intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:25

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra biện pháp cụ thể nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ đúng lúc, phù hợp đặc điểm vùng miền, với lứa tuổi, với từng đối tượng trẻ. Việc nâng cao chất lượng dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải việc làm trong một sớm một chiều mà tôi còn xác định đây là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài đòi hỏi người giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo, đồng thời phải kết hợp với đồng nghiệp, phụ huynh để đạt được hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non

  1. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm 3 5 Các phương pháp nghiên cứu 3 6 Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài 3 II BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1 Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề 3 2 Cơ sở thực tiễn 4 3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài 5 4 Các biện pháp thực hiện 5 5 Các biện pháp chính 6 - Biện pháp 1: Đưa giáo dục kỹ năng sống thành hoạt 5.1 6 động học chính cho trẻ. - Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng 5.2 7 sống cho trẻ đưa vào các chủ đề. - Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng 5.3 sống cho trẻ được lồng ghép qua các hoạt động hàng 10 ngày. - Biện Pháp 4: Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với 5.4 11 đồng nghiệp. - Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc 5.5 13 phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 6 Kết quả sau khi thực hiện đề tài 14 III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15 1 Kết luận 15 2 Khuyến nghị 16 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 V MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
  2. ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non” I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt, và giáo dục trẻ em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội. Và Người cũng ân cần nói với thiếu niên, nhi đồng: “Các cháu phải chăm ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy phải kính trọng, lễ phép, đối với bạn phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau”, “Giữ kỷ luật, chớ tự do phóng túng vì tự do phóng túng là không tốt”, “phải thật thà, dũng cảm”. Tuổi các cháu còn nhỏ thì làm các công việc nhỏ. Nhiều công việc nhỏ cộng lại thành công việc to”, “Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do”… Những câu nói đó của Bác là muốn hướng tới một thế hệ trẻ phát triển toàn diện nhất là phát triển về mặt kỹ năng sống. Nhưng trong xã hội hiện đại hiện nay, chất lượng cuộc sống nâng cao và trẻ em được hưởng thụ cuộc sống đầy đủ, ăn ngon mặc đẹp,... Tuy nhiên trẻ được bao bọc kỹ lưỡng, nuông chiều thái quá dẫn đến mất đi tính tự lập. Trẻ trở nên ỷ lại, lười nhác và khi lớn lên không muốn phấn đấu và khó có thể tự lập. Hiện nay công nghệ ngày càng phát triển, mạng xã hội trở nên thông dụng dẫn đến việc trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ ngày càng kém. Trong gia đình việc trao đổi giữa bố mẹ và con cái không còn nhiều nữa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Lâu dần trẻ không cảm thấy được tình cảm gia đình, tình yêu thương và lâu dần sẽ bị chai sạn về mặt tình cảm, dễ dẫn đến tâm lý tiêu cực. Chúng ta bắt gặp không ít những trường hợp đáng tiếc xảy ra với trẻ trong cuộc sống. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống là một lĩnh vực đã được Bộ giáo dục và đào tạo đưa vào chương trình giáo dục từ cấp học mầm non đến cấp học phổ thông.
  3. Nhưng nói về thời kỳ thích hợp, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải là giáo dục sớm, phù hợp với thời điểm trẻ có khả năng tiếp thu các kiến thức, kỹ năng tốt nhất. Giai đoạn vàng hay còn gọi là cửa sổ cơ hội của trẻ là từ 0 – 6 tuổi. Đây là giai đoạn cung cấp những kích thích để tạo thành nhiều kết nối thần kinh trên não bộ giúp trẻ đạt được tiềm năng tối đa, giúp trẻ phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non chỉ đơn giản là dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, kỹ năng tự lập, tự phục vụ bản thân, kỹ năng vệ sinh đúng cách, kỹ năng hợp tác, hoạt động cùng nhóm để giúp trẻ ngày càng trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Song tôi thấy thực tế tại trường tôi thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa được chú trọng nên trẻ lớp tôi hoàn toàn chưa có những kỹ năng cơ bản ấy. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc các kỹ năng sống của trẻ còn kém. Vì vậy đã thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non” nhằm phát triển các kỹ năng cho trẻ một cách tích cực có hiệu quả nhất, đạt được những yêu cầu trong độ tuổi đề ra. Và mong muốn những biện pháp của tôi sẽ được áp dụng không chỉ trẻ 3- 4 tuổi ở trường tôi mà sẽ được áp dụng với các trường khác trên địa bàn. 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra biện pháp cụ thể nhằm phát triển kỹ năng sống cho trẻ đúng lúc, phù hợp đặc điểm vùng miền, với lứa tuổi, với từng đối tượng trẻ. Việc nâng cao chất lượng dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải việc làm trong một sớm một chiều mà tôi còn xác định đây là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài đòi hỏi người giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo, đồng thời phải kết hợp với đồng nghiệp, phụ huynh để đạt được hiệu quả cao. 3. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 3-4 tuổi lớp C2 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non. 5. Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát Phương pháp đàm thoại Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp Phương pháp trải nghiệm thực hành Phương pháp giảng giải thuyết trình
  4. Phương pháp phối hợp với phụ huynh 6. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm học 2022 đến tháng 4 năm 2023. PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Cơ sở lí luận để giải quyết vấn đề: Căn cứ theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi, bổ sung một số nội dung bởi thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và đào tạo, đã được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ kế hoạch số 1115/KH-GD$DT-MN ngày 8/9/2022 của phòng GD$DT Ba Vì về tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 cấp học mầm non huyện Ba Vì. Căn cứ hướng dẫn số 1116/KH-GD$ĐT- GDMN ngày 09/09/2022 của Phòng GD$ĐT Ba Vì về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2022 - 2023. Căn cứ kế hoạch số 20/KH-MNMQB ngày 12/9/2022 về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của trường mầm non Minh Quang B. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của trường, của lớp tôi đăng ký đầu năm là Phát triển kỹ năng tình cảm- xã hội đạt 94%. Căn cứ đặc điểm tâm sinh lý trẻ lứa tuổi 3-4 tuổi, trẻ đã có thể tự phục vụ bản thân, thích giúp đỡ người lớn, thích giao tiếp với những người xung quanh, thích chơi cùng bạn bè, có khuynh hướng chia sẻ, quan tâm đến người khác. 2. Cơ sở thực tiễn: * Thuận lợi : - Năm học 2022- 2023 tôi được phân công dạy lớp 3- 4 tuổi. Là một giáo viên bốn năm liên tục được phân công dạy lớp 3- 4 tuổi, cùng với cô Trần Thị Liên có tuổi đời còn trẻ năng động, có trình độ chuyên môn tốt và thành thạo về công nghệ thông tin, thường xuyên được Ban Giám Hiệu cho đi tập huấn chuyên đề và tổ chức các lớp chuyên đề tại nhóm lớp. - Được sự quan tâm của phòng giáo dục đào tạo Huyện Ba Vì đã tổ chức các chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để học hỏi, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. - Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường về cơ sở vật chất chuẩn, đáp ứng yêu cầu: Diện tích lớp rộng 110m2, sạch sẽ thoáng mát, đảm bảo
  5. ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Được trang bị đầy đủ đồ dùng dạy kỹ năng sống cho trẻ. - Trẻ đi học đều, đúng giờ. *Khó khăn : - Trường thuộc khu vực xã miền núi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, 100% các phụ huynh làm sản xuất nông nghiệp có điều kiện thu nhập thấp, phụ huynh chưa quan tâm đến con trẻ. - Lớp có tổng số 16 cháu, trong đó : 9 nam và 7 nữ. Có 12 cháu thuộc dân tộc thiểu số, 8 cháu đã học qua lớp nhà trẻ, còn lại là trẻ mới chưa được đi học hoặc đi học không đều nên công tác ổn định phải mất một thời gian trẻ mới bắt nhịp làm quen được với các nề nếp của lớp. - Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. - Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực. 3. Số liệu điều tra trược khi thực hiện đề tài: Bảng khảo sát đầu năm (Tổng số trẻ: 16 trẻ) Đầu năm Nội dung Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ chưa Tỉ lệ khảo sát đạt % đạt % 1. Kỹ năng giao tiếp, chào 5 trẻ 31% 11 trẻ 69% hỏi 2. Kỹ năng tự lập, tự phục 6 trẻ 37% 12 trẻ 63% vụ 3. Kỹ năng vệ sinh 6 trẻ 37% 12 trẻ 63% 4. Kỹ năng hợp tác, hoạt 6 trẻ 37% 12 trẻ 63% động cùng nhóm 5. Kỹ năng vận động 7 trẻ 44% 9 trẻ 56% 6. Kỹ năng thích nghi 7 trẻ 44% 9 trẻ 56% 7. Trẻ mạnh dạn tự tin 7 trẻ 44% 9 trẻ 56% - Căn cứ vào khảo sát ban đầu cho thấy kỹ năng sống và việc thực hiện kỹ năng sống của trẻ đạt rất thấp chỉ từ 31% đến 44%. Chính vì vậy đã thôi thúc tôi phải làm sao tìm ra những biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thật hiệu quả và đạt kết quả cao nhất, hoàn thành tốt mục tiêu, kế hoạch nhiệm vụ của nhà trường và lớp đề ra. 4. Các biện pháp thực hiện:
  6. - Biện pháp 1: Đưa giáo dục kỹ năng sống thành hoạt động học chính cho trẻ. - Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào các chủ đề. - Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được lồng ghép qua các hoạt động hàng ngày. - Biện Pháp 4: Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp. - Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 5. Các biện pháp chính : 5.1 Biện pháp 1: Đưa giáo dục kỹ năng sống thành hoạt động học chính cho trẻ. Hoạt động học là một trong những hoạt động cơ bản trong trường mầm non, thông qua hình thức hoạt động này, giáo viên cung cấp, hướng dẫn và khắc sâu những kiến thức, kỹ năng cho tất cả trẻ trên nhóm lớp giúp trẻ phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất. Để giúp trẻ có bước đệm vững chắc khi bước vào môi trường mới. Cần cho trẻ học hỏi và rèn luyện vững các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm… Việc rèn luyện cho con các kỹ năng sống và học tập sớm sẽ giúp các con mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi kết nối với bạn bè, người thân và thầy cô. Ở lớp tôi phụ trách, tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động học, soạn giáo án và tìm hiểu các phương pháp dạy trẻ các kỹ năng sống cơ bản, thiết thực cho trẻ. Ví dụ: Qua hoạt động học kỹ năng sống: giáo dục kỹ năng chào hỏi, lễ phép cho trẻ. Trẻ được học cách chào hỏi lễ phép với bố mẹ, ông bà, thầy cô và các bạn. (Hình ảnh 1: Hình ảnh trẻ học kỹ năng chào hỏi, lễ phép) Ví dụ: Qua hoạt động học kỹ năng sống: Tình yêu thương. Trẻ sẽ nhận biết được tình yêu thương của bố mẹ với bản thân trẻ thể hiện qua lời nói, cử chỉ gần gũi, chăm sóc, biết được mội số lời nói, hành động yêu thương với bố mẹ. (Hình ảnh 2: Một số hình ảnh trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống) Qua các hoạt động học kỹ năng trẻ tự tin hơn, biết lễ phép chào người lớn đủ câu, hòa đồng, biết yêu thương và thể hiện tình yêu thương với bố mẹ và mọi người xung quanh. 5.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào các chủ đề. Để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả ngay từ đầu năm tôi đã phối hợp với giáo viên trên nhóm lớp xây dựng kế hoạch và thống nhất đưa vào các chủ
  7. đề, các hoạt động ở lớp, tùy thuộc vào từng chủ đề, từng thời điểm để lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống để dạy trẻ cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao. * Ví dụ: * Ở chủ đề: “Trường mầm non” Tôi đã lựa chọn kỹ năng giao tiếp như: Chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui vẻ thân thiện, chia sẻ thông tin, hòa thuận với các bạn, giúp đỡ bạn bè… * Chủ đề gia đình: Tôi dạy trẻ những kỹ năng ứng sử phù hợp với những người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép… * Ở chủ đề: “Nghề nghiệp” Ở chủ đề này tôi thường lồng ghép các bài thơ câu đố để trẻ hiểu ý nghĩa của các nghề từ đó trẻ biết tuân thủ sự phân công, phối hợp với bạn bè để hoàn thành công việc chung, khả năng sáng tạo, diễn tả ý tưởng, kỹ năng sử lý tình huống. *Chủ đề: “ phương tiện giao thông” Dạy trẻ kỹ năng tuân thủ một số quy định giao thông khi đi trên đường, những hành vi văn hóa nơi công cộng như: Đi nhẹ, nói khẽ, không chen lấn xô đẩy nhau… Ví dụ: Qua câu chuyện “Đèn giao thông” tôi giáo dục trẻ khi đi trên đường phải tuân thủ theo tín hiệu của đèn giao thông. (Hình ảnh 3: Hình ảnh câu chuyện “đèn giao thông”) * Chủ đề: “Tết và mùa xuân” Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp , lịch sự, lễ phép, yêu thiên nhiên, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường. * Chủ đề: “ Quê hương - đất nước” Dạy trẻ kính yêu Bác Hồ, lễ hội của quê hương, đất nước, giữ gìn bảo vệ môi trường. Qua việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào các chủ đề, qua mỗi chủ đề tôi thấy trẻ lớp tôi có thêm được rất nhiều các kỹ năng: Trẻ nói được câu đầy đủ, biết trân quý các nghề, biết xếp hàng khi được đi chơi và đặc biệt là biết một số việc làm, lời dạy của Bác từ đó trẻ biết yêu quý, kính trọng và làm theo lời Bác dạy. 5.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được lồng ghép trong các hoạt động hàng ngày. 5.3.1. Giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép trong hoạt động học. - Hoạt động làm quen văn học: Tôi kể cho trẻ nghe, đặt câu hỏi đàm thoại để trẻ trả lời, Cho trẻ nhập vào vai các nhân vật trong câu truyện. giáo dục trẻ làm việc theo nhóm, không tham lam ích kỷ, biết lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng hợp tác với bạn bè, với những người xung quanh.
  8. - Hoạt động nghệ thuật: Như nhảy múa, ca hát, vẽ tranh…Tôi sẽ kích thích trẻ bộc lộ những suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, khả năng tưởng tượng và sáng tạo của mình. Ví dụ: Trong tiết vận động múa minh họa cho bài hát “Cháu lên ba” + Trẻ nói: Cô ơi con không biết múa. + Cô: Thế con có yêu quý các cô giáo của mình không nào? À con yêu quý cô giáo của mình, vậy cô con mình cùng nhau múa nhé. Từ những lời động viên khích lệ đó trẻ sẽ có hứng thú và tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong hoạt động để từ đó trẻ sẽ mạnh dạn, chủ động, tự tin trong những giờ hoạt động khác. ( Hình ảnh 4: Trẻ tự tin lên sân khấu vận động theo lời bài hát) - Hoạt động khám phá xã hội: Qua bài tìm hiểu động vật sống trong rừng “ Hổ, báo, cừu, khỉ, voi…” Trẻ biết đặc điểm riêng của từng con vật từ những câu hỏi cô đưa ra như: Các con có biết con thỏ có mấy chân và con thỏ sống ở đâu? Con thỏ thích ăn gì các con nhỉ?... Trẻ trả lời “thưa cô con thỏ thích ăn cà rốt ạ” cứ như vậy trong một tiết học với hàng loạt câu hỏi cô đưa ra thì trẻ nào cũng được tham gia, với trẻ ít nói cô gọi nhiều và thường xuyên hơn. - Hoạt động giáo dục thể chất : Tôi cùng các giáo viên khác tổ chức cho trẻ các vận động như : Đi trên ghế thể dục, đi kiễng gót, đi trong đường hẹp, xém xa bằng một tay, ném trúng đích bằng một tay, bò trong đương hẹp, bật tiến về phía trước và một số trò chơi vận động: lăn bóng, lộn cầu vồng,... qua đó rèn cho trẻ các kỹ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia vận động. (Hình ảnh 5: Một số hình ảnh của trẻ trong hoạt động thể chất) - Hoạt động “ làm quen với toán” dạy trẻ : Nhận biết một và nhiều, nhận biết các nhóm số lượng, ghép tương ứng, ghép đôi, sắp xếp theo quy tắc, tôi sử dụng trò chơi đặt thẻ số tương ứng với đồ vật, đội nào gắn đúng nhanh đội đó sẽ chiến thắng. Như vậy buộc trẻ phải thảo luận với nhau, hợp tác mới hoàn thành bài tập. và trong giờ học nào tôi cũng sưu tầm những đồ dùng sáng tạo. Thông qua chủ đề gia đình tôi cho trẻ chia sẻ những thông tin về gia đình, cho trẻ kể về những thành viên trong gia đình mình, những việc mà trẻ thường làm ở nhà, qua đó giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, lắng nghe người khác nói, nói rõ ràng để bạn hiểu. 5.3.2. Giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép trong hoạt động vui chơi. - Ở lứa tuổi mầm non chơi luôn là hoạt động chủ đạo“học mà chơi, chơi mà học”, đối với các cháu cuộc sống không thể thiếu những trò chơi. Vì vậy tôi luôn uốn nắn và sử sai ngay cho trẻ trong khi chơi đặc biệt qua các trò chơi ở góc phân vai.
  9. Ví dụ: Qua góc chơi “bán hàng” thông qua trò chơi này ngoài việc trẻ hiểu được công việc của người bán hàng và mua hàng trẻ còn phải biết thưa gửi lễ phép. Giai đoạn đầu trẻ còn chưa mạnh dạn trong khi chơi, tôi nhập vai làm người bán hàng khi cháu mua hàng tôi chủ động hỏi trẻ “ Bác ơi bác mua thứ gì nào? Trẻ nói mua rau – trả tiền nè. Tôi phải sửa ngay cho trẻ. Khi mua hàng con phải hỏi bác ơi bao nhiêu tiền một mớ rau, bán cho tôi một mớ ạ, nếu trẻ đã biết thưa gửi lễ phép tôi sẽ gắn cho trẻ một bông hoa vào áo và cuối ngày nhận xét trước lớp. Với hình thức này các cháu rất thích. (Hình ảnh 6: Một số hình ảnh góc bán hàng) * Qua các góc chơi trọng tâm là góc sách truyện: Tôi thường xuyên sưu tầm những cuốn chuyện tranh với màu sắc bắt mắt, hình ảnh rõ nét, có hình họa cụ thể phù hợp với các chủ đề: con vật, cây cối, giao thông,... Các cuốn sách được bày ngay ngắn trên giá vừa tầm tay với của trẻ. Trẻ có thể tự tay tìm cuốn sách mình thích. Cô đọc truyện cho trẻ nghe, hướng dẫn trẻ mở sách, kể chuyện theo tranh từ đó giúp trẻ có kỹ năng nghe và trí tưởng tượng, tư duy tốt hơn, trẻ có kỹ năng mở sách và nhìn tranh tự kể truyện. (Hình ảnh 7: Các con chơi hoạt động ở góc sách truyện) * Qua hoạt động vui chơi: Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm. Tình bạn ổn định bắt đầu nảy sinh. Chúng sẵn sàng chia sẻ với bạn và tình bạn trở nên quan trọng với trẻ. Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Ở kỹ năng này tôi sử dụng trò chơi để dạy trẻ: Với hoạt động này tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như: Cô giáo, bác sỹ, xây dựng doanh trại, xây dựng ngã tư đường phố……Thông qua đó để giáo dục những kỹ năng sống cho trẻ, bởi trong các trò chơi xã hội này trẻ sẽ được hình thành và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo. (Hình ảnh 8: Một số hình ảnh trẻ chơi hoạt động góc bé làm bác sĩ) 5.3.3. Giáo dục kỹ năng sống ở góc thực hành kỹ năng sống cho trẻ. Ngoài ra tôi còn xây dựng góc thực hành kỹ năng sống cho trẻ chơi thường xuyên như: Cởi cúc, đóng cúc áo, kéo khóa, gấp quần áo, chải tóc…. (Hình ảnh 9 : Trẻ chơi ở góc thực hành kỹ năng sống) - Đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy tôi đã thường xuyên tổ chức cho trẻ các trò chơi mang tính lành mạnh để trẻ được tham gia học tập và vui chơi. 5.3.4. Giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép trong các hoạt động khác.
  10. - Ngoài hoạt động chung, hoạt động vui chơi ra tôi còn hướng dẫn dạy trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động khác như: - Trong giờ đón trả trẻ: Tôi cùng các giáo viên khác trò chuyện với trẻ, giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự cất giầy dép, ba lô đúng nơi quy định ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, biết nói cảm ơi, không nói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác. (Hình ảnh 10: Trẻ đã có kỹ năng cất ba lô) - Trong giờ thể dục sáng: Dạy trẻ đi theo hàng lối, xếp hàng, không chen lấn xô đẩy bạn… - Trong giờ vệ sinh: Tôi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: Rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, cách trải tóc, cách gấp quần áo và đi vệ sinh đúng nơi quy định… - Trong giờ ăn cũng vậy tôi dạy trẻ những kỹ năng tự lao động phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự đi lấy bát thìa theo số lượng của tổ mình và biết được lần lượt ngày trực nhật của mình theo tổ, khi ăn phải ăn hết xuất, không làm rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, biết mời trước khi ăn, biết tự dọn, cất bát thìa đúng nơi quy định, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn không làm ảnh hưởng đến người khác…. Ngoài ra trước những giờ ăn tôi thường lồng ghép các bài hát, bài thơ “Giờ ăn”. Dạy lồng ghép kỹ năng vệ sinh và giờ ăn cho trẻ. (Hình ảnh 11: Trẻ tự rửa phục vụ trong giờ ăn) - Trong giờ hoạt động ngoài trời: Tôi đưa kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. (Hình ảnh 12: Một số hình ảnh hoạt động ngoài trời) 5.3.5: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho trẻ. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng không hiểu được nhau. Mà lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội chúng ta ngày nay, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích. Mô hình này tạo cơ hội cho giáo viên có thể dạy cho trẻ học cách chấp nhận và có cơ hội để khám phá những sở thích, những mối quan tâm chung của nhau. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo môi trường cho trẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết. Và tôi đưa ra quy định phải biết “chia sẻ” và không tranh giành đồ chơi với bạn. (Hình ảnh 13: Trẻ chia sẻ, cùng nhau chơi đồ chơi)
  11. Tôi lên kế hoạch rèn cả lớp nói chung, cứ vào các buổi chiều bình bầu và nhận xét buổi chơi, tôi cho cả lớp nhận xét xem trong giờ chơi bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đó sẽ không được cắm cờ, cuối tuần bạn nào có nhiều cờ sẽ được bé ngoan. Ngoài ra trong các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, trẻ nào có biểu hiện hành vi sai trái là tôi giải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm đó rất tốt đối với trẻ vì trẻ biết được điều gì nên làm và điều gì không nên làm và nhân cách sống của trẻ sẽ được phát triển toàn diện hơn. (Hình ảnh 14: Trẻ lễ phép chào cô khi đén lớp và bình bầu, cắm cờ vào các buổi chiều) Tôi còn sưu tầm một số câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục. Giúp trẻ thấy các nhân vật trong câu truyện , bài thơ khi giao tiếp với nhau như thế nào? VD: bài thơ “cảm ơn, xin lỗi” - Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát, hiếu động nhưng cũng có những trẻ chậm chạp, thụ động hay quá nóng nảy… Vì thế giáo viên cần phải biết rõ tính cách của từng trẻ để có thể cho các trẻ chơi với những người bạn thích hợp với cá tính nhằm tránh sảy ra những va chạm về tính cách. Vì vậy trước khi chơi tôi thường cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ chơi của bé” Ngoài ra tôi còn dạy trẻ “ Giao tiếp” bằng mắt và nở một nụ cười thân thiện, tự nhiên. Dạy trẻ phải luôn luôn giữ lời hứa khiến cho buổi nói chuyện trở nên thật thoải mái, thật chân thành khi tham gia những hoạt động vui chơi ở lớp. 5.4. Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp. Để có thể thực hiện tốt “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non”. trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ 3-4 tuổi lớp tôi có được những kỹ năng sống cơ bản đó thì sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghề đòi hỏi tôi phải không ngừng đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 3-4 tuổi. - Tham gia các đợt kiến tập và các chương trình chuyên đề do phòng tổ chức. - Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạp chí mầm non, thông tin đại chúng, đài truyền thanh .... Trên thực tế hiện nay ở trường mầm non Minh Quang B chúng tôi, đội ngũ giáo viên còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục
  12. trẻ. Qua kiểm tra, đánh giá đầu năm có rất nhiều trẻ còn chưa biết chào cô, chào khách, chưa có kỹ năng giao tiếp, chưa có kỹ năng tự phục vụ…Hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường tôi nói chung và ở lớp tôi nói riêng chưa thực hiện tốt, chưa lồng ghép tích hợp vào các hoạt động, giáo viên hầu như không mấy để ý và đi sâu vào hoạt động này. Tôi nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng vì nó quyết định đến nhân cách của trẻ sau này. Vì vậy qua việc tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi qua truyền thông, báo đài, tài liệu cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại, tôi đã nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản nhất. Nhận thấy đây là việc quan trọng và cần thiết đối với trẻ nên trong các buổi họp sinh hoạt chuyên môn của khối tôi chia sẻ với đồng nghiệp về các biện pháp “ Dạy kỹ năng sống cho trẻ” để dạy trẻ được những kỹ năng sống thì việc đầu tiên cô giáo phải là tấm gương để trẻ soi vào, để trẻ học làm người. Những người dạy nội dung giá trị và kỹ năng sống càng cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng sử, cách giải quyết vấn đề…Đây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi các cô giáo cũng luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn. Và tôi đưa ra những điều mà giáo viên nên và không nên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đó là: - Không nói dài và nói nhiều. - Không luôn đưa ra lời đáp có sẵn mà để trẻ tự tìm tòi. - Không vội vàng phê phán đúng, sai như một quan tòa nhưng kiên trì giúp trẻ tranh luận và kết luận. - Không mớm ý cho trẻ phát biểu ý kiến mà người lớn trông đợi. - Không nên bắt trẻ hoạt động liên tục mà phải để dành thời gian và khoảng chống cho trẻ suy nghĩ. - Thỉnh thoảng cô giáo có thể tổng kết, kết luận nhưng với thái độ thư giãn, thoải mái, gợi mở. Ví dụ: “Các con đã tự mình làm được nhiều việc mà không phụ thuộc vào người khác, các con là những em bé rất giỏi các con rất sứng đáng nhận được một tràng pháo tay”. Điều này sẽ giúp cho trẻ tự tin hơn, dám tự tìm tòi và suy nghĩ, giám dua ra ý kiến của mình. - Quả thật việc thay đổi nếp cũ là rất khó, nhưng trong những buổi sinh hoạt tôi thường đưa những giá trị của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như: - Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ. - Kiên nhẫn và có kỹ năng lắng nghe tốt. - Ý thức về bản thân và sẵn sàng học những kỹ năng mới. - Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình lên trẻ.
  13. - Thực hành tư duy sáng tạo và khai phá. - Biết sắp xếp phòng, nhóm lớp tạo bầu không khí hấp dẫn. - Biết chủ động phương pháp giáo dục. Tác động kịp thời khi nhóm bế tắc. - Biết tạo bầu không khí trò chuyện sôi nổi. - Biết nắm phản hồi của nhóm khi hoạt động kết thúc… 5.5. Biện pháp 5. Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nhà trường, xã hội và gia đình là các yếu tố có những tác động đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Trong đó, yếu tố gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của đứa trẻ. Do vậy, trong công tác giáo dục luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Vì vậy ngay từ đầu năm khi tổ chức họp phụ huynh tôi đã đưa sáng kiến và ý tưởng về ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống của mình áp dụng vào trẻ. Và thống nhất với các phụ huynh về những biện pháp giáo dục ở nhà và khi họp phụ huynh giữa năm tôi đã nêu tiêu chí nào trẻ đã thực hiện được và làm được hay chưa làm được, những tiêu chí nào trẻ chưa làm được tôi nêu ra cuộc họp để kết hợp với phụ huynh cùng uốn nắn trẻ ngay và kịp thời. Đặc biệt những phụ huynh ít quan tâm đến con cái, tôi tìm cách để gặp và trao đổi về tình hình học tập của trẻ ở lớp và hỏi thăm nề nếp sinh hoạt, sở thích…của trẻ ở nhà. Khi kết hợp chăm sóc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phối hợp cùng phụ huynh tôi thấy các con ngoan hơn khi đến lớp, có thói quen chào hỏi lễ phép, có nề nếp trong ăn ngủ vệ sinh, biết và ghi nhớ được nhiều hơn những gì cô dạy ở lớp. Phụ huynh quan tâm hơn đến phong trào của lớp, mua sắm đầy đủ đồ dùng, học liệu phục vụ cho con. Giữa cô giáo và phụ huynh luôn có sự gần gũi, cởi mở khi trao đổi về các hoạt động của con trên lớp. 6. Kết quả sau khi thực hiện đề tài: - Khi mới vào năm học, tôi thấy các kỹ năng của trẻ gần như là chưa có hoặc có rất ít. Nhưng qua một thời gian thực hiện và áp dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi thấy các cháuđã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều, đặc biệt là các kỹ năng cơ bản trẻ đã thực hiện rất tốt, điều đó làm cho tôi có thêm động lực phấn đấu đưa trẻ lớp tôi phát triển toàn diện về nhân cách con người. - Qua bảng so sánh trước và sau khi thực hiện đề tài nội dung trẻ đạt được thay đổi rõ rệt. Bảng so sánh đối chứng (Tổng số trẻ: 16 trẻ)
  14. Đầu Cuối năm Nội năm dung Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ Đạt Đạt % đạt % % đạt % 1. Kỹ năng giao tiếp, 5 trẻ 31% 11 trẻ 69% 15 94% 1 6% chào hỏi 2. Kỹ năng tự lập, tự 6 trẻ 37% 12 trẻ 63% 16 100% 0 0 phục vụ 3. Kỹ năng 6 trẻ 37% 12 trẻ 63% 15 94% 1 6% vệ sinh 4. Kỹ năng hợp tác, hoạt động 6 trẻ 37% 12 trẻ 63% 15 94% 1 6% cùng nhóm 5. Kỹ năng 7 trẻ 44% 9 trẻ 56% 15 94% 1 6% vận động 6. Kỹ năng thích 7 trẻ 44% 9 trẻ 56% 15 94% 1 6% nghi 7. Trẻ mạnh dạn 7 trẻ 44% 9 trẻ 56% 15 94% 1 6% tự tin - 15/16 trẻ có kỹ năng giao tiếp, chào hỏi đạt 94% tăng 63% so với đầu năm. - 16/16 trẻ có có kỹ năng tự lập, tự phục vụ đạt 100% tăng 63 % so với đầu năm. - 15/16 trẻ có kỹ năng vệ sinh đạt 94% tăng 57% so với đầu năm. - 15/16 trẻ có kỹ năng hợp tác, hoạt động theo nhóm đạt 94% tăng 57% so với đầu năm. - 15/16 trẻ có kỹ năng vận động đạt 94% tăng 50% so với đầu năm. - 15/16 trẻ có kỹ năng thích nghi đạt 94% tăng 57% so với đầu năm. - 15/16 trẻ mạnh dạn tự tin đạt 94% tăng 50% so với đầu năm. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non” Với
  15. những biện pháp đã thực hiện giúp tôi xác định được rõ tầm quan trọng của mục tiêu, phương pháp trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ và giúp tôi sáng tạo hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn khi tham gia học tập, rèn luyện. 2. Khuyến nghị: * Qua đây tôi xin có một số đề xuất: - Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tôi mong được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp giúp đỡ tôi về chuyên môn cũng như tạo điều kiện để tôi được học hỏi kinh nghiệm của trường bạn. + Bổ xung mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị học tập và vui chơi cho cô và trẻ. + Thường xuyên xây dựng kiến tập dự giờ chuyên đề kỹ năng sống{kỹ năng tự phục vụ} để tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa. Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức các hoạt động giúp trẻ phát triển vận động. Sáng kiến của tôi còn nhiều thiếu sót rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học, của các cấp lãnh đạo và các chị em đồng nghiệp để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động nhiều hơn nữa cho trẻ đạt kết quả cao hơn. Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi tự viết không hề sao chép. Kính mong hội động khoa học góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !
  16. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Những lời dạy của Bác Hồ dành cho thiếu nhi. 2, Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành theo thông tư số 17/2009 /TT- BGDĐT ngày 25/07/2009). 3, Tham khảo tổ chức hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục Mầm non 4, Sưu tầm và đọc tạp trí giáo dục mầm non, xem và tham khảo trên mạng, ti vi, internet.
  17. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Hình ảnh 1: Hình ảnh trẻ học kỹ năng chào hỏi, lễ phép Hình ảnh 2: Một số hình ảnh trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống Hình ảnh 3: Hình ảnh câu chuyện “đèn giao thông”
  18. Hình ảnh 4: Trẻ tự tin lên sân khấu vận động theo lời bài hát
  19. Hình ảnh 5: Một số hình ảnh của trẻ trong hoạt động thể chất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2