intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ hiện nay" nhằm nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng, kinh nghiệm thực tế từ đó đề xuất các biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ hiện nay

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRẺ HIỆN NAY Lĩnh vực/ Môn : Quản lý Cấp học : Mầm non Tên Tác giả : Nguyễn Thị Tình Đơn vị công tác : Trường Mầm non Tả Thanh Oai B Chức vụ : Phó Hiệu trưởng NĂM HỌC: 2021 – 2022
  2. MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài:...............................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu: ...................................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................... 2 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: ................................................................................. 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 3 1. Cơ sở lí luận: ...................................................................................................................... 3 2. Cơ sở thực tiễn:.................................................................................................................. 3 a. Đặc điểm chung: ................................................................................................................ 3 * Thuận lợi:.............................................................................................................................. 4 * Khó khăn: ............................................................................................................................. 5 2.2. Thực trạng: ...................................................................................................................... 6 3. Biện pháp thực hiện:.........................................................................................................9 3.1. Biện pháp 1: Naang cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên trong trường ..................................9 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tin học để đào tạo nguồn nhân lực giáo viên có chất lượng về công nghệ thông tin cho nhà trường ................................................................................................................................................. 12 3.3. Biện pháp 3: Tham mưu xây dựng và tổ chức tốt Hội thi “Thiết kế bài giảng điện tử” cấp trường ............................................................................................................. 16 3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng trang Web nội bộ của lớp …………………………………………………….…….19 3.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền kết nối với phụ huynh giáo dục trẻ ...................................................................................................... 21 3.6. Biện pháp 6: Kiểm tra và đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục của nhà trường ................................................................................... 24 4. Hiệu quả của sáng kiến: ................................................................................................ 25 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 27 1. Kết luận: ........................................................................................................................... 27 2. Khuyến nghị: ................................................................................................................... 28
  3. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, những thành tựu của khoa học - công nghệ đang đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và kinh tế tri thức, tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, việc hiểu biết và vận dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực. Thông tin được cập nhật, chia sẻ, thu thập rất nhanh chóng và chính xác, việc quản lý nhân sự, thực hiện hồ sơ sổ sách và báo cáo thống kê nhẹ nhàng và khoa học. Công nghệ thông tin thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian. Công nghệ thông tin thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, tạo ra công nghệ với nhiều thành tựu rực rỡ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục trẻ góp phần thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non cũng như đổi mới hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay. Năm học 2021-2022 là năm tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; Thực hiện tinh thần chỉ đạo của ngành giáo dục và đào tạo“Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục mầm non”. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại cơ sở giáo dục mầm non. Việc hiểu biết và vận dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục là một việc làm cần thiết và hiệu quả thiết thực nhất trong bối cảnh dịch Covid- 19 diễn hết hết sức phức tạp ngay từ đầu năm học. Vì vậy, đã có nhiều trường học phát huy hiệu quả việc sử dụng hệ thống E-mail và hoạt động đưa tin tức lên website của nhà trường, ứng dụng các phần mềm dạy học, phần mềm quản lý, các trang mạng xã hội, kho học liệu điện tử dùng chung trong nhà trường để phối kết hợp với phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ phòng dịch qua kênh truyền thông như zalo, facebook, website, fanpage... Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, cùng với cả nước, học sinh toàn thành phố nghỉ học dài ngày để phòng, chống dịch. Công nghệ thông tin là phương tiện hữu hiệu để các trường mầm non kịp thời nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ, thông báo cho trẻ nghỉ học, tuyên truyền, chia sẻ đến phụ huynh hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ em và giới thiệu những kênh truyền hình, những video có nội dung giáo dục bổ ích, phù hợp với lứa tuổi của trẻ khi ở nhà. Tuy nhiên, theo
  4. 2 kết quả khảo sát tại trường tôi công tác có 48% giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong tìm kiếm, thu thập khai thác thông tin qua mạng Internet còn trung bình, yếu; 48% giáo viên có khả năng ứng dụng các phần mềm để xây dựng bài giảng điện tử e-learning, video bài giảng đạt trung bình, yếu. Cơ sở vật chất để ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường còn chưa đồng bộ. Hệ thống mạng WLAN về các phòng học còn chạy chậm, 44% giáo viên đạt trung bình, yếu trong việc sử dụng Excel thống kê, báo cáo, ứng dụng các phần mềm. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa thực sự đạt hiệu quả và mang tính đồng bộ. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa chủ động ngại tổ chức các hoạt động giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin. Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi là một cán bộ quản lý phụ trách công tác giáo dục trong nhà trường cùng với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình Giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ hiện nay” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2021-2022. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng, kinh nghiệm thực tế từ đó đề xuất các biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với bối cảnh hiện nay. Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên có kỹ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử, xây dựng kho học liệu điện tử dùng chung trong công tác giáo dục trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ (Giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo). 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp điều tra thực trạng; Phương pháp thực hành. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với bối cảnh hiện nay. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 09 năm 2021 đến tháng 04 năm 2022.
  5. 3 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các qúa trình xử lý thông tin. Theo quan niệm này thì công nghệ thông tin là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của con người. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ: Sử dụng hiệu quả các thiết bị, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô hình; hình ảnh động; các video trực quan; ứng dụng một cách có hiệu quả các phần mềm thiết kế trò chơi thông minh; ứng dụng kho bài giảng e-learning, sách điện tử để tổ chức các hoạt động giáo dục một cách chủ động, minh họa được nhiều ví dụ của bài giảng gần gũi với thực tiễn mà các đồ dùng trực quan thông thường không thể làm được, trẻ cũng sẽ hứng thú, say mê, thích thú để khám phá, tư duy. Dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên tiếp cận các nguồn tri thức trên Internet đa dạng, phong phú. Giáo viên có thể sử dụng các công cụ đa phương tiện như hình ảnh, âm thanh, video.... vào nội dung bài giảng để tăng sự phong phú hấp dẫn. Điều này còn giúp kích thích tư duy và tính sáng tạo của người học, tăng mức độ tương tác giữa giáo viên với trẻ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giúp trẻ tiếp cận với thế giới công nghệ từ rất sớm. Nhờ đó, khơi gợi tình yêu của các em với lĩnh vực này và là động lực để các em cố gắng chinh phục công nghệ trong tương lai. Tuy nhiên, việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường mầm non là một việc làm không đơn giản. Nếu ứng dụng công nghệ thông tin không hợp lý thì sẽ trở thành lạm dụng, quản lý công nghệ thông tin không thống nhất và đồng bộ dễ dẫn đến quá trình giáo dục không đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Chính vì vậy, công nghệ thông tin đã đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đổi mới trong giáo dục và ứng dụng có hiệu quả trong thời điểm có nhiều thách thức của dịch bệnh Covid -19 trong năm học này. 2. Cơ sở thực tiễn a. Đặc điểm chung: Trường có 3 cơ sở với tổng diện tích xây dựng là 8445,7 m2. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2021. Nhà trường luôn nhận đươc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp các lớp học rộng rãi, sân chơi thoáng mát.
  6. 4 Năm học 2021-2022, nhà trường có quy mô 20 lớp với 576 học sinh, trong đó có 6 lớp mẫu giáo lớn, 6 lớp mẫu giáo nhỡ, 5 lớp mẫu giáo bé và 3 lớp nhà trẻ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là 68 đồng chí, trong đó có 48 giáo viên với 40 giáo viên dạy lớp mẫu giáo và 08 giáo viên dạy lớp nhà trẻ. Trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên với 44/48 đồng chí có trình độ đại học chiếm 91.7%, 01/48 đồng chí có trình độ cao đẳng chiếm 2% và 03/48 đồng chí có trình độ trung cấp chiếm 6.3% (03 đồng chí đang theo học lớp đại học sư phạm). Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau: * Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục. Phòng giáo dục đã tổ chức nhiều buổi tập huấn về kiến tập các chuyên đề “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi, bổ sung”; Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương do Bộ Giáo dục tổ chức; Chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay” nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non các trường có cơ hội học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Nhà trường được đầu tư trang bị 100% máy tính ở các phòng chức năng, 20/20 lớp học có ti vi 42 inch có kết nối mạng, trong đó phòng máy Kissmart được trang bị 10 máy tính có cài đặt phần mềm giáo dục, có kết nối internet, có 01 bảng tương tác thông minh tại lớp mẫu giáo lớn A1 đáp ứng tốt cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong năm học. Ban giám hiệu luôn đoàn kết thống nhất trong mọi công việc, luôn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế dịch Covid-19. Tạo điều kiện tổ chức cho 100% giáo viên tham gia các buổi tập huấn, kiến tập về ứng dụng kỹ năng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ phù hợp với diễn biến dịch Covid-19 như thiết kế bài giảng powerpoint, giáo án điện tử e-learning, phần mềm Camtasia 9.6 thiết kế video bài giảng, ứng dụng goolge trong tạo phòng họp trực tuyến Meat, zoom, ứng dụng phần mềm words, excel,.. trong công tác thống kế báo cao, phần mềm kế hoạch giáo dục, quản lý và sử dụng trang website. Đó là điều kiện thuận lợi để giáo viên học hỏi kỹ năng công nghệ thông tin trong thực hiện hoạt động giáo dục kết nối với trẻ, với phụ huynh đạt hiệu quả cao. Bản thân là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có năng lực, kinh nghiệm trong công tác quản lý, kỹ năng công nghệ thông tin thành thạo thường xuyên cập
  7. 5 nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo các cấp về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đã được tham gia ban giám khảo chấm chọn video các trường gửi lên đưa vào kho học liệu của huyện, kho học liệu của Sở và chấm video các cá nhân đăng ký chiến sĩ thi đua cơ sở các trường, đó là cơ hội tốt để bản thân tiếp tục học hỏi, trao dồi kiến thức chuyên môn nói chung và nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin nói riêng. Bản thân đã tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về chuyên môn nghiệp, các chuyên đề hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với bối cảnh địa phương, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19; ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori, phương pháp giáo dục STEAM, “Phòng chống xâm hại bạo hành trẻ em”, “Phòng chống tai nạn thương tích” do Sở GDĐT, PGD&ĐT tổ chức. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhanh nhẹn, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn khá vững vàng, được đào tạo trình độ tin học cơ bản, một số giáo viên có kỹ năng công nghệ thông tin; Giáo viên luôn chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên về chăm sóc giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, internet; 100% giáo viên các lớp đã thực hiện soạn giảng trên phần mềm giáo dục năm học thứ 2. 100% giáo viên có điện thoại di động để cập nhật các ứng dụng công nghệ thông tin như zalo, messenger, facebook, zoom, website, youtube của nhà trường. Năm học 2021 - 2022, Bộ Giáo dục đào tạo và nhà trường tổ chức cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử năm 2021” tạo cơ hội cho giáo viên được cọ sát, vận dụng các kỹ năng về công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục trẻ trong tình hình dịch Covid-19. * Khó khăn: Kiến thức và hiểu biết của giáo viên về kỹ năng công nghệ thông tin trong trường còn chưa được chuyên sâu. Nhiều thuật ngữ, cùng các kỹ thuật máy tính phức tạp chưa nắm bắt được. Đa số giáo viên ngại thay đổi, ít chủ động nghiên cứu các ứng dụng, phần mềm mới để ứng dụng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên còn chưa dành nhiều thời gian để tìm tòi, tiếp cận các phần mềm thiết kế giáo án điện tử. Một số bộ phận giáo viên lớn tuổi còn ngại và chưa thấy được giá trị của việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với công tác giáo dục trẻ hiện nay. Năm học 2021-2022, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trẻ mầm non phải nghỉ học ở nhà trong thời gian dài nên các hoạt động giáo dục trẻ không thể trực tiếp tại trường, tại lớp mà chuyển sang hình thức tuyên truyền kết nối với trẻ, với phụ huynh thông qua các video chăm sóc giáo dục với gia đình trẻ qua zalo nhóm lớp và trang truyền thông của lớp, nhà trường. Đây vừa là cơ hội và thách
  8. 6 thức lớn với đội ngũ giáo viên nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế trong năm học. Hơn nữa, 50% giáo viên chưa có máy tính cá nhân ở nhà nên khó khăn trong việc ứng dụng phần mềm thiết kế giáo án điện tử e-learning, video clip, câu hỏi trực tuyến. Kỹ năng công nghệ thông tin của trẻ còn hạn chế, phương tiện hiện đại phục vụ cho hoạt động giáo dục kết nối của phụ huynh tại nhà còn gặp khó khăn do trẻ có anh, chị cũng học trực tuyến ở các cấp khác. b. Thực trạng đội ngũ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non: Trước khi áp dụng sáng kiến "Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ hiện nay” tôi tiến hành khảo sát thực tế đội ngũ giáo viên thời điểm đầu năm học tháng 9 năm 2021 theo những nội dung sau: - Khảo sát cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại để phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ. - Khảo sát đánh giá khả năng của giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm, thu thập, khai thác thông tin qua mạng Internet và xây dựng trang truyền thông của lớp kết nối với phụ huynh, với trẻ. - Khảo sát đánh giá khả năng của giáo viên trong việc sử dụng words, excell thống kê, báo cáo, các phần mềm goolge.drive, goolge.docs, soạn bài trên phần mềm kế hoạch giáo dục. - Khảo sát đánh giá khả năng của giáo viên trong việc ứng dụng các phần mềm để xây dựng bài giảng điện tử E-Learning, video clip, trò chơi trực tuyến. * Kết quả khảo sát: Sau khi tiến hành khảo sát các nội dung được đánh giá như sau: Bảng 1: Khảo sát cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại để phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ Số Không Cần bổ Có thể Tên thiết bị lượng Tốt sử dụng sung sửa chữa Thiết bị được mới Ti vi 23 18 3 2 2 Máy tính 15 10 1 4 9 Laptop 4 2 1 1 1 Máy chiếu 2 1 0 1 1
  9. 7 Máy in 9 5 2 2 2 Máy phô tô 2 2 0 0 1 Camera 3 3 0 0 0 Bảng tương tác 1 1 0 0 19 thông minh Bảng 2: Khảo sát đánh giá khả năng của giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm, thu thập, khai thác thông tin qua mạng Internet và xây dựng trang truyền thông của lớp kết nối với phụ huynh, với trẻ. Trung Khối lớp Số lượng Tốt Khá Yếu bình Mẫu giáo lớn 14 4 4 4 2 Mẫu giáo nhỡ 13 3 4 4 2 Mẫu giáo bé 13 3 3 5 2 Nhà trẻ 8 2 2 2 2 Tổng cộng 48 12/48 13/48 15/48 8/48 Tỷ lệ % 100% 25% 27% 31% 17% Bảng 3: Khảo sát đánh giá khả năng của giáo viên trong việc sử dụng words, excell thống kê, báo cáo, các phần mềm goolge drive, goolge.docs, phần mềm soạn bài kế hoạch giáo dục. Trung Khối lớp Số lượng Tốt Khá Yếu bình Mẫu giáo lớn 14 4 5 3 2 Mẫu giáo nhỡ 13 4 4 3 2 Mẫu giáo bé 13 3 3 5 2 Nhà trẻ 8 2 2 2 2 Tổng cộng 48 13/48 14/48 13/48 8/48 Tỷ lệ % 100% 27% 29% 27% 17%
  10. 8 Bảng 4: Khảo sát đánh giá khả năng của giáo viên trong việc ứng dụng các phần mềm để xây dựng bài giảng điện tử, video bài giảng, trò chơi trực tuyến. Trung Khối lớp Số lượng Tốt Khá Yếu bình Mẫu giáo lớn 14 4 4 4 2 Mẫu giáo nhỡ 13 3 4 5 1 Mẫu giáo bé 13 2 4 5 2 Nhà trẻ 8 2 2 2 2 Tổng cộng 48 11/48 14/48 16/48 7/48 Tỷ lệ % 100% 23% 29% 33.3% 14.7% * Nhìn vào kết quả khảo sát trên cho thấy: - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại để phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ tại trường đã cơ bản đủ điều kiện cho giáo viên thực hiện nhưng còn chưa đồng bộ, hỏng, thiếu các trang thiết bị hiện đại, chưa phục vụ hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ. - Khảo sát đánh giá khả năng của đội ngũ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm, thu thập, khai thác thông tin qua mạng Internet và xây dựng trang truyền thông của lớp kết nối với phụ huynh, với trẻ: Còn 31% giáo viên có khả năng trung bình, 17% giáo viên yếu về việc ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, thu thập và khai thác các thông tin qua mạng Internet và xây dựng trang truyền thông của lớp kết nối với phụ huynh, với trẻ như trang web nội bộ, fanpage, youtube kids của lớp để áp dụng trong công tác giáo dục trẻ tại trường cũng như trong thời gian nghỉ dịch. - Khảo sát đánh giá khả năng của giáo viên trong việc sử dụng word, excell thống kê, báo cáo, ứng dụng các phần mềm goolge drive, goolge.docs, phần mềm soạn bài kế hoạch giáo dục: 44% giáo viên đạt trung bình, yếu và chưa sử dụng thành thạo chương trình excell, words trong thực hiện các trang tính trực tuyến goolge drive, goolge.docs, phần mềm kế hoạch giáo dục - Khảo sát đánh giá khả năng của giáo viên trong việc ứng dụng các phần mềm để xây dựng bài giảng điện tử e-learning, video clip, các trò chơi trực tuyến: Khả năng của giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, 33.3% giáo viên đạt trung bình, 14.7% giáo viên đạt yếu, chưa biết thiết kế bài giảng điện tử để đưa vào các hoạt động nhằm thu hút sự hứng thú, say mê của trẻ, giáo viên chưa khai thác hết yếu tố công nghệ thông tin để đưa vào giảng dạy.
  11. 9 Bên cạnh đó, tôi cũng xây dựng phiếu điều tra thực trạng về cơ sở vật chất, đường truyền và tình hình sử dụng công nghệ thông của giáo viên. Qua tìm hiểu, nguyên nhân là do kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên còn hạn chế, giáo viên ít có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với các phần mềm hỗ trợ thiết kế các video, bài giảng điện tử, trò chơi trực tuyến trong thời gian trẻ nghỉ dịch Covid-19, các thiết bị, cơ sở vật chất để ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa đồng bộ. Hệ thống mạng WLAN về các phòng học chạy còn chậm. Vì vậy, tôi đã xây dựng kế hoạch và đưa ra các biện pháp phù hợp bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế và bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. 3. Biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên trong trường Nâng cao nhận thức giáo viên về sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục, trên cơ sở đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc giáo viên sẽ chủ động tìm tòi những giải pháp phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non góp phần đổi mới tư duy, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục. Tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ và của ngành về ứng dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục và đào tạo giúp cho giáo viên nhận thức đúng đắn về vai trò, tác động của công nghệ thông tin đối với Giáo dục và đào tạo cũng như sự cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phù hợp với bối cảnh hiện nay. Cách làm cũ: Trong những năm học trước nhà trường có thực hiện tuyên truyền phổ biến các đề án, kế hoạch, văn bản của các sở ban ngành về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Vai trò, tác động của công nghệ thông tin đối với giáo dục cũng như sự cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Bằng nhiều hình thức triển khai trong chi bộ, ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chuyên môn khác trong nhà trường để các đồng chí nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công việc của mình. Tuy nhiên, các cô đều ngại thay đổi, ít đầu tư thời gian tìm hiểu các phần mềm để phục vụ cho công việc nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động đạt hiệu quả chưa cao.
  12. 10 Cách làm mới: Năm học này, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong điều kiện trẻ nghỉ ở nhà phòng dịch được nhà trường quan tâm, chú trọng đặc biệt nhằm thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo của các cấp“Dừng đến trường nhưng không dừng học”. Chính vì vậy, tôi đã kết với đồng chí hiệu trưởng xây dựng các kế hoạch có tính chất chiến lược lâu dài, triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho các tổ khối trong nhà trường thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin. Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong ban giám hiệu và các tổ chuyên môn trong nhà trường. Cung cấp, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của đảng, của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của UBND xã, của Sở, phòng GD&ĐT về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, đặc biệt triển khai sâu rộng đến 100% đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn các văn bản chỉ đạo các cấp về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau như zalo, trang website của tổ khối, nhà trường. Cụ thể như: Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng GDĐT; Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 20/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố về thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2021-2022 của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Công văn số 4096/BGDĐT - CNTT ngày 20/9/2021 của bộ giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT và thống kê giáo dục năm học 2021- 2022; Công văn số 3354/SGDĐT-VP ngày 22/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn hoạt động Công nghệ thông tin năm học 2021-2022; Công văn số 591/PGD&ĐT ngày 23/9/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin năm học 2021-2022; Hơn nữa, để đội ngũ giáo viên nhà trường nắm được nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2021-2022 là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền kết nối với phụ huynh giáo dục trẻ tại nhà, vì vậy giáo viên cần nắm rõ các văn bản chỉ đạo về việc xây dựng kho học liệu điện tử dùng chung trong các khối, nhà trường để thực hiện có hiệu quả như công văn số 3024/SGDĐT-VP ngày 27/8/2021 về việc phát động đóng góp chia sẻ học liệu điện tử phục vụ dạy và học; Công văn số 555/GD&ĐT ngày 03/9/2021 của Phòng GD&ĐT Huyện Thanh Trì về việc góp chia sẻ học liệu điện tử phục vụ dạy và học.
  13. 11 Ngay đầu năm học này, để động viên các đồng chí giáo viên tham gia các cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử năm 2021” do Bộ Giáo dục và đào tạo phát động. Tôi đã triển khai đến tổ chuyên môn các văn bản hướng dẫn về thể lệ cuộc thi để giáo viên nghiên cứu và nắm rõ như Quyết định số 2915/QĐ-BGDĐT ngày 17/9/2021 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành Thể lệ cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử; Công văn số 523/CNTT ngày 20/9/2021 của Bộ giáo dục và đào tạo –Cục công nghệ thông tin về việc phối hợp triển khai cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử, qua đó động viên, tạo điều kiện cho giáo viên có kỹ năng công nghệ thông tin tốt tham gia cuộc thi. Đánh giá, rút kinh nghiệm về những công việc và kế hoạch đề ra trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của từng khối. Kết hợp với đồng chí hiệu trưởng nhà trường tổ chức các cuộc hội thảo, báo cáo kinh nghiệm, tổ chức đi thăm quan, học tập, rút kinh nghiệm các đơn vị bạn, đồng thời xen kẽ trong các hội nghị, họp hội đồng để tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin cho toàn thể cán bộ, giáo viên công nhân viên trong trường. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, tập huấn trực tuyến về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ hiện nay cho đội ngũ giáo viên ngay từ tháng 8 đầu năm và xuyên suốt trong năm học để nâng cao kỹ năng, năng lực chuyên môn giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục trẻ mầm non. Tăng cường chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kết nối với trẻ, với phụ huynh hàng tuần, tháng. Giao kế hoạch dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin cho các tổ, khối. Chỉ đạo cho các tổ, khối chuyên môn thường xuyên báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phương pháp nhất là những báo cáo có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn tại tổ, khối qua buổi sinh hoạt định kỳ; Phát động phong trào dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin trong các kỳ hội giảng; Tổ chức hội thi “Thiết kế bài giảng điện tử năm 2021” cấp trường chào mừng ngày 20/11, 8/3,... Giao cho các tổ nhóm chuyên môn, cá nhân sưu tầm, tuyển chọn các bài giảng điện tử e-learning, video clip hay có ứng dụng công nghệ thông tin tốt để giáo viên tham khảo, học tập. Chỉ đạo, giao chi đoàn thanh niên giáo viên có kỹ năng công nghệ thông tin thành thạo là nòng cốt đi đầu trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học. Tạo thói quen vào mạng, cập nhật thông tin, sưu tầm dữ liệu, phần mềm giáo dục, ứng dụng trang tính trực tuyến trên goolge dirve, google from, goolge.docs, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giáo dục trẻ. Tạo mọi điều kiện cho 100% giáo viên đi học tập, bồi
  14. 12 dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như tham gia đầy đủ các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn trong đó có 10 buổi tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động chăm giáo dục trẻ ứng phó với diễn biến tình hình dịch Covid-19. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra hướng đi mới cho công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, giáo dục trẻ của cán bộ, giáo viên trong trường. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển hàng loạt các phần mềm quản lý giáo dục và có rất nhiều các phần mềm hữu ích cho giáo viên như bộ Office, Lesson Editor/Violet, Flash, Photoshop, Ispring, Camtasia, Quizzi… các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho giáo viên trong thiết video clip, bài giảng điện cũng như cho trẻ, phụ huynh khi tương tác. Có thể nói, ứng dụng của công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ, giữa giáo viên và phụ huynh, giữa nhà trường và gia đình hiện nay. * Kết quả: 100% giáo viên đã có sự chuyển đổi về nhận thức, từ quy định lúc đầu sang tâm thế thích thú với bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin; chủ động học hỏi nên kỹ năng thiết kế video clip, bài giảng e-learning để thực hiện có hiệu quả kế hoạch tuyên truyền kết nối với phụ huynh, với trẻ trong thời gian nghỉ ở nhà. Trong năm học, tổ chuyên môn kết hợp với cô nuôi nhà trường đã xây dựng một kho học liệu điện từ với 15 bài giảng điện tử e-learning 190 bài giảng video chăm sóc giáo dục, 21 video chăm sóc nuôi dưỡng và 75 các bài powpoint, hình ảnh về hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục, 60 bài tuyên truyền thực hiện thông điệp 5K của Bộ y tế, phòng chống dịch Covid-19, dinh dưỡng sức khoẻ, giáo dục con trong thời gian nghỉ dịch… để giáo viên tìm kiếm thông tin, tài liệu tuyên truyền, giảng dạy. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tin học để tạo nguồn nhân lực giáo viên có chất lượng về công nghệ thông tin cho nhà trường Trình độ công nghệ thông tin của giáo viên có một vai trò hết sức quan trọng đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ vì chỉ khi cán bộ quản lý có kiến thức, kỹ năng tin học tốt mới chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên. Cũng như giáo viên có kỹ năng công nghệ thông tin tốt sẽ ứng hiệu quả trong giáo dục trẻ. Nếu giáo viên có trình độ tin học cơ bản, kỹ năng công nghệ thông tin tốt mới có khả năng soạn giảng được những bài giảng, thiết kế những video clip, trò chơi trực tuyến sinh động, hấp dẫn thu hút trẻ tương tác. Vì vậy, để quản lý, chỉ đạo tốt hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường thì việc xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên rất quan trọng và cần thiết. Xây dựng kế
  15. 13 hoạch là tiền đề cho tất cả các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn giáo viên đặc biệt nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông trong giáo dục đã góp phần không nhỏ cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trong năm học mà nhà trường đã đề ra. Việc xây dựng kế hoạch trong nhà trường là kim chỉ nam để giáo viên cùng nhau thực hiện và phấn đấu. Kế hoạch cụ thể, rõ ràng sẽ tạo nên sự chuyển biến về chất lượng chuyên môn cùng với chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường đồng thời khắc phục dần những tồn tại của năm học trước. Cách làm cũ: Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp về ứng dụng công nghệ thông tin của sở, phòng tổ chức để ứng dụng trong công việc. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn đưa nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục ra thảo luận, trao đổi. Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động, giáo viên chưa biết lựa chọn những thông tin, những hiệu ứng, hình ảnh, âm thanh, màu sắc phù hợp để giờ dạy của mình trở nên sinh động, hấp dẫn, chưa tạo được hứng thú học tập và kích thích tư duy sáng tạo ở trẻ. Đôi lúc, giáo viên lạm dụng quá việc ứng dụng các hình ảnh, hiệu ứng khiến trẻ mất tập trung chú ý vào nội dung bài giảng, video giáo dục. Cách làm mới: Từ thực tế trên, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tin học cho giáo viên và đề xuất với đồng chí hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo công nghệ thông tin trong nhà trường để theo dõi, hỗ trợ giáo viên, nhân viên triển khai các hoạt động về ứng dụng công nghệ thông tin, đưa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chăm sóc giáo dục trẻ hiệu quả đáp ứng được chương trình, nội dung giáo dục trẻ trong bối cảnh dịch Covid-19, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý, chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Đứng trước thực trạng của nhà trường ngay từ đầu năm học tôi đã vạch ra những công việc, nhiệm vụ chính cho riêng mình và dựa vào mục tiêu, kế hoạch năm học nhà trường đề ra là: Phấn đấu 100% giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động giáo dục, video bài giảng; 100% giáo viên biết tìm kiếm các các nguồn thông tin để hỗ trợ trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ; 80% giáo viên biết thiết kế bài giảng E-learning, Poverpoint, các trò chơi trên máy tính, biết ứng dụng Word, Excel, goolge dirve, goolge.docs,… vào trong công tác thống kê, cập nhật dữ liệu, báo cáo số liệu học sinh cũng các hoạt động tuyên truyền kết nối với phụ huynh cập nhật thông tin của trẻ. Muốn chỉ đạo các hoạt động của nhà trường đạt kết quả tốt đặc biệt chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục có hiệu quả bản
  16. 14 thân tôi lập ra kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, việc ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên cụ thể cho từng tháng (Phụ lục 2). Trong quá trình phân công, giao nhiệm vụ, tôi đã lựa chọn những giáo viên có khả năng về chuyên môn, có trình độ tin học và khả năng ứng dụng hiệu quả trong công việc để tập trung bồi dưỡng, tạo điều kiện phân công những giáo viên này tham gia các khóa học bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non do Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức. Tổ chức các lớp học bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho giáo viên, hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học, xây dựng kho học liệu điện tử, đặc biệt là hướng dẫn quy trình thiết kế và sử dụng bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng kế hoạch cử giáo viên đã sử dụng thành thạo máy tính tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên sâu của của Sở, Phòng GD&ĐT. Cụ thể: Lớp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên vào dịp hè, cử giáo viên luân phiên tham gia tập huấn kỹ năng công nghệ thông tin đầu năm học như sử dụng phần mềm Quizzi tạo trò chơi trắc nghiệm, sử dụng Padlet trong giao việc và quản lý lớp; ứng dụng phầm mềm zoom, google meat trong tổ chức họp trực tuyến, phần mềm Powerpoint, Ispring, Camtasia9.6,.. trong thiết kế bài giảng điện tử E-Learning, video clip; bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tin học văn phòng sử dụng word, excell,… do Phòng Giáo dục huyện tổ chức vào tháng 9, 10, 11, bồi dưỡng theo nhóm nhỏ, cá nhân tự học. Như vậy, tùy theo khả năng của mỗi giáo viên để có những tác động phù hợp. Hướng dẫn giáo viên có thể học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học khi tham gia tìm hiểu các trang Web từ mạng internet như: Giaovien.net, vnschool.net, violet.vn, dayhoc.vn, hocmai.vn, diendan3t.net, edu.net.vn, dayhoctructuyen.org, tailieu.VN, http://study.hanoi.edu.vn,... Tôi đã đề xuất phân công 1 giáo viên quản trị, duy trì, phát triển hoạt động của cổng thông tin điện tử (Website) của trường, cung cấp các thông tin hoạt động của nhà trường, hỗ trợ cho giáo viên, nhân viên tra cứu thông tin thuận lợi nhất ở mọi lúc, mọi nơi, tận dụng được những hữu ích mà công nghệ thông tin mang lại; 04 đồng chí tổ phó chuyên môn 4 khối phụ trách phần mềm kế hoạch giáo dục của khối hỗ trợ, hướng dẫn giáo viên trong khối thực hiện phần mềm kế hoạch giáo dục, soạn bài, đưa video vào kế hoạch giáo dục hàng tháng trong thời gian trẻ nghỉ dịch cũng như khi trẻ đến trường. Tổ chức lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại trường cho giáo viên về kỹ năng sử dụng, tương tác với các thiết bị phục vụ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Đề xuất với đồng chí Hiệu trưởng đã mời chuyên gia của các công ty ứng dụng phần mềm giáo dục, trang website về trường hướng dẫn trực tiếp cán bộ, giáo viên thực hành trên máy tính cho thành thạo.
  17. 15 Nhà trường đã thành lập được tổ công nghệ thông tin của trường gồm các giáo viên có kỹ năng tốt nhất về công nghệ thông tin có nhiệm vụ cùng đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chia sẻ các kinh nghiệm trong việc xây dựng giáo án điện tử, sử dụng các phần mềm hỗ trợ tốt cho công tác giáo dục trẻ cho giáo viên trong nhà trường. Bên cạnh đó, tôi đã phối hợp với công đoàn nhà trường phát động phong trào thi đua học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong thời kỳ công nghệ số 4.0 thông qua tổ chức các hội thi, hội giảng, kiến tập như: Hội thi “Thiết kế bài giảng điện tử năm 2021”, xây dựng kho học liệu của nhà trường, trang web, youtube nội bộ của các lớp. Tổ chức các buổi báo cáo kinh nghiệm, kiến tập, sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm trong nhà trường về ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn giáo viên qua báo cáo chuyên đề, tổ chức kiến tập chuyên đề trực tiếp cấp trường, cũng như cử giáo viên tham gia các buổi báo cáo, kiến tập chuyên đề các trường trong huyện nhằm nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Phát động phong trào tổ chức hoạt động giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động truyên truyền kết nối với trẻ, với phụ huynh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/10/ 20/11, 8/3, Tết Hàn thực qua video hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động tại gia đình nhân ngày hội, ngày lễ, tổng hợp và xây dựng video dự thi của lớp gửi về ban giam hiệu đăng tải trên trang website, facebook của nhà trường, từ đó nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch ở nhà. Ngoài ra tôi còn chỉ đạo giáo viên các nhóm đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể hàng tuần, tháng có bao nhiêu hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của khối đánh giá chất lượng, hiệu quả các hoạt động và cùng nhau chia sẻ rút kinh nghiệm. * Kết quả: Kế hoạch đi sâu, đi sát vào nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng công nghệ thông tin tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt giáo dục trẻ cũng như công tác truyền thông của nhà trường đã thu được kết quả cao, cụ thể: Chất lượng video giáo dục ở nhà có giao diện đẹp, hình ảnh sắc nét, âm thanh đồng bộ, nội dung phù hợp lứa tuổi, hình thức thể hiện sáng tạo hấp dẫn được cấp trên, phụ huynh đánh giá cao, trẻ hứng thú tương tác với video giáo viên chia sẻ trên zalo lớp. Trong đó, 05 video giáo viên tham dự cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện” do Bộ Giáo dục tổ chức đều được cấp giấy chứng nhận; 03 video được gửi lên kho học liệu của Sở Giáo dục và 06 video học liệu đạt cấp huyện. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia
  18. 16 đoàn tự đánh giá ngoài và kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường đã ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác sắp xếp tư liệu, hình ảnh cho từng tiêu chí, tiêu chuẩn phục vụ công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường chuẩn Quốc gia được đoàn đánh giá của Sở đánh giá cao trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của nhà trường. Ngoài ra,100% giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ phù hợp tình hình dịch Covid-19. 100% giáo viên biết ứng dụng phần mềm kế hoạch giáo dục và đưa video lên kho học liệu của lớp. 100% các nhóm lớp có nhóm zalo, messceger, youtube riêng để triển khai, cập nhật thông tin của trường và lớp; 100% giáo viên biết truy cập trang website, facebook của nhà trường để tìm kiếm thông tin và chia sẻ nội dung giáo dục kết nối với phụ huynh, với trẻ trong thời gian nghỉ dịch; 95% trở lên giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động giáo dục, video bài giảng; 80% giáo viên biết thiết kế bài giảng E-learning, Poverpoint, ứng dụng Word, Excel, goolge dirve, goolge.docs,… vào trong thống kê, cập nhật dữ liệu, báo cáo số liệu học sinh cũng các hoạt động tuyên truyền kết nối với phụ huynh cập nhật thông tin của trẻ. 3.3. Biệp pháp 3. Tham mưu xây dựng và tổ chức tốt Hội thi “Thiết kế bài giảng điện tử” cấp trường Nhằm đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính cực và chủ động của người học. Việc phát động hội thi “Thiết kế bài giảng điện tử năm 2021” là một việc làm thiết thực và hiệu quả. Bởi vì khi tham gia hội thi thì yêu cầu sản phẩm cũng đòi hỏi giáo viên tham gia cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, chất xám và nâng cao ý thức học hỏi chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công nghệ thông tin từ những giáo viên có chuyên môn tốt, kỹ năng công nghệ thông tin giỏi. Như vây, vô hình chung cả việc rèn luyện kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh góp phần nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên. Hơn nữa, qua hội thi góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua, đổi mới, sáng tạo trong nhà trường. Cách làm cũ: Công tác chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục trẻ đã được nhà trường định hướng thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn các tổ khối. Đặc biệt qua các hội thi, hội giảng giáo viên - nhân viên giỏi, các hoạt động dự giờ, duyệt video hoạt động kết nối giáo viên đã có ứng dụng công nghệ thông tin nhưng hiệu quả không
  19. 17 cao. Kết nối tương tác giữa phụ huynh và cô giáo chưa nhiều và hiệu suất công việc còn thấp. Hơn nữa, những năm học trước khi tổ chức hội thi giáo viên, nhân giởi cấp trường thường đi theo chuyên đề của năm học, nhiều giáo viên chưa mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục, thiết kế các trò chơi tương tác với chủ yếu là sử dụng phần mềm powerpiont nên chưa thu hút được nhiều trẻ tham gia, hiệu quả ứng dụng còn thấp. Cách làm mới: Với vai trò là phó hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục trong nhà trường, tôi đã tham mưu với đồng chí hiệu trưởng tổ chức Hội thi “Thiết kế bài giảng điện tử năm 2021” cấp trường tới 100% giáo viên trong toàn trường bám sát thể lệ cuộc thi “Thiết kế bài giảng điện tử” do Bộ Giáo dục tổ chức. Thông qua kế hoạch, giáo viên xác định được mục đích yêu cầu, nội dung, thể lệ cuộc thi, thời gian hoàn thành sản phẩm dự thi (Phụ lục 3). Bước tiếp theo, tôi thông báo cho các lớp rà soát lại các điều kiện về cơ sở vật chất như máy tính, đường truyền Internet phục vụ cho hoạt động giáo viên thiết kế bài giảng điện tử. Ngoài ra tôi cũng khảo sát giáo viên về kỹ năng tin học, sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử. Tổng hợp và tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng nhà trường đầu tư các điều kiện về cơ sở vật chất, mời chuyên gia bồi dưỡng kỹ năng tin học cho giáo viên trước khi tổ chức hội thi. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chỉ đạo các đồng chí tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên có kỹ năng công nghệ thông tin tốt xây dựng nội dung bồi dưỡng về ứng dụng phần mềm powerpoint nâng cao, phần mềm camtasia 9.6; Movie Meker; cap cut; ispring suite 9.0 và các phần mềm trực tuyến khác để hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệp về cách thiết kế bài giảng điện tử e-learning, video clip, thiết kế trò chơi tương tác cho giáo viên trước khi tham dự hội thi. Các nội dung xây dựng cần bám sát với khả năng của giáo viên trong khối và phần mềm thông dụng được giáo viên sử dụng gửi ban giám hiệu duyệt trước khi triển khai bồi dưỡng qua buổi sinh hoạt. Ngoài ra để sản phẩm video clip, bài giảng điện tử dự thi đạt kết quả cao, tôi tiến hành hướng dẫn giáo viên tìm kiếm nguồn tư liệu hình ảnh, âm thanh, trò chơi,… có nội dung phù hợp với đề tài, màu sắc rõ nét, âm thanh rõ ràng, vui tươi, trong sáng để đưa vào xây dựng video clip, bài giảng điện tử; Khuyến khích giáo viên mạnh dạn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về cách thiết kế trò chơi tương tác đa dạng thể loại,.. sinh động, hình thức thể hiện hấp dẫn, thu hút trẻ. Ngoài ra, tôi bồi dưỡng giáo viên kỹ năng sư phạm, phong cách thể hiện trước máy quay một cách
  20. 18 tự nhiên, gần gũi cũng như cách bố trí không gian, phương tiện đồ dùng phục vụ quay video được hiệu quả cao. Trong quá trình giáo viên tham gia hội thi, tôi kết hợp với các đồng chí tổ trưởng chuyên môn khối luôn quan tâm sâu sát từ khâu góp ý cho giáo viên về đề tài bài giảng điện tử, góp ý và cùng làm với giáo viên về các phần mềm thiết kế, trình chiếu.... Trao đổi thống nhát xây dựng tiêu chí chấm video học liệu điện tử, bài giảng điện tử e-learning, hướng dẫn cách đóng gói sản phẩm dự thi gửi về địa chỉ email khohoclieudientumntathanhoaib@gmail.com đúng hướng dẫn trong kế hoạch tổ chức hội thi đã triển khai. Hướng dẫn giáo viên đăng tải sản phẩm dự thi lên goolge dirve và gửi về đồng chí tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của khối gửi trong nhóm zalo ban giám khảo hội thi. Đề xuất các thành viên ban giám khảo tự xem video, sản phẩm dự thi trước một lượt để có những ghi chép, nhận xét đánh giá trước buổi chấm trực tuyến. Tổ chức họp các thành viên trong ban giám khảo, tạo phòng zoom, google meat để tham gia chấm, đánh giá các sản phẩm dự thi của giáo viên và đưa ra những nhận xét, đóng góp ý kiến thống nhất mức điểm, mức xếp loại đảm bảo hiệu quả cao, công bằng và chính xác. Họp ban giám khảo đánh giá tổng kết hội thi, thông báo kết quả và rút kinh nghiệm cho hội thi sang năm qua đó tôi cũng đánh giá được kỹ năng về công nghệ thông tin để có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên trong những năm học tới nhằm xây dựng và tổ chức các hội thi cấp trường đạt hiệu quả cao. * Kết quả: Qua hội thi, nhà trường đã có 53 sản phẩm dự thi của 20 lớp và 3 bếp tham gia với 05 bài giảng điện tử e-learning và 48 bài giảng video clip. 100% các sản phẩm dự thi đều đạt giải, trong đó có 4 giải xuất sắc, 13 giải nhất, 32 giải nhì và 4 giải ba. Từ các sản phẩm công nghệ thông tin đó được tổng hợp vào kho học liệu của trường và được giáo viên sử dụng hiệu quả trong hoạt động tuyên truyền kết với phụ huynh giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch, được trẻ hưởng ứng tích cực, phụ huynh đánh giá cao về nội dung, hình thức, sự sáng tạo. Đặc biệt, nhà trường đã lựa chọn được 05 bài giảng điện tử tham dự hội thi “Thiết kế bài giảng điện tử” cấp Bộ và 05 cô giáo đều được cấp giấy chứng nhận. Qua hội thi, tôi nhận thấy kỹ năng công nghệ thông tin của đội ngũ giáo viên được nâng cao, giáo viên có nhiều sáng tạo hơn trong nội dung, hình thức thể hiện video, đặc biết 05 video bài giảng của giáo viên đăng ký chiến sĩ thi đua cơ sở đều được đoàn thi đua đánh giá cao về kiến thức, kỹ năng và công nghệ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2