intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi B trường Mầm non Hải Thiện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi B trường Mầm non Hải Thiện" này giúp trẻ bồi dưỡng kinh nghiệm sống, rèn luyện thói quen tốt giúp trẻ hình thành kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích tính tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương, chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi B trường Mầm non Hải Thiện

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI THIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI B TRƯỜNG MẦM NON HẢI THIỆN Lĩnh vực/Môn : Giáo dục Mẫu giáo Tên tác giả : Trần Thị Liên Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường Mầm non Hải Thiện NĂM HỌC 2023-2024
  2. MỤC LỤC Trang I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN ................................................................................................ 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN ............................................... 2 1. Tính mới, sáng tạo của sáng kiến ........................................................................................ 2 2. Các giải pháp cụ thể ............................................................................................................. 2 2.1. Điểm mới của các giải pháp .............................................................................................. 8 2.2. Tính thực tiễn của sáng kiến ............................................................................................. 8 3. Hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến .................................................. 8 3.1. Hiệu quả của sáng kiến ..................................................................................................... 8 3.2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến ................................................................................... 9 III. KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 9
  3. UBND HUYỆN HẢI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON HẢI THIỆN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hải Định, ngày 05 tháng 3 năm 2024 BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Họ và tên tác giả: TRẦN THỊ LIÊN Giới tính: Nữ - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ĐHSP Mầm Non - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Hải Thiện - Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi B trường Mầm non Hải Thiện” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 12/9/2023. I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN Giáo dục kỹ năng sống là rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ, giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách, để cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi là rèn cho trẻ có được những hành vi lành mạnh, giúp các em biết được những điều nên làm và không nên làm, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó với nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực tạo cho trẻ nền tảng vững chắc khi chuyển qua một lối sống mới, môi trường và quan hệ mới, đó là vào trường tiểu học. Năm học 2023 - 2024, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi B với số lượng trẻ là 19 trẻ. Qua một thời gian tiếp xúc với trẻ ở lớp tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy đa số trẻ còn vụng về, lại có cá tính bướng bỉnh, chưa có thói quen nề nếp tốt, rụt rè, thiếu mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến, khi phát biểu nói không rỏ ràng, trả lời cộc lốc, không trọn câu, khi làm sai hoặc có lỗi với người khác ít nói lời xin lỗi, ai cho gì ít cảm ơn, ít thể hiện các kỹ năng của mình, vì thiếu kinh nghiệm nên khi làm việc gì trẻ có ý nghĩ sợ làm sai, sợ mình không làm được. Vì thế trẻ không muốn làm cũng như tự ti thể hiện kỹ năng của mình đã có được. Chính vì thế mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi B tại trường mầm non Hải Thiện”.
  4. 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Tính mới, sáng tạo của sáng kiến Sau khi áp dụng đề tài này giúp trẻ bồi dưỡng kinh nghiệm sống, rèn luyện thói quen tốt giúp trẻ hình thành kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, biết hợp tác cùng bạn, xây dựng tính độc lập, kích thích tính tò mò, khả năng sáng tạo, biết yêu thương, chia sẻ, biết lắng nghe người khác nói, đồng thời biết diễn đạt ý của mình trong nhóm bạn, tập thể, hòa đồng với bạn bè và trở nên tự tin hơn trước khi trẻ vào lớp 1, chủ động ứng phó đảm bảo an toàn cho bản thân; giúp trẻ nâng cao nhận thức, phân biệt đúng- sai, mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân, thông qua đó trẻ biết quan tâm yêu thương mọi người xung quanh, biết giao tiếp lịch sự, lễ phép trong cuộc sống, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Để giáo dục tốt các kỹ năng cho trẻ bản thân tôi phải nắm bắt tâm lý, đặc điểm tính cách của từng trẻ và tiếp tục ở những tuần học sau, chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại chỗ ngồi hay góc chơi mà trẻ chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp. Vì vậy tôi sử dụng cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không những lồng ghép vào các hoạt động mà còn sử dụng giáo dục mọi lúc mọi nơi. 2. Các giải pháp cụ thể * Biện pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động học. Lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào trong các giờ học nhằm hình thành cho trẻ các thói quen, các hành vi có văn hoá. Trong giờ học trẻ vừa được cung cấp kiến thức, vừa được giáo dục kỹ năng cần thiết. Thông qua giờ học, trẻ sẽ được trải nghiệm, khám phá sẽ được tương tác với cô, với bạn từ đó giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn. * Giờ học phát triển thể chất: Cô dạy trẻ biết các kỹ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh thông qua các bài tập, trò chơi vận động. Rèn cho trẻ tính kỹ luật: Trẻ biết xếp hàng, biết nghe các hiệu lệnh của cô, trong khi tập không chen lấn, xô đẩy nhau... Rèn cho trẻ tính tự lập: Biết lấy đồ dùng, dụng cụ học tập. * Giờ học khám phá xã hội: Trẻ được khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh, từ đó trẻ sẽ lĩnh hội thêm được nhiều kiến thức mới, qua đó cũng kích thích sự tò mò, thích khám phá những điều mới lạ của trẻ.
  5. 3 Ví dụ: Qua chủ điểm: Bản thân tôi với đề tài: Bé là ai? Trẻ sẽ biết được giới tính, các đặc điểm của cơ thể. Qua đó lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, tránh kẻ xấu xâm hại. Thông qua các trò chơi ôn luyện, tôi đã giáo dục cho trẻ kỹ năng hợp tác, chia sẽ với bạn, tính kỹ luật khi tham gia trò chơi. Với hệ thống câu hỏi trong bài học đã giúp trẻ rèn được kỹ năng giao tiếp: Biết dạ, thưa khi trả lời, biết nói trọn câu. Thông qua việc trò chuyện, tạo các tình huống tôi đã giúp trẻ biết kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Biết tránh xa các vật nguy hiểm, biết ứng xử, xử lý trong các tình huống nguy hiểm như: Bị ngã, bị người lạ dụ dỗ... * Đối với giờ học tạo hình: Trẻ sẽ thể hiện được khả năng sáng tạo của mình. Ví dụ: Qua đề tài: Vẽ ngôi nhà của bé trẻ có thể vẽ ngôi nhà một tầng, hai tầng, xung quanh nhà có cây, hoa... theo trí tưởng tượng của trẻ. Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà, biết tự lấy đồ dùng học tập, biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm mình làm ra. * Đối với giờ học làm quen văn học: Qua câu chuyện “Ba cô gái” Cô đàm thoại cùng trẻ: Qua câu chuyện con thích ai nhất? Vì sao con thích? Nếu con là cô chị cả chị Hai, Chị Út thì con sẽ làm gì? Khi mẹ con bị ốm, con sẽ làm gì? Tôi đã đặt ra các tình huống như thế thông qua hệ thống câu hỏi để xem trẻ sẽ giải quyết vấn đề như thế nào? Từ đó giáo dục cho trẻ kỹ năng xử lý các tình huống thông qua câu chuyện giáo dục cho trẻ biết yêu quý mẹ của mình hơn. Bên cạnh đó, tôi tổ chức cho trẻ đóng kịch, trẻ hoá thân vào vai các nhân vật có trong câu chuyên. Thông qua việc đóng kịch sẽ rèn luyện cho trẻ tính đoàn kết, biết chia sẽ, cảm thông và sự mạnh dạn, tự tin, cách xử lý các tình huống. * Giờ học Giáo dục âm nhạc: Thông qua giờ hoạt động âm nhạc trẻ sẽ cảm nhận được cái đẹp qua từng bài hát, từ đó bồi đắp tâm hồn cho trẻ, trẻ sẽ yêu cái đẹp, mạnh dạn tự tin khi biểu diễn các bài hát, các điệu múa. Đồng thời cũng giáo dục cho trẻ các kỹ năng biểu diễn, kỹ năng tự phục vụ. Ví dụ: Dạy bài hát “Rửa mặt như mèo” Qua bài hát này đã giáo dục trẻ thói quen tự vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  6. 4 * Giờ học PTTC-KNXH: Thông qua giờ học PTTC- KNXH đã giáo dục cho trẻ lòng biết ơn, tình yêu thương sự cảm thông chia sẽ và các kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng hợp tác, kỹ năng xử lý tình huống. Ví dụ: Đề tài: Bé vui Tết cùng bạn Tôi đã tạo ra các tình huống để trẻ giải quyết như: Chơi một mình con cảm thấy thế nào? Con cảm nhận như thế nào khi được vui chơi cùng các bạn? Các nội dung tôi đều lựa chọn hình thức thể hiện là trò chơi như: Chơi chuyển bóng, đua thuyền cần phải có sự phối hợp của các bạn thì mới hoàn thành trò chơi. Từ đó tôi đã giáo dục cho trẻ kỹ năng phối hợp, đoàn kết, chia sẽ với bạn, kỹ năng giải quyết các tình huống. * Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động vui chơi. Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo, thông qua hoạt động trẻ sẽ được trải nghiệm thông qua trò chơi đóng vai này trẻ sẽ bộc lộ rõ nét những hành vi tốt và không tốt. Qua trò chơi đóng vai, trẻ được thể hiện các vai trong cuộc sống (gia đình, bác sĩ, cô giáo..). Khi đóng vai trẻ được hòa nhập vào xã hội thu nhỏ, biết bản thân mình thể hiện vai gì, có những ứng xử và hành động phù hợp với vai chơi đó. Ví dụ: Trẻ chơi đóng vai các thành viên trong gia đình, biết tự phân vai cho nhau: Ba mẹ chăm sóc con cái, mẹ nấu ăn... Hay chơi đóng vai cô giáo dạy các con học... Thông qua hoạt động này trẻ được giao tiếp với các vai khác, trẻ quan sát cách đối xử với trẻ khác thế nào, những gì xảy ra trong xung đột cá nhân, mỗi trẻ sẽ nhận ra được kết quả từ cách ứng xử của mình. Qua đó trẻ được giao tiếp với nhau bằng những lời nói nhỏ nhẹ, ân cần, lễ theo dõi lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Từ đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp, biết chào hỏi, cảm ơn, biết xin lỗi khi mình làm sai. Ví dụ: Qua trò chơi Bán hàng. Người bán hàng chào hỏi khách hàng: Cô, chú mua gì ạ? Người đi mua hàng trật tự khi mua, nói tên hàng cần mua: Bán tôi một cân gạo, bao nhiêu vậy cô? + Trò chơi đóng vai Y tá - Bác sĩ: Bác sĩ biết hỏi thăm bệnh nhân ân cần, “Cháu đau chỗ nào? Cháu có mệt lắm không?...”
  7. 5 Y tá phát thuốc dặn dò bệnh nhân uống thuốc. Bệnh nhân nhận thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn với bác sĩ, y tá Qua hoạt động vui chơi trẻ dần dần được rèn kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chào hỏi mạnh dạn hơn đối với mọi người. * Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống ở mọi lúc, mọi nơi. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giờ đón, trả trẻ: Tôi sử dụng phương pháp thực hành, phương pháp nêu gương để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trong giờ đón trả trẻ tôi rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng giao tiếp (chào hỏi, xin phép). Biết chào cô, chào bạn, chào ba mẹ khi đến lớp và khi về. Ví dụ: Từ đầu năm, trong giờ đón trẻ, tôi đã trao đổi, cùng phối hợp với phụ huynh để giáo dục và rèn cho trẻ đến lớp tự cất mũ cặp, giày dép vào tủ, kệ và biết xin phép cô giáo để vào lớp. Khi ra về, trẻ tự biết cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, sau đó chào xin phép cô ra về. Trẻ biết chào ba mẹ, ông bà, anh chị khi đi học về. Trong quá trình thực hiện, có trẻ thực hiện tốt, có trẻ quên, tôi sử dụng phương pháp nêu gương để tuyên dương khen ngợi những bạn thực hiện tốt để những trẻ khác noi theo. Qua quá trình rèn luyện, tất cả trẻ trong lớp tôi đã thực hiện tốt và đó cũng được xem như quy tắc của lớp. Chính vì vậy những kỹ năng này đã trở thành thói quen và ý thức của trẻ. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giờ thể dục sáng, điểm danh: Trong giờ thể dục sáng, điểm danh, tôi rèn cho trẻ kỹ năng biết tuân thủ các quy định, quy tắc. Ví dụ: Khi điểm danh, tôi rèn cho trẻ biết giữ trật tự, chú ý lắng nghe cô giáo, không nói chuyện, không nói leo. Cô gọi tên bạn nào, bạn ấy đứng dậy và trả lời “Dạ thưa cô cháu có”. Từ đầu năm học, khi cho trẻ ra sân tập thể dục sáng, tôi đã rèn trẻ biết tập trung khi nghe tiếng xắc xô của cô. Trẻ biết tập trung đứng thành 3 hàng dọc và đứng đúng vị trí của mình. Trẻ biết luyện tập, chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô. Vì vậy suốt cả năm học, khi đến giờ thể dục, trẻ lớp tôi biết tự giác tập trung và biết di chuyển đội hình khi có hiệu lệnh của cô. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời vừa giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh, vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Trẻ sẽ rất hào hứng, phấn khởi khi tham gia vào hoạt động ngoài trời. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
  8. 6 Ví dụ: Khi cho trẻ ra tham quan vườn hoa, tôi giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loài hoa, biết nhổ cỏ, tưới nước cho vườn hoa thêm đẹp. Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, thấy lá vàng, tôi cho trẻ nhặt lá vàng bỏ vào sọt rác, qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh: Trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh, tôi thường rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, rèn kỹ năng chấp hành một số quy tắc. Ví dụ: Giờ ăn, cho trẻ tự đi rửa tay trước khi ăn, tự kê bàn ghế, tự bưng cơm, ăn xong biết cất chén vào rổ, cùng cô dọn dẹp bàn ghế. Trong khi trẻ ăn, giáo dục trẻ ăn hết suất, khi ăn không trêu đùa nói chuyện, không làm rơi vãi thức ăn. Trong giờ ngủ, cho trẻ tự trải chiếu, lấy chăn gối để ngủ. Trong giờ ngủ không cười đùa, nói chuyện. Khi ngủ dậy, cho trẻ tự đi cất chăn gối vào tủ, xếp chiếu. Trong khi cho trẻ vệ sinh, cho trẻ tự rửa tay, rửa mặt, lau mặt và cất đồ dùng đúng nơi quy định. Việc rèn cho trẻ thực hiện thường xuyên như vậy đã trở thành thói quen, kỹ năng sống cho trẻ. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở hoạt động chiều: Khi tổ chức hoạt động chiều cho trẻ, tôi lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tùy vào nội dung hoạt động mà chúng ta lồng ghép kỹ năng sống cho phù hợp. Ví dụ: Rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự phục vụ khi cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc. Giáo viên có thể rèn trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường qua hoạt động lao động dọn dẹp vệ sinh lớp học. Hay rèn cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn qua hoạt động ôn luyện “ôn bài hát, ôn hát vận động...”, biểu diễn văn nghệ. * Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống qua ngày hội, ngày lễ và các hoạt động trãi nghiệm. Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non. Thông qua các ngày hội, ngày lễ như: Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 20/11, ngày Tết Trung Thu... tôi tổ chức các hoạt động văn nghệ, các trò chơi dân gian, đồng thời ôn lại truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết nhớ ơn những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người. Thông qua đó trẻ có ý thức phấn đấu trong học tập để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Tôi thường tổ chức cho trẻ các hoạt động trãi nghiệm để trẻ tham gia nhằm tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện bản thân mình, được hoạt động với các
  9. 7 bạn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Trong các hoạt động trải nghiệm có rất nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải biết đoàn kết với bạn, phối hợp với bạn thì mới mang lại chiến thắng cho cả đội chơi. * Biện pháp 5: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng cách động viên, khuyến khích và làm gương Ở trường cô giáo là người mẹ thứ hai đối với trẻ. Trẻ rất thích được cô yêu thương, gần gũi. Mọi hành động cử chỉ của cô trẻ rất lưu tâm và bắt chước theo. Vì vậy cô phải luôn luôn chuẩn mực trong mọi lĩnh vực: Như cách giao tiếp với phụ huynh, với trẻ hay tác phong của cô, hành động cử chỉ của cô... Tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, luôn tạo mối thân thiện giữa cô và trẻ, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Cô luôn là tấm gương để trẻ noi theo. Tôi nhận thấy sử dụng biện pháp nêu gương, động viên khuyến khích trẻ là một biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ rất hiệu quả. Tôi chú ý đến cá nhân trẻ, thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ một cách kịp thời, đúng lúc, đúng thời điểm. Tôi không sử dụng hình thức chê trẻ hoặc các biện pháp xử phạt để tránh ảnh hưởng tâm lý cho trẻ. Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời, khi xếp hàng có một trẻ chạy lên giành chỗ của bạn rồi xô bạn ngã. Tôi xử lý tình huống bằng cách đặt câu hỏi cho tất cả các trẻ: Khi xếp hàng thì các con phải như thế nào? Khi xô bạn ngã thì con phải làm gì? Tôi cũng cho trẻ đó trả lời. Thông qua câu trả lời trẻ sẽ tự nhận ra lỗi sai của mình. Khi trẻ trả lời xong tôi tuyên dương trẻ vì trẻ đã biết nhận ra lỗi sai của mình. Với cách làm như thế này tôi nhận thấy trẻ rất phấn khích khi được cô khen và trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn, dám nói ra suy nghĩ, ý kiến của mình. * Biện pháp 6: Phối hợp với cha mẹ/người chăm sóc trẻ để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền, vận động để cha mẹ trẻ hiểu rõ và từ đó phối hợp rèn kỹ năng sống cho trẻ khi ở nhà. Cha mẹ cần tạo điều kiện để trẻ tự phục vụ bản thân: Rửa mặt, đánh răng, thay quần áo, tự chọn quần áo, đồ dùng cá nhân chuẩn bị đi học...Cha mẹ cần dạy trẻ những kỹ năng như: Nhớ số điện thoại ba, mẹ và số điện thoại cần thiết khác như: cứu hỏa, công an, cấp cứu để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm. Cho trẻ cùng tham gia công việc trong gia đình, nêu lên hiểu biết và suy nghĩ của mình, từ đó sẽ có hướng điều chỉnh kỹ năng sống phù hợp và đúng hướng.
  10. 8 Khi được nhận quà thì biết nói lời cảm ơn. Khi ăn thì biết mời mọi người. Khi muốn làm gì thì biết xin phép, biết cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong. * Biện pháp 7: Theo dõi, đánh giá kỹ năng sống của trẻ Việc theo dõi, đánh giá sẽ giúp giáo viên biết được mức độ đạt được, sự tiến bộ trong kỹ năng của trẻ; biết những gì trẻ làm được và chưa làm được. Từ đó điều chỉnh kế hoạch, đưa ra nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp. Ví dụ: Cuối mỗi chủ đề, tôi dựa vào mục đích yêu cầu đã đặt ra, tôi sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá những kỹ năng của trẻ, xem trẻ đạt được những kỹ năng gì và những kỹ năng mà trẻ chưa đạt được. Từ đó điều chỉnh, xây dựng kế hoạch giáo dục, rèn luyện cho phù hợp. Khi xây dựng kế hoạch hàng tháng, tôi luôn đặt ra nội dung cụ thể để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Cuối tháng, tôi đánh giá những việc đã thực hiện, đánh giá trẻ thực hiện kỹ năng nào tốt và kỹ năng nào còn hạn chế để xây dựng kế hoạch cho tháng sau. Việc nhận xét đánh giá thường xuyên như vậy đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 2.1. Điểm mới của các giải pháp Tôi nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức có ý nghĩa nó ảnh hưởng đến nhân cách của đứa trẻ sau này. Do đó, tôi luôn phải cân nhắc, lựa chọn các kỹ năng để giáo dục cho trẻ một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. Với đề tài này nhằm hướng đến mục tiêu phát triển, nuôi dưỡng những giá trị sống, làm nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên 4 lĩnh vực nền tảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần và với mong muốn của bản thân là chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các bạn đồng nghiệp. 2.2. Tính thực tiễn của sáng kiến Để kiểm tra hiệu quả của các biện pháp đưa ra, tôi đã tiến hành áp dụng các biện pháp trong suốt năm học và đã mang lại kết quả cao. Các biện pháp đã góp phần giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân, là tiền đề hình thành thói quen, hành vi của trẻ. 3. Hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 3.1. Hiệu quả của sáng kiến Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có được những kỹ năng sống cơ bản, cần thiết. Kỹ năng sống đã trở thành thói quen, hành vi của trẻ.
  11. 9 Tôi tiến hành khảo sát trẻ, kết quả khảo sát có sự chuyển biến, tiến bộ đáng kể, cụ thể như sau: Tổng Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Các kỹ năng số trẻ biện pháp biện pháp khảo Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt sát SL % SL % SL % SL % Sự mạnh dạn, tự tin 19 10 52,6 9 47,4 17 89,5 2 10,5 Kỹ năng giao tiếp 19 9 47,4 10 52,6 18 94,7 1 5,3 Kỹ năng tự phục vụ 19 12 63,2 7 36,8 19 100 0 0 Kỹ năng hợp tác, chia sẽ 19 10 52,6 9 47,4 18 94,7 1 5,3 Kỹ năng giải quyết vấn đề 19 9 47,4 10 52,6 17 69,2 2 29,8 Kỹ năng tự bảo vệ bản thân 19 9 47,4 10 52,6 18 94,7 1 5,3 Kỹ năng vận động, tính kỹ luật 19 8 42,1 11 57,9 17 89,5 2 10,5 Sự tò mò và khả năng sáng tạo 19 8 42,1 11 57,9 17 89,5 2 10,5 3.2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sau khi áp dụng biện pháp giáo dục kỹ năng sống trên tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng sống: Giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột... Và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: Tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn, biết cư xử đẹp khi thắng thua. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Điều này chứng minh rằng việc vui chơi bằng các trò chơi, các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm cùng với các phương thức sử dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp trẻ tiếp nhận kỹ năng sống một cách hiệu quả. Trẻ đã biết chuyển hóa từ hoạt động thành ý thức, từ ý thức thành kỹ năng. Và những kỹ năng sống đó sẽ phát triển bền vững và theo trẻ đến suốt cuộc đời. III. KẾT LUẬN Giáo dục kỹ năng sống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội, cũng như đối với sự thành công của con người, nhằm hỗ trợ trẻ tự tin, biết cách thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường, lớp Mầm non, và cộng đồng gần gũi. Đồng thời hình thành và phát triển ở trẻ một số kỹ năng như hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Chính vì vậy giáo viên cần quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Giáo dục kỹ
  12. 10 năng sống cho trẻ được tích hợp trong mọi hoạt động giáo dục, trong các thời điểm của chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường Mầm non. Khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giáo viên cần phối hợp các phương pháp để mang lại hiệu quả cao. Việc giáo dục phải mang tính thường xuyên, liên tục. Giáo viên phải làm gương cho trẻ noi theo. Giáo viên phải thường xuyên gần gũi với trẻ, kịp thời khen ngợi động viên khi trẻ có những kỹ năng phù hợp, hành vi tốt. Để việc giáo dục đạt hiệu quả cao thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trên đây là “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi B tại trường mầm non Hải Thiện”. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chị em đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để biện pháp được thực hiện hiệu quả hơn./. XÁC NHẬN CÁC CẤP TRÌNH SÁNG KIẾN NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Hiệu trưởng Nguyễn Thị Đông Trần Thị Liên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2