Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
lượt xem 5
download
Để đạt được hiệu quả cao trong việc chăm sóc giáo dục lễ giáo cho trẻ, thì trước hết người giáo viên phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho năm học, cho từng tháng, từng tuần. Phải nắm vững chuyên môn, không ngừng học hỏi, tìm tòi để trao đổi kiến thức, năng động sáng tạo, phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn gần gũi yêu thương và tôn trọng trẻ, tạo niềm tin và uy tín đối với trẻ. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Trong điều kiện kinh tế phát triển, đang trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hoá khác nhau. Làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà tan", trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những gì gọi là "Vốn văn hoá của dân tộc Việt” trong thời đại mới, thì việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi không đủ mà phải giáo dục trẻ biết giữ được truyền thống văn hoá vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa. Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo bé là giai đoạn vô cùng quan trọng để tạo cho trẻ một số kỹ năng sống ban đầu, đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau này của trẻ. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách vì kinh nghiệm sống của trẻ còn quá nghèo nàn, đơn điệu.Việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong tất cả các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi… đều mang ý nghĩa và vai trò giáo dục lễ giáo cho trẻ. Giáo dục lễ giáo có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp. Nhưng nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều con quá mức, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, nên giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho ông bà. Có nhiều cháu mới đi học chưa biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép, còn trả lời trống không với người lớn tuổi, bạn bè và cô giáo. Trước thực trạng đó là một giáo viên, tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo hiện nay là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non ” để nghiên cứu. 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non. 1
- 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Lê Thị Hường - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Đại Tự - Số điện thoại: 0339444212 - E- mail: lehuongmndt@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Cá nhân Lê Thị Hường 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội 6. Ngày sáng kiến được áp dụng : Sáng kiến được áp dụng từ tháng 8/2020 đến tháng 5/2021. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Cơ sở của đề tài: 7.1.1. Cơ sở lý luận: Trước thời kì hội nhập kinh tế, đất nước có những ảnh hưởng không nhỏ của nhiều nền văn hóa khác nhau.Việc giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại mà vẫn giữ được nét văn hóa Việt. Vậy làm thế nào để đào tạo và bồi dưỡng những mầm non của đất nước có lòng nhân ái, những hành vi văn minh lịch sự thì việc giáo dục lễ giáo cho trẻ là việc làm có ý nghĩa và hết sức quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Giúp cho phụ huynh có nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn về việc cần thiết phải giáo dục lễ giáo cho trẻ ngay từ nhỏ, tin tưởng vào chương trình và nội dung giáo dục trẻ của nhà trường, của giáo viên. Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường mầm non. 7.1.2. Thực trạng của vấn đề: 2
- *: Thuận lợi Lớp học sạch đẹp, có môi trường an toàn để chăm sóc giáo dục trẻ, có đầy đủ đồ dùng cần thiết cho công tác dạy và học. Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên nhà trường cũng luôn quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách trẻ nên đã chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, đưa ra nội dung cũng như biện pháp đổi mới tích cực trong giáo dục lễ giáo cho trẻ. BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu về giáo dục lễ giáo cho giáo viên. Tổ chức một số hoạt động tập thể cho trẻ tham gia để phát huy tính chủ động tự tin và sáng tạo của trẻ. Đồng thời chỉ đạo trang trí khung cảnh sư phạm với nhiều tranh ảnh, ba nô, bài thơ treo tường... với nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ để trẻ có thể học mọi lúc, mọi nơi, thông qua giáo viên và cả cha mẹ, - Về phía giáo viên dạy lớp 3-4 tuổi có trình độ chuyên môn vững, đều đạt trình độ trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ, tích cực học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt giáo viên đều thấy được vai trò của giáo dục lễ giáo cho trẻ, đây chính là con đường nhanh nhất và ngắn nhất giáo dục nhân cách cho trẻ. * Khó khăn: Tài liệu, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho việc giáo dục lễ giáo cho trẻ còn hạn chế. Đa số các gia đình bây giờ ít con lại có điều kiện nên nuông chiều con quá mức, con thích gì được đấy, chưa chú trọng việc giáo dục lễ giáo cho con. Trẻ cũng bướng bỉnh, khó bảo hơn. Bên cạnh những phụ huynh nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ thì cũng không ít những phụ huynh nhận thức còn hạn chế, chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non. Có một số phụ huynh cho rằng trẻ 3-4 tuổi đi học chỉ để đi chơi. 3
- Khả năng nhận thức và tiếp thu các hành vi lễ giáo của trẻ không đồng đều, cộng thêm tính “ ương bướng của tuổi lên ba” nên việc truyền thụ kiến thức đến trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì là trẻ mẫu giáo bé nên trẻ chưa mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động của lớp. Là một giáo viên mầm non tôi thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ cần được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Trong những năm gần đây được phân công dạy lớp mẫu giáo bé tôi thấy số lượng trẻ có những thói quen, hành vi văn minh, có thái độ ứng sử đúng mực của trẻ với mọi người còn hạn chế, rất ít trẻ biết nhường nhịn bạn bè và thường xuyên giúp đỡ người khác. * Kết quả khảo sát: lần 1đầu năm đánh giá trên 28 trẻ của lớp tôi đạt được như sau: Từ thực trạng trên, để giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi tại lớp mình phụ trách tôi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 7.2. Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non : Để đạt được hiệu quả cao trong việc chăm sóc giáo dục lễ giáo cho trẻ, thì trước hết người giáo viên phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho năm học, cho từng tháng, từng tuần. Phải nắm vững chuyên môn, không ngừng học hỏi, tìm tòi để trao đổi kiến thức, năng động sáng tạo, phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn gần gũi yêu thương và tôn trọng trẻ, tạo niềm tin và uy tín đối với trẻ. Trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi luôn đóng vai trò chủ đạo, trẻ được “Học 4
- mà chơi chơi mà học”. Để việc giáo dục lễ giáo cho trẻ có chất lượng thì cần phải thực hiện các giải pháp sau: 7.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch. Để thực hiện tốt việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đầu tiên là phải xây dựng kế hoạch để giáo dục trẻ. Trước tiên tôi dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường, căn cứ vào nội dung giáo dục của từng tháng và khả năng thực tế của trẻ trong độ tuổi nói chung và trẻ của lớp tôi nói riêng, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục lễ giáo cụ thể cho trẻ theo từng tháng, từ đầu năm đến cuối năm học. Tôi xác định độ khó của từng nội dung và sắp xếp theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp sao cho phù hợp với chủ đề, sự kiện từng tháng và tình hình thực tế của lớp mình. Từ đó tôi tập trung giáo dục trẻ theo phương pháp thích hợp nhất. 7.2.2. Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày. Trong trường mầm non không có giờ đạo đức riêng, mà sử dụng hình thức tích hợp, lồng ghép với nội dung bài dạy của các lĩnh vực, các hoạt động trong ngày của trẻ để dạy và hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm, hành vi lễ giáo. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ tôi tiến hành lồng ghép vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ một cách phù hợp nhằm đạt kết quả cao. - Khi mẹ bị ốm bạn nhỏ đã làm gì? - Các con thể hiện lòng hiếu thảo như thế nào với bố mẹ mình? - Ở nhà các con đã ngoan chưa? Các con đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ? Qua đó, tôi giáo dục trẻ phải biết hiếu thảo với bố mẹ và đặc biệt giáo dục trẻ luôn ngoan ngoãn vâng lời ông bà bố mẹ thầy cô, biết chăm sóc những người thân trong gia đình, biết kính trọng người lớn, nhường nhịn em nhỏ, luôn quan tâm đến những người xung quanh mình. Hoặc thông qua hoạt động khám phá khoa học: "Trò chuyện về các 5
- thành viên trong gia đình bé" Cô cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình mình: không trả lời trống không. Qua đó tôi đã giáo dục trẻ cách ăn nói lễ phép….Đồng thời, qua lợi ích của quả chín tôi giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, không ngắt hoa, bẻ cành....Phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh như trồng cây, tưới nước, nhỏ cỏ, bắt sâu để cây ra nhiều hoa thơm trái ngọt. Đặc biệt phải kính trọng, yêu quý người lao động. Như trong giờ làm quen văn học: thế giới thơ ca có vô số các bài thơ, câu chuyện, nhằm giáo dục lễ giáo cho trẻ: tàu chúng mình phải đi theo hàng, tuyệt đối không đùa nghịch, chen lấn xô đẩy nhau rất nguy hiểm. Trong khi trẻ tập luyện tôi luôn bao quát trẻ, nếu thấy trẻ tranh dành với bạn hoặc đẩy bạn… ngay lập tức tôi đến bên cạnh giúp trẻ nhận ra đó là hành động không tốt, có thể gây nguy hiểm cho bạn và nhắc trẻ xin lỗi bạn. Tôi nhắc nhở cả lớp luôn chơi đoàn kết vơi bạn. Đặc biệt tôi luôn chú ý đến tư thế, đội hình của trẻ, nhắc nhở trẻ đứng thẳng hàng, đúng vị trí, biết chờ đến lượt mình mới tham gia vận động. Khi chơi trò chơi phải biết phối hợp cùng đồng đội. Giáo dục trẻ tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khoẻ mạnh, rèn luyện tính kiên nhẫn, tự giác, hòa đồng trong tập thể, qua đó tạo cho trẻ thói quen tốt trong cuộc - Khi ngồi làm bài các con phải như thế nào? - Muốn đôi tay sạch sẽ không bị dính màu các con sẽ làm gì? thần vui vẻ, đoàn kết trong giờ học. Với giờ học âm nhạc: Tôi cũng căn cứ vào nội dung cụ thể của từng bài dạy, để đưa ra nội dung giáo dục phù hợp. Chẳng hạn khi dạy trẻ bài hát “ mẹ yêu không nào”. Tôi hỏi trẻ: - Cò con khi đi chơi có hỏi mẹ không? - Còn bạn nhỏ khi đi chơi đã làm gì, lúc bạn nhỏ đi về thì sao? 6
- - Vậy các con học tập ai? Khi muốn đi chơi các con làm gì, lúc về nhà thì sao? Qua nội dung bài hát tôi giáo dục trẻ phải biết hỏi và xin phép bố mẹ khi muốn đi chơi, về đến nhà phải biết chào mọi người. Qua những tiết học như vậy tôi lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ tôi thấy trẻ lễ phép hơn. Đối với hoạt động làm quen với toán: tôi nhắc nhở trẻ ngồi ngay ngắn, khi học xong cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, chẳng hạn trước giờ học toán tôi có thể hỏi trẻ: p phần to lớn vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này. * Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động vui chơi. Ở khám thì thái độ của bác sĩ như thế nào? - Khi phát thuốc, cô y tá phải dặn dò bệnh nhân như thế nào? - Sau khi khám và nhận thuốc xong thì bệnh nhân có thái độ như thế nào đối với bác sĩ? Sau nhiều lần trẻ chơi ở góc đóng vai làm bác sỹ, trẻ đã biết một số hành vi ứng xử như: Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mực đối với cô và bạn. trả tiền phải biết cảm ơn, người mua hàng thì phải biết cầm tiền bằng 2 tay đưa cho người bán hàng. Qua hoạt động này cháu mạnh dạn và thành thạo dần trong giao tiếp, ứng xử, biết chào hỏi mọi người xung quanh mình. So với đầu năm lớp tôi đã giảm hẳn tình trạng trẻ nói trống không. Trẻ đã biết nói đầy đủ câu, biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ. Góc nghệ thuật: tôi hướng dẫn trẻ biết hợp tác cùng nhau tạo ra những sản phẩm đẹp, tạo mối đoàn kết giữa các bạn trong nhóm, biết giữ gìn và trân trọng sản phẩm do mình làm ra. Góc văn học: Tôi hướng dẫn trẻ cùng nhau xem tranh ảnh, cất sách chuyện đúng nơi quy định, giữ gìn sách vở sạch đẹp và không làm ồn trong khi chơi. 7
- Ở góc xây dựng: Tôi giáo dục trẻ biết nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ nhau, không tranh giành đồ chơi của nhau, trẻ nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè, biết nói lời cảm ơn, phát biểu phải giơ tay, muốn đi vệ sinh phải xin phép… không còn những câu nói trống không khi nghe người lớn hỏi. Tôi thấy đây thực sự là biện pháp hay đế giáo dục lễ giáo cho trẻ. Trong tất cả các hoạt động bất cứ khi nào tôi cũng lồng ghép được nội dung giáo dục lễ giáo để hình thành thói quen “Lễ giáo” cho trẻ. Vì thói quen tức là những hành vi được tự động hóa, lặp đi lặp lại nhiều lần và gắn liền với nhu cầu, lúc đó trẻ thực ất. Trong giờ chơi tự do: Giờ lao động, hoạt động ngoài trời, tôi thường tập cho trẻ có thói quen giữ vệ sinh môi trường: không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường. Nếu trẻ làm việc gì sai đối với bạn, với cô thì tôi luôn có mặt kịp thời để uốn nắn, giúp trẻ nhận ra cái sai của mình, giáo dục trẻ biết xin lỗi và sửa sai. Khi dạo chơi giáo dục trẻ không ngắt hoa bẻ cành, không khạc nhổ bừa bãi… Hoạt động chiều: Tôi dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân, khi có khách đến lớp hoặc đến nhà phải biết khoanh tay chào khách, ai cho gì thì nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn, biết nói xin lỗi khi có lỗi…. Ngoài ra tôi còn sưu tầm thêm một số bài thơ, đồng dao có nội dung về lễ giáo để dạy trẻ nhằm giáo dục lễ giáo cho trẻ. VD: Bài đồng dao: Bà còng đi chợ trời mưa...Tép tôm nhặt được trả bà mua rau. Tôi giáo dục trẻ về hành vi không tham lam, khi thấy vật gì của ai đánh rơi thì nhặt lại và trả lại người đánh mất. tôi thấy trẻ đã biết giúp đỡ mọi người, đặc biệt khi thấy bất kỳ ai làm rơi vật gì trẻ nhanh nhẹn nhặt đến trả lại người đánh mất. 8
- Qua việc thường xuyên giáo dục lễ giáo mọi lúc mọi nơi, tôi thấy trẻ đã biết “nói lời hay, làm việc tốt”, hình thành nên một số thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống hàng ngày. trở thành con người có ích trong xã hội. Để ôn lại những ngày lễ lớn như ngày 30/4 và tỏ lòng tôn kính, biết ơn những người anh hùng liệt sỹ. Tôi đã tổ chức cho các con viếng nghĩa trang liệt sỹ và nói cho các con biết: “ Đây là phần mộ của các anh hùng liệt sỹ, đã chiến đấu chống giặc ngoại xâm và anh dũng hy sinh vì sự bình yên của nhân dân, vì Độc lập tự do của dân tộc. Hay khi học đến chủ đề “Quê hương - Đát nước - Bác Hồ”. Kỷ niệm ngày sinh của Bác, tôi tổ chúc cho các con đến thăm nhà tưởng niệm Bác. Nói cho các con biết Bác Hồ là vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Bác dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác luôn dành tình yêu thương bao la cho nhân dân, đặc biệt là các cháu thiếu niên và nhi đồng. Trong ngày khai trường trẻ được giao lưu gặp gỡ bạn bè, được tham gia các tiết mục văn nghệ, được cô giáo yêu thương vỗ về… Từ đó giáo dục trẻ yêu trường yêu lớp, kính trọng cô giáo, quan tâm đến bạn bè. Hay ngày tết trung thu 100% trẻ được tham dự “ vui tết trung thu” do nhà trường tổ chức. Tại lớp, tôi tổ chức văn nghệ cho trẻ múa hát với nội dung nói về tết trung thu. Thông qua hoạt động ngày lễ hội trẻ hiểu được ý nghĩa cao đẹp mà tất cả mọi người, gia đình và toàn xã hội đã dành cho các bé. Từ đó giáo dục trẻ tình cảm yêu quý, lòng biết ơn với gia đình. Tôi thấy việc giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội ngày lễ đem lại hiệu quả cao. Các con ngày càng yêu trường, yêu lớp, lễ * Môi trường trong lớp: Để kích thích trẻ hoạt động, trong lớp học tôi tạo góc mở cho trẻ bằng cách chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu như hột hạt, vỏ sò, sỏi, rễ cây, len vụn... Ngoài ra trên những mảng tường mỗi góc chơi tôi đều có hình ảnh về nội quy 9
- góc chơi với những nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ rất thiết thực. Đặc biệt tôi cũng lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các góc chơi, như thường xuyên thay đổi môi trường học tập sao cho phù hợp với kế hoạch tháng và sự kiện trong tháng để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn nhằm phát triển nhân cách cho trẻ. Tôi hướng dẫn, gợi ý cho trẻ tự lau chùi kệ đồ chơi, xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp vào từng góc riêng tạo cảm giác thích thú ở trẻ, trẻ luôn mong muốn được làm giúp cô, giúp bạn. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi, trẻ chơi xong thu dọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp. * Môi trường ngoài lớp học: Trẻ 3 - 4 tuổi được tư duy trực quan bằng hình ảnh sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu, dễ tiếp cận những việc làm tốt, tránh xa những hành vi xấu. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn xin BGH cho tôi xây dựng góc lễ giáo cho trẻ hoạt động ngoài không gian sáng tạo. Tôi đã xây dựng góc lễ giáo với nhiều hình ảnh, nội dung giáo dục lễ giáo Để khắc sâu hơn nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ tôi gợi ý cho trẻ về nhà sưu tầm những hình ảnh về lễ giáo mang đến lớp cho các bạn cùng xem. Tuy đây chỉ là những việc làm nhỏ nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ sau này. Bên cạnh đó góc thiên nhiên cũng được tôi đặc biệt quan tâm, tôi cho trẻ tự mình chăm sóc cây xanh theo tổ, nhóm: tưới cây, nhổ cỏ, cắt tỉa lá úa… giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Qua hoạt động này khơi gợi ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, tạo cho trẻ cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Từ đó trẻ có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây, không ngắt hoa, bẻ cành…. Để tạo cảnh quan sân trường xanh- sạch- đẹp, trong các giờ hoạt động ngoài trời tôi thường cho trẻ nhặt rác, nhổ cỏ các bồn hoa. Trong khi lao động tôi thường trò chuyện với trẻ. Con có được hái hoa không? Khi ăn bánh kẹo con vứt rác ở đâu? Vì sao con phải nhặt rác? Con nhặt rác vào thùng để làm gì? 10
- Việc xây dựng cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học đã thực sự mang lại hiệu quả cao khi giáo dục lễ giáo cho trẻ. Trẻ có ý thức tốt trong các hoạt động: Xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường, đặc biệt là biết phân biệt những hành vi đúng – sai và học tập theo những lời nói hay việc làm tốt. b. Môi trường xã hội: Người xưa có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đúng vậy, môi trường xã hội cũng góp một phần rất quan trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ, bởi trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với những người xung quanh cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. Khi trẻ được tiếp xúc, được nghe, được nhìn thấy những hành vi tốt, cử chỉ đẹp, lời nói hay trẻ sẽ noi theo, học theo những điều hay, lẽ phải. Ngược lại nếu trẻ thường xuyên phải tiết xúc với những hành vi sai, lời nói thô tục dần dần trẻ cũng bị ảnh hưởng và cũng có thể chở nên một đứa trẻ hư. Với những băn khoăn đó tôi xây dụng kế hoạch mỗi tuần có một buổi giao lưu với các lớp khác. Nội dung của những buổi giao lưu thường được chúng tôi đề cao giáo dục lễ giáo cho trẻ. Tôi đặt ra tình huống cho trẻ giải quyết. Ngoài những buổi giao lưu với các lớp trong trường, tôi còn tổ chức cho trẻ giao lưu và trò chuyện với những người xung quanh như bác bảo vệ, cô nuôi, bác lao công...Từ những cuộc trò chuyện đó rèn trẻ biết dạ thưa khi người lớn hỏi, biết chờ đến lượt trong khi trò chuyện và không nói leo. Để trẻ có nhiều trải nghiệm hơn trong giáo dục lễ giáo cho trẻ, tôi đề xuất với BGH cho lớp tôi tổ chức các chuyến đi dã ngoại. Tôi tổ chức cho trẻ đi thăm di tích lich sử trong xã, để trẻ hiểu hơn về lịch sử và phong tục của làng của xóm. Tôi cũng tổ chức cho trẻ đi tham dự phiên chợ quê ( chợ cóc) để trẻ được trò chuyện, tiếp xúc và được nghe, được nhìn thấy những hành động đẹp, cũng như những hành động chưa đẹp. Qua những lần đi thực tế như vậy tôi giáo dục trẻ phải biết học những điều hay, lẽ phải và nhắc nhở những ai có lời nói còn thô tục. Tôi thấy trẻ lớp tôi mạnh dạn hơn khi đi đến đám đông, cư sử lễ phép hơn. 11
- Môi trường gia đình ảnh hưởng rất lớn tới trẻ. Vì vậy, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để ý về cách xư hô và nói chuyện, sự quan tâm, chăm sóc nhau giữa các thành viên trong gia đình. Vì gia đình là môi trường giáo dục lễ giáo xung quanh và tự tin trong giao tiếp. ý đến cách chào hỏi và xưng hô. Đối với đồng nghiệp tôi luôn cởi mở, chan hòa. Đối với trẻ tôi luôn dịu dàng, không quát mắng trẻ, không làm trẻ sợ hãi, tôi luôn chú ý lắng nghe ý kiến của trẻ. Khi trả lời các câu hỏi của trẻ tôi trả lời rõ ràng, đủ câu, luôn gần gũi hỏi han trò chuyện với trẻ từ đó trẻ có cảm giác an toàn, tin tưởng và trò chuyện cởi mở với cô. Khi lên lớp tôi ăn mặc gọn gàng, lịch sự và luôn chú ý đến tác phong, cử chỉ, lời nói của mình sao cho gần gũi, thân thiện với trẻ, ánh mắt trìu mến khi giao tiếp với trẻ để trẻ học hỏi khi ứng xử với bạn bè và mọi người xung quanh. Từ tôi cũng được trẻ đáp lại bằng niềm tin và sự cố gắng không ngừng khi trẻ đến lớp. Tôi thấy trẻ chơi rất hòa đồng với bạn, trong lớp không còn những câu nói tục chửi bậy nữa. Trẻ biết giúp đỡ nhau hơn trong học tập, vui chơi. Đặc biệt khi giao tiếp với nhau, trẻ rất vui vẻ và gần gũi, tình cảm giữa các thành viên trong lớp đã đoàn kết, gắn bó hơn rất nhiều. Để khuyến khích trẻ mỗi khi trẻ có những hàng vi, việc làm tốt, tôi thường tuyên dương trẻ trước cả lớp như cho trẻ cắm cờ luôn để trẻ thấy được việc làm của mình là rất có ý nghĩa và khơi gợi ở trẻ ý thích và mong muốn được làm việc tốt để được cắm cờ như bạn. Để trẻ cố ngắng tích cực hơn. Tôi thường gợi ý cho để trẻ tự tìm ra những hành vi, hành động tốt của các bạn trong lớp xứng đáng được tuyên dương. Từ đó trẻ được khắc sâu hơn những việc làm tốt và tạo thói quen tốt cho trẻ. VD: Để là một bé ngoan thì các con phải làm gì? 12
- Hôm nay, bạn Hải Đăng thấy bạn Quỳnh Chi bị ngã đã biết đến đỡ bạn dậy, còn bạn Diệp bị mất một chiếc hoa tai bạn My nhặt được đã mang trả lại cho bạn. Qua đó tôi giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn, khi nhặt được của rơi biết trả lại người đánh mất. Giờ nêu gương cuối tuần là lúc để cho tôi có thể tổng hợp tất cả những đổi thay tích cực của trẻ trong tuần. Tôi cũng cho trẻ tự nhận xét về những việc làm tốt và chưa tốt của trẻ trong tuần để trẻ mạnh dạn hơn, đồng thời trẻ nhận ra những khuyết điểm còn thiếu xót của trẻ từ đó trẻ sẽ cố ngắng tiến bộ hơn. Qua đó, những việc tốt- xấu, đúng- sai, nên làm hay không nên làm, tạo cơ hội cho trẻ được làm nhiều việc tốt mỗi ngày. Từ những việc làm gương mẫu của cô, đến những hành vi, hành động tích cực của trẻ được tuyên dương hàng ngày, hàng tuần. Tôi thấy trẻ có những chuyển biến rõ rệt trong vấn đề “ lễ giáo”. Trong lớp không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi gây mất đoàn kết. Tôi thấy biện pháp này đem lại hiệu quả cao trong công tác “ Giáo dục lễ giáo cho trẻ”. 7 cho trẻ đó1 lá cờ cắm vào bông hoa trên bảng bé ngoan của mình, và hứa với trẻ đến cuối tuần bạn nào được nhiều lá cờ nhất cô sẽ có phần thưởng là; 1 hộp bút màu hay 1 quyển tranh chuyện...Từ đó sẽ kích thích trẻ hưng thú thi đua làm điều hay, nói điều tốt, lễ phép... Thứ 6 hàng tuần, vào giờ nêu gương bé ngoan, trước khi cắm cờ tôi cho trẻ tự nhận xét về mình. Trẻ nào ngoan tôi nêu gương ra cho cả lớp nhận xét và tặng thêm cho trẻ 1 lá cờ cắm vào bông hoa trên bảng bé ngoan của mình, rồi cả lóp sẽ kiểm tra và đếm số lá cờ thi đua của từng bạn. Tôi giữ đúng lời hứa bạn nào có số lá cờ nhiều nhất tôi sẽ thưởng cho 1 phần quà. Và tôi thường kể cho trẻ nghe những câu truyện về những tấm gương tốt, nhằm kích thích trẻ học ngoan học giỏi. Trẻ thường hứng thú nghe cô kể chuyện và 13
- các hình ảnh tĩnh thì tôi luôn chú trọng đánh thức các giác quan và cảm xúc của trẻ trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin. Cụ thể là tôi đã sưu tập các video, phim hoạt hình, ảnh động có các nội dung giáo dục lễ giáo, thực hiện các hành vi văn minh với môi trường với mọi người để cho trẻ xem. Ví dụ qua video vì sức khỏe cộng đồng tôi đã giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây xanh... Đồng thời, tôi tạo ra các trò chơi chọn hành vi đúng sai với các hình ảnh đẹp, âm thanh vui nhộn và lời khuyến khích khi trẻ chọn đúng các hình ảnh có nội dung tốt trên phần mềm Powerpoint, Adobe Presenter...giúp cho trẻ hứng thú với việc học, trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Cũng nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay. Tôi đã lấy số điện thoại của từng phụ huynh thành lập lên một nhóm riêng của lớp trên zalo. Hàng ngày tôi đưa các thông tin về bài dạy, tình hình của trẻ trên lớp tới phụ huynh, đặc biệt tôi cùng với các bậc phụ huynh trong lớp thường trao đổi về cách giáo dục lễ giáo cho trẻ. Tôi thấy với trang mạng này phụ huynh trao đổi các kinh nghiệm nuôi dạy con của mình với các phụ huynh khác đạt kết quả cao, huynh lớp tôi đa số làm nghề nông và đi làm ăn xa nên họ ít quan tâm đến việc rèn lễ giáo cho con cái mình thường xuyên, qua các buổi họp phụ huynh và qua giờ đón trả trẻ tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục lễ giáo cho trẻ khi ở nhà. Phụ huynh dành thời gian chăm sóc con cái như trò chuyện, uốn nắn về những hành vi văn minh , lễ giáo…. đúng cách, phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời sửa sai cho trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiếp với bạn bè và người lớn. Tuyên truyền tới cha mẹ và người lớn trong nhà làm gương cho trẻ bắt chước khi sử dụng đồ dùng: nhẹ nhàng, không quăng ném lung tung, để đúng chỗ. Cùng trẻ thường xuyên dọn dẹp đồ dùng, đồ chơi, thu gom đồ phế thải để dùng vào các việc khác. Dần dần hãy để trẻ tự thực hiện. Khen trẻ kịp thời, tỏ ra hài lòng mỗi khi trẻ dọn đồ chơi, đồ dùng. 14
- Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ về sự tiến bộ của trẻ để phụ huynh kịp thời nắm bắt. Qua một thời gian áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có sự tiến bộ rõ rệt như xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp. Trẻ lớp tôi có thói quen ăn mặc sạch sẽ, biết cách vệ sinh răng, rửa mặt, có thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi chơi về và khi tay bẩn. Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn nhiều hoa quả... Kết thúc học kỳ I chính là lúc tôi thông báo tới toàn thể các phụ huynh về kết quả thực hiện các nội dung giáo dục lễ giáo của trẻ, đánh giá trẻ một cách cụ thể. Tôi tuyên dương những trẻ đã làm được nhiều việc tốt, khéo léo nhắc nhở những trẻ còn chưa ngoan để phụ huynh quan tâm hơn nữa. Tôi mạnh dạn trao đổi và đưa ra hướng giải quyết tích cực để phụ huynh cùng phối hợp thực hiện giúp trẻ hoàn thiện hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo. Với biện pháp này, tôi kiến này, chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên một cách rõ rệt . Giáo viên trong tổ cũng đã nhận thức hơn được về tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ và áp dụng vào lớp mình đang giảng dạy. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Những biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non có thể áp dụng rộng rãi không cần bảo mật. dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Môi trường sư phạm nhà trường, lớp học đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp, hấp dẫn trẻ. Giáo viên: Cung cấp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Học tập qua băng hình, đĩa ghi hình...để cung cấp thêm tư liệu cho bản thân. - Tích cực tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. - Tham gia tích cực hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo dục lễ giáo cho trẻ trong trường mầm non. - Làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo giúp trẻ hứng thú trong các hoạt động. Học sinh 3-4 tuổi các nhóm lớp trong nhà trường. 15
- Phụ huynh của trẻ 3-4 tuổi trong nhà trường. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Từ những biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tôi đã thực hiện và thu được một số kết quả như sau: đỡ bố mẹ, nhường nhịn em nhỏ ở gia đình, biết giúp đỡ bạn bè ở lớp. - Yêu thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường, không ngắt hoa bẻ cành, vẽ bậy lên tường. cho trẻ. - Phụ huynh quan tâm ngày càng nhiều hơn đến con em mình, chú ý hơn đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi… + Đối với giáo viên: - Tất cả giáo viên trong tổ nói chung và bản thân tôi nói riêng đều nhận thức được về tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. Đặc biệt là nắm vững được nội dung, phương pháp để áp dụng đưa vào giảng dạy. - Bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn trẻ hoạt động giáo dục lễ giáo cho trẻ, từ đó giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn. - Nắm vững về phương pháp tổ chức các hoạt động có lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ. - Gương mẫu chuẩn mực hơn trong giao tiếp với mọi người xung quanh, đặc biệt là với trẻ. - Sáng tạo hơn trong việc xây dựng môi trường để giáo dục lễ giáo cho trẻ. - Các kế hoạch đưa ra để chao đổi với phụ huynh, đều được phụ huynh tin tưởng và đồng tình ủng hộ. 16
- Sau khi áp dụng những biện pháp tôi nghiên cứu vào thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lớp mình phụ trách, kết quả khảo sát trẻ lần 2 vào cuối năm học đã đạt được như sau: * So sánh kết quả khảo sát lần 1 và lần 2: Qua bảng khảo sát cuối năm học và bảng so sánh tỉ lệ trẻ đạt được giữa khảo sát trẻ lần 1 và lần 2 cho thấy: Trong quá trình tôi áp dụng các biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ của lớp tôi phụ trách tỉ lệ trẻ đạt được ở các nội dung giáo dục lễ giáo đều tăng lên rõ rệt, tăng từ 35% đến 47%. Trẻ đạt cao nhất là ở nội dung biết xưng hô chào hỏi (đạt 100%). Nội dung trẻ đạt tăng cao nhất giữa lần 2 so với lần 1 là nội dung trẻ có thói quen nề nếp trong ăn uống văn minh, lịch sự. ( tăng 47%) . Từ kết quả đó, trẻ lớp tôi ngoan hơn, lễ phép hơn, có nề nếp hơn trong ăn uống trẻ được hình thành những thói quen vệ sinh văn minh, biết chào hỏi khi có khách đến, biết trao nhận bằng hai tay, biết giúp đỡ bạn bè, cô giáo, bố mẹ, không đánh bạn, lễ phép mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, có nề nếp trong ăn uống văn minh, lịch sự, biết cảm ơn, nhận lỗi khi làm sai, kính trọng cô giáo và người lớn. Đặc biệt trẻ có thói quen nề nếp trong học tập đat kết quả đáng khích lệ đối với trẻ mẫu giáo bé. Các bậc phụ huynh có chuyển biến rõ rệt trong giao tiếp, và quan tâm ngày càng nhiều đến trẻ. Bản thân tôi nhận được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ qua các giờ học, các hoạt động, được phụ huynh tin yêu, đồng nghiệp quý mến. Đây là sự tiến bộ rất lớn sau khi tôi áp dụng “Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non”. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. 17
- mối quan hệ giao tiếp với bạn bè, cô giáo và người lớn tuổi, trẻ luôn có ý thức trong cách ăn, nói, và hành động đều thể hiện sự nhẹ nhàng, khéo léo. Giáo dục lễ giáo phát huy nhận thức và sự hình thành nhân cách của trẻ 3-4 tuổi. - Qua giáo dục lễ giáo, trẻ sẽ lĩnh hội được những mối quan hệ và tình cảm giữa bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo. Đây là phương tiện giáo dục, nhằm hình thành cho trẻ những tình cảm yêu thương, gần gũi với mọi người, kính trọng lễ phép với người thân của mình: - Giáo dục lễ giáo cho trẻ 3-4 tuổi sẽ giúp trẻ hình thành phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, và nhân cách của trẻ. Đề tài nghiên cứu này sẽ làm cơ sở vững chắc cho việc học tập của trẻ những năm tiếp theo. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu( nếu có): Đại tự, ngày ... tháng ... năm 202... Đại tự, ngày 20 tháng 05năm 2021 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) Lê Thị Hường 18
- XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ 19
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 188 | 41
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 98 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 159 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 149 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 103 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 98 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 92 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 131 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 101 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn