Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
lượt xem 9
download
Mục đích của sáng kiến này nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để làm tốt công tác giáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm. Hạn chế tuyệt đối tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non. Nâng cao nhận thức về giáo dục dinh dưỡng an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm ở trường mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE, GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG MẦM NON” Họ và tên: Hoàng Thị Liếng Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị Trấn Kiến Giang.
- Quảng Bình, tháng 05 năm 2016 I: PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Công tác dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả một quá trình: Từ khâu sản xuất, chế biến đến việc tiêu dùng. Quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là công tác đòi hỏi tính liên nghành cao và là công việc của toàn dân và toàn xã hội. Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với sức khỏe của mọi người, góp phần nâng cao sức lao động, phòng chống bệnh tật và đem lại niềm hạnh phúc cho mọi người, cho mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Vấn đề này đã mang tính thời sự hàng ngày không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn là vấn đề vô cùng quan trọng cấp bách cân giải quyết kịp thời trên toàn thế giới. Hiện nay tình trạng dịch bệnh xảy ra triền miên, ngộ độc thực phẩm, vật nuôi cây trồng chịu ảnh hưởng của các đợt dịch bệnh luôn là vấn đề đe dọa đến tính mạng con người. Đối với nghành giáo dục nói chung và bậc học Mầm non nói riêng, ngoài việc chăm sóc giáo dục, ngành học còn có một trách nhiệm lớn đến vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường Mầm non đó là việc tổ chức chăm sóc nuôi dạy trẻ. Công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của trẻ em ở lứa tuổi Mầm non vì đây là giai đoạn tiền học đường, là cơ sở ban đầu để trẻ phát triển tốt về thể lực và trí tuệ. Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình là tương lai của đất nước, là lớp người kế tiếp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy quan tâm chăm sóc trẻ phát triển một cách toàn diện là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội và cộng đồng trông việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm bồi dưỡng các em trở thành công dân tương lai có đủ sức khỏe, thể lực, trí tuệ, năng động, tự tin để thực hiện lời dạy của Hồ Chủ Tịch “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Nội dung chăm sóc sức khỏe vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm cho trẻ đã được ngành GDMN chỉ đạo thành chuyên đề lớn có tác dụng thiết thực đến việc chăm sóc giáo dục trẻ với mục tiêu trẻ được phát triển theo cân nặng và chiều cao bình thường, hạn chế tối đa tình trạng trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng, chiều cao đồng thời phòng chống nguy cơ béo phì đối với trẻ.
- Muốn thực hiện tốt việc chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường Mầm non chúng ta cần chú ý đến một số nội dung: như giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ; giữ gin vệ sinh chung; mỗi bửa ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn cơ bản. bởi vì trẻ Mầm non tuổi còn nhỏ, cơ thể còn non nớt, sức đề kháng kém, chưa chủ động ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đề phòng ngộ độc thực phẩm là một vấn đề có ý nghĩa thực tế và vô cùng quan trọng trong trường mầm non. Muốn có được những chủ nhân tương lai của đất nước khoẻ mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi mầm non thì bữa ăn của trẻ tại trường mầm non phải được xây dựng theo khẩu phần thực đơn, các món ăn thường xuyên được thay đổi để trẻ ăn ngon miệng, tăng sự tiêu hoá, hấp thu giúp trẻ phát triển tốt giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng. Giáo dục dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình thực phẩm sạch, đề phòng ngộ độc thực phẩm là vấn đề cần quan tâm song song với công tác giáo dục trẻ. Trường Mầm non cần phải thực hiện nghiêm túc việc an toàn thực phẩm, vệ sinh thực phẩm và những điều kiện có liên quan. Từ những quan điểm trên và qua thực tế tìm hiểu thực trạng chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trường mầm non cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên dinh dưỡng còn nhiều hạn chế trong công tác chế biến món ăn, chọn mua thực phẩm, thực hiện công tác vệ sinh trong khi chế biến, việc bảo quản thực phẩm, vệ sinh dụng cụ sử dụng ăn uống trong bếp ăn bán trú.... bản thân tôi là người làm công tác quản lý tại trường Mầm non được nhà trường phân công phụ trách mãng dinh dưỡng tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân về việc học tập kinh nghiệm của các đơn vị bạn, các đồng nghiệp lâu năm. Việc nghiêm cứu tìm tòi các văn bản hướng dẫn của cấp trên nên tôi mạnh dạn quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non”. * Điểm mới: Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Bảo vệ và nâng cao
- sức khỏe thông qua việc “Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm” cho trẻ tại trường mầm non. Nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để làm tốt công tác giáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm. Hạn chế tuyệt đối tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non. Nâng cao nhận thức về giáo dục dinh dưỡng an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Đề xuất một số kinh nghi ệm để góp phần nâng cao chất lượ ng giáo dụ c vệ sinh dinh d ưỡ ng an toàn thực phẩm ở trườ ng m ầm non. Với những kinh nghiệm nhỏ trong quá trình thực hiện tôi xin trình bày kính mong lãnh đạo các cấp và chị Em đồng nghiệp quan tâm giúp đở, góp ý cho tôi những kinh nghiệm quý báu, những lời khuyên bổ ích để giúp cho tôi làm tốt hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. 2. Phạm vi áp dụng Đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non” Tại trường mầm non chúng tôi với số lượng 7 nhóm lớp/234 trẻ. II. PHẦN NỘI DUNG 1.Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu. *Quy mô trường lớp Toàn trường có 7 lớp/234 trẻ Trong đó: Nhà trẻ: 2 nhóm/51 trẻ; Mẫu giáo: 5 lớp/183 trẻ. *Cơ sở vật chất, trang thiết bị Toàn trường có 6 phòng học đảm bảo kiên cố, và 1 phòng học bán kiên cố. Có 100% công trình vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn. Có bếp ăn 1 chiều đảm bảo đúng tiêu chuẩn, có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến thức ăn cho trẻ. *Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tổng số: 25đ/c: Trong đó Cán bộ quản lý: 2 đ/c Giáo viên: 16 đ/c Nhân viên: 7 đ/c Có 100% cán bộ giáo viên, nhân viên trình độ đạt chuẩn trở lên, Trên chuẩn 21/25đ/c; tỷ lệ 84%
- Tổng số trẻ được tổ chức ăn bán trú tại trường là 7 lớp/ 234 trẻ, với mức ăn là 11.000đ/ ngày/ trẻ. * Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ: Qua theo dõi cân đo lên biểu đồ tăng trưởng đầu năm học kết quả cho thấy như sau: Cân nặng Chiều cao Suy Cân nặng Suy dinh Thấp dinh Cao bình Thấp còi Tổ bình dưỡng còi dưỡng thường độ 1 ng thường độ 1 độ 2 Độ tuổi độ 2 số Sl Tỷ Sl Tỷ Sl T Sl Tỷ Sl Tỷ Sl T trẻ lệ lệ ỷ lệ lệ ỷ % % lệ % % lệ % % Nhà trẻ 50 45 90 5 10 0 0 45 90 5 10 0 0 Mẫugiáo 184 170 92,4 14 7,6 0 0 172 93,5 12 6,5 0 0 Cộng: 234 215 91,9 19 10,3 0 0 217 92,7 17 9,2 0 0 Bước đầu thực hiện đề tài bản thân gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau . 1.1.Thuận lợi: Hoạt động của nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ủy, UBND, HĐND, HĐGD Thị Trấn và sự chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của Phòng Giáo dục Đào tạo Lệ Thủy. Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, đủ phòng học, bếp ăn đảm bảo và các trang thiết bị phục vụ bếp ăn và phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Tập thể hội đồng sư phạm nhà trường nhất trí cao với kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ATTP trong trường Mầm non. Nghị quyết Đại hội Giáo dục hàng năm; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm; Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia...; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến GDMN....đó chính là cơ sở và là động lực thúc đẩy để chúng tôi xây dựng kế hoạch thực hiện. 1.2.Khó khăn: Đầu năm học trường có nhiều trẻ mới tuyển nhất là cháu ở độ tuổi nhà trẻ và một số cháu mẫu giáo 3 tuổi chưa quen xa cha mẹ, chưa quen bạn, chưa quen cô giáo, chưa có thói quen về các nề nếp vệ sinh cá nhân.
- Đội ngũ trẻ nên có nhiều đồng chí trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ nên có phần ảnh hưởng đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Một số giáo viên còn chưa mạnh dạn tự tin trong công tác phối hợp với cha mẹ trẻ. Nhân viên dinh dưỡng phần đa là mới vào hợp đồng, nên khó khăn trong việc tính khẩu phần ăn, trong khi chế biến và khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. 2 : Một số biện pháp. Trước thực trạng trên đồng thời với những thuận lợi, khó khăn của địa phương và của nhà trường, phụ huynh, nên tôi đã đề ra một số biện pháp như sau: Biện pháp1. Khảo sát thực trạng các lớp MG nhóm trẻ trong toàn trường: Căn cứ quyết định 58/2008/QĐBGD&ĐT ngày 17 tháng 10 năm 2008 Về việc ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở GDMN và chương trình hành động cũng như mục tiêu của GDMN trong thời kì mới, Thông tư số 22/2013/TTLT BGD &ĐTBYT ngày 18 tháng 6 năm 2013 thông tư liên tịch quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non, chúng tôi đã tiến hành khảo sát phân loại đội ngũ GVNV, tình hình CSVC trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh ATTP, định hướng quy hoạch, so sánh tỉ lệ trẻ đến trường hàng năm, nhu cầu trẻ bán trú, tình hình sức khỏe trẻ hàng năm, các thói quen vệ sinh...sau khảo sát, chúng tôi đã tham mưu với hiệu trưởng phân công các thành viên trong BGH phân loại thông tin và lập kế hoạch , xây dựng kế hoạch để làm cơ sở tham mưu và đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị và mặt khác tiến hành tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch: Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của các cấp tôi đã xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường, lên thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần và theo mùa, hợp lý, cân đối dinh dưỡng và triển khai tới các bộ phận đoàn thể của nhà trường và triển khai sâu rộng trong toàn thể cha mẹ học sinh như: Thông qua các buổi họp phụ huynh, tranh ảnh, thông qua hội thi, động viên phụ huynh cùng tham gia. Sau đó giao chỉ tiêu cụ thể cho từng lớp. Chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng kế hoạch thực hiện nghiêm túc từng tháng và đánh giá kết quả vào cuối tháng.
- Biện pháp 3. Triển khai thực hiện kế hoạch: 3.1.Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức: Triển khai và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản như Quyết định 58/2008/QĐBGD&ĐT ngày 17 tháng 10 năm 2008 Về việc ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở GDMN; Thông tư số 22/2013/TTLTBGD &ĐT BYT ngày 18 tháng 6 năm 2013 thông tư liên tịch quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non, văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của phòng GD&ĐT, của nhà trường đến các cấp lãnh đạo, ban ngành, hội cha mẹ học sinh, GVNV nhà trường. Tổ chức bồi dưỡng cho GV, NV về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiến thức cơ bản về phòng chống suy dinh dưỡng, nội dung và hình thức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ Mầm non, công tác tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ. Trong đó đặc biệt chú trọng việc triển khai giáo dục dinh dưỡng thông qua hoạt động bé tập làm nội trợ cho trẻ 5 tuổi. Tăng cường tuyên truyền tầm quan trọng cho trẻ được ăn bán trú và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân địa phương. Xây dựng các hoạt động chung lòng ghép các nội dung dinh dưỡng theo chủ đề và tổ chức thao giảng, dự giờ chế biến dinh dưỡng , bồi dưỡng giáo viên giỏi để nhân đại trà. 3.2.Chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng: Để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức họp BGH và các đoàn thể để thống nhất chế độ ăn cho trẻ, sau đó tổ chức họp phụ huynh để thông báo chế độ ăn và vận động phụ huynh cho trẻ ăn bán trú tại trường, nhà trường đã xây dựng thực đơn để duy trì chế độ ăn cho trẻ theo quy định, thay đổi chế độ ăn, thay đổi thực đơn phù hợp theo mùa. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình mình để trẻ ăn ngon miệng và ăn hết khẩu phần. Tổ chức tốt bữa ăn phụ cho trẻ. Tổ chức xây dựng “ vườn rau của bé” để trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ trải nghiệm với thực tế và phát triển. Đồng thời cải thiện thêm bữa ăn cho trẻ. 3.3.Chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non:
- Chỉ đạo dưới nhiều hình thức: thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ như hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời..... tôi và tổ trưởng giúp giáo viên lên kế hoạch cụ thể cho lớp mẫu giáo 5 tuổi được thực hành bé tập làm nội trợ tùy theo nội dung từng chủ điểm ít nhất 1 lần/tuần, tổ chức vào các ngày lễ hội. Chỉ đạo các lớp học đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng vào các hoạt động của trẻ nhằm động viên trẻ tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh chung, lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh tạo môi trường thân thiện trong trường lớp...... 3.4. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức dinh dưỡng: Giao chỉ tiêu 100% số lớp của trường có kế hoạch tuyên truyền, nội dung được thay đổi theo từng chủ đề, linh hoạt hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức dinh dưỡng cho các bậc cha mẹ mỗi tháng có một nội dung về chăm sóc dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm, phối hợp chương trình hàng tuần về các hoạt động theo nội dung chương trình. Tổ chức tuyên truyền thường xuyên qua các buổi họp định kỳ, tuyên truyền và mời phụ huynh ủng hộ và cùng tham gia vào các buổi thực hành cho bé tập làm nội trợ. Cung cấp cho phụ huynh một số kiến thức ví dụ như “ Làm thế nào để trẻ không bị suy dinh dưỡng”, “ Chăm sóc trẻ trong mùa rét”, “ Phòng chống bệnh viêm phổi và các bệnh khác cho trẻ”, “Cha mẹ làm gì khi trẻ biếng ăn” vv.....Qua việc tuyên truyền cho các bậc phụ huynh phụ huynh nhận thức đầy đủ hơn về công tác chăm sóc giáo dục sức khỏe cho trẻ. 3.5. Chỉ đạo hoạt động đảm bảo vệ sinh ATTP góp phần nâng cao chất lượng bửa ăn cho trẻ. Vào đầu năm học nhà trường đã tiến hành ký hợp đồng với một số cơ sở nuôi trồng cung cấp thực phẩm tươi sạch như thịt lợn, tôm, cá, cua, tép, ốc, rau củ, quả..... đảm bảo đúng lượng và rỏ nguồn gốc. Nguồn cung cấp thực phẩm phải đủ điều kiện cung cấp thường xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định, thực phẩm hợp đồng với nhà trường phải đảm bảo tươi, sạch, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Thực hiện xây dựng bếp ăn hợp vệ sinh tại trường để đảm bảo bếp không bị bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ đựng thức ăn cho trẻ, có đủ nguồn nước
- sạch phục phụ ăn uống, có bản tuyên truyền về 10 nguyên tắc vàng, 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý. Phân công phó hiệu trưởng, giáo viên trực tuần, nhân viên y tế phụ trách công tác chăm sóc kết hợp với nhân viên dinh dưỡng ở nhà bếp kiểm tra và đảm bảo các nội dung: Tiếp phẩm, cung cấp thực phẩm an toàn, chế biến theo thực đơn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hợp vệ sinh, lưu mẫu thức ăn. Phối hợp với y tế dự phòng kiểm tra sức khỏe cho nhân viên dinh dưỡng trước khi hợp đồng làm việc theo định kỳ hàng năm. Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm, tổ chức cân đo theo dỏi biểu đồ phát triển cho trẻ 3 lần/năm đối với trẻ mẫu giáo, hàng tháng đối với trẻ nhà trẻ. Yêu cầu giáo viên dinh dưỡng ngoài điều kiện sức khỏe cần phải thực hiện các điều kiện khác như: Đầu tóc gọn gàng, móng tay luôn sạch sẻ và cắt ngắn, tuyệt đối không được bớt xén thức ăn khi chia cho trẻ, thường xuyên mặc trang phục của bếp, đeo tạp dề, đội mũ trong khi chế biến, đeo khẩu trang, trước khi chia thức ăn cho trẻ phải rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng. Phối kết hợp liên ngành tổ chức hổ trợ cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 3.6. Kiểm tra quá trình chế biến thực phẩm. Trước khi chế biến thực phẩm sống, nhân viên dinh dưỡng rửa dụng cụ: Dao, thớt rá, thau... sạch sẻ và trụng nước sôi để tránh nhiểm khuẩn. Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín. Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: Bát, thìa, ly...phải được rửa sạch và trụng nước sôi trước khi cho trẻ sử dụng. Giáo dục kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên, giáo viên, học sinh về cách xử lý thực phẩm từ khâu chọn nguyên vật liệu thực phẩm đến chế biến và bảo quản thực phẩm, vì vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của toàn dân. Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc bằng cách thường xuyên kiểm tra các thực phẩm của đối tác trước khi ký nhận thực phẩm hàng ngày và phát hiện những thực phẩm không đảm bảo chất lượng và số lượng. Đưa nội dung an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với từng độ tuổi. 3.7. Thực hiện mô hình phòng chống suy dinh dưỡng.
- Nhà trường đã xem đây là biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng và thể hiện sự quan tâm phối hợp của toàn cộng đồng trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Tiến hành kiểm tra tay nghề của nhân viên dinh dưỡng. Thường xuyên chú trọng giáo dục, hình thành thói quen tốt ở trẻ về vệ sinh cá nhân và giữ vệ sinh chung trong sinh hoạt hàng ngày. Hướng dẫn trẻ thao tác vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân. Chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho trẻ qua khảo sát, theo dỏi... 3.8. Chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường. *. Nguồn nước: Nhà trường đã chú trọng đến nguồn nước uống và nguồn nước trong sinh hoạt cho trẻ , bởi vì nước là một loại nguyên liệu không thể thiếu được và nó được sử dụng nhiều công đoạn chế biến thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ. Nước nhiểm bẩn sẻ tạo nguy cơ cho sức khỏe trẻ em nói riêng và cộng đồng nói chung. Nếu dùng nước an toàn trong chế biến thực phẩm phải là nước sạch lấy từ giếng khoan, nước máy, nước giếng... và nước cũng phải được kiểm định về vệ sinh thường xuyên. Nhà trường đã sử dụng nguồn nước sạch và luôn được sát trùng. Nước uống thì nhà trường đã hợp đồng nước khoáng bang. *. Xử lý chất thải: Đối với trường Mầm non bán trú có rất nhiều loại chất thải khác nhau như: Nước thải, rác thải, khí thải... Nước thải từ nhà bếp, nước thải trong quá trình vệ sinh cá nhân cho trẻ, khí thải từ bếp... nếu không được xử lý tốt sẻ bị ô nhiểm môi trường và nảy sinh các mầm bệnh. Vì vậy nhà trường đã thực hiện nghiêm túc việc khơi thông cống rảnh, đảm bảo an toàn cho trẻ trong sinh hoạt và vui chơi. Rác thải trong trường Mầm non rất đa dạng, rác thải từ bếp, giấy lộn vỏ rau củ, từ vỏ hộp sửa, đồ phế thải của trẻ, giấy vệ sinh, rác từ thiên nhiên, cây cảnh... BGH nhà trường đã ký hợp đồng với phòng vệ sinh môi trường thu gom và xử lý hàng ngày, vì vậy khuôn viên trường lớp không có rác thải tồn động và mùi hôi thối, ngoài ra nếu xe thu gom rác bị sự cố nhà trường sẻ tiêu hủy rác tại chổ như đào hố sâu, lấp rác thải kỷ từ 510 phân đất lên mặt tránh gây mùi hôi thối, nếu không sẻ gây bệnh. Trường có cống thoát nước ngầm để không có mùi hôi. Khu vệ sinh đại tiểu tiện luôn được giáo viên vệ sinh thường xuyên cọ rửa sạch sẻ.
- Xây dựng cảnh quang môi trường, hưởng ứng phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nội dung phong trào đã được triển khai sâu rộng trong tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên cộng đồng và các bậc cha mẹ được thể hiện qua các hoạt động ủng hộ kinh phí, ủng hộ ngày công để làm đẹp môi trường, mua sắm các bảng biểu, thùng đựng rác, tu sửa làm mới đồ chơi ngoài trời, tạo sân chơi an toàn cho trẻ. 3.9. Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm: Nhà trường tổ chức thao giảng chuyên đề dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân. Thường xuyên lên kế hoạch kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, trang trí nhóm lớp, tổ chức kiểm tra giờ ăn,. Kiểm tra đột xuất các hoạt động của toàn trường sau khi kiểm tra, nhận xét, rút kinh nghiệm và xem đây là cơ sở để xét thi đua khen thưởng nhằm động viên kịp thời đội ngũ. * HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trên đã thực sự đem lại hiệu quả, sự chuyển biến rõ rệt trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Kết quả được thể hiện: Nhà trường đã được Trung tâm y tế dự phòng huyện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận bếp đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. 100% nhân viên phục vụ tại bếp đều tham gia tập huấn và được cấp chứng nhận VSATTP. Trong năm học 2016 2017 nhà trường không có trường hợp ngộ độc dịch bệnh nào xảy ra, 100% trẻ được ăn bán trú tại trường, đảm bảo an toàn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng, được cân đo theo dõi biểu đồ phát triển 3 lần/năm, khám sức khỏe theo định kỳ 2 lần/năm. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm. Cụ thể: Về cân nặng khối mẫu giáo giảm 4,8% so với đầu năm, về chiều cao giảm 3,7% so với đầu năm. Khối nhà trẻ cân nặng giảm so với đầu năm 6%, Chiều cao giảm so với đầu năm 8%. Chất lượng bữa ăn tại trường cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi thực đơn theo mùa đảm bảo đủ lượng và chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nhà trường thực hiện tốt mô hình phòng chống suy dinh dưỡng như thông qua việc khám sức khỏe, cân đo theo dõi biểu đồ, tiêm chủng phòng bệnh. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, kết hợp lồng ghép nội dung giáo
- dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ qua các hoạt động như tổ chức bữa ăn, các hoạt động khác trong ngày cho trẻ tại trường mầm non. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ qua biểu đồ tăng trưởng, kết quả đạt được thông qua bảng tổng hợp sau: Cân nặng Chiều cao Suy Thấ Cân nặng Suy dinh dinh p Cao bình Thấp còi Tổng bình dưỡng dưỡn còi thường độ 1 Độ tuổi số thường độ 1 g độ độ trẻ 2 2 Sl Tỷ Sl Tỷ Sl Sl Tỷ Sl Tỷ Sl lệ % lệ lệ lệ % % % Nhà trẻ 50 48 96 2 4 0 49 98 1 2 0 Mẫu giáo 184 179 97,2 5 2,8 0 179 97,2 5 2,8 0 Cộng: 234 227 97 7 3 0 228 97,4 3 3,3 0 III: PHẦN KẾT LUẬN Sau nhiều năm thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ATTP tại trường, tôi nhận thấy nhà trường bước đầu đã có những bước đi cân đối cả về chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, chúng tôi cũng tự hào đã góp phần nhỏ bé của mình trong quá trình giúp trẻ trong độ tuổi mầm non phát triển toàn diện. Từ kinh nghiệm và một vài biện pháp đã được áp dụng trong quá trình quản lý chỉ đạo chúng tôi thu được một số kết quả sau. 1. Toàn trường đã có 100% số trẻ mẫu giáo và trẻ nhà trẻ được ăn bán trú tại trường ; tỷ lệ phát triển bình thường ở độ tuổi nhà trẻ 96% ; mẫu giáo 97,2%. 100% số trẻ trong nhà trường được khám sức khỏe và theo dỏi biểu đồ phát triển. Trường có bếp ăn đúng quy cách, 7/7 nhóm lớp đều tổ chức ăn bán trú. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 5,1% so với đầu năm học. 2. Nhận thức của các cấp lãnh đạo địa phương, phụ huynh và cộng đồng đã được thay đổi, công tác xã hội hóa được chú trọng đặc biệt sự vận động của mặt trận và các đoàn thể đã góp phần tăng CSVC, trang thiết bị, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ tốt hơn.
- 3. Cơ sở vật chất các điều kiện trang thiết bị đồ dùng phục phụ cho công tác bán trú đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường đã được chú trọng đầu tư đồng bộ và đúng quy cách. 4. Trẻ đã có nề nếp thói quen vệ sinh, thường xuyên đi dày dép, tắm gội. Cắt mống tay giữ cho da luôn được sạch sẻ. Trẻ được giữ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. 5. Giáo viên đã kiên trì rèn luyện các thói quen cho trẻ trong ăn uống, biết rửa tay trước khi ăn, biết chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngũ và tích cực tham gia các hoạt động do giáo viên tổ chức. 6. Phụ huynh nhiệt tình tham gia các phong trào và nhất trí đồng thuận cao với nhà trường trong việc tổ chức bán trú, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh môi trường và vệ sinh môi trường cho trẻ. *. Sau đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra trong quá trình chỉ đạo 1. Nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm . 2. Cán bộ quản lý cần phải nắm vững các văn bản của Đảng và Nhà nước cũng như của địa phương để làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, vận động. 3. Cán bộ quản lý làm việc cần có kế hoạch cụ thể và đảm bảo tính khoa học, triển khai nghiêm túc và chỉ đạo chặt chẻ nhiệm vụ năm học và các văn bản liên quan đến ngành học cho đội ngũ GV,NV trong nhà trường. 4. Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với các cấp, ngành, đoàn thể huy động sức mạnh đoàn thể, tạo sự tin yêu và quan tâm của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương. 5. Thường xuyên bồi dưỡng cập nhật thông tin về chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân và cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường vệ sinh sạch sẽ, hợp lý, tích hợp lòng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh ATTP cho trẻ vào các hoạt động học và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày. 6. Phân công BGH giám sát, kiểm tra việc lựa chọn thực phẩm, thực đơn cân đối giữa các chất và phù hợp với thực tế địa phương và nguồn tiền ăn của trẻ. Tổ chức bếp ăn 5 tốt có hiệu quả, có sức thuyết phục với cộng đồng. Thực hiện kiểm thực, cập nhật các thông tin theo mẫu kiểm thực “ 3 bước” tại bếp.
- 7. Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú. 8. Thực hiện tốt và có hiệu quả về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ góp phần tăng tỷ lệ huy động trẻ đên lớp, làm tốt công tác tuyên truyền chăm sóc trẻ tuổi Mầm non. 9. Cán bộ quản lý cần có ý thức tự học, tự nghiêm cứu, tự rèn luyện và học tập kinh nghiệm đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người, thực hiện công tác dân chủ, phát huy tính sáng tạo tập thể hội đồng sư phạm, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp trên để có những kế hoạch sát thực và hiệu quả. 10. Nắm được năng lực, tư tưởng tình cảm của đội ngũ để phân công nhiệm vụ, đặt ra yêu cầu để có biện pháp chỉ đạo và giúp đỡ phù hợp. “ Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” trong trường mầm non có một vai trò vị trí hết sức quan trọng, Vì vậy để làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi cá thể từ người lớn đến trẻ nhỏ là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, với phương châm “ Mưa dầm thấm lâu” để các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, cộng đồng, các bậc cha mẹ chăm lo vấn đề ăn uống, thói quen vệ sinh và sức khỏe của mỗi đứa trẻ. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non sẻ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người mới phát triển toàn diện, khỏe về thể chất, khỏe về tin thần, thông minh về trí tuệ, nhanh nhạy trong mọi tình huống. 3.2. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: Đối với nhà trường: Tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương để làm tôt công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Tạo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật ch ất cho nhà trườ ng Mở các lớp tập huấn bồi dưỡ ng nghi ệp v ụ qu ản lý, giúp cán bộ quản lý làm giàu tri thức và kinh nghi ệm ch ỉ đạo. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, thiết b ị giáo dục cho trường mầm non. Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên đượ c đi học các lớp về nghiệp vụ nuôi dưỡng trong nhà trườ ng, tổ chức tập huấn giáo dục dinh dưỡng và chăm
- sóc sức khoẻ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trườ ng nhằm thúc đẩy giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho tr ẻ Trên đây là một số kinh nghiệm và biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình quản lý chỉ đạo tại trường về nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh ATTP, trong thời gian tới chúng tôi sẻ tiếp tục tham mưu và nâng cao chất lượng bán trú, tạo môi trường thân thiện trong trường Mầm non. Tiếp tục chỉ đạo để từng bước hình thành cho trẻ các thói quen vệ sinh văn minh và tính tự tin trong mọi hoạt động. Góp phần hình thành kỷ năng sống cho trẻ Mầm non. Trên đây là “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non”. rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp, để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 192 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 162 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 114 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn