intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi tại lớp Mầm 1, trường Mầm non 3, năm học 2021-2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi tại lớp Mầm 1, trường Mầm non 3, năm học 2021-2022" được hoàn thành với các biện pháp như: Phối kết hợp cùng đồng nghiệp xây dựng các hoạt động và quay clip, tạo nhóm zalo của lớp; Tạo môi trường nghệ thuật cho trẻ hoạt động tạo hình; Lồng ghép các hoạt động khác vào hoạt động tạo hình;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi tại lớp Mầm 1, trường Mầm non 3, năm học 2021-2022

  1. I. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “Một số biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi” tại lớp Mầm 1, trường Mầm non 3, năm học 2021-2022” II. LÍ DO CHỌN SKKN VÀ MÔ TẢ SKKN: 1- Lý do chọn đề tài: Hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ các khả năng trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, trong quá trình ghi nhận các đối tượng đòi hỏi ở trẻ các thao tác trí tuệ như phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát, cụ thể hóa. Chính nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh luôn được tăng lên ngày càng giàu có về chất và lượng. Đối với trẻ 3-4 tuổi, hoạt động tạo hình giúp trẻ lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật giúp trẻ hình thành và nâng cao dần năng lực sáng tạo và thẩm mỹ vốn có của mình, uốn nắn được những thị yếu cho đúng hướng. Đây cũng là lứa tuổi trẻ ham hiểu biết có nhu cầu lớn trong việc nhận thức khám phá thế giới xung quanh, yêu cái đẹp, sáng tạo cái đẹp. Ở trường mầm non hoạt động tạo hình giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động nhằm góp phần giáo dục thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho trẻ. Để trẻ học tốt hoạt động tạo hình cần tạo môi trường nghệ thuật cho trẻ hoạt động, tích hợp trò chơi trong hoạt động tạo hình, đồng thời lồng ghép các hoạt động khác vào hoạt động tạo hình bên cạnh đó cần đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tạo hình, việc đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động tạo hình là một việc không thể thiếu để trẻ hoạt động tạo hình tốt. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi” tại lớp Mầm 1, trường Mầm non 3, năm học 2021-2022” 2- Mô tả nội dung: 2.1 Khảo sát thực trạng của lớp: Năm học 2021-2022, tôi được phân công dạy lớp Mầm 1, tổng số là 31 trẻ. Trẻ đã học qua Nhà trẻ là 19 trẻ, chiếm tỷ lệ 61,29%; chưa được học là 12 trẻ, chiếm tỷ lệ 42,86%. Nhiều trẻ đến lớp còn khóc nhè, trẻ chưa biết hát là nhiều, nói chưa trọn câu. Hầu như trẻ chưa thích học môn âm nhạc là nhiều. Vào những ngày đầu năm học tôi hay hát cho trẻ nghe, rồi tập trẻ hát những bài ngắn, mau thuộc. Tôi nhận thấy nhiều trẻ rất thích nghe tôi hát và bắt đầu ham thích đến lớp. Tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi học hỏi vốn kinh nghiệm: Làm thế nào để trẻ thích tìm hiểu về âm nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc và tôi đã trực tiếp áp dụng vào lớp mình. Vào đầu năm học tôi tiến hành một cuộc khảo sát về kỹ năng tạo hình của trẻ, tôi thu được các kết quả sau: Kết quả STT Nội dung khảo sát Số lượng đạt Tỷ lệ (%) 1 Trẻ biết cách chọn màu tô 16/31 51,61 1
  2. 2 Trẻ biết sắp xếp bố cục tranh tô màu hài hòa 15/31 48,38 hợp lý 3 Trẻ có sản phẩm đẹp, sáng tạo 16/31 51,61 4 Trẻ tự tin, hứng thú trong hoạt động tạo hình 20/31 64,51 2.2. Nguyên nhân thực trạng: Thuận lợi: Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ Ban giám hiệu nhà trường khi thực hiện đề tài này, tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật chất,… Nhà trường đã phân lớp theo đúng độ tuổi lên tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên đứng lớp trong quá trình giảng dạy. Giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ, yêu trẻ, nhiệt tình với công tác, có kinh nghiệm chăm sóc, giảng dạy là điều kiện thuận lợi cho các trẻ trong lớp được học và chơi tốt. Khó khăn: Do trẻ còn quá nhỏ, mới chuyển từ nhà trẻ lên nên còn hay khóc nhè, một số trẻ lại chưa từng đi học nhà trẻ nên chưa quen với nề nếp của trường lớp. Đa số phụ huynh nghĩ đi học nhà trẻ hay mẫu giáo thì công việc chăm sóc là chính nên chưa quan tâm nhiều đến việc học của trẻ, vì vậy gây nhiều khó khăn cho giáo viên. Một số trẻ quá hiếu động vì vậy trẻ ít tập trung trong giờ học. Do dịch bệnh nên Phụ huynh đưa trẻ đến trường còn lo ngại, trẻ đến lớp không thường xuyên nên kết quả học tập chưa cao. 3. Đề ra biện pháp: Từ thuận lợi và khó khăn trên , nhằm giúp trẻ có thể học tốt hoạt động tạo hình bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi” tại lớp Mầm 1, trường Mầm non 3, năm học 2021-2022” gồm các biện pháp cụ thể như sau: Phối kết hợp cùng đồng nghiệp xây dựng các hoạt động và quay clip, tạo nhóm zalo của lớp. Tạo môi trường nghệ thuật cho trẻ hoạt động. Lồng ghép các hoạt động khác vào hoạt động tạo hình. Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ. Sử dụng các học liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi. Phối hợp với phụ huynh để nâng cao thẩm mỹ cho trẻ. 4. Xác định kết quả cần đạt: Qua việc khảo sát đầu năm tôi đã đặt ra kết quả cần đạt được như sau: Trẻ biết cách chọn màu tô 29/31 trẻ, đạt 93%. Trẻ biết sắp xếp bố cục tranh tô màu hài hòa hợp lý 28/31 trẻ, đạt 90%Trẻ có sản phẩm đẹp, sáng tạo 28/31 trẻ, đạt 90%. 2
  3. Trẻ tự tin, hứng thú trong hoạt động tạo hình 30/31 trẻ, đạt 96%. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Biện pháp 1: Phối kết hợp cùng đồng nghiệp xây dựng các hoạt động và quay clip, tạo nhóm zalo của lớp Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid -19, thời gian đầu năm học, trẻ ở trường Mầm non chưa thể đến trường và không tham gia học trực tuyến như các cấp học khác. Do đó, để hỗ trợ trẻ có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết, Ban giám hiệu đã tiến hành chọn, phân công giáo viên thực hiện quay các bài giảng, các video clip ngắn gọn, gần gũi với những hình ảnh sinh động, đa dạng sắc màu, phù hợp với từng độ tuổi, chẳng hạn như những câu chuyện, bài hát, bài thơ với những nội dung vô cùng bổ ích, thú vị nhằm thu hút trẻ vừa học, vừa chơi tại nhà và góp phần phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Bên cạnh đó, do đã có danh sách trẻ, số điện thoại của phụ huynh, nên tôi đã tạo nhóm trên Zalo để gửi các video này cho các phụ huynh hỗ trợ giúp trẻ thực hiện và tương tác lại với giáo viên. Với hình thức này, tôi và các đồng nghiệp trong Khối Mầm đã xây dựng và hoàn thành nhiều video hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà rất hữu ích, được nhiều phụ huynh đánh giá cao. Nhất là các tiết dạy về hoạt động Tạo hình, hình ảnh đẹp và bắt mắt, thu hút trẻ. Dù là sản phẩm do các giáo viên của Khối Mầm tự quay, tự ghép nhạc nhưng qua theo dõi, các video này có nội dung rất phong phú, dễ hiểu. Không chỉ có giáo viên xuất hiện trong clip để tạo sự thân thuộc mà song song với lời hướng dẫn của giáo viên còn có những hình ảnh sinh động minh họa cho lời hướng dẫn nên rất dễ làm theo, rất phù hợp với trẻ em. Ví dụ: Sau khi quay clip “Tô màu ngôi nhà của bé” vào nhóm zalo của lớp tôi, trẻ đã xem clip và tương tác lại với Giáo viên. Trẻ đã thực hành theo cô hướng dẫn, biết chọn đúng màu để vẽ và tô hoàn thành ngôi nhà, phụ huynh đã gởi vào nhóm tương tác. Bản thân trẻ khi nhìn thấy sản phẩm của mình và của các bạn trên nhóm rất vui và hứng thú. Tóm lại: Thông qua các video clip như thế này, nhà trường đã chia sẻ, đồng hành với phụ huynh học sinh trong thời gian trẻ chưa thể đến trường, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các bậc phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng, tổ chức vui chơi cho trẻ trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid -19. Ở cách học này, các bé vô cùng thích thú khi được nhìn thấy cô giáo làm mọi việc như ở trên lớp… Qua đó, vừa gắn kết các cô với trẻ, giáo viên và phụ huynh, vừa giúp các bé có những hoạt động vô cùng bổ ích khi ở nhà.. Biện pháp 2: Tạo môi trường nghệ thuật cho trẻ hoạt động tạo hình Trẻ nhỏ “Học mà chơi, chơi mà học”, vì thế để trẻ phát huy tính tích cực cũng như khả năng sáng tạo, tôi đã tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh để từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan. Việc trước hết là cách trang trí lớp học là một yếu tố quan trọng, khi bước vào một lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang trí đẹp mắt sẽ thu hút sự hứng thú học tập của trẻ. Ngoài việc cung cấp cho trẻ các kỹ năng cần thiết thì việc tạo điều kiện cho trẻ thể hiện cảm xúc của mình cũng là rất quan trọng.Để trẻ hứng thú hơn trong hoạt động tạo hình tôi đã chủ động khuyến khích trẻ vào việc tham gia chuẩn bị cho các hoạt động mới. Tôi 3
  4. cho trẻ quan sát một số sản phẩm tự tạo bằng các nguyên vật liệu khác nhau, trò chuyện trẻ về các vật liệu cần thiết, cho trẻ tư duy tìm tòi, đóng góp những vật liệu để chuẩn bị cho các hoạt động mới. Tóm lại: Môi trường xung quanh cũng là một yếu tố tác động hàng đến trẻ vì vậy việc xây dựng môi trường xung quanh lớp cần phải được quan tâm: trang trí sắp xếp lớp học hài hòa, thường xuyên thay đổi theo chủ điểm hợp lý, kích thích trẻ và phụ huynh quan sát tạo được sự chú ý hấp dẫn, giáo viên cần tạo mọi điều kiện cho trẻ tiếp xúc với sản phẩm tạo hình đẹp giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm đó, khơi dạy cho trẻ tính tò mò, sáng tạo mong muốn tạo cái đẹp. Biện pháp 3: Lồng ghép các hoạt động khác vào hoạt động tạo hình Để cung cấp những kiến thức cơ bản cho các hoạt động tạo hình, giáo viên phải lồng ghép các hoạt động khác, ngoài hoạt động học tiết học vào quá trình dạy tạo hình. 3.1 Lồng ghép hoạt động học Ví dụ: Khi dạy đề tài vẽ con cá vàng. Tôi lồng ghép hình ảnh và đặc điểm con cá vào các hoạt động học khác nhằm củng cố kiến thức, đặc điểm, hình dáng và màu sắc của con cá vàng giúp trẻ có thêm kiến thực để tạo hình. Lồng ghép qua tiết thể dục trẻ hiểu thêm về con cá qua động tác bơi. Lồng ghép qua tiết môi trường xung quanh: Trẻ nhận biết con cá. Lồng ghép qua tiết âm nhạc “Cá vàng bơi” trẻ hiểu thêm về con cá qua bài hát cá vàng bơi. Lồng ghép qua tiết thơ: Cá vàng bơi. 3.2 Lồng ghép hoạt động chơi ngoài trời Cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên cuộc sống. Cô khuyến khích trẻ vẽ trên cát, xếp hình bằng hột, hạt. sỏi đá, làm đồ chơi bằng lá cây. Trong lúc quan sát môi trường thiên nhiên hay tranh ảnh nghệ thuật đẹp tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm tôi khuyến khích trẻ bằng những câu hỏi gợi mở cho trẻ thể hiện cái ý muốn cảm xúc của trẻ đối với hiện tượng xung quanh. 3.3 Lồng ghép hoạt động chơi ở các góc Cho trẻ xem tranh hoặc trẻ được tự do thể hiện việc vẽ, nặn cắt dán, xé dán, xếp hình, …Trong giờ hoạt động góc , tôi cũng tạo điều kiện cho trẻ được tham gia thường xuyên , khích lệ trẻ chưa có kỹ năng tạo hình vào chơi góc nghệ thuật-tạo hình cùng bạn khác để trẻ cùng quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Hoạt động tạo hình ở các góc: cho trẻ xem tranh hoặc trẻ được tự do thể hiện việc vẽ, nặn cắt dán, xé dán, xếp hình,… 3.4 Lồng ghép hoạt động theo ý thích Tôi khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình theo ý thích, qua đó cô giúp trẻ chưa biết vẽ, nặn, dán để giúp trẻ tạo ra sản phẩm mà trẻ yêu thích. Cô trò chuyện cùng trẻ về các hoạt động mà trẻ thích chơi. Ví dụ: Con nhìn thấy bạn Bích Loan hôm nay có đồ chơi trong lớp gì? 4
  5. Hôm qua được nghỉ học Bố mẹ đã cho các con đi chơi ở đâu? Ở đó con thấy có gì đẹp không? Hãy kể cho cô và các bạn nghe nào! Cô tăng cường sử dụng các câu hỏi gợi mở, giúp trẻ củng cố vận dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội được ở các hoạt động khác nhau và môi trường xung quanh trẻ và môi trường cô đã cung cấp, tôi luôn khuyến khích trẻ suy nghĩ tìm cách giải quyết. Ví dụ: Con cho cô biết con sẽ nặn thêm gì cho con cá? Có cách nào khác để nặn con cá không? Muốn nặn con cá đẹp con phải nặn thêm những chi tiết gì vào nữa? đồng thời thăm dò khả năng của trẻ để trẻ mưu tả những gì trẻ sẽ làm. Ví dụ: Con nặn thêm gì cho con Gấu? Đồng thời dùng những câu hỏi vui, dí dỏm, ngôn ngữ nghệ thuật biểu cảm cùng với cử chỉ điệu bộ nét mặt đã tạo cho trẻ hứng thu say mê sáng tạo. Ví dụ: Con nhìn xem con Gấu của bạn Hải Nam có vòng cổ đẹp không? Để trẻ tích cực sáng tạo trong giờ hoạt động tạo hình trong các tiết vẽ theo ý thích, tiết vẽ theo đề tài, tiết vẽ theo đề tài tôi không bao giờ vẽ mẫu. 3.5 Lồng ghép mọi lúc mọi nơi Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc. Vào buổi sáng giờ đón trẻ tôi cho trẻ nghe nhạc những bài trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi Mẫu giáo. Trẻ được nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát. Thích nghe hát và hát được như bạn. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc; hát những bài có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua đề tài. Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên, vui thú, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái, trẻ rất thích được dạo chơi, trẻ nhanh nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động. Tóm lại: Để trẻ tích cực sáng tạo trong giờ hoạt động tạo hình việc lồng ghép vào các hoạt động khác là một việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ. Kết quả trẻ củng cố lại được kiến thức đã học hoặc làm quen với bài hát mới giúp trẻ vào giờ học âm nhạc được dễ dàng, tự tin hoà mình cùng cô, bước đầu trẻ có khả năng phát triển về âm nhạc. Biện pháp 4: Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ Để giúp trẻ làm được sản phẩm vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ 1 số kỹ năng cơ bản tạo hình. Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ 1 số kỹ năng tạo hình cơ bản sau: + Kỹ năng cầm bút tạo ra các đường nét nghệ thuật: Đây là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ 3 tuổi vì vậy khi dạy trẻ tôi tiến hành dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó được liên tục thực hiện tạo thành kỹ năng . Ví dụ: Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ. Sau đó di màu các hình ảnh to rõ nét, ít chi tiết. Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi cho trẻ tập vẽ nét cơ bản như: Nét vẽ cuộn len, vẽ mưa rơi ( nét xiên, vẽ nét thẳng, vẽ nét ngang…) 5
  6. Khi trẻ đã cầm bút thành thạo tôi hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bức tranh sáng tạo theo ý thích của trẻ. Ở giai đoạn này chưa đòi hỏi trẻ phải tạo được bức tranh hoàn chỉnh mà chỉ yêu cầu trẻ tưởng tượng và đặt tên cho bức tranh của mình là được. + Cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước: Sau khi trẻ cầm bút chì vẽ khá thành thạo, tôi thực hiện mức độ cao hơn là cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước. Ở trẻ 3 tuổi việc sử dụng màu nước là rất khó, xong thực tế tiếp xúc với trẻ tôi thấy việc cho trẻ sử dụng màu nước trẻ rất hứng thú. Khi làm tôi tổ chức như sau: - Bước 1: Chọn và sử dụng màu không có keo, chỉ dùng màu bột pha nước ( đặc tính của màu này là màu sắc đẹp nhưng dễ rửa, không mất vệ sinh). Để gây hứng thú cho trẻ hoạt động tôi cho trẻ in bàn tay, bàn chân ( ở chủ điểm bản thân). Từ những bàn tay, bàn chân nhỏ nhắn của bé được in bằng các màu khác nhau đem trang trí lên tường làm bé rất thích thú, luôn luôn đòi cô cho tập làm hoạ sĩ. - Bước 2: Tôi cho trẻ dùng bút lông vẩy màu hoặc phết màu. yêu cầu kỹ năng trẻ làm: cầm bút chấm vào màu, gạt nhẹ vào mép hộp để màu không vung vãi lung tung. Sau đó để cách mặt tờ giấy đến bút 1 khoảng cách từ 25-30 cm vẩy nhẹ theo ý của trẻ, có thể đan xen các màu bằng các bút khác nhau. Ở kỹ năng này cô dạy trẻ có thói quen dùng bút nào màu ấy để tạo bức tranh có màu sắc đẹp. + Dạy trẻ kỹ năng nặn, xé, dán: Đối với trẻ 3 tuổi vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. Vì vậy cần rèn luyện cho trẻ 1 số kỹ năng cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm. Khi xé dán tôi cho trẻ tập xé từ đơn giản đến phức tạp đó là: xé thẳng, xé vụn , xé lân tay hình tròn… Dạy trẻ kỹ năng phết hồ, đây là kỹ năng khó đối với trẻ 3 tuổi. Vì vậy khi trẻ dán cô dạy trẻ kỹ năng đặt hình sắp xếp bố cục trước, sau đó lật lên phết hồ ở mặt sau của giấy. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của mình. Kỹ năng tạo hình ở trẻ được thuần thục thì mỗi giáo viên cần phải thường xuyên rèn luyện cho trẻ các kỹ năng trên. Tóm lại: Từ các việc làm tỉ mỉ thường xuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi tăng lên rõ rệt. Biện pháp 5: Sử dụng các học liệu, phế liệu dạy trẻ làm đồ chơi Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn để dạy trẻ làm đồ chơi. Ví dụ: Dạy trẻ làm đồ chơi bằng các loại lá cây. Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt các loại lá ở sân trường, cô chuẩn bị một ít lá xanh các loại để vào giờ hoạt động tạo hình hoặc hoạt động góc hướng cho trẻ làm. Ví dụ: Chủ đề bản thân cho trẻ làm nhà tạo mẫu làm ra các trang phục ngộ nghĩnh bằng lá cây(chủ yếu là lá vàng và lá khô). Dạy trẻ tự xé hoặc sắp xếp những chiếc lá thành bộ sưu tập thời trang dành cho trẻ. Chủ đề phương tiện giao thông: Dạy trẻ xếp những chiếc tàu, thuyền buồm, …bằng giấy lịch, giấy báo... 6
  7. Chủ đề thế giới động vật: Quả bàng nhớt làm con rùa, vỏ sò làm con ếch, con thỏ, lá chuối làm con mèo, lá dừa làm chong chóng, con châu chấu, bẹ bắp ngô lá chuối khô làm búp bê… Hay tận dụng giấy gói quà sinh nhật và những hạt sỏi hoặc cắt xốp ra cho trẻ gói kẹo (sản phẩm này trẻ vừa làm đồ chơi ở góc bán hàng, vừa làm đồ dùng học toán: so sánh kẹo to kẹo nhỏ, so sánh số lượng nhiều – ít, phân biệt kẹo màu xanh – màu đỏ – màu vàng …). Tận dụng giấy báo cũ, giấy in phô tô…cho trẻ vo giấy, mỗi trẻ một ít xếp chồng lên nhau có sự giúp đỡ của cô (dùng hồ gắn kết giấy vo lại để tạo thành hòn non bộ trang trí ở góc tạo hình rất đẹp). Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp riêng về quyển sách mình được cô giúp đỡ làm, từ đó có cảm hứng sáng tạo ra những câu chuyện kể cho cô và các bạn nghe. Tóm lại: Để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị từ tranh ảnh vật mẫu đến các nguyên vật liệu phù hợp và đủ với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động. Có như vậy thì giờ hoạt động chung của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thu được kết quả cao hơn. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh Để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục thì việc tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh là điều vô cùng quan trọng. Ngoài bài giảng trên lớp trẻ cần được ôn luyện mọi nơi, mọi lúc. Được trình bày hay thể hiện những gì mình học được. Lên bảng tin về chương trình dạy theo chủ điểm và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ. Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu mở: thùng giấy, ống lon, hộp sữa, bảng, chai nhựa , quần áo cũ, dụng cụ hóa trang…. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Sau khi áp dụng “Một số biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi” tại lớp Mầm 1, trường Mầm non 3, năm học 2021-2022” kết quả hoạt động tạo hình của trẻ lớp tôi có những chuyển biến rõ rệt. So với đầu năm học, sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ thay đổi qua từng tiết học, trẻ tham gia hứng thú. Với biện pháp thực hiện và thời gian thực hiện, tôi nhận thấy kết quả đạt được rất khả quan: Một số trẻ tuy chưa học qua lớp Mầm nhưng cũng đã theo kịp các bạn: Lê Minh, Bảo Thanh. Một số trẻ chưa mạnh dạn,thiếu tự tin và thụ động không tự mình chọn màu để vẽ và tô, khi trên lớp tổ chức hoạt động tạo hình trẻ rất hay có tâm lí chờ đợi cô hướng dẫn: Hoàng Khôi, Phạm Hoàng Thiên Phúc, Gia Nghi nay đã không còn thụ động nữa mà đã t ự tin chọn màu để vẽ. Tôi tiến hành khảo sát trên trẻ, thu được kết quả lần 2 như sau: 1. Đối với trẻ: 7
  8. Trẻ có hứng thú khi tham gia hoạt động tạo hình, có một số kỹ năng hoạt động tạo hình. Trẻ luôn mong muốn được tham gia các hoạt động trang trí lớp học, cùng cô xây dựng lớp học theo chủ đề. Trẻ thích thú, tự hào khoe với ba mẹ về sản phẩm của mình ở lớp. Kết quả hoạt động tạo hình của trẻ được nâng cao hơn so với đầu năm. Cụ thể như sau: S ĐẦU NĂM CUỐI NĂM TĂNG TT NỘI DUNG Đạt Tỉ lệ Đạt Tỉ lệ 1 16/31 51,61% 30/31 96,77% 45,16% Trẻ biết cách chọn màu tô 2 Trẻ biết sắp xếp bố cục 15/31 48,38% 29/31 93,54% 45,16% tranh tô màu hài hòa hợp lý 3 Trẻ có sản phẩm đẹp, sáng 16/31 51,61% 28/31 90,32% 38,71% tạo 4 Trẻ tự tin, hứng thú trong 20/31 64,51% 31/31 100% 35,49% hoạt động tạo hình 2. Đối với phụ huynh: Phụ huynh cảm nhận được sự tiến bộ hàng ngày của con ở lớp qua các sản phẩm của bé được trưng bày ở hoạt động tạo hình. Phụ huynh đã yên tâm, tin tưởng gửi con em vào trường, đồng thời đóng góp nguyên liệu: tranh ảnh, lịch cũ …để cô và trẻ cùng sáng tạo nghệ thuật. Phụ huynh đã cùng phối hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trường hỗ trợ nhiều nguyên vật liệu, tranh ảnh phục vụ cho hoạt động tạo hình. 3. Đối với giáo viên: Giáo viên tự bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao trình độ tin học, chủ động thiết kế các giáo án điện tử, để hoạt động tạo hình sinh động, thu hút trẻ. Giáo viên nắm vững phương pháp, biện pháp, cách tổ chức của hoạt động tạo hình để thiết kế hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Giáo viên tự bồi dưỡng những cơ sở lý luận và kỹ năng tổ chức tiết học thông qua hội thảo, chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn. V. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG: Qua việc thực hiện đề tài “Một số biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi” tại lớp Mầm 1, trường Mầm non 3, năm học 2021-2022”, kết quả trên trẻ cho thấy việc giúp trẻ học tốt môn tạo hình là rất cần thiết. Sáng kiến được nhân rộng qua : - Cô Nguyễn Thị Mỹ An, Cô Trần Thị Lệ Quyên, cô Phan Thị Kim Mỹ, và các giáo viên khác ở trường Mầm non 3 áp dụng và đạt hiệu quả cao. - Sáng kiến cũng được các cô Trần Thị Kim Sen ở trường Mầm non 9 áp dụng và trao đổi nét mới nét hay cùng đồng nghiệp, và họ cũng đã áp dụng để dạy trẻ đạt hiệu quả. biện pháp nêu trên tôi đã phổ biến cho bạn đồng nghiệp cùng lớp, cùng khối và chia sẻ cho 8
  9. bạn Trinh Em, bạn Hằng ở trường Mầm non Sao Mai cùng vận dụng phù hợp và đạt kết quả trên 90%. VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Qua việc thực hiện một số biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi, bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: Muốn dạy tốt môn tạo hình đạt kết quả cao, người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt sáng tạo, giáo viên cần gần gũi sát sao với trẻ để nắm được đối tượng phân loại trẻ theo năng khiếu, để từ đó đề ra các yêu cầu phù hợp cho từng trẻ để giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình. Muốn dạy tốt hoạt động tạo hình, giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và toàn xã hội để tạo điều kiện cho trẻ sống trong môi trường lành mạnh, được tiếp xúc với cái đẹp, các tác phẩm đẹp từ đó giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, bồi dưỡng cảm xúc, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo viên phải có khả năng tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt mang tính thẩm mỹ cao và phù hợp nhận thức của trẻ, qua đó thu hút sự chú ý của trẻ và tạo nguồn cảm hứng cho trẻ làm theo. 2. Kiến nghị: Đối với nhà trường: Cung cấp đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học, tranh ảnh đẹp để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, các bé có đồ dùng học tập đạt kết quả cao. Bồi dưỡng cho giáo viên mầm non những cơ sở lý luận và kỹ năng tổ chức hoạt động học thông qua hội thảo, chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân về đề tài “Một số biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi” tại lớp Mầm 1, trường Mầm non 3, năm học 2021-2022” của cá nhân tôi được đúc kết từ những trải nghiệm trong công tác của mình. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Phường 3, ngày 20 tháng 05 năm 2022 Người viết sáng kiến Phan Thị Kim Mỹ 9
  10. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG CM CẤP TRƯỜNG Đề tài: “Một số biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi” tại lớp Mầm 1, trường Mầm non 3, năm học 2021-2022 Của Bà: Phan Thị Kim Mỹ SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội đồng chuyên môn của nhà trường: Mầm Non 3 đánh giá vào ngày ....../....../20..... Đạt ………điểm; Xếp loại:…….. TM. Hội đồng chuyên môn Trường HIỆU TRƯỞNG Trịnh Thị Thủy NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT) SKKN: “Một số biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi” tại lớp Mầm 1, trường Mầm non 3, năm học 2021-2022 Của: Phan Thị Kim Mỹ đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long :…………. đánh giá vào ngày..…/…../20….. Đạt ………điểm; Xếp loại:……….. TM. Hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT TRƯỞNG PHÒNG Ngô Thanh Sơn 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2