Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
lượt xem 12
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non" nhằm đề xuất một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân; xây dựng tốt một số hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trường mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non MỤC LỤC A Đặt vấn đề Trang 1 I.Lý do chọn đề tài Trang 1 1.Cơ sở lý luận Trang 1 2.Cơ Sở thực tiễn Trang 1 II. Mục đích nghiên cứu Trang 2 III. Đối tượng nghiên cứu Trang 2 IV. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm Trang 2 V. Phương pháp nghiên cứu Trang 2 VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Trang 2 B Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề Trang 2 I.Cơ sở lý luận Trang 2 II. Thực trạng trước khi thực hiện Trang 3 1.Thuận lợi Trang 3 2. Khó khăn Trang 4 III. Các biện pháp thực hiện Trang 6 1.Biện pháp 1 Trang 6 2. Biện pháp 2 Trang 6 3. Biện pháp 3 Trang 8 4. Biện pháp 4 Trang 8 5. Biện pháp 5 Trang 10 6. Biện pháp 6 Trang 10 IV. Kết quả đạt được Trang 11 1.Kết quả trên trẻ Trang 11 2. Kết quả từ giáo viên Trang 12 3. Kết quả từ phía phụ huynh Trang 12 C Kết luận và khuyến nghị Trang 13 I.Kết luận Trang 13 II. Khuyến nghị Trang 13 Tài liệu tham khảo Trang 15 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non I.Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lý luận: Phát triển kỹ năng sống cho trẻ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách sử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tự phục vụ, tính tư duy sáng tạo của trẻ. "Phát triển kỹ năng sống cho trẻ” chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ. Với những nội dung gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; ứng phó với những tình huống bất ngờ; ứng xử văn minh, lịch sự…Việc giáo dục , rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là quan trọng, giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Ở trẻ 3 tuổi chúng ta dễ dàng thấy trẻ vẫn còn được cha mẹ chăm bẵm từng ly từng tí: từ việc vệ sinh cá nhân, đúc ăn … nên kỹ năng tự phục vụ ở trẻ còn kém.Trẻ không mạnh dạn, tự tin khi trả lời câu hỏi của cô, chưa phản xạ nhanh trong mọi trường hợp, còn rụt rè khi ở trước đám đông. Trẻ luôn bị động, chưa chủ động chào hỏi người lớn khi không được nhắc nhở. Chính vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ cấp mầm non là tiền đề quan trọng giúp cho trẻ tích lũy được những kiến thức giúp trẻ phát triển mọi mặt và là hành trang cho trẻ tự tin và tự lập sau này. 2.Cơ sở thực tiễn Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non chưa có những hoạt động rèn luyện kỹ năng sống riêng biệt cho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày, song đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày dể lồng ghép kỹ năng sống cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ, bên cạnh đó trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lãnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp với những tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa, gởi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp đỡ,…hay những hành vi gây hại với môi trường: vứt rác bùa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh… Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo bé, nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ sẽ lồng ghép các nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ trong các hoạt động như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, vì vậy tôi
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non đã nghiên cứu và chọn đề tài: "Một số biện phát giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non" để ngiên cứu và thực hiện. II. Mục đích nghiên cứu + Đề xuất một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường. + Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. + Nâng cao kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học tới các bậc phụ huynh + Xây dựng tốt một số hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trường mầm non III. Đối tượng nghiên cứu + Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non IV. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm + 35 trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi C1 trường Mầm non nơi tôi công tác V. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp dùng lời: - Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy và học. - Phương pháp thực hành, trải nghiệm. VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Đề tài được tôi nghiên cứu tại lớp 3 – 4 tuổi C1 - Thời gian thực hiện từ tháng 09/2019 đến tháng 07/2020 B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Theo Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết: “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp mà giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ, là những kiến thức tối thiểu giúp các em tự lập". Do đó cần giáo dục kỹ năng cốt lõi cho trẻ như: Sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giáo tiếp, Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sử lý tình huống…nhắm phát triển toàn diện cho trẻ. Theo Ths. Lương Thị Bình - trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Nhóm kỹ năng sống trong chương trình giáo dục mầm non gồm các kỹ năng sau: + Kỹ năng ứng sử phù hợp với những người gần gũi xung quanh. + Kỹ năng hợp tác. + Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội + Kỹ năng giao tiếp lịch sự lễ phép + Kỹ năng tự phục vụ.
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non + Kỹ năng kiểm soát cảm xúc. + Kỹ năng nhận thức về bản thân. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục năng lực nhận biết và bày tỏ những cảm xúc, tình cảm của mình, hiểu và đáp lại cảm xúc tình cảm của người khác, hình thành và rèn luyện sự tự tin, khả năng độc lập và và những tình cảm tích cực của trẻ . Không những vậy mà giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, luyện tập cho trẻ có hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực, giúp trẻ có khả năng biết tự kiểm soát, biết cách ứng xử phù hợp với những người xung quanh... Chính từ cơ sở lý luận trên mà tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” để nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tại lớp học của tôi. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN Năm học 2019 – 2020 tôi được phân công phụ trách lớp 3- 4 tuổi C1 - Trường mầm non, lớp có 35 trẻ: 18 nam, 17 nữ trong số đó có nhiều trẻ chưa qua lớp nhà trẻ. Qua quá trình thực hiện tôi thấy việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ rất thiết thực và bổ ích cho trẻ mầm non.Với mong muốn nâng cao chất lượng cho trẻ 3 – 4 tuổi tôi đã dành nhiều thời gian khảo sát thực tế trên trẻ và nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1.Thuận lợi: * Cơ sở vật chất: + Trường lớp khang trang, đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ hoạt động. + Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. *Đối với phụ huynh: + Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục các con *Đối với giáo viên: + Bản thân tôi là một giáo viên mới vào ngành như luôn nhiệt tình công tác, có năng lực sư phạm, có ý thức trách nhiệm trong công việc.Trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn + Tôi luôn có ý thức tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Tích cực tìm tòi và thu thập tài liệu để học hỏi. *Đối với trẻ : + Trẻ ham học hỏi thích tìm tòi khám phá.
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non + Trẻ đến lớp đạt kế hoạch giao ngay từ đầu năm. + Trẻ đến lớp chuyên cần 2. Khó khăn: * Cơ sở vật chất : + Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo. *Đối với phụ huynh: + Đa số phụ huynh đều làm nông nghiệp nên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ nên nhiều khi không tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình và việc trò chuyện cùng trẻ về kỹ năng sống còn hạn chế chủ yếu là cô cung cấp kiến thức cho trẻ. *Đối với giáo viên: + Mới áp dụng phương pháp nên giáo viên trong lớp còn nhiều hạn chế về phương pháp và chưa có kinh nghiệm lồng ghép giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động trong ngày. + Chưa có nhiều tài liệu về việc hướng dẫn áp dụng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non nên bản thân nhiều giáo viên còn mơ hồ trong việc lồng ghép nên vẫn chưa tổ chức được cụ thể. + Giáo viên còn chưa phối hợp sát sao cùng với phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. *Đối với trẻ: + Nhiều trẻ chưa qua lớp nhà trẻ và đa số trẻ được bố mẹ nuông chiều nên trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ so với độ tuổi của trẻ. + Các kỹ năng xã hội của trẻ còn hạn chế qua việc ứng sử giao tiếp, chưa biết cách cảm thông chia sẻ hợp tác với các bạn với người lớn .Và đa số trẻ chưa kiểm soát được cảm xúc của bản thân. + Trẻ chưa có kỹ năng giao tiếp lịch sự ,lễ phép với người lớn. +Trẻ còn nhỏ nên những kỹ năng ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh còn kém. + Trẻ còn chưa biết cách hợp tác , chia sẻ cảm xúc với cô và các bạn. + Trẻ còn nhỏ được bố mẹ chiều chuộng nên chưa kiềm chế được cảm xúc của mình, vẫn làm theo ý thích chưa có nề nếp. + Trẻ vẫn chưa nhận thức được về bản thân, vẫn dựa dẫm vào bố mẹ để bố mẹ phục vụ như tắm ,bón cơm , thay quần áo , đi dép..vì vậy trẻ vẫn chưa biết cách tực phục vụ và tự bảo vệ bản thân. * Cụ thể được đánh giá trong bảng khảo sát đầu năm học 2019 – 2020 :
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non (Số lượng 35 trẻ ) Trẻ đạt Trẻ chưa đạt ST Phân loại khả năng T Số trẻ Tỷ lệ% Số trẻ Tỷ lệ% + Kĩ năng ứng xử phù hợp với những 1 10 29% 25 71% người gần gũi xung quanh 2 + Kĩ năng hợp tác 7 20% 28 80% 3 + Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội 7 20% 28 80% 4 + Kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép 14 40% 21 60% 5 + Kỹ năng tự phục vụ 17 48% 18 52% 6 + Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 8 23% 27 77% 7 + Kỹ năng nhận thức về bản thân 10 28% 25 72% Tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến thức trạng trên như sau: - Bản thân tôi và bố mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái, ít gần gũi với con cái hoặc nuông chiều trẻ quá mức gây tác động xấu đến việc hình thành kỹ năng sống của trẻ. - Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho các con đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nên họ không quan tâm và thường phó mặc cho giáo viên. - Bản thân tôi còn mơ hồ trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, chủ yếu dạy trẻ theo chương trình với các chủ đề trong năm, việc lồng ghép giáo dục và kỹ năng sống cho trẻ còn lúng túng và chưa cụ thể. - Tôi chưa nắm vững phương pháp và hình thức giáo dục đổi mới để lồng ghép có hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động trong ngày cho trẻ: Hoạt động góc, hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động ăn ngủ vệ sinh, hoạt động đón trả trẻ. - Tôi chưa tổ chức được các trò chơi thực thiệm để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.Tôi chưa phối kết hợp được tốt với phụ huynh để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ngay tại gia đình. Từ thực trạng trên, là một giáo viên đứng lớp tôi mạnh dạn đề xuất ra "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non" cho trẻ để từng trẻ lớp tôi có được những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Biện Pháp 1 : Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động đón trả trẻ.
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Trẻ 3-4 tuổi mọi quy tắc và hành vi ứng xử của trẻ chủ yếu vẫn mang tính bộc phát. Chính vì vậy mà tôi luôn chú trọng đến việc rèn luyện hành vi và quy tắc ứng sử cho trẻ ngay trong giờ đón trẻ.Hàng ngày để tạo cho trẻ có thói quen nền nếp chào hỏi lễ phép,sự mạnh dạn tự tịn và có thái độ ứng xử thân thiện với mọi người thì bao giờ tôi cũng chủ động phối kết hợp với phụ huynh tạo thành những tình huống thực tế hay giả định để trẻ có cơ hội thực hành trải nghiện và ứng biến thích hợp. Ví dụ: Tình huống “ rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép, mạnh dạn tự tin và có thái độ ứng xử thân thiện với mọi người” Cô chào Hà Vy? Hà Vy hôm nay có váy đẹp thế? Cái miệng xinh của Hà Vy đâu rồi? Hà Vy ơi hôm nay lớp mình ngoài cô Phượng còn có cô Lan nữa đấy ! Hà Vy hãy thể hiện mình là em bé ngoan nào?Từ những việc làm nhỏ hằng ngày đó qua thời gian sẽ dần hình thành ý thức và thói quen chào hỏi lễ phép, tính mạnh dạn tự tin và thái độ ứng xử thân thiện cởi mở với mọi người ở trẻ. Mặt khác khoảng thời gian đón trả trẻ cũng là thời điểm vàng được tôi tận dụng hiệu quả để rèn luyện kỹ năng sống tự giác và tự lập ở trẻ, cho nên ngay từ đầu năm tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc vào lớp cũng như lúc ra về, tôi sẽ kiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa đạt, bạn nào đã thực hiện tốt cuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu gương bạn thực hiện tốt, đồng thời cũng khích lệ động viên cá nhân chưa cố gắng, từ đó việc cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra. Ngoài ra thông qua giờ đón và trả trẻ: tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh giáo dục kỹ năng sống như ( bé giúp mẹ nhặt rau, bé tự mặc váy, bé tự đeo dép, bé tự giắc ngồi vào bàn ăn, bé tự chải đầu, bé tự chuẩn bị balo đến trường..., qua đó tạo cho trẻ một số thói quen nhất định để trẻ có thói quen học tập và bắt chước làm theo. Đó cũng là một cách giáo dục hiệu quả khắc sâu vào tâm thức của trẻ. Qua đây ta có thể thấy rằng giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua giờ đón trả trẻ đã đem lại hiệu quả thiết thực trên trẻ, trẻ lớp tôi giờ đây đã có ý thức tự lập tự giác cất dọn đồ dung cá nhân ngăn nắp gọn gàng, trẻ có nề nếp thói quen chào hỏi lễ phép,ứng xử thân thiện với mọi người. 2. Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ các hoạt động học. - Ở lứa tuổi này học mà chơi, chơi mà học. Trẻ dễ nhớ nhưng cũng rất nhanh quên nên việc lồng giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động học luôn là lựa chọn hàng đầu cho tôi trong việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hóa. - Rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ qua hoạt động khám phá:
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non + Ví dụ: qua hoạt động khám phá theo chủ đề gia đình: Khi cho trẻ quan sát một số vật dụng nguy hiểm như: ổ điện, bếp đang đun, phích nước nóng... qua đó giáo dục trẻ biết tránh một số hành động có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác. - Bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câu truyện bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao... + Ví dụ: trong bài thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung “Bạn Thỏ bị đau bụng với lý do ăn thức ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng an toàn, tự bảo vệ (không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ra gần bờ ao, giếng nước dễ xảy ra tai nạn), Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó tôi lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Chẳng hạn chủ đề Bản thân, với câu chuyện “Mỗi người một việc” có nội dung giáo dục “tất cả các bộ phận trên cơ thể bé đều rất quan trọng”, khi đó cô chuyển tải những thông điệp quý báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo các bộ phận trên cơ thể mình. - Với chủ đề “Gia đình” thông qua câu chuyện “Chú vịt xám” tôi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: “Khi được bố mẹ cho đi công viên, siêu thị hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” qua đó tôi đặt ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽ làm thế nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra cách giải quyết, tôi lắng nghe ý kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có được không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ bị lạc chờ vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé, nếu muốn nhờ người lớn gần đó giúp đỡ bé phải tìm công an hoặc những người mặc đồng phục (bảo vệ, nhân viên.)ở gần chỗ đó để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm hại bé... Rèn sự mạnh dạn, tự tin và tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương đất nước cho trẻ qua hoạt động âm nhạc hoặc các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, tôi luôn chọn nội dung phù hợp với trẻ lớp mình, kết hợp với phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, trẻ được nghe, được xem hình ảnh cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống xung quanh, từ đó trẻ tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm. Hàng ngày tôi ghi chép từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, ghi chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày, lưu trữ dữ liệu, sản phẩm để đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ và giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống.
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Như vậy ta có thể thấy việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ các hoạt động học là lựa chọn tối ưu giúp cho trẻ trao dồi thêm những kỹ năng sống, giúp trẻ biết xử lý những tình huống trong cuộc sống thực tế sau này giúp trẻ bước đầu phát triển nhân cách một cách toàn diện. 3. Biện pháp 3:Tổ chức các trò chơi thực nghiệm ngoài trời để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. - Hoạt động ngoài trời là cũng là một hoạt động mà tôi có thể lồng ghép tích hợp nhiều kỹ năng sống cần thiết cho trẻ như tổ chức các trò chơi thực nghiệm như: Gắp hạt, vẽ ngô, sâu vòng, gắp tôm cua cá…. + Ví dụ: khi cho trẻ lao động nhổ cỏ tưới cây, quan sát và trò chuyện về cây xanh, cây hoa, tôi sẽ trò chuyện cùng trẻ để về ích lợi của việc làm hình thành ở trẻ lòng tự hào khi được góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh - Sạch - đẹp. Khi cho trẻ dạo chơi sân trường, tôi thường đặt câu hỏi với trẻ: làm thế nào để sân trường sạch đẹp? (nhặt lá cây rơi, nhặt rác bỏ vào thùng rác, hình thành được kỹ năng ứng xử văn minh cho trẻ không những ở trường mà trẻ sẽ thực hiện việc giữ vệ sinh nhà, ở nơi công cộng). - Hay trong hoạt động ngoài trời, khi trẻ chơi tự do, vừa quan sát trẻ chơi tôi vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn: Khi leo lên cầu trượt thì xếp hàng theo thứ tự, biết chờ đến lượt, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch, hò hét, tuyệt đối không tranh giành đồ chơi, chơi đu quay không quay quá nhanh.... Tổ chức cho trẻ thêm các trò chơi dân gian để rèn cho trẻ kỹ năng hợp tác với các bạn và cô, rèn sự khéo léo, tôn trọng tuân thủ quy tắc và luật chơi của trò chơi. Chính vì vậy việc lồng ghép kỹ năng sống cho trẻ trong giờ hoạt động ngoài trời là rất thiết thực để trẻ có thể vừa học vừa chơi và tích lũy được cho trẻ những kỹ năng sống vô cùng thực tế vào cuộc sống hàng ngày. 4. Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi. - Đối với trẻ mầm non hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường.Thông qua giờ chơi hoạt động góc trẻ được đóng vai và tái tạo lại thực tế cuộc sống. Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi, từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát tiển mạnh mẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kỹ năng sống của trẻ hướng đến cái đẹp trong giao tiếp, góp phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội, hình thành thái độ tích cực của trẻ với bản thân.
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non + Ví dụ: Ở chủ đề “Giao thông” khi chơi “Mẹ chở con đi học bằng xe máy”, yêu cầu trẻ phải đội mũ bảo hiểm, qua đó tôi dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao tác lặp đi lặp lại 2- 3 lần. Hoặc với trò chơi “Đi ô tô” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có những gợi mở kịp thời như : Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò tay ra ngoài khi xe đang chạy nhé. + Với nhóm “ Nấu ăn” tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện vai của mình: Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi nhà. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng cũng cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra. Tôi đã đưa tình huống:“Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?” Qua tình huống này tôi dạy trẻ: Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy, Hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quang có thể nghe thấy. Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm. - Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà tôi dạy trẻ. Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duy lôgích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. + Ví dụ: Với nhóm bán hàng và nhóm nấu ăn: tôi rèn kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép cho trẻ, rèn trẻ đưa đón đồ dùng cho bạn bằng 2 tay, rèn tinh thần đoàn kết khi chơi, khi chơi không ném đồ chơi bừa bãi, chơi xong giáo dục trẻ có ý thức cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng và rửa tay sạch sẽ sau khi chơi xong. - Hoạt động vui chơi diễn ra trong thời gian tương đối dài (40 phút), có rất nhiều tình huống xảy ra, tôi luôn bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh hành vi, giúp trẻ có thói quen tốt, biết được điều gì nên làm, điều gì không nên làm, lâu dần những thói quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích luỹ và trở thành kỹ năng xã hội đối với trẻ. - Trong hoạt động vui chơi không thể thiếu việc lồng ghép các trò chơi dân gian để giúp trẻ sớm hình thành các thói quen hoạt động có hệ thống , giúp trẻ tự tin , linh hoạt hơn trong các hoạt động cũng giúp cho sự phát triển sau này của trẻ ví dụ như: cờ vua, ô ăn quan, kéo co, rồng rắn lên mây …. Qua hoạt động vui chơi trẻ sẽ dần mạnh dạn và thành thạo dần trong cách giao tiếp vậy nên việc lồng ghép kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi sẽ tích lũy cho trẻ những kỹ năng rất bổ ích để trẻ dần hoàn thiện những thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày. 5. Biện pháp 5: Chủ động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động ăn ngủ, vệ sinh và nêu gương bé ngoan hàng ngày , hàng tuần.
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non - Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ được rèn luyện, được giáo dục thường xuyên nhất. Hàng ngày tôi đã dạy trẻ biết giữ gìn quần áo chân tay sạch sẽ, trước khi ăn là phải rửa tay, lau mặt. Dạy trẻ có những hành vi văn hóa trong ăn uống, qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rủa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Ăn xong trẻ giúp cô lau bàn, cất ghế. Khi trẻ ngủ, rèn cho trẻ nền nếp khi ngủ, không nói chuyện, không nằm sấp, không cầm đồ chơi trong tay, khi ngủ dậy giúp cô gập thảm, cất gối... Cứ như thế ngày này qua ngày khác, lân dần trẻ tự thực hiện thành nề nếp mà không cần tôi phải nhắc nhở. - Với hoạt động nêu gương bé ngoan tôi giúp trẻ nhút nhát, thụ động mạnh dạn tự tin hơn . Bản thân trẻ rất quan tâm tới: “Bảng bé ngoan” khi trẻ được lên cắm cờ trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào với các bạn bè, mong chờ được khoe với bố mẹ vào mỗi buổi chiều, báo các lại kết quả vì sao mình được lên cắm cờ cho bố mẹ biết. Từ đó tôi đã dần tạo cho trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè, biết giúp đỡ cô, biết làm việc tốt với bản thân và người khác để được công nhận. Tôi sẽ đưa ra các tiêu chí được lên cắm cờ. Bởi vậy trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự tin, phấn đấu để cuối ngày được lên cắm cờ từ đó luôn diễn ra sự cạnh tranh rất lành mạnh giữa các trẻ. Kết quả giúp trẻ tự có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn trong các trong các hoạt động trong ngày, dần dần thói quen tốt nảy sinh trở thành một nhu cầu, một kỹ năng sống tốt của trẻ. Như vậy việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và các hoạt động trong ngày sẽ đạt những hiệu quả tối ưu giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống có ích cho cuộc sống hàng ngày của trẻ. 6. Biện pháp 6: Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh nội dung và cách rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ: Cha mẹ là tấm gương đầu tiên cho trẻ học tập những thói quen tốt. Việc phối hợp với phụ huynh trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng cần thiết. Trong các buổi đón trẻ tôi thường trao đổi những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện và mang tính thuyết phục, tôi thường xuyên trao đổi những kỹ năng tự phục vụ trong tuần cho cha mẹ trẻ biết để cùng phổi hợp rèn trẻ đạt hiệu quả cao nhất, tôi luôn khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện để trẻ tự phục vụ bản thân: rửa mặt, đánh răng, thay quần áo, tự chọn quần áo, đồ dùng cá nhân chuẩn bị đi học,…nhắc nhở phụ huynh cần dạy trẻ những kỹ năng như: ghi nhớ số điện thoại của bố, mẹ, địa chỉ gia đình để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm.
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Tôi tuyên truyền phụ huynh cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá, chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời. Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác và thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ. Trong thời gian nghỉ dịch tôi lên kế hoạch soạn bài và dạy học cho trẻ qua các phần mềm zalo, zoom để nắm được tình hình của trẻ khi ở nhà và tuyên truyền phối hợp với phụ huynh cách phòng dịch và giáo dục thêm kỹ năng sống cho trẻ. Như vậy tôi tuyên truyền để phụ huynh hiểu việc rèn luyện kỹ nắng sống cho trẻ hiện nay là điều mà mỗi cá nhân, bậc làm cha, làm mẹ điều phải quan tâm, tuyên truyền để họ hiểu điều quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng sống chính là việc “không nên cấm đoán trẻ làm mà hãy dạy trẻ cách thực hiện chúng”. Cô giáo, cha mẹ là tấm gương, bằng việc làm đơn giản, gần gũi hàng ngày để tích lũy cho trẻ những kỹ năng sống bổ ích để chắp cánh cho cuộc sống sau này của trẻ. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi áp dụng "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non" trong năm học 2019 – 2020 tôi đã thu được đết quả như sau: 1. Kết quả trên trẻ: Sau 1 năm tiến hành những biện pháp trên tôi thu được kết quả rất khả quan trên trẻ. Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiện và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn…Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Và cụ thể được thể hiện dưới bảng đối chứng dưới đây: *Bảng 2: Đối chứng với bảng kêt quả đầu năm so với kết quả đánh giá cuối năm sau khi thực hiện.( Số lượng trẻ : 35 học sinh ) Đầu năm Cuối năm
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Trẻ chưa Trẻ chưa Trẻ đạt Trẻ đạt T đạt đạt Phân loại khả năng T Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số trẻ trẻ % trẻ % % trẻ % + Kĩ năng ứng xử phù 1 hợp với những người 10 29% 25 71% 34 97% 1 3% gần gũi xung quanh 2 + Kĩ năng hợp tác 7 20% 28 80% 35 100% 0 0% + Kỹ năng tuân thủ các 3 7 20% 28 80% 33 94% 2 6% quy tắc xã hội + Kỹ năng giao tiếp 4 14 40% 21 60% 34 97% 1 3% lịch sự, lễ phép 5 + Kỹ năng tự phục vụ 17 48% 18 52% 34 97% 1 3% + Kĩ năng kiểm soát 6 8 23% 27 77% 31 88% 4 12% cảm xúc + Kỹ năng nhận thức 7 10 29% 25 71% 34 97% 1 3% về bản thân 2. Kết quả từ giáo viên - Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép kỹ năng sống cho trẻ. - Giáo viên yên tâm, phấn khởi hơn khi tổ chức các hoạt động trong ngày mà không cần lo lắng e dè mỗi khi có Ban giám hiệu dự giờ tham lớp hay đón đoàn thanh tra kiểm tra hoặc tham gia vào các hoạt động kỷ niệm ngày hội ngày lễ nào đó. 3. Kết quả từ phía phụ huynh: - Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy rõ sự tiến bộ của con mình. - Một số phụ huynh trước đây không hài lòng khi cô giáo giao cho trẻ làm những việc vừa sức và một số kỹ năng tự phục vụ, nay họ đã nhận thức được vấn đề và đã rất nhiệt tình phối hợp với giáo viên và rất yên tâm khi đưa con đến lớp. Sau khi thực hiện đề tài tôi thấy trẻ lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt, trẻ tự tin ,biết cách tự phục vụ bản thân, chia sẻ cảm thông cùng cô và các bạn và trẻ đã tích lũy được nhiều kỹ năng sống bổ ích để chắp cánh cho cuộc sống thực tế hàng ngày.Vì vậy đề tài có thể phổ biến rộng rãi ở các lớp trong trường mầm non và các trường bạn. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non I. Kết luận: Sau một năm nghiên cứu tìm ra "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non"tôi thấy rằng: trẻ em được rèn luyện kỹ năng sống tốt thì sẽ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, giúp trẻ có khả năng thích nghi và thành công trong cuộc sống dễ dàng hơn. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động sử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Thực tế phát triển kỹ năng sống của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé chỉ đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cảm ơn đúng lúc, để thích nghi với môi trường khác nhau….Một đứa trẻ chờ đến lượt chơi sẽ là người biết kiên nhẫn, một đứa trẻ được tập thích nghi với đám đông sẽ trở thành người biết tự chủ và tự tin sau này. Đó chính là những lợi ích về lâu dài mà ngày nay chúng ta quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị kỹ năng xã hội cho con ngay từ tuổi mầm non. Cũng cần nói thêm rằng trẻ nhỏ chỉ có thể tích luỹ kỹ năng sống thông qua những trải nghiệm thực tế, trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn, sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khoá thành công cho tương lai mỗi cháu. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Là giáo viên mầm non chúng ta hãy luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động, tự tin vào bản thân, đồng thời, khuyến khích trẻ khi tham gia vào trò chơi, cần biết cải tiến, sáng tạo các cách chơi và cố gắng đạt mục đích, đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. II. Khuyến nghị - Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non, bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy về việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ mầm non đến giáo viên. - Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào những hoạt động hàng ngày của trẻ. - Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức các hoạt động kiến tập theo chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trên đây là "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non" mà tôi đã tích cực nghiên cứu, vận dụng và thực hiện vào lớp tôi. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo nghành, các đồng chí trong hội đồng khoa học, chị em đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường mầm non” là do bản thân tôi viết, hoàn toàn đúng sự thực,
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non không sao chép của ai . Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với tất cả những gì mình đã viết ra trong đề tài trên. Tôi xin chân thành cảm ơn !
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Tài liệu tham khảo 1. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non - Ths. Lương Thị Bình - Trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện khoa học giáo dục Việt Nam 2. Các hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non - Ths Lương Thị Bình - Phan Lan Anh. 3. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non - PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - TS. Đinh Thị Kim Thoa. Ths. Phan Thị Thảo Hương. 4. Bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống - Nguyễn Thị Thuỳ Linh - Đỗ Thị Cẩm Nhung. 5. Giáo dục tích hợp ở bậc học Mầm non - PGS.TS. Nguyễn Thị Hoà. 6. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Mầm non - Nguyễn Ánh Tuyết - Lê Thị Kim Anh - Đinh Văn Vang. 7. Chương trình giáo dục mầm non - NXB Giáo dục Việt nam.
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non CÁC HÌNH ẢNH MINH CHỨNG Biện Pháp 1 : Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động đón trả trẻ. Hình ảnh trẻ tự cất dép và đồ dùng cá nhân Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ các hoạt động học.
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Hình ảnh trẻ trong hoạt động học thể chất Biện pháp 3:Tổ chức các trò chơi thực nghiệm ngoài trời để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Hình ảnh trẻ trong hoạt động ngoài trời Biện pháp 4: Lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động góc. Hình ảnh trẻ trong hoạt động góc
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Biện pháp 5: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động ăn ngủ, vệ sinh và nêu gương bé ngoan trong ngày , trong tuần. Hình ảnh trẻ trong hoạt động vệ sinh Hình ảnh trẻ trong hoạt động nêu gương bé ngoan
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Biện pháp 6: Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh nội dung và cách rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ: Hình ảnh cô trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1804 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 28 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 50 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 61 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 40 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 33 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 19 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 26 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn