Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo để lồng ghép bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt: lao động tự phục vụ, lau dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, biết chăm sóc cho cây, lau lá, tưới nước, nhổ cỏ,… Hình thành cho trẻ có thái độ thân thiện với môi trường, biết được hành vi nên làm và không nên làm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5- 6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường” PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Việc giáo dục cho trẻ có những hiểu biết về môi trường đang là vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Với trẻ Mầm non, các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường vừa giúp trẻ có hành vi, có ý thức, thói quen thái độ ứng xử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường. Trẻ biết sống hòa hợp với môi trường, vừa đảm bảo trẻ được phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ. Lứa tuổi này trẻ rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thụ đồng thời hình thành những nề nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách và kỹ năng sống sau này của trẻ. Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt-xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Ngày nay giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học mầm non. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là hình thành cho trẻ có thói quen tốt, biết cách sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp học gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc các con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như: vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bản lên tường, dẫm đạp lên cây xanh.... Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non có ý thức bảo vệ môi trường. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sóng của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non. Ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5- 6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường”. 1/15
- 2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: Đánh giá thực chất, chất lượng việc giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi trường mầm non nơi tôi công tác. Tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo để lồng ghép bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt: lao động tự phục vụ, lau dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, biết chăm sóc cho cây, lau lá, tưới nước, nhổ cỏ,… Hình thành cho trẻ có thái độ thân thiện với môi trường, biết được hành vi nên làm và không nên làm. 3. Phạm vi và đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm: Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2020 tại lớp 5 tuổi A2 do tôi phụ trách trường mầm non Minh Quang B. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp điều tra thực trạng. - Phương pháp quan sát . - Phương pháp thực hành, trải nghiệm. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Căn cứ vào thông tư số 28/2016/ TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/ TT- BGDĐ ngày 25 tháng 07 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ hướng dẫn số 688 / PGD&ĐT- GDMN ngày 03/09/2019 của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Ba Vì hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môm cấp học mầm non huyện Ba Vì năm học 2019- 2020. Kế hoạch số 687/ KH- GD&ĐT- MN…...Ngày 03/09/2019. Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2019-2020 ngay từ đầu năm học nhà trường đã triển khai đầy đủ các công văn đến 100% CBGVNV trong nhà trường và chỉ đạo toàn trường thực hiện. Xuất phát từ những vai trò cụ thể và nhiệm vụ trọng tâm của năm học bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục cũng như các biện pháp để hoạt động giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường mang đến hiệu quả nhất định góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. 2/15
- Mục đích giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ và cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường, điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải tốt hơn hết là bắt đầu từ gian đoạn trẻ mầm non. Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy nên được triển khai theo phương pháp tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp lồng ghép vào các hoạt động giáo dục khác: hoạt động vui chơi, hoạt động học,…thông qua chế độ sinh hoạt một ngày ở trường của trẻ từ đó hình thành cho trẻ thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường ngay từ lứa tuổi mầm non. 2. Cơ sở thực tiễn: Trong năm học 2019- 2020 tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công phụ trách chăm sóc và giáo dục lớp 5- 6 tuổi A2 với tổng số trẻ là 20 cháu.Trong đó có 12 cháu là nam và 8 cháu là nữ, 9 cháu là người dân tộc thiểu số và nữ dân tộc có 4 cháu. Lớp có 2 cô giáo đạt trình độ chuẩn và luôn chú tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ, trang trí lớp phù hợp với sự kiện trong từng tháng, tạo môi trường lớp học gần gũi hấp dẫn trẻ. Cô và trò luôn quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Hiện nay các trường mầm non thực hiện theo sự chỉ đạo của ngành đã lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động, không có hoạt động riêng biệt nên việc hình thành các hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ còn hạn chế. Chính vì thế, qua nhiều năm thực hiện giáo dục môi trường được lồng ghép vào các hoạt động thì kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường ở trẻ đã có một chút hiệu quả. Song kỹ năng sống về bảo vệ môi trường thể hiện cuộc sống hàng ngày của trẻ còn hạn chế. 3.Thực trạng ở trường mầm non : 3.1, Đặc điểm tình hình nhà trường : Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, năng động nhiệt tình. Trường lấy mục tiêu năm 2021 xây đón trường chuẩn quốc gia nên nhà trường rất chú tâm đến mọi lĩnh vực phát triển trẻ một cách toàn diện. Năm học 2019-2020 với mục tiêu xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. Nhà trường đã thiết kế, xây dựng môi trường tạo mọi điều kiện để trẻ hoạt động phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ từ lớp học đến sân trường, vườn cây, khu vườn cổ tích,... 3.2. Thuận lợi và khó khăn : 3.2.1 Thuận lợi : 3/15
- - BGH nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi hội thảo, các chuyên đề. Trang thiết bị dạy và học được BGH nhà trường đầu tư đầy đủ, luôn qua tâm giúp đỡ khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ. - Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện cho trẻ có một môi trường học tập tốt. - Nhà trường đầu tư nhiều thùng rác có nắp đậy ở nhiều chỗ trong sân trường, ở từng lớp để thuận lợi cho trẻ và phụ huynh bỏ rác. Nhà trường luôn quan tâm đến việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể trẻ tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động. - Với đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn luôn không ngừng tìm tòi học hỏi, sáng tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ. - Giáo viên chuẩn bị đầy đủ giáo án, đồ dùng phục vụ cho hoạt động, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học - Trẻ nhanh nhẹn, tự tin, hứng thú tham gia các hoạt động. 3.2.2 Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên tôi gặp không ít những khó khăn sau : - Phụ huynh đa số làm nghề nông và buôn bán nhỏ nên đời sống còn khó khăn, do đó một số phụ huynh chưa quan tâm đến con mình. - Có một số phụ huynh đi làm xa nên việc trao đổi trực tiếp tình hình của trẻ ở nhà và ở lớp chưa được sát sao. - Phụ huynh chưa quan tâm đến môi trường xung quanh trẻ. - Một số trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường nên việc truyền thụ kiến thức đến cho trẻ còn nhiều bất cập. 3.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Để nắm được khả năng nhận thức về bảo vệ môi trường của trẻ tôi dùng biện pháp khảo sát trẻ tại lớp với số lượng trẻ là 20 cháu. Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đầu năm như sau: (Tổng số trẻ: 20 cháu) Nội dung Tổng số Đạt Chưa dạt STT tiêu chí Tỷ lệ Số Tỷ lệ khảo sát Số trẻ % trẻ % 1 Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. 20 9 45% 11 55% Trẻ có tói quen sống gọn gàng, 2 ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ 20 7 35% 13 65% sinh trường lớp sạch sẽ. 3 Tích cực tham gia vào các hoạt 20 8 12 động bảo vệ môi trường ở 40 60% 4/15
- trường, lớp. Trẻ biết chia sẻ, hợp tác với bạn 4 bè và những người xunh quanh 20 7 35% 13 65% về việc bảo vệ môi trường. Trẻ có phản ứng với hành vi của 5 mọi người khi làm bẩn môi 20 6 30% 14 70% trường và phá hoại môi trường. Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng kiến thức của trẻ trong việc bảo vệ môi trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Từ thực tế trên tôi đã bàn bạc với giáo viên trong lớp cùng thống nhất đưa ra các biên pháp giáo dục phù hợp để cung cấp kiến thức cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. 4. Những biện pháp thực hiện : - Biện pháp 1: Lập kế hoạch và lựa chọn các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. - Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học và góc thiên nhiên để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. - Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày của trẻ. - Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh cùng tham gia giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. 5. Biện pháp thực hiện (biện pháp từng phần): 5.1: Biện pháp 1: Lập kế hoạch và lựa chọn các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ : Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh họat dựa vào tình hình của lớp, khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật liệu có thể tạo ra được sản phẩm đáp ứng yêu cầu “ Học mà chơi, chơi mà học” cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được luôn ở mức cao nhất. Kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến khó, mức độ tăng dần theo các tháng như sau: - Tháng 9: Giữ sạch trường lớp, không vẽ bẩn lên tường; vứt rác đi vệ sinh đúng nơi quy định, lau dọn, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. Trò chuyện về sự cần thiết của việc rửa tay, rửa mặt, những thời điểm cần thiết để rửa tay, rửa mặt trong ngày. - Tháng 10: Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, quần áo đầu tóc sạch sẽ, gọn gàng, có hành vi văn minh trong ăn uống, biết sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân: cốc, khăn mặt,...Tiết kiệm và bảo vệ nước, điện. 5/15
- - Tháng 11: Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, tôn trọng những người làm sạch đẹp môi trường: cô lao công,.... - Tháng 12: Cần chăm sóc bảo vệ vật nuôi: cho ăn, không đánh ném các con vật. Có ý thức bảo vệ những loài động vật quý hiếm: không săn bắt, giết mổ, ăn thịt,... - Tháng 1: Không vứt rác bừa bãi, không nói to nơi công cộng, không bẻ cành, hái lá. Trồng cây nhân dịp dầu xuân. - Tháng 2: Trò chuyện về lợi ích của cây xanh đối với con người: cây làm cảnh, cho bóng mát, làm cho không khí trong lành, giữ cho đất không bị sói mòn,...Chăm sóc va bảo vệ cây xanh: trồng, vun xới, tưới cây, lau lá,... - Tháng 3: Tiếng ồn của các động cơ, các phương tiện giao thông xả khói ra đường làm ô nhiễm môi trường. Cách phòng tránh. - Tháng 4: Con người với hiện tượng tự nhiên: gió, nắng, hạn hán, lũ lụt,...ảnh hưởng của chúng với môi trường. Cách bảo vệ và phòng tránh, sự cần thiết của nước. Nhận xét một số hành vi đúng- sai của con người với môi trường, một số hành vi, những điều nên làm để bảo vệ môi trường. - Tháng 5: Ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường một số địa danh, phong cảnh. Trẻ biết bảo vệ môi trường sạch đẹp, không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành, ngắt hoa, không dẫm lên cỏ và không phá hoại những đồ chơi ở những nơi công cộng. Do tình hình dịch bệnh covid- 19 của năm 2020 diễn ra vô cùng phức tạp và nguy hiểm trong tháng 2, tháng 3, tháng 4 trẻ không được đến trường và học trực tuyến tại nhà nên việc thực hiện theo kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ tôi đưa ra còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, ở sau mỗi hoạt động học trực tuyến tôi vẫn luôn nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế đi ra khỏi nhà và có các biện pháp phòng và tránh dịch theo quy định của nhà nước. Sau khi trẻ quay lại trường học kế hoạch tháng 2, tháng 3, tháng tôi thực hiện lồng ghép vào tháng 5 và tháng 6 để đảm bảo việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Với việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung tích hợp theo từng tháng một cách rõ ràng, cụ thể. Tôi đã lồng ghép vào cá hoạt động hàng ngày để giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và đạt hiệu quả cao. 5.2: Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học và góc thiên nhiên để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường cho trẻ : Đối với trẻ mầm non xây dựng môi trường giáo dục trẻ là rất quan trọng vì môi trường giáo dục có tốt thì mới kích thích tìm tòi, khám phá của trẻ. Cũng chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi cùng với giáo viên trong lớp đã lập ra kế 6/15
- hoạch xây dựng môi trường lớp học sạch sẽ thân thiện. Trang trí các mảng nội dung theo chủ đề sự kiện, làm nhiều góc mở, có nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên, đồ dùng đố chơi ở các góc được sắp xếp gọn gàng, khoa học, đẹp mắt để giáo dục được trẻ và để lôi cuốn trẻ tham gia vào họat động. Đặc biệt ở trong lớp có bảng phân công trực nhật, lau dọn góc chơi. Biết cất và lấy đồ chơi đúng quy định. Việc tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ hoạt động là điều cần thiết, để đáp ứng nhu cầu của trẻ: “ Học mà chơi, chơi mà học” trẻ được chơi, được khám phá, được học tập trong môi trường trong lành có đủ trang thiết bị, đồ chơi vận dụng từ thiên nhiên sẽ là cơ hội tốt cho trẻ, qua đó hình thành cho trẻ có tính thiện cảm về thiên nhiên có ý thức chăm sóc và bảo vệ môi trường. Đặc biệt lớp tôi có hiên trước làm góc thiên nhiên với diện tích vừ đủ nhưng thoáng mát, thuận tiện cho trẻ vui chơi và hoạt động. Được sự quan tâm của BGH nhà trường đầu tư cho cơ sở vật chất, các đồ dùng phục vụ cho góc thiên nhiên, phụ huynh nhiệt tình ủng hộ một số chậu hoa cây cảnh, hạt giống,... Với những thuận tiện đó, nên tôi cùng với giáo viên trong lớp đã nghiên cứu, lên kế hoạch phân công cho trẻ hoạt động trải nghiệm chăm sóc cây theo từng nhóm và thực hiện theo từng ngày như sau: gieo hạt, chăm sóc cây, trồng cây, tưới và lau lá, nhổ cỏ cho cây,..từng nhóm trẻ luân phiên nhau trong tuần. Với hình thức xây dựng lớp học và lập kế hoạch đề ra những nội qui nhỏ cho mỗi góc, như vậy trẻ lớp tôi đã có nhiều cố gắng, có ý thức tự giác lao động, chăm sóc bảo vệ cây, ban đầu trẻ có một số kiến thức và kỹ năng thực hiện tốt một số công việc được giao. Các nhóm thực hiện không bị chồng chéo, đúng thời gian, trẻ rất thích thú tham gia vào hoạt động, thích được thực hành gieo hạt, chăm sóc cây, theo dõi sự trưởng thành của cây. Từ những việc phân công cô và trẻ lớp tôi đã tạo được môi trường lớp học xanh- sạch- đẹp, đặc biệt góc thiên nhiên của lớp rất đẹp và mát mắt.( minh chứng hình ảnh 1). 5.3. Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày của trẻ: a. Thông qua hoạt động học: Mỗi môn học đều có mục đích yêu cầu riêng, song tôi luôn chú ý lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường một cách linh hoạt sao cho phù hợp giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ. Mỗi tháng có một nội dung khác nhau nhưng đều giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Dựa vào từng hoạt động cụ thể để lồng ghép vào từng phần của hoạt động hay có thể lồng ghép vào trọng tâm của họat động, nhưng với chương trình học của lớp tôi đa phần giáo dục bảo vệ môi trường vào phần củng cố và giáo dục 7/15
- trẻ, nhằm để khắc sâu cho trẻ thói quen, hành vi tốt để cho trẻ biết được nội dung giáo dục môi trường trong hoạt động này là giáo dục cái gì? Trẻ phải thực hiện như thế nào? Những việc gì nên làm và những việc gì không nên làm? Để hoạt động đạt kết quả cao thì tôi phải dùng các phương pháp khác nhau để kích thích trẻ tham gia hoạt động và ghi nhớ lâu hơn. */ Ví dụ: Với hoạt động KPKH “Cây xanh và môi trường sống”. Tôi cho trẻ xem một số hình ảnh về cây xanh, sự phát triển của cây xanh, lợi ích của cây xanh. Cây lớn lên nhờ những yếu tố nào? Vì sao phải trồng cây? Cây có lợi ích gì cho môi trường, cho cuộc sống của con người? Sau khi kết thúc giờ học tôi cho trẻ thực hành trồng cây, chăm sóc cây ở hoạt động ngoài trời kế tiếp. Thông qua hoạt động thực hành, trải nghiệm sẽ giúp trẻ hiểu thêm về công việc và ý nghĩa của việc trồng cây. Từ đó trẻ cũng có kỹ năng chăm sóc bảo vệ cây và có ý thức cùng tham gia bảo môi trường.( Minh chứng hình ảnh 2) */ Ví dụ: hoạt động KPXH: “Bé hãy bảo vệ môi trường”. Tôi đưa ra các hình thức sau để giúp trẻ hiểu về môi trường quanh bé, môi trường bị ô nhiễm, nguyên nhân bị ô nhiễm và từ đó hình thành ở trẻ những cách có thể bảo vệ môi trường. - Hoạt động 1: Môi trường quanh bé: Tôi cho trẻ xem một số hình ảnh về môi trường và trò chuyện giúp trẻ hiểu môi trường quanh trẻ là: Đường phố, cây cỏ, núi rừng, sông suối,… - Hoạt động 2: Vì sao môi trường bị ô nhiễm? Tôi cho trẻ xem một số hình ảnh môi trường bị ô nhiễm do: xả rác, nước thải từ các nhà máy, khói xe, khói nhà máy,… - Hoạt động 3: Làm thế nào để bảo vệ môi trường? + Thu dọn rác thải thường xuyên. + Bỏ rác đúng nơi qui định. + Trồng thêm cây xanh. + Sử dụng túi giấy thay bao ni lông. Giáo dục trẻ: có ý thức bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh chung không vứt rác bừa bãi, thấy rác phải nhặt và cho vào thúng rác,….( Minh chứng hình ảnh 3) Trẻ Sau khi trẻ uống sữa học đường xong tôi hướng dẫn trẻ cách gập vỏ sữa cho thật gọn để bỏ vào thùng rác cho đỡ cồng kềnh tốn diện tích. Đồng thời tôi nhắc trẻ khi uống sữa ở nhà cũng có thể gấp vỏ hộp sữa như ở lớp.( Minh chứng hình ảnh 4) 8/15
- Thông qua hoạt động trò chuyện xem hình ảnh về môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, trẻ đã hiểu và có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp và biết nhắc nhở các bạn thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường. Trong hoạt động “Tìm hiểu công việc của cô lao công”. Cho trẻ xem hình ảnh cô lao công và trò chuyện về công việc, sự vất vả của cô lao công ngày đêm quét rác trên đường phố làm cho đường phố thêm sạch đẹp, từ đó trẻ luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ. Qua đó trẻ được nghe, được nhìn, phân tích, trải nghiệm, nhận xét sự việc thật gần gũi với trẻ về môi trường sạch với môi trường bẩn, bẩn là như thế nào? Bẩn là đẹp hay xấu? Nhận biết hành động nào đúng với môi trường, hành động nào không nên làm để bảo vệ môi trường. Chúng ta phải làm gì để môi trường luôn sạch sẽ và gọn gàng từ đó trẻ cảm nhận được ý thức bảo vệ môi trường một cách hoàn thiện hơn. Ví dụ: hoạt động vẽ theo ý thức của trẻ, tôi lồng vào hội thi vẽ tranh với chủ đề “Bé bảo vệ môi trường”. Tôi gợi ý cho trẻ vẽ những tranh có nội dung về cây, con vật, hoa, quả, tranh ảnh phản ánh môi trường thực tế, các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường mầm non, gia đình nơi sống của trẻ. Trẻ rất hứng thú, hăng say khi đưa ra ý tưởng và thể hiện bài vẽ của mình, đó cũng là một việc làm tốt để bảo vệ môi trường.( Minh chứng hình ảnh 5) Với giờ hoạt động “Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi, làm hoa nghệ thuật”. Từ những nguyên vật liệu mà hàng ngày chúng tôi thống nhất trẻ cùng phụ huynh mang đến lớp là các loại phế liệu (vỏ hộp các loại, bìa cattong, len, vải,…) để làm đồ dùng tự tạo phục vụ cho hoạt động của trẻ. Trẻ rất thích thú khi được cùng cô tạo ra những con rối, những lọ hoa, các loại đồ dùng khác phù hợp với chủ đề mà trẻ được làm quen. Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại nguyên liệu ấy và tự tay mình làm những món đồ chơi mình thích. Từ đó tôi giáo dục trẻ trong khi làm đồ dùng phải sắp xếp gọn gàng, làm đâu gọn đó, biết vứt rác đúng nơi quy định, biết rửa tay lau tay khi làm bài xong. Như vậy trẻ có ý thức dọn dẹp gọn gàng ngăn nắp. Ở lớp tôi việc giáo dục bảo vệ môi trường là thường xuyên đồng thời có kết hợp với môn âm nhạc, văn học thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện tôi đã dạy. Từ đó trẻ cảm nhận được tầm quan trọng của thiên nhiên tươi đẹp, những việc làm có ích, những việc có thể gây hại cho môi trường và trẻ sẽ có những hành động đẹp để tạo nên một môi trường trong sạch. Bên cạnh đó tôi thường xuyên sưu tầm những bài thơ, bài hát có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để dạy trẻ. Ví dụ: bài thơ “Môi trường” – Hữu Trung Nguyên, “Bảo vệ 9/15
- môi trường” – Nguyễn Thanh Nhật, bài hát “ Em yêu cây xanh”, “Em đi trồng cây”,… b, Thông qua hoạt động góc: Một ngày ở trường của trẻ hoạt động góc cũng góp phần rất quan trọng trong việc giáo dục và phát triển cho trẻ, đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Thông qua hoạt động trẻ phản ánh lại môi trường xung quanh trẻ, mô phỏng lại những hành động quen thuộc của người lớn mà trẻ đã thấy, đã biết. Chính vì vậy, khi cho trẻ tham gia hoạt động góc tôi hướng dẫn, gợi mở cho trẻ rõ ràng, chi tiết để trẻ hiểu hoạt động tích cực, ngoài ra tôi luôn chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng nhằm thu hút trẻ chơi. Đặc biệt tôi luôn lưu ý giao lưu với từng nhóm chơi giúp trẻ mạnh dạn hơn trong khi chơi. Thông qua đó giáo dục tính ngăn nắp, gọn gàng, biết phân biệt môi trường đẹp, môi trường xấu, biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh có phản ứng đúng với các hành vi khi tham gia bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường vào hoạt động góc được tiến hành xuyên suốt toàn bộ hoạt động từ trưng bày đến thu dọn đồ chơi. Ví dụ: “Góc thiên nhiên” trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: gieo hạt, trồng cây, chăm sóc cây, vườn hoa, tưới nước, nhổ cỏ,… Qua trò chơi “Bé tập làm nội trợ” Trẻ tự chế biến các món ăn đơn giản như: khuấy nước cam, cắt hoa quả, chế biến các cóm ăn,…tôi chú ý dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi chế biến. Góc nghệ thuật và một số góc khác giáo dục trẻ có ý thức sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, biết cắt, xé dán, vẽ một số bức tranh về bảo vệ môi trường,… Thông qua cá trò chơi học tập tôi dạy trẻ cách tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ học cách so sánh, phân loại những hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch và môi trường bẩn, tìm ra nguyên nhân thông qua các trò chơi đóng kịch: trẻ thể hiện nội dung các câu chuyện bảo vệ môi trường, thể hiện các hành vi có lợi và hành vi gây hại cho môi trường thông qua các trò chơi vận động. c. Thông qua hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời là hoạt động cần phải đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ, làm giàu và củng cố kiến thức cho trẻ về môi trường xung quanh, giáo dục cho trẻ những thói quen, hành vi tốt nơi công cộng. Đặc biệt trường tôi có khung cảnh khuân viên sân trường rộng rãi, có nhiều cây xanh, cây cảnh, có vườn rau của bé và có sân chơi,…Rất thuận lợi cho trẻ hoạt động và khám phá với thiên nhiên. Thông qua hoạt động ngoài trời của 10/15
- các ngày tôi cho trẻ được quan sát và tham gia lao động ngoài trời như: quan sát cây cối, các loại hoa, vườn rau, lau đồ chơi ngoài trời,… giúp cho trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây, không ngắt lá bẻ cành, có ý thức tự lao động quét dọn vệ sinh nhặt lá rụng ngoài sân trường, lau dọn vệ sinh đồ chơi ngoài trời. Ví dụ: Cho trẻ quan sát vườn rau ở trường: gợi ý để trẻ nói lên những gì mà trẻ thấy, đặc điểm các loại rau, lợi ích của chúng như thế nào? Làm thế nào để chúng ta có rau ăn hàng ngày? Nếu không tưới nước và nhổ cỏ cho rau thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vì sao? Với những câu hỏi đó trẻ sẽ đưa ra ý kiến của mình từ đó trẻ thể hiện tính độc lập cá nhân, mạnh bảo hơn, tự tin hơn, đồng thời kích thích được tính ham hiểu biết của trẻ. Khi trẻ được tham gia hoạt động kiến thức sẽ được khắc sâu trẻ học mà không biết là mình đang học. Đó sẽ là nền tảng để trở thành một tuyên truyền viên tốt về chăm sóc và bảo vệ cây cũng như môi trường xung quanh trẻ.(Minh chứng hình ảnh 6) Tôi luôn dẫn trẻ vào sự việc thật gần gũi để trẻ thấy được sự phong phú đa dạng, sống động của môi trường bên ngoài. Qua đó giáo dục trẻ biết yêu quý thiên nhiên gần gũi thân thiện với môi trường, mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường, rèn trẻ có kỹ năng giữ gìn bảo vệ môi trường. d. Thông qua hoạt động lao động : Ngoài hoạt động học chúng tôi thường xuyên giao nhiệm vụ cho trẻ qua bảng phân công trực nhật hàng ngày. Trẻ biết giúp cô lau dọn giá đồ dùng đồ chơi, biết sắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định. Trẻ biết lau lá cây và chăm sóc cây xanh. Từ đó trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu lao động, môi trường sạch sẽ từ những hành động nhỏ đó của trẻ. Tham gia lau chùi vệ sinh đồ chơi trong, ngoài lớp học sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng. Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày, không để nước chảy liên tục, biết khóa vòi nước khi dùng xong.( Minh chứng hình ảnh 7,8) 5.4. Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh cùng tham gia giáo dục trẻ bảo vệ môi trường : Phụ huynh là nguồn động viên lớn, khích lệ và luôn sát cánh bên tôi trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Vì thế để nhận được sự hỗ trợ đó tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động phụ huynh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày và nhắc nhở phụ huynh cùng tham gia thực hiện bằng khẩu hiệu “Mỗi người hãy trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động bảo vệ môi trường” phụ huynh đã ủng hộ cho lớp tôi những chậu cảnh nhỏ, cây xanh để tạo cho khung cảnh vườn trường thêm đẹp hơn. 11/15
- Qua giờ đón, trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên nhắc trẻ cất giầy, dép đúng nơi, đúng chỗ ở lớp cũng như ở nhà, khi nhìn thấy vỏ bánh kẹo nơi công cộng, ngoài sân trường phải nhặt bỏ vào thúng rác đó cũng là một việc để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Lồng vào các buổi họp phụ huynh trao đổi về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở gia đình. Tập cho trẻ có thói quen biết vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường. Tuyên truyền phụ huynh về việc sử dụng nguyên vật liệu phế thải (chai lọ nhựa, vải vụn, vỏ hộp bánh kẹo,…) phụ huynh cung cấp cho để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi của trẻ, ngoài ra còn nhằm giúp cho phụ huynh biết tác dụng của việc bảo vệ môi trường. Cũng từ đó mà giáo viên lớp tôi đã có thêm điều kiện thuận tiện rất nhiều, giảm bớt khó khăn về nguyên vật liệu tự nhiên, đồ dùng sáng tạo mà đặc biệt là sự chú ý của trẻ phát triển một cách rõ rệt.( Minh chứng hình ảnh 9, 10) 6. Kết quả mong đợi: Qua một năm thực hiện các biện pháp trên tôi đã thu được một số kết quả rõ rệt: Trẻ có một số vốn kiến thức, thói quen tốt đối với môi trường sống.Qua bảng khảo sát cuối năm như sau. Kết quả khảo sát đánh giá trẻ cuối năm như sau: (Tổng số trẻ: 20 cháu) Nội dung tiêu chí khảo Đầu năm Cuối năm Đối chứng sát STT Số trẻ Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Tỷ lệ % tăng Trẻ biết chăm 1 sóc và 9/20 45% 20/20 100% 11 55% bảo vệ cây. 2 Trẻ có 7/20 35% 19/20 95% 12 60% tói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường 12/15
- lớp sạch sẽ. Tích cực tham gia vào các hoạt động 3 8/20 40% 20/20 100% 12 60% bảo vệ môi trường ở trường, lớp. Trẻ biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè va những 4 người 7/20 35% 18/20 90% 11 55% xunh quanh về việc bảo vệ môi trường. Trẻ có phản ứng với hành vi của mọi người 5 khi làm 6/20 30% 19/20 95% 13 65% bẩn môi trường và phá hoại môi trường. */ Đối với trẻ: - 100% trẻ ở lớp bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản: Thông qua giáo dục bảo vệ môi trường, trẻ biết chăm sóc, giữ gìn sức 13/15
- khỏe cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây, tưới cây góc thiên nhiên, có ý thức tốt bảo quản môi trường của lớp, của trường luôn luôn sạch đẹp. Trẻ có những thói quen tốt bảo vệ môi trường như ăn kẹo bánh xong biết vứt giấy vỏ, giấy vào thùng rác. Khi có nhu cầu vứt rác, mang rác tới thùng vứt hoặc vứt rác vào nơi quy định. Không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng chổ. Biết tiết kiệm thức ăn, ăn hết suất, không làm rơi vãi, không bỏ thừa thức ăn, ăn xong biết đánh răng và biết tiết kiệm nước. - 95% Trẻ có tói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Trẻ có phản ứng với hành vi của mọi người khi làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường. - 90% Trẻ biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè va những người xunh quanh về việc bảo vệ môi trường. */ Về phía giáo viên: Với vai trò là người giáo viên, là người hướng dẫn trẻ tôi đã được tham gia tập huấn đầy đủ, nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tìm hiểu kỹ và sâu sắc những vai trò của môi trường trong cuộc sống của con người. Để từ đó tôi đã tìm ra những phương hướng, biện pháp tích cực và triệt để nhất để bảo vệ môi trường, vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ. Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường thường xuyên và liên tục. - Luôn luôn nhận thức được bảo vệ môi trường và hướng người khác bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách. - Nhận thức đúng đắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên (nước, điện) một cách hiệu quả hợp lý là quyền và nghĩa vụ của bản thân, mang lại ích lợi cho bản thân. - Luôn tìm tòi và khám phá các cách sử dụng và tái chế các nguyên vật liệu cũ để làm thành các công cụ dạy học và các đồ dung, đồ chơi. */Đối với phụ huynh: - Phụ huynh đã quan tâm hơn đến công tác này và hỗ trợ nhiệt tình các loại nguyên vật liệu phế thải cho Giáo viên ở lớp. - Luôn phối hợp với giáo viên nhắc nhở trẻ ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi. - Nắm chắc kiến thức, hiểu biết cơ bản về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và môi trường. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. PHẦN THỨ BA: 14/15
- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận - Với vai trò là người giáo viên, là người hướng dẫn trẻ tôi đã được tham gia tập huấn đầy đủ, nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tìm hiểu kỹ và sâu sắc những vai trò của môi trường trong cuộc sống của con người. Để từ đó tôi đã tìm ra những phương hướng, biện pháp tích cực và triệt để nhất để bảo vệ môi trường, vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ. Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường thường xuyên và liên tục. - Luôn luôn nhận thức được bảo vệ môi trường và hướng người khác bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách. - Nhận thức đúng đắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên (nước, điện) một cách hiệu quả hợp lý là quyền và nghĩa vụ của bản thân, mang lại ích lợi cho bản thân. - Luôn tìm tòi và khám phá các cách sử dụng và tái chế các nguyên vật liệu cũ để làm thành các công cụ dạy học và các đồ dùng, đồ chơi. - Kết hợp với phụ huynh rèn cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi. 2. Khuyến nghị : Nhìn lại thực tế qua việc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi có ý thức bảo vệ môi trường ở trường nơi tôi công tác, tôi có một số đề xuất sau: - Đối với Phòng giáo dục va đào tạo huyện Ba Vì tiếp tục tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn, hội thảo, kiến tập về các chuyên đề giá dục bảo vệ môi trường. - Đối với BGH nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên đi học hỏi, kiến tập trường bạn và tổ chức kiến tập tại trường để các đồng chí trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. - Đối với cán bộ giáo viên trong nhà trường phải luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo về việc giữ gìn bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp. Trên đây là một số biện pháp tôi đã lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và các hoạt động trong ngày cho trẻ mẫu giáo, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của cấp lãnh đạo, BGH và các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm trong việc giúp trẻ có những hành vi, thói quen tốt trong việc giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Lời cam đoan : Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tự nghiên cứu, không sao chép nội dung của người khác. 15/15
- Tôi xin chân thành cảm ơn! 16/15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 196 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 111 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 170 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 151 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 107 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 98 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 143 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn