intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ 24-36 tháng tuổi D3 trường Mầm non Xuân Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ 24-36 tháng tuổi D3 trường Mầm non Xuân Du" nhằm tìm ra các biện pháp giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ; Lồng ghép giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ 24-36 tháng tuổi D3 trường Mầm non Xuân Du

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÌNH THÀNH KỸ NĂNG CƠ BẢN CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI D3 TRƯỜNG MẦM NON XUÂN DU Người thực hiện: Đinh Thị Hồ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Xuân Du Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HOÁ NĂM 2022
  2. Mục lục Mục lục........................................................................................................................................2 1. Mở đầu....................................................................................................................................1 1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................2 2. Nội dung sáng kiến.................................................................................................................2 2.1. Cơ sở lí luận.......................................................................................................................2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...........................................4 2.2.1. Thuận lợi..........................................................................................................................4 2.2.2. Khó khăn..........................................................................................................................4 2.3. Các biện pháp thực hiện.....................................................................................................5 2.3.1. Lựa chọn nội dung giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ...................................5 2.3.2. Tạo môi trường giáo dục phù hợp, trang thiết bị đầy đủ để giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ....................................................................................................................8 2.3.3. Giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi..................................10 2.3.4. Công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ để giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ..16 2.4. Hiệu quả của sáng kiến....................................................................................................19 2.4.1. Đối với giáo viên............................................................................................................19 2.4.2. Đối với trẻ.......................................................................................................................19 2.4.3. Đối với các bậc cha mẹ trẻ............................................................................................20 3. Kết luận, kiến nghị................................................................................................................20 3.1. Kết luận.............................................................................................................................20 3.2. Kiến nghị...........................................................................................................................21 Tài liệu tham khảo.....................................................................................................................22 DANH MỤC...............................................................................................................................23
  3. 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một xã hội phồn vinh, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai tươi sáng, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức - trí - thể - mỹ. Đặc biệt là về kỹ năng sống cho trẻ Mầm non, đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong cuộc sống xã hội hiện nay. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong cuộc sống hàng ngày.[1] Đối với trẻ Mầm non, giáo dục kỹ năng cho trẻ có vai trò rất quan trọng, nó tác động mạnh đến rất nhiều hoạt động trong ngày, ảnh hưởng trực tiếp tới việc học tập lĩnh hội kiến thức và sinh hoạt bình thường của trẻ. Trường Mầm non là cái nôi nuôi dưỡng ban đầu tạo điều kiện cho những tiềm năng đang còn ấp ủ trong lòng trẻ. Việc giáo dục trẻ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc sống là hết sức cần thiết, vì ở lứa tuổi Mầm non, tình cảm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách và chi phối mạnh mẽ đời sống trẻ thơ. Việc giáo dục hình thành kỹ năng cho mọi người nói chung và trẻ Mầm non nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng để trẻ sống lành mạnh, giúp trẻ hiểu và biết cách ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.[2] Giáo dục kỹ năng nhằm giúp trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, kích thích óc tò mò, khả năng sáng tạo, xây dựng tính độc lập, trẻ có cách sống tích cực, biết yêu thương chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt suy nghĩ của mình, giúp trẻ biết hợp tác cùng bạn, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người. Ngoài ra giáo dục kỹ năng còn xây dựng ở trẻ lòng tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống khi tiếp nhận thử thách mới, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm, có cuộc sống hài hòa, an toàn, lành mạnh và phát triển tốt trong tương lai. Giáo dục kỹ năng cho trẻ được tiến hành trong toàn bộ các hoạt động hằng ngày như: Chơi - tập có chủ định; dạo chơi ngoài trời; chơi tự chọn theo ý thích; mọi lúc, mọi nơi;... Mỗi hoạt động đều có lợi thế riêng đối với việc giáo dục kỹ năng cần thiết với cuộc sống của trẻ. Để có được những kỹ năng, trẻ cần phải có thời gian và quá trình tập luyện thường xuyên cùng với sự hỗ trợ của cô giáo, bạn bè và người lớn. Trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ, nếu sớm được trang bị những hành trang, kiến thức về cuộc sống, những kỹ năng sao cho phù hợp với nhân cách con người, hình thành và tiếp thu các giá trị đích thực của mình thì trẻ
  4. 2 sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và đối mặt với mọi biến động của xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. Nhưng làm thế nào, để giáo dục hình thành kỹ năng cho trẻ đạt hiệu quả và không phải người giáo viên Mầm non nào cũng thực hiện tốt. Qua quá trình học tập, bồi dưỡng, rèn luyện và thực nghiệm trong các năm học vừa qua (2019- 2020; 2021-2022), là một giáo viên phụ trách nhóm trẻ 24-36 tháng (D3), tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi và đưa vào thực nghiệm các giải pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ có thể mạnh dạn chủ động, tự tin bước những bước tiến vững chắc trong tương lai. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ 24-36 tháng tuổi D3 trường Mầm non Xuân Du” làm đề tài nghiên cứu cho mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra các biện pháp giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ. Lồng ghép giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ 24-36 tháng tuổi D3 trường Mầm non Xuân Du 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp lý luận, nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết về việc vận dụng các biện pháp. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, đàm thoại, thực nghiệm (thực hành, trải nghiệm)… điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Quan sát hoạt động của trẻ,… Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu kết quả nghiên cứu. Lập bảng thống kê và xử lý số liệu để đưa ra tỉ lệ % đạt và chưa đạt của trẻ. 2. Nội dung sáng kiến 2.1. Cơ sở lí luận Giáo dục kỹ năng cho trẻ Mầm non chính là dạy cho trẻ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết những điều cần làm và những điều không nên làm, truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống tốt đẹp của người lớn, nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi, nhận thức của trẻ đang bắt đầu hình thành và phát triển, trẻ bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh, bước đầu học cách làm và thực hiện một số công việc tự phục vụ đơn giản mà người lớn giao cho. Hình thành cho trẻ hệ thống các kỹ năng xã hội cần thiết trong cuộc sống của trẻ: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp hoạt động với người khác, kỹ năng tuân thủ quy định ở những nơi sinh hoạt chung,… là yếu tố quan trọng mang một phần lớn tính chất quyết định, đặt một nền móng kỹ năng cho trẻ sau này. Theo UNICEFF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân. Như
  5. 3 vậy kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo hướng tích cực và mang tính xây dựng. Chính vì vậy mà ngay từ giai đoạn Mầm non trẻ cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển một cách tốt nhất.[3] Kỹ năng sống cũng là phương tiện không thể thiếu đối với mỗi đứa trẻ, nó giúp trẻ khả năng hội nhập tích cực, chủ động, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung và cho trẻ nhà trẻ nói riêng đó là những hoạt động tích cực, hướng vào hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ làm chủ được bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của bản thân.[4] Trong những năm học trước ngành học mầm non cũng đã chú trọng giáo dục “kỹ năng sống” cho trẻ, dạy trẻ dưới nhiều hình thức đưa lồng ghép tích hợp các hoạt động là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ tuy nhiên kết quả đạt trên trẻ chưa cao và chưa đồng đều ở các trẻ. Vì vậy nếu được thực hiện chuyên sâu và có biện pháp giáo dục phù hợp thì kết quả trên trẻ sẽ có sự tiến bộ nhanh chóng.[5] Theo“Module 39 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non” (Chương trình bồi dưỡng thường xuyên Mầm non). Để giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việc trẻ sẽ vận dụng những kỹ năng đó như thế nào trong cuộc sống. Việc áp dụng một cách linh hoạt các kỹ năng sống cần thiết vào cuộc sống sẽ giúp cho trẻ có những nền tảng vững chắc trong việc tạo dựng tư thế chủ động sáng tạo tự tin trong mọi hoạt động.[6] Để đạt được điều này, giáo viên cần nắm được nhu cầu, khả năng, sự hứng thú của từng trẻ trong lớp; trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với từng cá nhân, từng nhóm trẻ; mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ được phản ánh rõ nét, kế hoạch giáo dục phải được xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm. Đồng thời cần có sự tác động giáo dục một cách thường xuyên, liên tục, sự kiên trì, bền bỉ làm cơ sở hình thành nên nhân cách cho trẻ sau này. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việc trẻ sẽ vận dụng những kỹ năng sống đó như thế nào trong cuộc sống. Việc áp dụng một cách linh hoạt các kỹ năng sống cần thiết vào cuộc sống sẽ giúp cho trẻ có những nền tảng vững chắc trong việc tạo dựng tư thế chủ động sáng tạo của một đứa trẻ năng động. Đó cũng là cách giúp trẻ đối đầu và tìm cách vượt qua những áp lực tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ phức tạp khác trong cuộc sống. Trong cuộc sống có rất nhiều kỹ năng sống khác nhau, nếu ta đưa tất cả các kỹ năng sống đó vào dạy trẻ thì sẽ không có hiệu quả. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên cần lựa chọn các kỹ năng sống sao cho phù hợp với từng lứa tuổi để dạy trẻ đạt hiệu quả cao.
  6. 4 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thuận lợi Trường Mầm non Xuân Du đã được công nhận đạt chuẩn mức độ I, tiến tới xây dựng chuẩn mức độ II vào năm 2023, nên cơ sở vật chất, trang thiết bị được bổ sung đầy đủ, phong phú... Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên vững về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm trong công việc, có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Bản thân có trình độ chuyên môn Đại học, có lòng yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi, khám phá tìm ra những biện pháp mới, gây sự hứng thú cho trẻ trong các hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện. Năm học 2021-2022, tôi được phân công phụ trách nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi D3. Tổng số trẻ 20 trẻ, trẻ chăm ngoan, nghe lời người lớn. Cha mẹ trẻ nhiệt tình, ủng hộ, quan tâm và luôn phối kết hợp giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp cũng như ở gia đình. 2.2.2. Khó khăn Còn xem nhẹ, chưa đề cập sâu đến những nội dung trong việc giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ. Phương pháp, hình thức tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ đôi khi còn chưa thường xuyên, liên tục và chưa đạt hiệu quả cao. Trẻ còn quá nhỏ, mới bắt đầu đến trường lớp, khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều nên ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động. Đa số trẻ thường được chiều chuộng, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác; trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trước nơi đông người, còn e rè, nhút nhát và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Thời gian nghỉ Tết Nhâm Dần khá dài, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên trẻ đến trường thường nhõng nhẽo, mất nề nếp,... Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, ti vi, trò chơi điện tử, điện thoại... và trẻ được sống trong môi trường bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với cuộc sống xung quanh. Một số cha mẹ trẻ chưa hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục hình thành kỹ năng cho trẻ khi ở nhà, nên việc phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ còn nhiều hạn chế và bất cập. Công tác, hình thức phối kết hợp với cha mẹ trẻ đôi lúc chưa được chú trọng thường xuyên. Vào đầu năm học 2021-2022 tôi đã tiến hành khảo sát trẻ ở các nội dung như sau: Bảng kết quả khảo sát thực trạng Số trẻ Kết quả khảo sát khảo Đạt Chưa đạt STT Nội dung khảo sát sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % Kỹ năng giao tiếp chào 1 20 12 60 7 35 hỏi, ứng xử.
  7. 5 Kỹ năng tự phục vụ chăm 2 20 12 60 8 40 sóc bản thân. Kỹ năng giữ vệ sinh cá 3 20 13 65 7 35 nhân, vệ sinh môi trường 4 Kỹ năng thích nghi. 20 9 50 10 50 Qua quá trình khảo sát trên trẻ, tôi nhận thấy kỹ năng sống của trẻ đang còn rất hạn chế, tôi luôn suy nghĩ và tự đặt cho mình những câu hỏi: Mình phải làm gì? Làm như thế nào? để mang lại kết quả trong việc giáo dục rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ, chuẩn bị cho trẻ một hành trang đầy đủ để trẻ bước vào các lớp học, bậc học tiếp theo. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số các biện pháp sau. 2.3. Các biện pháp thực hiện 2.3.1. Lựa chọn nội dung giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ Việc giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng tuổi chỉ là những bước đầu, bởi xung quanh trẻ có rất rất nhiều kỹ năng cần thiết. Quan trọng là tôi lựa chọn, xác định nội dung hướng dẫn giáo dục trẻ một số kỹ năng cơ bản, phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển hoàn thiện và có khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh thực tế trong cuộc sống hàng ngày như: a. Giáo dục hình thành kỹ năng giao tiếp Đây là kỹ năng cơ bản và quan trọng đối với trẻ ở lứa tuổi này, căn cứ vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ để tôi xác định nội dung giáo dục hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ như: - Bước đầu cần dạy trẻ hiểu lời nói; - Biết cách xưng hô, chào hỏi; - Biết thể hiện bản thân và diễn đạt mong muốn của mình cho người khác hiểu; - Biết lắng nghe và trả lời câu hỏi; Qua giao tiếp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống và cũng là yếu tố cần thiết giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ. b. Giáo dục hình thành kỹ năng tự phục vụ bản thân Việc trẻ tự chăm sóc mình là viên gạch đầu tiên xây nên tính tự tin, tự lập và ứng phó với những đòi hỏi khác, trẻ bắt đầu tách dần với sự chở che và bao bọc của người lớn, tùy vào khả năng của mình để tôi hướng dẫn hình thành cho trẻ có thể làm những công việc tự phục vụ đơn giản như: - Biết đi dép đúng chân, cất dép đúng nơi qui định; - Biết cất, lấy ba lô đúng ký hiệu, nơi qui định; - Tự xúc cơm ăn; nhặt cơm rơi vãi; bỏ vào đĩa; - Lấy ghế, khăn, cốc uống nước; - Lấy, cất đồ dùng đúng nơi qui định,… Nếu trẻ không biết đi giày, không biết mặc áo cho chính mình thì trẻ cũng không biết làm điều đó với người khác. Dạy cho trẻ khả năng tự chăm sóc mình, ngoài việc tốt cho bản thân trẻ, trẻ tự chăm sóc bản thân mình cũng là cách giúp
  8. 6 đỡ những người trong gia đình,… Trẻ không tự chăm sóc mình thì sẽ không cảm nhận được sự vất vả khi làm việc gì không thông cảm thấu hiểu thì không có sự chia sẻ gắn bó với những tình cảm mà người khác đã giành cho mình. Trẻ ở độ tuổi này mới bắt đầu làm quen để hình thành kỹ năng tự chăm sóc bản thân, nên tôi làm mẫu và hướng dẫn trẻ tỉ mỉ, cẩn thận từng động tác, kết hợp giải thích để trẻ hiểu và thực hiện, đồng thời khuyến khích động viên trẻ giúp trẻ có hứng thú với việc tự phục vụ cho bản thân mình. c. Giáo dục hình thành kỹ năng giữ gìn vệ sinh Chúng ta cần giáo dục lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xanh - sạch - đẹp cho trẻ, không chỉ đảm bảo cho trẻ có bề ngoài thật chỉnh chu, mà giáo dục trẻ biết vệ sinh cá nhân và sinh môi trường là một cách hiệu quả để chủ động phòng ngừa bệnh tật. Điều này giúp trẻ luôn khỏe mạnh và sạch sẽ. Giáo dục hình thành kỹ năng giữ gìn vệ sinh là: - Biết lau miệng, rửa tay, mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ; - Biết chùi mũi bằng khăn, khi ho và hắt hơi dùng khăn hoặc dùng tay che miệng. - Biết vệ sinh đúng nơi qui đinh; - Thói quen đi giày dép, đội mũ, che ô khi đi ra đường; - Biết bỏ rác vào thùng rác, không vứt bừa bãi; - Biết lấy, cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định; - Giữ gìn quần áo, giày dép sạch sẽ. Tôi luôn tập cho trẻ làm quen dần với việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường. Để trở thành kỹ năng, tôi đã thực hiện giáo dục, rèn luyện cho trẻ thường xuyên. d. Giáo dục hình thành kỹ năng thích nghi Trong kỹ năng này giúp trẻ tiếp cận và hòa nhập với môi trường mới, cho trẻ cảm giác an toàn, thoải mái, không gò bó, áp đặt, trẻ tự nguyện hòa mình vào cuộc sống mới đang và sắp diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mình, đó là: - Biết thích nghi với môi trường mới (nhóm, lớp, cô giáo và các bạn); - Biết kết hợp với bạn trong khi chơi; - Biết đoàn kết nhường nhịn và quan tâm nhau trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn,… Điều này là nội dung chủ yếu giúp tôi lồng ghép vào quá trình giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ thành công. e. Giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản khác * Thói quen biết xếp hàng Đây là thói quen mà hầu hết người lớn chúng ta không để ý khi tham gia vào các hoạt động chung. Nhưng hãy cố gắng tập cho trẻ làm quen và đứng xếp
  9. 7 hàng ngay từ nhỏ, để dần dần thay đổi được cách ứng xử kém văn hóa nơi công cộng là sự chen lấn nhau. Ví dụ: Ở lớp tôi rèn cho trẻ thói quen xếp hàng chờ đến lượt mình (không chen ngang xô đẩy bạn…), khi tham gia vào một hoạt động nào đó như: cùng nhau xếp hàng chơi trò chơi; xếp hàng đi rửa tay, rửa mặt,... * Thói quen biết xin lỗi, nói lời cảm ơn. Ngay từ bé chúng ta đã cho trẻ thấy cách ứng xử như vậy của người lớn và khi giao tiếp với trẻ, chính tôi cũng phải nói lời xin lỗi; cảm ơn trẻ, như vậy trẻ sẽ cảm nhận được một cách tự nhiên các cách ứng xử này. Ví dụ: Khi xử lý các tình huống xảy ra trong nhóm lớp, tôi giải thích cho trẻ hiểu rằng: Bạn A chưa ngoan vì trêu trọc bạn B, nên bạn A cần xin lỗi bạn B và yêu cầu trẻ thực hiện. Hoặc: Nếu bạn hoặc ai cho quà, bánh, nên nói lời cảm ơn,… * Thói quen bỏ rác vào thùng rác Ngay tại nhóm lớp, tôi cho đặt thùng rác đúng nơi quy định để trẻ thấy việc bỏ rác là thói quen trong lớp, khi chơi ngoài sân trường cũng cần bỏ rác và hướng dẫn cho trẻ bỏ rác vào thùng rác công cộng để hình thành thói quen này, thường xuyên nhắc nhở trẻ bỏ rác đúng nơi quy định. Ví dụ: Khi ăn bánh kẹo xong, con cần bỏ vỏ bánh kẹo vào thùng rác nhé! Nếu vứt ở sàn lớp, sân trường là rất bẩn và không ngoan.
  10. 8 Ảnh: Rèn luyện cho trẻ bỏ rác đúng nơi qui định Công việc này cần phải có thời gian, đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, nhờ vậy mà tôi đã thành công trong việc giáo dục trẻ hình thành thói quen trong việc tự chăm sóc bản thân mình. Và là một động lực lớn để tôi tiếp tục giáo dục và rèn luyện hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Thông qua việc xác định được một số kỹ năng cơ bản cần thiết và quan trọng đối với trẻ, đã giúp tôi thuận tiện trong việc lồng ghép giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. 2.3.2. Tạo môi trường giáo dục phù hợp, trang thiết bị đầy đủ để giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ Môi trường giáo dục ảnh hưởng lớn đến việc rèn luyện thói quen nhằm hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ, môi trường đẹp sẽ kích thích được tính tò mò muốn tìm hiểu khám phá ở trẻ. Vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp với giáo viên ở trong nhóm làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, trang trí các khu vực chơi cho trẻ thật đẹp. Đặc biệt tôi dùng một góc của lớp để xây dựng khu vực kỹ năng cơ bản cho trẻ. Đây là biện pháp hữu hiệu bởi lẽ trẻ có đặc điểm dễ nhớ nhưng lại mau quên. Nếu trẻ thường xuyên được trực quan bằng hình ảnh và thực hành những gương tốt, những việc nên làm thì trẻ dễ tiếp thu, dễ nhận biết
  11. 9 việc làm nào tốt, việc làm nào xấu và từ đó hình thành trong trẻ những thói quen, những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống. Ví dụ: Tôi dán ở khu vực này một bức tranh bạn nhỏ đang chào cô hoặc em bé tặng quà cho ông bằng hai tay rất lễ phép, tôi giành thời gian cùng trẻ trò chuyện về những hành vi tốt đó, như vậy trẻ sẽ biết mình nên học tập theo. Tôi có thể thay đổi những hình ảnh giáo dục thói quen tốt theo chủ đề, theo từng nhóm kỹ năng cơ bản. Tôi luôn quan sát, theo dõi, ghi hình và ghép lại thành video có nhạc về các hoạt động trẻ thực hiện những kỹ năng tốt, sau đó trình chiếu cho trẻ xem, trẻ thực sự vui và luôn cố gắng thực hiện những thói quen, hành vi tốt để được ghi hình. Tôi thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ, khi ở nhà nên mở một số video giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ xem. Qua những video trẻ sẽ tiếp nhận được những kỹ năng tốt để trẻ noi theo, trẻ luôn bắt chước và muốn thể hiện mình. Kết quả cho thấy, trẻ rất tích cực trong các hoạt động hình thành và rèn luyện kỹ năng cơ bản, mong muốn được ghi hình và được trình chiếu trên video. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ về đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn với trẻ và đảm bảo tính khoa học, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, địa điểm, không gian phù hợp cho trẻ hoạt động, khám phá trải nghiệm từ đó tích lũy cho mình thêm kỹ năng sống. Tôi còn tham mưu với nhà trường, cha mẹ trẻ tạo điều kiện vật chất tối thiểu cần thiết để trẻ được thường xuyên thực hiện được những quy định về vệ sinh. Ví dụ: Khi dạy trẻ bỏ rác vào sọt thì lớp phải có sọt đựng rác, có phương tiện lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như ở nhà, cháu sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó. Tôi cùng gia đình kết hợp dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nếu có điều kiện để rèn luyện những kỹ năng thực hành vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. Trang bị, bổ sung đầy đủ các trang thiết bị vệ sinh cá nhân trẻ ở lớp. Ví dụ: Mỗi trẻ 1 khăn mặt, 1 cốc uống nước riêng có kí hiệu tên trẻ; khăn thêu tên, bìa hồ sơ để lưu bài học theo chủ đề, đồ dùng học tập của cá nhân trẻ đều ghi tên kí hiệu riêng từng trẻ. Luôn giữ sạch sẽ nhà vệ sinh của trẻ. Nhà vệ sinh nếu không được giữ vệ sinh sạch sẽ là nơi dễ mang mầm bệnh, vì thế nhà vệ sinh dành cho trẻ cần được chú ý giữ gìn sạch sẽ, thông thoáng không để có mùi hôi. Thường xuyên chà rửa, lau chùi nhà vệ sinh bằng dung dịch nước vệ sinh, nước lau nhà vừa vệ sinh sạch sẽ, vừa giúp phòng tránh được các mầm bệnh cho trẻ, giúp trẻ thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh. Ví dụ: Chà sạch sẽ nhà vệ sinh mỗi ngày, giữ sạch sẽ các dụng cụ vệ sinh. Ngoài ra, còn dán các hình ảnh thực hiện các thao tác và hành động thực hiện vệ sinh vào khu vực kỹ năng sống, trong nhà vệ sinh ngay chỗ đặt bồn rửa tay của trẻ hoặc nơi trẻ vệ sinh, với mục đích thường xuyên nhắc nhở trẻ có thói quen vệ sinh, đồng thời thực hiện tốt các thao tác vệ sinh và các hành vi văn minh.
  12. 10 Bên cạnh đó, tôi luôn chú ý sắp xếp ngăn nắp, vừa tầm tay trẻ, giúp trẻ dễ lấy sử dụng. Ví dụ: Xà phòng để trong rổ nhỏ hoặc túi lưới treo cạnh bồn rửa tay; các loại khăn treo trên giá thấp ngang tầm với trẻ và thường xuyên giặt sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời… Với biện pháp này cho thấy, việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ đạt chất lượng cao hơn. 2.3.3. Giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi * Thông qua hoạt động chơi - tập Việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ vào trong các hoạt động chơi - tập là vô cùng cần thiết và quan trọng, bởi đối với trẻ đây là hoạt động chủ đạo, trọng tâm. Tuy nhiên mỗi nội dung rèn luyện lại phù hợp với từng hoạt động chơi - tập khác nhau. Trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học: Tôi có thể lồng ghép rất nhiều nội dung giáo dục thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ. Ví dụ: Trong hoạt động kể chuyện hoặc cho trẻ đọc thơ song, tôi đặt những câu hỏi như: Cô vừa kể câu chuyện gì? Câu chuyện kể về ai?... Sau đó cô yêu cầu trẻ đứng dậy trả lời bắt đầu bằng từ: “Con thưa cô!”, đó chính là lúc trẻ đang giao tiếp, trò chuyện cùng cô. Như vậy tôi đã rèn và hình thành cho trẻ được kỹ năng trả lời các câu hỏi. Bao giờ cũng vậy, trong phần truyền đạt kiến thức cho trẻ trong mỗi hoạt động, ngoài những câu hỏi giúp trẻ hiểu nội dung bài học, tôi luôn câu hỏi gợi mở để trẻ nói lên tình cảm, suy nghĩ của mình đối với sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ, giúp trẻ thể hiện được suy nghĩ của mình trước những hành động nên và không nên làm; yêu hoặc ghét?; học tập ai?;… Qua đó giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. Ví dụ: Khi dạy trẻ bài thơ: “Gà gáy” của nhà thơ Phạm Hổ, tôi đưa ra câu hỏi gợi mở như: “Các con vừa đọc bài thơ gì?; Con gì có trong bài thơ?; Con gà trống có những gì?; Gà trống giúp gì cho chúng ta?....” Với hoạt động “Nhận biết tập nói” cũng vậy. Khi tôi cho trẻ quan sát nhận biết “Quả cam” tôi đặt câu hỏi để cho trẻ tìm tòi, tự khám phá: “Cô có gì đây?; Quả cam có màu gì?; Quả cam dùng để làm gì?; Khi ăn quả cam con phải làm thế nào?;...” Trước những câu hỏi của cô buộc trẻ phải suy nghĩ để tìm ra câu trả lời và đó chính là lúc tôi hình thành cho trẻ biết lựa chọn ngôn ngữ phù hợp để trả lời, để giao tiếp. Tuy nhiên có nhiều trẻ, khi cô giáo gọi lên trả lời trẻ đang còn nhút nhát, ít nói, còn nói ngọng, nói nhỏ, tôi luôn phải gần gũi khích lệ, động viên trẻ mạnh dạn và gợi ý để trẻ nói ra suy nghĩ của mình. Cứ như vậy trẻ đã có bước tiến triển tốt, đã khắc phục được kỹ năng giao tiếp kém của trẻ.
  13. 11 Ảnh: Cô tổ chức hoạt động chơi - tập có chủ định Với sự hướng dẫn gợi mở của cô kết hợp những hiểu biết ban đầu, trẻ sẽ có câu trả lời thích hợp, giải tỏa được thắc mắc, sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ rất thích được khen, được tự chọn và mặc những bộ quần áo, đồ dùng mình thích. Tuy nhiên trẻ sẽ chưa biết thế nào là đẹp và sạch sẽ, vì thế tôi đã chú ý giáo dục trẻ biết giữ gìn quần áo, thân thể sạch sẽ. Ví dụ: Trong chủ đề: “Bé và các bạn”, tôi mời những trẻ có trang phục đẹp, sạch sẽ lên cho trẻ quan sát và nêu ý kiến của mình qua các câu hỏi gợi mở của cô. Hoặc cho trẻ xem tranh ảnh các bạn nhỏ ăn mặc quần áo sạch sẽ khi đi học, khi đi đến những nơi công cộng hoặc dự lễ hội. Sẽ giúp trẻ có nhu cầu thích được mặc quần áo gọn gàng sạch sẽ, không mặc quần áo bẩn, rách, đứt cúc, không ngồi lê trên sàn đất hoặc bôi bẩn vào quần áo, thường xuyên có nhu cầu tắm rửa thay quần áo. Điều đó đã giúp trẻ có thói quen biết giữ gìn quần áo, thân thể sạch sẽ. Cứ như vậy qua thời gian, mỗi chủ đề, mỗi hoạt động, dần dần trẻ hiểu biết thêm cái mới, tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống. * Thông qua hoạt động đón, trả trẻ Đây là thời điểm thích hợp và thuận tiện nhất để giáo viên có thể giáo dục thói quen, nề nếp cho trẻ. Những ngày đầu mới đến trường trẻ đang còn nhiều lạ lẫm, bỡ ngỡ, rất nhút nhát mặc dù có thể được bố mẹ nhắc nhở chào cô giáo nhưng trẻ thường không chào, thậm chí còn khóc khi bố mẹ ra về hoặc ngồi yên một chỗ không giám chơi với bạn. Nên việc tạo tâm lý cho trẻ là rất quan trọng. Ví dụ: Tôi đã làm mẫu và hướng dẫn cho trẻ: “Chào mừng bạn Tôm đi học!; hay: “Cô chào Sóc ngoan!;…”. Sau đó yêu cầu trẻ chào cô: “Con chào cô giáo nào!; hoặc: “Bạn Tôm chào cô giáo giỏi lắm đấy!;…”. Tôi đặt những câu hỏi khác nhau phù hợp với từng cá nhân trẻ như: “Con mặc áo màu gì mà đẹp thế? Ai mua dép đẹp cho Con vậy? Sáng nay Con ăn gì?; …” Hay: “Bạn Kem không khóc đâu! Ai khóc là chưa ngoan!...”, giúp trẻ biết kiềm chế được bản thân và không khóc nữa. Như vậy tôi đã tập và hình thành cho kỹ năng quản lý cảm xúc.
  14. 12 Khi cô đã gần gũi được với trẻ, tôi có thể yêu cầu trẻ: “Con đi cất dép vào giá nào!; Con hãy cất ba lô vào tủ giúp cô đi!;..”. Tuy nhiên ở những ngày đầu không phải trẻ nào cũng thực hiện theo yêu cầu của cô, vì thế tôi luôn nhẫn nại, nhẹ nhàng, khích lệ động viên trẻ. Cứ như vậy mỗi ngày sẽ làm trẻ quen, tự tin và tự chào cô, chào bố mẹ, ông bà,… trước khi đến lớp và khi ra về; tự lấy, cất đồ dùng cá nhân của mình vào đúng tủ, đúng ký hiệu, đúng nơi quy định, thích chơi với các bạn khi đến lớp. Bên cạnh đó, bố mẹ cùng hướng dẫn con lấy, cất các đồ dùng ngay ngắn, tuyệt đối bố mẹ không nên làm hộ con và cùng cô giáo kiểm tra xem con đã thực hiện đúng chưa. Ví dụ: Tập cho trẻ biết cách cất ba lô thì sau này trẻ dễ áp dụng vào việc xếp sách vở, đồ dùng đi học, khi đi làm trẻ sẽ sắp xếp công việc tốt hơn. Ảnh: Cô hướng dẫn trẻ cất, lấy đồ dùng đúng nơi qui định. Ví dụ: Trẻ khi đi đến lớp sẽ tự cầm dép của mình và cất vào chỗ có ký hiệu để dép của mình, để ngay ngắn, dép đúng chân. Hoặc: Khi dạy trẻ vào các hoạt động cần dùng đến ghế để ngồi tôi rèn trẻ cách cầm ghế đúng cách, cầm bằng hai tay, lấy nhẹ nhàng, không chen lấn nhau khi lấy. Và khi cất ghế trẻ cũng phải cầm ghế hai tay, xếp ngay ngắn, đúng nơi quy định. Trong hoạt động điểm danh trẻ: Tôi gọi họ tên đầy đủ của trẻ, giúp trẻ nhớ tên mình, tên bạn; dạy trẻ trẻ biết “Dạ cô!” khi tôi gọi đến tên mình; tôi còn tập cho trẻ kỹ năng lễ phép, mạnh dạn nói tên của mình, tên của bạn. Việc rèn luyện này phải trải qua một quá trình lâu dài, liên tục sẽ tạo thành một nề nếp, thói quen mà trẻ không thể quên. Qua đó ta có thể hình thành và rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ một số việc đơn giản. * Thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời. Việc giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, gặp bất cứ trường hợp, tình huống nào chúng ta đều có thể kết hợp giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Có như vậy mới đạt kết quả cao.
  15. 13 Trong hoạt động dạo chơi ngoài trời, ngoài việc quan sát trẻ chơi, tôi hướng dẫn trẻ biết cách chơi an toàn như: cách cầm chắc thành bậc thang lên xuống của cầu trượt khi chơi, khi có bạn đang trượt thì không đứng gần phía trước ống trượt, hướng dẫn trẻ biết kiên trì chờ đợi đến lượt mình chơi, không xô đẩy, tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn. Hoặc khi tôi cho trẻ thực hành: Nhổ cỏ; tưới nước, nhặt lá rụng ở sân trường,… Tôi hướng dẫn và làm cùng trẻ, giải thích cho trẻ hiểu vì sao cần chăm sóc cây, con vật; nhặt lá; …. Giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, yêu lao động và khi được khen trẻ thấy tự tin, bản thân trở nên năng động, tích cực tham gia vào các hoạt động, đây là lúc tôi giáo dục hình thành cho trẻ kỹ năng lao động, giữ vệ sinh môi trường. * Thông qua hoạt động chơi tự chọn theo ý thích Đây là hoạt động được trẻ đón nhận một cách hứng thú và tích cực nhất, bởi nó đáp ứng được nhu cầu của trẻ, thông qua các khu vực chơi hình thành cho trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, là nền tảng vững chắc để phát triển kỹ năng sống. Ví dụ: Ở chủ đề: “Mẹ và người thân yêu của Bé” tôi gợi ý cho trẻ đóng vai ông, bà, cha mẹ, con cái, hướng dẫn trẻ gọi điện thoại cho người thân; bế em bé, ru em ngủ, xúc bột cho búp bê ăn,…. Qua đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, biết cách xưng hô, thể hiện tình cảm, bày tỏ lòng quan tâm, yêu thương đối với mọi người. Trong chủ đề: “Bé và các bạn” tôi rèn luyện cho trẻ kỹ năng rửa mặt đúng cách và biết giữ gìn bảo vệ cho đôi mắt của mình luôn sáng thông qua bài hát: “Hãy xoay nào”. Ngoài ra trong khi chơi, tôi luôn tạo cho trẻ một số trò chơi học tập, trò chơi dân gian,… giúp trẻ có tinh thần đoàn kết với bạn như trò chơi: “Lộn cầu vồng; lăn bóng cho bạn; bác sĩ khám bệnh; bán hàng,…” Trong hoạt động vui chơi, khi quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy có rất nhiều những tình huống xảy ra. Vì vậy, tôi quan tâm và suy nghĩ để tìm ra những biện pháp xử lý tình huống kịp thời, điều chỉnh hành vi cho trẻ, giúp trẻ có thói quen tốt. Lâu dần những hành vi thói quen ấy sẽ được tích lũy và trở thành kỹ năng sống đối với trẻ. * Thông qua hoạt động vệ sinh - ăn trưa - ngủ trưa Để trẻ 24-36 tháng tuổi, có thể biết tự chăm sóc bản thân bằng một số công việc tự phục vụ đơn giản là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với sức khỏe trẻ. Vì thế tôi thấy rằng, phải hình thành và rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ, giúp trẻ có thể tự lập, tự phục vụ cho bản thân khi cần thiết. * Giờ ăn trưa: Tôi dạy và hình thành cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: Dạy trẻ cách rửa tay bằng xà phòng; lau mặt; lấy ghế ngồi ngay ngắn (lưng thẳng, đầu thẳng, không nhoài người về phía trước) vào bàn ăn; mời cô và các bạn trước khi ăn; cầm thìa đúng tay; Khi ăn không được nói chuyện, cười đùa; cầm thìa xúc khéo léo để không làm đổ cơm, canh; không xúc miếng quá to; ăn nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoàm và nuốt vội; không ngậm thức ăn lâu trong miệng; biết nhặt cơm rơi vào đĩa; khi ho, hoặc hắt hơi ngoảnh mặt ra ngoài và biết lấy tay che miệng; ...
  16. 14 Sau khi trẻ ăn xong, trẻ biết để bát thìa vào rổ, tự lau miệng, lấy nước súc miệng, cùng cô xếp gọn ghế sau khi ăn. Tuy thời gian đầu trẻ chưa quen còn hay quên, thế nhưng dần dần với sự hướng dẫn thường xuyên, liên tục của tôi, trẻ đã có nề nếp, thói quen vệ sinh rất tốt trước và sau khi ăn. Ví dụ: Những ngày đầu khi đến trường trẻ rất ngại xúc cơm, xúc cơm bằng tay trái, xúc cơm làm rơi vãi rất nhiều do trẻ trẻ chưa thành thạo vì được ông bà, bố mẹ rất cưng chiều nên hay xúc cơm cho trẻ ăn. Vì thế tôi đã hướng dẫn và cho trẻ cách tự xúc cơm ăn: “Tay trái con cầm bát. Tay phải cầm thìa, xúc cơm ăn, để cơm không bị rơi vãi, nếu có cơm rơi trên bàn, các con nhặt vào đĩa đựng cơm rơi và lau tay vào khăn ẩm”. Sau một thời gian dài kiên trì, động viên và rèn luyện cho trẻ, tôi thấy trẻ đã tiến bộ lên rõ rệt, trẻ biết xúc cơm thành thạo, bàn ăn của trẻ đã không còn cơm rơi vãi. Khi trẻ uống nước: Hướng dẫn trẻ lấy cốc đúng ký hiệu của mình, nhắc trẻ không rót nước quá đầy, cầm cốc bằng hay tay, uống nước từ từ, không làm đổ, làm rơi cốc, khi uống thừa nước đổ vào thùng chứa nước thừa và không cho tay vào thùng chứa nước thừa, không uống nước sống... Như vậy, tôi đã hình thành và rèn luyện cho trẻ thói quen, hành vi ăn uống văn minh, sạch sẽ. * Giờ ngủ: Tôi tập cho trẻ làm giúp cô những việc vừa sức của mình và rèn cho trẻ có các thói quen tốt. Đó là: Cho trẻ xếp hàng đi lấy gối, xếp gối và cất gối cùng cô đúng nơi quy định sau khi ngủ dậy. Ảnh: Trẻ xếp hàng lấy gối đi ngủ. Muốn tạo cho trẻ có thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, tôi thường mở những bản nhạc hát ru trẻ ngủ, đối với những trẻ khó ngủ, tôi âu yếm, vỗ về để trẻ cảm nhận được sự ân cần thương yêu của cô như những người thân trong gia đình. Qua thời gian đã hình thành cho trẻ thói quen, cứ đến giờ đi ngủ, nghe nhạc hát ru là trẻ ngủ. * Thông qua hoạt động chiều. Với giờ hoạt động chiều, tôi có thể giáo dục cho trẻ rất nhiều kỹ năng khác nhau như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý tình cảm, kỹ năng tự phục vụ.
  17. 15 Ví dụ: Khi cho trẻ ôn bài cũ. Kể lại chuyện, ôn thơ,… Tôi luyện cho trẻ thể hiện đóng vai các nhân vật, thể hiện giọng điệu, tình cảm phù hợp với nội dung bài thơ, câu chuyện. Từ đó trẻ biết thể hiện được tình cảm của mình và có thể quản lý cảm xúc vui, buồn của trẻ. Trong giờ làm quen bài mới, (trò chơi mới) cũng vậy,tôi sưu tầm và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi phù hợp chủ đề và sự nhận thức của trẻ Ví dụ: Ở chủ đề: “Bé là ai”, qua trò chơi: “Soi gương” tôi cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng như: Trẻ tự nhận biết mình là ai (trai hay gái), và những đặc điểm bên ngoài của trẻ (quần áo, quàng khăn, đội mũ, cài nơ, màu sắc...), trên khuôn mặt có những bộ phận nào, số lượng các bộ phận (mắt, mũi, miệng, tai,..). Cô có thể hỏi trẻ: “Người trong gương là ai? Trên khuôn mặt có những gì? Cái nơ trên đầu con có màu gi?,..”. Từ đó giúp trẻ có kỹ năng nhận biết phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các đặc điểm rõ nét bên ngoài của đối tượng. Ngay từ buổi đầu tiên đến lớp, tôi hướng dẫn trẻ cách tự cởi, mặc quần áo; tự đi dép, chuẩn bị mũ, áo khoác, khẩu trang khi ra ngoài; tự đi lên xuống cầu thang; tự lấy, cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định; đi vệ sinh đúng nơi; bỏ rác vào thùng đựng rác,... Dạy trẻ cách an toàn thực hiện vệ sinh cá nhân thông qua các hoạt động trên lớp. Ảnh: Trẻ có kỹ năng tự đi giầy, dép * Thực hiện đúng chế độ hoạt động vệ sinh của trẻ Để hình thành các kỹ năng cho trẻ, tôi luôn thực hiện đúng theo lịch hoạt động vệ sinh ở trường. Thực hiện chế độ sinh hoạt vệ sinh đều đặn, hợp lý là tổ chức cho trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh đúng giờ, chú ý quan sát, theo dõi để kịp thời nhắc nhở, động viên trẻ tiếp thu và thực hiện tốt nhất. Ví dụ: Hàng ngày, sau giờ đón trẻ (hoặc trước giờ ăn; sau giờ ngủ dậy;...), tôi thường xuyên cho trẻ đi vệ sinh vào bồn cầu (hoặc ngồi vào bô), thời gian
  18. 16 đầu, trẻ chưa quen, tôi thường tạo âm thanh“xi” như ở nhà, để trẻ có cảm giác thân thuộc, thoải mái và mót tiểu. Hoặc khi có trẻ mãi chơi, chột dạ “tè dầm” hoặc “ị đùn”, tôi đã ân cần chăm sóc vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đồng thời cũng nhắc nhở, giải thích cho trẻ biết như vậy là rất bẩn, chưa ngoan, chưa được cô và các bạn khen, Con cần phải biết gọi cô, khi có nhu cầu đi vệ sinh. Quá trình thực hiện bền bỉ và liên tục như vậy đã giúp tôi thành công trong việc rèn luyện cho trẻ có thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đúng nơi qui định. 2.3.4. Công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ để giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ Việc phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ là điều vô cùng cần thiết, bởi tấm gương quan trọng nhất của con cái là cha mẹ. Để việc giáo dục hình thành kỹ năng sống của trẻ đạt kết quả cao chúng ta không thể thiếu việc phối kết hợp chặt chẽ cùng với cha mẹ trẻ. Trẻ khó mà có được các kỹ năng sống như: lễ phép, nhường nhịn, quan tâm đến mọi người xung quanh, chờ đợi đến lượt chơi,... khi chỉ được thực hành ở lớp mà không được thực hành trong gia đình và cộng đồng. Vì vậy bên cạnh việc dạy trẻ ở trường tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với cha mẹ trẻ để cùng phối hợp giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ, tuyên truyền để cha mẹ trẻ hiểu và không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Đồng thời trong các giờ đón, trả trẻ tôi đã trực tiếp trao đổi, tuyên truyền trên bảng thông tin để cha mẹ trẻ biết được việc giáo dục hình thành kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với trẻ, nếu trẻ thiếu kinh nghiệm sống, trẻ dễ bị hư hỏng, hay không tự tin trước đám đông, không tự lập được. Nên các bậc cha mẹ trẻ rất đồng tình ủng hộ việc giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Vì thế tôi trao đổi với cha mẹ trẻ để cha mẹ về nhà biết yêu cầu con làm những việc đơn giản như: Chào khi có khách đến nhà, khi đi chơi; lấy tăm cho người lớn sau khi ăn xong; lấy một số đồ dùng an toàn, dễ lấy; … để tập cho trẻ có thói quen lao động, biết tự lập, tự rửa tay, lau miệng, chùi mũi,…. Như vậy cùng với thời gian trẻ sẽ có những kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tự chăm sóc bản thân; kỹ năng sống cần thiết sau này. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ để tìm hiểu thêm thông tin về trẻ: “Ở nhà trẻ có hay giúp đỡ ông bà không?; trẻ thích làm những việc gì giúp bố mẹ; bố mẹ có để cho cháu tự phục vụ bản thân những việc vừa sức không?; trẻ tự đi giày dép; tự xúc ăn;...”, qua đó để xây dựng biện pháp giáo dục phù hợp với từng cá nhân trẻ. Hơn thế nữa, tôi thường xuyên phản hồi thông tin về trẻ cho cha mẹ trẻ nắm như: “Ở lớp trẻ là người như thế nào?; trẻ có hay giúp cô không?;... và những việc trẻ làm tốt khi ở lớp” để cha mẹ trẻ tiếp tục khuyến khích cho trẻ làm tốt ở nhà, nhằm tạo thói quen tốt cho trẻ. Ngoài việc cổ vũ những trẻ năng động, tích cực phát huy khả năng, tôi chú ý đến những trẻ còn chậm tiếp thu chưa tốt, rụt rè, tạo cơ hội để trẻ làm những việc vừa sức, hướng dẫn, khuyến khích động viên trẻ mọi lúc, mọi nơi như: “Con cứ làm đi, con làm được đấy!; con làm rất giỏi, các bạn vỗ tay khen
  19. 17 nào!...”. Khi hướng dẫn trẻ thì giọng nói của tôi cần nhẹ nhàng, chậm rãi tạo sự gần gũi, tránh những câu nói mệnh lệnh, cứng nhắc: “Làm nhanh lên, làm thế này à, làm sai rồi.” Việc hướng dẫn và rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nếu chỉ có cô giáo và nhà trường thì không thể thành công mà phải có sự phối hợp của các thành viên trong gia đình trẻ như: Bố mẹ, ông bà, anh em… Các thành viên trong gia đình luôn tạo cơ hội cho bé thấy các việc làm và cách thức làm việc của mình, đồng thời nên giải thích cho bé về việc đó (dù bé có hiểu hay không). Sau đó khuyến khích trẻ tham gia vào công việc với khả năng của trẻ. Ví dụ: Mẹ đang nhặt rau để nấu canh, hãy giải thích bảo con cùng làm hộ, sau đó mẹ hướng dẫn bé cách nhặt rau, mặc dù trẻ có thể làm chưa khéo, có thể rau sẽ bị dập nhưng hãy cho con làm để có cơ hội rèn luyện lòng yêu thích công việc cũng như các kỹ năng làm việc nhà ngay từ nhỏ. Hoặc: Khi mẹ đang giặt quần áo, trẻ nhất định muốn giặt cùng, để chuyển ý định của trẻ, mẹ nên nhờ con làm việc khác như: “Con lấy cho mẹ cái ghế để ngồi nào!; Ông (Bà gọi con kìa!);…”, như vậy trẻ sẽ quên ngay ý định của mình và nhanh chóng làm việc theo yêu cầu của mẹ. Như vậy, có thể tích cực tạo nhiều cơ hội được làm việc thì bé mới có kĩ năng. Không nên có suy nghĩ đợi trẻ lớn mới dạy, đừng sợ con làm hư hay làm vỡ mà làm thay. Để tạo được sự tin tưởng và thu hút sự quan tâm tham gia của cha mẹ trẻ vào các hoạt động hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ, tôi luôn lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, tư vấn và tuyên truyền trao đổi những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện và mang tính thuyết phục cao về việc rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Ví dụ: Người lớn không nên lo lắng rằng để trẻ làm việc sẽ không hiệu quả, sẽ mất thời gian như: bỏ rác không đúng chỗ, lấy nước làm rớt nước, lau miệng không sạch…. Vì vậy cần thường xuyên hướng dẫn trẻ làm và cho trẻ thời gian để hoàn thành công việc, cần kiên trì hướng dẫn trẻ cách làm sao cho sạch, đẹp. Cha mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ bản thân như: tự rửa mặt, rửa tay, tự đi dép, bé tự xúc ăn,… Cho trẻ được vui chơi và bày biện đồ chơi theo ý thích của trẻ, không nên cấm đoán hay la mắng trẻ. Điều quan trọng là nhắc nhở và cho trẻ thời gian để sau khi chơi xong trẻ tự thu, dọn đồ chơi để vào nơi qui định. Để trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ mình tốt hơn, trẻ cần có những kỹ năng tự bảo vệ mình khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Tôi đã phối hợp cùng cha mẹ trẻ dạy trẻ cách nhận biết và không đến, sờ vào các mối nguy hiểm trong nhà như: bếp ga, bàn là, điện, nước nóng, dao, kéo, các vật sắc, nhọn,... các mối nguy hiểm bất ngờ: Cháy nổ, chó cắn, ong đốt, ngộ độc…. các mối nguy hiểm về môi trường: Bị xa vào vùng lầy, sông nước,... Và vào các dịp lễ tết, cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia trang trí nhà cửa; cùng ông bà, bố mẹ trang trí cho cây đào, cây quất,…. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lựa chọn những chương trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với trẻ để cả nhà cùng xem, khi xem cha mẹ cần khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình về những điều mà trẻ vừa được xem.
  20. 18 Thường xuyên tuyên truyền để các bậc cha mẹ trẻ hiểu rằng: Giáo dục rèn luyện thói quen tốt nhằm hình thành kỹ năng sống giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những biện pháp khác nhau, quyết định phải xuất phát từ trẻ, nội dung giáo dục phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Tạo cho trẻ có điều kiện để cọ xát các tình huống khác nhau để thực hành và áp dụng. Ảnh: Cô giáo trao đổi với cha mẹ trẻ những điều cần thiết Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay, công tác thực hiện cách phòng chống dịch bệnh là hết sức quan trọng và cần thiết, bởi trẻ còn rất nhỏ, chưa nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh. Ý thức được điều đó, tôi đã hướng dẫn và dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi về cách đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn; gữi khoảng cách với người tiếp xúc (người đang nói chuyện);…, để phòng trách dịch bệnh và nhắc nhở người thân cùng thực hiện, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm để cha mẹ trẻ cùng quan tâm giáo dục rèn luyện cho trẻ. Hơn nữa, thời gian nghỉ Tết nguyên đán quá dài so với quy định, do dịch Covid-19 bùng phát tại địa phương, tôi đã xây dựng nhiều video, bài tuyên truyền về công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà (nhất là nội dung giáo dục hình thành kỹ năng cơ bản cho trẻ), được đăng trên nhóm zalo của lớp, rất được cha mẹ trẻ quan tâm theo dõi và thực hiện, đã có nhiều những ý kiến tương tác, phản hồi tích cực, tạo cho tôi niềm tin, sự hưng phấn, nổ lực hơn nữa trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2