intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân; Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ tại trường mầm non; Xây dựng tình huống cho trẻ trải nghiệm nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm non

  1. 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác, học để làm người đang là một trong những vấn đề then chốt của giáo dục hiện nay. Xu hướng giáo dục thế giới đang quan tâm đến việc trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày, để trẻ biết tự bảo vệ mình, biết giải quyết các vấn đề xã hội. Đồng thời hướng tới một môi trường giáo dục hài hòa, thân thiện cho trẻ trên cơ sở các giá trị cuộc sống. Khi mới sinh ra đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kỹ càng của bố mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình chính là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau ngoài môi trường gia đình. Trong khi đó bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 giờ được. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Cùng với sự tiến bộ của xã hội hiện nay thì việc đòi hỏi trẻ phải có một sự phát triển toàn diện. Ngoài những lượng kiến thức được cung cấp để làm nền tảng thì trẻ còn cần phải có kỹ năng tự bảo vệ bản thân của riêng mình như: Kỹ năng an toàn khi chơi, kỹ năng xử lý khi bị thất lạc… cũng chiếm phần lớn đối với sự phát triển của trẻ. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân chính là chìa khóa để giải quyết các vấn đề. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân chính là năng lực của mỗi trẻ giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. Chính vì vậy, quan tâm giáo dục trẻ về kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ bản thân nói riêng là việc làm hết sức cần thiết, đòi hỏi một quá trình rèn luyện, giáo dục lâu dài. Do đó, cần sớm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó, giúp trẻ dần tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên, học hỏi và làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Khi được trang bị kỹ năng tự bảo vệ phù hợp đứa trẻ sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn, ổn định về mặt tâm lý, trẻ có cơ hội để phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Nhưng trên thực tế hiện nay, tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ bản thân trước các
  2. 2 tình huống nguy hiểm và chưa biết tìm kiếm sự giúp đỡ...để lại những hậu quả thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội. Thực tế này khiến cho cả xã hội, các bậc phụ huynh và những nhà giáo dục như tôi luôn phải suy nghĩ. Là một người giáo viên mầm non và cũng là một người mẹ có con trong độ tuổi này, tôi luôn mong muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho trẻ. Tôi cho rằng kỹ năng tự bảo vệ bản thân là kỹ năng rất cần thiết giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm sẽ giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm tiềm ẩn trong cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5- tuổi tại trường mầm non”. II. Mục đích nghiên cứu - Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo nhỡ 5-6 tuổi trong trường mầm non. III. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023. IV. Đối tượng nghiên cứu - Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi. V. Phạm vi nghiên cứu - Lớp mẫu giáo lớn A4- Trường mầm non A thị trấn Văn Điển. VI. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp bài tập kiểm tra. - Phương pháp quan sát, đàm thoại.
  3. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Trong quá trình trưởng thành và phát triển của một con người, thì lứa tuổi mẫu giáo là một trong những thời kỳ quan trọng nhất. Trẻ không chỉ hoàn thiện về sức khỏe, mà còn phải rèn luyện về mặt ý thức và tư duy. Nếu chúng ta áp dụng không đúng phương pháp sẽ gây nên nhiều hệ lụy không tốt. Việc trang bị kỹ năng để trẻ tự bảo vệ chính mình là hành trang vô cùng cần thiết để giúp trẻ ứng phó với mọi biến đổi trong cuộc sống. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất quan điểm của UNICEF thì kỹ năng tự bảo vệ bản thân là một nội dung quan trọng trong nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân cần giáo dục trẻ trong các trường mầm non. Vậy chúng ta hiểu kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì? “Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn”. Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng ứng phó với nguy hiểm khi trẻ gặp phải trong gia đình, trường học và ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Giúp trẻ cảm thấy tự tin và sẵn sàng vượt qua những nguy hiểm của cuộc sống. Theo thống kê của Bộ Công an năm 2014 có khoảng hơn 100 trẻ em mất tích. Tháng 4 năm 2014 tổ chức UNICEF đã công bố có tới 75% trẻ em nước ta đang bị bạo hành, một con số làm cả nước phải giật mình. Không chỉ có vậy, theo thống kê trung bình 1 năm ở Việt Nam có 130.000 đến 150.000 vụ tai nạn thương tích xảy ra với trẻ em. Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ 2011 đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại. Tuy nhiên con số này chỉ là báo cáo, còn nhiều lý do khác chưa được thống kê. Những sự việc trên không những gây mất mát về tiền của mà nó còn để lại hệ lụy lâu dài về mặt tinh thần cũng như thể xác của trẻ. Tuy nhiên điều đáng nói nhất ở đây là theo thống kê thì có tới 70% các tai nạn trẻ gặp phải có thể phòng được nếu trẻ được trang bị kỹ năng phòng tránh, tự bảo vệ bản thân. Muốn làm được điều này, giáo viên mầm non, cha mẹ trẻ phải có ý thức tham khảo tài liệu, trau dồi kiến thức, tự học, tự rèn luyện để biết cách xử lý các tình huống để giáo dục hướng dẫn trẻ hiểu, giải quyết được các sự việc một cách
  4. 4 đúng đắn và an toàn nhất thông qua các hoạt động trong ngày khi trẻ đến trường, lớp mầm non và ở gia đình. II. Cơ sở thực tiễn 1. Đặc điểm chung: Trường Mầm non A thị trấn Văn Điển nằm trên địa bàn Khu Chợ Thị trấn Văn Điển. Trường có bề dầy thành tích cao như: đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu Thành Phố năm 2014, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ năm 2018, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019, Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội năm 2021, nhiều năm liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc. Đặc biệt năm học 2013-2014 làm điểm Thành phố đón đoàn cán bộ, giáo viên cốt cán toàn quốc về “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; năm học 2015-2016 làm điểm cấp huyện chuyên đề “Đổi mới hình thức xây dựng môi trường giáo dục” Năm học 2022-2023 trường có tổng số 55 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó: Toàn trường có 15 lớp với 536 trẻ. Trong đó có 4 lớp mẫu giáo lớn với tổng số 143 trẻ. 2. Thuận lợi: - Ngay từ đầu năm học PGD&ĐT và nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo sát sao phù hợp thực tế để giáo viên có những văn bản căn cứ hoạt động và triển khai. - Giáo viên có trình độ Đại học sư phạm mầm non, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, bản thân và đồng cùng lớp có nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo lớn. - Phụ huynh học sinh tích cực phối hợp với giáo viên trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. - Trẻ đi học từ đầu năm, cùng lứa tuổi và là giai đoạn cuối cấp nên trẻ có sức khỏe tốt, thích tham gia nhiều hoạt động. 3. Khó khăn: - Trẻ được tuyển sinh từ nhiều xã, phường nên đối tượng giáo dục trẻ rộng. - Nhiều phụ huynh có những quan điểm chăm sóc giáo dục trẻ, hướng dẫn con chưa thật sự tập trung, quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo, phép tắc cho trẻ. - Đối với học sinh thì trẻ được phát triển theo năng lực nên đôi khi trẻ thích thể hiện cá tính sẽ khó khăn trong việc uốn nắn trẻ.
  5. 5 III. Các biện pháp thực hiện 1. Xây dựng kế hoạch dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân Dựa trên kết quả khảo sát đầu năm về nhận thức của trẻ với những mối nguy hiểm đang tiềm ẩn xung quanh trẻ và dự kiến trước những công việc phải làm, nội dung thực hiện các công việc đó cũng như điều kiện đảm bảo công việc thực hiện thành công giúp cho tôi chủ động trong quá trình tổ chức thực hiện và đó cũng là cơ sở đánh giá kết quả thực hiện của tôi. Nhận thức được vai trò, tác dụng, hiệu quả của biện pháp này ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong suốt một năm học, nhằm nâng cao ý thức và kỹ năng phòng tránh những nguy hiểm cho bản thân trẻ. Cách làm cũ: Những năm học trước tôi chỉ chú trọng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân theo tháng vào hoạt động chiều, với cách làm đó không có nhiều đổi mới trong các hoạt động, không đi sâu rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân mọi lúc, mọi nơi cho trẻ. Cách làm mới: Đã tiếp cận phương pháp giáo dục mới, xây dựng kế hoạch dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân với nội dung phong phú, các tình huống xảy ra thường gặp trong cuộc sống ở đời thường gần gũi. Ngoài tổ chức vào hoạt động chiều tôi còn tổ chức vào các hoạt động khác trong ngày như: Hoạt động đón trẻ, hoạt động học, hoạt động vui chơi... Cụ thể tôi đã đưa vào các tháng cho cả một năm học như sau: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ Thời gian Nội dung Thời điểm tổ chức - Tự bảo vệ khi gặp người lạ; - Trò chuyện ở giờ đón trả trẻ: Không nhận quà và đi theo người Sử dụng các hình ảnh video, lạ khi chưa được người thân cho câu chuyện, tình huống: Gọi phép; Không nên mở cửa cho cửa, cho kẹo… nhằm thu hút Tháng người lạ. sự chú ý, quan tâm của trẻ, để 9,10/2022 trẻ tự giải quyết tình huống có thể xảy ra. - Nhận ra bàn là, bếp đang đun, - Hoạt động học: Cô tập trung phích nước nóng, ổ điện...là nguy trẻ nhờ đồ dùng trực quan, hiểm không đến gần; Biết các vật ngôn ngữ lời nói để trẻ có thể sắc nhọn không nên nghịch: dao, tiếp thu một số kỹ năng tự bảo kéo... (Mục tiêu 15). vệ bản thân.
  6. 6 - Nhận ra một số trường hợp nguy - Hoạt động vui chơi: Yêu cầu hiểm và gọi người giúp đỡ, kêu trẻ trả lời, làm bài tập, xử lý cứu: kẻ trộm, bắt cóc... các tình huống…khi tham gia các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động giao lưu. Tháng - Biết gọi người lớn khi gặp một - Hoạt động chiều: Trẻ được 11,12/2022 số trường hợp khẩn cấp: Cháy, có xem, tham gia nhiều trò chơi: người rơi xuống nước, ngã chảy đóng kịch, thực hành các tình máu... huống: Đuối nước, bỏng… nhằm giúp cho trẻ có thêm kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân mình. - An toàn giao thông; Biết chấp - Trò chuyện trong giờ đón trả hành luật giao thông: Đi đúng làn trẻ: Tích cực cho giao lưu trò đường; Biết đội mũ bảo hiểm khi chuyện, đàm thoại giáo dục kỹ ngồi trên xe máy; Biết ý nghĩa năng cho trẻ biết những mối của một số biển cấm, biển báo nơi nguy hiểm, cách phòng tránh: Tháng nguy hiểm, biển báo giao thông Đá bóng vỉa hè, không đội mũ 1,2/2023 cơ bản: biển báo dành cho người bảo hiểm, vừa đi vừa đùa đi bộ, đi xe máy, ô tô… nghịch… - Hoạt động học: Phát huy một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông: Đội mũ bảo hiểm, ngồi ngoan, đi đúng làn đường. - Nhận ra những nơi như: Hồ, ao, - Hoạt động vui chơi: Tham mương nước, suối, bể chứa gia các hoạt động giao lưu vui nước ...là nơi nguy hiểm, không chơi để cho trẻ học hỏi kinh được chơi gần. (Mục tiêu 16) nghiệm: Sơ cứu đuối nước, sơ Tháng cứu bỏng… 3,4,5/2023 - Giáo dục giới tính không để - Hoạt động chiều: Trẻ được người khác xâm phạm thân thể; xem video, tham gia xử lý các biết kêu cứu khi có người làm đau tình huống và câu chuyện: Trẻ vùng kín… bị xâm hại, bị hãm hiếp … nhằm giúp trẻ có kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân. * Kết quả: Từ định hình những việc sẽ làm trong cả một năm học. Tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục theo từng tháng. Trong quá trình xây dựng tôi chú ý
  7. 7 đến đặc điểm của trẻ theo độ tuổi. Xây dựng kế hoạch từ dễ đến khó để trẻ nhận biết và có kỹ năng tốt hơn. Giáo viên chủ động tạo ra một môi trường học tập, sân chơi có ý nghĩa cho trẻ. Giúp trẻ không chỉ được học, được chơi mà còn được giao lưu với các trẻ trong trường, góp phần thúc đẩy phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. 2. Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ tại trường mầm non Trẻ mầm non khi đến trường được tham gia rất nhiều các hoạt động vừa học vừa chơi. Qua đó trẻ sẽ được thực hành, giao tiếp, xử lý các tình huống xảy ra. Không những thế trẻ còn nói ra những ý nghĩ của mình để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các bạn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ tránh khỏi những nguy hiểm luôn đe dọa đến trẻ. Tôi lồng ghép giáo dục trẻ ý thức tự bảo vệ bản thân thông qua các hoạt động trong ngày. Cách làm cũ: Trước đây tôi đã đưa một số bài dạy giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ vào những giờ hoạt động chiều, hoạt động rèn kỹ năng nhưng vì thời gian ít, nên các bài dạy cho trẻ còn hạn chế. Vì thế trẻ chưa được trải nghiệm nhiều, chưa phát huy hết khả năng giao tiếp. Cách làm mới: Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân thông qua tất cả các hoạt động trong ngày nên số lượng bài dạy sẽ nhiều hơn, phong phú hơn, giúp trẻ thực hành, trải nghiệm để có kỹ năng tự bảo vệ bản thân tốt nhất. a. Hoạt động đón- trả trẻ: Thông qua sự giao lưu, trò chuyện, đàm thoại giữa cô với trẻ giúp trẻ tăng thêm sự hiểu biết về môi trường xã hội. Từ đó kiến thức, kỹ năng sống của trẻ được củng cố, mở rộng và chính xác hơn, ghi nhớ lâu hơn. Nhờ những câu hỏi - đáp giữa tôi và trẻ mà tôi có thể giúp trẻ hình dung được những mối nguy hiểm, cách phòng tránh. - Nếu bị lạc con sẽ làm gì? - Nếu khi bị lạc có người lạ mặt rủ con đi con sẽ như thế nào? Trong tình huống này tôi sẽ định hướng cho trẻ phải bình tĩnh, đứng yên tại chỗ hoặc tìm những người đáng tin cậy: Công an hay những người lớn để nhờ sự giúp đỡ. Hình ảnh minh họa hoạt động trò chuyện, đón trẻ( Phụ lục 1) b. Hoạt động học: Trong các giờ hoạt động học tôi đã lồng ghép việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, chủ yếu tôi đã sử dụng các phương pháp trong giờ học là xem tranh, dùng lời nói, trò chuyện, vẽ, xen kẽ với một số trò chơi, bài tập phân loại hành vi đúng, sai, nên hay không nên…
  8. 8 VD: Trong giờ hoạt động khám phá về gia đình ngoài việc trẻ nhớ tên các thành viên trong gia đình, tôi đặt ra yêu cầu trẻ thuộc số điện thoại của bố mẹ, để trẻ sử dụng khi cần. Hay trong chủ đề nghề nghiệp tôi sẽ giới thiệu với trẻ và dạy trẻ nhớ số điện thoại khẩn cấp có thể giúp đỡ khi cần: - Gọi báo công an, cảnh sát : (024) 113 - Gọi cứu hỏa khi có cháy : (024) 114 - Gọi cấp cứu khi bị thương: (024) 115 Cũng trong hoạt động khám phá tôi hỏi trẻ một số câu hỏi để khắc sâu hình ảnh những vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Tôi đưa ra tình huống sờ vào cốc nước nóng: - Theo các con thì điều gì sẽ xảy ra khi cốc nước nóng bị đổ? - Khi bị bỏng thì phải làm gì? - Làm thế nào để không bị bỏng ? Bên cạnh đó, do thời gian trải dài nên việc giúp trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân có thể được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm tăng hiệu quả lên cao hơn. Hình ảnh minh họa hoạt động học của trẻ ( Phụ lục 1) c. Hoạt động ngoài trời: Đây là khoảng thời gian rất thuận lợi cho tôi trong việc trao đổi, truyền tải những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời. VD: Cho trẻ ra sân trường, hướng trẻ cùng quan sát lan can và sau đó cho trẻ xem hình ảnh một trẻ nhỏ trèo lên lan can và đặt câu hỏi: + Nếu con trèo lên lan can giống bạn điều gì sẽ xảy ra? + Theo các con, con có được trèo qua lan can giống bạn không? => Khi trèo qua lan can rất nguy hiểm, có thể bị trượt chân ngã làm cơ thể bị đau, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy các con không được trèo qua lan can hay những nơi có hàng rào chắn cao gây nguy hiểm. Bên cạnh đó tôi cũng đã cho trẻ quan sát những nơi nguy hiểm trong khu vực nhà trường: Nhà bếp, lan can… để trẻ có thể phòng tránh khi tham gia các hoạt động tại trường. Ảnh minh họa không trèo lan can( Phụ lục 1) d. Hoạt động góc: Để trẻ có thể tham gia hoạt động góc một cách tích cực và hào hứng thì việc xây dựng môi trường lớp học tại các góc chơi là rất cần thiết. Các góc chơi phải được trang trí mang tính gợi mở, hấp dẫn, sắp xếp hợp lý, thuận tiện kích thích trẻ thể hiện, trải nghiệm các kỹ năng. Đặc biệt là trong các trò chơi phân vai, mô phỏng lại các tình huống trong cuộc sống luôn khiến trẻ hứng thú chơi
  9. 9 và thúc đẩy trẻ rèn luyện kỹ năng theo khả năng của mình. Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân đã được tôi đưa vào các hoạt động vui chơi trong lớp. Tôi đã tổ chức nhiều góc chơi khác nhau: Góc xây dựng, góc gia đình, góc tạo hình, góc văn học, góc thực hành cuộc sống…. Và đặc biệt, trong góc chơi thực hành kỹ năng sống tôi đã cung cấp cho trẻ một số hình ảnh, nội dung tuyên truyền về những điều nguy hiểm trẻ có thể gặp phải trong cuộc sống. VD: Tôi đã sưu tầm hình ảnh việc sử dụng điện an toàn và không an toàn để trẻ cắt và dán lên bảng an toàn và không an toàn. Hay một số bài tập về hành động đúng sai về những mối nguy hiểm có thể đến với trẻ… Hình ảnh minh họa các góc chơi của trẻ(Phụ lục 1) Ngoài ra, tại các góc chơi tôi cũng sử dụng các hình ảnh quy ước ký hiệu cảnh báo nguy hiểm cho trẻ: như dùng hình ảnh mặt mếu - mặt cười, vòng tròn gạch chéo… để thể hiện thông tin trẻ cần phòng tránh. Ảnh minh họa kí hiệu cảnh báo nguy hiểm( Phụ lục 1) e. Hoạt động ăn - ngủ: Tôi đã sử dụng những bài thơ, câu hỏi, tình huống, hay kể cho trẻ nghe những câu chuyện… về những nguy hiểm trong cuộc sống nhằm kích thích trẻ bộc lộ những hiểu biết riêng của trẻ về các kỹ năng tự bảo vệ bản thân. VD: Sau giờ ăn trưa, trẻ ngồi tập trung chuẩn bị giờ ngủ, tôi trò chuyện cùng trẻ: + Hôm nay, có bạn nào ăn cơm bị sặc hay nôn trớ không? + Vì sao con lại bị ho, sặc khi ăn? + Các con phải làm như thế nào để không bị trớ khi ăn? + Nếu các bạn bị sặc khi ăn con sẽ làm gì? => Khi ăn các con phải tập trung vào bữa ăn, không cười đùa hay nói chuyện. Ăn từ tốn, nhai kỹ không ăn nhanh, ăn vội vàng. Khi ăn không đùa nghịch dễ gây nguy hiểm như: Ho, sặc, nôn trớ làm ảnh hưởng đến các bạn. Ảnh minh họa giờ ăn, ngủ của trẻ ( Phụ lục 1) f. Giờ hoạt động chiều: Tôi đã sử dụng những hình ảnh, tình huống, bài tập… gần gũi, cụ thể để trẻ được trực tiếp quan sát và trải nghiệm. VD: - Bài “Đồ vật nào gây nguy hiểm cho bé” tôi sử dụng hình ảnh động. - Bài “Những nơi gây nguy hiểm đối với trẻ” tôi sử dụng hình ảnh tĩnh. Ảnh minh họa những nơi nguy hiểm với trẻ ( Phụ lục 1) Ngoài những tai nạn thương tích mà trẻ em thường gặp thì hiện nay nạn xâm hại tình dục trẻ em là điều đáng báo động mà phụ huynh và toàn xã hội rất quan tâm. Trẻ em bị xâm hại tình dục đang là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con em là bé gái. Làm thế nào để dạy trẻ trong lứa
  10. 10 tuổi mầm non hiểu về giới tính là một việc hết sức khó khăn đối với nhà trường cũng như gia đình. Tôi giới thiệu cho trẻ các video và dạy trẻ một số các quy tắc: quy tắc 5 ngón tay, quy tắc 4 vòng tròn, quy tắc quần lót… Trong lớp tôi tách riêng nhóm bạn trai, bạn gái để giáo dục riêng từng nhóm giúp trẻ có thể hiểu hơn về cơ thể mình để có những biện pháp phù hợp. + Với quy tắc năm ngón tay, tôi giơ 5 ngón tay lên và nói ý nghĩa từng ngón tay để trẻ hiểu. Quy tắc này cực kì đơn giản giúp bé tránh xa những đối tượng nguy hiểm và bảo vệ chính bản thân mình. + Quy tắc 4 vòng tròn: Quy tắc 4 vòng tròn nêu rõ các mức hành vi và mức quan hệ nào được làm với trẻ và hành vi nào không nên làm. + Với quy tắc quần lót, tôi có thể nói với các con rằng: Khi các con mặc đồ lót, khu vực 'kín' chỉ dành riêng cho con. Không ai có quyền đụng chạm vào Ảnh minh họa các quy tắc: 5 ngón tay; 4 vòng tròn; quy tắc quần lót ( Phụ lục 1) * Kết quả: Tôi đã lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ vào các hoạt động trong ngày bằng các hình thức: giao lưu, trò chuyện, đàm thoại, các hình ảnh, bài thơ, câu chuyện, trò chơi... Thông qua đó, trẻ đã được thực hành, trải nghiệm với các tình huống nguy hiểm có thể xả ra để nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân cho trẻ. 3. Xây dựng tình huống cho trẻ trải nghiệm nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân Việc tạo môi trường, tình huống nguy hiểm, trẻ có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày để trẻ được tiếp xúc, trải nghiệm và có kỹ năng tự bảo vệ bản thân là vô cùng quan trọng. Cách làm cũ: Các bài dạy dựa trên lý thuyết và hình ảnh là nhiều, bản thân trẻ chưa được trải nghiệm thực tế. Trẻ chưa có kỹ năng phản xạ nhanh khi xử lý các tình huống, chưa phát huy được hết tính tích cực ở trẻ. Cách làm mới: Xây dựng các tình huống cho trẻ trải nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân như: Tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết theo khả năng; Tổ chức cho trẻ đóng kịch, làm thơ; Xây dựng hệ thống trò chơi bằng các bài tập giúp trẻ nhận biết những mối nguy hiểm cho bản thân để biết cách phòng tránh. a. Tạo tình huống: Khi xây dựng tình huống, tôi không đưa ra cách giải quyết cụ thể mà tạo điều kiện để cho trẻ tự tìm cách giải quyết theo khả năng của mình. VD: Người lạ cho quà (cho quần áo mới và dụ cởi đồ)
  11. 11 Trẻ mầm non rất dễ bị hấp dẫn bởi những món quà. Do vậy kẻ xấu hay lợi dụng cho con quà và thực hiện hành vi xấu nên tôi đưa ra tình huống và gợi ý trẻ trả lời một số câu hỏi: + Khi có người lạ cho quà con sẽ làm gì? + Nếu người lạ cố tình ép buộc con đi theo, con sẽ xử lý như nào? Và kết quả bất ngờ đa số trẻ đồng ý làm theo vì sẽ được cho quà mà trẻ thích. => Thông qua tình huống này tôi muốn giáo dục các con không nghe lời người lạ, không nhận quà của người lạ vì có thể sẽ gặp nguy hiểm như: bắt cóc, xâm hại cơ thể… Khi gặp trường hợp này các con nên nói: "Cháu cảm ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ". Nếu người lạ cố tình ép buộc các con phải hét thật to như: cứu cháu với, bắt cóc…để mọi người biết và giúp đỡ. Ảnh minh họa trẻ thực hành xử lý các tình huống ( Phụ lục 1) b. Tổ chức cho trẻ đóng kịch: Tôi đã sử dụng những bài hát, câu chuyện trong chương trình có nội dung phù hợp cho trẻ đóng kịch. VD: Vở kịch: "Siêu thị cuối tuần". Tôi tổ chức cho trẻ đóng vai chị gái và em nhỏ đi siêu thị mua đồ, em nhỏ mải chơi chạy lung tung nên đã bị lạc chị rồi khóc. Có chú cảnh sát tới hỏi thăm: - Sao cháu lại khóc? => Hướng trẻ biết trả lời câu hỏi và mong muốn được giúp đỡ tìm lại chị. Chú cảnh sát sẽ an ủi động viên em nhỏ và tìm cách giúp em nhỏ tìm được chị. Ảnh minh họa trẻ đóng kịch và nhờ chú công an giúp đỡ ( Phụ lục 1) Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ đóng kịch thì bản thân tôi đã tự sáng tạo những câu chuyện để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Truyện: TRONG PHÒNG TẮM Hôm nay, trời rất nóng. Vừa về đến nhà Long đã giục mẹ: - Mẹ ơi, con nóng quá, cho con đi tắm. Mẹ nhắc: - Con ngồi một tí cho ráo mồ hôi đã rồi hãy vào tắm nếu không sẽ dễ bị cảm đấy! Long ngồi ở quạt cho đỡ mồ hôi rồi vào tắm. Mẹ lấy ghế cho Long ngồi rồi nhẹ nhàng xả nước gội đầu cho Long. Gội đầu xong mẹ bảo: - “Con ngồi đây kì cọ cho sạch đi nhé, mẹ ra cắm nồi cơm rồi mẹ vào tắm cho, con cẩn thận sàn nhà trơn lắm đấy!”. Mẹ ra rồi, Long thích thú đùa nghịch với dòng nước mát. Cu cậu vặn nước rồi đùa nghịch với dòng nước. Hứng trí cậu còn đứng lên nhảy nhót vừa té nước
  12. 12 vừa cười khanh khách. Bỗng “ Oạch” Long bị trượt chân ngã đầu đập xuống nền đau điếng. Long khóc ầm lên gọi mẹ. Mẹ vội vàng chạy vào đỡ Long dậy, xem xét Long có sao không. May mà chỉ hơi sưng. Mẹ nói: “Mẹ đã nhắc con phải cẩn thận rồi mà, sàn nhà tắm khi có nước vào sẽ rất trơn, nếu không cẩn thận sẽ bị ngã rất nguy hiểm. Lần sau khi tắm con phải cẩn thận, đứng tại chỗ hoặc ngồi xuống ghế con nhớ chưa nào?”. - Vâng ạ! Từ đấy, mỗi khi đi tắm Long luôn lấy ghế ngồi, không bao giờ đùa nghịch trong nhà tắm nữa. => Qua câu chuyện tôi giúp trẻ rút ra bài học: Sàn nhà tắm rất trơn, tuyệt đối không chạy nhảy, leo trèo sẽ dễ bị ngã. c. Xây dựng hệ thống trò chơi học tập giúp trẻ nhận biết những nguy hiểm cho bản thân để biết cách tự bảo vệ mình. Tôi đã xây dựng các bài tập giúp trẻ tư duy nhận biết để phân loại các hành vi đúng sai, nên và không nên. Từ đó trẻ sẽ có kinh nghiệm thực tế và tự tìm hướng giải quyết các vấn đề trẻ có thể gặp phải trong cuộc sống nhằm nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân như: Nối mặt cười mặt mếu; Bù chỗ khuyết; Hãy xếp theo thứ tự; Ai đúng ai sai; Ghép lại cho đúng; Nên hay không nên. (Một số bài tập nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ - Phụ lục II) * Kết quả: Thông qua việc xây dựng các tình huống sát với thực tế mà trẻ thường gặp phải trẻ lớp tôi đã mạnh dạn, tự tin, chủ động hơn trong việc tự bảo bệ bản thân khi ở nhà cũng như ra ngoài xã hội. 4. Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế một số trò chơi củng cố kỹ năng tự bảo vệ bản thân Tôi đã mạnh dạn sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng, trò chơi, bài tập tình huống cho trẻ thông qua phần mềm: Ariculate storyline 3 là 1 trong những phần mềm mới hiện nay với những tính năng ưu điểm vượt trội so với các phần mềm thiết kế bài giảng trước đó để lồng ghép truyền tải đến trẻ những kinh nghiệm, kỹ năng mà trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm. Việc sử dụng công nghệ thông tin với hình ảnh đẹp, hiệu ứng sinh động sẽ giúp trẻ hứng thú với nội dung giáo viên muốn truyền tải qua đó trẻ có thể ghi nhớ rõ hơn về các kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Cách làm cũ: Những năm học trước tôi đã sử dụng công nghệ thông tin vào bài dạy, tuy nhiên vẫn còn hạn chế và chưa phong phú, mới chỉ sử dụng ở hình thức: Video, hình ảnh, powerpoint nên chưa thu hút trẻ.
  13. 13 Cách làm mới: Tích cực đưa công nghệ thông tin vào bài dạy cho trẻ, cập nhật phần mềm mới, hiện đại, có sự tương tác giữa trẻ và cô với nhiều trò chơi, hình ảnh phong phú, sống động khiến trẻ hào hứng, thích thú hơn trong học tập. a. Xây dựng cấu trúc các trò chơi Các video hoặc các hình ảnh có nội dung các tình huống xảy ra để hướng dẫn các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Sử dụng câu hỏi gợi mở để cung cấp kiến thức cho trẻ giúp trẻ suy nghĩ về các tình huống và tự tìm ra câu trả lời cho mình. Phần chốt lại kiến thức. Câu hỏi ôn luyện củng cố giúp trẻ thực hành xử lý các tình huống thực tế. b. Cài đặt phần mềm Ariculate storyline 3 Tải phần mềm Ariculate storyline 3 -> cài đặt phần mềm này trên Google. Giao diện phần mềm sẽ xuất hiện trên màn hình Desktop => khởi động Ariculate storyline 3 bằng cách nhấn vào biểu tượng Ariculate storyline 3. c. Chèn đoạn video, hình ảnh, âm thanh, ghi âm cho các câu hỏi trong trò chơi: Chèn video có sẵn: Mở Ariculate storyline 3 Chọn slide cần chèn video Isnert Video Chọn tệp video Open Với các hình ảnh tôi đưa trực tiếp vào các slide Đưa ghi âm vào tình huống: Vào record => Ok Kích nút record -> Kết thúc ghi âm bằng Save Chèn âm thanh có sẵn vào slide: Chọn slide cần chèn Audio Browse… Chọn tệp nhạc Open d. Thiết kế các trò chơi bằng phần mềm Ariculate storyline 3 Tôi đã lựa chọn 2 dạng câu hỏi để củng cố một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ: Multiple choice (Câu hỏi lựa chọn) True/False (Câu hỏi đúng/sai) * Cách tạo ra một câu hỏi: Multiple choice (Câu hỏi lựa chọn) Tạo câu hỏi bằng cách: vào Slide trên thanh công cụ Graded Question Multiple choice (Câu hỏi lựa chọn) Mục Enter the Question: Đặt câu hỏi Mục Enter the choice: Chọn câu trả lời Mục more..: Để ghi âm trực tiếp lời cho các đáp án đúng và sai Mục Type: Lựa chọn một đáp án đúng hay nhiều đáp án đúng Điều chỉnh đáp án đúng - sai vào more branch to the following: + Nếu là đáp án đúng ở mục branch to the following để go to next slide.
  14. 14 + Nếu là đáp án sai ở mục branch to the following để ở chế độ Go to slide Lựa chọn đảo nhau nếu trả lời sai: Vào question -> shuffle answer. Thêm hứng thú cho trẻ trả lời một hay nhiều lần: Options -> Allow user. Cuối cùng là ghi âm lời hướng dẫn cách chơi cho trẻ như ghi âm lời thoại. * Cách tạo ra một câu hỏi: True/False (Câu hỏi đúng/ sai) Tạo câu hỏi bằng cách: vào Slide Graded Question True/False Mục Question: Đặt câu hỏi: 1. True : Chọn đáp án trả lời đúng 2. False: Chọn đáp án trả lời sai (Với dạng câu hỏi này trẻ chỉ được chọn đáp án 1 lần) Ghi âm lời động viên trẻ: Vào Options: Mục play audio clip => kích nút đỏ (record) => Ok => Stop => Ok Ảnh minh họa thiết kế trò chơi bằng phần mềm Ariculate storyline 3(Phụ lục 1) * Kết quả: Tôi thiết kế các trò chơi cho trẻ thực hành, trải nghiệm ở một số hoạt động trong ngày của trẻ như: Hoạt động học, hoạt động chiều…Trẻ được tham gia chơi rất thích thú, hào hứng và nhớ rất lâu. Tôi đã tạo được 6 trò chơi dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân: 1. Không đi theo hay nhận quà của người lạ; 2. Bé làm gì khi xảy ra hỏa hoạn; 3. Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm; 4. Không mở cửa cho người lạ; 5. Không chơi ở những nơi nguy hiểm; 6. Không chơi những vật có thể gây nguy hiểm. 5. Phối hợp nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Ngay từ đầu năm học khi tổ chức buổi họp phụ huynh, tôi đã trao đổi tới cha mẹ trẻ sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Cách làm cũ: Tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh chủ yếu bằng hình thức truyền miệng, chưa cập nhật công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền. Do vậy sự phối hợp giữa cô giáo và phụ huynh còn hạn chế. Cách làm mới: Tiếp cận công nghệ thông tin, lập các trang nhóm như: zalo, facebook, thu thập các hình ảnh, câu chuyện, phiếu bài tập, phiếu trắc nghiệm, video để tuyên truyền đến phụ huynh trên các trang, nhóm lớp. Điều đó giúp cho các bậc phụ huynh không trực tiếp đưa đón con cũng có thể phối hợp cùng cô và nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện. Qua đó, tôi mong muốn phụ huynh sẽ thường xuyên: - Theo dõi các nội dung giáo dục kỹ năng sống để hướng dẫn con ở nhà. - Trao đổi với giáo viên về những biểu hiện của trẻ, những khó khăn, kết quả đạt được… khi thực hiện.
  15. 15 - Cùng tham gia đánh giá mức độ hình thành, phát triển kỹ năng của trẻ. Tôi đã phát động phụ huynh cùng tham gia sáng tác, tìm hiểu, sưu tầm các hình ảnh, câu chuyện, những tài liệu thông tin giúp ích cho việc rèn kỹ năng của trẻ. Tôi đã tìm hiểu và xây dựng phiếu trắc nghiệm gửi phụ huynh cùng thực hiện với trẻ tại nhà. Tôi lựa chọn những nội dung phù hợp dán tại bảng tuyên truyền để phụ huynh tham khảo như: Các phương thức kẻ xấu hay lừa trẻ em, các nguy cơ dễ gây bị bỏng ở trẻ hay cách sơ cứu khi bị bỏng... Tôi trao đổi với phụ huynh nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước sát khuẩn, đeo khẩu trang ... để phòng chống dịch Covid -19. Ngoài ra tôi gửi các video về các tình huống, trò chơi... cho phụ huynh để trẻ cùng bố mẹ học tại nhà. Ảnh minh họa các hình thức tuyên truyền tới phụ huynh ( Phụ lục 1) * Kết quả: Từ việc phối kết hợp với phụ huynh : Tuyên truyền, trao đổi, gửi các bài tập về kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Phụ huynh đã rất hưởng ứng, quan tâm và hướng dẫn trẻ thực hành các bài tập được giao về nhà và phản hồi lại với giáo viên. Về phía trẻ đã mạnh dạn, tự tin, thích nghi để ứng phó với cái xấu có thể xảy ra với bản thân trẻ. IV. Kết quả đạt được. Qua thực tế nghiên cứu áp dụng, sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non” cho thấy từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình từ các đồng nghiệp, sự phối hợp thường xuyên của phụ huynh và sự nỗ lực của bản thân, tôi rất vui vì đã góp phần trang bị thêm cho trẻ một số kỹ năng khi gặp nguy hiểm và cách tự bảo vệ bản thân. * Đối với trẻ: Qua một năm thực hiện tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ. Trẻ đã biết tránh những đồ vật hay những nơi có thể gây nguy hiểm như: Ổ điện, dao, nồi canh nóng, mép ao hồ… biết cách sử dụng những đồ vật sắc nhọn một cách an toàn: Cầm kéo không chạy nhảy, không chĩa mũi kéo vào người khác, không nghịch dao, không cầm bật lửa... Không những thế nhiều bạn còn biết cách xử lý một số tình huống để tự bảo vệ an toàn cho bản thân. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TRẺ Đầu năm Cuối năm Tổng Nội Dung Chưa Đạt % Chưa % số trẻ Đạt % % đạt đạt Biết tên những đồ vật 36 16 44 20 56 36 100 0 0 những nơi có thể gây nguy hiểm cho trẻ:
  16. 16 Bếp lửa, phích nước nóng, dao, kéo, ao hồ. Biết tránh những nơi nguy hiểm trẻ có thể 36 13 36 23 64 36 100 0 0 mắc phải Biết các hành động có thể gây nguy hiểm 36 11 31 25 69 35 97 1 3 cho bản thân trẻ. Biết xử lý một số tình huống khi gặp (người 36 8 22 28 78 34 94 2 6 lạ, bị lạc, khi bị đau..) Kết quả khảo sát đầu năm và cuối năm cho thấy hầu hết các mục tiêu đầu năm của trẻ đạt được với tỉ lệ thấp từ 30 -35% thì đến cuối năm đã tăng lên rõ rệt chiếm tỉ lệ 95-100%. 100% trẻ biết những đồ vật, những nơi nguy hiểm để tránh. Đa số trẻ đã biết các hành động có thể gây nguy hiểm và biết cách xử lý một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. *Đối với giáo viên: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Chủ động tích cực nâng cao rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân trẻ lớp mình. Hiểu rõ được đặc điểm phát triển tư duy của từng trẻ từ đó cô và trẻ sẽ cởi mở hòa nhập hơn trong các hoạt động. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh học sinh có sự thay đổi nhìn nhận về việc học và chơi của con mình, rất nhiệt tình phối hợp cùng các cô giáo để sưu tầm họa báo tranh ảnh, video nhằm giúp trẻ nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Giúp phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ bản thân nói riêng.
  17. 17 C. KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm là vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay, tuy nhiên việc thực hiện cũng không hề đơn giản. Trình độ nhận thức, tiếp thu của mỗi cháu khác nhau. Xã hội thì ngày càng phát triển nên những đồ vật gây nguy hiểm cho trẻ ngày càng nhiều, càng tinh vi và phức tạp. Vì vậy việc trang bị thêm các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ là một việc làm cấp bách, bản thân tôi thấy mỗi giáo viên chúng ta cần phải: - Thường xuyên trau dồi kiến thức, cập nhật những thông tin mới nhất xảy ra hàng ngày trong xã hội. - Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì, luôn có biện pháp sáng tạo trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. - Quan tâm, chú ý đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, động viên khen thưởng kịp thời những việc làm tốt để hạn chế hành vi xấu. - Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục trẻ. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. - Gia đình phải quan tâm đến trẻ, tạo cho trẻ tính tự lập biết tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn. Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm mà bản thân tôi đã rút ra sau một năm thực hiện. 2. Khuyến nghị Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống càng được nâng cao thì vai trò của người giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung, cũng như công tác trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm cho trẻ nói riêng ngày càng quan trọng. Vì vậy tôi xin có một số khuyến nghị như sau: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, phòng Giáo dục Đào tạo huyện Thanh Trì thường xuyên tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp học về nguy cơ mất an toàn và cách giáo dục kỹ năng xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm cho trẻ. Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các tiết kiến tập về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm cho trẻ để giáo viên chúng tôi có cơ hội học hỏi thêm những kinh nghiệm giáo dục trẻ. Tôi mong sáng kiến này được các ban ngành, các cấp quan tâm và góp ý giúp sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Và tôi mong sáng kiến này được thực hiện rộng rãi trên tất cả các lớp trong trường. Xin chân thành cảm ơn!
  18. 18 Xác nhận của thủ trưởng Hà nội, ngày tháng 4 năm 2023 Tôi xin cam đoan bản sáng kiến kinh nghiệm trên là do tôi viết, không copy hay sao chép ý tưởng cá nhân nào. Nếu có gì sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Người viết Nguyễn Thanh Huyền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2