intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non" này áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được thỏa sức chơi, học và thể hiện những kỹ năng sống yêu thương, chia sẻ của mình trong từng hoạt động cụ thể. Sáng kiến dạy trẻ hiểu giá trị, hiểu sức mạnh của lòng yêu thương chia sẻ, dạy trẻ hiểu rằng “Cho đi là còn mãi”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm: 2021 Kính gửi: Hội đồng khoa học cấp huyện. Họ và tên: Lương Thị Nhỉnh Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Tây Hưng Tên sáng kiến: ‘‘Một số biện pháp dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tình cảm, kỹ năng xã hội 1. Tóm tắt trình trạng giải pháp đã biết: 1.1.Ưu điểm Khi áp dụng giải pháp vào thực tế trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động do cô tô chức. Kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ được hình thành trong suy nghĩ và hành động của trẻ. 1.2. Hạn chế Những biện pháp trên chỉ mang tính thời điểm, có thực hiện nhưng rải rác, thiếu sự đồng bộ, thiếu những hoạt động trải nghiệm đa dạng, sáng tạo nên kết quả chưa cao. + Những bất cập Lớp có một số bé quá hiếu động, khả năng tập trung chưa cao. Một số bé khá nhút nhát, thể trạng yếu không thích tham gia các hoạt động tập thể. Lên 5 tuổi ý thức về bản ngã (cái tôi) của các bé đã bắt đầu xuất hiện, trẻ biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Trẻ chỉ biết ích lợi của bản thân mà không để ý đến quyền lợi của mọi người. Trẻ lớp tôi phần lớn được sinh ra trong những gia đình có điều kiện, được ông bà bố mẹ nâng niu, mọi ý thích của bé đều được đáp ứng nên sự chia sẻ và thể hiện tình cảm yêu thương của trẻ với mọi người, mọi vật xung quanh còn hạn chế. Đa số phụ huynh đều là lao động trong các công ty nên ít có thời gian dành cho con, phải nhờ cậy ông bà, nên việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên-phụ huynh gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi yêu con quá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ. 2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: - Tính mới: Sáng kiến này áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được thỏa sức chơi, học và thể hiện những kỹ năng sống yêu thương, chia sẻ của mình trong từng hoạt động cụ thể. Sáng kiến dạy trẻ hiểu giá trị, hiểu sức mạnh của lòng yêu thương chia sẻ, dạy trẻ hiểu rằng “Cho đi là còn mãi”.
  2. - Tính sáng tạo: Qua tất cả các hoạt động cụ thể trẻ được thực hành trải nghiệm, trẻ phải tự suy nghĩ, đặt nhiều câu hỏi “Vì sao?”. Điều đó phát huy cao độ về tư duy, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, và tính độc lập ở mỗi trẻ. Kích thích trí tò mò ham hiểu biết ở trẻ, tăng cường kĩ năng giao tiếp với bạn chơi và mong muốn được làm được nhiều việc tốt để lan tỏa lòng yêu thương chia sẻ với mọi người - Khả năng áp dụng, nhân rộng: Với đề tài này, tôi đã thực hiện tại lớp 5TB trường mầm non Tây Hưng là lớp học do tôi phụ trách đạt được kết quả cao. Các biện pháp tôi đưa ra phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện nay mà trường tôi đang thực hiện. Tôi nghĩ rằng, nó không chỉ được áp dụng tốt ở các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường tôi, mà còn có thể ứng dụng được ở tất cả các trường khác trên địa bàn Huyện và Thành Phố. Và tôi tin rằng bản thân tôi cũng như các bạn đồng nghiệp với sự sáng tạo không ngừng nghỉ sẽ có thật nhiều những hoạt động dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ mang lại hiệu quả cao. - Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp (hiệu quả kinh tế, xã hội). + Hiệu quả kinh tế: Việc sáng tạo ra các đồ dùng đồ chơi làm đồ dùng trực quan cho trẻ tham gia các hoạt động được tận dụng từ những nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Vì thế việc tìm kiếm rất dễ dàng không tốn thời gian và tiền bạc. + Hiệu quả về mặt xã hội: Sau một học kì dạy trẻ kĩ năng ‘‘yêu thương chia sẻ” tôi thấy học sinh của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, các bé đều rất vui vẻ khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn tranh giành đồ chơi với bạn nữa, các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân, biết cảm thông chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn, biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi, cây cối và hơn hết giúp các bé trở thành những con người có tâm hồn trong sáng- những con người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng một đất nước tươi đẹp, văn minh. + Giá trị làm lợi khác: Bản thân tôi đã đúc kết rất nhiều kinh nghiệm về phương pháp dạy trẻ như tổ chức tiết học nhẹ nhàng, tình cảm, gần gũi với trẻ…Biết lựa chọn nội dung dạy, các hoạt động hợp lý, đầy đủ và logic để giúp trẻ có ký năng tốt nhất. 3. Cam kết bản quyền: Đây là sáng kiến của cá nhân tôi. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng thẩm định về nội dung cam kết này. CƠ QUAN ĐƠN VỊ Tiên Lãng, ngày 28 tháng 12 năm 2021 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết đơn ........................................ ........................................ ........................................ (Ký tên, đóng dấu) Lương Thị Nhỉnh
  3. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN LÃNG TRƯỜNG MẦM NON TÂY HƯNG BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN “Một số biện pháp dạy kĩ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” Tác giả: Lương Thị Nhỉnh Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non Tây Hưng Ngày 28 tháng 12 năm 2021
  4. BẢN MÔ TẢ SẢNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: ‘‘Một số biện pháp dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội 3. Tác giả: - Họ và tên: Lương Thi Nhỉnh - Sinh ngày: 22/03/1993 - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Tây Hưng - Điện thoại: 0375908648 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Tên đơn vị: Trường mầm non Tây Hưng - Địa chỉ: Xã Tây Hưng- Huyện Tiên Lãng - Thành phố Hải Phòng - Điện thoại: 02225947680 I. Mô tả giải pháp đã biết 1. Tên giải pháp ‘‘Một số biện pháp dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”. 2. Nội dung giải pháp Là người ai cũng cần có tình yêu thương, trao yêu thương và nhận lại yêu thương đó như một nhu cầu hạnh phúc mà mọi người ai cũng tìm kiếm trên suốt hành trình sống của mình. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, nó phải được nuôi nấng dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Để hiểu yêu thương là gì cũng cần một chặng đường dài học hỏi, trải nghiệm mới thấy được giá trị của nó. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì yêu thương và chia sẻ vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau và khó khăn của cuộc sống, là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội Năm học 2020-2021 bản thân tôi đã tìm tòi để ứng dụng sáng kiến ‘‘Một số biện pháp dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”. * Những biện pháp đã làm - Lồng ghép dạy trẻ kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ vào các hoạt động học. - Phối hợp với phụ huynh để dạy trẻ kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ. 2.1. Ưu điểm
  5. Khi áp dụng giải pháp vào thực tế trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động do cô tổ chức. Kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ được hình thành trong suy nghĩ và hành động của trẻ. 2.2. Hạn chế Những biện pháp trên chỉ mang tính thời điểm, có thực hiện nhưng rải rác, thiếu sự đồng bộ, thiếu những hoạt động trải nghiệm đa dạng, sáng tạo dẫn đến kết quả chưa cao. + Những bất cập Lớp có một số bé quá hiếu động khả năng tập trung chú ý chưa cao hay quậy phá. Bên cạnh đó, lớp lại có một số bé khá nhút nhát, thể trạng yếu không thích tham gia các hoạt động tập thể. Lên 5 tuổi ý thức về bản ngã (cái tôi) của các bé đã bắt đầu xuất hiện, trẻ biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Khả năng phân biệt về nhận thức, về những giới hạn của quyền sở hữu ở một số cháu của lớp tôi rất kém, trẻ chỉ biết ích lợi của bản thân mà không để ý đến quyền lợi của những người xung quanh. Các bé lớp tôi phần lớn được sinh ra trong những gia đình có điều kiện, nhiều cháu là bé đầu lòng nên rất được ông bà bố mẹ nâng niu chiều chuộng, mọi ý thích của bé đều được đáp ứng nên sự chia sẻ và thể hiện tình cảm yêu thương của trẻ với mọi người mọi vật xung quanh còn hạn chế. Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh đều là lao động trong các công ty nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi yêu con quá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ. 3. Kết quả Qua khảo sát với số cháu lớp tôi là 30 cháu đã thu được kết quả như sau:
  6. Số trẻ đạt Tỷ lệ Nội dung khảo sát được % Vui vẻ tự tin khi đến lớp 16/30 53 Thân thiết với bạn bè 15/30 50 Không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi 18/30 60 Không đánh bạn 20/30 66 Biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người 16/30 53 thân Biết chia sẻ yêu thương với các cô bác trong trường, 12/30 40 Biết cảm thông chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó 14/30 46 khăn bất hạnh, Biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi và cây cối 15/30 50 thiên nhiên 4.Nhận định và bình luận Từ những kết quả trên tôi thấy tỷ lệ khảo sát số trẻ đạt được là chưa cao. Chính vì thế rất cần có thêm những biện pháp mới có tính chiến lược, đồng bộ, những hoạt động thực hành, trải nghiệm đa dạng, sáng tạo để việc việc dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi đạt kết quả cao hơn nữa. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến II.1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất 1. Tên giải pháp ‘‘Một số biện pháp dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” Mục đích: Dạy trẻ 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển tốt về nhân cách con người, giúp trẻ có những trải nghiệm, vốn sống của bản thân, dần hình thành nề nếp, thói quen, tính cách tốt cho trẻ ngay từ nhỏ. Ý nghĩa: Tình yêu thương giúp cho cuộc sống ấm áp hơn; giúp con người thêm yêu đời và có thêm sức mạnh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đối với xã hội, tình yêu thương, quan tâm và chia sẻ làm cho con người với con người thêm gần gũi, gắn bó, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, xã hội lành mạnh và tốt đẹp hơn. Nhiệm vụ: Việc dạy trẻ 5-6 tuổi biết “yêu thương chia sẻ” tôi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể, nhằm phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Đồng hành với những suy nghĩ ấy bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ nên giải quyết vấn đề này như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, cũng là những điều mà những người làm công tác
  7. giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ từ 3 lực lượng giáo dục đó là gia đình, nhà trường và xã hội. 2. Nội dung giải pháp mới 2.1. Biện pháp 1. Tạo môi trường lớp học thân thiện lấy trẻ làm trung tâm để thu hút trẻ. Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ. Bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực với trẻ. Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc. Không những thế dưới mỗi sản phẩm chúng tôi đều ghi lại cảm xúc của trẻ. Có thể nói, đến bây giờ các bé của lớp tôi đã có một bộ sưu tập các sản phẩm về cảm xúc của mình. Đây sẽ là món quà có ý nghĩa để bé dành tặng cha mẹ, những câu nói lời chúc ngộ nghĩnh đáng yêu thể hiện trong mỗi sản phẩm đã ghi dấu lại sự trưởng thành lớn khôn hàng ngày của các bé. Để lưu giữ những thông điệp yêu thương, để nhắc nhở các con biết thường xuyên phấn đấu tu dưỡng trở thành những em bé ngoan, những con người nhân hậu sống có ích chúng tôi cùng trẻ làm “Cây yêu thương” của lớp. Trên đó, từng cặp rễ cây và quả sẽ mang một thông điệp: Ví dụ: Gieo lòng tốt, gặt thân thiện. Gieo khiêm tốn, gặt cao thượng. Gieo kiên nhẫn, gặt chiến thắng. Gieo chăm chỉ, gặt thành công. Gieo cởi mở, gặt thân mật. Gieo niềm tin, gặt phép mầu. Để trẻ hiểu chúng tôi đã giải thích rất cặn kẽ những thông điệp đó và thường xuyên hỏi trẻ: Hôm nay chúng mình đã gieo được gì? Chúng mình gieo chăm chỉ (khiêm tốn, kiên nhẫn...) như thế nào? Trên thân cây chúng tôi gắn hình ảnh những hoạt động đi làm từ thiện, hay giao lưu, các cuộc thi...của lớp như một hình thức ghi dấu lại những việc có ích trẻ đã làm, giúp trẻ cảm thấy tự hào, hứng thú hơn khi tham gia những hoạt động khác. Để kích thích những việc làm tốt của trẻ có tính liên tục bên cạnh “cây yêu thương” chúng tôi cùng trẻ tạo ra một vườn hoa với tiêu đề “những bông hoa việc tốt”, mỗi bông hoa gắn với một việc làm. Ví dụ: Thích giúp đỡ cô giáo và
  8. các bạn... cuối tuần trẻ nào đạt được tiêu chí trên bông hoa sẽ được gắn ảnh. “Cây yêu thương”, “những bông hoa việc tốt” không chỉ giúp cho các bé của lớp tôi trở nên thân thiện, tích cực, thích làm việc tốt hơn mà còn thu hút được sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh. Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, âm nhạc cũng là một trợ thủ đắc lực để chúng tôi mang đến cho các bé một cảm giác bình yên thoải mái khi đến lớp. Vào buổi sáng sau giờ điểm danh hay trước giờ đi ngủ, buổi chiều trước giờ phụ huynh đón, chúng tôi thường cho các bé nhắm mắt thư giãn lắng nghe nhạc không lời “Song from A Secret garden” cùng theo đó là những lời bình rất dịu dàng trên nền nhạc “Các con hãy nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể và thấy mình đang đứng giữa một khu vườn đầy hoa, những bông hoa đủ màu sắc tỏa hương thơm ngát, tiếng chim hót líu lo, phía xa xa là cô giáo và những người bạn thân thiết của con, mọi người đang nhìn con mỉm cười, đến bên con, thì thầm nói với con...tôi yêu bạn lắm, bạn là người bạn tuyệt vời...con cùng cô giáo và các bạn bước vào một khinh khí cầu, khinh khí cầu nhẹ nhàng bay lên đưa con và các bạn đi qua những cánh đồng xanh mướt, những dòng sông êm đềm ...rồi khinh khí cầu từ từ hạ xuống ...bây giờ các con hãy mở mắt ra và trở về với lớp học của mình nào”. Sau đó tôi hỏi cảm giác của trẻ sau khi thư giãn và cho trẻ tập nói lời yêu thương với người bạn bên cạnh của mình. Có thể nói những phút giây thư giãn đã mang lại những hiệu quả tích cực, các bé của lớp tôi trở nên thân thiết với nhau hơn, bớt nghịch ngợm và thật giàu cảm xúc. Đã có những giọt nước mắt của bé rơi xuống khi tôi nói và cho trẻ tưởng tượng về mẹ, về những người bạn thân của mình... (Hình ảnh 1) 2.2. Biện pháp 2. Phối hợp với phụ huynh Gia đình và nhà trường phải là người bạn đồng hành cùng chí hướng để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh, giúp phụ huynh nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, thông qua đó phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để
  9. kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản và yêu cầu như lệ thường mà là buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thật sự, phụ huynh được tiếp đón trong một không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng, cô giáo cùng phụ huynh ngồi xung quanh các dãy bàn phủ khăn, có hoa, quả và nước uống. Phụ huynh là những người đầu tiên chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh. Trong buổi tọa đàm chúng tôi đã chia sẻ với phụ huynh: có được tình yêu thương trong gia đình, khi ra ngoài xã hội trẻ cũng sẽ học được cách yêu thương những người xung quanh, biết quan tâm và chia sẻ. Một con người trưởng thành nếu biết yêu thương người thân, bạn bè thì cũng sẽ nhận lại được nhiều yêu thương, đồng cảm. Yêu thương chính là động lực để các con vững vàng hơn trên bước đường đời, có yêu thương để mọi sai lầm được sữa chữa, có yêu thương để có được điểm tựa tinh thần vững chắc. Hãy yêu thương để con cái chúng ta cũng biết yêu thương. Tôi đã đặt câu hỏi với phụ huynh: Làm thế nào để dạy con cái chúng ta biết yêu thương đúng cách? Câu hỏi này đã nhận được rất nhiều đóng góp quý báu của các bậc phụ huynh về cách ứng xử với con cái, cách dạy con biết yêu thương chia sẻ với anh chị em và cha mẹ của mình. Chúng tôi cũng chia sẻ với phụ huynh những kiến thức về tâm lí lứa tuổi trẻ lên 5: Trẻ ở độ tuổi này khá nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Vì thế, cha mẹ hãy cho trẻ xem những chương trình tivi hoặc đọc cho trẻ nghe những câu chuyện ca ngợi sự quan tâm và yêu thương người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy thể hiện tình yêu thương của mình bằng lời nói và cử chỉ trước mặt trẻ. Đây cũng là độ tuổi mà trẻ bắt đầu tự lập hơn, khả năng thấu cảm cũng bắt đầu phát triển. Các con đã đủ lớn để nhận biết cảm xúc của người khác và có thể rất quan tâm đến những rắc rối của mọi người xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ cần phải giúp con hiểu được điều con cần làm. Thế giới của một đứa trẻ ở tuổi mẫu giáo khá nhỏ bé. Cách tốt nhất là cha mẹ nên khuyến khích con giúp đỡ những người xung quanh mà con biết, ví dụ như sang thăm và tặng quà cho một người hàng xóm bị ốm hoặc giúp quét lá trong sân cho một ông, bà già sống cạnh nhà...Khi bé tập vẽ, cha mẹ có thể khuyến khích bé tặng các tác phẩm của mình cho những người xung quanh. Sau thành công của buổi tọa đàm đó tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ thật sự với lớp, với giáo viên. Mỗi buổi chiều một số phụ huynh lại nán lại trong lớp chơi cùng các con, giúp các cô dọn dẹp phòng nhóm. Tất cả các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của lớp, ủng hộ rất nhiều nguyên vật liệu, những dụng cụ trực quan. Chỉ cần giáo viên thông báo hoặc quan sát thấy các cô và các con bận rộn với việc chuẩn bị cho lễ hội là nhiệt tình giúp đỡ. Trong mỗi bước trưởng thành của các con, trong mỗi thành công của lớp đều chứa đựng tình yêu
  10. thương, sự quan tâm chia sẻ của tất cả các bậc phụ huynh. 2.3. Biện pháp 3. Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua hoạt động học và hoạt động ngoại khóa. - Với hoạt động học: mỗi chủ đề tôi đa lựa chọn những đề tài phù hợp để dạy trẻ như: Dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình, dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến bạn bè, dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến những người lao động, dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ với những người bất hạnh , những bạn nhỏ mồ côi. Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm chăm sóc cây cối và các con vật nuôi Ví dụ tóm tắt: Với hoạt động học chủ đề “Gia đình” Đề tài: Hành động yêu thương Tiến hành: Hoạt động 1: “Quà tặng cuộc sống” Cô cùng trẻ hát “Quà tặng cuộc sống” Thảo luận về 2 thông điệp (ôn lại): Yêu thương là quan tâm, chia sẻ thể hiện bằng lời nói. - Con cảm thấy thế nào khi nói lời yêu thương với mọi người? - Mọi người khi nhận được lời yêu thương từ con cảm thấy thế nào? Yêu thương đích thực làm mình cảm thấy an toàn. - Bố mẹ, cô giáo, những người thân trong gia đình, bạn bè yêu thương con, con cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, cảm thấy yên lòng. Vậy với người lạ thì con cảm thấy thế nào khi người lạ ôm con? (Bé chia sẻ cảm xúc ….). Hoạt động 2: Giá trị của tình yêu thương Hôm nay, chúng mình cùng khám phá một đặc điểm rất tuyêt vời nữa của giá trị yêu thương. Yêu thương thể hiện qua hành động. - Yêu thương không chỉ là quan tâm chia sẻ bằng lời nói mà yêu thương còn thể hiên bằng hàng động nữa. - Cho trẻ xem câu chuyện “Sức mạnh của tình yêu thương” (Câu chuyện kể về một người mẹ đã chấp nhận hy sinh tất cả những thứ quan trọng và quý giá nhât của mình để được đến bên con) Hỏi trẻ : - Khi con giúp ai đó, thì chuyện gì sẽ xảy ra? - Con cảm thấy thế nào khi giúp đỡ người khác? - Cho trẻ chia sẻ những điều mà trẻ thấy mình được yêu thương theo mẫu
  11. câu: Con cảm thấy tràn ngập yêu thương khi………… (Cô phản hồi tích cực về mọi chia sẻ của bé). Hoạt động 3. Chia sẻ yêu thương Bé làm những món quà..... để dành tặng cho..... - Đối với hoạt động ngoại khóa Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực. Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. Ví dụ một trò chơi tập thể ở hoat động ngoại khóa: * Trò chơi: Đường hầm yêu thương Mục đích: Phát triển kĩ năng thể hiện tình cảm và nói lời yêu thương của trẻ. (Trò chơi mang lại cho người nghe rất nhiều niềm vui, hạnh phúc khi được tôn vinh, quan tâm. Trò chơi này có thể sử dụng trong các buổi giao lưu hoặc sự kiện). Chuẩn bị: Một chiếc khăn tay. Tiền hành: Cô giáo giúp trẻ bịt mắt người được mời đi trong đường hầm. Các trẻ xếp thành hai hàng dọc, một trẻ sẽ dẫn người bị bít mắt đến từng hàng, các trẻ khác lần lượt nói thầm lời khen tặng, lời yêu thương với người bị bịt mắt: “Bạn thật xinh đẹp, bạn học giỏi thế, tớ yêu bạn lắm”... Qua đó, trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương, quan tâm, sẻ chia của cô giáo và các bạn dành cho mình một cách gần gũi, ấm áp nhất. (Hình ảnh 2) Kết quả của việc áp dụng các giải pháp mới
  12. Số trẻ đạt Tỷ lệ Nội dung khảo sát được % Vui vẻ tự tin khi đến lớp 26/30 86 Thân thiết với bạn bè 25/30 83 Không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi 28/30 93 Không đánh bạn 27/30 90 Biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người 28/30 93 thân Biết chia sẻ yêu thương với các cô bác trong trường, 28/30 93 Biết cảm thông chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó 25/30 83 khăn bất hạnh Biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi và cây cối 27/30 90 thiên nhiên Nhìn vào bảng kết quả ta thấy chỉ sau một học kỳ so với các giải pháp cũ đã làm thì việc thực hiện giải pháp mới đạt kết quả cao hơn rõ nét. Điều đó chứng tỏ để việc dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ cho trẻ 5-6 tuổi là một việc làm không hề đơn giản đối với những người thực hiện công tác giáo dục, cần tìm tòi và cho trẻ được trải nghiệm với những giải pháp mới, mang tính chiến lược, đồng bộ, cùng những trải nghiệm sáng tạo để kỹ năng yêu thương chia sẻ của trẻ phát triển tốt hơn. Các bước thực hiện giải pháp mới + Thời gian bắt đầu thực hiện từ tháng 9 năm 2021 + Thời gian kết thúc: Tháng 12 năm 2021 Điều kiện áp dụng giải pháp: + Giáo viên cần có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ và luôn quan tâm đến việc dạy các kỹ năng sống cho trẻ trong đó có kỹ năng yêu thương chia sẻ + Việc sử dụng các giải pháp này cần mang tính thường xuyên, liên tục ở mọi thời điểm trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ chứ không phải trong một thời điểm nhất định nào đó thì mới đạt kết quả cao. II. 2. Tính mới, tính sáng tạo: 1.Tính mới: Sáng kiến này áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được thỏa sức chơi, học và thể hiện những kỹ năng sống yêu thương chia sẻ của mình trong từng hoạt động cụ thể.
  13. Sáng kiến dạy trẻ hiểu giá trị, hiểu sức mạnh của lòng yêu thương chia sẻ, dạy trẻ hiểu “Cho đi là còn mãi”. 2.Tính sáng tạo: Qua tất cả các hoạt động cụ thể trẻ được thực hành trải nghiệm trẻ phải tự suy nghĩ, đặt nhiều câu hỏi “Vì sao?” Điều đó phát huy cao độ về tư duy, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, và tính độc lập ở mỗi trẻ. Kích thích trí tò mò ham hiểu biết ở trẻ, tăng cường kĩ năng giao tiếp với bạn chơi và mong muốn được làm được nhiều việc tốt để lan tỏa lòng yêu thương chia sẻ với mọi người. II.3. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Với đề tài này, tôi đã áp dụng và thực hiện tại lớp 5TB trường mầm non Tây Hưng là lớp học do tôi phụ trách đạt được kết quả cao. Các biện pháp mà tôi đưa ra phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện nay mà trường tôi đang thực hiện. Với đề tài này, tôi nghĩ rằng, nó không chỉ được áp dụng tốt ở các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non Tây Hưng, mà còn có thể ứng dụng được ở tất cả các trường mầm non khác trên địa bàn Huyện và Thành Phố. Và tôi tin rằng bản thân tôi cũng như các bạn đồng nghiệp với sự sáng tạo không ngừng nghỉ sẽ có thật nhiều những hoạt động dạy kỹ năng sống biết yêu thương chia sẻ mang lại hiệu quả cao. II.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp 1. Hiệu quả kinh tế: Việc sáng tạo ra các đồ dùng đồ chơi làm đồ dùng trực quan cho trẻ tham gia các hoạt động được tận dụng từ những nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Vì thế việc tìm kiếm rất dễ dàng không tốn thời gian và tiền bạc. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: Sau một học kì dạy trẻ kĩ năng “yêu thương chia sẻ” tôi thấy học sinh của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân, biết chia sẻ yêu thương với các cô bác trong trường, biết cảm thông chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh, biết yêu thương chăm sóc các con vật nuôi và cây cối thiên nhiên và hơn hết giúp các bé trở thành những con người có tâm hồn trong sáng thánh thiện, trở thành những con người có ich cho xã hội, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam tươi đẹp, văn minh. 3. Giá trị làm lợi khác: Bản thân tôi đã đúc kết rất nhiều kinh nghiệm về phương pháp dạy trẻ như tổ chức tiết học nhẹ nhàng, tình cảm, gần gũi với trẻ…Kinh nghiệm rèn tr ẻ: Bi ết lựa chọn nội dung dạy, các hoạt động trong lớp hợp lý, đầy đủ và logic để làm sao giúp trẻ có ký năng tốt nhất. CƠ QUAN ĐƠN VỊ Tiên Lãng, ngày 28 tháng 12 năm 2021 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến
  14. (Xác nhận) (Ký, ghi rõ họ và tên) ........................................ ........................................ ........................................ (Ký tên, đóng dấu) Lương Thị Nhỉnh
  15. Hình ảnh 1: Minh chứng cho biện pháp 1
  16. Hình ảnh 2: Minh chứng cho biện pháp 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2