Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24 -36 tháng ở trường mầm non 3 năm học 2021-2022
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24 -36 tháng ở trường mầm non 3 năm học 2021-2022" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp thể chất trẻ hoàn thiện để tham gia vào các hoạt động, hình thành dần dần năng lực hoạt động độc lập, kỹ năng cần thiết cho trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24 -36 tháng ở trường mầm non 3 năm học 2021-2022
- 1 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021-2022. I. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24 -36 tháng ở trường mầm non 3 năm học 2021-2022” II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI – MÔ TẢ NỘI DUNG: 1. Lý do chọn đề tài: Phát triển thể chất là một trong 5 lĩnh vực phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Phát triển thể chất đối với trẻ vô cùng quan trọng nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó còn là yếu tố để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt khác như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Giáo dục thể chất cho trẻ là bảo vệ và tăng cường sức khỏe đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách trẻ. Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. Với trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng tư duy trực quan hành động chiếm vị trí chủ đạo, cơ thể trẻ đang đà phát triển nếu không có biện pháp giáo dục, chọn nội dung phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện thể chất, trẻ sẽ kém vận động dẫn đến thể lực phát triển không đồng đều. Là một Ban Giám hiệu phụ trách công tác bán trú và chuyên môn Nhà trẻ vào đầu năm học tôi nhận ra tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trẻ nhà trẻ chiếm cả 30% sức khỏe của trẻ toàn trường, bên cạnh đó tôi còn nhận thấy rằng hoạt động phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24-36 tháng ở trường mình rất khô khan chỉ thực hiện phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ đã nhút nhát lại càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy tính tích cực của trẻ,… Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ nói chung và trẻ 24-36 tháng nói riêng và từ thực tế về thể chất của trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 nơi tôi công tác tôi đã trăn trở suy nghĩ phải làm sao phát triển thể chất cho trẻ một cách tích cực hiệu quả. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24 -36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021 – 2022” nhằm cải thiện nâng cao sức khỏe cho trẻ và đồng thời giúp trẻ hứng thú tích cực hơn với các hoạt động phát triển thể chất. 2. Mô tả nội dung: Phát triển thể chất là nâng cao phát triển thể lực sức khoẻ. Các hoạt động tập luyện, vui chơi, ngoài việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động còn giúp trẻ có sức khoẻ tốt cân đối hài hoà. Phát triển thể chất ở trẻ 24-36 tháng là thực hiện các hoạt động nhằm giúp thể chất trẻ hoàn thiện để tham gia vào các hoạt động, hình thành dần dần năng lực hoạt động độc lập, kỹ năng cần thiết cho trẻ. Ở trường Mầm non phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tuổi là cho trẻ có cơ hội thực hiện các hoạt động phát triển cơ thể một cách tự giác tự nhiên “học bằng chơi, chơi mà Năm học: 2021-2022 PHT: Lê Thị Kiều Trinh
- 2 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021-2022. học” phát triển sức khỏe cân đối, hình thành những kỹ năng kỹ xảo cần thiết để tự phục vụ cho bản thân một cách phù hợp với độ tuổi. 2.1. Khảo sát: Vào đầu năm học tôi có thực hiện khảo sát trẻ nhà trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng của trường như sau: Khảo sát trẻ đầu năm: Đ: Đạt CĐ: Chưa đạt Đầu Lứa tuổi 24 - 36 tháng năm Tung bóng Ném xa Biết lăn, Biết thể với người vào đích Tổng bắt bóng Xếp tháp, hiện một số Cân nặng Chiều cao khác ở ngang nhu cầu tự số trẻ với người lồng hộp khoảng khác 1-1,2m phục vụ cách 1m Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 23 9 14 11 12 9 14 10 13 8 15 10 13 7 16 (%) 39.1 60.9 47.8 52.2 39.1 60.9 43.5 56.5 34.8 65.2 43.5 56.5 30.4 69.6 2.2. Nguyên nhân thực trạng: + Thuận lợi: - Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục và đào tạo Thành phố Vĩnh Long, Địa phương, Ban đại diện cha mẹ trẻ, Ban lãnh đạo nhà trường. - Các phòng học thoáng mát, sân chơi có các đồ dùng đồ chơi thuận tiện cho trẻ tham gia các hoạt động vận động. Các trang thiết bị tương đối đầy đủ để phục vụ cho trẻ hoạt động. - Số trẻ nam và nữ tương đối cân bằng. Trẻ đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỷ lệ chuyên cần cao, sĩ số lớp còn vắng là điều kiện thuận lợi để giáo viên có cơ hội chăm sóc, quan tâm tới từng cá nhân trẻ. - Ban Giám hiệu có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. + Khó khăn: - Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trẻ không đến trường tham gia họat động trực tiếp được cùng cô. - Diện tích lớp học và diện tích sân tập còn hẹp so với sỉ số trẻ. Năm học: 2021-2022 PHT: Lê Thị Kiều Trinh
- 3 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021-2022. - Giáo viên chưa có nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạt động khiến trẻ gò bó chưa hứng thú học cho nên giờ hoạt động thể chất chưa đạt hiệu quả cao. - Đồ dùng trực quan trong khi hoạt động còn chưa hấp dẫn, dẫn đến giờ hoạt động còn khô khan. - Giáo viên chưa tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, thao tác sử dụng chưa thành kỹ năng. - Một số trẻ do mới ra lớp rụt rè, nhút nhát, khả năng tập chung chú ý chưa cao. - Việc vận dụng lồng ghép sức khoẻ dinh dưỡng còn hạn chế. 2.3. Đề ra giải pháp: + Học tập nâng cao trình độ chuyên môn. + Đầu tư chất lượng chuyên môn cho nhà trường. + Chỉ đạo cho giáo viên chuẩn bị điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ giáo dục thể chất cho trẻ. + Chỉ đạo giáo viên có kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động. + Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động thể chất. + Chỉ đạo giáo viên lựa chọn và sắp xếp nội dung phát triển thể chất phù hợp theo chủ đề. + Phối kết hợp với phụ huynh trẻ. 2.4. Xác định kết quả cần đạt: Đ: Đạt C: Chưa đạt Cuối Lứa tuổi 24 - 36 tháng năm Tung bóng Ném xa Biết thể Biết lăn, Chiều với người vào đích hiện một Tổng bắt bóng Xếp tháp, Cân nặng khác ở ngang số nhu số trẻ cao với người lồng hộp khoảng cách cầu tự khác 1-1,2m 1m phục vụ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 23 22 1 21 2 19 4 22 1 20 3 19 4 21 2 (%) 95.7 4.3 91.3 8.7 82.6 17.4 95.7 4.3 87 13 82.6 17.4 91.3 8.7 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Năm học: 2021-2022 PHT: Lê Thị Kiều Trinh
- 4 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021-2022. 1. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Việc học tập nâng cao chuyên môn là việc làm cần thiết của mọi người, do đó tôi luôn nghiên cứu tập san, sách báo, thông tin trên mạng để tìm tòi những tài liệu có liên quan đến lĩnh vực phát triển thể chất, sưu tầm tài liệu có liên quan đến giáo dục phát triển thể chất để chọn lọc áp dụng vào thực tế các nội dung, phương pháp phát triển thể chất cho trẻ. Luôn có ý thức học hỏi những người đi trước, dự giờ, tham quan các lớp, trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới lạ để thực hiện chỉ đạo giáo viên có hiệu quả nhất. Cố gắng học hỏi trau dồi kinh nghiệm bản thân thông qua những lần được dự các chuyên đề phát triển thể chất do Phòng giáo dục, Sở giáo dục và trường tổ chức. Có sự trau dồi và nâng cao kiến thức cho bản thân thì mới có được sự tiến bộ trong công tác chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt hơn, nâng tầm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đặc biệt là phát triển thể chất tích cực cho trẻ 24-36 tháng. 2. Đầu tư chất lượng chuyên môn cho nhà trường. Bản thân tôi là người quản lý công tác bán trú, việc tham mưu đầu tư chất lượng chuyên môn, nâng cao kiến thức các hoạt động nhằm thu hút trẻ đến trường là việc làm cần thiết. Do đó, tôi luôn quan tâm đến việc nắm bắt và thực hiện chuyên môn của giáo viên đặc biệt là các hoạt động mà giáo viên gặp khó khăn như hoạt động thể dục…Từ đó, có kế hoạch đầu tư về kinh phí, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn qua thao giảng, kiểm tra chuyên đề. Mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học như dụng cụ thể dục, loa máy tính, trang phục thể dục của cô và trẻ, sân bãi,… Dự sinh hoạt tổ khối với giáo viên là cần thiết đối với tôi, tạo điều kiện cho giáo viên được thảo luận về những khó khăn trong chuyên môn cũng như về hoạt động phát triển thể chất, giáo viên sẽ cùng nhau ôn luyện các kỹ năng khó, trò chơi vận động, chọn lựa cơ sở chủ đạo phù hợp với kỹ năng, tập kỹ các động tác khó để thực hiện chính xác hơn…Sau mỗi tiết dự giờ, kiểm tra, thao giảng tôi luôn tạo cơ hội cho tất cả giáo viên được dự đầy đủ và rút kinh nghiệm thống nhất cách thực hiện kịp thời để giáo viên dạy đạt hiệu quả cao hơn. Thấy được sự thay đổi nhận thức và cách nhìn về phát triển thể chất trong việc giáo dục trẻ, từ đó nâng tầm của giáo viên trong việc tiếp cận các kỹ thuật cũng như khi tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ theo hướng mới hơn, luôi cuốn, thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. 3. Chỉ đạo cho giáo viên chuẩn bị điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ giáo dục thể chất cho trẻ. Môi trường học tập: Muốn trẻ hứng thú với giáo dục thể chất thì việc đầu tiên phải gây hứng thú cho trẻ khi tới lớp học, trẻ có yêu thương, thích đến lớp học thì trẻ mới có hứng thú tham gia các hoạt động khác. Vì thế môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động. Kết hợp việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết. Đối với môi trường trong lớp: Chỉ đạo giáo viên ngay từ đầu năm phải trang trí lớp đẹp theo các chủ đề để gây hứng thú cho trẻ khi tới trường, với mỗi chủ đề phải luôn có sự thay đổi phù hợp để trang trí lớp học. Năm học: 2021-2022 PHT: Lê Thị Kiều Trinh
- 5 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021-2022. Đối với môi trường ngoài lớp học tôi chỉ đạo các giáo viên trong trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời trường bố trí sắp xếp tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời từ đó trẻ hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây…Giúp trẻ phát triển và nắm được các kiến thức kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Ví dụ: Để trẻ có thể cũng cố rèn luyện kĩ năng cho nội dung chính của hoạt động thể dục vận động cơ bản, tôi gợi ý giáo viên hãy tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị chơi ngoài trời hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường,…hay chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở ngoài sân trường. Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả của hoạt động cao nhất. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và giáo viên. Sáng tạo làm đồ dùng phát triển vận động cho trẻ: Thông qua các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất thì đồ dùng học tập cho trẻ cũng không kém phần quan trọng. Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục thể chất đối với trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả của trẻ. Có đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng phong phú làm cho hoạt động thêm sinh động hấp dẫn khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Tôi đã xây dựng kế hoạch họp chuyên môn và phổ biến cho giáo viên hiểu được sự cần thiết của việc sử dụng đổ dùng để dạy trẻ luyện tập sẽ giúp trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích. Ví dụ: Đối với thể dục sáng tôi yêu cầu giáo viên thay đổi đồ dùng cho trẻ theo tuần: Khi thì sử dụng vòng thể dục, khi thì gậy thể dục, nơ, cờ,…sử dụng các đồ dùng này phù hợp với nội dung bài học và chủ điểm đang thực hiện. Hoặc: Khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản giáo viên có thể trang trí các đồ dùng học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa - thanh nhựa… có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất để đạt kết quả cao. Các loại đồ dùng phục vụ học tập của trẻ phải luôn tuân thủ nguyên tắc: bền chắc, không sắc nhọn, không có nguy cơ gây tai nạn cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ. Chuẩn bị an toàn cho trẻ: Trong trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ được đặt lên hàng đầu, người giáo viên luôn lấy nhiệm vụ an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là trọng tâm kế hoạch đề ra. Trẻ cần được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động có sự giám sát của giáo viên đó là với các đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập, địa điểm cho trẻ hoạt động. Vì thế tôi đã chỉ đạo cho giáo viên của mình phải quan tâm làm tốt công tác chuẩn bị an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động. Khi trẻ chưa đến trường trực tiếp: Thông qua các kênh thông tin, mạng xã hội,…để thực hiện tương tác giáo dục trẻ như thông qua nhóm zalo lớp gửi đến phụ huynh những thông tin về các cách phát triển thể chất tôi chỉ đạo giáo viên phối hợp với phụ huynh thực hiện 1 số nội dung nhằm phát triển Năm học: 2021-2022 PHT: Lê Thị Kiều Trinh
- 6 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021-2022. thể chất cho trẻ như cách giữ gìn sức khỏe mùa dịch bệnh, món ăn cho trẻ phát triển chiều cao, cân nặng, ngủ đủ giấc, hạn chế ăn nhiều bánh kẹo ngọt, vận động thường xuyên khi ở nhà,…Thông qua kho học liệu của gửi những video về các hoạt động vận động phát triển thể chất cho trẻ xem và tham gia học sau đó gửi những tương tác sau khi học được về lên nhóm zalo của lớp hoặc zalo của bản thân giáo viên. Khi trẻ đến trường trực tiếp: Đối với các đồ dùng như: Ghế thể dục, thang leo,…hướng dẫn giáo viên kiểm tra độ chắc trước khi cho trẻ sử dụng nếu thấy chưa chắc chắn có biện pháp sửa chữa ngay. Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đồ dùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động. Chỉ đạo y tế trường học thực hiện theo qui định phồng chống dịch covid-19, chia sẽ hỗ trợ giáo viên, nhân viên trong việc giãn cách cho trẻ khi trở lại trường. Lên kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ phù hợp với tình hình thực tế trước đại dịch covid-19. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các khu vực như nhà bếp, các khâu vệ sinh, cọ rửa đồ chơi bằng cloraminB mỗi tuần, thăm các nhóm lớp trong việc thực hiện các qui định của nhà trường khi trẻ trở lại trường. Qua thực tế cho thấy việc chuẩn bị tốt điều kiện, môi trường, đồ dùng đồ chơi và đảm bảo an toàn trong tình hình dịch bệnh là rất cần thiết, hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển thể chất cho trẻ khi ở nhà và trở lại trường. 4. Chỉ đạo giáo viên có kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động. Hằng ngày khi đến trường trẻ sẽ được tham gia các hoạt động khác nhau ở nhóm lớp cho nên việc phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động là việc rất dễ thực hiện nếu giáo viên có kế hoạch và mục tiêu nhất định. Vì thế vào các buổi họp chuyên môn tôi đã luôn chỉ đạo cho giáo viên nhóm 24-26 tháng phải có kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày của trẻ. Chơi tập có chủ đích: Dựa trên vào chương trình năm học và các giai đoạn phát triển thể chất của trẻ 24-36 tháng tôi đã lập kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022 thông qua các hoạt động chơi tập của các lĩnh vực khác nhau. Sau khi xây dựng kế hoạch, trong buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, tôi cùng các giáo viên trong khối nhà trẻ bàn bạc, chỉnh sửa và đi đến thống nhất. Bản kế hoạch phát triển vận động cho trẻ 24 – 36 tháng đã được Hiệu trưởng nhà trường đánh giá cao và tạo những điều kiện tốt nhất. Hoạt động chơi ngoài trời: Giờ chơi ngoài trời ở trường mầm non là khoảng thời gian yêu thích của trẻ nhỏ. Thay vì cứ bắt trẻ phải ngồi ngoan ở trong lớp thì tôi cho trẻ ra sân để hoạt động thường xuyên. Không gian ngoài trời có nhiều lợi thế cho việc phát triển vận động của trẻ. Mặt bằng rộng rãi là nơi trẻ thoả sức chạy nhảy, leo trèo thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ mà phòng học không thể đáp ứng được. Tại đây trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với nắng, với gió…ngoài trời trẻ được chơi với cát nước mà không sợ lỡ tay làm nước đổ. Chơi với góc chơi: Năm học: 2021-2022 PHT: Lê Thị Kiều Trinh
- 7 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021-2022. Phần lớn các hoạt động trong các góc chơi có kèm theo vận động đi, vận động của bàn tay, ngón tay,…những vận động này sẽ giúp phát triển tốt các cơ nhỏ, tăng sự dẻo dai, bền bỉ, máu lưu thông…giúp cho các chức năng khác nhau của cơ thể phát triển toàn diện. Ví dụ như: Khi trẻ tham gia chơi bế em trong góc búp bê, xúc cơm cho em ăn, rửa mặt cho em, chải tóc cho em…phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ. Hay trẻ tham gia góc “Hoạt động với đồ vật” khi xâu vòng, xếp các khối gỗ…cần phải có sự khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay,… Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh: Tôi chỉ đạo giáo viên rèn luyện cho trẻ trước khi vào giờ ăn cho trẻ đi rửa tay và tự lấy ghế vào bàn ăn việc lấy ghế, bê ghế bằng 2 tay giúp rèn luyện cho vận động đi của trẻ. Tập cho trẻ tự cầm muỗng xúc cơm trong giờ ăn, động viên trẻ tự xúc ăn hết suất ăn của mình, nếu ngày nào trẻ cũng tự xúc cơm ăn hết suất ăn thì cơ thể trẻ sẽ phát triển tốt có đầy đủ năng lượng để tham gia các hoạt động. Mặt khác, khi trẻ tự cầm muỗng xúc cơm ăn hay trẻ nhặt cơm rơi…giúp cho trẻ phát triển cử động của bàn tay, ngón tay. Sau khi ăn xong nhắc nhở giáo viên tập cho trẻ lau miệng, lau tay, uống nước và tập cho trẻ xếp chén, muỗng vào xô. Chỉ những việc đơn giản như vậy thôi nhưng nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp phát triển các vận động của trẻ. Ngủ là nhu cầu sinh lý không thế thiếu của cơ thể, việc tổ chức giấc ngủ tốt cho trẻ là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Hiểu được điều đó tôi luôn quan tâm đến giấc ngủ của trẻ bằng cách chỉ đạo cho giáo viên và cùng tham gia với giáo viên cho trẻ ngủ để nắm được thời gian ngủ của trẻ, tư thế của trẻ trong khi ngủ, nhiệt độ, ánh sáng trong phòng…có đảm bảo cho trẻ ngủ ngon giấc không để qua đó tôi chia sẻ và tư vấn cho họ những phương pháp cần thiết để trẻ sau khi ngủ dậy trẻ có sức khoẻ và hứng thú tham gia vào các hoạt động. Hoạt động chơi tự do theo ý thích: Đến cuối ngày vào hoạt động chiểu để trẻ có thể phát triển thể chất một cách tự nhiên tự giác tôi chia sẻ cùng giáo viên là hãy tổ chức hướng dẫn trò chơi mới như: Trò chơi vận động, trò chơi dân gian,…cũng như ôn luyện các trò chơi tránh trường hợp để trẻ thụ động chờ phụ huynh đón. Việc cho trẻ phát triển thể chất ngay từ lứa tuổi Mầm non là một cơ sở tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển cơ thể trẻ. Thông qua các bài tập, trò chơi vận động giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về trí tuệ - sức khỏe - tình cảm. Trẻ mạnh dạn hơn việc tự phục vụ, khỏe mạnh chống lại một số bệnh thường gặp ở trẻ em, các hệ cơ và xương phát triển tốt hơn. 5. Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động thể chất. Thông qua âm nhạc giáo dục thể chất: Nói đến giáo dục thể chất mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng nhắc. Thật như vậy nếu không có biện pháp làm mềm hóa các buổi dạy. Hoạt động giáo dục thể chất khi có âm nhạc sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, đạt kết quả cao hơn. Bản thân tôi sau khi được tham khảo một số bài hát vui nhộn của Việt Nam hoặc của nước ngoài, tôi thấy các bài hát ấy có giai điệu dễ nhớ, vui nhộn và phù hợp với chương Năm học: 2021-2022 PHT: Lê Thị Kiều Trinh
- 8 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021-2022. trình giáo dục thể chất của trẻ. Từ thực tế tại trường mình tôi gợi ý chia sẽ cho giáo viên, với mỗi chủ đề nên sử dụng các bài hát phù hợp với nội dung của từng bài dạy. Ví dụ: Khi dạy trẻ học chủ đề “Những con vật đáng yêu” giáo viên có thể chọn nhạc bài “Đàn gà con”, “Đàn gà trong sân” cô cho trẻ kết hợp khởi động được hay đến phần hồi tĩnh, giáo viên có thể cho trẻ đi nhẹ nhàng theo nhạc bài: “Chim bay” “Con chim bay chim bay. Con cò bay cò bay. Vịt có bay không nào? Không bay, không bay Vịt thích lội dưới ao. (Cạp! cạp!cạp!)” Thông qua tạo hình phát triển thể chất: Đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi, vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. Hiểu được đặc điểm ấy, tôi chỉ đạo cho giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình phải có mục tiêu rèn luyện cho trẻ 1 số kỹ năng cơ bản sử dụng đất: Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt…Kỹ năng xé: Xé dải dài, xé vụn, xé theo vết chấm lỗ…Kỹ năng dán: Chấm hồ vào vết chấm tròn và đặt hình vào vết chấm hồ, đặt hình khít vào các nét chấm mờ; dán chồng, dán cạnh…để qua đó phát triển cho trẻ vận động khéo léo của đôi tay. Ví dụ: Với đề tài “Tô màu con cá” giáo viên sẽ hướng dấn trẻ cách cầm bút bằng tay phải, giữ vở bằng tay trái và di màu vào vở thì đưa tay nhẹ nhàng. Hay Đề tài “Giun cho gà” trẻ sẽ nhào đất, bóp đất, bằng các đầu ngón tay sau đó dùng lòng bàn tay để xoay tròn và lăn dọc viên đất để tạo ra con giun. Ngoài những trò chơi vận động tập thể, các bài tập vận động cơ bản thì việc hướng dẫn giáo viên phát triển thể chất cho trẻqua các hoạt động khác sẽ giúp giáo viên có được sự chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn các ình thức, phương pháp sao cho nhẹ nhàng, hài hoà để trẻ có thể phát triển thể chức trong tất cả các hoạt động trong ngày. 6. Chỉ đạo giáo viên lựa chọn và sắp xếp nội dung phát triển thể chất phù hợp theo chủ đề. Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 24-36 tháng tuổi là dễ nhớ mau quên, phải dạy trẻ thực hiện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Chính vì vậy để các trò chơi đạt hiệu quả cao đối với trẻ ngay từ đầu năm học tôi chỉ đạo giáo viên lựa chọn những bài tập vận động cơ bản cũng như trò chơi vận động phát triển thể chất cho trẻ phù hợp và phát huy tính tích cực cho trẻ. Chẳng hạn như: STT Chủ đề Tên vận động Mục đích Tên trò chơi Mục đích 1 Bé và các bạn - Bóng tròn to Phát triển cơ bắp,- Nu na nuGiúp trẻ phát triển tạo cảm giác vuinống cơ tay, chân… sướng, thích thú, Năm học: 2021-2022 PHT: Lê Thị Kiều Trinh
- 9 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021-2022. … Phát triển ngôn Đồ dùng đồ Giúp trẻ rèn luyện- Tập tầm vông ngữ và khả năng 2 chơi của lớp- Bắt bướm phát triển cơ chân, vận động theo bé … nhịp điệu… Các bác các Rèn luyện vận - Bong bóng xà - Dung dăngPhát triển ngôn 3 cô trong nhà động nhóm cơ phòng dung dẻ ngữ vận động… trẻ chân nhảy bật,… Mẹ và những- Bong bóng xà Rèn luyện vận - Dung dăngPhát triển ngôn 4 người thânphòng, aiđộng nhóm cơ dung dẻ ngữ, vận động… yêu nhanh nhất chân nhảy bật,… Bé đi khắp nơi bằng- Máy bay, ô tô Phát triển vận - Lộn cầuPhát triển ngôn 5 phương tiệnvà chim sẻ, tínđộng của các vồng. ngữ, vận động… giao thônghiệu. nhóm cơ,… gì? Ngày tết và Giúp trẻ phát triển mùa xuân - Tay úp, tay - Nu na nuPhát triển cơ tay, 6 cơ tay, lưng bụng, ngửa nống chân… … Phát triển vận Cây và những- Gieo hạt động chạy, bò chui- Kéo cưa lửa Rèn luyện sự 7 bông hoa tươi và phản ứng vậnxẻ khéo léo của các đẹp động kịp thời theo ngón tay… tín hiệu,… - Mèo và chim Giúp trẻ khéo léo, Phát triển ngôn Những con - Chim bay cò 8 sẻ, trời nắnggiữ thăng bằng khi ngữ, phát triển cơ vật đáng yêu bay trời mưa vận động,… chân… Phát triển vận Mùa hè của- Trời nắng trờiđộng cơ bản, phản- Lộn cầuPhát triển cơ tay 9 bé mưa ứng kịp thời theovồng. cho trẻ… tín hiệu,… Năm học: 2021-2022 PHT: Lê Thị Kiều Trinh
- 10 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021-2022. Phát triển vận Phát triển phản xạ Bé lên mẫu- Ném trúngđộng cơ bản đặcMèo đuổinhanh, phát triển 10 giáo đích. biệt là cơ tay, chânchuột cơ tay chân cho cho trẻ,… trẻ… Đối với từng chủ đề tôi sẽ chỉ đạo các nội dung phù hợp trong kế hoach để định hướng cho giáo viên những biện pháp cần thực hiện đối với trẻ lớp mình trong phát triển thể chất. Kết hợp lồng ghép sức khoẻ dinh dưỡng phù hợp cho từng chủ đề, bản thân giáo viên sẽ từ cái định hướng chung và tìm ra được phương pháp riêng để giáo dục thể chất cho trẻ lớp mình một cách linh hoạt nhất, đạt hiệu quả cao. 7. Phối kết hợp với phụ huynh trẻ. Sinh thời Bác Hồ thường nhắc nhở các nhà giáo phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò: Gia đình, nhà trường, xã hội là 3 yếu tố không thể thiếu rời nhau. Bởi vì giáo dục nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục của ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Trường mầm non là nơi cha mẹ trẻ tin tưởng và gửi gắm tất cả vào cô giáo, trẻ có chăm ngoan khỏe mạnh cha mẹ mới tin tưởng và yên tâm với công việc. Hàng ngày trẻ tới trường cô chăm sóc cho từ bữa ăn giấc ngủ tới các hoạt động vui chơi. Với quãng 2/3 thời gian ở cùng với cô, việc trẻ được tập luyên phát triển thể chất là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động học tập của trẻ và cha mẹ cũng nhận thức thấy rõ tầm quan trọng của việc này. Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo dục và phát triển toàn diện cơ thể cho trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm cần thiết của nhà trường. Tôi suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại trường của mình. Trong các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học tôi tham mưu với Hiệu trưởng tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất đối với trẻ và sự cần thiết trong việc trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trẻ ở trường mầm non. Chỉ đạo giáo viên tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh tăng cường các hoạt động giao lưu, dạo chơi dã ngoại vào những ngày cuối tuần được nghỉ học, đưa trẻ đi tham quan theo kế hoạch để trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên. Theo dõi thực đơn ăn hàng ngày trẻ ở trường để ở nhà chế biến món ăn và thay đổi thực phẩm để trẻ có khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Ở nhà bố mẹ không làm thay hết mọi việc cho trẻ mà tập cho trẻ làm những công việc đơn giản vừa sức với trẻ. Từ đấy giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể lực cho trẻ. Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh như trang trí bảng tuyên truyền của nhà trường phong phú đầy đủ nội dung. Để qua đó thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với nhà trường, hợp tác cùng nhà trường phát triển thể chất cho trẻ một cách tích cực. Chỉ ra được tầm quan trọng của phụ huynh đối với nhà trường, đối với lớp đối với giáo viên và đặc biệt là đối với trẻ. Vì phụ huynh là người hỗ trợ, chia sẽ và gần gũi với các nhất với các cô trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Đối với phát triển thể chất không thể thực hiện 1 chiều về phía giáo viên thôi chưa đủ mà cần có sự đồng hành Năm học: 2021-2022 PHT: Lê Thị Kiều Trinh
- 11 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021-2022. của phụ huynh vì phụ huynh sẽ là người hỗ trợ giáo viên tiếp tục rèn trẻ khi trẻ ở nhà hướng tới mục đích phát triển thể chất cho trẻ toàn diện nhất. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Đ: Đạt CĐ: Chưa đạt Lứa tuổi 24-36 tháng Tung bóng Biết lăn, Biết thể Tổng với người Ném vào bắt bóng Xếp tháp, hiện một số Cân nặng Chiều cao khác ở đích ngang số trẻ với người lồng hộp nhu cầu tự khoảng 1-1,2m khác phục vụ cách 1m Đầu Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ năm 23 9 14 11 12 9 14 10 13 8 15 10 13 7 16 (%) 39.1 60.9 47.8 52.2 39.1 60.9 43.5 56.5 34.8 65.2 43.5 56.5 30.4 69.6 Cuối Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ năm 23 22 1 21 2 19 4 22 1 20 3 19 4 21 2 (%) 95.7 4.3 91.3 8.7 82.6 17.4 95.7 4.3 87 13 82.6 17.4 91.3 8.7 Kết quả trên trẻ: Trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động trong ngày, các kỹ năng luyện tập đối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ năng được nâng cao rừ rệt. Kết quả 90% trẻ thực hiện thành thạo kỹ năng vận động, đặc biệt là các buổi học thể dục mang tính nâng cao đối với trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng như: Tung bắt bóng, lăn bóng trẻ thực hiện tốt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng. Kết quả từ phía các bậc phụ huynh: Phụ huynh hợp tác nhiệt tình với giáo viên nhóm lớp để giúp trẻ phát triển thể chất một cách tích cực. Cụ thể là đến cuối đã không còn trẻ suy dưỡng ở nhóm lớp 24-36 tháng tuổi. Về phía giáo viên và nhà trường: 100% giáo viên nắm vững trình tự và phương pháp phát triển thể chất cho trẻ. Tập chính xác các động tác, hướng dẫn kỹ năng cho trẻ rõ ràng, biết chọn lựa bài tập và trò chơi vận động phù hợp với khả năng của trẻ, đặc biệt là biết khéo léo trong việc chọn lựa các hình thức tổ chức gây hấp dẫn trẻ tham gia tích cực hoạt động phát triển thể chất. Năm học: 2021-2022 PHT: Lê Thị Kiều Trinh
- 12 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021-2022. V. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG: Tôi đã chia sẽ những kinh nghiệm của tôi với tập thể nhà trường, các trường bạn như: trường Mầm non 5; trường mầm non Hoa Hồng được mọi người khích lệ và hưởng ứng thực hiện trải nghiệm và có thể áp dụng cho độ tuổi khác khi lựa chọn các biện pháp điều chỉnh phù hợp với độ tuổi đó. VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Phát triển thể chất cho trẻ Mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng nói riêng có nhiệm vụ hết sức đặc trưng là hình thành những con người có thể chất hoàn thiện để tham gia vào các hoạt động học tập ở trường phổ thông. Quá trình phát triển thể chất cho trẻ không chỉ góp phần nâng cao về thể chất mà còn góp phần phát triển về mặt tinh thần cho trẻ, từ đó trẻ có nhiều khả năng thực hiện những nhiệm vụ giáo dục về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội., từ đó hình thành nhân cách cho trẻ. Để thực hiện được những mục tiêu tốt đẹp cho trẻ ở lứa tuổi 24 -36 tháng thì cần thực hiện những biện pháp sau: + Học tập nâng cao trình độ chuyên môn: + Đầu tư chất lượng chuyên môn cho nhà trường: + Chỉ đạo cho giáo viên chuẩn bị điều kiện và đảm bảo an toàn phục vụ giáo dục thể chất cho trẻ: + Chỉ đạo giáo viên có kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động: + Lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào hoạt động thể chất: + Chỉ đạo giáo viên lựa chọn và sắp xếp nội dung phát triển thể chất phù hợp theo chủ đề. + Phối kết hợp với phụ huynh trẻ. Phát triển thể chất cho trẻ phải chú ý đến khả năng, sở trường, đặc điểm của từng trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. 2. Kiến nghị: Mong được lãnh đạo các cấp Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục tiếp tục tạo điều kiện cho Ban Giám hiệu được học hỏi lẫn nhau qua các tiết dạy chuyên đề, qua các buổi tọa đàm cùng nhau rút kinh nghiệm để công tác chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ngày càng tốt và tích cực hơn./. Phường 3, ngày 20 tháng 05 năm 2022. Người viết Lê Thị Kiều Trinh NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG CM CẤP TRƯỜNG Năm học: 2021-2022 PHT: Lê Thị Kiều Trinh
- 13 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021-2022. Đề tài (SKKN): “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24 -36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021 – 2022” Của Phó Hiệu trưởng: Lê Thị Kiều Trinh SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội đồng chuyên môn của Trường Mầm Non 3 đánh giá vào ngày ......................... Đạt ………điểm; Xếp loại:…….. TM. Hội đồng chuyên môn Trường HIỆU TRƯỞNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT) Đề tài (SKKN): “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24 -36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021– 2022” Của Phó Hiệu trưởng: Lê Thị Kiều Trinh - Trường Mầm Non 3, đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long:…………. đánh giá vào ngày..…/ …../2022 Đạt ………điểm; Xếp loại:……….. TM. Hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT TRƯỞNG PHÒNG Năm học: 2021-2022 PHT: Lê Thị Kiều Trinh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1801 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 50 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 59 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 30 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 23 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn