intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giáo dục cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ cơ thể, trẻ tự tin khám phá thế giới với sự chủ động kiểm soát của bản thân. Điều này có tác dụng lớn thúc đẩy sự trưởng thành của bản thân trẻ về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, giúp trẻ có thể rự bảo vệ bản thân mình trước những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

  1. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non MỤC LỤC Thứ tự Nội dung Trang PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 2 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Đối tượng khảo sát thực nghiệm 3 4 Đối tượng nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Phạm vi thực hiện đề tài 3 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT PHẦN II VẤN ĐỀ 1 Cơ sở lý luận của đề tài 4 2 Cơ sở thực tiễn để giải quyết vấn đề 4 3 Thực trạng vấ đề nghiên cứu 5 3.1 Thuận lợi 5 3.2 Khó Khăn 6 3.3 Khảo sát chất lượng đầu năm 6 4 Những biện pháp thực hiện 7 5 Những biện pháp thực hiện 7 Biện pháp 1: Học tập, nghiên cứu, sưu tầm, tìm hiểu tài 7 5.1 liệu, nhận thức sâu sắc việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 8 5.2 qua các hoạt động học và hoạt động khác Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin để giáo dục 12 5.3 kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ Biện pháp 4: Phối hợp với cha mẹ trẻ giáo dục kỹ năng tự 13 5.4 bảo vệ bản thân cho trẻ 6 Kết quả sau khi thực hiện 14 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 15 2 Những khuyến nghị sau khi thực hiện đề tài 16 PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN V PHẦN MINH CHỨNG PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chon đề tài Mục tiêu và nhiệm vụ của việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về tất cả các mặt: Đức – Trí – Thể - Mĩ. Giáo dục, rèn luyện 1 / 20
  2. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Sẽ góp phần giúp cho trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang tính nền tảng rất quan trọng đối với việc giáo dục trẻ sau này. Tâm hồn trẻ thơ trong sáng rất non nớt, và dễ tiếp thu những cái tốt và những cái xấu từ bên ngoài. Nếu ko được quan tâm và can thiệp kịp thời thì trẻ rất rễ rơi vào tình trạng trầm cảm, thiếu tự tin cô lập…Trẻ còn hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá nhũng điều mới lạ. Trong khi đó, cuộc sống luôn chứa đụng những nguy hiểm bất ngờ mà chính người lớn cũng không thể lường trước được … Chỉ một phút sơ suất, trẻ có thể gặp phải những tổn hại và mất mát lớn lao. Chính vì vậy, quan tâm giáo dục trẻ về kỹ năng bảo vệ bản thân là điều rất cần thiết mà cha mẹ không thể bỏ quên. Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng bảo tự vệ bản thân và sự mạnh dạn tự tin, tính tự lập: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn, hay ỉ lại tất cả các việc lớn, nhỏ cho bố mẹ, cô giáo. Thật vậy trong cuộc sống hiện đại, khi phụ huynh không thể dành hết thời gian bên cạnh con, cha mẹ thường sợ hãi và tìm cách ngăn cấm con trước những rủi ro nhưng lại quên giải thích cho con nguyên nhân và cách phòng vệ hậu quả sảy ra, cách xử trí khi bị lạc, số điện thoại của người thân cần ghi nhớ, cách xử trí khi gặp những tình huống bất gờ: gặp đám cháy, khi người lạ dụ dỗ… cùng với đó là biết bao tện nạn: bắt cóc trẻ em, đánh đập trẻ, xâm hại tình dục trẻ em…những vấn đề nóng trong 2-3 năm gần đây, vậy nên chúng ta cần trang bị những kỹ năng như thế nào để giúp trẻ bảo vệ bản thân? Tại sao phải dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân? Trẻ em luôn hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Nhưng lại chưa có kỹ năng để thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có thể sảy ra với bản thân mình. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ tư duy, phán đoán được những nguy hiểm có thể sảy ra và tìm cách tránh xa. Dạy trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ có khả năng xủ lí tình hống, biết lên tiếng kêu cứu và tìm đến những sự trợ giúp đúng khi cần. Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình. Việc giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành một con người mới, năng động, sáng tạo. Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ là rất cần thiết. Do nhận thấy hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với 2 / 20
  3. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non” để nghiên cứu nhằm góp phần vào việc hình thành và rèn luyện kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm giáo dục cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ cơ thể, trẻ tự tin khám phá thế giới với sự chủ động kiểm soát của bản thân. Điều này có tác dụng lớn thúc đẩy sự trưởng thành của bản thân trẻ về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, giúp trẻ có thể rự bảo vệ bản thân mình trước những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. 3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Tại lớp 5 tuổi A2 trường mầm non Phú Sơn; Số trẻ: 31 trẻ 4. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp dùng lời nói, làm mẫu Phương pháp quan sát Phương pháp thực hành Phương pháp kiểm tra, đánh giá Phương pháp động viên, khuyến khích 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020. Tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A2 trường mầm non. 3 / 20
  4. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Giáo dục mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo nhỡ " Điểm khởi đầu" của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Nhiệm vụ bảo vệ an toàn cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ được là quan trọng hàng đầu, bên cạnh đó còn phải giáo dục trẻ biết cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm ngoài xã hội. Ở độ tuổi mầm non xuất hiện tình trạng thụ động, không biết ứng phó trước tình cảnh nguy cấp, không biết bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm, không biết tìm kiếm sự giúp đỡ… Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này trong đó thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân là nguyên nhân sâu xa nhất. Do đó việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân là vô cùng cần thiết. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là một nhóm kỹ năng sống. Theo Bộ giáo dục và đào tạo, thống nhất quan điểm của UNICEF, kỹ nẵng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách nếu trẻ sớm được hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững và có khả năng thích ứng, chống chọi với mọi biến động xã hội. Kỹ năng sống hay kỹ năng tự bảo vệ bản thân giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và trẻ biết cách xử lí tình huống trong cuộc sống. Khơi gọi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. 2. Cơ sở thực tiễn để giải quyết vấn đề Sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mầm non được hình thành và phát triển trong quá trình vui chơi và học tập, trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh hay với đồ vật, hành vi của trẻ được thể hiện bằng ngôn ngữ hành động ra bên ngoài. Muốn trẻ lĩnh hội được hành vi phải cho trẻ hoạt động tích cực đặc biệt là các hoạt động mà trẻ thích. Hàng ngày các cô đã chú ý đến việc rèn luyện các thói quen cần thiết ở trường mầm non. Tuy nhiên việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ còn chưa thường xuyên, chưa liên tục và chưa được quan tâm nên hiệu quả chưa cao. Với đề tài này tôi tìm ra những phương pháp giáo dục rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ một cách triệt để nhất, quan tâm đến đặc điểm cá nhân của trẻ, đưa vào các hoạt động hàng ngày, rèn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. 4 / 20
  5. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Đứng trước tình hình như vậy tôi rất băn khoan lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng phương pháp gì để tất cả trẻ của lớp tôi có thói quen tự lập, có kỹ năng cần thiết bảo vệ mình và bảo vệ bạn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Dựa trên những đặc điểm phát triển của trẻ và sự cần thiết phải giáo dục trẻ những kỹ năng cần thiết. Tôi đã suy nghĩ và tìm ra đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”. 3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Qua quá trình công tác, nghiên cứu tôi thấy tôi thấy có thể thực hiện dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong hoạt động học, trong các giờ hoạt động ngoài trời, Hoạt động góc, hoạt động ngại khóa, mọi lúc mọi nơi để mở rộng cho trẻ có thêm nhiều kỹ năng tự bảo vệ bản thân khác nhau giúp trẻ thích nghi với mọi hoàn cảnh sống. Với mong muốn giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ tôi đã dành nhiều thời gian khảo sát thực tế tại trường, trên lớp 5 tuổi A2 và nhận thấy có một số thuận lợi khó khăn như sau: 3.1. Thuận lợi: Trường mầm non tôi đang công tác là một ngôi trường có phòng học được xây dụng kiên cố đảm bảo đủ diện tích theo tieu chuẩn, có công trình vệ sinh khép kín, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất của Ban giám hiệu nhà trường, luôn chỉ đạo sát sao về chuyên môn và việc đổi mới hình thức phương pháp giáo dục trẻ, cập nhật chương trình mới nhất để đầu tư bồi dưỡng, nâng cao trình độ, hiểu biết về việc chăm sóc giáo dục trẻ. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống, Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Nhà trường đã tập huấn cho 100% giáo viên trong trường về việc dạy trẻ kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Trẻ của lớp tôi khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còi không nhiều, trẻ rất ham học hỏi, thích khám phá những điều mới lạ từ cuộc sống hàng ngày. Đa số trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định.Trẻ có ngoan, thể trạng tốt Đa số phụ huynh đã nhận thức được việc cần thiết cho trẻ đi đến trường mầm non, nhiều phụ huynh rất muốn cho con đi lớp sớm, hiện nay các gia đình đều ít con vì vậy phụ huynh đều rất quan tâm đến các con, đa số phụ huynh rất nhiệt tình trong việc phối hợp với nhà trường và giáo viên để chăm sóc và dạy dỗ con. 3.2. Khó khăn: 5 / 20
  6. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non * Về phụ huynh học sinh Trong xã hội hiện đại các bậc cha mẹ mải mê với công việc ít có thời gian dành cho con đặc biệt là dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Các bậc cha mẹ trẻ em luôn nóng vội trong việc dạy con học và chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình ăn uống hay không? Cái gì nên làm cái gì không nên làm? Cái gì gây nguy hiểm? Khi nào bị ngã, chảy máu… Chúng ta nên làm gì? Khi gặp đám cháy nên xử lí như thế nào? Khi bị người khác dụ dỗ chúng ta pải làm gì? Hay con nên chơi những đồ chơi gì và nên chơi với bạn như thế nào để đảm bảo an toàn. * Với giáo viên Viêc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bẩn thân cho trẻ ở các trường mầm non mới bắt đầu được quan tâm, vì vậy cũng còn gặp nhiều khó khăn, nhiều giáo viên chưa biết lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ một cách hợp lí, linh hoạt hiệu quả theo yêu cầu của từng độ tuổi. Giáo viên chưa quan tâm, tìm tòi nghiên cứu tài liệu về kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ. Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ ở trường lớp. Không tạo được tình huống cho trẻ thực hành, giải quyết vấn đề. Chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn nội dung, lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ vào các hoạt động hàng ngày còn chưa phù hợp, đạt hiệu quả chưa cao. * Về phía trẻ: Trẻ ở độ tuổi này trẻ không biết được cái gì nên và không nên làm, trẻ không biết tránh xa những cám dỗ… Ở trường cũng như ở nhà, các con hầu như còn yếu về kỹ năng tự bảo vệ bản thân, trẻ không có kỹ năng khi chơi một mình, kỹ năng xử lí tình huông… Trẻ chưa tự tin khi gặp các tình huống khó xử… Trẻ chưa có tính tự giác khi thực hiện các kỹ năng… 3.3. Khảo sát chất lượng đầu năm Qua tiếp xúc, chăm sóc các con hàng ngày, để hiểu được và nắm bắt tình hình, tính cách, khả năng của trẻ từ đó lên kế hoạch giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vện bản thân và tính tự lập tự tin cho trẻ, tôi đã tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng của trẻ lớp mình như sau: Năm học 2019-2020, lớp mẫu giáo lớn A2 có tổng số trẻ là 31 cháu. Qua tìm hiểu và khảo sát thực tế về các tiêu chí đánh giá cho thấy kết quả cụ thể theo bảng phân tích ( phần minh chứng). 6 / 20
  7. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Từ thực trạng trên tôi đã tìm và đưa ra “một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở lớp tôi.” 4. Những biện pháp thực hiện: 5.1. Biện pháp thứ 1: Sưu tầm, nghiên cứu tìm hiểu tài liệu, nhận thức sâu sắc việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non. 5.2. Biện pháp thứ 2: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua các hoạt động học và các hoạt động khác 5.3. Biện pháp thư 3: Ứng dụng công nghệ thông tin để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. 5.4. Biện pháp thứ 4: Phối hợp với cha mẹ trẻ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. 5. Biện pháp thực hiện từng phần: 5.1. Biện pháp thứ 1: Học tập, nghiên cứu, sưu tầm, tìm hiểu tài liệu, nhận thức sâu sắc việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non. Muốn phát triển, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ trước hết giáo viên phải hiểu rõ về vai trò ý nghĩa, cách thức tiến hành khi dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân vì vậy: Bản thân tôi luôn sưu tầm nghiên cứu tìm hiểu thêm những tài liệu có liên quan đến các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Sau ki nghiên cứu tài liệu. Tôi đã lập kế hoạch và tiến hành tổ chức, tạo tình huống cho trẻ thực hành các kỹ năng tự bảo vệ bản thân ở độ tuổi 5 tuổi. Thường xuyên cập nhật những tài liệu mới trên sách: Tâm lí học trẻ em, chương trình giáo dục mầm non…tìm hiểu trên báo, trên mạng internet để dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân ở mọi lúc, mọi nơi: kỹ năng an toàn khi chơi, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể, kỹ năng xử trí khí bị lạc, kỹ năng ăn toàn khi tham gia giao thông, kỹ năng xủ trí khi gặp tình huống bất ngờ… Ngoài ra tôi còn trao đổi, học hỏi thêm những kinh nghiệm từ đồng nghiệp của mình để trang bị thêm cho mình vốn kiến thức, sự hiểu biết, đặc điểm của trẻ lứa tuổi này để phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ lứa tuổi 5 tuổi. Trong các cuộc họp chuyên môn của tổ ở trường tôi được học các lớp chuyên đề để từ đó tiếp thu những kinh nghiệm về các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Kỹ nẵng tự bảo vệ là gì? Kỹ năng tự bảo vệ là khả năng con người vận dụng kiến thức để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó được các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm có thể sảy ra để bản thân được an toàn. 7 / 20
  8. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Nhiệm vụ đầu tiên là phải đánh giá kỹ năng tự bảo vệ bản thân của các bé ở thời điểm hiện tại. Những kỹ năng nào bé làm tốt rồi, những kỹ năng nào bé chưa làm được? nhũng kỹ năng nào bé mới làm được một phần, hay làm dưới sự giúp đỡ của bạn? Hay những kỹ năng nào bé chưa/ không làm được? Để từ đó củng cố thêm cho trẻ hoặc dạy trẻ những kỹ năng phù hợp vừa sức của trẻ. Sau khi được bồi dưỡng, học tập và nghiên cứu tài liệu bản thân là giáo viên tôi hiểu được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng về kỹ năng tự bảo vệ bản thaancho trẻ, từ đó biết cách tổ chức thực hiện phát triển giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào các hoạt động giáo dục trẻ đạt được kết quả giáo dục như mong muốn. 5.2. Biện pháp thứ 2: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua các hoạt động học và hoạt động khác. Việc lồng ghép các kỹ năng sống vào các hoạt động học của trẻ là rất cần thiết.Vì vậy trong các hoạt động học tôi thường lồng ghép để giáo dục và hình thành cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Ví dụ: Qua hoạt động khám phá Chủ đề bản thân: Trò chuyện với trẻ về bản thân, tôi dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bảo vệ bản thân như: Giáo dục trẻ có một số kỹ năng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể, giúp trẻ nhận biết được những bộ phận không ai được đụng đến ngoài bố mẹ hay bác sĩ khám bệnh khi có mặt bố mẹ ở đấy. Giáo viên phải dùng từ chính xác để diễn đạt cho rõ ràng không dùng những từ ngộ nghĩnh hay các tên gọi khác để chỉ các bộ phận trên cơ thể. Đứa trẻ khi được trang bị kiến thức về cơ thể thì sẽ ít có nguy cơ trở thành mục tiêu của những kẻ xâm hại. Khi gọi tên chuẩn xác các bộ phận trên cơ thể ngay từ đầu giúp bố mẹ dễ dàng giải thích cho trẻ hiểu sự thay đổi cơ thể chúng khi bước vào giai đoạn dậy thì, sẽ không có sự e ngại hay lúng túng nào nữa. Trẻ cần hiểu được đâu là đồ chơi, đồ dùng trong trường, trong lớp, đâu là đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn...Để trẻ phân biệt và nhận thức được tôi đã đưa nội dung” Nhận biết đồ dùng đồ chơi nguy hiểm quanh bé”,hoặc kết hợp chơi các trò chơi như phân loại đồ dùng nguy hiểm, không nguy hiểm đối với trẻ ... Hoạt động làm quen văn học: Tôi thường bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, bài hát. Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó giáo viên lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục. Chẳng hạn chủ đề: Bản thân, với câu chuyện “Giấc mơ kì lạ” có nội dung giáo dục “Ăn uống đầy đủ để các giác quan hoạt động”.Giải thích để trẻ hiểu tất cả các bộ phận trên cơ thể đều rất quan trọng cần được chăm sóc và bảo vệ. Ví dụ bảo vệ khuôn mặt xinh thì cần làm gì? Bảo vệ các bộ phận khác 8 / 20
  9. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non thì cần làm gì? Cho trẻ suy nghĩ và trả lời, mỗi trẻ tìm ra một câu trả lời. Cô củng cố lại cần phải giữ gìn vệ sinh hãy biết giữ gìn và bảo vệ chính cơ thể mình thật tốt. Khi dùng những câu truyện sưu tầm cô cần dùng hình ảnh, tạo hiệu ứng cho các nhân vật , lồng ghép âm thanh cho câu chuyện. Ngoài ra cô còn có thể tổ chức một giờ hoạt động như đóng kịch, lồng nhạc khi diễn kịch về những kỹ năng, các tình huống khi bị lạc, khi có người lạ rủ đi chơi... như vậy sẽ hấp dẫn và thu hút trẻ. Trong hoạt động làm quen với toán hoặc ôn các chữ số đã học. Giáo viên cho trẻ tìm những chữ số có trong số điện thoại của cha mẹ, tiếp theo cho trẻ tự tìm hiểu xem số nào đúng trước số nào đúng sau. Có thể có những số chưa được làm quen thì giáo viên cần giới thiệu cho trẻ. + Kỹ năng an toàn khi chơi: Trong quá trình vui chơi học tập ở trường các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ đồ chơi, đò vật trong lớp như: ngã đu quay cầu trươt, ngã khi chạy chơi ở sân trường, các ổ điên, đồ chơi trong lớp… Trẻ cần hiểu được đâu là đồ chơi, đồ dùng trong trường, đâu là đò vật an toàn, đâu là đồ vật không an toàn… Để giúp trẻ nhận thức, phân biệt được tôi đã lựa chọn nội dung “ nhận biết đồ dùng đồ chơi nguy hiểm xung quanh bé” vào hoạt động khám phá hay cho trẻ làm bài trong vở trò chơi học tập. Trong giờ hoạt động khám phá tháng 9 tôi trò chuyện với trẻ về các đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non. Tôi cho trẻ tìm hiểu làm quen với đồ dùng đò chơi trong lớp, hoạt động ngoài trời lồng ghép giáo dục trẻ cách chơi như thế nào cho an toàn, đồ dùng nào ở độ tuổi này lên chơi, đồ dùng dồ chơi nào ở tuổi này không len chơi. Hay trong tháng 11 tôi cho trẻ học hoạt động buổi chiều tôi cho trẻ gọi tên và gạch chéo và những đồ dùng có thể gây bỏng, ngoài ra cho trẻ kể nhũng đồ dùng trong gia đình mà trẻ ở độ tuổi này không được sử dụng. Dưa cho trẻ lô tô phích nước, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang…. Cho nhóm trẻ chơi phân loại đồ dùng nguy hiểm, đồ dùng đồ chơi không gây nguy hiểm đối với trẻ, Từ đó trẻ lĩnh hội thêm những kiến thức những kỹ năng để tự bảo vệ bản thân mình (có hình ảnh minh họa ở phần minh chứng). * Kỹ năng ứng xử khi bị lạc, bị bắt cóc: Với kỹ năng này giáo viên sẽ lồng ghép giáo dục trẻ trong các giờ hoạt động học như; Khám phá, truyện, thơ, khi trò truyện về gia đình hay giao thông… hay giáo viên có thể tổ chức cho trẻ xem các tình huống, trò truyện, đóng kịch về những kỹ năng khi trẻ bị lac. 9 / 20
  10. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Dạy trẻ bảo vệ mình cực kỳ quan trọng nên phải bắt tay thực hiện luôn khi trẻ còn nhỏ chứ không phải thụ động khi mọi truyện đã xảy ra mới lo lắng cuống cuồng. Để dạy được trẻ cần kiên nhẫn từng ngày rất kỳ công chứ ko dặn dò xuống. Cần tạo tình huống thực tế để trẻ giải quyết vấn đề cô và trẻ cùng trao đổi: Tình huống thứ nhất: Nếu có người lạ cho con bánh, kẹo và rủ con đi chơi thì con làm như thế nào? Cho trẻ suy nghĩ, cho trẻ đưa ra ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câuhỏi. Tiếp theo phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết đó là: biết cách từ chối nhưng vẫn thể hiện sự lễ phép, ngoan ngoãn “ Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ”. Tình huống thứ 2: Bị lạc bố mẹ khi đi xem lễ hội, siêu thị, khu vui chơi.Tôi cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ sẽ đưa ra cách giải quyết của riêng trẻ. Gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm vậy có được không?, tạo sao? Sau đó, cô Giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc bé hãy bình tĩnh, không khóc hay la hét và chạy lung tung mà hãy đứng yên một chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ có thể quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể tìm đến những người mặc đồng phục giống nhau có đeo bảng tên, hoặc nhờ bảo vệ, cô bán hàng để giúp đỡ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ.Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ, vì có thể đó là người xấu lợi dụng và sẽ bắt cóc con (có hình ảnh minh họa ở phần minh chứng). Giáo viên cần trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản: Khi có người lạ cho bim bim, hay rủ đi mua đồ chơi tuyệt đối không được đi, biết kêu cứu, biết đánh đấm vào người đang bắt cóc mình, biết sử dụng thuật ngữ: “ Cứu, bắt cóc”, biết bám vào đồ vật gâng nhất để không bị lôi đi, nhớ số điện thoại của chú công an: 113, nhớ số điện thoại của người thân khi cần, khi thấy người lạ có dấu hiệu bất thường tuyệt đối không trò chuyện cùng. Khi người lạ có dấu hiệu bắt cóc chạy ngay tới của hàng gần nhất gọi người giúp đỡ… * Kỹ năng xâm hại cơ thể: Ở Việt Nam cho trẻ em tìm hiểu về vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Trái lại đây lại là vấn đề vô cùng nhức nhối trong xã hội hiện nay… Để đảm bảo cho trẻ em có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, giáo viên cần trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết. Giáo viên phải dạy trẻ gọi tên chuẩn xác các bộ phận riêng tư trên cơ thể ngay từ đầu sẽ giúp bố mẹ dễ dàng giải thích cho con hiểu sự thay đổi trên cơ thể khi chúng bước và giao đoạn dậy thì trẻ sẽ không ngại ngùng hay lúng túng nữa. Khi trẻ đã được giáo viên trang bị kiến thức như vậy thì vấn đề bị xâm hại cơ thể không còn là vấn đề đáng lo ngại của nhà trường hay xã hội nữa. * Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông: 10 / 20
  11. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Đây là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ khi tham giao thông. Giáo viên nên giúp trẻ hiểu được một số biển báo cơ bản, một số loại đường cơ bản, một số người có vai trò trong việc điều hành giao thông và qua đường đúng cách… VD: Trong tháng 4, tôi dạy trẻ các về phương tiện giao thông, các luật lệ giao thông, trong giờ hoạt động làm quen văn học tôi dạy trẻ truyện “ Qua đường” cô nhấn mạnh và dạy trẻ đâu là lòng đường, đâu là vỉa hè người đi các loại xe cần đi ở đâu, người đi bộ phải đi ở đâu và đèn gì báo hiệu thì được qua đường. Khi dạy trẻ các phương tiện giao thông. Giáo viên cần phải dạy trẻ phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, khi đi ô tô, tàu hỏa không được thò tay ra ngoài của sổ, khi dừng xe hẳn mói xuống xe, không đùa nghịch dưới lòng đường (có hình ảnh minh họa ở phần minh chứng). Ngoài ra giá viên cần tạo những tình huống hay đóng kịch để trẻ giải quyết tình huống đó. * Kỹ năng ứng xử khi gặp các tình huống bất ngờ: Biết gọi người lớn khi bị chảy máu, không chơi gần ao hồ, sông suối, cách xử lý khi gặp hỏa hoạn ( gọi 114 giáo viên cần ạy trẻ khi gặp các tình huống như: gặp đám cháy biết kêu cứu và nhớ số điện thoại của người thân, của cứu hỏa 114 Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm họa luôn rình dập với tất cả mọi nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cần dạy trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may nếu điều đó sảy ra. Tôi đã đưa tình huống: “Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé phải làm như thế nào?” Qua tình huống này tôi dạy trẻ: Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé cần tìm ngay khăn ướt, giẻ ướt bịt miệng, mũi phải chạy khom lưng thấp người chạy xa khỏi chỗ cháy. Hãy hét to kêu cứu để báo với người nhà và những người xung quanh có thể nghe thấy. Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm. Nhờ người và gọi ngay cho lính cứu hỏa: số điện thoại là 114 và gọi người nhà (có hình ảnh minh họa ở phần minh chứng). Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đẻ tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó co giúp trẻ těm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ. Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tuy duy logic, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, giúp trẻ tích lũy thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống. * Ngoài ra giáo viên cần củng cố thêm kiến thức về kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua hoạt động ngoài trời và hoạt động góc. Việc học, tiếp nhận thông tin, kiến thức của trẻ diễn ra ở khắp mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động hàng ngày của trẻ. Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quá 11 / 20
  12. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho tất cả các trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể. Hoạt động ngoài trời, hoạt động góc cũng là một hoạt động mà ở đó chúng tôi có thể lồng ghép tích hợp giáo dục nhiều kỹ năng cần thiết. Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, hạt động góc tôi vừa quan sát trẻ chơi, vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách leo lên xuống thang, cách ắm thành cầu trượt an toàn, cách cầm chắc xích đu khi chơi, khi có bạn chơi xích đu hì không được đúng gần phía trước vì sẽ rất nguy hiểm, hướng dẫn trẻ kiên trì chờ đến lượt mình choi, tuyệt đối không xô đẩy, tranh giành đồ chơi, chôc chơi với bạn. Nếu không thực hiện đúng thì sẽ bị ngã, mất an toàn cho bản thân và bạn khác nữa. Khi choi hoạt động góc cũng vậy giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi của nhau, không chen lấn xô đẩy và cô phải thường xuyên rá soát và loại bỏ những đồ chơi không an toàn chơi ở những khu vực như thế nào? Khi thấy đồ dùng đồ chơi không an toàn tuyệt đối không được chơi mà phải báo ngay với cô giáo.. Ví dụ: Ở góc xây dựng, trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, biết tự phân vai chơi cho nhau và chơi rất đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau, chơi an toàn với bạn và biết cùng hợp tác để tạo nên công trình đẹp ( có hình ảnh minh họa ở phần minh chứng). 5.3. Biện pháp thư 3: Ứng dụng công nghệ thông tin để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay việc ứng dụng các phương tiện hiện đại như tivi, máy tính, máy chiếu, đàn… trong giảng dạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên. Tôi thường lựa chọn những đề tài và lựa chọn cách ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp để đổi mới phương pháp giảng dạy, kích thích sự chú ý, hứng thú của trẻ vào mỗi hoạt động.Với các kỹ năng bảo vệ bản thân tôi có thể vào các trang Youtube, google... gõ những nội dung, kỹ năng cần cho trẻ xem là có, với những hình ảnh bắt mắt, gần gũi với trẻ giúp trẻ rất hứng thú khi xem hay những giờ học ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ chú ý hơn. Điều này giúp trẻ nhớ sâu hơn những kỹ năng bảo vệ bản thân ( có hình ảnh minh họa ở phần minh chứng). Công nghệ thông tin đã mở ra hướng đi mới trong ngành giáo dục trong đó đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Chỉ cần vài cái nhấp chuột là hình ảnh con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy múa theo nhặc hiện ngay ra với hiệu ứng của âm thanhsoongs động ngay lập tức thu hút được sự chú ý của học sinh để chủ động 12 / 20
  13. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây được coi là phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc diểm tâm sinh lí của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý lấy trẻ làm trung tâm. Cũng như vậy để giáo dục trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân không thể bỏ qua việc úng dụng công nghệ thông tin Ví dụ: Khi tổ chức chuyên đề phòng cháy cho trẻ tôi cần thu thập nhiều video những đám cháy xảy ra cho trẻ xem và cho trẻ đưa ra cách xử trí của riêng mình. Ngoài ra khi dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân khác cũng vậy giáo viên lên ứng dụng công nghệ thông tin vào để trẻ thấy được những tình huống có thật có thể xảy ra với mình bất cứ khi nào trẻ sẽ húng thú nghe cô truyền đạt kỹ năng đẻ phòng tránh hơn rất nhiều. 5.4. Biện pháp thứ 4: Phối hợp với cha mẹ trẻ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ thực sự không khó. Trẻ thường bắt chước các hành vi và thói quen của nhũng người thân trong gia đình. Vì vậy kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ trước tiên sẽ được hình thành một cách tự nhiên từ những thói quen tích cực, lành mạnh trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình như rửa tay trước khi ăn cơm, đánh răng trước khi đi ngủ, không dùng chung các vật dụng cá nhân, uống nhiều nước, ăn sáng đều đặn, ngồi đúng tư thế, tập thể dục thường xuyên.Với bản chất thích khám phá, trẻ có thể sẽ nghịch, chơi các đồ vật khá nguy hiểm như dao, kéo, bếp ga, điện, nước sôi… Những lúc này, cha mẹ không nên quát mắng trẻ, cấm đoán mà nên tận dụng cơ hội để cùng trẻ trò chuyện về những đồ vật nguy hiểm, chỉ rõ cho trẻ những đồ vật nguy hiểm chỗ nào và vì sao nguy hiểm để trẻ đề phòng và sử dụng đúng cách. Bên cạnh đó, hằng ngày hãy cùng con chơi những trò chơi thình huống, đố con nói gì, làm gì khi con bị lạc đường, khi con bị bắt nạt, khi con bị động vật cắn, điện giật, đứt tay, hỏa hoạn, ngạt nước, té ngã… Thông qua những trò chơi tình huống này, cha mẹ có thể đánh giá được khả năng phản ứng của con cũng như kịp thời hướng dẫn con cách xử lý một cách an toàn nhất. Cha mẹ cũng cần giúp con phân tích tình huống nào thì tự xử lý ngay được, tình huống nào cần gọi người trợ giúp, đồng thời cung cấp cho con danh sách số điện thoại cần phải ghi nhớ để được hỗ trợ kịp thời trong những tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, mỗi câu chuyện, những tai nạn nhìn thấy, nghe thấy trên các phương tiện truyền thông đều có thể biến thành bài học giá trị để chia sẻ với trẻ, giúp trẻ hiểu trong tình huống đó lên làm gì và cách đề phòng ra sao? Kỹ năng tự bảo vệ bản thân thực sự rất cần thiết chô trẻ. Càng lớn trẻ càng có nguy cơ đối mặt nhiều tình huống với mức độ nguy hiểm cao hơn như bị xâm hại, bị cướp 13 / 20
  14. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non giật, bị lạm dụng… Chính vì vậy, bên cạnh việc giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân, cha mẹ cùng đồng hành và chia sẻ với trẻ về những mối nguy hiểm có thể gặp phải trong gia đình, trong trường học và ngoài xã hội phù hợp với lữa tuổi của trẻ. Những kỹ năng và thông tin này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, luôn sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống. 6. Kết quả sau khi thực hiện Qua quá trình thực hiện đề tài, cùng với kiến thức đượ tranh bị, cũng như sau khi nghiên cứu tài tài liệu, trau dồi kinh nghiệm của bản thân, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, sự hợp tác của giáo viên cùng lớp, việc thường xuyên rèn luyện cho trẻ của các cô giáo trong lớp với sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh, đã giúp việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ đạt được những kết quả sau: * Về giáo viên: Cô giáo đã nhận thức dược tầm quan trọng của việc dạy cho trẻ một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân. - Giáo viên tích cực hướng dẫn cho trẻ thực hiện những kỹ năng tự bảo vệ bản thân ở mọi thời điểm, mọi lúc mọi nơi. - Giáo viên cho trẻ thực hiện các kỹ năng đó thường xuyên lặp đi lặp lại. - Giáo viên đã biết lựa chọn những kỹ năng phù hợp với trẻ, luôn chú ý đén từng các nhân trẻ để có biện pháp riêng cho từng các nhân trẻ, chú trọng đến việc phát triển của từng các nhân, không cào bằng, không so sánh, luôn tôn trọng ý muốn của trẻ, đối xử công bằng với trẻ. - Giáo viên đã tìm ra điểm yếu của trẻ để từ đó tìm ra những kỹ năng phù hợp nhất để dạy trẻ. * Về phía phụ huynh: - Các bậc phụ huynh đã nhận thức được việc cần thiết cho con đến trường mầm non. Luôn tích cực tham gia vào các hoạt động của các con ở trường, lớp thường xuyên phối hợp với giáo viên trong việc dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ . Các bậc cha mẹ cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy cho con mình một số kỹ năng tự bảo vệ, không e ngại khi giáo dục trẻ, không xem nhẹ việc dạy trẻ mầm non những kỹ năng tự bảo vệ bản thân. * Về trẻ: Sau khi áp dụng một số biện pháp giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi lớp A2 tại trường Mầm non, tôi thấy kết quả đạt được như sau: Trẻ đã mạnh dạn tự tin khi đến lớp, khi vui chơi khi tham gia các hoạt động,đã có thể thực hiện được một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Đến cuối năm có khoảng hơn 90% trẻ đã có kỹ năng bảo vệ bản thân. Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông 100% Kỹ năng xử lý khi bị lạc 97% 14 / 20
  15. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Kỹ năng an toàn khi chơi 97% Kỹ năng xử lý khi bị bắt cóc 94% Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể 90% (Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng so sánh đối chứng ở phần minh chứng) Với những kết quả đạt được đã đem lại không chỉ niềm vui của phụ huynh, của cô mà còn là niềm vui, động lực cho trẻ học tập và làm những công việc vừa sức, gặt hái được nhiều thành công cho tương lai sau này. PHẦN III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ SƯ PHẠM 1. Kết luận: Chúng ta đã biết dạy trẻ mầm non là phải từ từ uốn nắn các con, song song với các hoạt động khác nói chung và giáo dục rèn luyện kỹ năng bảo vệ bản thân nới riêng. Như Bác Hồ đã nói" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" Mà hành vi đạo đức đó chính là giáo dục và dạy trẻ các kỹ năng sống. Nói chung việc giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo, là đề tài không phải xa lạ tuy nhiên nếu cô giáo không biết tận dụng mọi cơ hội, rèn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp việc giáo dục các kỹ năng một cách khéo, linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo thì trẻ khó có thể tích cực tiếp thu, tích cực hoạt ðộng và nhý vậy hiệu quả của việc tổ chức các hoạt ðộng ðó chýa cao.Vì vậy việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là cần thiết hơn bao giờ hết.Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có vai trò quan trọng, nó có tác dụng phát triển nhân cách cho trẻ không chỉ hôm nay mà còn cho mai sau, để trẻ sống biết yêu thương và có trách nhiệm, để xứng đáng là chủ nhân thật sự của đất nước. Chính vì vậy mà giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề, phải hết lòng vì các con thân yêu của chúng ta. 2. Những khuyến nghị sau quá trình thực hiện đề tài * Đối trường mầm non: Bản thân tôi nhận thấy mình còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, kính mong được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn cùng tập thể giáo viên nhà trường quan tâm giúp đỡ tôi nhiệt tình để tôi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình. Kính mong nhà trường luôn tạo điều kiện để tôi được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, tạo điều kiện để được tham gia dự giờ các đồng chí giáo viên khác trong trường, từ đó tôi học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm để có những phương 15 / 20
  16. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non pháp dạy các con tối ưu nhất. Tích cực tham mưu với các cấp, các ngành làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học - đồ dùng đồ chơi để phục vụ tốt cho việc giảng dạy và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. * Đối với Phòng giáo dục và đào tạo: Kính đề nghị Phòng Giáo dục và đào tạo huyện mở thêm các lớp chuyên đề, các buổi bồi dưỡng chuyên môn, hội thảo về "Đổi mới phương pháp giảng dạy", cung cấp các tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học cho giáo viên có cơ hội học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Nhằm truyền đạt những kiến thức và kỹ năng cho các con một cách hiệu quả nhất. Trường mầm non nơi tôi công tác là một trường nghèo so với điạ bàn huyện Ba Vì, còn gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất nên kính mong phòng giáo dục tham mưu với các cấp lãnh đạo huyện giúp đỡ cho trường chúng tôi có đầy đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học cũng như điều kiện cơ sở vật chất. Tôi dành tâm huyết của mình với sự lỗ lực của bản thân và sự học hỏi của cấp trên và đồng nghiệp, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu ra đề tài này.Tôi rất mong các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp xem xét, góp ý cho bản kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan đề tài này do tôi tự viết không sao chép dưới mọi hình thức nào! Tôi xin chân thành cảm ơn! Ba Vì, ngày …….tháng……..năm 2020 Tác giả Phùng Thị Oanh IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình “ chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi” của bộ giáo dục và đào tạo, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2. Giáo dục học mầm non do nhà xuất bản đại học quốc gai Hà Nội. 3.Phát triển nawg lực tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên. 4. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non. 5. Tuyển tập “ những câu chuyện vàng về khả năng tự bảo vệ mình”, Nxb Kim Đồng. 6. Giáo trình kỹ năng sống, Nxb ĐHSP. 7. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non. 8. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo , trường CĐSP Trung Ương TpHCM. 9. Cách dạy trẻ tự bảo vệ mình, Nxb Thông tin và truyền thông. 16 / 20
  17. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non 10. Phát triển những kỹ năng cần thiết cho trẻ mầm non, Nxb Giáo Dục. 11. Giúp bé có những kỹ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn, Nxb Dân Trí. 12. Cẩm nang tự vệ cho con bạn , Nxb Văn hóa Thông tin. 13. Cẩm nang an toàn cho con bạn , Nxb Văn hóa Thông tin. PHẦN: MINH CHỨNG * Bảng 1: Bảng khảo sát theo dõi đánh giá kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ lớp 5 - 6 tuổi A2 ở trường mầm non với tổng số trẻ là: 31 trẻ và được đánh giá theo tiêu chí cụ thể: ( Phần minh chứng cho phần 3 khảo sát thực trạng) Kết quả đầu năm học Nội dung đánh TT giá trẻ Đạt Chưa đạt Kỹ năng an toàn khi tham gia giao 1 11 = 35% 20 = 65% thông 2 Kỹ năng xử lý khi bị lạc 9 = 29% 22 = 71% 3 Kỹ năng an toàn khi chơi 12 = 39% 19 = 61% 17 / 20
  18. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non 4 Kỹ năng xử lý khi bị bắt cóc 10 = 32% 21 = 68% 5 Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể 9 = 29% 24 = 71% * Bảng 2: Bảng kết quả sau quá trình thực hiện và áp dụng một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân ở trường mầm non như sau: Số trẻ theo dõi đánh giá là 31 cháu ( Phần minh chứng cho phần 6 kết quả) Nội dung Đầu năm Cuối năm TT đánh Chưa giá trẻ Đạt Chưa đạt Đạt đạt Kỹ năng an toàn khi 1 11 = 35% 20 = 65% 31= 100% 0 tham gia giao thông Kỹ năng xử lý khi bị 2 9 = 29% 22 = 71% 30 = 97% 1 = 3% lạc Kỹ năng an toàn khi 3 12 = 39% 19 = 61% 30 = 97% 0 chơi Kỹ năng xử lý khi bị 4 10 = 32% 21 = 68% 29 = 94% 2 = 6% bắt cóc Kỹ năng tránh bị xâm 3= 5 9 = 29% 24 = 71% 28 = 90% hại cơ thể 10% Hình ảnh 1: Học tập, nghiên cứu, sưu tầm, tìm hiểu tài liệu, nhận thức sâu sắc việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non. (minh chứng cho biện pháp số 1) Hình ảnh 2: Trẻ chơi các trò chơi sử dụng kỹ năng an toàn khi chơi ( minh chứng cho biện pháp số 2) Hình ảnh 3: Ảnh minh họa trẻ xử lý tình huống khi bị bắt cóc ( minh chứng cho biện pháp số 2) Hình Ảnh 4: Giáo viên cho trẻ thực hành đội mũ bảo hiểm ( minh chứng cho biện pháp số 2) 18 / 20
  19. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Hình Ảnh 5: Giáo viên cho trẻ thực hành kỹ năng thoát hiểm khi gặp đám cháy ( minh chưng cho biện pháp số 2) Hình Ảnh 6: Ở góc xây dựng, trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, biết tự phân vai chơi cho nhau và chơi rất đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau, chơi an toàn với bạn. ( minh chưng cho biện pháp số 2) Hình ảnh 7: Ảnh minh họa giáo viên sử dụng công nghệ thông tin giảng dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân. (minh chưng cho biện pháp số 3) Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 19 / 20
  20. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày ……. tháng ……. năm 2020 Chủ tịch hội đồng ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Ngày ……. tháng ……. năm 2020 Chủ tịch hội đồng 20 / 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2