intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non" được hoàn thành với các biện pháp như: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của lứa tuổi; Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ; Lựa chọn hình thức tổ chức; Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ LẬP, TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3-4 TUỔI TRONG TRƢỜNG MẦM NON. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, khi xã hội phát triển một cách mạnh mẽ, song song với việc phát triển về tri thức thì vấn đề phát triển về kỹ năng sống, kỹ năng tự lập, kỹ năng tự phục vụ lại vô tình bị tụt lùi. Không khó để chúng ta bắt gặp những cảnh bố mẹ chăm bẵm con từng ly, từng tý từ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, thậm chí là bón cho còn từng miếng một. Chính những việc làm đó của người lớn đã vô tình làm mất dần đi những kỹ năng cơ bản của một đứa trẻ. Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi luôn chăn trở tìm ra những biện pháp làm sao để trẻ có thói quen tự lập, tự phục vụ. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi mà tôi đang trực tiếp giảng dạy, nhằm giúp trẻ có kỹ năng tự lập, tự phục vụ trong mọi công việc hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ. Để trẻ bước đầu có được kỹ năng tự lập, tự phục vụ không chỉ ở trường mà còn cả ở gia đình và ngoài xã hội, vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non”. II. NỘI DUNG 1.Thực trạng Trong năm học 2022 – 2023 tôi được BGH nhà trường phân công dạy nhóm lớp 3 tuổi C2 với tổng số trẻ là 28 trẻ, trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tôi nhận thấy thực trạng về kĩ năng tự lập, tự phục vụ của lớp như sau. Đạt Chƣa đạt Nội dung khảo sát Số lƣợng % Số lƣợng % Biết tự cất, lấy đồ dùng khi đến lớp và ra 10 36% 18 64% về Biết tự cầm thìa xúc ăn cơm 14 50% 14 50% Biết tự lấy cốc uống và cất đúng nơi quy 10 36% 18 64% định Biết tự đi vệ sinh khi có nhu cầu 20 71% 8 29% Biết cất, xếp đồ dùng, đồ chơi vào nơi 9 32% 19 68% quy định Biết tự rửa tay với xà phòng 10 36 % 18 64%
  2. Biết bỏ rác vào thùng quy định 14 50% 14 50% Biết tự cởi, mặc quần áo 7 25% 21 75 % Biết tự đi giày, dép 16 57% 12 43% Biết tự xúc miệng bằng nước muối sau 14 50% 14 50% khi ăn Biết chào hỏi người lớn tuổi 13 46% 15 54% Biết giúp đỡ cô khi được yêu cầu 10 36% 18 64% Biết tự đi lên xuống cầu thang 22 79% 6 21 % Biết tự lau mặt, gấp khăn của mình 8 29 % 20 71% Trẻ tự tin làm một số việc 4 14,2% 24 86% Biết gọi người giúp đỡ khi cần 4 14% 24 86% 2. Cơ sở lý luận Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục với quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” là vô cùng đúng đắn bởi nó nhằm phát huy tính tích cực, tính sáng tạo, khả năng, năng lực vốn có của trẻ về mặt tinh thần, nhờ khả năng đó trẻ có thể tự mình làm một số công việc mà không phải dựa dẫm, nhờ vả vào người khác. Tính tự lập, tự phục vụ là yếu tố để tạo nên điều đó ở mỗi cá nhân, là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tìm ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt vời, bởi nó sẽ giúp cho mỗi người tự tin hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó tạo tiền đề, để có cơ hội phát triển toàn diện. Tính tự lập là gì? Là một đức tính rất cần thiết cho trẻ, vì nhờ có tính tự lập mà trẻ có thể phát huy được những tiềm năng ẩn dấu, trẻ sẽ trưởng thành hơn và đặc biệt bố mẹ sẽ giảm bớt lo lắng hơn. Tuy nhiên tính tự lập không phải tự nhiên mà có được. Mà nó còn phụ thuộc vào cả quá trình rèn luyện, tu dưỡng trong một thời gian nhất định. Tự phục vụ là gì? Là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Tự phục vụ chính là chiếc chìa khóa của sự sống còn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người. Khi nhắc đến dạy kỹ năng tự phục vụ đối với trẻ mầm non nhiều người cho rằng đó là một cái gì đó rất cao siêu, nhưng thực tế dạy trẻ biết tự lập, tự phục vụ là dạy những thói quen sinh hoạt rất thường ngày trong giao tiếp và ứng sử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. 3. Cơ sở thực tiễn
  3. Trường mầm non Trung Lập nằm ở Trung tâm xã, giao thông đi lại thuận tiện. Trường có hai khu chia làm 16 lớp riêng khối mẫu giáo bé có 4 lớp. Khung cảnh nhà trường khang trang mang tính sư phạm, môi trường cảnh quan sạch đẹp. Khi thực hiện Biện pháp “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non” tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi Nhà trường có nhiều thành tích trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, sĩ số trẻ ổn định. Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao trong việc quản lý cơ sở vật chất để bổ xung đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, kiến tập giúp đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như nâng cao kĩ năng sư phạm Tổ chuyên môn, khối trưởng các khối lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể xuyên suốt trong các tháng, các chủ đề sự kiện nhằm giúp giáo viên soạn bài lên lớp đảm bảo đúng chương trình. Trình độ đào tạo của giáo viên trong lớp đều trên chuẩn, đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Khó khăn Về phía trẻ: Số lượng trẻ trong lớp là 28 cháu 2 trẻ năm đầu ra lớp. Bên cạnh đó do ở cuối độ tuổi nhà trẻ nên nhiều trẻ có vốn từ hạn hẹp, có trẻ chưa biết nói hay còn nói ngọng nhiều nên chưa thể nói lên nhu cầu của mình cũng như làm theo yêu cầu của cô. Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều dẫn đến tình trạng gây khó khăn cho việc giáo dục, rèn luyện nề nếp cho trẻ. Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh Về phía giáo viên: Giáo viên nhận thức được việc phải giáo dục, rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự lập, tự phục vụ song về hình thức để cô mang đến cho trẻ lại đạt kết quả chưa cao. Sự đầu tư về thời gian còn hạn chế, sợ trẻ làm sẽ hỏng, đổ vỡ nên tư tưởng “làm luôn cho nhanh” vẫn còn. Chưa mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình trong việc giáo dục kỹ năng cho trẻ. Và không thể không nói tới đó là sự e ngại từ phía phụ huynh, sợ rèn trẻ nhưng phụ huynh lại nghĩ rằng giáo viên lười biếng và bắt trẻ phải làm thay cho cô.
  4. Về phía phụ huynh: Vì là vùng kinh tế đang phát triển nên cha mẹ trẻ bận bịu nhiều việc, không đầu tư thời gian cho con và chưa nhận thức rõ về việc cần phải giáo dục kĩ năng tự lập cho trẻ ngay từ những năm đầu đời. Một bộ phận không nhỏ luôn cho rằng con em mình còn quá bé, chưa làm được nên nuông chiều, yêu thương thái quá khiến con trẻ ỷ lại, dựa dẫm, trẻ không biết làm một số công việc vừa sức, khi trẻ được giao nhiệm vụ, trẻ không tự nguyện làm mà luôn nhờ tới sự giúp đỡ của người khác. Lâu dần thành quen, thành nếp xấu. III. Nội dung Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của lứa tuổi: 1.1: Tâm sinh lý lứa tuổi. Để có những biện pháp giáo dục kĩ năng tự lập cho trẻ mẫu giáo bé mà tôi đang phụ trách. Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã tìm hiểu về tâm sinh lý, về khả năng nhất định của trẻ để phần nào hiểu được tâm sinh lý cũng như nhu cầu của bản thân trẻ từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. Nhắc đến trẻ lên ba, ai ai cũng nghĩ ngay tới cụm từ “Khủng hoảng tuổi lên ba”. Thật vậy, bởi tâm lý trẻ 3 tuổi khá đặc biệt. Có lúc ngoan rất ngoan, có lúc lại hư không ai bảo được, nó cứ như một vòng quay lúc thế này lúc thế kia, nói nhiều hỏi lắm, khó vừa ý. Bởi một cái “tôi” trong trẻ xuất hiện, trẻ thích làm mọi thứ theo ý của mình, trẻ thích tập làm người lớn, quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh, cái gì cũng có vẻ như có nam châm thu hút bé vào cuộc. Những tình trạng chống đối, không chịu phục tùng, nói một đằng làm một nẻo, mọi câu trả lời của người lớn dường như là không hài lòng cứ liên tục tiếp diễn, thích và muốn, trẻ cần được chú ý bằng mọi cách. Ví dụ 1: Trong giờ thể dục sáng. Khi nhạc cất lên là khi bài tập bắt đầu. Có nhiều trẻ khi nghe nhạc thì đánh trống lảng, coi như không nghe tiếng, không làm theo lời cô. Thậm chí còn lại gần cô hơn hoặc đứng lùi hẳn ra xa các bạn để cho cô biết rằng mình chưa làm theo lời cô. Có trẻ thì biện đủ lý do như: hỏi không trả lời Hay có sử dụng dụng cụ gì thì cũng tìm lý do để chống lại như hôm nay con không thích tập vòng vớai các bạn, con tập gậy, con thích tập cái này, cái kia và chốt lại là không muốn làm theo những gì cô dạy. Ví dụ 2: Trong giờ vệ sinh, khi một số bạn rửa tay rất nhanh và về vị trí thì lại có một số bạn tỏ vẻ chống đối vì không muốn dừng chơi trước đó hoặc vì không muốn đi rửa, nên cố tình rửa chậm, lấy thật nhiều xà phòng để chơi, thậm
  5. chí là bôi xà phòng vào bạn khác, hay lên tường để gây sự chú ý của người khác mà không tuân theo hướng dẫn của cô. 1.2: Khả năng của lứa tuổi. Nếu giáo viên không biết được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ thì không thể biết được trẻ đó có khả năng làm được những công việc gì, đã phù hợp với lứa tuổi của trẻ hay chưa. Liệu rằng có vừa sức với trẻ không? Hay những việc đó là nặng nhọc đối với trẻ. Để từ đó cô lựa chọn những kỹ năng phù hợp nhất cho trẻ thực hiện. Tôi luôn để các câu hỏi, câu nói mở đối với trẻ trong mọi tình huống và trường hợp. Không áp đặt hay yêu cầu trẻ làm khi trẻ không cảm thấy thoải mái, tùy cho trẻ chọn lựa khả năng của mình thích hợp thực hiện hoạt động đó như thế nào. Ví dụ: Sau khi kết thúc giờ hoạt động tôi luôn khuyến khích động viên trẻ giúp cô theo khả năng của mình và cho trẻ chọn công việc phù hợp với trẻ. Có trẻ thì cất ghế, trẻ cất sách, trẻ cất bút.. “Khủng hoảng tuổi lên 3” là hiện tượng phổ biến mà đa số trẻ đều gặp phải. Song nó lại mang tính tạm thời, chuyển tiếp. Sự tách rời về bản thân ra khỏi người khác, mong được độc lập tự chủ đó là tiền đề cho sự hình thành nhân cách trẻ trong những giai đoạn tiếp theo.Vì vậy tạo kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ là rất quan trọng. Đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu tìm hiểu, quan sát, gần gũi trẻ để hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ. Qua tìm hiểu, tôi phần nào nắm được tính cách, sở thích, thái độ, khả năng của từng trẻ. Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp mình một cách khoa học, hiệu quả Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ. Để việc giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ đạt được kết quả cao, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng từng tháng xuyên xuốt từ những kĩ năng dễ tới những kỹ năng khó như sau: Kế hoạch giáo dục kĩ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ lớp mẫu giáo bé: Tháng Kĩ năng Tháng 9 Biết lấy và cất đồ dùng cá nhân khi đến lớp và ra về. Biết tự đi lấy nước uống và cất cốc đúng nơi quy định. Tháng Biết tự đi lên xuống cầu thang 10 Biết tự đi vệ sinh khi có nhu cầu
  6. Tháng Biết tự gấp khăn của mình 11 Biết cất, xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. Tháng Biết tự cầm thìa xúc ăn mà không cần cô nhắc. 12 Biết bỏ rác đúng nơi quy định Tháng 1 Biết tự rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn bằng xà phòng Biết tự xúc miệng nước muối sau khi ăn Tháng 2 Biết tự chào hỏi người lớn - Biết đi và tháo giầy, dép. Tháng 3 Biết giúp đỡ người khác khi được yêu cầu Biết cởi, mặc quần áo Tháng 4 Biết kêu gọi sự giúp đỡ của người khác khi cần Trẻ tự tin làm một số công việc Và theo tôi, để trẻ có được kỹ năng tự lập, tự phục vụ thì cô cần có quy trình nhất định để thực hiện kế hoạch một cách dễ dàng mà mang lại hiệu quả không nhỏ. 1.Cung cấp kỹ năng 2.Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được luyện tập. 3.Hình thành thói quen. 4.Vận dụng linh hoạt vào các hoạt động. Đảm bảo quy tắc từ dễ đến khó cho trẻ thực hiên. Biện pháp 3. Lựa chọn hình thức tổ chức. Trải nghiệm. thực hành. Trẻ có thể học được rất nhiều điều từ một hoạt động tưởng chừng như đơn giản nếu như chúng ta biết cách tổ chức các hoạt động để tạo sự hứng thú và khác biệt đối với trẻ. Qua thực hành trải nghiệm, trẻ sẽ có thể dần hình thành kĩ năng tự học, tự tìm hiểu và khám phá. Việc tự xây dựng hiểu biết cho mình giúp trẻ hiểu sâu sắc bản chất của sự vật hiện tượng và ghi nhớ lâu những điều thu nhận được. Góp phần không nhỏ để trẻ hoàn thiện dần những kĩ năng thực hiện công việc và sự khéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Phát triển khả năng sáng tạo thông qua các hoạt động tạo hình, và thể hiện nét biểu cảm riêng của mình vào mỗi sản phẩm. Có khả năng tập trung thực hiện và hoàn thành công việc đến cùng mà không cảm thấy mệt mỏi nhờ những trải nghiệm thú vị.
  7. Trẻ học được cách hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau và sự phân công trong công việc làm cho bé có sự chủ động cá nhân, trong khi vẫn đảm bảo công việc chung của nhóm. Học được trình tự công việc: từ khâu chuẩn bị, thực hiện cho đến kết thúc. Ví dụ: Dạy trẻ thao tác của kỹ năng rửa tay: Sắn tay áo, mở vòi nước làm ướt tay, tắt vòi nước, lấy xà bông xoa vào tay, xoa hai lòng bàn tay vào nhau, lần lượt rửa mu bàn tay 2 bên, rửa từng ngón tay, kẽ tay và các đầu ngón tay. Cô cho cả lớp thao tác tay không trước sau đó cho từng nhóm được thao tác với nước. Qua đó, cô còn có thể lồng ghép việc sử dụng tiết kiệm năng lượng khi hướng dẫn cho trẻ. * Phương pháp hướng dẫn của giáo viên: Lần 1: Thực hiện thao tác không phân tích (làm chậm, rõ từng thao tác). Lần 2: Nhấn vào các kỹ năng, thao tác khó (có thể kết hợp với phân tích bằng lời). * Hình thức và thời điểm thực hiện: Giáo viên hướng dẫn theo nhóm lớn, nhóm nhỏ hoặc cá nhân. Thời điểm hướng dẫn: Hoạt động học và các hoạt động khác như hoạt động ngòai trời… Biện pháp 4. Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ. Theo pháp lệnh về bảo vệ trẻ em của nhà nước đã khẳng định: “Mọi trẻ em sinh ra đều được bình đẳng và được hưởng quyền chăm sóc giáo dục của gia đình và cộng động”. Với tinh thần đó việc tuyên truyền, phối kết hợp phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là điều cấp thiết. Đặc biệt đối với bậc học mầm non phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Bởi Gia đình, nhà trường, xã hội là 3 yếu tố không thể thiếu. Vì thế muốn cho quá trình giáo dục trẻ được thực hiện liên tục và hiệu quả thì cần thống nhất các nội dung giáo dục. Nhưng với xã hội phát triển hiện nay, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con. Nên việc chiều chuộng, làm thay, làm giúp là không tránh khỏi. Dẫn đến tình trạng trẻ ỷ lại và luôn muốn dựa dẫm vào người khác. Bởi vậy giáo viên chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, ở lớp trẻ phải thực hiện một số kỹ năng tự lập, tự phục vụ theo sự hướng dẫn của cô, còn khi về nhà bố mẹ trẻ lại làm thay làm giúp, vì vậy đòi hỏi phải có sự kết hợp, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc thống nhất dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ cần thiết. Từ đó tôi đã đặt ra mục tiêu để việc tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh đạt kết quả cao.
  8. 4.1. Tạo niềm tin, sự gắn kết giữa phụ huynh với giáo viên. Là một giáo viên mầm non, tôi nghĩ nếu muốn tạo ra sự thân thiết, tin tưởng của phụ huynh cũng không phải là điều khó khăn. Bởi đặc thù riêng của trẻ mầm non còn nhỏ nên bố mẹ phải trực tiếp đưa đón con hàng ngày, vì vậy cô giáo và phụ huynh có nhiều cơ hội để trao đổi, gặp gỡ hơn. Việc đầu tiên là tôi tìm hiểu về tâm lý và hoàn cảnh của phụ huynh. Từ đó có cách trao đổi, trò chuyện riêng đối với mỗi cá nhân. Lớp mẫu giáo bé mà tôi đang trực tiếp phụ trách đa số phụ huynh làm nghề nông nên thu nhập đa số là không ổn định. Vì vậy họ phần nào có vẻ e ngại, thu hẹp bản thân mình. Chính vì vậy tôi luôn gặp gỡ, trao đổi một cách cởi mở để nhằm mục đích tạo sự thân thiện với phụ huynh. Từ đó giữa phụ huynh và tôi mới trao đổi thoải mái, nêu ra quan điểm của mình về trẻ. Bên cạnh đó, trong mọi công việc hàng ngày tôi luôn quan tâm tới trẻ để chiều khi về tôi trao đổi thông tin kịp thời của trẻ cho phụ huynh. Qua đó phụ huynh thấy được sự quan tâm, chăm sóc của cô với trẻ như: ân cần nhắc trẻ cất ba lô, giày dép, trước giờ trả trẻ luôn kiểm tra đồ dùng cuả trẻ đầy đủ, luôn trả trẻ với trang phục, đầu tóc gọn gàng, mặt mũi tay chân sạch sẽ phần nào cho phụ huynh thấy con của họ được chăm sóc chu đáo khi đến trường. Ngoài ra rất nhiều phụ huynh vì thấy con còn quá nhỏ, lại hay ốm và con ở lớp cả ngày nên rất lo không biết ở lớp cô có quan tâm chăm sóc con kịp thời hay không, nhiều phụ huynh còn chưa thực sự tin tưởng ở cô. Ví dụ 1: Lớp tôi đầu năm có một vài trường hợp bất kể nóng lạnh bất thường thế nào là cứ gọi điện cho cô mặc ra cởi vào, đeo tất rồi là quàng khăn…Nhưng sau một thời gian ngắn thấy cách chúng tôi nói và chăm sóc các con tận tình chu đáo, họ không còn gọi như trước nữa mà tin tưởng vào giáo viên chúng tôi hơn rất nhiều. Sau khi phụ huynh học sinh tin tưởng và đặt niềm tin vào giáo viên. Họ bắt đầu tham gia vào các hoạt động của lớp như: cùng tham gia tổ chức sinh nhật cho trẻ, cùng tham gia đi dã ngoại với trẻ, cùng giáo viên tuyên truyền tới những phụ huynh khác. Vì vậy sự phối hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong việc giáo dục trẻ một số kỹ năng tự lập, tự phục vụ ở lớp đạt kết quả cao. 4.2. Phối hợp với phụ huynh để nâng cao tỉ lệ chuyên cần. Như đã nói trên, phụ huynh lớp tôi đa số làm công nhân, nghề tự do.Vậy nên đôi khi họ có suy nghĩ “Trẻ mầm non chưa học mà đến lớp chỉ chơi”. Thời tiết nắng quá, hoặc lạnh quá, hay thay đổi thời tiết là phụ huynh cho con nghỉ ở nhà với ông bà vì ông bà không đi làm, vì vậy trẻ ở lớp đi học không đều, ảnh
  9. hưởng tới việc thực hiện chương trình thời gian biểu, thời khóa biểu hàng ngày ở lớp, cô giáo phải vất vả trong việc dạy bù bài học hôm trẻ nghỉ. Vì thế ngay từ đầu năm học, theo chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã truyền tải tới tất cả phụ huynh về nội dung chương trình học của các con, nhằm mục đích giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm non, từ đó sẽ cho con đi học đều, vì biết được các con ở lớp đều được hoạt động theo chương trình giáo dục đã quy định dành riêng cho lứa tuổi mầm non. 4.3. Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ. Sau một thời gian ngắn nhận lớp tôi nhận thấy bên cạnh những phụ huynh luôn muốn con em mình tự lập, tự làm, tự chịu trách nhiệm về việc mình làm thì lại có một bộ phận không nhỏ vô tình mà tạo cho con tính ỷ lại, lười biếng, phụ thuộc vào người khác.Sau khi trao đổi, tìm hiểu một số phụ huynh có con hay ỷ lại tôi hiểu ra nhiều nguyên nhân khác nhau. Nào là quan điểm: “Nhỏ vậy ăn chưa xong làm gì”. Nào là “Làm cái gì cũng hỏng, ở nhà bị đánh suốt”. Rồi thì lại “Anh chị rèn cháu ghê lắm nhưng ông bà cháu chiều lại làm hộ, bất đồng quan điểm”. Xuất phát từ những điều mà tôi tìm hiểu được, tôi đã lên kế hoạch tuyên truyền cho phụ huynh, phần nào giúp phụ huynh hiểu vì sao lại cần cho trẻ tự lập, tự phục vụ và giáo dục kỹ năng cho trẻ ngay từ nhỏ. Một là: Thế nào là tự lập, tự phục vụ, tự làm những việc trong khả năng của trẻ, ông bà bố mẹ, cô giáo chỉ là người làm mẫu mà không làm giúp, làm thay trẻ và khi trẻ biết làm rồi thì người lớn chỉ đóng vai trò kiểm tra, động viên và khuyến khích trẻ để trẻ có thêm tính tự lập. Hai là: Cho phụ huynh quan sát những việc trẻ làm được tại lớp như tự rửa tay, lau mặt, xúc cơm, cất xếp đồ dùng…từ đó có thêm kinh nghiệm giáo dục trẻ tại gia đình. Biện pháp 5. Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ vào mọi hoạt động trong ngày. Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ vào mọi hoạt động trong ngày là vô cùng cần thiết. Bởi mỗi một hoạt động trẻ lại được đón nhận một bài học cho bản thân với nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ thêm thích thú mà mục đích chính không hề bị thay đổi 5.1. Thông qua hoạt động đón - trả trẻ.
  10. Trong một lần khảo sát tôi đã nhận thấy có 16/28 trẻ luôn muốn làm mọi việc trước khi được giao mà không cần quan tâm tới kết quả như thế nào. Tôi đã đặt ra mục tiêu đầu tiên cần làm là không nóng vội, quát mắng trẻ, mà sẽ giúp trẻ, giáo dục trẻ kĩ năng tự lập một cách từ từ nhưng hiệu quả. Ví dụ: Lớp tôi đầu năm có không ít bạn rất tự giác, tới lớp là cất đồ dùng (ba lô, giày dép, khăn mũ) vào tủ ngay cửa lớp mà không cần nhìn xem ngăn nào của mình mặc dù cô đã hướng dẫn một vài lần. Với quan điểm làm gì cũng phải cần thời gian, tôi vui vẻ, kiên trì sửa sai cho trẻ mà không quên chỉ dẫn tận tình: “Con ơi, ngăn này có kí hiệu hình trong màu xanh là của con nhé, từ mai con nhớ để đồ của mình vào”. Sau một thời gian kiên trì như vậy bây giờ trẻ lớp tôi bạn nào cũng biết nơi cất đồ dùng riêng cho mình không để lẫn của bạn. Trẻ nhỏ thường rất thích bắt trước, làm theo người lớn. Vì vậy mỗi khi trẻ tới lớp tôi thường chào bố mẹ và trẻ trước, bố mẹ thấy vậy cũng chào cô giáo và nhắc con chào. Lâu dần thành nếp, trẻ cũng tiến bộ hơn nhiều. Cứ tới lớp là chào cô chào bố mẹ ngay. Bởi vậy người lớn đóng vai trò rất quan trọng, làm mẫu, làm gương cho trẻ noi theo và duy trì nề nếp tốt giúp cho những nề nếp đó chở thành những kỹ năng cơ bản không thể thiếu. 5.2. Thông qua hoạt động học: Đang trên đà thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới với quan điểm: “Lấy trẻ làm trung tâm” hiện nay, thì sự hợp tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ là vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ tăng mối quan hệ qua lại, ràng buộc từ đó trẻ có trách nhiệm hơn trong công việc, biết chủ động và nâng cao tinh thần. Ví dụ: Trong một giờ hoạt động âm nhạc. Đã một vài lần thử nghiệm và thấy có một vài bạn không muốn lấy đồ dùng, dụng cụ âm nhạc nhưng vẫn muốn được dùng như các bạn vì bạn tổ trưởng lấy giúp và tất nhiên đã chở thành một thói quen ỷ lại vào người khác. Vào lúc cần sử dụng dụng cụ âm nhạc, tôi nói rất rõ ràng trước lớp “Nếu muốn thể hiện được hay hơn thì mỗi bạn nên tự chọn cho mình dụng cụ riêng sẽ nhịp nhàng và vận động tự tin hơn nhiều”, và nói riêng với cả nhóm bạn ấy một lần nữa. Chỉ bằng những lời động viên, khích lệ ấy mà các bạn đã tự lên lấy. Và sau buổi đó thì mỗi khi cần sử dụng tôi đều “Nhắc khéo”, dần dần nó đã thành thói quen và tôi không cần phải nói tới nữa. Điều tôi muốn nói lên ở đây là kiên trì, nhẹ nhàng và khen ngợi kịp thời sẽ là liều thuốc bổ giúp trẻ nâng cao tính tự lập, thấy được niềm vui khi tự mình phục vụ bản thân mà vẫn vui vẻ làm theo mà không bị ép buộc. 5.3. Thông qua hoạt động vui chơi:
  11. Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn, nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Trong quá trình chơi trẻ học hỏi được cách ứng sử giao tiếp, yêu thương các bạn trong lớp, trẻ yêu thiên nhiên và thế giới đồ vật. Góp phần hình thành kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên. Ví dụ 1: Khi trẻ đang chơi trong góc xây dựng, tôi nhập vai chơi nhẹ nhàng sau đó đặt một số câu hỏi gợi ý trẻ như: Nếu muốn xây công viên các bác cần gì? Sẽ xây như thế nào? Nếu thiếu vật liệu thì phải làm sao? Nếu bác thợ cùng xây vác gạch nặng quá các bác phải làm gì? Với những câu hỏi tạo tình huống đó tôi đã giúp trẻ tăng thêm kích thích, tính sáng tạo và tư duy và dần dần trẻ biết mình phải làm gì và giúp đỡ người khác trong trường hợp như thế nào Ví dụ 2: Trong giờ hoạt động ngoài trời. Khi tôi tổ chức trò chơi “Chuyền bóng”. Đầu tiên trẻ chưa biết phối hợp với nhau cứ nghĩ rằng mình chuyền xong là xong phần mình mặc dù đã nghe cô phổ biến luật chơi, thấy vậy sau mỗi lần chơi tôi đều nhận xét cụ thể cho từng cá nhân trẻ rồi đến cả đội, rất hay là có một bạn đã thắc mắc con chơi ngoan thế, chuyền bóng không rơi mà lại không chiến thắng, chỉ đợi có thế tôi bắt đầu giải thích cho trẻ biết cần phải phối hợp với nhau, tự mỗi bạn phải làm tốt nhiệm vụ của mình và không ai ỷ lại vào bạn (Vì trẻ nghĩ mình chuyền chậm bạn sẽ chuyền nhanh và vẫn thắng). Sau nhiều lần như thế trẻ lớp tôi đã biết đồng lòng phối hợp, bạn nhanh dục bạn chậm và không còn tình trạng ỷ lại vào nhau nhiều như trước nữa. 5.4. Thông qua hoạt động lao động - vệ sinh: Ở độ tuổi này trẻ rất thích làm mọi việc mà luôn muốn thể hiện mình bằng mọi công việc mặc dù không cần biết kết quả của nó ra làm sao. Miễn rằng chúng làm xong là cảm thấy mãn nguyện lắm rồi. Nhưng chính người lớn chúng ta cần phải uấn nắn sao cho những hành động, những việc làm của trẻ chở nên có ích và có ý nghĩa. Giờ ăn – ngủ: Đối với nhiều trẻ sự rụt rè, thụ động, nghịch, nói chuyện,... Tôi luôn phải chấp nhận bỏ nhiều thời gian và công sức hơn .Sau mỗi một lần trẻ gặp khó khăn hay thất bại nào đó trong mọi vấn đề thì những lời động viên và sự phân tích rõ ràng cho trẻ hiểu tại sao lại như thế? Vì sao trẻ chưa làm được là điều không thể thiếu. Từ đó trẻ sẽ dần dần hiểu và khắc phục được nhược điểm của mình.
  12. Giờ lau mặt, rửa tay: Vì lớp mới ở độ tuổi nhà trẻ lên, nên mọi thao tác vệ sinh của trẻ vẫn còn rất vụng về và mang tính chất nhanh ẩu. Chính vì thế ngay từ đầu năm tôi đã chú trọng đến việc rèn trẻ các thao tác vệ sinh cá nhân như rửa tay, lau mặt…vào mọi lúc mọi nơi. Hay những giờ lao động tôi cho trẻ xuống sân trường, cho trẻ đeo bao tay và cho trẻ thử đoán xem hôm nay chúng ta sẽ làm gì. Chỉ một số bạn nói rằng sẽ nhặt rác trong sân mà thôi, trước khi nhặt tôi giải thích cho trẻ biết việc làm đó có ích như thế nào và vì sao lại làm như thế. Sau nhiều giờ hoạt động như vậy tôi thấy trẻ lớp tôi hăng hái hơn và có ý thức bảo vệ môi trường hơn rất nhiều. Giáo dục tính tự lập, tụ phục vụ cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng. Việc lồng ghép vào các hoạt động trong ngày cần linh hoạt, sáng tạo. Mỗi một hoạt động lại giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hội ở những khía cạnh khác nhau. Nhưng mục đích của nó là không hề thay đổi đó là giúp trẻ có thói quen tự lập ngay từ khi còn trong lứa tuổi mầm non, là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho tương lai trẻ sau này. Biện pháp 6. Giáo dục kỹ năng tự lập trong các hoạt động khác. 6.1. Trong các hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh tất cả các hoạt động trong ngày, thì hoạt động ngoại khóa cũng góp phần không nhỏ trong việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ. Bởi hoạt động ngoại khóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó giúp trẻ có cơ hội khẳng định và thể hiện bản thân, giúp trẻ phần nào nhìn nhận được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Ví dụ: Tôi lên kế hoạch thường xuyên cho trẻ tham gia hoạt động giao lưu với các lớp không chỉ cùng độ tuổi mà còn khác độ tuổi. Qua đó giáo dục cho trẻ khả năng tự tin và chủ động của mình. Để thấy được rằng việc cho trẻ đi thực hành ngoại khóa là rất bổ ích. Trẻ được học hỏi, được giao lưu và có thêm kinh nghiệm cho bản thân mình. 6.2. Động viên khen ngợi việc làm của trẻ: Để việc khen ngợi, động viên trẻ đạt được kết quả cao hơn, tôi thiết nghĩ cần phải được khen ngợi bằng nhiều hình thức khác nhau. Khen ngợi thông qua lời nói: Việc khen ngợi cần được xem như một hành động công nhận trẻ đã hoàn thành một công việc nào đó, ở bất cứ một mức độ nào (Sơ sài, bình thường hay hoàn chỉnh). Chính vì vậy cần đưa ra lời khen ngợi bằng sự nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm, cần hạn chế khen ngợi quá
  13. mức với những việc đơn giản, điều đó sẽ làm tác dụng của việc khen ngợi bị đảo ngược lại. Ví dụ: Lớp tôi có một số bạn rất thích được xếp cất ba lô, giày dép, gối… vào đúng nơi quy định. Tôi đã luôn khen ngợi trẻ trực tiếp một cách tích cực nhưng không quá nâng cao trẻ như: Cảm ơn con vì đã lau bàn giúp cô. Lớp sạch sẽ hơn là nhờ con vứt rác đúng nơi quy định đấy. Bàn ghế sạch sẽ hơn là nhờ nhóm các con hôm nay trực nhật đấy. Tủ gối của cô hôm nay rất gọn gàng, các con rất giỏi… Khen ngợi thông qua hành động: Một đứa trẻ khi được khen sẽ rất thích thú và làm tăng khả năng tư duy của trẻ, giúp trẻ phấn khích hơn trong những hoạt động tiếp theo. Tuy nhiên nếu chỉ khen ngợi bằng lời mãi thì có lẽ hiệu quả đạt được sẽ không cao. Mà khen ngợi bằng hành động sẽ làm cho trẻ tích cực hơn nhiều. Ví dụ 1: Trẻ mẫu giáo nói chung và ở độ tuổi mẫu giáo bé nói riêng đều rất thích chơi với đồ chơi ngoài trời. Và trẻ lớp tôi cũng vậy, nên trước các hoạt động tôi thường khích lệ trẻ như: Hôm nay chúng mình học vẽ những bông hoa, các con hãy vẽ thật đẹp, tô màu không bị trờm ra ngoài, cầm bút tay phải và ngồi ngay ngắn, bạn nào vẽ giỏi cô sẽ thưởng cho chúng mình đi chơi cầu trượt. Nâng cao sự hứng khởi cho trẻ, giúp trẻ có thêm động lực trong mọi hoạt động. Thì việc cắm cờ, nêu gương bé ngoan sau mỗi một ngày là hoạt động vô cùng cần thiết. Nó giúp trẻ nhận ra mình đã làm được gì, đã ngoan hay chưa và có thêm trách nhiệm với việc mình đã làm. Từ đó tính tự lập của trẻ cũng phát triển hơn bởi trẻ nghĩ mình cố gắng làm thật tốt để cô và các bạn khen. Kết quả đạt đƣợc 1.Đối với giáo viên: Giáo viên có kế hoạch cụ thể để tổ chức, rèn luyện kỹ năng tự lập cho trẻ. Giáo viên có thêm tài liệu, biện pháp trong việc giáo dục trẻ kỹ năng tự lập. Giáo viên tự tin khi thực hiện. Nâng cao công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 2.Đối với trẻ: Trẻ có thêm tự tin vào khả năng của bản thân. Trẻ có ý thức, trách nhiệm hơn trước trong mọi hành vi, hành động của mình.
  14. Trẻ không còn ỷ lại vào người lớn, hiểu và biết rằng tự làm những việc tự phục vụ bản thân, tự lập là một điều đáng khen. Biết phối hợp với bạn, biết đoàn kết và giúp đỡ người khác. Sau khi thực hiện đề tài đến tháng 12 tôi đã có kết quả như sau: Đạt Chƣa đạt Nội dung khảo sát Số lƣợng % Số lƣợng % Biết tự cất, lấy đồ dùng khi đến lớp và 26 93% 2 7% ra về Biết tự cầm thìa xúc ăn cơm 24 86% 4 14% Biết tự lấy cốc uống và cất đúng nơi quy 26 93% 2 7% định Biết tự đi vệ sinh khi có nhu cầu 28 100% 0 0% Biết cất, xếp đồ dùng, đồ chơi vào nơi 26 93% 2 7% quy định Biết tự rửa tay với xà phòng 23 82 % 5 18% Biết bỏ rác vào thùng quy định 28 100% 0 0% Biết tự cởi, mặc quần áo 24 86% 4 14 % Biết tự đi giày, dép 27 97% 1 3% Biết tự xúc miệng bằng nước muối sau 20 71% 8 29% khi ăn Biết chào hỏi người lớn tuổi 22 79% 6 21% Biết giúp đỡ cô khi được yêu cầu 18 64% 10 36% Biết tự đi lên xuống cầu thang 28 100% 0 0% Biết tự lau mặt, gấp khăn của mình 23 82 % 5 18% Trẻ tự tin làm một số việc 13 46,4% 15 53,6% Biết gọi người giúp đỡ khi cần 18 64% 10 36% 3. Đối với phụ huynh Thêm hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ từ nhỏ. Quan tâm hơn tới chương trình và hoàn toàn ủng hộ giáo viên thực hiên. Thêm tôn trọng giáo viên, đề cao hơn cấp học mầm non từ đó cho trẻ đi học đúng giờ, đều đặn hơn III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:
  15. Giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mầm non nói chung và lứa tuổi mẫu giáo bé nói riêng là vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Mỗi giáo viên chúng ta cần có kế hạch rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho mọi hoạt động trong ngày. Từ đó mỗi một hoạt động lại cung cấp cho trẻ những trải nghiệm khác nhau nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giáo dục kỹ năng tụ lập, tự phục vụ cho trẻ. Tính tự lập, tự phục vụ là một đức tính rất cần thiết cho trẻ vì nhờ có tính tự lập mà trẻ có thể phát huy những tiềm năng ẩn giấu, trẻ sẽ trưởng thành hơn và đặc biệt cha mẹ sẽ giảm bớt lo lắng hơn. Đơn cử như khi trẻ chơi trong góc phân vai, đó là một xã hội được thu nhỏ, mà hàng ngày trẻ đã tái hiện lại và đây chính là một cơ hội lớn cho tất cả chúng ta có cơ hội để giáo dục cho trẻ kỹ năng tự lập thông qua các vai chơi. Từ nhiều khía cạnh khác nhau tôi nghĩ rằng: Điều kiện cần và đủ cho việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ đó là: Hiểu - rèn luyện - tin tưởng – động viên khen ngợi và giám sát. Có như vậy mới giúp trẻ có kỹ năng tốt, đúng đắn và tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ, để giúp trẻ chở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội. Do đó việc giáo dục tính kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt và là vấn đề rất quan trọng và cầp thiết, giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin. Tạo tiền đề cho sự thành công trong tương lai. 2. Bài học kinh nghiệm Qua thực tiễn đã giúp tôi rút ra được bài học kinh nghiêm cho mình: Muốn có một kết quả như mong đợi đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu thực hiện hình thức đổi mới, nội dung phương pháp phải phù hợp với lứa tuổi, hình thức tổ chức cần phải linh hoạt nhằm thu hút trẻ. Một số điều cần làm: Tuyệt đối không được xem nhẹ vấn đề giáo dục kĩ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ trong suốt quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tránh làm thay, làm giúp cho trẻ, luôn tạo cơ hội cho trẻ được chủ động, tăng phần trách nhiệm và tự tin trong giao tiếp. Cô giáo luôn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đặc biệt về mặt tinh thần, cô cần kiên nhẫn, tránh nóng vội, không sợ mất thời gian, phải mạnh dạn , tự tin, dám nghĩ dám làm khắc phục khó khăn để hoàn thành ý tưởng..
  16. Bản thân mỗi một giáo viên cần nắm được khả năng nhận thức và tâm lý riêng của từng trẻ, dành thời gian gần trẻ, tạo được môi trường thân thiện đối với trẻ. Luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên, cần giáo dục một cách liền mạch, không ngắt quãng, cũng như luôn phân công công việc rõ ràng cho trẻ và luôn duy trì những thói quen tốt. Thật nhạy bén để nắm bắt được mọi hành vi của trẻ, phát huy những điểm mạnh và thói quen tốt của trẻ, đẩy lùi thói quen chưa tốt. Luôn phải tạo được niềm tin đối với trẻ và đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Tôn trọng trẻ, luôn lấy trẻ làm trung tâm của mọi hình thức giáo dục. Luôn khuyến khích trẻ tự do sáng tạo, thể hiện bản thân trong mọi hoạt động. Một số điều cần tránh: Không hạ thấp trẻ, chế giễu, chê cười. Không dọa nạt, quát mắng làm ảnh hưởng tới thể chất cũng như tinh thần trẻ. Không thất hứa, nói dối và cũng không bắt trẻ phải hứa hẹn vì nếu khi trẻ không làm được như lời hứa thì lại làm cho trẻ chán nản, cảm giác tội lỗi và làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Không bao bọc trẻ, làm thay làm giúp, không yêu cầu trẻ làm gì quá với sức của mình. Tuyệt đối không thỏa hiệp với trẻ 3. Đề xuất, kiến nghị : Để giúp cho việc giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé nói riêng và toàn bộ các khối khác trong nhà trường nói chung được tốt hơn, tôi có khuyến nghị như sau: Tổ chức các tiết dạy mẫu lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mầm non giúp cho giáo viên có điều kiện học tập, trau dồi kinh nghiệm. Xây dựng, lên kế hoạch nhiều các hoạt động ngoại khóa hấp dẫn, để thu hút trẻ, giúp trẻ có nhiều cơ hội được khám phá và phát triển. Trên đây là một số biện pháp giáo dục trẻ kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non xin chia sẻ cùng các đồng chí, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trung Lập, ngày 15 tháng 12 năm 2022
  17. XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU NGƢỜI VIẾT Phạm Thị Hà CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________________________ BẢN CAM KẾT Tôi tên là: Phạm Thị Hà Ngày tháng năm sinh: 08/05/1990 Hiện là giáo viên dạy lớp 3TC2, trường mầm non Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng Thông tin liên lạc: Điện thoại: 0985469539 Email:hapham8690@gmail.com Tôi xin cam kết: Biện pháp “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non” là sáng kiến/ sản phẩm của cá nhân tôi trong quá trình công tác tại trường mầm non Trung Lập. Biện pháp này đã được áp dụng trên quy mô trường chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước thời điểm diễn ra Hội thi. Biện pháp đã được lãnh đạo nhà trường và đồng nghiệp xác nhận áp dụng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với sản phẩm này, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban tổ chức hội thi, lãnh đạo nhà trường về tính trung thực của bản cam kết này.
  18. BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: " Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non. ”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển Tình cảm kĩ năng xã hội. 3. Tác giả Họ và tên: Phạm Thị Hà Ngày tháng năm sinh: 08/05/1990 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Trung lập Điện thoại: DĐ: 0985469539 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường mầm non Trung Lập Địa chỉ: Thôn Áng Dương xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng Điện thoại: I. Mô tả giải pháp đã biết Giải pháp tôi đã được tham khảo - Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo bé 3-4 tuổi Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ- Phan Lan Anh-Lý Thị Hằng- Nguyễn Thị Hiếu- Nguyễn Thanh Giang Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non a. Ƣu điểm Phát huy được sự sáng tạo của giáo viên, giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi đưa trẻ vào nề nếp thói quen tự phục vụ bản thân. b. Nhƣợc điểm
  19. Trẻ còn thụ động, nhút nhát chưa chịu phối hợp cùng cô, phụ huynh chưa quan tâm đúng mức còn bao bọc cho trẻ nhiều. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến Ngày nay, khi xã hội phát triển một cách mạnh mẽ, song song với việc phát triển về tri thức thì vấn đề phát triển về kỹ năng sống, kỹ năng tự lập, kỹ năng tự phục vụ lại vô tình bị tụt lùi. Không khó để chúng ta bắt gặp những cảnh bố mẹ chăm bẵm con từng ly, từng tý từ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, thậm chí là bón cho còn từng miếng một. Chính những việc làm đó của người lớn đã vô tình làm mất dần đi những kỹ năng cơ bản của một đứa trẻ. Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi luôn chăn trở tìm ra những biện pháp làm sao để trẻ có thói quen tự lập, tự phục vụ. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi mà tôi đang trực tiếp giảng dạy, nhằm giúp trẻ có kỹ năng tự lập, tự phục vụ trong mọi công việc hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ. Để trẻ bước đầu có được kỹ năng tự lập, tự phục vụ không chỉ ở trường mà còn cả ở gia đình và ngoài xã hội, vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non”. II.0. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của lứa tuổi: 1.1: Tâm sinh lý lứa tuổi. Để có những biện pháp giáo dục kĩ năng tự lập cho trẻ mẫu giáo bé mà tôi đang phụ trách. Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã tìm hiểu về tâm sinh lý, về khả năng nhất định của trẻ để phần nào hiểu được tâm sinh lý cũng như nhu cầu của bản thân trẻ từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. Nhắc đến trẻ lên ba, ai ai cũng nghĩ ngay tới cụm từ “Khủng hoảng tuổi lên ba”. Thật vậy, bởi tâm lý trẻ 3 tuổi khá đặc biệt. Có lúc ngoan rất ngoan, có lúc lại hư không ai bảo được, nó cứ như một vòng quay lúc thế này lúc thế kia, nói nhiều hỏi lắm, khó vừa ý. Bởi một cái “tôi” trong trẻ xuất hiện, trẻ thích làm mọi thứ theo ý của mình, trẻ thích tập làm người lớn, quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh, cái gì cũng có vẻ như có nam châm thu hút bé vào cuộc. Những tình trạng chống đối, không chịu phục tùng, nói một đằng làm một nẻo, mọi câu trả lời của người lớn dường như là không hài lòng cứ liên tục tiếp diễn, thích và muốn, trẻ cần được chú ý bằng mọi cách. Ví dụ 1: Trong giờ thể dục sáng. Khi nhạc cất lên là khi bài tập bắt đầu. Có nhiều trẻ khi nghe nhạc thì đánh trống lảng, coi như không nghe tiếng, không làm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2