intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp đội ngũ giáo viên nhà trường nâng cao nhận thức năng lực tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện cụ thể nhóm, lớp tình hình thực tế của địa phương. Giúp đội ngũ giáo viên và học sinh xây dựng môi trường giáo dục mang tính " mở", kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON CỔ BI -------  ------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Tác giả : Đinh Thị Hồng Lĩnh vực/Môn : Quản lý Cấp học : Mầm non NĂM HỌC 2017 - 2018
  2. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao 3
  3. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao MỤC LỤC Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:................................... 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................... 3 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................. 3 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 3 V.PHẠM VI ÁP DỤNG:.................................... 3 V.THỜI GIAN THỰC HIỆN: Từ tháng 7/ 2017 đến tháng 4/2018 ........ 3 Phần II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ............. 3 I. Cơ sở lý luận: .......................................... 3 II. Cơ sở thực tiễn ........................................ 5 III. Thực trạng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Cổ Bi. .................................... 5 1. Thuận lợi. ............................................ 6 2. Khó khăn. ............................................ 6 3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng ............................. 6 3.1. Bảng khảo sát giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: ..... 7 3.2. Bảng khảo sát mức độ của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .. 8 IV. Một số biện pháp ...................................... 9 1. Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm .............................................. 9 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện. ......... 10 3. Biện Pháp 3: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ............................................. 13 4. Biện pháp 4: Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất , xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: ..................................... 21 5. Biện pháp 5: Phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để chào mừng các ngày lễ lớn theo nội dung từng chủ đề. ..... 22 6. Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm . ......................................... 24 7. Biện Pháp 7: Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh, các lượng lượngxã hội để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. ...... 25 V. Kêt quả và bài học kinh nghiệm ............................ 27 1. Kết quả............................................. 27 2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: .. 32 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................... 33 1. Kết luận:............................................ 33 3
  4. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao 2. Khuyến nghị ......................................... 33 3
  5. Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Trẻ em được ví như những chồi non mới nhú của cây. Để chồi non được lớn lên khỏe mạnh rất cần được bàn tay chăm sóc của con người, cây mới trưởng thành đơm hoa kết trái được tốt. Sinh thời Bác Hồ luôn dành cho các em nhỏ tình thương yêu và quan tâm đặc biệt, với Bác trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lại của đất nước. Bác nói: " Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập" Trong di chúc thiêng liêng trước lúc đi xa, Người căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết". Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đẳng và Nhà nước ta luôn coi trọng nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã khẳng định: " Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tơ cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội". Vì thế bắt buộc những người làm công tác giáo dục cần phải trang bị cho mình vốn tri thức vững chắc vêc chuyên môn, nghiệp vụ, về khoa học – kỹ thuật, về hiểu biết xã hội, tạo lập cho con đường sự nghiệp giáo dục của mình góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoa – hiện đại hóa đất nước mà cụ thể hơn là góp phần vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ - thế hệ tương lai của gia đình, của đất nước và của toàn xã hội. Giáo dục mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối việc chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học cũng như tạo cho trẻ làm quen với những sinh hoạt gần gũi, với hoạt động học tập. Để có thể mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động và học tập tốt hơn ở các bậc học tiếp theo, trẻ cần phải có sự rèn luyện một cách tích cực về vạn động, về trí óc, có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh... Vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là trong giao đoạn hiện này, khi mà cả hệ thống giáo dục đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng ( Nghị quyết TW 8 khóa XI) " Đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo" Đặc điểm tư duy của trẻ của trẻ là tư duy trực quan hành động trẻ học bằng chơi, học bằng hình ảnh cụ thể, học ở mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy nơi trẻ tiếp xúc phải chứa đựng được tất cả các yếu tố mà trẻ có thể học tập được và môi trường phải đảm bảo tính thẩm mỹ mang tính sư phạm, tính giáo dục cao. Riêng môi trường lớp học ở trường mầm non với các mảng tường, các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng 1/37
  6. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao với không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô và trẻ. Đơn giản là thế nhưng việc thực hiện không hoàn toàn dễ dàng. Bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trong những năm gần đây giáo dục mầm non có nhiều thay đổi, trong đó môi trường học tập được đặc biệt quan tâm. Bởi môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển. Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do cô tổ chức. Tuy nhiên vẫn còn không ít hạn chế như: môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện và ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực tự nhiên. Môi trường giáo dục gồm có hai bộ phận không thể tách rời, có liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn nhau đó là môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất bao gồm toàn bộ phương tiện vật chất kể cả trong nhà và ngoài trời có liên quan đến diện tích phòng học, nhiệt độ, ánh sáng, đồ dùng đồ chơi... Môi trường xã hội là toàn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành phát triển nhân cách , hay nói cách khác là môi trường xã hội chính là bầu không khí giao tiếp giữa cô và trẻ , trẻ với trẻ tạo trình tương tác. Vì trẻ mầm non, việc thiết lập, xây dựng khai thác có hiệu quả môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm xem đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa to lớn hình thành phát triển nhân cách toàn diện trẻ. Nhưng thực tế việc thực hiên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tốn nhiều khó khăn, bất cập. Mỗi đơn vị, giáo viên thực hiện theo cách thức quan điểm riêng thật sự chưa đi vào chiều sâu mặt khác, một số giáo viên mầm non chưa đầu tư suy nghĩ tìm tòi, ngại đổi mới, ngại sáng tạo nên thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả chưa cao. Là cán bộ quản lý, hàng ngày trực tiếp chỉ đạo giáo viên nhiệm vụ chuyên môn nên tôi thật trăn trở, suy nghĩ phải xây dựng môi trường giáo dục để trẻ 2/37
  7. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao hoạt động một cách trung tâm nhất, tích cực nhất, thoải mái mà lại đạt hiệu quả cao vấn đề mà bản thân đặc biệt quan tâm. Vì năm học 2017-2018 nghiên cứu đề tài " Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao" II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU + Giúp đội ngũ giáo viên nhà trường nâng cao nhận thức năng lực tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ , thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện cụ thể nhóm, lớp tình hình thực tế của địa phương. +Giúp đội ngũ giáo viên và học sinh xây dựng môi trường giáo dục mang tính " mở", kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng. + Tạo cho trẻ cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. + Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong nhà trường mầm non góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề " xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Cổ Bi IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp quan sát: + Quan sát thực tiễn xây dựng môi giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của giáo viên. + Quan sát quá trình tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của học sinh. - Phương pháp đàm thoại + Đàm thoại trực tiếp với giáo viên và học sinh + Giảng giải qua chuyên đề và qua các buổi sinh hoạt chuyên môn - Phương pháp thực hành + Thực hành trực tiếp tại các nhóm lớp + Thực hành qua các đợt triển khai chuyên đề - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. V.PHẠM VI ÁP DỤNG: Đề tài này được nghiên cứu áp dụng cho giáo viên trường mầm non Cổ Bi và có thể trao đổi với các trường mầm non khác trong toàn bậc học. VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Từ tháng 7/ 2017 đến tháng 4/2018 Phần II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: I. Cơ sở lý luận: 3/37
  8. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao Chúng ta có thể khẳng định rằng yếu tố môi trường có tính chất quyết định đến sự phát triển cả về chất cũng như tinh thần của trẻ. Trẻ được sống và học tập, sinh hoạt trong môi trường giáo dục tích cự sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, hình thành nên nhân cách lành mạnh làm nền móng cho các giai đoạn phats triển sau này của trẻ. Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với từng trẻ và từng lứa. Đối với phụ huyenh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng động xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng tời kỳ. Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt Nam cho rằng “ Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0-11 tuổi là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy tính chủ động, khả năng tư duy phát hiện và giải quyết những vấn đề ở trẻ”. Tiến sĩ cũng khẳng định: Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Một chương trình tốt là chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ “học được cái gì” mà còn chú trọng “ Học như thế nào” tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để phát triển đam mê học hỏi của trẻ và khả năng tự học. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và yếu tố vật chất bao quanh con người, có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới đời sống và sự tồn tại phát triển của con người. Trong nhà trường, môi trường giáo dục và môi trường sư phạm bao gồm tổng hòa các yếu tố môi trường tự nhiên, không gian, môi trường văn hóa qua giao lưu học tập sinh hoạt của các thành viên trong nhà trường với nhau và giữa giáo viên với trẻ. Môi trường hoạt động đó vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của mình, qua đó kiến thức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố và bổ sung, đây là những nhân tố góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non. Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực, chủ động của trẻ từ việc lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân. Trong qua trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi 4/37
  9. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao cùng nhau nhưcùng chơi xây dựng, gia đình, bác sỹ….trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối quan hệ gia đình, cộng đồng. Qua đó trẻ học cách làm việc với người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè. Đó là cơ sở hình thành tính thể và tập đoàn kết ở trẻ. Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau. Như vậy có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thật sự rất quan trọng và cần thiết. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng kiến thức hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng mong ước của trẻ đối với cô, với bạn bè, nhờ đó cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt dộng phối hợp nhịp nhàng nên hiệu quả hoạt động cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo bạn bè. II. Cơ sở thực tiễn - Trường mầm non là một trường thuộc Huyện Gia Lâm. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện đầu tư kinh phí xây dựng phòng học, đồ dùng trang thiết bị theo quy định tại điều lệ trường mầm non . Trong năm học 2017 - 2018 trường có 18 nhóm lớp, tổng số là 900 trẻ , trong đó: + Lớp MG Lớn: 6 lớp. + Lớp MG Nhỡ: 5 lớp. + Lớp MG Bé : 4 lớp. + Lớp nhà trẻ: 3 lớp. (24- 36 tháng tuổi). - Tổng số cán bộ- giáo viên- công nhân viên là 91 đồng chí. Trong đó: + Ban giám hiệu : 03 đồng chí. + Giáo viên đứng lớp: 63 đồng chí. + Nhân viên : 25 đồng chí. - Trình độ chuyên môn: đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn là 78 %. - Giáo viên tuổi đời 50 tuổi trở lên 4/63 chiếm 6%, giáo viên mới tuyển dụng vào trường 15 đồng chí chiếm 24%. III. Thực trạng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Cổ Bi. 5/37
  10. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao 1. Thuận lợi. - Phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện đã quan tâm phát động phong trào“ Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” và theo dõi, chỉ đạo sát sao nên việc thực hiện phong trào rất thuận lợi. - Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 nên cơ sở vật chất sạch - đẹp, an toàn thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động, kiểm định đánh giá ngoài đạt kết quả xuất sắc. Trường giữ vững danh hiệu trường lao động xuất sắc cấp thành phố. - Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên năng động, nhiệt huyết với nghề, có trình độ đào tạo đạt trên chuẩn 90%, đa số giáo viên còn trẻ, khỏe, có khả năng tiếp cận kiến thức mới, khoa học công nghệ nhanh; - Cơ sở vật chất trang thiết bị và đồ dung đồ chơi của nhà trường tương đối đầy đủ và đặc biệt ưu tiên cho các chuyên đề đang triển khai và tổ chức thực hiện. - Trẻ huy động ra lớp đầy đủ, đi học chuyên cần, mạnh dạn, tự tin. - Công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện thường xuyên, việc phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ được phát huy và phối hợp chặt chẽ. 2. Khó khăn - Cơ sở vật chất nhà trường đang xuống cấp, tuy hai cơ sở đã được đầu tư cơ bản xong vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu học tập của trẻ, trẻ ra lớp đông, lớp học luôn bị quá tải đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động đặc biệt là các góc hoạt động của trẻ trong lớp học. - Khu vực hoạt động ngoài trời của trẻ đã được qui hoạch song còn quá chặt hẹp so với trẻ ra lớp hiện tại. - Trình độ đào tạo của giáo viên trong trường tuy đã đạt trên chuẩn 90% song chủ yếu được đào tạo tại các lớp bồi dưỡng tại chức, liên thông, do đó kiến thức thiếu liên hoàn, năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng sư phạm còn hạn chế. - Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa tạo được các góc mở cho trẻ hoạt động, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ, chưa biết tận dụng các sản phẩm của trẻ để trang trí, sự sáng tạo về làm đồ dùng đồ chơi của giáo viên còn hạn chế. - Một phần phụ huynh nuông chiều nên thường để trẻ tiép cận nhiều với máy tính, điện thoại, trò chơi điện tử… dẫn đến việc trẻ không hứng thú với đồ chơi theo lứa tuổi trong trường mầm non. Việc giáo dục trẻ theo khoa học gặp không ít khó khăn. 3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng Từ thực trang trên của trường mầm non, bản thân tôi tự nhận thấy rằng mặc dù công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được thực hiện song còn mang tính hình thức, thiếu tính sáng tạo, chưa mang lại hiệu quả cao, cụ thể qua khảo sát như sau: 6/37
  11. 3.1. Bảng khảo sát giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới hoạt động chăm sóc Sáng tạo trong việc thiết lập giáo dục trẻ và đánh giá sự Tổ chức, hướng dẫn trẻ khai Tạo cơ hội cho trẻ được bộc môi trường giáo dục lấy trẻ phát triển của trẻ theo quan thác và sử dụng môi trường lộ hết khả năng của riêng làm trung tâm phù hợp với điểm giáo dục lấy trẻ làm giáo dục có hiệu quả. mình. GIÁO chủ đề. trung tâm. VIÊN Làm đồ KHỐI Tầm Nhà Tạo môi Phối Hoạt Hoạt Hoạt Các tư Địa dùng đồ Vị trí quan Độ tuổi trường trường hợp gia động động động liệu phương chơi trọng mở đình học vui chơi khác sáng tạo Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ MGL x x x x x x x x x x x x MGN x x x x x x x x x x x x MGB x x x x x x x x x x x x Nhà x x x x x x x x x x x x trẻ 25 75 50 50 25 75 Tỷ lệ 50 50 75 25 25 75 75 25 50 50 50 50 25 75 50 50 75 25 % % % % % % % % % % % % % % % % % % % % % % % % % 7/37
  12. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao 3.2. Bảng khảo sát mức độ của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trẻ chủ động tham Trẻ thể hiện mối Trẻ hứng thú tích gia vào các hoạt quan hệ thân thiện Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia vào Trẻ có kỹ năng sử động học tập, vui với cô giáo, với cực sáng tạo khi Số việc thiết lập môi dụng đồ dùng đồ STT LỚP chơi theo quan các bạn và môi hoạt động trẻ trường cùng với chơi điểm giáo dục lấy trường xung cô giáo và các bạn trẻ làm trung tâm quanh Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ 1 MGL 340 192 148 185 155 180 160 189 151 188 152 2 MGN 255 132 123 123 132 127 113 119 136 115 135 3 MGB 210 85 125 93 117 95 115 88 122 95 115 Nhà 4 120 40 80 35 85 45 75 48 72 39 81 trẻ Tổng 925 449 476 436 489 447 478 444 481 437 363 % 49% 51% 47% 53% 48% 52% 48% 52% 47% 53% Từ kết quả khảo sát trên bản thân tôi nhận thấy rằng việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mới chỉ thể hiện ở bề rộng, chưa có chiều sâu, do đó hiệu quả mang lại chưa cao. vì vậy cần thiết phải có những biện pháp chỉ đạo sâu sát để đội ngũ cán bộ giáo viên năm vững hơn kiến thức về chuyên đề " Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm". Từ đó thiết lập môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao hơn. 8/37
  13. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao IV. Một số biện pháp Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện Biện pháp 3:Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Biện pháp 4: Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất , xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Biện pháp 5: Phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để chào mừng các ngày lễ lớn theo nội dung từng chủ đề. Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Biện Pháp 7: Tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ học sinh, các lượng lượng xã hội để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 1. Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của chuyên đề: " xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". Là một chuyên đề mới được triển khai và đi vào thực hiện trong giai đoạn 2016-2020, do đó việc thiết lập và khai thác chúng như một phương tiện giáo dục hữu hiệu vẫn còn nhiều hạn chế. Để dó cơ sở đưa ra kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với thực tế của nhà trường, bản thân tôi là người trực tiếp chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề, tôi đã tiến hành đánh giá thực trang môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của nhà trường trên các mặt sau: - Đánh giá tổng thể cảnh quan chung của nhà trường ( Từ khâu thiết kế mặt bằng, bố trí các phòng, sân chơi, khu hoạt động ngoài trời, khu trồng cây xanh, vườn rau, vườn hoa, cây cảnh...) - Đánh giá xếp loại việc sắp xếp, trang trí, sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của từng nhóm lớp. - Đánh giá môi trường xã hội của nhà trường ( bao gồm các mối quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa cán bộ giáo viên với nhau, giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa giáo viên với phụ huynh). Từ kết quả đánh giá này bản thân tôi đã tháy được những điểm làm được và chưa làm được của việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong nhàn trường, do đó tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể cho từng độ tuổi, từng chủ đề trình lên hiệu trưởng và được hiệu trưởng phê duyệt để 9/37
  14. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao thực hiện. Từ đó tôi triển khai đến giáo viên và tổ chức cho giáo viên thực hiện. Để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tôi đã lập một kế hoạch cụ thể như sau: - Trước hết tôi lên kế hoạch hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng nhóm, lớp và thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với từng độ tuổi phát triển của trẻ. - Trực tiếp xuống các nhóm lớp để quan sát việc thiết lập, bố trí, sắp xếp các phượng tiện phục vụ cho việc giáo dục trẻ ở các chủ đề. - Kiểm tra việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và việc khai thác có hiệu quả môi trường giáo lấy trẻ làm trung tâm. Ví dụ: Đối với môi trường giáo dục trong lớp học: tôi khảo sát việc thiết lập, bố trí các góc hoạt động cho trẻ của giáo viên như: nơi treo các bảng biểu, khu vực giới thiệu chủ đề, khu vực trưng bày đồ chơi, học liệu... tất cả phải được sắp đặt một cách khoa học, tương đồng và hấp dẫn trẻ song phải đảm bảo an toàn trong quá trình trẻ sử dụng. Từ việc sắp xếp, bố trí môi trường giáo dục trong lớp một cách hợp lí, khoa học mà không gian trong lớp học được cải thiện hơn, lớp học không còn bị tù túng, chặt chội như trước nữa mà trẻ đã có thể đi lại giao tiếp với nhau trong khi hoạt động, tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái để tham gia một cách chủ động tích cực các hoạt động trong ngày. + Đối với môi trừng ngoài lớp học như: vị trí trồng cây xanh, nơi đặt đồ chơi ngoài trời, bố trí góc thiên nhiên, khu vực hoạt động vui chơi ngoài trời... tôi trực tiếp hướng dẫn giáo viên cách bố trí, sắp đặt sao cho đẹp mắt, có tính khoa học và đặc biệt là thuận tiện trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên, giúp giáo viên vừa tổ chức cho trẻ hoạt động, vừa quan sát, bao quát được trẻ một cách tốt nhất. 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện. Để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao người quản lý phải có kế hoạch cụ thể để điều hành công việc một cách khoa học theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời có những điều chỉnh linh hoạt trong quá trình triển khai công việc. Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế và chất lượng việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ hoạt động từ năm học trước, tôi nhận thấy giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường học tập cho trẻ phù hợp theo chủ đề, nhưng chưa biết tạo các góc mở và đặc biệt là cách khai thác các góc mở cho trẻ hoạt động. Giáo viên chưa sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi và chưa biết khai thác có hiệu quả các đồ dùng, 10/37
  15. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao đồ chơi đã làm được và đưa vào cho trẻ hoạt động. Giáo viên chưa biết tận dụng triệt để sản phẩm của trẻ để trang trí môi trường học tập cho trẻ Từ những kết quả khảo sát trên tôi đã lồng ghép kế hoạch chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tạp vào kế hoạch chuyên môn của trường cụ thể: Thời Nội dung Biện pháp thực hiện Người thực gian công việc hiện Rà soát các - Thống kê rà soát thiết bị đồ chơi ngoài Ban giám hiệu điều kiện trời, điều kiện sân chơi các khu CSVC thiết bị - Các nhóm lớp thống kê, báo cáo số Giáo viên để thực hiện lượng thiết bị, đồ dung của lớp và nhu các tiêu chí cầu bổ sung Ban giám hiệu LTLTT trong Tham mưu, mua sắm trang thiết bị càn và ngoài lớp. thiết cho các lớp. Giáo viên Tháng Bổ sung cơ sở - Các lớp sưu tầm, trang trí lớp, khu vực 8/2017 vật chất. tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung Giáo viên - Trang trí lớp tâm. - Phát động giáo viên quét lại vôi tường, tô vẽ lại tranh các mảng tường. - Các lớp phối kết hợp với phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, các loại sách báo cũ để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi - Xây dựng - Khảo sát thực trạng, tình hình thực tế Ban giám hiệu kế hoạch thực để xây dựng kế hoạch chuyên đề hiện chuyên - Tạo điều kiện cho giáo viên tham dự Ban giám hiệu đề lớp bồi dưỡng cách xây dựng môi trường Giáo viên - Bồi dưỡng học tập, góc mở cho trẻ. chuyên môn - - Tham gia đầy đủ Ban giám hiệu Tham gia tập Giáo viên Tháng huấn chyên 9/2017 đề do trường - Tham gia đầy đủ Ban giám hiệu tổ chức - Liên hệ cho giáo viên đi tham quan - Tập huấn cách xây dựng môi trường học tập của hướng dẫn một số trường chuẩn trong nội thành giáo viên xây thành phố Hà Nội dựng kế hoạch giáo dục Xây dựng - Giáo viên lớp điểm kết hợp với Hiệu Ban giám hiệu, môi trường phó phụ trách chuyên môn, lựa chọn một Tổ trưởng lớp điểm số giáo viên có khả năng tạo hình, khiếu chuyên môn và thẩm mỹ và có kinh nghiệm trong xây giáo viên lớp Tháng dựng và tổ chức các hoạt động cho trẻ để điểm 10 phụ trách lớp điểm. Tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên lớp điểm về cách trang trí lớp, xây dựng môi trường học Phát động hội tập sau đó kiểm tra đánh giá và tổ chức 11/37
  16. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao thi “ Trang trí cho giáo viên toàn trường kiến tập môi lớp học, xây trường học tập của lớp điểm. dựng môi - Kết hợp với công đoàn phát động hội trường học thi: Trang trí lớp – Xây dựng môi trường tập cho trẻ học tập đến 100% các lớp trong nhà trường vào giữa tháng 11. Chấm thi Tổ chức kiến tập xây dựng môi trường Ban giám hiệu “Trang trí học tập, tổ chức hoạt động góc cho trẻ tại Công đoàn và lớp, xây dựng các lớp đạt giải cao trong hội thi, thông giáo viên môi trường qua đó bồi dưỡng giáo viên về cách xây học tập cho dựng môi trường học tập và tổ chức cho Tháng trẻ trẻ hoạt động tại các góc sao cho có hiệu 11 - Làm đồ quả. dung đồ chơi - Các lớp tổ chức những hoạt động lấy các hoạtđộng trẻ làm trung tâm lấy trẻ làm - Các lớp làm đồ dung đồ chơi sáng tạo. trung tâm Tiếp tục bổ - Mua bổ sung đồ dùng đồ chơi theo chủ Ban giám hiệu sung đồ dung đề, đặc biệt là các đồ dùng rèn kỹ năng và giáo viên đồ chơi theo tự phục vụ cho trẻ. Chỉ đạo các lớp thay chủ đề đổi một số góc chơi, tận dụng cơ hội cho Từ trẻ hoạt động đặc biệt là những góc rèn Ban giám hiệu tháng Phát động hội kỹ năng sống. và công đoàn 12 đến thi “ Làm đồ - Phát động hội thi làm đồ dùng đồ chơi tháng 2 dùng đồ choi sáng tạo đến 100% giáo viên trong toàn sáng tạo” trường. Ban giám hiệu Triển lãm đồ Tổ chuyên môn, dùng đồ chơi Tham gia triển lãm đồ dùng đồ chơi sáng GV sáng tạo tạo. Kiểm kê, bàn - Các nhóm lớp kiểm kê báo cáo số Ban giám hiệu giao đồ dùng lượng thiết bị, đồ dùng các môn học Tổ chuyên môn. thiết bị, các LTLTT môn học Hướng dẫn giáo viên viết sáng kiến kinh LTLTT nghiệm về xây dựng môi trường học tập, Ban giám hiệu Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi, tổ chức cho trẻ và giáo viên. Tháng 3 giáo viên viết hoạt động góc. đến Sáng kiến kinh Ban giám hiệu tháng 5 nghiệm. Tổ chuyên môn. Đánh giá kết - Họp tổ, đánh giá xếp loại giáo viên quả xây dựng thực hiện chuyên đề. môi trường - Đánh giá rút kinh nghiệm một năm học tập cho trẻ thực hiện chuyên đề xây đựng môi trong năm học trường học tập cho trẻ. 12/37
  17. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao 3. Biện Pháp 3: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm * Triển khai nôi dung chuyên đề đến đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một nội dung quan trọng của chuyên đề " xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" Chuyên đề này cơ bản thay đổi tư duy của phần lớn cán bộ giáo viên về cách thức và phưng pháp giáo dục trẻ. Do đó để giáo viên nắm được cơ bản nội dung của chyên đề, bản thân tôi đã tham mưu cho hiệu trưởng tổ chức mở lớp triển khai lý thuyết chuyên đề đến từng cán bộ giáo viên nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên nắm bắt được kiến thức cơ bản của việc thết lập môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động có hiệu quả, trong khi triển khai lý thuyết tôi đã sử dụng các phương pháp như: - Tổ chức cho giáo viên được thảo luận, trao đổi, đưa ra ý tưởng mới về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các nhóm lớp và cảnh quan ngoài trời, trình bày những đề xuất, kiến nghị mà những khó khăn khi thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại nhóm lớp của mình, sau đó làm bài thu hoạch nộp lên ban giám hiệu nhà trường. Sau khi triển khai lý thuyết, tôi đã tiến hành chỉ đạo cho đội ngũ cán bộ giáo viên được thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như: - Chia giáo viên ra làm nhiều nhóm, mỗi nóm cử một nhóm trưởng phụ trách thực hành một nội dung khác nhau. Cứ sau một ngày thực hành tôi cho các nhóm trưng bày sản phẩm để cùng nhận xét và để các nhóm khác được tham khảo, học tập, sau đó tôi lại đổi nội dung khác để giáo viên được sáng tạo và thể hiện hết năng lực của mình. Sau 3 ngày tổ chức, thực hành, với những nội dung đã được tôi chuẩn bị sẵn, các nhóm hoàn thành việc thiết lập môi trường cho trẻ hoạt động ở các nội dung như: Trang trí nhóm, lớp theo nội dung chủ đề. Làm tranh và bảng biểu di động trong lớp, sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho các góc hoạt động, đối với môi trường giáo dục ngoài lớp học như xây dựng góc thiên nhiên, góc vận động tạo cảnh quan môi trường phong phú để trẻ hoạt động một cách hứng thú, tích cực nhất. - Sau khi hoàn thành phần thực hành tôi cho các nhóm lên trình bày cách khai thác và sử dụng phương tiện giáo dục mà mình vừa tạo ra để mọi người được học hỏi kinh ngiệm lẫm nhau. - Từ việc làm này tôi thấy việc thiết lập và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao hơn so với trước đây. Ví du: Tôi lên kế hoạch và tổ chức mở lớp tập huấn chuyên đề đồng thời mua các vật liệu như: Sơn, bút vẽ, xốp tấm, giấy đề can, dây dù...; sưu tầm lốp xe, các vỏ hộp, vỏ lon bia và mọt số vật liệu phế thải an toàn... từ những kiến tức được tiếp thu tô hướng dẫn giáo viên tạo ra những đồ dùng dạy học và đồ chơi an toàn, đẹp và hấp dẫn trẻ; Như xích đu, thang leo, bộ trống, bộ rối dẹt, cổng 13/37
  18. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao chui thể dục, các đồ dùng trưng bày và sử dụng trong các góc hoạt động, các con vật, giỏ hoa, luống rau, bộ dụng cụ, sản phẩm của các nghề... sau đó tôi cho từng nhóm tác giả trình bày ý tưởng của nhóm mình, cách thức khai thác đồ dùng, học liệu mang lại hiệu quả cao Ảnh: Triển khai nội dung chuyên đề đến đội ngú giáo viên trong trường * Chỉ đạo thí điểm thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Việc thiết lập xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không phải là việc làm sớm , chiều mà cần phải thực hiện thường xuyên theo kế hoạch hoạt động. thông qua hình thức xây dựng lớp điểm đó là biện pháp hữu hiệu. Để tổ chức cho giáo viên thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao tôi đã tiến hành chỉ đạo điểm ở 3 lớp của khối mẫu giáo, sau đó sẽ nhân rộng ra đại trà các nhóm lớp trong nhà trường. Tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm dựa trên các tiêu chí + Đảm bảo an toàn về mặt tâm lí cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh. + Giáo viên là người thể hiện hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của mình với trẻ và mọi người xung quanh một cách mẫu mực để trẻ noi theo. + Đồ dùng, đồ chơi học liệu trong lớp và ngoài lớp đáp ứng được nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện để tất cả mọi trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi phù hợp với điều kiện của nhà trường. + Các khu vực trong trường, lớp học cần phải được tận dụng không gian để trẻ hoạt động một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động mang tính mở giúp trẻ dễ dàng lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi để thực hành trải nghiệm. + Cần khuyến khích sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động để giúp trẻ trải nghiệm, khám phá sự vật hiện tượng theo nhiều chiều hướng khác nhau giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 14/37
  19. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao + Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hình thức lớp điểm, giáo viên sẽ học tập từ cách trang trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi góc, nề nếp cháu, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, cách thiết kế môi trường hoạt động theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi chỉ đạo hai mảng rõ ràng (môi trường bên ngoài, môi trường bên trong lớp học) cả hai môi trường quan trọng liên quan đến việc dạy học của cô và trẻ, trẻ tham gia vào các hoạt động và chơi trò chơi có tích cực hay không tùy thuộc vào môi trường. + Vì vậy, giáo viên cần tạo nên môi trường lớp học với màu sắc sinh động ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc vời cuộc sống thực hang ngày của trẻ; khi thiết kế góc hoạt động lớp cần chú ý bố trí góc hoạt động hợp lý. Góc hoạt động cần yên tĩnh, bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện sử dụng sách tranh là nơi cần nhiều ánh sáng. Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, các lối cho trẻ di chuyển thuận tiện, liên kết các góc chơi. Sắp xếp góc để giáo viên dễ dàng quan sát , giám sát toàn hoạt động của trẻ. Tên ký hiệu góc đơn giản, gần gũi với trẻ, viết theo qui định mẫu chữ hiện hành. Các góc phải bày biện hấp dẫn, có nhiều đồ chơi học liệu phương tiện đặc chưng cho góc. Đồ dùng, đồ chơi, nguyện vật liệu, học liệu, có giá đựng ngăn lắp, gọn gang, để nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu thay đổi bổ sung phù hợp với mục tiêu của chủ đề. Các nguyên vật liệu mang tính “mở” ( Lá cây, hột hạt…) + Sản phẩm chưa hoàn thiện.. . có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm địa phương đặc trưng văn hóa, vùng miền( Trang phục, dụng cụ lao động…) Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất tâm lí trẻ mầm non. Môi trường lớp học là yếu tố góp phần cho trẻ tích cực hoạt, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Xây dựng môi trường lớp học phù hợp, an toàn, đẹp, hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ. trẻ cần có cơ hội để chơi mà học, sáng tạo theo nội dung từng chủ điểm, phù hợp với từng độ tuổi. Ảnh: giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi Ví dụ: Đối với sự kiện Tết và mùa xuân 15/37
  20. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao + Đây là một chủ đề rất đa dạng về đối tượng , do đó trước khi thực hiện, tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu phế thải tận dụng như: giấy gói hoa, giấy kẹo, vỏ hộp sữa chua, vỏ lạc, nút chai, sách báo cũ, băng tua, len vụn, giấy xốp... khi đã sưu tầm được nguyên vật liệu, tôi hướng dẫn giáo viên cùng học sinh làm tranh chủ đề trang trí lớp học; làm các luống hoa, luống rau từ giấy gói hoa, xốp và giấy lau tay làm giàn cây dây leo từ vỏ chai và len cũ, sử dụng hộp sữa để làm chậu cây, hàng rào... + Để minh họa cho các bài thơ, câu chuyện và sử dụng trong các góc hoạt động tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động. Ngoài ra hướng dẫn giáo viên sưu tầm hạt các loại cây để ươm và cho trẻ quan sát sự phát triển của cây... phân loại các loại cây khác nhau, cùng với đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời như; Cây xanh, luống rau, luống hoa phong phú, đa dạng cũng góp phần kích thích trẻ hứng thú quan sát những sự thay đổi theo ngày , theo mùa của các lá trên cùng một cây hoặc tìm ra sự giống và khác nhau giữa cây này và cây khác, cây hoa với cây ăn quả, cây bóng mát... từ đó hình thành cho trẻ một số kỹ năng trong việc chăm sóc cây như; tưới nước, nhổ cỏ, xới đất cho cây... với những cách làm tuy đơn giản như vậy nhưng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của cô và trẻ, đa dạng, hấp dẫn hơn nhiều. Cũng thông qua hoạt động này giúp cho việc hình thành nơi trẻ thái độ yêu mến đối với môi trường sống, sạch, đẹp. + Đối với chủ đề " Quê hương đất nước- Bác Hồ" Hướng dẫn cho giáo viên và học sinh cách làm và sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi theo đặc điểm các vùng miền như; cách làm nhà sàn bằng que kem và que diêm; cách xếp dán tranh theo vùng miền bằng cát, mùn cưa, hạt na, hạt xốp... chỉ đạo giáo viên cùng trẻ trang trí nhóm lớp sao cho phù hợp với chủ đề, với độ tuổi, với địa phương và đặc biệt là gần gũi với trẻ và mang tính giáo dục cao. 16/37
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2