intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng tổ chức dạy trẻ 24 - 36 tháng theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, từ đó tôi xác định một số biện pháp cơ bản để dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

  1. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM 1.Lý do chọn đề tài: a. Cơ sở lý luận Xuất phát từ yêu cầu thực tế cần có những biện pháp dạy trẻ linh hoạt, sáng tạo để góp phần vào đổi mới cơ bản, toàn diện nền giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, mỗi trẻ đều có hứng thú và nhu cầu, thế mạnh khác nhau. Để dạy một trẻ thành công, giáo viên cần nắm bắt được khả năng của từng trẻ để tạo cơ hội cho trẻ phát triển thông qua các hoạt động “học bằng chơi, chơi mà học” theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện cũng như nhận thức của giáo viên về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các nhóm lớp là chưa đồng đều nhau. Đặc biệt, đa số giáo viên chỉ quan tâm đến tạo môi trường vật chất cho trẻ hoạt động chứ chưa chú ý đến tạo môi trường tâm lý. Thậm chí, môi trường vật chất chưa thực hiện theo hướng “mở”, trẻ thì chỉ được sử dụng một cách thụ động. Ngoài ra, một số giáo viên mới vào nghề chưa có kinh nghiệm lập kế hoạch giáo dục, chưa thực sự chú ý đến cá nhân trẻ. Điều đó dẫn tới, trẻ còn thụ động, chưa dám hoạt động theo ý thích của mình, chưa phát huy hết tính tích cực sáng tạo của bản thân chưa mạnh dạn, tự tin để nói ra ý kiến riêng của mình… Từ xưa đến nay, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ” (Nghị quyết 29-NQ- TW của Hội Nghị lần thứ VIII). Nên giáo dục mầm non cần có những sáng kiến đổi mới để bắt kịp đà phát triển của các bậc học khác, đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Thực tế cho thấy, đối với trẻ mầm non, mỗi em bé có những điều kiện phát triển riêng về yếu tố thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, phát triển các kỹ năng khác nhau… Những công trình nghiên cứu cho thấy, mỗi đứa trẻ đều có một con đường, một nhịp độ phát triển riêng, từ đó nảy sinh những nét tâm lý của riêng nó. Chính những nét riêng đó nên chúng ta cần quan tâm đến từng trẻ, tôn trọng trẻ, giúp trẻ sống chủ động, sống hồn nhiên vui tươi, cho trẻ cuộc sống của chính trẻ… Chính vì vậy, mỗi giáo viên mầm non cần hiểu rõ hơn về cách tiếp cận giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Từ đó xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục để lập kế hoạch sao cho phù hợp với từng trẻ. Để thực hiện hiệu quả các biện pháp dạy trẻ, mỗi giáo viên cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình tận tâm, tận lực hỗ trợ trẻ trong tất cả các hoạt động trong ngày. Từ khi trẻ bắt đầu đến lớp đến khi trẻ ra về, lúc trẻ học tập hay vui chơi đều cần đến cô giáo hỗ trợ trẻ mọi lúc, mọi nơi trong mọi thời điểm… Mọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ, cũng như từng nhóm trẻ, để tạo cơ hội cho mọi trẻ đều được học tập vui chơi, tham gia các hoạt động một cách tích cực, phát huy tính sáng tạo của từng cá nhân trẻ. Đây chính là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên khi thực hiện dạy trẻ theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Mỗi
  2. 2 chúng ta cần hiểu đúng, hiểu sâu sắc và vận dụng vào thực tiễn quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong công tác chăm sóc cũng như giáo dục trẻ một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ. b. Cơ sở thực tiễn: Trong nhiều năm gần đây, dạy trẻ mầm non theo quan điểm tiếp cận giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Quan điểm này là quan điểm dạy trẻ xuyên suốt trong mọi hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Trên thực tế, giáo viên đã được nhà trường bồi dưỡng kiến thức về nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, việc quan tâm bồi dưỡng kiến thức để dạy trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế nhất là việc bồi dưỡng cho giáo viên dạy nhà trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn rất mờ nhạt. Chính vì thế, còn rất nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, chưa tận tâm, tận lực, chưa thể hiện rõ trách nhiệm trong việc nắm bắt và đánh giá đúng nhận thức của trẻ để xây dựng kế hoạch phát triển cho phù hợp. Còn các bậc phụ huynh vì những công việc khác nhau của gia đình và xã hội nên chưa thật sự quan tâm đầy đủ về thời gian, sức lực và trí lực để giáo dục toàn diện cho trẻ. Vì vậy, trách nhiệm của phụ huynh và giáo viên trong việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần được quan tâm hơn nữa để giúp trẻ phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ... Là một giáo viên luôn yêu nghề, tận tâm với trẻ, nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và phát triển một cách tự nhiên nhất. Vì vậy, tôi đã không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” vào thực tế dạy trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu: Khi tiến hành nghiên cứu đề tài Một số biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng tổ chức dạy trẻ 24 - 36 tháng theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, từ đó tôi xác định một số biện pháp cơ bản để dạy trẻ đạt hiệu quả cao hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” lớp nhà trẻ D2 nơi tôi công tác. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: - Lứa tuổi mầm non, lớp nhà trẻ D2, trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Tổng có 28 học sinh, nam19 cháu, nữ 9 cháu. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trắc nghiệm. - Phương pháp tư duy - trừu tượng. - Phương pháp phối hợp. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp .
  3. 3 - Phương pháp thực hành. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Đề tài được thực hiện tại lớp nhà trẻ - D2 Trường mầm non Thuần Mỹ. - Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. PHẦN II: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lý luận nghiên cứu: Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt thống nhất trong mọi hoạt động giáo dục. Quan điểm này được thể hiện trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục. Từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến các hoạt động cụ thể như: Xây dựng môi trường giáo dục, lập kế hoạch … đều hướng tới từng trẻ, từng nhóm trẻ nhỏ và nhóm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực. Dạy học lấy trẻ làm trung tâm khác với dạy học truyền thống là giáo viên không truyền đạt kiến thức cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân trẻ. Để đạt được điều này, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm trẻ, từng cá nhân trẻ. Bởi vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, tâm lý. Mỗi trẻ có một hoàn cảnh gia đình và văn hóa khác nhau về điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế, tôn giáo, môi trường sống. Mỗi trẻ có một hứng thú, một cách học và tốc độ học tập riêng, có nhu cầu, thế mạnh khác nhau. Trẻ “học bằng chơi” tốt nhất là khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Với trẻ mầm non, giờ học được tiến hành dưới sự tổ chức, hướng dẫn sư phạm của giáo viên nhằm giúp trẻ lĩnh hội các tri thức mới, củng cố, hệ thống hóa các tri thức đã có, đồng thời hình thành và rèn luyện các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội. Muốn vậy, giáo viên cần tạo điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, thông qua đó nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt, thuận lợi. Đây cũng chính là cơ sở để trẻ học làm người và vận dụng sự hiểu biết của mình vào cuộc sống hằng ngày. 2. Khảo sát thực trạng: 2.1 Đặc điểm chung của nhà trường - Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất cũng như điều kiện đứng lớp đối với bản thân. - Được cung cấp nhiều đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục. - Được tham gia các buổi chuyên đề do phòng và nhà trường tổ chức.
  4. 4 - Năm học 2022 – 2023 tôi được nhà trường phân công đứng lớp nhà trẻ- D2, 24- 36 tháng tuổi, lớp tôi gồm 28 học sinh trong quá trình thực hiện đề tài, tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.2. Thuận lợi: * Cơ sở vật chất: - Được sự quan tâm của các cấp, ban lãnh đạo, đã tạo điều kiện cho lớp NT- D2 được học phòng học đủ điều kiện về diện tích. Cơ sở vật chất nhà trường và trong các nhóm lớp tương đối đầy đủ về trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi các góc cũng như đồ dụng phục vụ công tác giảng dạy… * Về giáo viên: - Trình độ giáo viên đều đạt trên chuẩn. - Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công tác giảng dạy. - Bản thân có chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn có đầy đủ các năng lực, luôn hết lòng vì công việc, yêu nghề, mến trẻ. * Về phía trẻ: - Lớp tôi phụ trách có 28 trẻ (trong đó có 9 trẻ nữ, 19 trẻ nam) Các cháu nhìn chung khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích khám phá cái mới, cùng một lứa tuổi thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt. - 100% trẻ đến lớp ngay từ đầu tháng 8 tạo điều kiện cho giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. * Về phụ huynh: - Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ. 2.3. Khó khăn: * Đối với giáo viên: - Giáo viên chưa nhận thức đúng về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục theo quan điểm “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” - Khi lập kế hoạch, giáo viên chưa bám sát vào thực tế trên trẻ, kiến thức, kỹ năng đưa ra còn chung chung, mang tính cào bằng, giáo dục đồng loạt. - Ngoài ra, trong khi dạy trẻ, giáo viên chưa thực sự quan tâm đến cá nhân trẻ, chưa chú ý rèn kĩ năng cho từng trẻ, nội dung dạy trẻ còn máy móc, dập khuôn, chưa linh hoạt sáng tạo. - Giáo viên thường cung cấp kiến thức cho trẻ một chiều, áp đặt lên trẻ, dùng mệnh lệnh cho trẻ thực hiện theo, chưa thực sự lắng nghe ý kiến của trẻ… * Đối với trẻ: - Trẻ còn thụ động, chưa dám hoạt động theo ý thích của mình, chưa phát huy hết tính tích cực sáng tạo của trẻ trong các giờ vui chơi cũng như hoạt động có chủ đích. Thậm chí, nhiều trẻ còn e dè, nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin để nói ra ý kiến riêng của mình… * Về phía phụ huynh học sinh:
  5. 5 - Nhận thức và quan điểm dạy trẻ của các bậc phụ huynh không đồng đều nhau, chưa thực sự quan tâm đến giáo dục trẻ. Có những bậc phụ huynh mải lo làm kinh tế không quan tâm đến việc dạy trẻ, còn giao phó, mặc cho ông bà, cô giáo, người giúp việc… Một số bậc phụ huynh thì nuông chiều con quá mức, luôn làm theo ý trẻ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của trẻ có khi là những sự vòi vĩnh không đúng. 2.4. Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài: Trong phạm vi đề tài này, để tập trung giải quyết những khó khăn trên thì việc khảo sát thực trạng trên trẻ trong các nhóm, lớp là một khâu rất quan trọng giúp tôi nắm bắt được kết quả đạt được trên trẻ, từ đó xác định những biện pháp hỗ trợ phù hợp và đem lại hiệu quả cao hơn. Do đó, tôi khảo sát tình hình thực tế ở nhóm lớp 24 - 36 tháng tuổi do tôi phụ trách vào tháng 9/2022 đạt kết quả như sau: Bảng khảo sát chất lượng của trẻ đầu năm học: Kết quả trước khi áp dụng các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Tổng số Nội dung trẻ khảo sát Số trẻ Số trẻ Tỷ lệ Tỷ lệ chưa đạt % % đạt Phát triển thể chất 13 46,4 % 15 53,6% Phát triển ngôn ngữ 13 46,4% 15 53,6% 28 Phát triển nhận thức 12 42,9% 16 57,1% Phát triển KN - TCXH &TM 11 39,2 17 60,8 Từ thực tế trên, tôi nghĩ rằng mình phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên trẻ một cách hiệu quả nhất? Chính vì vậy, tôi đã luôn suy nghĩ và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp vào nhóm lớp trực tiếp do tôi phụ trách nhằm nâng cao chất lượng Một số biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. 3. Những biện pháp chủ yếu của đề tài: Biện pháp 1: Xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dạy trẻ. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động dạy trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Biện pháp 4: Kết hợp với các bậc phụ huynh. 4. Biện pháp từng phần:
  6. 6 4.1. Xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Trong chăm sóc, giáo dục trẻ giáo viên là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng phát triển toàn diện, sự tương tác giữa giáo viên với trẻ rất quan trọng. Nếu trong phương pháp giáo dục truyền thống, giáo viên là người chiếm ưu thế, có quyền lực quyết định tất cả thì trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giáo viên chỉ đóng vai trò gợi ý, thúc đẩy sự khám phá, tìm tòi của trẻ. Điều quan trọng hơn đó là: giáo viên cần chú ý đến “cá nhân” trẻ, chú ý đến kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng trẻ để có những biện pháp hỗ trợ trẻ cho phù hợp. Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao trong giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, giáo viên cần quan tâm, giáo viên cần chú ý đến việc xây dựng môi trường vật chất, môi trường tâm lý, cụ thể như sau: - Tạo môi trường vật chất: Tôi đã xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học đảm bảo độ an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động. + Trong nhóm lớp: Tôi sắp xếp các góc chơi cho trẻ phù hợp, thuận tiện, đồ dùng đồ chơi để nơi dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm và đặc biệt là thuận tiện cho việc đi lại của trẻ, đủ không gian cho mọi trẻ được giao tiếp và qua lại giữa các nhóm chơi, giữa trẻ với trẻ... Đồng thời có không gian phù hợp dành cho hoạt động chung cả lớp và hoạt động theo sở thích, khả năng của nhóm nhỏ hoặc cá nhân. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi theo quy định tôi còn tận dụng những nguyên vật liệu phế thải làm đồ chơi cho trẻ như: vỏ lon sữa, hạt gấc, lắp chai nhựa… để trẻ có thể tự hoạt động theo ý thích của trẻ. + Ngoài sân trường: tôi còn tham mưu với BGH nhà trường trồng cây xanh, cây bóng mát xung quanh trường, lớp phù hợp. Ngoài những trang thiết bị đồ chơi ngoài trời, tôi còn làm những đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải như: đồ chơi phục vụ phát triển vận động, đồ chơi dân gian mang xuống sân trường cho trẻ hoạt động… + Trong góc thiên nhiên của lớp, tôi tận dụng những nguyên vật liệu phế thải như: Vỏ chai nhựa, ống nhựa, ống tre lứa, lốp xe… để trồng cây, gieo hạt. Điều đáng nói là, những ống và hộp để trồng cây, dù là để sát mặt đất hay treo lên đều đặt vừa tầm tay với của trẻ. Bố trí để các dụng cụ để chăm sóc cây, hạt giống, cây giống… Trong các giờ hoạt động hay giờ chơi tự do trẻ có thể tự gieo hạt, trồng cây, tự tưới nước, nhổ cỏ chăm sóc cây theo ý thích của trẻ. - Tạo môi trường tâm lý: Tạo cho trẻ môi trường đầm ấm, thân thiện, vui vẻ, thoải mái, trẻ có niềm vui xuyên suốt tất cả các hoạt động trong ngày, tạo thêm động lực cho trẻ trải nghiệm các cảm xúc khác nhau. Giúp trẻ có được cảm giác an toàn khi đến lớp, giáo viên cần tôn trọng trẻ, tôn trọng những câu hỏi của trẻ, tôn trọng những sản phẩm trẻ làm ra. Trẻ có hành vi tốt, thái độ tốt cô động viên khen ngợi kịp thời, những trẻ còn nhút nhát cô khuyến khích trẻ, động viên trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong việc thể hiện vai trò của mình. Khi giao tiếp với trẻ, tôi đã lựa chọn những câu trả lời với trẻ thật dí dỏm, cần hiểu được cá tính, sở thích của từng trẻ, hiểu hoàn cảnh gia đình của trẻ để nắm bắt nhu cầu còn thiếu hụt từ đó có giải pháp phù hợp. Cô giáo cần đưa ra các câu hỏi mở,
  7. 7 hướng sự chú ý của trẻ tới mối quan hệ tốt đẹp, hành vi đúng trong cách ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và vạn vật xung quanh. Đồng thời, thường xuyên tăng cường các hoạt động giao tiếp, giao lưu cảm xúc giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - cô giáo và giữa trẻ với những người xung quanh… giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát huy được tính tích cực của trẻ. Hình ảnh 1: Hoạt động học lấy trẻ làm trung tâm. 4.2. Xây dựng kế hoạch dạy trẻ: Sau khi xác định rõ vai trò của giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ thì giáo viên cần xây dựng kế hoạch. Để xây dựng kế hoạch đạt hiệu quả tôi đã thực hiện theo quy trình sau: Trước khi lập kế hoạch tôi quan sát, theo dõi, tìm hiểu, nắm bắt tâm sinh lý từng trẻ thông qua các hoạt động chơi - tập và các hoạt động khác trong ngày, tôi ghi chép lại và đánh giá sự phát triển của từng trẻ. Sau khi đánh giá xong tôi xây dựng kế hoạch để thực hiện, điều chỉnh kế hoạch hoạt động, căn cứ vào tình hình thực tế tôi áp dụng phương pháp phân loại, chia trẻ thành từng nhóm như: Những trẻ phát triển chậm về thể chất vào một nhóm, những trẻ phát triển chậm về ngôn ngữ vào một nhóm, những trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử nhanh vào một nhóm…Từ đó, tôi xác định nội dung hỗ trợ cho từng trẻ trong các nhóm vào những hoạt động cụ thể. Ví dụ:Trong hoạt động dạy hát, tôi chia trẻ theo nhóm: Nhóm trẻ đã biết cách thể hiện nội dung bài hát và nhóm chưa biết thể hiện nội dung bài hát. Nhóm trẻ đã thuộc lời, hát rõ ràng, đúng giai điệu, tôi yêu cầu cao hơn, cũng có thể cho trẻ hát kết hợp nhún, hát kết hợp dụng cụ âm nhạc… Nhóm còn ngọng, sai lời tôi tập trung sửa sai, sửa ngọng cho trẻ, giúp trẻ thể hiện đúng nội dung bài hát. Tuy nhiên, trong thực tế dạy trẻ đôi lúc có những tình huống xảy ra nằm ngoài kế hoạch, tôi đã linh hoạt xử lý kịp thời như: Mâu thuẫn, xung đột của trẻ trong khi chơi - tập… Ví dụ: Khi tôi cho trẻ xếp hàng tập thể dục, có trẻ chen lấn xô đẩy bạn, muốn tranh lên trước. Lúc này, tôi đã linh hoạt xử lý tình huống, lồng ghép dạy trẻ quy tắc xã hội như: nhắc nhở trẻ bình tĩnh chờ đến lượt, không chen lấn, xô đẩy bạn. Hoặc có những nội dung đã xây dựng trong kế hoạch nhưng vì lý do khách quan không thực hiện được, tôi phải thay đổi bằng một nội dung khác. Ví dụ: Tổ chức hoạt động ngoài trời “Quan sát cây xanh”. Nhưng hôm đó cây bị héo, tôi đã chuyển sang trò chuyện và cùng trẻ làm cách nào cho cây xanh không héo và xanh tốt trở lại? … Sau đó, cô cùng trẻ lấy nước tưới cây, nhắc trẻ tưới cây hàng ngày… Đặc biệt, việc lập kế hoạch phải đảm bảo rằng từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát triển. Hình ảnh 2: Trẻ quan sát cây xanh. 4.3. Tổ chức các hoạt động dạy trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”:
  8. 8 Để tổ chức thành công các hoạt động, đạt được mục đích đề ra là “lấy trẻ làm trung tâm” đòi hỏi người giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trong tất cả các hoạt động dạy trẻ: * Trong giờ đón trẻ - trò chuyện: Đây là hoạt động đầu tiên khi trẻ rời vòng tay của gia đình để đến với cô, hoạt động này tạo tiền đề cho các hoạt động trong ngày của trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần hết sức nhẹ nhàng, tình cảm, cần tạo“tâm thế” tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên, mỗi trẻ lại có những sắc thái tâm lý riêng, khác nhau… Giáo viên cần nắm rõ trạng thái tâm lý của từng trẻ để kịp thời điều chỉnh, hướng trẻ vào hoạt động. Muốn vậy, giáo viên cần nắm nhanh tâm tư của từng trẻ, sau đó, nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ để giải tỏa tâm lý cho trẻ. - Đối với trẻ mới đến lớp: Trẻ chưa quen cô, chưa quen với môi trường lớp học, trẻ còn quấy khóc, cô nhẹ nhàng dỗ dành, bế trẻ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ. Tuy nhiên, có trẻ sẽ hợp tác với cô ngay, nhưng có những trẻ vẫn khóc. Trường hợp này, tôi đã hướng trẻ vào một hoạt động khác như: VD: cho trẻ cùng cô cất ba lô, cất dép vào ngăn tủ cá nhân. Tôi chỉ cho trẻ và nói: Đây là ngăn tủ của con, ngăn tủ này có hình con gì nào? Màu gì?… Đồng thời, giới thiệu ký hiệu cho trẻ biết. Sau đó, tôi yêu cầu trẻ cất đồ dùng vào ngăn tủ. Nếu trẻ nào chưa cất được, tôi cùng trẻ để vào và không quên dặn “Đây là ngăn tủ đựng đồ của con, mai đến lớp con lại cất đồ vào đây nhé!”. - Khi trẻ đã quen: trẻ đã có ý thức hơn, giáo viên cho trẻ tự cất đồ, cô động viên khen trẻ kịp thời. Tuy nhiên trong thực tế, có những trẻ cô chỉ cần hướng dẫn một lần, hôm sau trẻ có thể làm được. Nhưng có những trẻ chậm chạp, cô cần kiên trì nhắc nhở trẻ, khuyến khích trẻ làm, cô không nên làm hộ trẻ mà cần động viên khích lệ trẻ kịp thời. Cũng trong giờ đón trẻ, có những trẻ đến lớp khoanh tay chào cô, chào bố mẹ, nhưng có những trẻ do ngôn ngữ phát triển chậm, phát âm chưa rõ… cô giáo cần nói chậm để trẻ nói theo cô “Con - chào - cô - ạ!”. Cô chú ý sửa cho trẻ cả về tư thế chào, thái độ chào. - Trò chuyện với trẻ: Thường thì trong giờ đón trẻ, kế hoạch đề ra là giáo viên trò chuyện với trẻ về chủ đề đang thực hiện. Tuy nhiên, không phải trẻ nào đến lớp cũng hợp tác với cô về những câu hỏi đó. Vì thế, giáo viên không nên gò ép trẻ mà cần linh hoạt với từng cá nhân trẻ. Thay vì trò chuyện về những con vật, cỏ cây, hoa lá theo chủ đề… thì giáo viên có thể trò chuyện với trẻ về chiếc áo, chiếc váy trẻ đang mặc, thậm chí là cái vòng trẻ đang đeo… Hoặc cũng có khi, giáo viên cần hướng trẻ bằng một đồ chơi nào đó trong lớp mà hôm trước trẻ đang chơi, đang làm chưa xong… Từ đó, giáo viên đã tạo được tâm thế tốt nhất, giúp trẻ sẵn sàng, chủ động bước vào các hoạt động tiếp theo. Hình ảnh 3: Cô vỗ về an ủi trẻ. * Trong tổ chức hoạt động chơi - tập có chủ định: Hoạt động chơi - tập có chủ định là hoạt động nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức mới. Một trong những cách dạy trẻ thành công nhất, phát huy
  9. 9 được tính chủ động, sáng tạo của trẻ là giáo viên cần để trẻ được chủ động thể hiện khả năng của trẻ và được trải nghiệm. Ví dụ: Khi tiến hành hoạt động dạy trẻ “Bò theo đường ngoằn ngoèo”, cô giới thiệu muốn đến nhà bác Gấu chúng mình cần bò qua con đường này. Cô mời 1 - 2 trẻ lên trải nghiệm, nếu trẻ không bò được, hoặc bò sai thì cô mới tiến hành làm mẫu và giải thích. Sau khi làm mẫu, cô cho từng trẻ lên thực hiện. Lúc này, trẻ bộc lộ rõ nhất khả năng cá nhân của trẻ: + Những trẻ làm tốt, cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời. Đồng thời, có thể nâng độ khó của bài tập như: Cô có thể cho con đường hẹp lại, hoặc cũng con đường ấy nhưng cô yêu cầu trẻ bò có mang vật trên lưng đến tặng bác Gấu. + Nếu trẻ chưa bò được hoặc bò chưa đúng, cô hướng dẫn lại, kết hợp cùng các bạn động viên trẻ, chú ý hơn đến cá nhân trẻ nhiều hơn. Hoặc giáo viên có thể giúp trẻ bò tốt hơn ở các hoạt động chơi - tập chiều, hoặc ở hoạt động vui chơi… - Trong khi tổ chức các hoạt động dạy trẻ, căn cứ vào mức độ đạt được trên trẻ cô có những xử lý linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng trẻ. Ví dụ: Trong hoạt động kể chuyện, khi đàm thoại với trẻ: + Đối với những trẻ ngôn ngữ phát triển chậm: tôi cho trẻ nói cùng cô, luyện phát âm cho trẻ tròn vành, rõ tiếng. + Đối với những trẻ nhận thức tốt hơn: ngoài việc rèn ngôn ngữ cho trẻ, kích thích trẻ nói, tôi còn sử dụng các câu hỏi “mở” khiến trẻ phải suy nghĩ để phát triển tư duy cho trẻ như: Con làm thế nào? Vì sao con biết? Nếu… thì sao? Nếu không… thì sao?… Cụ thể như: Trong truyện “Thỏ ngoan”, sau khi đàm thoại với trẻ về nội dung truyện, cô có thể hỏi trẻ: + Con thích nhân vật nào? + Vì sao con thích? ... Ngoài ra, giáo viên cần để trẻ tự thực hiện, giáo viên chỉ là người quan sát, động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Giáo viên không nên quá sử dụng sản phẩm mẫu và làm mẫu mà cần đưa ra các câu hỏi gợi ý, nhằm kích thích tư duy của trẻ, để trẻ tự tìm kiếm cách thể hiện, phát huy tính tích cực của trẻ. Ví dụ: Trong giờ hoạt động với đồ vật “Xâu vòng hoa vàng, hoa đỏ tặng bạn búp bê”. Muốn cho trẻ xâu những bông hoa tạo thành vòng, sau khi quan sát mẫu xong, cô hỏi trẻ: Muốn làm những chiếc vòng này các con sẽ làm như thế nào? Con xâu như thế nào?… Sau đó, cô cho trẻ trải nghiệm. Nếu trẻ đã thực hiện tốt, cô không cần làm mẫu. Nếu có trường hợp yêu cầu làm mẫu, cô giáo cũng cần gợi ý cho trẻ, chứ không nên làm mẫu ngay, cần tạo điều kiện để trẻ làm giúp cô, hỗ trợ cô. Trong khi làm mẫu, cô luôn coi trọng quan điểm của trẻ, mẫu của cô cũng chỉ là để gợi ý, hỗ trợ cho các ý tưởng của trẻ. Sau khi làm mẫu xong, trong quá trình trẻ thực hiện, cô cần cất mẫu đi để trẻ được sáng tạo theo suy nghĩ và cảm xúc của riêng trẻ. Trong khi trẻ thực hiện giáo viên cần chú ý đến cá nhân trẻ, hỗ trợ phù hợp với từng cá nhân trẻ mà không làm ảnh hưởng đến hứng thú của trẻ khác.
  10. 10 Mặt khác, trong tất cả các hoạt động, giáo viên cần kích thích sự hứng thú của trẻ đúng lúc, đáp ứng nhu cầu, khả năng và thế mạnh của mỗi đứa trẻ, giúp trẻ, hỗ trợ trẻ, tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau. Hình ảnh 4: Cô đọc truyện cho trẻ nghe. * Trong hoạt động dạo chơi ngoài trời: Hoạt động dạo chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bởi thông qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, từ đó trẻ được khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình. Ví dụ: Trong hoạt động có mục đích: “Lắng nghe âm thanh xung quanh” cho trẻ nghe và đoán, ngoài những âm thanh quen thuộc có sẵn như: Tiếng trống, tiếng đàn, tiếng các phương tiện giao thông, tiếng nước chảy, tiếng gió, tiếng mưa… giáo viên còn có thể cho trẻ tự tạo ra âm thanh như: Tiếng vỗ tay, tiếng kêu từ việc trẻ lắc chùm chìa khóa, tiếng rót nước vào cốc… - Trong khi trẻ tham gia vào hoạt động, giáo viên cần đặt những câu hỏi “mở” như: Ví dụ: Chơi với cát, nước cô có thể hỏi trẻ: Với những dụng cụ này, hôm nay con sẽ làm gì? Con muốn chơi gì? … Hay với hoạt động “Quan sát vườn rau” cô hỏi trẻ: Tại sao phải tưới rau? Hoặc “Muốn cây xanh tốt chúng ta phải làm gì?”... Hoặc là: Sau khi cho trẻ nhặt lá rụng ngoài sân trường, cô có thể hỏi trẻ: + Với những chiếc lá này con muốn làm gì? Hoặc con muốn xếp gì?... Cô giáo để trẻ tự nói lên ý kiến của mình: Xếp đoàn tàu, làm con trâu, xếp các phương tiện giao thông… Cô để trẻ làm theo ý thích của trẻ, cô bao quát trẻ. Nếu trường hợp trẻ không làm được, cô mới gợi ý cho trẻ. Hình ảnh 5: Trẻ làm con trâu * Trong tổ chức hoạt động chơi - tập các góc: Trong quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” thì phương châm trẻ “học bằng chơi, chơi mà học” được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, cũng theo quan điểm giáo dục này, trong quá trình giáo dục thì trẻ vừa là đối tượng hoạt động, vừa là chủ thể của hoạt động. Do đó, tổ chức cho trẻ chơi - tập ở các góc góp vai trò vô cùng quan trọng để đạt hiệu quả. Sau khi trẻ đã được học kiến thức mới trong giờ hoạt động chơi tập có chủ đích, cô có thể cho trẻ hoạt động chơi tập góc. Những cháu không nắm vững kiến thức trong hoạt động có chủ đích sẽ được cô hướng dẫn lại từng cá nhân trong giờ hoạt động chơi - tập góc. Khi thỏa thuận chơi, giáo viên cho trẻ được tự nói lên suy nghĩ của mình bằng cách đặt câu hỏi hỏi trẻ như: Hôm nay, con sẽ chơi gì? Con thích chơi với ai? Con sẽ làm như thế nào? ... Trong khi trẻ chơi, giáo viên nên hỗ trợ và mở rộng những gì trẻ đang hứng thú bằng các cách như: Đặt câu hỏi mang tính tư duy, lắng nghe trẻ nói, trò chuyện và giao tiếp với trẻ, chỉ dẫn, đưa ra gợi ý, khuyến khích động viên trẻ, chơi cùng trẻ. Đặc biệt, trong chơi - tập ở các góc tôi đã tạo cơ hội tốt để củng cố kiến thức và các kỹ năng khác của trẻ đã biết trong giờ chơi - tập có chủ định
  11. 11 như: Kỹ năng xâu vòng, kỹ năng giở sách, kỹ năng hát và vỗ tay theo nhịp, kỹ năng nghe, nói… Hình ảnh 6: Trẻ chơi ở các góc. 4.4. Kết hợp với các bậc phụ huynh: Gia đình lại là nơi có điều kiện hiểu trẻ sớm nhất, toàn diện nhất. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều cha mẹ chưa am hiểu sâu về lợi ích của việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình, có nhiều gia đình chưa cùng quan điểm, thống nhất với giáo viên về các nội dung, biện pháp giáo dục cho trẻ theo hướng tích cực. Vì vậy, việc phối kết hợp giữa gia đình với nhà trường là một trong những việc làm vô cùng cần thiết. Vì vậy, tôi đã xây dựng góc tuyên truyền trước cửa lớp học, nội dung tuyên truyền về “Lấy trẻ làm trung tâm là gì?”, “Các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” , “Con đã lớn khôn”… Điều này, giúp phụ huynh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn biết cách xử lý những tình huống giáo dục xảy ra phù hợp với con em mình. - Tổ chức họp phụ huynh học sinh để trao đổi, thống nhất với phụ huynh về cách nuôi dạy con, đưa ra một số tình huống để cùng với phụ huynh trao đổi và xử lý. Cùng phụ huynh trao đổi, thảo luận, giúp phụ huynh hiểu rằng, nên phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ mọi lúc, mọi nơi. Cần tôn trọng trẻ, không nên gò ép trẻ quá mức, cũng không nên “làm hộ trẻ” khi trẻ có khả năng tự làm và hứng thú làm. Ví dụ: Khi trẻ có khả năng tự xúc ăn, gia đình nên động viên trẻ tự xúc, khuyến khích trẻ, không nên để trẻ ỷ lại, không tự giác. Hoặc là: Khi trẻ đã quen với việc cất đồ dùng trước khi vào lớp, bố mẹ nên để trẻ tự cất, động viên trẻ kịp thời chứ không nên cất hộ trẻ. - Đồng thời, trong giờ đón - trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi về diễn biến tâm sinh lý của từng trẻ, phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực của trẻ để cùng thống nhất với gia đình điều chỉnh kịp thời. Góp ý chân tình, thẳng thắn với các bậc phụ huynh khi có những biểu hiện chưa tốt. Ngoài ra, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin, lập trang facebook, gmail riêng của lớp đăng bài viết, tranh ảnh, chia sẻ với các bậc phụ huynh về các biện pháp giáo dục tích cực cho trẻ… trên mạng Internet, qua các trang cá nhân để cùng trao đổi với các bậc phụ huynh. Hình ảnh 7: Giáo viên trao đổi với phụ huynh. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận chung: Với xu thế đổi mới chung của đất nước, cùng sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, cần phải xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển hài hoà về mọi mặt đức, trí, thể, mỹ. Đây cũng là mục tiêu của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Để đáp ứng được các yêu cầu đó, trước hết những cô giáo mầm non cần không ngừng học hỏi nâng cao trình độ về mọi mặt. Nhất là chú trọng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Vì trẻ được hoạt động dưới hình thức này sẽ tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin và hứng
  12. 12 thú, dám thể hiện “cái tôi” của mình, bước đầu đặt nền tảng cho việc đào tạo nên những con người dám nghĩ, dám làm trong tương lai. Trong phạm vi đề tài này, từ những kết quả thực tế áp dụng tại nơi tôi công tác và được ban giám hiệu cùng đồng nghiệp ghi nhận, với kết quả đạt được trên trẻ tôi nhận thấy những sáng kiến của mình là đúng đắn, đảm bảo tính khoa học, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng trong thực tế giảng dạy tôi thấy mình cần linh hoạt hơn nữa, tìm ra nhiều phương pháp cũng như cách thức mềm dẻo hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. 2. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng: Qua nghiên cứu và đưa vào áp dụng sáng kiến về “Một số biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tôi đã thu được kết quả sau: * Đối với giáo viên: - Bản thân tôi đã nhận thức rõ hơn về quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, từ việc lập kế hoạch giáo dục, đến việc xây dựng môi trường vật chất, môi trường tâm lý. Đồng thời, tôi đã thực sự trú trọng đến cá nhân trẻ, chú ý hơn đến việc dạy trẻ theo nhóm, cá nhân linh hoạt hơn phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ. Đặc biệt, sự thành công trên trẻ là nguồn động lực vô cùng to lớn để dạy trẻ, nhất là đã giúp tôi có nhiều thêm kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. * Đối với trẻ: - Trẻ chủ động, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động. Trẻ biết thể hiện suy nghĩ của mình, phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong các giờ vui chơi hoạt động có chủ đích cũng như mọi lúc, mọi nơi. - Trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo, tích cực tham gia vào các hoạt động. Đặc biệt khi áp dụng các biện pháp mới của đề tài này vào nhóm 24 - 36 tháng tuổi do tôi trực tiếp giảng dạy tôi thấy chất lượng phát triển trên trẻ trong các lĩnh vực được nâng lên rõ rệt, được đồng nghiệp và ban giám hiệu nhà trường ghi nhận. * Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng: Kết quả Kết quả cuối năm Nội đầu dung Tổng năm STT số đánh Số Số Số Tỷ Tỷ Số Tỷ Tỷ giá trẻ trẻ trẻ lệ lệ trẻ lệ lệ chưa chưa đạt % % đạt % % đạt đạt 46,4 53,6 89,3 10,7 1 Phát triển thể 28 13 15 25 3 % % % % chất
  13. 13 Phát triển ngôn 46,4 53,6 92,9 7,1 2 28 13 15 26 3 ngữ % % % % Phát triển nhận 42,9 57,1 85,7 14,3 3 28 13 16 24 4 thức % % % % Phát triển KN - 39,2 60,8 96,4 3,6 4 TCXH và thẩm 28 11 17 27 1 % % % % mỹ. Nhìn vào bảng so sánh, đối chứng trên ta thấy, sau khi đã áp dụng những biện pháp của sáng kiến kết quả trên trẻ được nâng lên rõ rệt: - Số trẻ phát triển ở lĩnh vực phát triển thể chất tăng 35,7% so với khi chưa áp dụng sáng kiến. - Số trẻ phát triển ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ tăng 39,3%. - Số trẻ phát triển ở lĩnh vực phát triển nhận thức tăng 28,6% so với khi chưa áp dụng sáng kiến. - Số trẻ phát triển ở lĩnh vực phát triển kỹ năng, tình cảm xã hội và thẩm mỹ tăng 35,6%. Với kết quả trên, có thể khẳng định rằng: Hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp trên góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện ở trẻ. * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh đã có thêm kiến thức để hỗ trợ trẻ khi trẻ ở nhà, dạy trẻ mà không gò ép, áp đặt trẻ. - Thường xuyên quan tâm đến con em mình, quan tâm, ủng hộ các phong trào của trường, của lớp. 3. Đề xuất - Khuyến nghị: * Đối với nhà trường: - Động viên những giáo viên có thành tích, có sáng kiến mới mạnh dạn đưa vào áp dụng vào thực tế đặc biệt là các biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ngoài ra, khi sinh hoạt chuyên môn thì các tổ chuyên môn cũng cần chú trọng đề cập đến vấn đề giáo dục trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”, trao đổi về các tình huống thực tế dạy trẻ. Từ đó, giáo viên cùng nhau trao đổi, thảo luận, đưa ra các cách để xử lý tình huống hiệu quả. Đồng thời, tạo mọi điều kiện để phổ biến, nhân rộng những sáng kiến để ứng dụng vào thực tế giảng dạy. - Ban giám hiệu nhà trường mở nhiều lớp chuyên đề, tập huấn các hoạt động về giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ.Tạo điều kiện phổ biến, nhân rộng những sáng kiến để ứng dụng vào thực tế giảng dạy. - Nhà trường bổ sung thêm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ để số lượng và chất lượng đồ chơi được phong phú thêm. *Đối với phòng:
  14. 14 - Thường xuyên mở các chuyên đề, tập huấn về vấn đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bằng các hoạt động dạy trẻ hàng ngày, để tạo điều kiện cho giáo viên giao lưu, học hỏi lẫn nhau, tích lũy thêm kinh nghiệm để giáo dục trẻ tốt hơn. Trên đây là sáng kiến về “Một số biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Được nghiên cứu và áp dụng vào lớp nhà trẻ- D2 trong năm học 2022 – 2023. Trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các, các ngành, các nhà trường, bạn bè đồng nghiệp để đề tài này của tôi được hoàn thiện tốt hơn. Tôi xin cam đoan đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi do tôi tự nghiên cứu, xây dựng, không sao chép. Nếu sai sót gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
  15. 15 IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tập chí mầm non. 2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ 3 - 36 tháng tuổi. 3. Chương trình giáo dục mầm non (chương trình khung). 4. Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong cơ sở giáo dục mầm non. Hoàng Thị Nho- Hoàng Thị Tú - Lưu Thị Kim Phượng- Lê Thị Huyền – Cao Thị Hồng Nhung.NXB : Giáo Dục Việt Nam 5. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non. Nguyễn Thị Ánh Tuyết – NXB Giáo Dục.
  16. 16 V. MINH CHỨNG Hình ảnh 1: Hoạt động học lấy trẻ làm trung tâm.
  17. 17 Hình ảnh 2: Trẻ quan sát cây xanh. Hình ảnh 3: Cô vỗ về an ủi trẻ
  18. 18 Hình ảnh 4: Cô kể chuyện cho trẻ nghe.
  19. 19 Hình ảnh 5:Cô hướng dẫn trẻ làm con trâu bằng lá mít Hình ảnh 6: Trẻ tô màu góc tạo hình.
  20. 20 Hình ảnh 7: Cô trao đổi với phụ huynh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2