intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng sân trường MN xanh-sạch-đẹp-an toàn, thân thiện và hiệu quả

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điểm mới của đề tài là xây dựng kế hoạch để chỉ đạo xây dựng khuôn viên sân trường - Thiết kế quy hoạch khu vực sân trường; Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp xin nguồn kinh phí và huy động xã hội hóa nhằm xây dựng sân trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả. Bố trí các khu vực tích hợp hoạt động vui chơi ở trường mầm non; làm tốt công tác thi đua khen thưởng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng sân trường MN xanh-sạch-đẹp-an toàn, thân thiện và hiệu quả

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP: Để  thực hiện “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” như Nghị  quyết Hội nghị lần thứ 8 của   Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã đề ra, trước hết cần quan tâm đến đổi mới môi trường giáo   dục, trong đó có nội dung : “ Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hiệu quả”  trong  các nhà trường là một trong những điều kiện quan trong trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở  trường học.  Môi trường là nơi sống của con người nói chung, môi trường ảnh hưởng nhiều đến sự sống, sự phát  triển của từng cá nhân trong cộng đồng dân cư. Vì thế môi trường sống của chúng ta cần được bảo vệ gìn   giữ, nhằm mục đích chính là tự  bảo vệ  chúng ta. Nhất là trong phạm vi trường mầm non cần có một môi   trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hiệu quả  tạo điều kiện cho trẻ  được gần gủi sống với môi   trường thiên nhiên là điều cần thiết và quan trọng. Ở  trường Mầm non là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ từ những bước khởi đầu trong cuộc đời,  Vì trẻ  mầm non như một tờ giấy trắng, trước lúc vào học trường mầm non thì trẻ  sống trong môi trường gia đình  hoàn toàn khác biệt. Làm thế nào để tạo cho trẻ cảm giác thích thú, yêu mến, không sợ sệt và đầy tình yêu   thương đùm bọc của Cô giáo, đến một môi trường an toàn về tình cảm và thể  chất. Với tầm quan trọng và  vai trò to lớn của phong trào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ  của nhà trường với trách nhiệm của một   người hiệu trưởng tôi nghĩ rằng việc  tạo môi trường trong lành cho các cháu vui chơi, học tập là điều kiện  thiết yếu   nhất, trẻ  cần điều kiện tốt để  phát triển thể  chất và tinh thần, trong đó môi trường thiên nhiên   chiếm một phần quan trọng: Cháu được tắm nắng, hít thở không khí trong lành trong môi trường thiên nhiên,   trẻ còn mở rộng kiến thức thực tế trong việc tìm hiểu môi trường xung quanh, quan sát sự phát triển sinh tồn   trong môi trường sống của cây, cỏ, hoa lá trẻ  được trực tiếp quan sát một số  hiện tượng thiên nhiên…Trẻ  được vận động thể lực, chạy, nhảy, ném, bắt… Thực hiện yêu cầu ngày một đổi mới hiện nay đáp ứng cho điều kiện phát triển của trẻ: Năng động,   linh hoạt, tự tin, sáng tạo, trẻ phải có điều kiện tìm tòi khám phá, trong phạm vi lớp học chưa đủ mà cần cho   các cháu tiếp cận thiên nhiên để  có thể  trải nghiệm và thực hành những điều cô cung cấp trong giờ  hoạt   động chung, hoạt  động ngoài trời, thể dục sáng  trẻ còn được tiếp nhận không khí trong lành, được sởi  ánh   nắng ban mai   buổi sáng giúp chơ  cơ  thể  trẻ  phát triển tốt, Trẻ  được  ngắm nghía những vườn hoa tươi,   những cây cảnh, cây xanh bóng mát, đám cỏ, vườn rau trong vườn trường giúp trẻ  được thư  giản, trẻ  yêu   thích đến trường qua khung cảnh sân chơi hấp dẫn giúp các trẻ thực sự cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là  một ngày vui”.Từ những trăn trở trên tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài  “ Một số biện pháp chỉ đạo xây   dựng sân trường MN xanh­sạch­đẹp­an toàn, thân thiện và hiệu quả" II. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP: Trong quá trình thực hiện sáng kiến này  tôi nhận thấy trẻ vô cùng hứng thú, tích cực tham gia vào   các hoạt động ngoài trời, thích chơi ở khu thể chất và khu vườn cổ tích. Vì vậy,  tôi mạnh dạn trình bày một  số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện: “Một số biện pháp xây dựng sân trường MN xanh, sạch, đẹp, an toàn,   thân thiện và hiệu quả” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Điểm mới của đề tài mà tôi lựa chọn đó  1
  2. là: Xây dựng kế  hoạch để  chỉ  đạo xây dựng khuôn viên sân trường ­ Thiết kế  quy hoạch khu vực sân   trường; Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp xin nguồn kinh phí và huy động xã hội hóa nhằm   xây dựng sân trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả.  Bố  trí các khu vực tích hợp  hoạt động vui   chơi ở trường mầm non; làm tốt công tác thi đua khen thưởng. Tôi nghĩ rằng nó phù hợp và hiệu quả nhằm  thực hiện tốt đề tài mà tôi chọn. III. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP           Đề tài  “Một số biện pháp chỉ đạo  xây dựng sân trường MN xanh­sạch­đẹp­an toàn, thân thiện   và hiệu quả" được áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục mầm non, giúp trẻ nắm   kiến thức trong hoạt động chung, hoạt động ngoài trời, thể  dục sáng, hiểu biết về  môi trường xung quanh,  tìm hiểu về thiên nhiên  một cách nhẹ nhàng, thoải mái và có hiệu quả.           Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã vận dụng nhằm xây dựng khuôn viên sân trường  ngày   càng thân thiện hơn giúp giáo viên  đưa vào quá trình chăm sóc trẻ trong toàn trường đạt được kết quả khá   mỹ mãn. Được hội đồng chuyên môn nhà trường  đánh giá cao và khuyến khích cần nhân rộng đề tài ở  các   trường MN trong toàn huyện, tỉnh và đăng trên Web, giáo án điện tử.  B. NỘI DUNG I.  THỰC TRẠNG NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU:          An toàn, xanh , sạch đẹp những vấn đề  không thể  thiếu trong môi trường giáo dục của nhà trường .   Bác Hồ dạy “ Trẻ em như búp trên cành­ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Chính vì vậy,để giáo dục trẻ  được tốt chúng ta cần quan tâm đến việc xây dựng môi trường học tập    cho trẻ. Với   trách nhiệm của 1  người cán bộ  quản lý trường MN, bản thân tôi nhận thức được vấn đề  để  nâng cao chất lượng  CSGD trẻ  theo chương trình đổi mới  Mầm non , cần phải cải tạo sân chơi cho phù hợp yêu cầu cần thiết, phục vụ  được cho các cháu hoạt động, cho giáo viên có điều kiện  giảng dạy thuận tiện, thoải mái trong việc tổ chức   hoạt động ngoài trời, giảm tải sức lao động của giáo viên khi đưa cháu ra sân vui chơi, học tập.  Trong giai đoạn đất nước phát triển , đời sống người dân được nâng cao, nhưng đối với địa bàn xã   tôi đang công tác đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của phụ huynh thấp,  điều kiện cho   các bậc phụ  huynh chăm sóc trẻ  chưa được chú trọng ,đa số  trẻ  ít được tiếp cận với các đồ  chơi ngoài   trời .Chính vì thế   môi trường thiên nhiên trong trường học tốt cũng góp phần trong việc phòng chống suy   dinh dưỡng  cho trẻ mầm non và giúp trẻ  phát triển 1 cách toàn diện hơn và giúp phụ  huynh hứng thú khi   đưa trẻ đến trường . Trong quá trình thực hiện “ Xây dựng sân trường mầm non xanh ­ sạch ­ đẹp ­ an toàn­ thân thiện  và hiệu quả ” trong trường mầm non tôi đang quản lý  gặp những thuận lợi và khó khăn sau:  a)Thuận lợi:  Nhà trường luôn được sự  quan tâm của cấp   uỷ  Đảng, của chính quyền địa phương, của ban  ĐDHCMHS; Sự  chỉ  đạo sâu sát của phòng giáo dục Lệ  Thuỷ  và các   đồng chí chuyên viên tổ  Mầm non   thường xuyên hướng dẫn chỉ đạo nhà trường  trong việc xây dựng sân chơi, môi trường hoạt động cho trẻ.   Diện tích sân trường  rộng, đủ  diện tích ( 7. 367m2    ở  3 điểm) đảm bảo theo quy định tại điều lệ  trường mầm non. 2
  3.  100%  Cán bộ, giáo viên, nhân viên  có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn  82,8%; Đội ngũ giáo viên   nhiệt tình, thực sự tâm huyết với nghề . 03/03 điểm trường có cổng trường, có biển tên trường, hàng rào b) Khó khăn :    Thực tế  việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ  tiếp cận môi trường thiên nhiên tại trường tôi đã  thực hiện trong những  năm qua  gặp một số khó khăn như :  Trường quá nhiều điểm lẻ   nên  việc bố  trí quy hoạch, thiết kế sân chơi trồng cây xanh cây bóng  mát gặp khó khăn. Việc huy động nguồn xã hội hóa để tạo môi trường còn hạn chế .   Đồ chơi ngoài trời thiếu nhiều làm ảnh hưởng lớn đến công tác CSGD trẻ         Các khu chơi không liên kết nên cháu thiếu hứng thú, sân chơi nắng phụ huynh lo sợ không đưa con   đến trường  .  Kỷ năng tổ chức cho trẻ hoạt động  ngoài trời của giáo viên còn hạn chế   Trẻ  vào trường hoạt động bó hẹp từng khu vực, chưa có điều kiện sinh hoạt giao tiếp cùng nhau,   hạn chế trong tìm hiểu quan sát về môi trường thiên nhiên, hoạt động ngoài trời .    3. Khảo sát thực trạng: Vào đầu tháng 8 tôi tiến hành khảo sát sân chơi ở 3 điểm trường đánh giá như sau: + 03/03 điểm trường chưa có sơ đồ thiết kế quy hoạch. + Có 02/03 sân chơi chưa được bằng phẳng, gồ ghề,  chưa lát gạch, xi măng, chưa có đường đi lối   lại, chưa có bồn hoa. + 03/ 03 sân chơi cây xanh bóng mát ít, chưa có vườn rau của bé, chưa có vườn cây ăn quả, góc  thiên nhiên ở các lớp nghèo nàn. + 03/03 sân chơi đồ chơi ngoài trời còn ít, hư hỏng chưa được tu sửa, hàng rào đã củ, xuống cấp;  chưa có khu vui chơi ATGT cho trẻ; chưa có khu phát triển vận động, khu vườn cổ tích. + 02/03 điểm trường chưa có vòi nước sạch bên ngoài cho trẻ rữa tay. + 60% nhóm lớp giáo viên ít đưa trẻ ra sân trường để tập thể dục, tổ chức hoạt động ngoài trời, tìm  hiểu khám phá môi trường xuang quanh trẻ.  + 70% trẻ nhút nhát, rụt rè ít tham gia hoạt động. Đứng trước thực trạng quả thật khó khăn là một đồng chí hiệu trưởng quản lý trường học. Tôi thấy   rằng các trẻ của trường mình rất thiệt thòi so với bao con trẻ trên địa bàn huyện nên tôi kiên quyết lựa chọn   những giải pháp tôi cho là tối ưu nhất nhằm thực hiện đề tài đạt hiệu quả tốt nhất. II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: *Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch để chỉ đạo xây dựng sân trường “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân  thiện và hiệu quả” ­ Thiết kế sơ đồ quy hoạch sân trường. a. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo: Nội dung  xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” là một trong 5 nội dung của phong trào  “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.Vì vậy trước khi xây dựng kế  hoạch tôi ra ngay quyết   định  thành lập Ban chỉ đạo cấp trường do Hiệu trưởng nhà trường làm trưởng ban, phó hiệu trưởng làm phó   ban; Bí thư  chi đoàn, các tổ  trường chuyên môn   là thành viên trong ban chỉ  đạo. Từ  đó hiệu trưởng xây   3
  4. dựng kế hoạch năm, học kỳ, tháng; Kế hoạch hoạch định rõ nội dung công việc cần làm và nguồn kinh phí   thực hiện thông qua ban chỉ đạo thảo luận, bổ sung vào kế hoạch và đi đến thống nhất. Tôi tiến hành  họp   hội đồng sư phạm triển khai kế hoạch kịp thời đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường  ngay   từ  đầu năm học, phân công cụ  thể   cho thành viên trong ban chỉ  đạo để  chủ  trì, phối hợp trong các hoạt   động của phong trào. Trong kế hoạch  xây dựng  tôi đã chú trọng chọn điểm trung tâm để  chỉ  đạo điểm và cũng là điểm   lựa chọn để tham dự hội thi môi trường “ Xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả” cấp huyện  sau đó nhân   rộng ra điểm lẻ. b. Thiết kế sơ đồ quy hoạch sân trường Quy hoạch khu vực sân chơi theo tôi mục đích chính là phải phục vụ được hết khả năng mặt bằng   cho các cháu hoạt động theo các nhu cầu như :  +  Nhu cầu vận động : Trẻ  Mầm non  luôn hoạt động do bản tính hiếu động, không thể  ngồi yên vì thế  cần thiết phải có sân rộng cho trẻ vận động  thường xuyên để phát triển cơ thể.  + Nhu cầu khám phá thiên nhiên : Tâm lý lứa tuổi mầm non thích khám phá tìm tòi,  quan sát các sự vật  hiện tượng trong thiên nhiên, tất cả đều mới lạ đối với trẻ trong hằng ngày ra sân chơi  VD:   Quan sát ngày hôm qua bông hoa còn nhỏ  ( búp ), ngày nay ra xem đã thấy bông hoa to có   nhiều cánh (nở), chúng ta cung cấp cho trẻ từ “nở, búp”, sự thay đổi hình dáng của bông hoa .  +  Nhu cầu học tập , tìm hiểu trong môi trường thiên nhiên: Dạy trẻ Mầm non bằng phương pháp trực  quan, trẻ được học tập , tìm hiểu trong môi trường thiên nhiên sẽ giúp trẻ hứng thú và vì trẻ được thực tế  trong hoạt động học tập hơn là học tại lớp  VD: Dạy trẻ  từ “ Long lanh” cô không thể giải thích trẻ hiểu qua học cụ tự làm, sẽ dể dàng hơn nếu   cho cháu xem những giọt sương còn đọng trên cỏ, những giọt nước trên lá   + Nhu cầu nhận thức cái đẹp trong thiên nhiên : Qua cải tạo không gian sân chơi trẻ  sẽ   nhận thấy   được cái đẹp từ  từng mảng xanh , từ  những cụm hoa , từ những giọt n ước ….giúp trẻ  cảm thụ  và yêu   thích cái đẹp nhiều hơn .  * Tóm lại:  Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với trẻ đồng thời căn cứ trên nhu   cầu thiết yếu của trẻ tôi đã nghiên cứu và phân lô, vẽ sơ đồ quy hoạch từng khu vực: Khu vận động, khu  chơi nước, cát, khu vườn cây ăn quả của bé, vườn rau của bé, khu vườn cổ tích, đường đi lối lại, trồng cây   xanh bóng mát, xây bồn hoa…  Quy hoạch việc trồng cây ở trường một cách hợp lý: vị trí trồng cây, loại cây  để  vừa tạo bóng mát, vẻ  đẹp cho trường vừa dễ  chăm sóc. Có biển ghi tên lớp  ở  khuôn viên được giao   trồng, chăm sóc cây để tạo sự thi đua giữa các lớp. ) … Sau khi vẽ sơ đồ tôi cùng thảo luận trong BGH và   ban chỉ đạo  trình lên chuyên viên bậc học mầm non tư vấn sau đó xin ý kiến góp ý chỉ  đạo của Lãnh đạo  phòng GD để tôi hoàn thiện sơ đồ quy hoạch sân chơi, lên kế hoạch xin kinh phí .  *  Giải pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp xin nguồn kinh phí và  đẩy mạnh  công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa nhằm xây dựng sân trường xanh, sạch,   đẹp, thân thiện và hiệu quả. a. Tham mưu với lãnh đạo các cấp xin nguồn kinh phí: 4
  5. Bản thân tôi với trách nhiệm là một đồng chí hiệu trưởng đã chủ  động tích cực tham mưu với lãnh   đạo các cấp về việc lập kế hoạch xây dựng sân trường. Tuy nhiên, việc tham mưu cũng phải có kế  hoạch  chuẩn bị, không tham mưu lặt vặt theo vụ việc, mỗi lần được bố trí làm việc phải chuẩn bị kỹ nội dung để  trình bày một cách toàn diện, trọng tâm.  Sau khi xây dựng kế hoạch quy hoạch sân chơi tôi mạnh dạn làm  tờ trình tham mưu với Lãnh đạo địa phương ký duyệt kế hoạch xây dựng  khuôn viên; tiếp tục tôi tham mưu  với lãnh đạo phòng giáo dục ký vào tờ trình và cuối cùng tôi trình UBND huyện để xin  hỗ trợ kinh phí. Tổng kinh phí  trong năm học 2014 ­ 2015 mà tôi xin được nguồn từ địa phương và UBND huyện là:   1.760.000.000 đồng. Ngoài ra, tôi còn tham mưu với lãnh đạo PGD, Sở giáo dục xin được 1 bộ đồ chơi ngoài trời trị giá:   35.265.000 đồng. b. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa để huy động nguồn kinh phí:     Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục thì chúng ta phải biết cách tuyên truyền đúng nơi, đúng  chổ, đúng đối tượng. Đối tượng đầu tiên phải tuyên truyền đó là tập thể  cán bộ, giáo viên, nhân viên trong   nhà trường.  Trước mắt, phải phân tích cho: ‘Người trong nhà hiểu trước” sau đó người nhà thống nhất ủng  hộ  thì người ngoài mới  ủng hộ. Phải làm sao để  họ  thấy được nơi đây là ngôi nhà chung của tập thể  sư  phạm, khi tập thể sư phạm nhà trường thấy kế hoạch của hiệu trưởng là đúng đắn họ sẵn sàng ra sức ủng   hộ không ngại khó khăn. Chính bản thân họ sẽ hiểu ra rằng: nếu thiếu thốn cơ sở vật chất  trang thiết bị dạy  học, môi trường sư  phạm không đảm bảo  thì hiệu quả công tác sẽ  không cao,  chất lượng giáo dục thấp,  uy tín nhà trường sẽ  bị  giảm đi.   Ngược lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt thì bản thân mỗi thành viên  sống trong ngôi nhà chung này sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc,  hiệu quả công tác cao hơn, uy tín  hơn nhờ đó mà được nhân lên trong lòng nhiều người và sẽ  được cả  cộng đồng đồng tình thống nhất giúp  đỡ. Kết quả mỗi CB,GV, NV  ủng hộ 100.000 đ nhưng rất thoải mái vui vẽ. Ngoài ra hội rễ  còn tặng những   chậu cây cảnh tuyệt đẹp rất có giá trị. Tuyên truyền phải làm sao để mọi người hiểu ra rằng: “ Nếu toàn xã hội và các gia đình quan tâm   với công tác XHH thì con em họ  được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn”. Việc tuyên truyền phải là một   chủ trương đúng đắn với mục đích dành những gì đẹp nhất cho trẻ thơ, tất cả vì tường lai con em chúng ta. *Tôi đã thực hiện cách tuyên truyền  có hiệu quả như sau: Tôi ra quyết định thành lập ban vận động XHH. Ban này do đồng chí hiệu trưởng làm trưởng ban, 2   đồng chí phó hiệu trưởng và hội trưởng hội CMHS làm phó ban; 10 đồng chí chi hội trưởng ở các nhóm, lớp,   giáo viên chủ nhiệm làm thành viên; Tôi chịu trách nhiệm viết thư ngõ, xây dựng kế hoạch cần làm, làm tờ  trình trình đồng chí chủ tịch UBND xã ký sau đó tôi họp ban chỉ đạo thông qua kế hoạch và phân nhóm gửi   toàn bộ thư ngõ đến tất cả phụ huynh, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các thôn, các hộ  gia đình trên   địa bàn toàn xã . Kết quả sau 1 tháng vận động tôi nhận được sự  ủng hộ trên 74.000.000 đồng và 15 cây  bóng mát, 30 chậu cây cảnh; 30 cây ăn quả….. Ngoài ra,  giáo viên tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh hỗ trợ cho trường các loại cây xanh   dây leo, hoa cảnh; các loại hạt giống, phân bón, phân chuồng… ở gia đình phụ huynh có (gợi ý theo hướng   quy hoạch của trường ), cô cháu cùng chăm sóc góc thiên nhiên cây xanh tại nhóm lớp,  ươm các loại hột  5
  6. hạt. Huy động lốp ô tô, xe máy, xe đạp, sơn để làm đồ chơi ở khu vận động…. Gạch bờ lóc để làm đường đi   lối lại ở vườn rau, vườn thuốc nam…. Sau khi nhận được sự ủng hộ trên chúng tôi công khai thông qua hệ thống loa phát thanh của xã đến   tận 10 thôn, công khai niêm yết tại trường và viết thư cảm ơn. Triển khai xây dựng khuôn viên sân trường. Giải pháp 3:   Tham mưu chỉ  đạo   xây dựng khuôn viên sân trường và chỉ  đạo lao động tạo môi   trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện thu hút học sinh đến trường. Huy động nguồn nhân lực, kinh phí để từng bước hoàn thành các mục tiêu đề ra kế hoạch đề ra.  Trong năm học 2014 – 2015:   Nguồn kinh phí ngân sách và địa phương: + Cuối T8/ 2014:  Nhà trường nhận bàn giao thêm 01 phòng học, láng sân ở điểm trường  3. + Vào đầu T10 / 2014 khi có nguồn kinh phí tôi tích cực tham mưu với UBND xã tạo mặt bằng, lát   sân gạch ở cụm trung tâm; Đóng trần, lát gạch 2 phòng học ở  điểm trường 2. + Tháng 12/2014 tiến hành láng sân xi măng, xây, đóng gạch  bồn hoa, đường đi lối lại; quét vôi ve  tạo nét mới hàng rào ở điểm trường 3. Tổng kinh phí: 1.760.000.000 đồng Nguồn kinh phí huy động XHH: + Xây 01 phòng y tế; bồn hoa; vẽ môi trường bên ngoài, vườn cổ tích ở cụm trung tâm; + Trồng cây xanh bóng mát, vườn cây ăn quả, vườn rau; Tu sữa đồ  chơi ngoài trời, công trình vệ  sinh, bắt vòi nước, sơn lại toàn bộ cửa ở 3 điểm trường;    Đúng vào dịp Tết  trồng cây (04 tháng 01 âm lịch) trường đã trồng 45 cây bóng mát và cây ăn quả.   Từ bàn tay chăm sóc, nâng niu bồn hoa cây cảnh của các giáo viên, nhà trường đang xây dựng vững chuẩn   “Xanh ­ Sạch ­ Đẹp”. Trong năm học, Ban đại diện cha mẹ  học sinh đã hổ  trợ  gạch bờ  lóc   để  xây làm  đường đi lối lại  ở  vườn rau. Nhà trường huy động phụ  huynh, giáo viên xây dựng vườn rau của bé, trồng   vườn cây ăn quả  ở cụm Trung tâm, cụm 3. Thiết kế khu phát triển vận động, khu vườn cổ tích để  tạo mọi   cơ hội cho trẻ khám phá, vui chơi, học tập. Chính vì thế mà trong năm hoc này nhà trường đạt giải ba hội thi   “Xanh – Sạch – Đẹp –  thân thiện và hiệu quả” cấp huyện.   Nhà trường giao chỉ tiêu cho chi đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm các lớp, Ban đại diện cha mẹ  học sinh chăm sóc các công trình bồn hoa, bồn cây trong khu vực trường. Phát động trong  chi đoàn, lớp   học phong trào giữ  gìn đồ  chơi sạch đẹp;   Tổng kinh phí huy động xã hội hóa là: 74.100.000 đồng  ( chưa tính công đóng góp của phụ huynh . Mỗi phụ huynh từ  2­ 3 công / năm) *Giải pháp 4:  Bố trí các khu vực tích hợp  hoạt động vui chơi :           Ngoài mãng xanh cho khuôn viên trường, điều kiện để cho trẻ  được vận động,  gần gũi, quan sát  khám phá  thiên nhiên và phục vụ được cho yêu cầu  tích hợp hoạt động cho trẻ  dạy như sau :  a)Khu vui chơi mang tính tích hợp chơi mà học :              Bố trí khu chơi có đá cuội to, nhỏ, màu sắc  nhiều dạng khác nhau , cát , nước , dụng cụ cân đo,  đong đếm , dụng cụ làm bánh … .  Góc chơi cát, chơi nước bố trí gần nhau vị trí phải râm mát giúp trẻ có  thể ngồi chơi lâu ,cháu có thể xây dựng nhà , làm bánh, cân đo , đong đếm …..Qua chơi cát , nước cháu   phát triển kỹ năng tạo hình , thực hành trải nghiệm về toán qua đong đo , dùng nước tưới cây xanh ,hoa  6
  7. ,lá đồng thời trẻ quan sát sự phát triển của chúng trong từng  ngày, chơi nước còn giúp trẻ khám phá, thử  nghiệm,  phát hiện những hiện tượng khoa học vật lý hứng thú hơn như vật chìm , vật nổi , tại sao thả đá  vào nước bị  tràn ra,  so sánh to nhỏ  , mực nước cao thấp khi cho sạn to , sạn nhỏ vào bình , chơi thả  thuyền , câu cá …..Bằng các vật liệu trong thiên nhiên cát , đá , sỏi, sạn ,nước …các cháu hứng thú và tự  khám phá ra những điều mới lạ khi chơi cùng tập thể, góc chơi cát nước gần khu vực vườn cây của bé,  giúp các cháu có thể  đong nước, sau đó cho các cây uống nước từ đó cháu hứng thú hơn trong đếm số  lượng nước tưới cây, giúp cháu liên kết trong quá trình chơi dễ dàng. Các cây xanh , hoa  có tên từng loại   cây tạo môi trường chữ  trong thiên nhiên, cháu làm quen chữ  viết đồng thời biết thêm tên các loại cây   trong vườn trường,  phát triển hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh   b)Khu chơi phát triển vận động:  Chơi vận động là một nhu cầu của trẻ lứa tuổi mầm non , đồng thời cũng là một yêu cầu  trong hoạt   động ngoài trời giúp cho cô, cháu có phương tiện vận động tốt , tôi cho xây dựng  bố trí khoảng trống giúp   cho trẻ có nơi chạy nhảy, đuổi  bắt, chuyền bóng, đi gồ ghề trên những chiếc lốp ô tô,    Việc bố trí các đồ  chơi vận động phải có khoảng cách nhất định tạo độ  an toàn cho trẻ  , các cầu   tuột  xích đu , thang leo  bập bênh  … Khu chơi vận động không khuất tầm nhìn giúp cô có thể bao quát lớp   khi cháu chơi đùa với nhau .  Vận dụng vào ánh sáng mặt trời cháu chơi vận động với bóng của mình chiếu xuống sân để  tạo   dáng và tìm dáng các bạn , thích thú hơn  khi cháu khám phá ra qua gợi ý của cô . c) Khu chơi theo ý thích :   Tâm lý các cháu gái thường thích chơi bày hàng ,mua bán , nấu ăn …Tôi bố trí thêm một góc chơi phân  vai dưới bóng cây râm mát ,các cháu hứng thú tập làm những công việc của mẹ,ï của bà , của bố và liên kết   các góc chơi khác trong giờ chơi tự do    Vận dụng vào cây cỏ, lá vàng …. có trong vườn cây cô hướng dẫn cho cháu chơi bán hàng , nấu ăn ,   ….Đóng vai các nhân vật bằng những lá cây làm nón , mão vua , quần áo …  Cháu còn  biết tận dụng những chiếc lá vàng, hoa , cỏ… để tạo ra sản phẩm tạo hình, vật thay thế  từ  đó xây dựng cho trẻ  lòng yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo quản, gìn giữ  môi trường thiên nhiên mà  cháu  đang sống, biết vận dụng sáng tạo từ nguyên vật liệu làm thành món đồ chơi lý thú .  .   Một số  cháu có thể  tưới  hoa, nhổ  cỏ  dại, quét sân vườn tập làm công việc lao động của người lớn   bằng những dụng cụ lao động do các cô tự chế .  *Gi   ải pháp  5    : Hướng dẫn giáo viên thực hiện :  Xây dựng hoàn chỉnh môi trường thiên nhiên  trước khi bàn giao cho các nhóm ,lớp tiến hành đưa vào   sử dụng tôi chỉ đạo lớp Lớn  thực hiện điểm , cùng bàn bạc với giáo viên lớp  Các lớp dự giờ rút kinh nghiệm về biện pháp tổ chức cho trẻ thâm nhập môi trường thiên nhiên sinh   hoạt , học tập , tạo không khí tự do thoải mái cho trẻ nhưng phải có sự giám sát , hướng dẫn, gợi mở  của   giáo viên , để có thể gìn giữ bảo quản môi trường luôn khang trang , sạch , đẹp Cô phải xây dựng cho cháu lòng yêu thiên nhiên , biết tự  giữ gìn bảo quản tài sản chung , khi chơi   xong phải biết thu dọn, các cháu biết chăm sóc cây, nhặt lá vàng,  nhặt rác,  tưới cây … Từ những việc chăm  7
  8. chút quan tâm đến các góc chơi dành riêng cho mình trẻ ý thức tốt và biết bảo quản môi trường thiên nhiên  của trường mình luôn xanh – sạch ­ đẹp . Theo từng chủ điểm tôi phân công giáo  viên chăm sóc vườn chơi thay đổi cây cảnh ,   phù hợp yêu   cầu chuyên môn , chăm nom tưới bón phân cho cây , làm vệ sinh các khu vực trong hằng tuần cho trẻ luôn  thấy được sự mới lạ ,kích thích cho trẻ  tìm tòi học hỏi nhiều hơn , tuyên truyền trong giáo  viên nhận thức  đúng trách nhiệm , lòng yêu thiên nhiên qua đó đội ngũ giáo viên có niềm vui , nhiệt tình trong chăm sóc  vườn trường Tuyên truyền phụ huynh học sinh có ý thức cùng chăm sóc , bảo quản môi trường xanh , gìn giữ khu   vườn chơi tốt đẹp cho tất cả con em chúng ta , nhắc nhở giáo dục trẻ không hái hoa , chơi xong biết thu xếp  gọn gàng,  trong các buổi chiều bố mẹ đón và cho bé chơi ở  sân vườn ,để  trẻ  có  ý thức tốt về môi trường   XANH­SẠCH­ ĐẸP­AN TOÀN .  Lên kế  hoạch phân chia thời gian biểu hợp lý cho trẻ  ra sân chơi , đổi luân phiên để  các nhóm , lớp   có thể được chơi ngoài thời trong nhiều thời điểm trong hoạt động một ngày của bé  Giải pháp 6: Công tác thi đua khen thưởng. Đây là một trong những biện pháp tích cực nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm của CBGVNV và   học sinh trong công tác giữ gìn, bảo vệ  môi trường giáo dục luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn đồng thời thỏa   mản sự phấn đấu, cống hiến của từng thành viên trong việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Nhà trường tổ  chức chấm bồn hoa tự  chăm sóc, vườn rau 2 lần/ năm có phát thưởng kịp thời để  động viên phong trào. III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN: Sau gần 10 tháng thực hiện đề  tài ““Một  số  biện pháp chỉ  đạo  xây dựng sân trường MN   xanh­sạch­đẹp­an toàn, thân thiện và hiệu quả" . Bằng một số biện pháp thích hợp tôi đã thu được kết  quả như sau: + 03/03 điểm trường  có sơ đồ thiết kế quy hoạch và có thẻ đỏ. + Có 03/03  điểm trường có sân chơi bằng phẳng, được lát gạch, xi măng, xây dựng bồn hoa, có   đường đi lối lại . + 03/ 03 sân chơi có cây xanh bóng mát tươi tốt, có vườn rau của bé, có vườn cây ăn quả, góc thiên   nhiên ở các lớp phong phú đẹp. + 03/03 sân chơi có đồ chơi ngoài trời 5 loại trở lên; đồ chơi đã được tu sữa; hàng rào được quét vôi  ve tạo nét tươi mới, có khu vui chơi ATGT cho trẻ; có khu phát triển thể  chất; xây dựng được vườn cổ  tích   hấp dẫn, thân thiện. Hội thi môi trường “ Xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả” cấp huyện chọn điểm   trung tâm tham dự đạt giải ba. + 03/03 điểm trường có vòi nước sạch bên ngoài cho trẻ rữa tay. + 100% nhóm lớp giáo viên  đưa trẻ ra sân trường để tập thể dục, tổ chức hoạt động ngoài trời, tìm  hiểu khám phá môi trường xung quanh trẻ. + 100% trẻ  hứng thú khi tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ  mạnh dạn, tự  tin, thích khám phá, tìm   tòi…. C.  KẾT LUẬN 8
  9. I.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP: Một trong những nhiệm vụ  trọng tâm của người hiệu trưởng ngoài việc chú trọng nâng cao chất  lượng dạy học, phải đầu tư tâm, trí vào việc xây dựng cảnh quan môi trường giáo dục của nhà trường ngày   càng khang trang, xanh, sạch, đẹp, an toàn để tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi, an toàn, quyến   rũ, hấp dẫn đối với học sinh, để  trẻ yêu quí trường, lớp,cô giáo, bạn bè đồng thời sẽ hình thành nhân cách  sống tốt đẹp, lối sống văn minh của học sinh. Qua đó, học sinh sẽ biết yêu quí lao động và góp sức mình   vào việc bảo vệ màu xanh quê hương . Việc xây dựng, bảo vệ  môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn còn phải tiến hành thường xuyên và   luôn có sự phối hợp đồng bộ của nhiều tổ chức, cơ quan, đoàn thể  để  huy động lực lượng tham gia. Công   tác này luôn được kiểm tra, đánh giá , nhận xét theo chuẩn trường học thân thiện, học sinh tích cực.   Xây dựng vườn trường cần chú ý đến khâu quy hoạch các khu vực như  thế  nào cho phù hợp với  diện tích mặt bằng , thuận lợi cho trẻ khi di chuyển, đảm bảo tính an toàn, phục vụ được cho chuyên môn  tối ưu nhất .  Chăm sóc cây cảnh trong vườn trường cần có  sự tỉ mỉ , kiên trì , nhất là biết bảo quản giữ gìn cho   vẽ  mỹ  quan toàn cảnh ,muốn được như thế phải có sự  hưởng ứng của tập thể: Nhân viên, Giáo viên, trẻ,   phụ huynh cùng ý thức từ lòng yêu thiên nhiên với mục đích chính phục vụ  cho mọi người nhất là cho các   bé con em của chúng ta .     Vì thế việc taọ sân trường  xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện  trong nhà trường là điều cần thiết  để  đáp  ứng nhu cầu của các cháu: được chơi, được khám phá, được vận động, được học tập trong môi   trường trong lành có đủ trang thiết bị, đồ  chơi vận dụng từ  thiên nhiên sẽ  là cơ  hội tốt  cho các cháu phát   triển tốt thể chất và trí tuệ và qua đó hình thành cho trẻ  tình cảm sâu sắc về quê hương ở bước đầu tiên là  mái trường mầm non thân yêu của các cháu .  Hoạt động trong một ngày tại các trường mầm non đòi hỏi người giáo viên làm việc với  cường độ  lao động cao, việc đưa trẻ vui chơi học tập ngoài trời sẽ giảm tải cường độ  lao động do giáo viên sẽ  giảng   dạy trong thực tế, bằng đồ dùng dạy học từ thiên nhiên, bằng chính sản phẩm trẻ tạo ra từ các nguyên vật  liệu trong thiên nhiên, giáo viên có nhiều thời gian nâng cao chất lượng giảng dạy hơn.  Một ngôi trường với khuôn viên sạch sẽ, thoáng mát, xinh đẹp  ngay cái nhìn đầu tiên sẽ  tạo cho   phụ huynh  ấn tượng  đẹp, thân thiện với trường lớp hơn, an tâm giao phó con em mình vào học .Giúp nhà   trường thực hiện tốt chủ đề năm học đó là “Xây dựng trường học thân thiện học sịnh tích cực”. II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: 1.Đối với giáo viên:  Cần tích cực chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, khu vườn của bé tươi xanh để  tạo môi  trường học tập tốt nhất, thân thiện nhất nhằm  nâng cao chất lượng giáo dục thu hút trẻ đến trường. 2. Đối với Phòng GD: Mặc dù trong năm qua Phòng GD đã quan tâm tổ chức cho CBQL trường học tham   quan học tập các trường bạn. Nhưng chúng tôi kính đề  nghị  lãnh đạo nên tôt chức nhiều lần để  chị  em   chúng tôi có nhiều cơ hội để học tập chỉ đạo phong trào ở trường tốt hơn. Trên đây là một số  biện phápchỉ  đạo  xây dựng sân chơi  xanh ­ sạch ­đẹp­ an toàn, thân   thiện  tạo điều kiện tốt cho trẻ tiếp cận với môi trường thiên nhiên.   Rất mong được sự góp ý của   hôị đồng khoa học để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn 9
  10.   10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2