intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tại trường mầm non Yên Ngưu xã Tam Hiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tại trường mầm non Yên Ngưu xã Tam Hiệp" được hoàn thành với các biện pháp như: Khảo sát về ý thức, kỹ năng rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn của trẻ; Tự học tập, bồi dưỡng và truyền tải lại cho trẻ về kiến thức, kỹ năng thực hành thao tác rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn; Sưu tầm tranh ảnh, các đoạn video clip, các bài thơ, bài hát, trò chơi, câu truyện... có nội dung hướng dẫn, khuyến khích trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tại trường mầm non Yên Ngưu xã Tam Hiệp

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 3 - 4 TUỔI RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC SÁT KHUẨN TẠI TRƯỜNG MẦM NON YÊN NGƯU XÃ TAM HIỆP Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Nguyễn Thị Mây Triều Đơn vị công tác: Trường mầm non Yên Ngưu Chức vụ: Giáo viên
  2. NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Trẻ em có quyền được chăm sóc và bảo vệ, nuôi dưỡng tốt nhất để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện về mọi mặt. Trẻ em phát triển tốt nhờ vào rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là yếu tố vệ sinh phòng bệnh vì trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng là lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất vì cơ thể trẻ trong giai đoạn này sức đề kháng còn yếu. Trong tình hình đại dịch hoành hành trên thế giới, một trong những biện pháp rẻ nhất, dễ nhất, và quan trọng nhất để phòng tránh virus lây lan là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Bởi thế, từ năm 2008 đến nay, ngày 15/10 được chọn là “Ngày thế giới rửa tay với xà phòng” với sự kiện hàng triệu người của hơn 20 quốc gia trên thế giới cùng tham gia rửa tay với xà phòng và truyền đi thông điệp về thói quen cá nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng thế giới. Thế nhưng dù các vụ dịch bệnh trên thế giới và gần đây nhất là dịch Covid - 19 đang diễn biến phức tạp hay đợt bùng phát bệnh tiêu chảy, bệnh tay chân miệng... thường diễn ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhưng thói quen rửa tay hình như chưa thực hiện một cách toàn diện, tích cực trong toàn dân, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, ở những nơi không có nước sạch thì rửa tay bằng nước sát khuẩn là biện pháp khả thi nhất được sử dụng để giữ gìn vệ sinh đôi tay. Vì vậy dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho trẻ mẫu giáo là một việc rất quan trọng, cần thiết giúp trẻ có nền nếp, thói quen tốt phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng trong tương lai. Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi, người trực tiếp giảng dạy và chăm lo cho các cháu từng bữa ăn, giấc ngủ tôi nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình cũng như tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng và nước sát khuẩn từ lâu được xem là một trong những biện pháp phòng lây lan dịch bệnh... bệnh về giun sán rất hiệu quả. Rửa tay với xà phòng và nước sát khuẩn được hiểu như liều “vắc - xin” hiệu quả, tiết kiệm phòng ngừa hữu hiệu các bệnh dịch... mà lúc nào cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe. Chính vì vậy tôi luôn canh cánh trong lòng và tự hỏi mình: Làm sao? Làm như thế nào? Và cần phải làm những gì? Để dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn một cách tốt nhất. Xuất phát từ lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tại trường mầm non Yên Ngưu xã Tam Hiệp”. 2/14
  3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Sức khoẻ là vốn quý của con người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Vệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Trong đó có rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Tại sao xà phòng lại hiệu quả với với phần lớn virus? Bởi vì đó là một hạt nano tự lắp ráp, trong đó sự liên hệ lỏng lẻo nhất chính là lớp lipid kép. Cụ thể hơn xà phòng làm phân rã màng chất béo, và virus rơi rụng ra như ngôi nhà làm bằng các tấm bìa và “chết”, hoặc đúng hơn là trở nên bất hoạt như các virus không còn sống nữa. Xà phòng là tốt nhất nhưng các nước sát khuẩn cũng tốt khi việc sử dụng xà phòng không tiện lợi hoặc không cầm theo người được. Rửa tay bằng nước sát khuẩn không cần rửa lại bằng nước. Nước sát khuẩn cũng giúp làm sạch da, kháng khuẩn, khử mùi hôi, duy trì độ ẩm tự nhiên cho da. Nước sát khuẩn góp phần ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trên da. Thường xuyên rửa tay là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh tật cho cơ thể. Mặc dù, bạn không thể giữ tay vô trùng nhưng việc rửa tay thường xuyên có thể giúp bạn hạn chế chuyển giao và lây lan các vi khuẩn, vi rút sang người khác và ngược lại. Để rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn trở thành thói quen văn hóa mỗi người cần phải có một quá trình tập luyện, rèn luyện và đấu tranh với bản thân. Bởi đây là giai đoạn đánh dấu sự tự lập dần dần trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giai đoạn định hình nhân cách. Giáo dục thói quen văn hóa rửa tay đúng cách là rèn luyện cho trẻ những thói quen của nếp sống văn minh, tính sạch sẽ. Đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, khoa học về vệ sinh cá nhân. Bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm, thái độ tích cực đối với việc thực hiện những hành vi văn hoá, tổ chức cho trẻ thực hiện các thói quen văn hoá vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ biết tự kiểm tra, đánh giá hành động rửa tay của mình, của bạn... Từ đó hình thành cho trẻ thói quen thực hiện hành vi văn hoá rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn để trẻ có thể tự bảo vệ mình, được sống thoải mái về thể chất và tinh thần - sống khỏe mạnh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm chung: Là một giáo viên mầm non đã công tác nhiều năm và được phân công giảng dạy ở lớp mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trường mầm non Yên ngưu xã Tam Hiệp huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. Tôi nhận thấy việc dạy trẻ rửa tay bằng xà 3/14
  4. phòng và nước sát khuẩn cho trẻ ở lớp tôi cần thiết nhưng trên thực tế vấn đề dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho trẻ ở lớp tôi còn hạn chế, chưa phát huy hết được. Chính vì vậy tôi đã sáng tạo và đưa vào thực hiện: “Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tại trường mầm non Yên Ngưu xã Tam Hiệp” * Tình hình thực tế: Năm học 2019 -2020 tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo bé C2 của trường mầm non Yên Ngưu. Hiện nay, lớp tôi phụ trách có 38 cháu. Trong đó có 13 nam, 25 nữ. - 60% phụ huynh làm nghề nông, 40% phụ huynh là công nhân viên chức và nghề tự do. Từ thực tế trên tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau. 2. Thuận lợi: * Cơ sở vật chất - Trong năm học này BGH đã lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo vệ sinh trong toàn trường. - Được sự quan tâm của BGH nhà trường mua sắm bổ sung các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho trẻ. * Giáo viên - Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ đại học sư phạm mầm non, có 13 năm công tác tại trường, nhiệt tình tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng và giáo dục theo yêu cầu đổi mới của ngành. - Tôi luôn học hỏi nâng cao hiểu biết nhận thức về kiến thức rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn và trao đổi cùng đồng nghiệp, tìm ra những phương pháp hay, biện pháp mới, sáng tạo chủ động trong các giờ hoạt động để giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn . * Học sinh - Trẻ đa số đều có nền nếp thói quen tốt trong học tập. - Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, hào hứng tham gia vào các hoạt động. Tích cực trả lời các câu hỏi của cô. 3. Khó khăn - Lớp có 38 học sinh/1lớp, với diện tích lớp 35 m2/38 trẻ. - Một số học sinh hay nghỉ học nên có nhiều khó khăn trong việc rèn trẻ. - Một số cháu mới đến trường chưa quen nền nếp vệ sinh ở trường. - Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, thường làm giúp trẻ nên khả năng tự phục vụ của trẻ trong hoạt động rửa tay còn hạn chế. 4/14
  5. - Hệ thống thoát nước ngầm do sử dụng lâu năm nay đã xuống cấp nên không đảm bảo vệ sinh. - Vốn kiến thức, kỹ năng của trẻ về vệ sinh cá nhân còn hạn chế, trẻ chưa có kỹ năng và nhận thức được tầm quan trọng trong việc rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn bảo vệ sức khỏe cho bản thân. - Đa số các bậc phu huynh bận buôn bán, làm ruộng nên ít có thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Một số phụ huynh còn chủ quan, chưa tích cực quan tâm chăm sóc trẻ được chu đáo, chưa dạy trẻ các kỹ năng rửa tay. Xuất phát từ những đặc điểm chung của trường, lớp và những khó khăn thuận lợi trên. Nhận thức được tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho trẻ là rất cần thiết. Vấn đề này luôn làm tôi quyết tâm suy nghĩ tìm tòi và cuối cùng tìm được hướng đi cho mình qua nội dung đề tài sau: “Một số biện pháp dạy trẻ 3 - 4 tuổi rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tại trường mầm non Yên Ngưu xã Tam Hiệp”. Tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2020. III.CÁC BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1: Khảo sát về ý thức, kỹ năng rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn của trẻ: Biện pháp này giúp tôi nắm được đặc điểm cũng như ý thức của trẻ đối với rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Trên cơ sở đó cung cấp thêm cho trẻ những kiến thức, kỹ năng còn chưa đạt. Tôi khảo sát trẻ qua những tiêu chí như: - Biết tự rửa tay khi cần: Trẻ biết tự rửa tay khi đến lớp, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh... - Biết khi nào rửa tay bằng xà phòng: Rửa khi tay nhờn và vấy bẩn nhiều.... - Biết khi nào rửa tay bằng nước sát khuẩn: Khi không có nước sạch, trong những trường hợp gấp rút, trước khi vào lớp... - Quy trình rửa tay bằng xà phòng: Nắm được 6 bước rửa tay. - Cách rửa tay bằng nước sát khuẩn: Lấy một lượng vừa đủ thoa đều tay, không cần rửa lại bằng nước. - Trẻ nhận biết hành vi đúng và chưa đúng trong việc rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. * Kết quả khảo sát như sau: Tổng số trẻ được đánh giá: 38 trẻ. 5/14
  6. STT Nội dung Đạt Chưa đạt 1 Biết tự rửa tay khi cần. 15 (39%) 23 (61%) 2 Biết khi nào rửa tay bằng xà phòng. 17 (45%) 21 (55%) 3 Biết khi nào rửa tay bằng nước sát khuẩn. 5 (13%) 33 (87%) 4 Quy trình rửa tay bằng xà phòng.. 4 (11%) 34 (89%) 5 Cách rửa tay bằng nước sát khuẩn. 3 (8%) 35 (92%) 6 Hành vi đúng sai trong rửa tay bằng xà phòng 3 (8%) 35 (92%) và nước sát khuẩn *Kết quả: Qua việc khảo sát trên tôi thấy đa số trẻ còn thiếu kỹ năng về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn... đặc biệt là rửa tay với nước sát khuẩn do trẻ chưa được tiếp xúc nhiều nên tôi đã tham mưu với ban giám hiệu mua bổ sung nước sát khuẩn cho trẻ rửa tay, trang bị đầy đủ các đồ dùng trang thiết bị phục vụ công tác dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho trẻ trong trường mầm non. Ngoài ra tôi còn tham mưu với ban giám hiệu sửa chữa đường ống thoát nước ngầm và hệ thống cống rãnh để đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ. 2. Biện pháp 2: Tự học tập, bồi dưỡng và truyền tải lại cho trẻ về kiến thức, kỹ năng thực hành thao tác rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Cô giáo phải có kiến thức chuẩn xác về kỹ năng thực hành, chính vì vậy mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các tài liệu có liên quan đến rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sát khuẩn để áp dụng vào dạy trẻ. Giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ. Cần rèn luyện thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sát khuẩn. - Tôi đã đến gặp gỡ, trao đổi với các nhân viên y tế có chuyên môn hiểu biết nhanh chóng và chính xác về rửa tay đúng cách thì mới có thể đưa ra phương hướng, biện pháp phù hợp, tối ưu. - Bên cạnh đó tôi còn tìm hiểu về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn qua những trang web trên mạng internet, qua sách báo. Khi có những hiểu biết chính xác, tôi cảm thấy tự tin, chủ động hơn để xây dựng kế hoạch. *Kết quả: Với cách làm như trên tôi đã có hiểu biết sâu hơn và hướng dẫn trẻ cụ thể chi tiết về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn như sau: Thời điểm nào cần phải rửa tay? - Luôn luôn rửa tay trước khi: + Chế biến hoặc chuẩn bị thực phẩm. + Khi ăn uống. + Điều trị vết thương hoặc chích thuốc. + Chạm vào người bệnh, người bị thương, vết thương. 6/14
  7. + Chèn hoặc loại bỏ kính áp tròng. - Luôn luôn rửa tay sau khi: + Chuẩn bị thức ăn, thịt gia cầm đặc biệt là nguyên liệu thô. + Sử dụng nhà vệ sinh... + Chạm vào một con vật hay động vật đồ chơi, dây xích, chất thải. + Xì mũi, ho hoặc hắt hơi vào tay của bạn. + Điều trị vết thương. + Chạm vào người bệnh hay các vết thương. - Rửa tay của bạn bất cứ lúc nào bạn thấy bẩn. - Rửa tay phòng dịch: Khi nào rửa ướt, khi nào dùng khô? - Nhiều nghiên cứu cho thấy các dung dịch sát khuẩn tay chuyên dụng hoạt động tốt trong môi trường lâm sàng như bệnh viện, nơi tay tiếp xúc với vi trùng nhưng không bị dính đất cát hay dầu mỡ. Tuy nhiên, bàn tay có thể trở nên rất nhờn hoặc dính bẩn trong hoạt động hằng ngày như chế biến thực phẩm, chơi thể thao, trồng cây làm vườn hoặc cắm trại... Tay vấy bẩn nhiều, nước sát khuẩn sẽ không hoạt động tốt. Rửa tay bằng xà phòng và nước đặc biệt được khuyến khích trong những trường hợp này. Xà phòng sẽ gột sạch dầu mỡ và bụi bẩn, rửa trôi, mang đi phần lớn vi khuẩn. Về quy trình rửa tay bằng xà phòng, thực hiện theo những bước sau: + Bước 1: Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau. + Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. + Bước 3: Chà hai lòng hai bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay. + Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của lòng bàn tay này vào lòng bàn tay kia.. + Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. + Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay với vòi nước tới cổ tay và làm khô tay. Thời gian vệ sinh tay tối thiểu cho cả quy trình là 30 giây. - Nếu không có điều kiện rửa tay xà phòng dưới vòi nước sạch hay những trường hợp gấp rút thì rửa tay nước sát khuẩn như là một biện pháp thay thế. - Cách rửa tay bằng nước sát khuẩn: Chỉ cần cho một lượng đủ để làm sạch cả bàn tay và ngón tay vào tay, thoa đều trong vòng 30 giây đến khi khô hẳn và không cần rửa lại bằng nước. 7/14
  8. - Nước sát khuẩn tay diệt các loại vi khuẩn, virus, mầm bệnh gây hại đến sức khỏe, khiến chúng không phát triển nữa và bảo vệ bàn tay sạch sẽ trong thời gian dài nhất có thể. Tôi luôn chọn nước sát khuẩn chứa thành phần dưỡng chất, vitamin giúp cho bàn tay trẻ luôn được mềm mại. - Từ kiến thức có được tôi mạnh dạn đăng ký hoạt động rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho buổi hội giảng của trường để BGH, giáo viên góp ý kiến, xếp loại. Đây là một cách làm tạo động lực cho bản thân chú ý đến dạy trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sát khuẩn. 3. Biện pháp 3: Sưu tầm tranh ảnh, các đoạn video clip, các bài thơ, bài hát, trò chơi, câu truyện... có nội dung hướng dẫn, khuyến khích trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. 3.1 Sưu tầm tranh ảnh, đoạn video clip về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn: Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo là tư duy trực quan hình tượng, trẻ chỉ thích những gì đẹp, bắt mắt, nắm được đặc điểm đó tôi đã sưu tầm tranh ảnh có nội dung rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn, hay những đoạn video clip bằng cách vào mạng tìm kiếm rồi lựa chọn những hình ảnh, đoạn video clip có nội dung rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn, phù hợp với nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ giúp trẻ hứng thú quan sát ghi nhớ, hình thành những kiến thức về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. 3.2. Sáng tác và sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu truyện, trò chơi có nội dung rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn: Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có ít các bài thơ, bài hát có nội dung rửa tay, vì thế tôi đã nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, lựa chọn câu từ sáng tác ra những bài thơ, bài hát... phù hợp với nhận thức của trẻ giúp trẻ hứng thú và ghi nhớ các nội dung về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn đạt hiệu quả cao. Tiêu biểu như một số bài thơ sau. * Một số bài thơ, bài hát, câu truyện, trò chơi tự sáng tác: ( Phụ lục I ) * Một số bài thơ, câu truyện tôi sưu tầm: ( Phụ lục II ) 4. Biện pháp 4. Giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn thông qua các hoạt động trong ngày: Sau đây là một số hình thức tổ chức dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Trong đó nhấn mạnh việc tích hợp các nội dung và cách thức tổ chức hoạt động dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn vào các hoạt động trong ngày. 8/14
  9. 4.1. Hoạt động đón trẻ: - Giáo viên đến sớm mở của phòng học cho thông thoáng. - Trong giờ đón trẻ, phụ huynh đưa con đến lớp, trẻ sẽ chào bố mẹ và vào lớp khi chưa sát khuẩn tay, tôi tận dụng luôn tình huống đó để dạy trẻ bằng cách, tôi gọi tất cả trẻ đến và hỏi: + Các con phải làm gì để giữ đôi tay sạch sẽ trước khi vào lớp? + Ai biết cách rửa tay bằng nước sát khuẩn? + Sau khi rửa xong có phải rửa lại bằng nước không? Vì sao?  Qua đó tôi giáo dục trẻ biết rửa tay bằng nước sát khuẩn. - Cô trò chuyện với trẻ về lợi ích của việc rửa tay bằng nước sát khuẩn: Nước sát khuẩn tay diệt các loại vi khuẩn, virus, mầm bệnh gây hại đến sức khỏe. Tránh mang mầm bệnh từ bên ngoài xã hội vào lớp. Nhiều loại nước sát khuẩn còn chứa thành phần dưỡng chất, vitamin giúp cho bàn tay của các con luôn được mềm mại. Ảnh minh họa 1: Trẻ sát khuẩn tay trước khi vào lớp. (Phụ lục III) 4.2. Hoạt động học: Thông qua các hoạt động học của trẻ chúng ta có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn nội dung của việc rửa tay bằng nước sát khuẩn. Cụ thể như sau: - Củng cố kiến thức cho trẻ trong các hoạt động học như: Hoạt động khám phá, làm quen văn học, hoạt động tạo hình... - Trẻ biết được mối quan hệ giữa con người với mọi vật xung quanh qua tiếp xúc bằng đôi bàn tay. Tôi đã lồng ghép vào tất cả các hoạt động học mà có thể lồng ghép được để giáo dục trẻ giúp trẻ nâng cao ý thức rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn nơi mình đang sống và những nơi trẻ đến. * Thông qua hoạt động khám phá khoa học: Đề tài: Trò chuyện về giữ vệ sinh đôi bàn tay. Tôi tổ chức cho trẻ quan sát các video quay cảnh rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn và đàm thoại với trẻ về cách giữ gìn vệ sinh đôi bàn tay bằng cách đưa ra những câu hỏi phát huy tính tích cực của trẻ như: - Khi nào thì các con rửa tay bằng xà phòng? + Rửa tay bằng xà phòng có mấy bước? Rửa trong thời gian bao lâu? Vì trẻ mầm non chưa áng chừng được thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu 30 giây nên tôi đã dạy các con rửa tay trong thời gian hát hết 2 lần bài hát: “Chiếc khăn tay”. - Khi nào thì dùng nước sát khuẩn? + Khi rửa tay bằng nước sát khuẩn có phải làm ướt tay không? 9/14
  10. + Khi rửa xong có phải rửa lại bằng nước không? - Những thời điểm nào cần phải rửa tay? - Rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn có ích lợi gì? * Thông qua hoạt động Làm quen văn học: Đề tài: Thơ “ Bé ơi?” Sau khi đọc thơ cho trẻ nghe, cô trò chuyện với trẻ để trẻ biết việc giữ gìn vệ sinh cá nhân rất cần thiết trong đó có rửa tay trước khi ăn để đảm bảo vệ sinh. Phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường ăn uống. * Thông qua Giáo dục âm nhạc: - Dạy trẻ nhảy: “Dân vũ rửa tay” Khi dạy trẻ nhảy bài “Dân vũ rửa tay” các động tác rửa tay cũng rất quen thuộc với trẻ cộng với giai điệu bài dân vũ sôi động khiến trẻ nhanh nhớ, hứng thú, nhảy theo điệu nhạc. Nhờ vậy, trẻ cũng khắc sâu thêm các bước rửa tay. 4.3. Hoạt động lao động, vui chơi: Để tạo hứng thú cho trẻ sau mỗi giờ học, trẻ được thỏa sức tham gia các hoạt động lao động, vui chơi ngoài trời... Sau mỗi hoạt động cô và trẻ cùng nhận xét: + Hôm nay trẻ làm được hay chơi được những gì? + Sau khi làm xong công việc đó thì bàn tay các con như thế nào? + Bẩn hay sạch? Để bàn tay sạch sẽ ta phải làm gì? Có mấy bước rửa tay? + Cô giáo gợi ý cho trẻ để trẻ đưa ra các ý kiến trả lời đúng. + Sau khi trẻ trả lời cô và bạn cùng nhận xét. Tổ chức cho trẻ hoạt động rửa tay bằng xà phòng: Cho nhóm trẻ 5- 6 trẻ vào rửa tay, cô quan sát trẻ rửa tay xem trẻ rửa tay đúng cách chưa. Ví dụ: Phải làm ướt tay trước khi lấy xà phòng, nhưng có bạn lại lấy xà phòng luôn hay rửa tay nhanh nhanh chóng chóng rồi đi vào... Những hành vi đó đều được tôi nhắc lại sau mỗi buổi rửa tay cho cả lớp cùng nhận xét: Lấy xà phòng khi chưa làm ướt tay thì có rửa được không? Có tạo được bọt không? Rửa tay qua loa có sạch được không? Thời gian mỗi lần rửa tay là hát 2 lần bài hát: “Chiếc khăn tay”. Với mỗi lần như vậy, trẻ lại ghi nhớ sâu hơn về hành vi rửa tay đúng cách. Tôi thường khuyến khích, tuyên dương những trẻ rửa tay đúng, có tiến bộ so với những lần rửa tay trước. Qua hình thức này sẽ giúp trẻ hứng thú hơn trong việc rửa tay bằng xà phòng. Trẻ thấy thoải mái hơn, có ý thức hơn mỗi khi rửa tay bằng xà phòng. Ảnh minh họa 2: Trẻ rửa tay bằng xà phòng ở sân trường để phòng dịch bệnh. (Phụ lục III) 10/14
  11. 4.4. Hoạt động góc: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, qua chơi trẻ tái tạo lại những hành động, kỹ năng trong cuộc sống. Thông qua hoạt động góc tôi lồng ghép giáo dục trẻ ý thức rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn như sau: - Góc học tập: Tuỳ theo nội dung từng chủ đề tôi xây dựng các bài tập mang tính chất mở, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, quan sát qua đó lồng ghép giáo dục trẻ ý thức rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Ví dụ: Tôi xây dựng bài tập các hành vi đúng, sai trong việc rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn yêu cầu trẻ nối, khoanh tròn những hành vi rửa tay đúng. Hay sắp xếp lại trật tự quy trình 6 bước rửa tay. Cô và trẻ cùng ôn lại cách rửa tay. - Góc sách truyện: Cho trẻ kể các câu chuyện, đọc các bài thơ có nội dung rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. - Góc nghệ thuật: Cho trẻ hát các bài hát có nội dung rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. + Tổ chức cho trẻ tô màu các bức tranh có hành vi rửa tay đúng. 4.5. Hoạt động ăn: Giáo dục trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, để phòng tránh giun sán, các bệnh về đường tiêu hóa. Ảnh minh họa 3: Trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng dịch bệnh. ( Phụ lục III) 4.6. Hoạt động chiều: Qua các buổi rèn kỹ năng vệ sinh rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Tôi hướng dẫn trẻ các thao tác, kỹ năng, quan sát, theo dõi trẻ làm, điều chỉnh uốn nắn, giúp trẻ hình thành những kỹ năng, có ý thức tự giác trong việc rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. - Nhận xét hàng ngày ý thức, kỹ năng rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn của trẻ. - Trẻ nào chưa rửa tay đúng cách. Tôi cho trẻ lên thao tác và các bạn quan sát nhận xét xem trẻ đó rửa tay chưa đúng ở bước nào từ đó chỉ ra bước rửa tay còn thiếu, chưa đúng cho cả lớp rút kinh nghiệm. - Tự nhận xét về các hành vi của mình và của bạn. - Tôi luôn tuyên dương khích lệ trẻ kịp thời khi trẻ có ý thức và kỹ năng rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. - Thông qua các hoạt động trong ngày từ đó hình thành ở trẻ ý thức cũng như thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Ở lớp tôi không còn tình trạng để cô phải nhắc nhở trẻ về ý thức cũng như kỹ năng rửa tay của trẻ. 11/14
  12. Ảnh minh họa 4: Giáo viên hướng dẫn trẻ rửa tay theo 6 bước của bộ y tế. (Phụ Lục III) 5. Biện pháp 5. Phối kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Thực hiện giáo dục rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn không chỉ khép kín trong trường mầm non mà phải biết kết hợp chặt chẽ với gia đình, cộng đồng thông qua việc tuyên truyền những kiến thức về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho các bậc cha mẹ, cộng đồng, thực hiện xã hội hóa giáo dục... Đó cũng là mục đích của việc thực hiện rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Chính vì vậy mà trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã trao đổi với cha mẹ trẻ về mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho trẻ. Cụ thể tôi đã xây dựng góc tuyên truyền phụ huynh học sinh kiến thức, kỹ năng rửa tay để phòng tránh dịch bệnh cho trẻ, trao đổi với phụ huynh giúp phụ huynh có ý thức giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Ảnh minh họa 5: Góc tuyên truyền phụ huynh học sinh kiến thức, kỹ năng rửa tay để phòng tránh dịch bệnh cho trẻ. (Phụ lục III) Giáo viên cần trao đổi thường xuyên với phụ huynh thông qua giờ đón và trả trẻ hàng ngày, qua đó nắm bắt những đặc điểm, hành vi của trẻ ở gia đình. Đồng thời thông báo cho gia đình biết tình hình, những biểu hiện của trẻ ở lớp, những nội dung, yêu cầu giáo dục của cô đối với trẻ. Tổ chức các hoạt động cụ thể để phụ huynh cùng tham gia như ủng hộ nước sát khuẩn, sưu tầm những tranh ảnh, sách báo có nội dung về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn... Tất cả các hoạt động đó được phụ huynh ở lớp tôi nhiệt tình hưởng ứng. Hầu hết các gia đình cùng các cô đã tạo dựng cho trẻ thói quen tốt rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn ở nhà, ở trường. Trong thời gian trẻ nghỉ dịch Covid - 19 tôi đã tổ chức họp phụ huynh qua phần mềm zoom cloud meeting, làm các video hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn gửi vào zalo nhóm lớp, và đăng lên website của trường để tuyên truyền, phổ biến những nội dung kiến thức có liên quan đến lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn, kỹ năng trẻ cần có để cha mẹ học sinh phối hợp cùng giáo viên rèn luyện trẻ ở gia đình, tạo cho trẻ những thói quen tốt như: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh... Sát khuẩn tay trước khi vào lớp. Đặc biệt hơn cha, mẹ trẻ và những người xung quanh phải là những tấm gương sáng về giáo dục ý thức rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn để trẻ noi theo. Qua tuyên truyền phối hợp cùng phụ huynh dạy trẻ thì kết quả là trẻ lớp tôi có kiến thức, kỹ năng rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. 12/14
  13. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Vai trò của dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn rất cần thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cho trẻ. Với những hình thức trên sau thời gian thực hiện trên trẻ của lớp tôi đã thu được một số kết quả: - 100% trẻ có kiến thức về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. - 100% trẻ được tham gia rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. - Trẻ mạnh dạn, chủ động, hào hứng tham gia hoạt động, có ý thức trong rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. - Trẻ biết được rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn có nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. - Kiến thức truyền đạt phát huy được sự tập trung ghi nhớ có chủ đích của trẻ, thông qua hình thức chơi mà học từ đó trẻ khắc sâu và nhớ lâu kiến thức, hình thành những cơ sở ban đầu của rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho trẻ mẫu giáo. - Thu được nhiều tranh ảnh, tư liệu có nội dung giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn để dạy trẻ. - Phụ huynh phấn khởi khi thấy con em mình có ý thức rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn từ bé. * Kết quả đánh giá trẻ cuối năm: Tổng số trẻ được đánh giá: 38 trẻ. Đầu năm Cuối năm STT Nội dung Chưa Chưa Đạt Đạt đạt đạt 1 15 23 . Biết tự rửa tay khi cần. (39%) (61%) 100% 0% 2 17 21 Biết khi nào rửa tay bằng xà . (45%) (55%) 100% 0% phòng. 3 5 33 Biết khi nào rửa tay bằng nước . (13%) (87%) 100% 0% sát khuẩn. 4 4 34 Quy trình rửa tay bằng xà 32 6 . (11%) (89%) phòng. (84%) (16%) 5 3 35 Cách rửa tay bằng nước sát . (8%) (92%) 100% 0% khuẩn. 6 Hành vi đúng sai trong rửa tay 3 35 32 6 13/14
  14. bằng xà phòng và nước sát (8%) (92%) (84%) (16%) khuẩn 14/14
  15. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận: Việc rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho trẻ trong trường mầm non là công việc rất cần thiết và không được chủ quan trong thời điểm trên thế giới dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi mỗi giáo viên, phụ huynh phải đặc biệt quan tâm, theo dõi sức khỏe cho trẻ một cách thường xuyên. Vì nguy cơ xảy ra dịch bệnh, nhiễm khuẩn với trẻ có thể xảy ra bất kì lúc nào, nếu chúng ta không chủ động phòng tránh. Qua thời gian tìm kiếm, khảo sát thực trạng và đưa ra những giải pháp thực hiện trên. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, bên cạnh đó tôi luôn nhận được sự động viên tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất từ phía BGH nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp. Chính từ đó tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Người giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm lý trẻ, biết tính nết, sở thích của từng trẻ. Có kiến thức về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Tích cực học hỏi, tìm tòi, sáng tạo nhiệt tình. - Giáo viên phải yêu nghề thực sự yêu thương con trẻ như con mình, tự học tập, bồi dưỡng về kỹ năng thực hành thao tác rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn, chịu khó sưu tầm tranh ảnh, các đoạn video clip có nội dung hướng dẫn, khuyến khích rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn để giáo dục trẻ. Và phải luôn là tấm gương sáng về văn hóa rửa tay để trẻ noi theo. - Sáng tác các bài thơ, truyện kể, bài hát có nội dung giáo dục rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn để giáo dục trẻ. Nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng, thói quen rửa tay. Nhằm bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ có sức khỏe tốt để phát triển toàn diện về mọi mặt. Biết tận dụng các tình huống xảy ra trong thực tế, biết tạo ra các tình huống để dạy trẻ rửa tay đúng cách. - Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo lồng ghép nội dung giáo dục trẻ ý thức rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn thông qua các môn học, các hoạt động, mọi lúc, mọi nơi. Phải tận dụng môi trường trong, ngoài lớp học, qua các bảng tuyên truyền, tranh ảnh xung quanh trường có nội dung giáo dục trẻ ý thức rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn để giáo dục trẻ. - Giáo viên phải phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc rèn luyện các kỹ năng và thói quen tốt trong việc rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn 2. Khuyến nghị: Trong các năm học tiếp theo, BGH nhà trường tổ chức các buổi kiến tập về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn để giáo viên toàn trường được học hỏi kinh nghiệm của nhau. 15/14
  16. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn tại trường mầm non Yên Ngưu xã Tam Hiệp và đã mang lại kết quả khả quan trong năm học 2019 - 2020. Tôi nghĩ rằng bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót mà tôi chưa nhìn nhận ra được. Rất mong các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp tham khảo, cùng nhau trao đổi để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đầy đủ hơn, đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2020 16/14
  17. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................... 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................................. 3 Xà phòng là tốt nhất nhưng các nước sát khuẩn cũng tốt khi việc sử dụng xà phòng không tiện lợi hoặc không cầm theo người được. Rửa tay bằng nước sát khuẩn không cần rửa lại bằng nước. Nước sát khuẩn cũng giúp làm sạch da, kháng khuẩn, khử mùi hôi, duy trì độ ẩm tự nhiên cho da. Nước sát khuẩn góp phần ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trên da. .................................................. 3 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................................... 3 1. Đặc điểm chung: ............................................................................................................. 3 2. Thuận lợi: ......................................................................................................................... 4 3. Khó khăn .......................................................................................................................... 4 III.CÁC BIỆN PHÁP ............................................................................................................. 5 1. Biện pháp 1: Khảo sát về ý thức, kỹ năng rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn của trẻ: ...................................................................................................................... 5 2. Biện pháp 2: Tự học tập, bồi dưỡng và truyền tải lại cho trẻ về kiến thức, kỹ năng thực hành thao tác rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. ..................... 6 3. Biện pháp 3: Sưu tầm tranh ảnh, các đoạn video clip, các bài thơ, bài hát, trò chơi, câu truyện... có nội dung hướng dẫn, khuyến khích trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. ................................................................................................ 8 3.1 Sưu tầm tranh ảnh, đoạn video clip về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn: ................................................................................................................................... 8 3.2. Sáng tác và sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu truyện, trò chơi có nội dung rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn: .................................................................. 8 4. Biện pháp 4. Giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn thông qua các hoạt động trong ngày: ........................................................................................ 8 4.1. Hoạt động đón trẻ: ...................................................................................................... 9 4.2. Hoạt động học: ............................................................................................................ 9 4.4. Hoạt động góc: .......................................................................................................... 11 4.5. Hoạt động ăn: ............................................................................................................ 11 4.6. Hoạt động chiều: ....................................................................................................... 11 5. Biện pháp 5. Phối kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. .......................................................................................................... 12 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................................................. 13 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................... 15 1.Kết luận: .......................................................................................................................... 15 2. Khuyến nghị: ................................................................................................................. 15 ............................................................... 16
  18. Phụ lục I * Một số bài thơ, bài hát, câu truyện, trò chơi tự sáng tác: Rửa tay sát khuẩn Cô giáo dạy em Cái lọ be bé Trước khi vào lớp Lấy vừa đủ thôi Bé hãy rửa tay Xoa đều đôi tay Nước sát khuẩn đây Xoa xong khô ngay Nào cùng rửa nhé Sạch ngay rồi bé. Rửa tay Bé ơi nhớ nhé Không nên vội vã Đến giờ ăn cơm Rửa cho sạch sẽ Các bé rửa tay Tay thơm tay sạch Sáu bước rửa tay Mới là bé bé ngoan. Rửa tay xà phòng Dòng nước mát Xà phòng thơm Bé rửa tay Học điều hay Làm việc tốt. Truyện: Thỏ Bông đau bụng. Một buổi sáng đẹp trời, Thỏ Bông vào rừng giúp mẹ hái nấm. Đi vào rừng, Thỏ Bông tới một gốc táo, dưới gốc táo có rất nhiều nấm. Thỏ Bông reo lên: “A! nhiều nấm quá, mình phải hái cho đầy giỏ mới được!” Hái xong, Thỏ Bông mệt quá nằm nghỉ dưới gốc cây. Bỗng mấy quả táo rơi xuống, đói quá Thỏ Bông liền ăn luôn quả táo mà không để ý là tay mình dính đầy bụi bẩn. Ăn xong, Thỏ Bông xách giỏ nấm trở về nhà. Về tới nơi, chưa kịp chào mẹ, Thỏ Bông đã ôm bụng nằm xuống rên la “Ôi mẹ ơi con đau bụng quá!”. Thỏ mẹ vội vàng chạy vào nhà lấy lọ dầu xoa vào bụng cho Thỏ Bông. Nhưng Thỏ Bông vẫn đau lắm. Thỏ mẹ lo quá bế Thỏ con chạy một mạch tới nhà bác sĩ Gấu. - Bác sĩ ân cần hỏi: Cháu đau ở đâu? - Thỏ Bông: Dạ, đau quanh chỗ rốn ạ! - Bác sĩ Gấu: Cháu đã ăn những gì nào?
  19. - Thỏ Bông: Dạ, cháu ăn mấy quả táo ạ! - Bác sĩ Gấu: Thế trước khi ăn, cháu có rửa tay không? - Thỏ lí nhí trả lời: Cháu không ạ! Thế thì bác hiểu rồi, cháu bị đau bụng vì trước khi ăn cháu không rửa tay. Cháu có biết là tay bẩn có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh khi ta ăn mà không rửa tay thì vi khuẩn sẽ vào bụng làm chúng ta bị đau bụng. Để diệt được hết vi khuẩn thì cháu nhớ là phải rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Được bác sĩ Gấu tận tình chữa bệnh và cho uống thuốc, Thỏ Bông khỏi đau bụng. Hai mẹ con cảm ơn và chào bác sĩ để ra về. Từ đó Thỏ Bông luôn nhớ lời bác sĩ dặn nên không còn bị đau bụng nữa. Bài hát: Cùng rửa tay (Dựa theo bài Inh lả ơi làn điệu dân ca Thái) Các bạn ơi lại đây nào. Lấy xà phòng rửa tay sạch nào. Cùng lau khô sạch tay đi nào. Các bạn ơi! vui thật vui! Bài hát: Đôi tay xinh (Dựa theo bài hát Lý cây xanh làn điệu dân ca Nam Bộ)
  20. Bài hát: Sát khuẩn vào lớp ( Dựa theo làn điệu dân ca lý kéo chài) Trò chơi: Bé không nên làm gì? Mục đích: Giúp trẻ nhận ra hành vi đúng, sai khi rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn, qua đó hình thành những hành vi chuẩn mực đơn giản về rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho trẻ. Chuẩn bị: Mỗi trẻ một bức tranh có vẽ 2 hành vi đúng và 2 hành vi chưa đúng đối với rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Cách chơi: Cho trẻ chơi làm 2 lần, lần 1 nhận biết hành vi đúng sai khi rửa tay xà phòng, lần 2 nhận biết đúng sai khi rửa tay bằng nước sát khuẩn. Trẻ biết chọn các hành vi sai khi rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Luật chơi: Trẻ khoanh tròn vào các hành vi bé chưa làm đúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2