Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong trường mầm non
lượt xem 23
download
Mục đích của sáng kiến là nhằm lựa chọn, tìm ra một số biện pháp phù hợp với nhà trường trong việc tổ chức Phòng cháy chữa cháy tại trường mầm non từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, hiểu biết về Luật PCCC, nguyên nhân gây ra cháy nổ. Biết cách lập phương án PCCC, nắm vững các kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy, đặc biệt trang bị kiến thức cơ bản về cách xử lý một đám cháy... nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCC và biết sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy tại chỗ, đủ khả năng chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong trường mầm non
- Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong trường mầm non PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận vai trò của ngọn lửa đối với đời sống con người. Từ ngàn xưa khi con người mới tìm ra lửa, lửa giúp con người sưởi ấm, nấu chín thức ăn, luyện kim… Giúp con người thoát khỏi thời kỳ ăn lông ở lỗ, thậm chí lửa còn giúp con người bay vào vũ trụ. Ngọn lửa đóng vai trò thật to lớn trong cuộc sống của con người, nhưng bên cạnh đó, nó cũng luôn tiềm ẩn những thảm họa khôn lường, ít có tai nạn nào mà cùng lúc có thể gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của con người như trong các vụ hỏa hoạn: “Nhất thủy, nhì hỏa, thứ ba là đạo tặc”. Tầm quan trọng, sự nguy hiểm của cháy nổ và tình hình thực tế của trường mầm non nhất là các trường chưa được xây dựng mới có thiết kế an toàn PCCC khu vực nông thôn. Là một Hiệu trưởng chỉ đạo đội phòng cháy chữa cháy ở trường mầm non, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để một ngôi trường thật sự thân thiện, an toàn. Trong việc thực hiện phòng chống cháy nổ ở trường mầm non tôi nhận thấy: Muốn đạt được hiệu quả cao cần phải làm tốt công tác đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy trong trường mầm non cho mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Đây là một trong những nội dung tất yếu, quan trọng trong phong trào Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy ở trường Mầm non” nhằm: Tích cực phòng ngừa không để hỏa hoạn xảy ra; sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả để hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của, đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường mầm non. Góp phần ổn định kinh tế, an ninh xã hội 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm lựa chọn, tìm ra một số biện pháp phù hợp với nhà trường trong việc tổ chức Phòng cháy chữa cháy tại trường mầm non từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, hiểu biết về Luật PCCC, nguyên nhân gây ra cháy nổ. Biết cách lập phương án PCCC, nắm vững các kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy, đặc biệt trang bị kiến thức cơ bản về cách xử lý một đám cháy... nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCC và biết sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy tại chỗ, đủ khả năng chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra.
- Nâng cao kỹ năng ứng phó của cán bộ giáo viên và nhân viên trong công tác phòng cháy chữa cháy góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng cho trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường; đảm bảo an toàn tài sản của nhà trường; góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ Chăm sóc Giáo dục trẻ trong trường mầm non. 3. Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu đề tài trong một năm học từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017. * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu; Phương pháp quan sát; Phương pháp tổ chức thực hiện; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp kiểm tra đánh giá. 4. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện: Trước khi đi vào thực hiện đề tài này tôi đã trực tiếp cùng với các đồng chí trong lực lượng phòng cháy chữa cháy của trường đã kiểm tra khảo sát phương tiện phòng cháy, chữa cháy kết quả như sau: Trường trang bị phương tiện chữa cháy sơ sài, thiếu hoặc không đúng về chủng loại, số lượng. Đặc biệt, tại trường mầm non của tôi có tổ chức ăn bán trú cho 515 trẻ việc sử dụng gas phục vụ nấu ăn bán trú, việc bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra chưa được thường xuyên, số lượng gas tồn chứa không đảm bảo an toàn về PCCC. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật và huấn luyện nghiệp vụ về PCCC hàng năm chưa được tổ chức thường xuyên, mới chỉ dừng ở mức độ tuyên truyền, nhắc nhở. Ý thức và kiến thức về PCCC của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường còn nhiều hạn chế cụ thể như: * Về các phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại chỗ: 2. Thực trạng của vấn đề: PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
- Trường học là những nơi đông người làm việc và học tập nơi có số lượng học sinh tập trung tương đối lớn, công tác phòng cháy chữa cháy là hoạt động nằm trong chương trình “Đảm bảo công tác an toàn trường học”. Trong những năm qua, Sở GD ĐT Hà Nội đã có công văn chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị trường học tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức về phòng chống cháy nổ cho cán bộ, giáo viên, học sinh sinh viên trong đơn vị, thường xuyên tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn để kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót và đề ra biện pháp xử lý nhằm hạn chế nguy cơ cháy, nổ. Đặc biệt, trong các ngày cao điểm Tết Nguyên đán và cao điểm mùa khô phải duy trì chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu ở mức độ cao, đảm bảo xử lý kịp thời và có hiệu quả mọi tình huống cháy, nổ. Nhưng thực tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) không phải nơi nào cũng đạt tiêu chuẩn theo quy định. Các trường chủ yếu chỉ có phương án thoát hiểm trên giấy, trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy mang tính chất cho là có, thực tế việc tổ chức bồi dưỡng, tổ chức diễn tập về công tác Phòng cháy chữa cháy còn chưa được quan tâm. Đặc biệt là công tác tổ chức diễn tập chữa cháy ở các trường mầm non trên địa bàn nông thôn, do vậy cán bộ, giáo viên, nhân viên thiếu kiến thức ứng biến với tình huống khẩn cấp, thiệt hại sẽ vô cùng, bên cạnh đó việc Cháy nổ, chập điện… là những sự cố có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu, đặc biệt là trường Mầm non còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, nhất là trường chưa được xây dựng theo quy chuẩn và thẩm duyệt thiết kế về an toàn PCCC như trường mầm non, nơi tôi đang công tác. Thống kê một số vụ cháy lớn xảy ra ở các trường học những năm gần đây: Cháy lớn tại trường Đại Học Y Dược TPHCM lúc 14h ngày 11/2, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại khoa Dược. Cháy lớn tại trường Đại Học Ngoại thương Hà Nội vào khoảng 14h15 ngày 11/1, cháy Phòng thực hành của Trường Đại Học Công nghệ Đồng Nai lúc 15h30 ngay 21/12, tháng 42014, s ̀ ự cố chập điện gây cháy tại Trường Mầm non Vành Khuyên (quận Liên Chiểu). Vào đêm 105, ngọn lửa bất ngờ bùng phát ở khu vực Phòng Thanh tra Khảo thí Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Đầu tháng 72014 tại Trường CĐ Nghề Đà Nẵng… và gần đây có rất nhiều vụ cháy lớn xảy ra gây thiệt hại về người và của của cả nước; Bà hỏa có thể hỏi thăm bất kỳ trường mầm non nào nếu trường đó không có sự chuẩn bị tốt trong công tác đảm bảo an toàn PCCC. Chính vì vậy tôi đã đi vào nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy ở trường Mầm non”.
- Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong trường mầm non tôi đang công tác có những thuận lợi và khó khăn sau đây: 2.1. Thuận lợi: Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; Nhà trường có lập hồ sơ công tác phòng cháy chữa cháy, có đầu tư phương tiện phòng chống cháy nổ tại điểm trung tâm của nhà trường, tổ chức tham gia các đợt tập huấn và tổ chức tập huấn cháy về PCCC. Ban giám hiệu nhà trường đều đạt trình độ trên chuẩn, tích cực học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc Được sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh, nhân dân và các cấp lãnh đạo. 2.2. Khó khăn: Về cơ sở vật chất: Trường có 1 điểm chính và 5 điểm lẻ; trường có 20 nhóm lớp trong đó có 18 phòng học, 1 phòng học nhờ, 1 phòng học tạm; các phòng học của nhà trường xây dựng từ năm 1997 chưa có quy chuẩn, thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu PCCC, diện tích các phòng rất chật hẹp, nên việc bố trí các nhóm, lớp học và khu vực bếp không đạt được theo tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy; thiếu công trình chức năng phụ trợ tại khu trung tâm và 5 khu lẻ; khi có cháy xảy ra xe chữa cháy không thể tiếp cận do không có đường vào cho xe chữa cháy; không có nguồn nước phục vụ chữa cháy ở một số điểm trường. Lực lượng PCCC mỏng và yếu thiếu trang bị về kiến thức PCCC; phương tiện PCCC còn nhiều hạn chế, thiếu ở các khu lẻ. Địa phương chưa thành lập đội dân phòng để phòng cháy chữa cháy Phụ huynh học sinh là dân lao động, thu nhập chủ yếu trên địa bàn chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, nhận thức còn có hạn do vậy rất ít quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ như: Phơi, đốt rơm dạ còn tùy tiện gần khu vực trường mầm non. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã chỉ đạo lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ của trường thực hiện tốt đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong trường mầm non với những biện pháp cụ thể như sau: 3. Những biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong trường mầm non:
- 3.1. Các biện pháp cơ bản: Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về Phòng cháy, chữa cháy cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên như: + Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy (Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua ngày 27 tháng 9 năm 1961). + Thông tư số 04/2004/TTBCA, ngày 31 tháng 03 năm 2004; Về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐCP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy + Thực hiện theo Điều 14 của Luật Phòng cháy chữa cháy như: 1. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy. 2. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời. Thực hiện theo Điều 30 của Luật phòng cháy và chữa cháy qui định biện pháp cơ bản trong chữa cháy: 1. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy. 2. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan. 3. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy. 3.2. Các biện pháp cụ thể: * Biện pháp 1: Kiểm tra cơ bản và đánh giá thực trạng công tác Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) tại trường mầm non. Trước khi bước vào năm học mới, tôi đã liên lạc với Phòng Cảnh Sát Phòng cháy chữa cháy số 12, ngày 25 tháng 7 năm 2016 chiến sĩ Cảnh sát về trường mầm non kiểm tra cơ bản giúp nhà trường và đánh giá thực trạng công tác Phòng cháy và chữa cháy của trường để từ đó có những biện pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt công tác PCCC trong trường mầm non với kiểm tra các mục như sau: + Kiểm tra phương tiện phòng cháy chữa cháy:
- Các phương tiện trong việc phòng chống cháy nổ là đồ dùng thiết yếu, vô cùng quan trọng trong việc cảnh báo cháy nổ, khi có sự cố xảy ra đó chính là các dụng cụ để chữa cháy kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Từ đó giúp cho tôi xây dựng kế hoạch sửa chữa, bổ sung kịp thời, các thiết bị phòng cháy chữa cháy còn thiếu như: Bình chữa cháy dạng xịt bột, thùng, xô, chậu, chăn chiếu, hố cát, xẻng, bể chứa nước, hệ thống điện, hệ thống cảnh báo cháy, trống, điện thoại báo cháy, hệ thống biển chỉ dẫn, biển cảnh báo cháy nổ, biển cấm, đặc biệt là hệ thống cấp nước chữa cháy. + Kiểm tra một số chất gây cháy: Trường mầm non của tôi là nơi tập trung số lượng lớn trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ và để duy trì công việc chăm sóc Giáo dục trẻ, một khối lượng lớn cơ sở vật chất trong đó hầu hết là chất dễ cháy như: Trong khu vực phòng họp hội đồng, phòng kế toán, phòng lưu trữ văn thư, phòng học, nhà kho, nhà bếp...chất cháy chủ yếu ở đây là máy vi tính, đàn, loa đài, dây điện, bàn, ghế, biểu bảng bằng gỗ, phông màn vải bạt, nhựa, bình ga và các vật tư thiết bị đồ vật khác. Chất cháy trong khu vực này chủ yếu là chất dễ cháy như nhiệt độ bắt cháy của vải dùng làm phông rèm, giấy tờ phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ… có nhiệt độ khoảng 400 – 500 độ. Để từ đó tôi có kế hoạch chỉ đạo các bộ phận, nhóm, lớp sắp xếp gọn gàng trật tự nội vụ cho các phòng, nhóm, lớp và luôn cảnh giác cao trong việc phòng chống cháy nổ tại trường mầm non. * Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phòng cháy và chữa cháy, thành lập lực lượng phòng cháy chữa cháy trong trường mầm non. Việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phương án chữa cháy tại chỗ để xác định rõ những điểm nguy hiểm để dễ xảy ra cháy nổ trong trường mầm non, qua đó đặt ra những giả định những tình huống cháy để bố trí lực lượng tại chỗ, phương tiện chữa cháy tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, tổ chức huấn luyện báo động thử để khi xảy ra cháy thật thì chủ động dập tắt ngay. Tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ về công tác phòng cháy chữa cháy của nhà trường và có nhờ đến Chiến sĩ của Phòng Cảnh sát PCCC số 12, thăm địa hình của nhà trường, hỗ trợ về thiết lập hồ sơ PCCC, phương án chữa cháy tại cơ sở và phương án chữa cháy của nhà trường đã được phê duyệt của lãnh đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy số 12. Từ đó đảm bảo khi có cháy xảy ra phương án có tính khả thi hợp lý ở từng điểm trường và hơn nữa hồ sơ đã được phê duyệt sẽ lưu lại tại Phòng Cảnh Sát PCCC số 12 khi được báo có cháy tại điểm nào của nhà trường thì hồ sơ đã thể hiện rõ phương án trên
- đường đi các chiến sĩ đã nắm bắt được đường giao thông, địa hình trường có phương án tiếp cận nhanh chóng và chữa cháy hiệu quả nhất. Xây dựng lực lượng PCCC của trường mầm non Xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ cơ động, thường trực sẵn sàng chiến đấu, đây là lực lượng nòng cốt trong thực hiện công tác PCCC tại nhà trường. Lực lượng này giữ vai trò quan trọng trong xử lý tình huống cháy ngay từ giai đoạn ban đầu, khi đám cháy mới phát sinh. Tôi với vai trò là người đứng đầu cơ sở đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện công tác PCCC, trong đó quan tâm đến việc xây dựng, duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở cụ thể như sau: Đội lực lượng PCCC gồm 15 người: Hiệu trưởng là đội trưởng, 2 PHT là đội phó, 12 thành viên gồm: 5 nhân viên bảo vệ, 5 giáo viên phụ trách các điểm trường, 1 nhân viên văn thư, 1 nhân viên nuôi dưỡng. Lực lượng này được tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện kỹ, sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC, được phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đội, phân công trực của Đội PCCC nhà trường, từng điểm trường, đặc biệt là huy động lực lượng khi xảy ra sự cố cháy, nổ ( phương án chữa cháy, cứu hộ) với phương châm 4 tại chỗ: Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Để làm tốt công tác phòng ngừa và chữa cháy tại chỗ kịp thời, có hiệu quả.
- Ảnh: Lực lượng PCCC tập huấn hướng dẫn sơ cứu do ngạt khí độc * Biện pháp 3: Đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện PCCC phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy trong trường mầm non: Đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện PCCC Phương tiện PCCC đó chính là dụng cụ để chữa cháy như bình khí Co2, bình xịt bột, vòi nước, chăn, thau chậu, thùng xô… Khi có cháy xảy ra các phương tiện này đặc biệt là bình chữa cháy có tác dụng: Làm lỏng nồng độ hỗn hợp chất cháy và ôxy trong vùng cháy; Làm ngạt và làm lạnh đám cháy. Chăn chữa cháy khi được thấm nước có tác dụng: Làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt. Cát chữa cháy: Có tác dụng bao vây, ngăn cách chất lỏng cháy không cho tràn ra xung quanh, gây cháy lan…. Mỗi phương tiện PCCC có một tác dụng khác nhau nhưng tựu chung có tác dụng là công cụ phương tiện không
- thể thiếu để lực lượng PCCC sử dụng khống chế, dập tắt đám cháy kịp thời tránh tránh để cháy lan gây hậu quả thiệt hại về người và tài sản của nhà trường. Căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm về cháy, nổ và khả năng bảo đảm kinh phí của trường, tôi với vai trò là người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở đã xây dựng kế hoạch dự trù kinh phí ngân sách cho hoạt động PCCC của cơ sở, tập trung trang bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cụ thể như sau: Ngoài ra nhà trường còn trang bị phương tiện PCCC sau: + Thùng xô xách nước: 30 chiếc trong đó mỗi điểm lẻ 4 chiếc, điểm chính 10 chiếc. + Chăn len 30 chiếc trong đó mỗi điểm lẻ 4 chiếc, điểm chính 10 chiếc + Xẻng, cuốc, chậu… mỗi loại 30 chiếc trang bị đầy đủ cho các điểm chính và điểm lẻ. + Hố cát: 06 (khu trung tâm và 5 điểm trường) + Chuông báo cháy điều khiển cho các điểm trường Đầu tư trang bị các biển báo: + Biển cấm: Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy + Biển báo: Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiểm về cháy, nổ, đó là khu nhà bếp, văn phòng + Biển chỉ dẫn: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn, vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước chữa cháy, nơi lấy nước chữa cháy, phương tiện chữa cháy khác. + Tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy: 06 bộ Các phương tiện PCCC này được đảm bảo tương đối về số lượng, đủ niên hạn sử dụng, nắp đặt các nơi hợp lý, đặc biệt là được sử dụng đúng cách, kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên và hỏng sẽ được thay thế.
- Hướng dẫn các nội dung về an toàn PCCC cho trẻ, như: Nhận biết hỏa hoạn; kỹ năng ứng phó khi xảy ra hỏa hoạn và phòng, chống hỏa hoạn…các giáo viên trong đội lực lượng PCCC của nhà trường còn tổ chức hướng dẫn cụ thể kỹ năng thoát nạn cho trẻ như sử dụng khăn ướt để chống bị ngạt khói, cúi thấp người để thoát ra nơi an toàn.
- Ảnh: Chiến sĩ Phòng CS, PCCC số 12 hướng dẫn PCCC Ngoài ra giáo viên đã được đưa vào các tiết học với nhiều bài học sinh động về PCCC, các bé đã được học về nguyên nhân gây ra cháy nổ, các sự cố chảy nổ thường gặp, các chú ý khi sử dụng những đồ vật dễ gây thương tích và cháy nổ như bật lửa hay ổ điện… song song với đó là những buổi thực hành cũng giúp các bé trang bị kiến thức về việc tự bảo vệ mình trước những sự cố. Các cháu vô cùng hứng thú với tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và tiếp thu rất nhanh, sau tiết học lý thuyết, bé được thực hành ở lớp với những kiến thức thoát hiểm cơ bản. Đây cũng là cơ hội để các bé trưởng thành, dũng cảm hơn, biết yêu thương, chia sẻ và có những kỷ niệm đẹp bên bạn bè. Qua các buổi tập huấn giả định trên trong năm học, giup cho nha tr ́ ̀ ương co nh ̀ ́ ững kinh nghiệm phòng chống cháy nổ; nhưng kinh nghiêm x ̃ ̣ ử ly tinh huông khi tr ́ ̀ ́ ương xay ra s ̀ ̉ ự cô; nha tr ́ ̀ ường biêt cach di ́ ́ dơi cac chau, tai san vê n ̀ ́ ́ ̀ ̉ ̀ ơi an toan; biêt s ̀ ́ ử dung cac ph ̣ ́ ương tiên ch ̣ ữa chay tai chô đê dâp đam chay n ́ ̣ ̃ ̉ ̣ ́ ́ ếu sự cố xảy ra, kiên quyết không để xảy ra cháy gây thiệt hại về người và tài sản của nhà trường, do vậy trong năm học vừa qua do làm tốt công tác PCCC nên không có vụ xảy ra bất cẩn trong sinh hoạt hằng ngày của
- CB, GV, NV trong nhà trường để dẫn đến gây ra hỏa hoạn. Được như vậy không thể thiếu được sự quan tâm của người đứng đầu nhà trường do vậy phát huy vai trò của người đứng đầu cơ sở trong công tác PCCC là khâu hết sức quan trọng và cần thiết trong công tác PCCC trong trường mầm non.
- Ảnh: Giáo viên hướng dẫn các cháu cách thoát nạn khi xảy ra hỏa hoạn. * Biện pháp 5: Phát huy vai trò của người đứng đầu cơ sở trong công tác PCCC Thực tiễn đã chứng minh, công tác PCCC có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện phương châm 4 tại chỗ: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”. Vì vậy, để tổ chức hoạt động PCCC nhằm hướng tới mục đích ngăn ngừa tốt nhất các sự cố về cháy, nổ cũng như chủ động trong việc PCCC thì vai trò của người quản lý, người đứng đầu nhà trường (gọi tắt là người đứng đầu cơ sở) là cực kỳ quan trọng. Người đứng đầu cơ sở là người quyết định kết quả của việc tổ chức hoạt động PCCC ở tại nhà trường, nơi nào, lúc nào người đứng đầu cơ sở tích cực, có trách nhiệm thì công việc phòng cháy và chữa cháy được thực hiện thường xuyên, mới làm tốt việc phòng ngừa các sự cố về cháy, nổ và trong trường hợp xảy ra cháy thì cũng có thể chủ động xử lý kịp thời, hạn chế được thiệt hại do cháy gây ra. Ngược lại, nếu người đứng đầu cơ sở thiếu quan tâm, không có trách nhiệm thì nguy cơ xảy ra cháy cao hơn, thiệt hại do cháy gây ra nghiêm trọng hơn và hậu quả sẽ
- nặng nề hơn. Tôi với vai trò là người đứng đầu cơ sở trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm như sau: 1. Ban hành, niêm yết nội quy PCCC phù hợp với tính chất hoạt động, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ phù hợp trong nhà trường. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm nội quy PCCC. 2. Tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức chấp hành các quy định về PCCC đến từng CB, GV, NV của trường. Đồng thời, tôi đã thường xuyên lồng ghép việc tuyên truyền, nhắc nhở thực hiện tốt công tác PCCC thông qua các buổi họp triển khai công tác hằng tháng tại nhà trường. 3. Tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định an toàn trong sử dụng điện cũng như trong quản lý, sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt nguy hiểm khác, v.v… Định kỳ hàng năm kiểm tra, thay mới các thiết bị điện không còn đảm bảo an toàn về PCCC. 4. Tăng cường việc tự tổ chức kiểm tra công tác PCCC tại nhà trường. 5. Đồ dùng, đồ chơi sắp xếp trật tự nội vụ gọn gàng, không cản trở thoát nạn, thuận lợi cho việc di chuyển ra ngoài và chữa cháy, đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy, chữa cháy và ngăn cháy. 6. Thành lập lực lượng PCCC của nhà trường, tổ chức huấn luyện và huấn luyện bổ sung nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC và CB,GV,NV nhà trường theo đúng quy định Thông tư 04/2004/TT BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an. Đồng thời, tổ chức hướng dẫn quy trình, cách sử dụng phương tiện PCCC hiện có tại cơ sở cho từng CB, GV,NV biết. 7. Hàng năm tổ chức thực tập, tự thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ theo các tình huống được đặt ra trong phương án theo đúng quy định. 8. Thường xuyên cập nhật, bổ sung phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ khi có các thay đổi về cấu trúc xây dựng công trình, quy mô, tính chất hoạt động và các vấn đề khác có liên quan đến công tác PCCC. 9. Trang bị đầy đủ phương tiện PCCC theo quy định pháp luật phòng cháy và chữa cháy hiện hành. Để thực hiện được nhiệm vụ như trên: Nhờ phát huy vai trò của người đứng đầu nhà trường trong công tác PCCC nên, công tác PCCC của nhà trường được đảm bảo an toàn trong năm học * Biện pháp 6: Tuyên truyền về công tác PCCC, cách phòng cháy và cách chữa cháy trong trường mầm non
- Quan trọng nhất là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác, kiến thức phòng cháy chữa cháy đến với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường một cách thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức. Để đề phòng cháy nổ thì việc thiết kế thi công xây dựng công trình phải được tính toán và thẩm định đạt yêu cầu thi công công trình quản lý chất cháy, nhưng đối với trường tôi xây dựng từ những năm 1997 trở về trước, nguồn kinh phí xây dựng trường là của các thôn trong xã và của nhân dân đóng góp ủng hộ tại các điểm trường, nên chưa có thiết kế quy chuẩn trong công tác PCCC, do điều kiện thực tế như vậy nên nhà trường chủ yếu tập chung vào tuyên truyền như: Mỗi cá nhân hãy thường xuyên kiểm tra, rà soát lại công tác phòng cháy chữa cháy tại chỗ; kiểm tra chặt chẽ các nguồn dễ gây cháy nổ trong nhà bếp, phòng, nhóm, lớp mình, phải thận trọng trong việc sử dụng điện, lửa; không để xăng, dầu, bật lửa và các chất dễ cháy gần bếp, đường dây điện. Khi đun nấu phải có người trông coi; khi ra khỏi bếp phải kiểm tra lại bếp, phải tắt điện và lửa; không câu móc điện tùy tiện, khi sử dụng điện phải có đầy đủ thiết bị an toàn như cầu dao, cầu chì đúng quy cách an toàn. Chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ không được chơi gần điện, nghịch lửa… vận động mọi người cùng thực hiện, nêu cao khẩu hiệu “phòng cháy hơn chữa cháy”; “Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội”… Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi cần thiết… Cụ thể như: Nắp bảng quy định về đảm bảo an toàn PCCC trong việc sử dụng nguồn lửa, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt. Không đưa xăng, dầu, khí ga và các chất nguy hiểm cháy, nổ khác vào công trình; trường hợp cần thiết phải sử dụng thì hạn chế tối đa số lượng và phải có các giải pháp, biện pháp đảm bảo an toàn PCCC. Không sử dụng vật liệu dễ cháy để làm vách ngăn, ốp trần, tường, trang trí...; phông màn, rèm cửa phải được xử lý bằng chất chống cháy. Phải lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho hệ thống điện của toàn trường, từng khu vực, từng dãy phòng học ở tất các điểm trường…. bằng nhiều hình thức bangzon, pano, ápphich, tại các góc tuyên truyền của khu trung tâm và 5 điểm lẻ của nhà trường với bộ nội quy... Tác giả Trần Thanh Thủy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 194 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 110 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 105 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 105 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 134 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn