỘI DUNG 11 Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN TẬP 11 TRUNG GIẢI QUYẾT Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG 13 a, Biện pháp 1: Tạo môi 13 trường học tập, rèn luyện cho trẻ …………. b, Biện pháp 2: Giáo dục 15 âm nhạc mọi lúc mọi nơi c, Biện pháp 3:Giáo dục âm 17 nhạc trong giờ hoạt động âm nhạc…….. d, Biện pháp 4: Giáo dục 21 âm nhạc thông qua các hoạt động khác e, Biện pháp 5: Giáo dục 24 âm nhạc thông qua lễ hội f, Biện pháp 6: Lựa chọn 1 25 số trò chơi thông phục vụ cho HĐ âm nhạc
  8. 8 g, Biện pháp 7: Làm phong 26 phú thêm các dụng cụ âm nhạc……. h, Biện pháp 8: Phối kết 27 hợp cho phụ huynh học sinh Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA 28 SÁNG KIẾN Phần 3. KẾT LUẬN 29 1 Những vấn đề quan trọng 29 được đề cập đến của sáng kiến 2 Hiệu quả thiết thực của sáng 29 kiến 3 Kiến nghị với các cấp quản 30 lý Phần 4: PHỤ LỤC 31
  9. 9 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến: Những nghiên cứu gần đây từ các trường Đại học hàng đầu đã chỉ ra rằng việc tham gia tương tác với âm nhạc là rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, đồng thời giúp các em tiến bộ trong nhiều lĩnh vực một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Âm nhạc kích thích tất cả các khía cạnh trong sự phát triển của trẻ em: trí tuệ, xã hội và cảm xúc, vận động, ngôn ngữ và khả năng đọc viết. Điều này giúp tinh thần và thể chất hoạt động cùng nhau. Việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc ngay từ những năm đầu đời giúp các em học âm thanh và ý nghĩa của từ. Đối với trẻ em và người lớn, âm nhạc giúp tăng cường trí nhớ, đồng thời mang đến niềm vui và từ đó cải thiện mức độ khỏe mạnh toàn diện và hạnh phúc của các em. Chỉ cần nghĩ đến việc lắng nghe một ca khúc hay trên vô tuyến trong một ngày đẹp trời cũng có thể khiến mọi người mỉm cười và lấp đầy trái tim bằng niềm vui. Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con người. Đặc biệt, đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là
  10. 10 dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, những bài hát ru luôn là bạn đồng hành của trẻ nhỏ, đưa trẻ vào những giấc ngủ an lành với những điệu nhạc du dương êm ái qua tiếng hát của mẹ. Nó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình có con nhỏ. Giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ: - Âm nhạc giúp trẻ thông minh hơn - Âm nhạc giúp trẻ khỏe hơn, sức đề kháng tốt hơn - Âm nhạc giúp nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ - Âm nhạc giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp - Âm nhạc giúp cho trẻ hình thành sự tự tin - Âm nhạc sẽ rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ - Âm nhạc giúp cho trẻ có một suy nghĩ tích cực “Học tập không ngừng” - Âm nhạc giúp cho trẻ biết cách thể hiện chính mình - Âm nhạc thúc đẩy tính sáng tạo cho trẻ Năm học 2023 - 2024 tôi được phân công phụ trách lớp 24 – 36 tháng tuổi D2 trường mầm non Đại Lai. Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tôi nhận thấy khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ còn hạn chế chất lượng các hoạt động chưa cao từ đó tôi luôn trăn trở và suy nghĩ. Vì tất cả những những lý do trên, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt hoạt động giáo dục âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ âm nhạc, tôi nghiên cứu để tìm ra: “Một số biện nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hàng ngày đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi D2 ở trường mầm non”. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến: Các giải pháp được trình bày trong sáng kiến đầy đủ, cụ thể, lô gíc và thực tế, giúp giáo viên biết cách tạo môi trường âm nhạc lôi cuốn trẻ, các trò
  11. 11 chơi âm nhạc vui nhộn, các dụng cụ âm nhạc phong phú. Từ đó trẻ hứng thú, tự tin, yêu thích âm nhạc. 3. Đóng góp của SKKN để nâng cao chất lượng giáo dục, dạy và học của ngành giáo dục nói chung, của đơn vị trường mầm non Đại lai nói riêng, cụ thể ở những mặt sau: - Đóng góp về mặt khoa học: Qua sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc đối với trẻ 24-36 tháng tuổi D2 ở trường Mầm non Đại Lai” sẽ đóng góp thêm cho ngành giáo dục mầm non nói chung và trường mầm non Đại Lai tìm ra một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với âm nhạc. Góp phần đổi mới cách dạy và cách học, giúp giáo viên có thể dễ dàng lựa chọn các hình thức giáo dục phù hợp và đạt hiệu quả cao. - Đóng góp về mặt kinh tế, xã hội: Với sáng kiến kinh nghiệm này đưa vào áp dụng giúp giáo viên thực hiện vừa đạt hiệu quả cao, không tốn kém có thể vận dụng linh hoạt vào chính trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đã được tập thể giáo viên trong trường cũng như trong ngành cùng tham khảo và áp dụng rộng rãi. Đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện. Phần II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC ĐỐI VỚI TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI D2 Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI Trường mầm non Đại Lai là một ngôi trường công lập, thuộc sự quản lý của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Gia Bình. Trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, hiện tại trường mầm non Đại Lai là một ngôi trường khang trang và sạch đẹp, đi đầu về cơ sở vật chất trong bậc học mầm non của
  12. 12 huyện Gia Bình. Tuy nhiên với thực trạng đó, trường mầm non Đại Lai có những mặt ưu điểm và hạn chế sau: a. Ưu điểm Trường mầm non Đại Lai là ngôi trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ II .Với đội ngũ ban giám hiệu chuyên môn giỏi, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý tốt, dày dặn kinh nghiệm luôn quan tâm sát sao đến các phong trào của nhà trường. Luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể giúp giáo viên hoàn thành trách nhiệm được giao. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, có trình độ sư phạm chuyên môn vững vàng, năng động, linh hoạt trong giảng dạy. Đối với học sinh 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non Đại Lai nói chung và lớp 24-36 tháng tuổi D2 nói riêng, các bé rất yêu thích âm nhạc. Các bé luôn thể hiện sự thích thú khi được nghe hát, khi được hòa mình vào âm nhạc thì mọi cung bậc của cảm xúc đều được nhìn thấy ở trẻ, không chỉ có vậy sự sáng tạo trong cách thể hiện âm nhạc của trẻ được đánh giá cao. Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá tŕnh cảm thụ và thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi… Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng… Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp. Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi rất nhạy cảm đối với âm nhạc. Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo
  13. 13 đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức cho trẻ thông qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. b, Khó khăn: Trẻ 24 – 36 tháng tuổi đang phát triển vốn từ, phát âm còn chưa tròn tiếng vì cơ thể so với người lớn thanh quản của trẻ chỉ to bằng một nửa. Các dây thanh đới mảnh dẻ và ngắn, vòm họng còn cứng chưa linh hoạt, hơi thở còn yếu, hời hợt. Vì vậy, giọng của trẻ có đặc điểm là cao và yếu, nên rất khó khăn trong hoạt động giáo dục âm nhạc. Một số giáo viên trẻ mới vào nghề nên kinh nghiệm sư phạm còn hạn chế. Phương pháp tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, các ban ngành, các cấp còn hạn chế. Đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn chư sáng tạo, đặc biệt với bộ môn giáo dục âm nhạc trang phục chưa đẹp mắt và phong phú. Các cháu học sinh phần lớn là con em làm nông nghiệp, công nhân, kinh tế gia đình eo hẹp, ít có điều kiện cho con em mình tiếp xúc với âm nhạc nhiều. Mức độ nhận thức về âm nhạc và kỹ năng thể hiện chưa cao. Vì vậy tôi đã khảo sát các cháu đầu năm học với kết quả như sau: Bảng khảo sát của lớp 24 – 36 tháng tuổi D2 trước khi thực hiện biện pháp. Phân loại Số Mức độ Đạt Tỉ lệ % Chưa đạt Tỉ lệ % khả năng lượng Trẻ hứng thú tham gia 24 12 50% 12 50% hoạt động
  14. 14 Kỹ năng vận động 24 10 41,7% 14 58,3% Khả năng cảm thụ âm 24 13 54,2% 11 45,8% nhạc Qua kết quả khảo sát học sinh ở trên tôi thấy các cháu còn yếu, thiếu về khả năng vận động cũng như cảm thụ âm nhạc, chưa hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc từ đó tôi đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ đạt được tốt hơn. CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI LỚP 24-36 THÁNG TUỔI D3 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI: a, Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, phòng âm nhạc và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ. Ví dụ: Khi thực hiện trang trí các góc trong lớp lớp tôi trang trí góc âm nhạc đẹp mở theo hướng từng chủ đề để trẻ thoải mái khi học, chơi, biểu diễn ở góc âm nhạc của lớp, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. Hình ảnh: Ttrang trí góc âm nhạc của lớp.
  15. 15 Trẻ 24 – 36 tháng tuổi D2 phát âm còn chưa chuẩn vì thế giáo viên cần chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyện cho trẻ. Để có một tiết học sôi nổi và hào hứng ngay từ đầu, người dạy trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện đàn, giọng hát và nghe hát…để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác. Tôi chú tâm trang trí góc nghệ thuật thật sinh động để gây sự thu hút với trẻ. Góc nghệ thuật là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện , củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các tṛò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo. Ví dụ: Tôi tự làm những chiếc đàn với nhiều màu sắc và hình dáng ngộ nghĩnh giúp trẻ thích thú tưởng tượng và thể hiện âm nhạc theo ý thích, những chiếc trống từ những hộp sữa bột đã dùng hết làm cho các dụng cụ được phong phú hơn… Hình ảnh: Trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc hoạt động góc âm nhạc
  16. 16 b. Biện pháp 2: Giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi. * Giờ đón trẻ. Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Biết rằng biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo viên ở hầu hết các trường, nhưng một số giáo viên chưa biết chọn những ca khúc nào cho phù hợp và tôi đã suy nghĩ, đưa ra một số bài hát rất lôi cuốn trẻ như: ca khúc “Lời chào buổi sáng” sáng tác Nguyễn Nhung bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca: “Con chào bố ạ….. …..Chiều con lại về ” Rồi những bài “Cô và mẹ” của Phạm tuyên, hoà với khung cảnh thiên nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát “Con chim hót trên cành cây”. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc. Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài “Lời chào buổi sáng” của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải biết chào bố mẹ... Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường: “ Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Bài ca đi học” của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng bữa ăn giấc ngủ: “Cô giáo như mẹ hiền”, “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện. Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức nghe nhạc trong các giờ khác. Đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao. Qua thực tế, trong các giờ dạy
  17. 17 trẻ về thơ, truyện, LQCV, KPKH,...có sự tham gia của GDÂN sẽ làm cho tiết học trở nên phong phú hơn. * Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động chơi ở các góc. Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Càng không thể bắt trẻ ngay lập tức cảm thụ được bài hát qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Vì vậy, giờ hoạt động góc là một giờ rất cần thiết cho trẻ có thời gian lắng lại để có thể cảm thụ bài hát một cách tốt nhất. Ví dụ: Sau giờ hoạt động chung: Giáo dục âm nhạc. Cô dạy hát “Mẹ yêu không nào", "Cô và mẹ"... Góc âm nhạc: Cô cho trẻ xem thêm hình ảnh những cô giáo, mẹ, cho trẻ lắng nghe nhạc lần nữa bằng tai phone, trẻ sẽ được đắm mình vào thế giới âm nhạc và sẽ múa hát, vận động tốt hơn. * Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động chơi ngoài trời. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc; hát những bài có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua đề tài.
  18. 18 Hình ảnh cô và trẻ hát trước khi tham gia hoạt động ngoài trời Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời: "Quan sát cây bàng". Sau khi quan sát xong tập cho trẻ hát bài "Bắp cải xanh" hoặc " Bông hoa mừng cô"... Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Giáo dục các cháu trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống... Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên, vui thú, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó, trẻ sẽ dần cảm thụ được bài hát tốt hơn thông qua việc trẻ trực tiếp quan sát mọi thứ. c. Biện pháp 3: Giáo dục âm nhạc trong giờ hoạt động âm nhạc. Hình ảnh: Trẻ vận động trong giờ học âm nhạc Do đặc điểm của lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi nên giáo dục các cháu cần tiến hành theo phương châm "Học mà chơi - chơi mà học" theo chương trình giáo dục Mầm non mới. Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách
  19. 19 khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động: Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Nếu trọng tâm là biểu diễn văn nghệ thì cô tổ chức cho trẻ biểu diễn giống như một đêm văn nghệ, giúp trẻ ôn lại bài đã học, tự tin mạnh dạn trước đông người. Dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc thì cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng, chạy nhẹ nhàng. Tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàn hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng. Để thu hút vào giờ học và giúp trẻ cảm thụ âm nhạc được tốt hơn, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong phương pháp dạy học: Vào đầu giờ học cô có thể trò chuyện về chủ đề, xem vật thật, tranh ảnh... có chủ đề theo nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ. Mọi giờ học hoạt động làm quen âm nhạc đều có phần nghe hát và trò chơi âm nhạc. Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy... trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và rất hứng thú trong giờ học. Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng
  20. 20 hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc thái bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung để trẻ hát cùng cô cả bài. Cô phải chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ: phách gỗ, sắc xô, lúc lắc... Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo, chưa có dụng cụ đồ chơi ngoài trời chứ tôi rất thích cho trẻ hoạt động ngoài trời. Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ mà còn dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc, trông trẻ thật hồn nhiên dễ thương. Hầu hết các bài hát có thể cho trẻ vận động múa. Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể, tư thế để biểu hiện lên tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm. Múa và âm nhạc quan hệ mật thiết và không tách rời nhau. Một bài hát cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát nghe tôi chọn bài hát có nội dung phù hợp toát lên nội dung chính của bài dạy hát. Ví dụ: Dạy hát bài "Cả nhà thương nhau" thì tôi chọn bài hát nghe: "Gia đình nhỏ hạnh phúc to" nhằm hướng trẻ vào nội dung bài học một cách dễ dàng và dễ giáo dục cho trẻ. Trẻ được nghe những bản nhạc phù hợp, trẻ sẽ cảm nhận giai điệu, ý nghĩa đời sống văn hoá vùng miền qua bài hát. Khi múa có thể mặc trang phục theo yêu cầu của bài hát. Để tăng phần hấp dẫn của giờ học cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc nhằm phát triển năng khiếu, ôn luyện kiến thức kỹ năng cho trẻ về âm nhạc. Sự phản ứng âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô hướng dẫn cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi. Tôi cho số đông trẻ được tham gia chơi, tôi nhận thấy một giờ hoạt động âm nhạc cần đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo lời ca, trẻ được nghe hát và được chơi trò chơi âm nhạc. Trong một tiết học được tổ chức thực hiện như trẻ được chơi với cô, được gần gũi trò chuyện vơi cô, không gò bó trẻ. Về đội hình không cứng nhắc như trước đây, có thể cho trẻ thay đổi nhiều đội hình khác nhau: Hình tròn, chữ u, tự do... để trẻ được thoải mái hoạt động nhanh nhẹn. Trong giờ hoạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2