intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi C4 Trường mầm non Nhân Thắng có nền nếp thói quen đối với hoạt động vệ sinh rửa tay bằng xà phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi C4 Trường mầm non Nhân Thắng có nền nếp thói quen đối với hoạt động vệ sinh rửa tay bằng xà phòng” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đồng thời góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục Mầm non trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là rèn nền nếp thói quen cho trẻ 3-4 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi C4 Trường mầm non Nhân Thắng có nền nếp thói quen đối với hoạt động vệ sinh rửa tay bằng xà phòng

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH TRƯỜNG MẦM NON NHÂN THẮNG ===========  =========== BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI C4 TRƯỜNG MẦM NON NHÂN THẮNG CÓ NỀN NẾP THÓI QUEN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VỆ SINH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG. Họ và tên : Trần Thị Hảo Lớp giảng dạy : 3-4 tuổi C4 Trình độ chuyên môn : Cử nhân Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường Mầm non Nhân Thắng Nhân Thắng, tháng 11 năm 2024 MỤC LỤC
  2. Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Thực trạng nền nếp thói quen đối với hoạt động vệ sinh rửa 3 tay bằng xà phòng của trẻ 3-4 tuổi C4 ở trường Mầm non. a. Ưu điểm 3 b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 3 2. Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi C4 Trường mầm non 5 Nhân Thắng có nền nếp thói quen đối với hoạt động vệ sinh rửa tay bằng xà phòng. a. Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục vệ sinh cho trẻ. 5 b. Biện pháp 2: Rèn nền nếp thói quen rửa tay bằng xà phòng cho 6 trẻ thông qua các hoạt động. Kết hợp động viên, khen ngợi trẻ. c. Biện pháp 3: Cho trẻ thực hành các bước rửa tay bằng xà phòng 14 ở mọi lúc mọi nơi. d. Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong 16 công tác rèn thói quen vệ sinh rửa tay bằng xà phòng cho trẻ. 3. Kết quả 20 a. Kết quả đạt được 20 b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm (sau khi áp dụng thực tiễn) 21 4. Kết luận 22 5. Kiến nghị, đề xuất 22 a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn 22 b. Đối với Lãnh đạo nhà trường 22 c. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo 23 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 24 PHẦN IV: CAM KẾT 25
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Như cha ông ta xưa nay vẫn nói “Sức khỏe là vàng”. Sức khỏe chính là vốn của cải quý giá nhất của con người, đặc biệt đối với trẻ lứa tuổi mầm non, vì nếu trẻ có sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể tham gia vào các hoạt động trong ngày một cách tích cực và thoải mái. Ở lứa tuổi này sức đề kháng của trẻ vẫn còn yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khi một ngày ở trường trẻ được tham gia rất nhiều hoạt động cần đến đôi bàn tay. Đôi tay của trẻ luôn tiếp xúc với nhiều đồ dùng, đồ chơi và bụi bẩn có dính các mầm bệnh, vi khuẩn mà ta không nhìn thấy được, nếu thường xuyên để đôi tay bẩn thì sẽ là nguồn lây bệnh nguy hiểm đối với trẻ. Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy để giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh ngoài việc thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ thì việc rèn nền nếp thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ là vô cùng quan trọng. Việc dạy trẻ có nền nếp thói quen vệ sinh cá nhân nói chung và kỹ năng rửa tay nói riêng là nhiệm vụ rất cần thiết đối với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Trong năm học 2024-2025 tôi được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé 3-4 tuổi C4, tại trường Mầm non Nhân Thắng. Lớp có 32 cháu trong đó có 13 bé gái và 19 bé trai. Qua tìm hiểu và quan sát trẻ tôi thấy. Đây là lứa tuổi trẻ mới lên mẫu giáo có một số trẻ mới đi học chưa có nền nếp học tập, nên việc đưa trẻ vào nền nếp là một vấn đề không chỉ ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải có thời gian và lòng kiên trì thì việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ mới có kết quả. Vì vậy, tôi thấy việc giáo dục đưa trẻ vào nền nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình học tập của trẻ. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nền nếp, thói quen ngay từ những ngày đầu năm học ? Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở, băn khoăn của riêng tôi mà là của tất cả các cô giáo và đồng nghiệp nói chung. Với một trái tim người mẹ thứ hai nhận thức được tầm quan trọng đó, nên tôi đã suy 3
  4. nghĩ và mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi C4 Trường mầm non Nhân Thắng có nền nếp thói quen đối với hoạt động vệ sinh rửa tay bằng xà phòng”. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đồng thời góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục Mầm non trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là rèn nền nếp thói quen cho trẻ 3-4 tuổi. 4
  5. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng nền nếp thói quen đối với hoạt động vệ sinh rửa tay bằng xà phòng của trẻ 3-4 tuổi C4 ở trường Mầm non. a. Ưu điểm : - Bản thân giáo viên luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trách nhiệm trong công việc, và được tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, có kiến thức về việc rèn nền nếp thói quen vệ sinh rửa tay bằng xà phòng cho trẻ. - Nhà trường thường xuyên bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ và đảm bảo đầy đủ nhà vệ sinh khép kín, thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ. - Nhà trường có bố trí các bồn rửa tay ngoài trời để trẻ có thể thực hiện rửa tay thường xuyên, sau các giờ chơi hoạt động ngoài trời. - Trẻ đi học đều, học đúng độ tuổi nên rất thuận lợi cho việc rèn nền nếp thói quen vệ sinh rửa tay bằng xà phòng cho trẻ. - Đa số các bậc phụ huynh cũng đã có tinh thần phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế : * Về phía trẻ: - Do trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé, một số trẻ lần đầu tiên tới trường, chưa có nền nếp thói quen học tập. - Trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được tầm quan trọng của giữ vệ sinh cá nhân, trẻ hay quên. - Tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của trẻ không đều, một số trẻ vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin trong hoạt động. - Hầu hết trẻ chưa có thói quen rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước, chưa có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. * Về phía phụ huynh : - Một số phụ huynh còn mải làm ăn kinh tế nên chưa hiểu được tầm quan trọng trong việc giáo dục vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh rửa tay bằng xà phòng cho trẻ tại nhà, chủ yếu các bậc phụ huynh chỉ vệ sinh cá nhân cho trẻ hoặc hướng 5
  6. dẫn trẻ vệ sinh theo cách thông thường, chưa khoa học và chưa đúng theo quy trình vệ sinh. - Mặt khác do nhận thức của phụ huynh còn hạn chế trong việc vệ sinh cá nhân cho trẻ. Phụ huynh chưa hiểu rõ các bệnh có thể lây nhiễm do vệ sinh kém. - Nhiều phụ huynh do chiều chuộng con nên còn e ngại khi cho trẻ tự thao tác rửa tay, sợ con rửa không sạch hoặc sợ ướt quần áo. Do vậy việc rèn nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. * Về phía giáo viên: - Giáo viên đôi khi chưa chú trọng rèn thói quen vệ sinh rửa tay bằng xà phòng cho trẻ, còn ngại tạo môi trường giáo dục vệ sinh cho trẻ, nội dung giáo dục vệ sinh chưa sát theo yêu cầu. * Bảng theo dõi đánh giá trẻ trước khi áp dụng biện pháp : Theo dõi trước khi áp dụng biện pháp Nội dung đánh STT giá Số trẻ đạt Tỉ lệ % Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước 1 8/32 25% Trẻ có thói quen nền nếp rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi 2 11/32 34% đi vệ sinh và khi tay bẩn. 2. Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi C4 Trường mầm non Nhân Thắng có nền nếp thói quen đối với hoạt động vệ sinh rửa tay bằng xà phòng. 6
  7. a. Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục vệ sinh cho trẻ a.1: Nội dung biện pháp: - Việc tạo môi trường giáo dục vệ sinh cho trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ, đặc biệt trẻ mầm non rất thích những hình ảnh trực quan sinh động khi tạo môi trường giáo dục vệ sinh sẽ giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động vệ sinh hơn. a.2: Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: - Hàng ngày, hàng giờ trẻ được tiếp xúc trực tiếp với môi trường trong và ngoài lớp, bởi vậy tôi đã xây dựng môi trường tạo cho trẻ hứng thú, thích thú. - Ngay từ đầu năm học tôi đã thay đổi môi trường trong lớp và ngoài lớp, bố trí hợp lí theo các nguyên tắc đã được quy định, chú trọng tạo môi trường thu hút, hấp dẫn trẻ bằng cách tôi đã lựa chọn các hình ảnh trang trí đẹp, các cuốn sách tranh truyện về giáo dục vệ sinh rửa tay bằng xà phòng để tạo môi trường giáo dục vệ sinh cho trẻ một số góc, mảng trường trong và ngoài lớp,… đặc biệt trong nhà vệ sinh tôi đã dán những hình ảnh về quy trình rửa tay, vui ngộ nghĩnh ở khu vực trẻ làm vệ sinh cá nhân,… và tôi cũng đã treo những chiếc khăn ở ngay cạnh bồn rửa tay của trẻ để trẻ lau tay sau khi rửa tay. Hình ảnh trang trí nhà vệ sinh a.3: Kết quả áp dụng biện pháp: 7
  8. - Sau khi tạo môi trường từ những hình ảnh trang trí, các cuốn sách tranh truyện đó tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú tham gia rửa tay, hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh hàng ngày. b. Biện pháp 2: Rèn nền nếp thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ thông qua các hoạt động. Kết hợp động viên, khen ngợi trẻ. b.1: Nội dung biện pháp: - Ngoài việc dạy trẻ về mặt lý thuyết cũng như thực hành rửa tay bằng xà phòng tôi không chỉ rèn ở một hoạt động mà tôi còn rèn thông qua các hoạt động trong ngày vào mọi lúc mọi nơi như hoạt động trò chuyện, hoạt động có chủ đích, hoạt động chơi ngoài trời, giờ ăn hay hoạt động học vệ sinh… tôi đều rèn cho trẻ để trẻ hình thành thói quen vệ sinh rửa tay. Đối với tâm lý trẻ nhỏ đặc biệt trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi lúc này tâm lý của trẻ thường thích được động viên, khen thưởng nhiều hơn là bị phê bình vì vậy tuyên dương trẻ là một điều rất cần thiết và kịp thời nhằm tạo cho trẻ sự tự tin hứng thú trong hoạt động. b.2: Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: * Hoạt động trò chuyện: - Khi tôi trò chuyện với trẻ về các bước rửa tay, thời điểm rửa tay và tôi cũng không quên dặn trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân nhắc trẻ phải luôn giữ gìn đôi tay của mình sạch sẽ và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước, dặn trẻ không để móng tay, móng chân dài luôn phải bảo bố mẹ cắt cho chúng mình nếu không cắt và vệ sinh sạch sẽ chúng mình sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh và ảnh hưởng tới sức khỏe. - Qua chủ đề “Bản thân”: Buổi sáng khi đón trẻ xong tôi thường cho trẻ xem video bạn nhỏ rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy trình và trò chuyện với trẻ: Chúng mình thấy bạn đang làm gì? Bạn rửa tay như thế nào?... Cô muốn lắng nghe chia sẻ về kinh nghiệm việc rửa tay của chúng mình? Tôi cho trẻ thực hiện mô phỏng các bước rửa tay bằng xà phòng, khi trẻ thực hiện tôi quan sát trẻ thấy trẻ làm chưa đúng tôi có thể nhắc nhở trẻ kịp thời. 8
  9. Hình ảnh trẻ xem video bạn nhỏ rửa tay đúng quy trình * Hoạt động có chủ đích: Tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay vào hoạt động giáo dục âm nhạc bài hát “Chiếc khăn tay” Chủ đề: “Bản thân” phần gây hứng thú như sau: Tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Ngón tay nhúc nhích” Tôi trò chuyện với trẻ về nội dung trò chơi, đôi tay. + Các con vừa chơi trò chơi gì? + Trò chơi nói đến gì? + Hàng ngày đôi tay giúp các con làm những việc gì? + Muốn bàn tay luôn sạch đẹp các con phải làm gì? Tương tự với các hoạt động khác tôi đều có thể lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân rửa tay để dạy trẻ. Ở hoạt động tạo hình vẽ hoa tặng bà, tặng mẹ ngày 20/10 tôi cho trẻ thực hiện bài “In hoa từ tăm bông” tôi hướng dẫn trẻ lau tay vào khăn ẩm khi tay bẩn để tay sạch không làm lem bẩn bài. Sau khi học xong thì biết cất đồ dùng gọn gàng, rửa tay sạch sẽ tôi quan sát và giúp đỡ trẻ rửa tay đúng theo quy trình 6 bước. 9
  10. Hình ảnh trẻ trong giờ hoạt động tạo hình: “In hoa từ tăm bông” * Hoạt động chơi ngoài trời: Tôi thường tổ chức cho trẻ dạo chơi sân trường hít thở bầu không khí trong lành, dẫn trẻ tới đối tượng quan sát trò chuyện với trẻ và cho trẻ chơi tự do. Sau mỗi lần chơi xong tôi thường gợi hỏi trẻ: + Các con hãy giơ đôi bàn tay cho cô xem nào? + Chúng mình thấy đôi bàn tay của mình như thế nào? + Muốn đôi tay của mình sạch sẽ các con phải làm gì? Sau đó cho trẻ xếp hàng rửa tay theo 6 bước rửa tay bằng xà phòng, để hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi xong và khi bàn tay bị bẩn. 10
  11. Hình ảnh trẻ rửa tay bằng xà phòng sau hoạt động ngoài trời * Giờ ăn: Trước giờ ăn tôi trò chuyện cùng trẻ: Trước khi ăn cô và các con phải làm gì? Tại sao lại phải rửa tay? Sau khi đi vệ sinh phải làm gì? Vì sao?....Vậy các con cần rửa tay vào các thời điểm nào? Tôi đã nhắc lại thời điểm rửa tay để cho trẻ khắc sâu và ghi nhớ lại sau đó cho trẻ xếp hàng và nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng theo quy trình 6 bước. Trong khi trẻ thực hiện tôi cũng hướng dẫn trẻ rửa cẩn thận để không làm ướt áo và lấy lượng nước vừa đủ tiết kiệm nước. Cho trẻ lau tay khô rồi vào bàn ăn. 11
  12. 12
  13. Hình ảnh trẻ rửa tay trước giờ ăn cơm * Hoạt động học vệ sinh: - Trước khi cho trẻ tham gia vào hoạt động vệ sinh, để hoạt động vệ sinh rửa tay mềm dẻo hơn tôi thường sử dụng các bài thơ, bài hát để lồng ghép vào nội dung giúp trẻ hứng thú hơn, dễ nhớ hơn, từ đó trẻ nhớ lâu hơn. - Với chủ đề “bản thân” tôi sẽ cho trẻ hát bài hát “Khám tay”; “Năm ngón tay ngoan”,… để tạo hứng thú cho trẻ trước khi rửa tay. Khi tổ chức hoạt động tôi hướng dẫn cho trẻ từng bước rửa tay bằng xà phòng theo quy trình, để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ tôi đưa hình ảnh các bước rửa tay kết hợp với lời hướng dẫn rõ ràng, chính xác, cụ thể kết hợp phân thích bằng lời theo quy trình gồm 6 bước. + Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch thoa xà phòng vào hai bàn tay + Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài của ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. + Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay. + Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay này vào lòng bàn tay kia. + Bước 5: Dùng bàn tay này xoán ngón tay cái của bàn tay kia và ngược lại 13
  14. + Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước đến cổ tay và làm khô tay. Hình ảnh quy trình 6 bước rửa tay bằng xà phòng. - Sau khi phân tích từng bước rửa tay bằng xà phòng theo quy trình tôi cho trẻ nhắc lại các bước rửa tay đúng quy trình, thực hành rửa tay bằng xà phòng cho trẻ quan sát, trong khi thực hiện tôi kết hợp hỏi trẻ: Cô vừa thực hiện mấy bước rửa tay? Cô thực hiện như thế nào? Các con có biết chúng ta nên rửa tay vào thời điểm nào không? (Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tiếp xúc với đồ dùng đồ chơi và khi tay bẩn...). Cho trẻ thực hiện mô phỏng các động tác rửa tay trên không, mời một vài trẻ thực hiện mẫu, sau đó cho cả lớp thực hiện. Khi trẻ thực hiện tôi quan sát sửa sai kịp thời cho trẻ, khuyến khích động viên để trẻ thực hiện tốt, tôi giáo dục trẻ vặn lượng nước vừa đủ để trẻ không làm ướt quần áo và tiết kiệm nước. Đặc biệt đối với những trẻ nhút nhát, yếu kém hơn thì tôi sẽ giúp đỡ trẻ, động viên, khích lệ trẻ hơn để trẻ có thể mạnh dạn tham gia hoạt động vệ sinh. 14
  15. 15
  16. Hình ảnh trẻ thực hiện hoạt động vệ sinh rửa tay bằng xà phòng. - Khi trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng xong, thấy trẻ làm đúng có ý thức vệ sinh sạch sẽ thì tôi luôn khen ngợi động viên trẻ kịp thời bằng những tràng pháo tay, hay một lời khen ngợi khi trẻ thực hiện rửa tay, có thể khen ngay trong lúc trẻ thực hiện. - Đối với những trẻ làm chưa tốt việc vệ sinh rửa tay bằng xà phòng tôi cũng không nên quát mắng trẻ, thay vào đó tôi đã nhẹ nhàng, động viên trẻ đúng lúc và đồng thời tôi cũng sửa sai kịp thời cho trẻ, để từ lần sau kích thích trẻ làm tốt hơn từ đó hình thành ở trẻ nền nếp thói quen vệ sinh rửa tay bằng xà phòng cho trẻ. Khi trẻ thực hiện xong tôi sẽ tặng trẻ bằng những chiếc ôm yêu thương động viên trẻ để lần sau trẻ sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn. 16
  17. Hình ảnh cô tặng trẻ chiếc ôm yêu thương b.3: Kết quả áp dụng biện pháp: - Việc lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh rửa tay bằng xà phòng vào trong các hoạt động đã đem lại hiệu quả rất cao, trẻ lớp tôi đã có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, có nền nếp thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay bằng xà phòng mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. - Số lượng trẻ có kỹ năng và nền nếp rửa tay bằng xà phòng đúng cách, đúng quy trình mà không cần có sự hướng dẫn của cô giáo được tăng lên mỗi ngày. Trẻ biết tự rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn cũng tăng theo. - Sau khi động viên khen ngợi trẻ tôi thấy trẻ lớp tôi đã mạnh dạn, tự tin, hứng thú và không còn nhút nhát khi tham gia các hoạt động cùng cô. c. Biện pháp 3: Cho trẻ thực hành các bước rửa tay bằng xà phòng ở mọi lúc mọi nơi. c.1: Nội dung biện pháp: 17
  18. - Để hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh và có kỹ năng rửa tay thành thạo tôi luôn chú ý làm gương cho trẻ, kết hợp với phụ huynh rèn thói quen rửa tay thành thạo cho trẻ khi ở nhà cũng như ở trường. c.2: Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: - Như chúng ta đã biết, trẻ nhỏ thường hay bắt chước những lời nói hay hành động của người lớn. Vì vậy muốn trẻ có thói quen rửa tay thường xuyên và có kỹ năng rửa tay thành thạo, người lớn phải có thói quen rửa tay thường xuyên và thành thạo. Và phải tạo cho trẻ được rèn những kỹ năng đó thường xuyên ở nhà cũng như ở trường. - Ở trường ngoài việc rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay thành thạo và thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi bản thân tôi luôn gương mẫu thực hiện tốt thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng theo đúng quy trình. Tôi luôn chú ý nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên, khi trẻ thực hiện rửa tay tôi quan sát và sửa sai kịp thời cho trẻ khi trẻ rửa chưa đúng. Tôi tuyên truyền với các bậc phụ huynh qua góc tuyên truyền của lớp, qua các cuộc họp phụ huynh, trên zalo của nhóm lớp về lợi ích của việc rửa tay thường xuyên với xà phòng theo đúng quy trình 6 bước của bộ y tế. Hướng dẫn và động viên phụ huynh cùng thực hiện thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng và đúng quy trình với trẻ. Hình ảnh trẻ thực hiện quy trình các bước rửa tay ở lớp cùng cô 18
  19. Hình ảnh trẻ thực hiện quy trình các bước rửa tay cùng phụ huynh khi ở nhà. d.3: Kết quả áp dụng biện pháp: - Trẻ biết rửa tay thành thạo theo đúng quy trình 6 bước. Đồng thời hình thành cho trẻ nền nếp thói quen rửa tay với xà phòng thường xuyên đúng cách ở mọi lúc mọi nơi. d. Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong công tác rèn thói quen vệ sinh rửa tay bằng xà phòng cho trẻ. d.1: Nội dung biện pháp: - Việc tạo cho trẻ thói quen rửa tay không chỉ được rèn qua các hoạt động hàng ngày mà tôi còn tuyên truyền với các bậc phụ huynh thông qua nhiều hình thức như giờ đón trả trẻ, hoặc thông qua các buổi họp phụ huynh, qua bảng tuyên truyền, qua nhóm zalo để phụ huynh cùng phối kết hợp với cô rèn nền nếp thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ ở nhà. d.2: Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp: - Sự quan tâm của phụ huynh đóng vai trò quan trọng bên cạnh cô giáo trong việc hình thành nền nếp thói quen vệ sinh rửa tay cho trẻ. Vì vậy tôi đã trao đổi với phụ huynh về việc trẻ thực hiện rửa tay ở lớp của trẻ qua giờ đón trả trẻ hoặc thông qua các buổi họp phụ huynh tôi cũng trao đổi với các bậc phụ huynh về 19
  20. tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng với các bậc phụ huynh, các bước rửa tay theo quy trình để phụ huynh cùng phối kết hợp với cô rèn nền nếp thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ ở nhà. - Tôi ghi lại các bước rửa tay và thời điểm rửa tay cho trẻ phát cho phụ huynh để họ căn cứ vào đó thống nhất cùng với cô giáo rèn nền nếp thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Giáo viên trao đổi với phụ với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2