intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phòng chống tai nạn thương tích tại trường mầm non Hải An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phòng chống tai nạn thương tích tại trường mầm non Hải An" được hoàn thành với các biện pháp như: Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm; Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn; Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi; Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phòng chống tai nạn thương tích tại trường mầm non Hải An

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI AN BIỆN PHÁP “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phòng chống tai nạn thương tích tại trường mầm non Hải An”. Họ tên: Nguyễn Thị Thu Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Hải An Tháng 02/2024 1
  2. I. MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non luôn là đối tượng được gia đình và toàn xã hội quan tâm nhất. Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình và là tương lai của xã hội. Trẻ thường hiếu động, tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh và trẻ chưa có đủ kiến thức, kỹ năng để phòng tránh một số tai nạn thương tích. Chính vì vậy trẻ em là nền tảng rất quan trọng nên sự an toàn là hết sức cần thiết. Trong đó phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non hết sức quan trọng. Hàng ngày, thông tin trên mạng đã xảy ra nhiều vụ việc đáng thương tâm và cảm thương cho những số phận không may khi trẻ bị tai nạn đáng tiếc xảy ra, đó là sự chủ quan của người chăm sóc, có thể do những yếu tố khách quan đem lại, vì bản thân trẻ còn quá nhỏ để tự biết phòng và tránh các tai nạn thương tích đến với mình ( Vụ bé 3 tuổi bị hóc hạt dưa gây tử vong, đuối nước,…..hay những vụ việc bé bị bỏng, điện giật do dây sạc điện thoại, hóc sữa cháo trong giờ ăn, giờ ngủ….) Đôi khi chỉ một phút bất cẩn của người lớn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình nên các nguy cơ xảy ra tai nạn ở trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm định hướng đúng đắn của người lớn.Vì vậy khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích, nên cần có biện pháp để phòng tránh tai nạn thương tích Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ nhưng sâu xa là do sự bất cẩn của người lớn. Dù ở môi trường nào cũng vậy, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang…. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các bậc phụ huynh. Tai nạn thương tích thường bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những tổn thương trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh mầm non. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh Ngay từ đầu năm học 2023-2024 tôi được phân công vào lớp 3- 4 tuổi và Bản thân tôi cũng nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt cần phải trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng để phòng chống tai nạn thương tích. Vì vậy tôi đã chọn biện pháp “Một số 2
  3. biện pháp giúp trẻ phòng chống tai nạn thương tích ở tại lớp 3- 4 tuổi trường Mầm non Hải An” nơi tôi đang công tác . II. NỘI DUNG 1.Đánh giá thực trạng: Trong quá trình làm việc tại đây với sự hiểu biết của bản thân về đặc điểm phát triển tâm sinh lí của lứa tuổi của trẻ tại lớp được phụ trách, kết hợp với những điều kiện thực tiễn để tham gia vào công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, chị em đồng nghiệp trong quá trình nghiên cứu đề tài. - Khuôn viên nhà trường có hàng rào bao quanh an toàn. Lớp học sạch sẽ thoáng mát. Cơ sở vật chất khá phong phú. - Có phòng y tế được trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết cho việc sơ cứu ban đầu. - Bản thân đạt trình độ trên chuẩn, nhiệt tình công tác, luôn có ý thức tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn . Trong tất cả các hoạt động tôi luôn cố gắng giữ cho trẻ an toàn. * Khó khăn: - Trẻ còn nhút nhát, chưa có nề nếp vì trẻ đi học muộn hơn so với các lớp khác nên kỹ năng hoạt động do giáo viên còn kém - Trong lớp có một số trẻ chậm nói gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của lớp. - Tuy là cùng độ tuổi nhưng trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều. - Nhận thức của giáo viên về công tác phòng chống thương tích cho trẻ trong trường mầm non chưa cao, kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên chưa được linh hoạt. - Phụ huynh nuông chiều nên trẻ bướng bỉnh và hiếu động - Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ bản thân cho trẻ khi còn nhỏ nên chưa tích cực phối hợp với giáo viên. * Bảng khảo sát thực tế khi chưa sử dụng các giải pháp Đầu năm học 2023- 2024 tôi đã tiến hành khảo sát về khả năng phòng chống tai nạn thương tích của trẻ có kết quả như sau: 3
  4. Đạt Chưa đạt TT Nội dung đánh giá Số trẻ - Tỉ lệ% Số trẻ - Tỉ lệ Trẻ có kỹ năng phòng tránh tai nạn 1 15/29-51,7% 14/29-48,3% thương tích 2 Trẻ biết giữ an toàn cho bản thân 17/29-58,6% 12/29-41,4% và các bạn xung quanh Trẻ nhận biết và phòng tránh được những hành động nguy hiểm, 3 19/29-65,5% 10/29-34,5% những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm Nhận biết một số trường hợp khẩn 22/29-75,8% 7/29-24,2% 4 cấp và gọi người giúp đỡ Từ những thực trạng trên tôi tìm ra được những biện pháp tốt hơn thì sẽ tháo gỡ được những khó khăn hiện nay. 2. Một số biện pháp giúp trẻ phòng chống tai nạn thương tích ở tại lớp 3- 4 tuổi trường Mầm non Hải An” 2.1. Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm. - Đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Trẻ cần có đồ chơi để thực hiện hành động chơi của mình. Nội dung chơi không thể phong phú nếu như thiếu đồ chơi chúng cần. Vì vậy, mà đồ chơi rất cần thiết cho trẻ và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì thế phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Ví dụ: Giáo viên tranh làm đồ chơi gây sắc nhọn như que dài, long ... - Những đồ chơi đồ vật, đồ chơi sắc nhọn thì giáo viên phải loại bỏ. Da trẻ còn rất non yếu, mỏng manh nên rất dễ bị trầy xước vì thế khi chơi dễ gây ra nguy hiểm cho trẻ như đứt tay, xước da. Vật sắc nhọn gây nguy hiểm có thể làm cho trẻ bị đâm vào mắt, mũi, chảy máu. Vì vậy, nên dạy trẻ cách loại bỏ những đồ vật gây nguy hiểm và biết cất giữ đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, không bỏ vào mũi, miệng, tai...... Ví dụ: Giáo viên hay kiểm tra đồ dùng đồ chơi bị hư cô hay loại bỏ 4
  5. - Hướng dẫn trẻ phải thông báo ngay cho cô nếu phát hiện ra đồ dùng có thể gây nguy hiểm hoặc là bạn đang chơi với đồ chơi có thể gây nguy hiểm. Song song giáo viên luôn sắp xếp môi trường lớp học gọn gàng, thẩm mỹ, khoa học, hạn chế tối đa mọi nguy cơ mất an toàn cho trẻ, với việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nến…khi dùng xong phải cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ.. Ví dụ: Trước dạy trẻ dùng kéo cắt giấy luôn giáo dục trẻ trước khi thực hiện không được cắt tóc, chơi đùa với kéo hay chỉ dùng để cắt giấy... - Giáo viên cần có ý kiến ban giám hiệu nhà trường những vấn đề cơ sở vật chất bị hư hỏng cần thay đồ dùng đồ chơi để đảm bảo an toàn và có đồ dùng đồ chơi kịp thời cho trẻ Ví dụ: Đầu năm giáo viên hay kiểm kê tài sản và bàn giao lại giáo viên, đồ dùng nào bị hỏng giáo viên loại bỏ và báo cho nhà trường để cấp đồ mới - Giáo viên cũng cần khuyên bảo, răn đe và giúp trẻ lường trước những nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn thương tích do các vật sắc nhọn và những hậu quả của nó để lại những đồ dùng đồ vật sắc nhọn chung quanh trẻ có thể gây nguy hiểm Ví dụ: Giáo viên răn đe trẻ khi thấy các bạn đánh nhau, đấu kiếm, chọc que nhọn, tự ý dùng kéo… 2.2. Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn. Trường mầm non là ngôi nhà thứ 2 của trẻ. Khi trẻ ở trường, trẻ phải đảm bảo an toàn về thể lực, sức khỏe, tâm lí và tính mạng Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn ở trường mầm non là hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối sự phát triển của trẻ. Tạo cơ hội trẻ tìm tòi khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được lựa chọn các hoạt động tích cực và luôn tạo môi trường xanh sạch đẹp Khi có điều kiện cơ sở vật chất phù hợp bao gồm cả trong và ngoài lớp, đảm bảo đủ và đúng tiêu chuẩn quy định, phù hợp với đặc điểm văn hóa của trẻ sẽ có điều kiện, nền tảng để giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ đạt hiệu quả cao - Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ. Các đồ dùng đồ chơi dễ gây nguy hiểm cho trẻ phải để cất ngoài tầm của trẻ với như: hột, hạt để xâu chuỗi trẻ có thể ngậm hay bỏ vào tai hay lỗ mũi rất nguy hiểm, những xà phòng vim, nước lau sàn để trên cao tránh trẻ vào nhà vệ sinh nghịch phá... Khi cho trẻ sử dụng đồ chơi đó phải có sự giám sát chặt 5
  6. chẽ của giáo viên, giáo viên luôn chú, bao quát, giáo dục kĩ năng mọi lúc mọi nơi và cũng có thể kết hợp lồng ghép vào tiết dạy Ví dụ: Tiết dạy xâu chuỗi giáo viên giáo dục trẻ không được ngậm, hãy để những hột hạt vào mũi hay tai của mình hoặc của bạn - Thiết kế trang trí môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện cho trẻ Ví dụ: Đầu năm học giáo viên trong lớp tìm tòi để trang trí lớp phù hợp các góc - Đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất cho trẻ. Ví dụ: giáo viên luôn loại bỏ những đồ dùng đồ chơi hư hỏng, sắc nhọn, - Sàn nhà vệ sinh phù hợp lứa tuổi, tránh để sàn bị trơn dễ gây trơn trượt, luôn róc nước, khô thoáng, các lớp học đều được trang bị cho mỗi phòng vệ sinh một thảm lau chân để đảm bảo cho trẻ không bị trượt ngã do trơn khi vào vệ sinh và các bể chứa nước, miệng cống phải có nắp đậy kín Ví dụ: Trong nhà vệ sinh luôn khô ráo và đậy nắp xô an toàn và có dép trong nhà vệ sinh trẻ măng khỏi bị trượt ngã - Các phòng học đảm bảo quy định, phù hợp với trẻ. Tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp, tránh kê, bày quá nhiều, không gian thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp, trang trí hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện đối với trẻ để trẻ có cảm giác thân thuộc, thoải mái như gia đình mình. Giáo viên thường xuyên giáo dục trẻ kỹ năng sử dụng đồ dùng có khoa học, biết trân trọng, giữ gìn đồ dùng chung. Ví dụ: Chiều thứ 6 giáo viên vệ sinh và loại bỏ những đồ dùng đồ chơi bị hỏng và có vật sắc nhọn Ví dụ: Hoạt động góc cô luôn giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi và hết giờ giáo viên luôn nhắc trẻ cách đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp - Khu vực nhà bếp được xây dựng cách xa khu vực giảng dạy để tránh ảnh hưởng của khí ga cũng như tiếng ồn ảnh hưởng tới trẻ nếu trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí ( như hơi than, khí ga …) rất dễ bị ngộ độc không khí. - Các đồ dùng đồ chơi ngoài trời được bố trí có khoa học, thuận tiện cho trẻ hoạt động, lát gạch đảm bảo an toàn với loại gạch phù hợp không trơn và cọ những nơi có rong rêu tránh trẻ bị té ngã - Có cảnh quan môi trường xanh, sạch , đẹp, an toàn - Không để xảy ra tai nạn và thất lạc Ví dụ: Khi ra sân chơi giáo viên luôn chú ý bao quát trẻ và đóng cửa tránh trẻ bỏ về 6
  7. - Tại các lớp cần có túi cứu thương( Trong túi có đồ dùng sơ cứu và các loại thuốc thông thường sử dụng cho trẻ) - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh Ví dụ: Các cô bảo dưỡng luôn chọn thực phẩm tươi ngon và trẻ luôn ăn chính uống sôi - Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường ( Hoặc lớp). sân chơi và đồ chơi ngoài trời phù hợp với lứa tuổi, tránh trơn trượt - Giáo viên cần có ý kiến kịp thời những vấn đề cơ sở vật chất chưa đảm bảo an toàn cho trẻ tại nhóm lớp, lớp mình phụ trách với ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh và cùng bàn bạc có thể đưa giải pháp phù hợp tạo môi trường an toàn cho trẻ Ví dụ: Hàng tháng có các cuộc họp nếu lớp học hoặc các cơ sở vật chất bị hư hỏng thì giáo viên đề xuất ý kiến lên nhà trường để kịp thời sửa chữa 2.3. Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi. - Các tai nạn thương tích xảy ra ở lứa tuổi mầm non là: Bỏng, ngã, ngộ độc, động vật cắn, liên quan giao thông, các vật sắc nhọn, ngạt thở… - Giáo viên phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ, mọi lúc mọi nơi, Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ - Giáo viên không nên để trẻ chơi một mình vì càng lớn trẻ càng tò mò, thích khám phá, tìm tòi, tự chọn đồ chơi và trẻ có khả năng tự tổ chức chơi. Tuy nhiên không phải vì thế mà giáo viên chủ quan không theo dõi trẻ.....bởi khi trẻ tự chơi trẻ sẽ càng gặp những nguy hiểm, rủi ro,trẻ sẽ mạnh dạn chọn những trò chơi mạo hiểm hơn bình thường,( VD: là nam trẻ sẽ chọn những trò chơi, chạy, nhảy....). Vì vậy, mà giáo viên phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Khi trẻ bị tai nạn, phải bình tĩnh xử lý sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cha mẹ và y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ. - Ở lứa tuổi mầm non trẻ thường hiếu động, thích khám phá những đồ vật xung quanh vì thế, giáo viên luôn quan sát, chú ý đến trẻ mọi lúc mọi nơi để phòng tránh tai nạn về đường hô hấp do hít và nuột các dị vật. VD: Ra ngoài trời trẻ phát hiện ra 1 ụ đất như cao hơn bình thường.....vì tò mò trẻ sẽ phải lật tung ụ đất đó xem có gì bên dưới....kiến lửa sẽ gây thương tích cho trẻ. - Giáo dục về an toàn cho trẻ: Những đồ vật gây nguy hiểm, những hành động gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm cho trẻ không được gần đến 7
  8. - Hoạt động học: + Trẻ có thể đùa nghịch chọc các vật vào mặt nhau (đặc biệt chọc bút vào mắt nhau). Giờ hoạt động sử dụng đất nặn và kéo giáo viên chú ý không để trẻ nghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau hoặc là cầm kéo cắt nhau rất nguy hiểm. Ví dụ: Giáo viên luôn nhắc nhở và chú ý quan sát khi tiết dạy cắt dán, luôn giáo dục trẻ không được tự ý cắt bậy mà không có sự cho phép của cô + Những đồ dùng đồ chơi giáo viên cần thận chọn những loại chai, lọ đảm bảo an toàn không sử dụng các loại gây độc hại, thiếu an toàn + Vào tất cả các chủ đề giáo viên có thể linh hoạt lồng ghép, tích hợp nội dung phòng tránh tai nạn thương tích VD: Chủ đề “Gia đình”: Lồng ghép các câu hỏi: “Những đồ dùng nào trong gia đình có thể gây nguy hiểm, trẻ không được đến gần” (Các đồ dùng sử dụng điện, phích đựng nước nóng, dao, kéo…) Ví dụ chủ đề phương tiện giao thông: hỏi biển báo giao thông, khi lên xe phải đội mũ bảo hiểm, không được chở 3.... Chủ đề “Thế giới thực vật”: Giáo dục trẻ không được leo trèo lên cành cây sẽ bị ngã rất nguy hiểm. - Giáo dục an toàn cho trẻ những đồ vật gây nguy hiểm, những hành động gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến, giáo dục trẻ biết những biển cấm, biển báo nguy hiểm trẻ không được đến gần Ví dụ: Chủ đề phương tiện giao thông giao có kết hợp lồng ghép dạy trẻ những biển báo giao thông Ví dụ: Vào giờ học thư viện trẻ đi lên cầu thang giáo viên luôn nhắc nhở trẻ trước khi đi xô đẩy, đùa nghịch, leo trèo bàn ghế, lan can - Hoạt động ngoài trời: + Khi chơi tự do ngoài trời trẻ có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương mềm, rách da, gãy xương...Nguyên nhân do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt nhau gây chấn thương, ngoài trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc trẻ chạy, nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương .Vì vậy trước khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời cô nên cho trẻ nhắc lại các yêu cầu cơ bản khi ra ngoài trời, kiểm tra khu vực sân khi tổ chức cho trẻ quan sát. Giao hẹn sân chơi quy định, phải đảm bảo đó là nơi thoáng mát… Ngoài ra cô cần phải luôn bao quát ở bên trẻ để đảm bảo trẻ vui chơi mà vẫn an toàn. 8
  9. + Không để trẻ chơi gần bụi rậm, nơi có tổ ong, kiến để phòng kiến, rắn và ong đốt Ví dụ: Khi ra sân chơi: trước khi ra sân dặn dò trẻ, không được xô đẩy, dành đồ chơi, xếp hàng lần lượt từng bạn chơi cầu trượt, không chen lấn... giáo viên luôn chú ý quan trẻ + Khi ra sân cô cần giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn khi chơi, đùa nghịch - Giờ ăn: + Sặc thức ăn ( Trong khi ăn, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc trẻ đang khóc mà cố ép trẻ ăn uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ). Vì thế, cô phải để trẻ ăn trong tâm trạng thật thoải mái, không cố ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc. Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các thuốc dạng viên. Ví dụ: Cô luôn động viên trẻ trẻ ăn hết suất, không được nói chuyện mất vệ sinh, thi đua nhau xem bạn nào ăn giỏi + Giáo dục trẻ khi ăn không được nói chuyện và đùa nghịch + Khi cô đem thức ăn từ bếp lên cô cần kiểm tra xem đang còn nóng hay không, cô cần để nguội rồi mới chia thức ăn cho trẻ + Không cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng. + Khi ăn giáo viên luôn giáo dục trẻ ngồi đúng tư thế, không ngọ nguậy cả làm đổ thức ăn, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ, khi ăn không đùa nghịch, nói chuyện dễ sặc thức ăn + Dị vật đường ăn thường gặp là hóc xương do chế biến không kĩ, nghẹn nên giáo viên cần trao đổi phối hợp với cô nuôi dưỡng cần chế biến những món ăn thật kỹ, đảo bảo an toàn cho trẻ khi ăn. + Bỏng thức ăn ( Canh, cháo súp, nước sôi) Nếu để thức ăn còn nóng hoặc các phích nước sôi gần nơi trẻ chơi đùa; Trẻ lỡ va, vướng phải sẽ gây bỏng cho trẻ Ví dụ: Giờ ăn khi lấy canh, hoặc cháo… cô thử xem có nóng không nếu còn nóng cô để nguội mới được cho trẻ ăn - Giờ ngủ: + Hóc dị vật: Khi trẻ chuẩn bị lên giường giáo viên kiểm tra xem trẻ con ngậm thức ăn trong miệng không, kiểm tra xem có vật nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo cứng, thậm chí đồ chơi dễ rơi vào đường nghẹt thở. + Ngộ độc: Trong khi trẻ ngủ nếu trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí rất dễ bị ngộ độc.Vì vậy phòng ngủ phải được thông thoáng tránh 9
  10. + Ngạt thở: Trẻ ngủ lâu trong tư thế nằm sấp xuống, úp mặt xuống gối nếu để trẻ ngủ lâu trong tư thế đó sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở nên giáo viên luôn chú ý, bao quát trẻ - Giờ chơi tự do trong lớp: + Khi chơi trong lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn như dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi ( hạt cườm, con xúc sắc, các loại hạt quả, đất nặn…) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm hoặc chọc đồ chơi vào mồm gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn.Vì vậy cô không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ, tránh trường hợp trẻ cho vào miệng mũi. + Trẻ chơi tự do trong nhóm, giáo viên không cho trẻ chạy, xô đẩy nhau tránh va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ…có thể gây chấn thương Ví dụ: Trước khi cô cho trẻ chơi luôn thỏa thuận với trẻ không được xô đẩy và giành đồ chơi + Không nên để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả xô chậu nước, giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có nguồn nước. Cần đậy nắp các dụng cụ chứa nước như: Chum, vại... 2.4. Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. - Giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng. Ngoài việc tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức giáo viên còn cần nghiên cứu sách báo và hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế ở địa phương. Tổ chức và tham gia các cuộc thi tìm hiểu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc và có chất lượng về nội dung giáo dục phòng, tránh tai nạn, thương tích đã được Bộ quy định tại chương trình các môn học. Cần chú trọng việc trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Ví dụ: Hàng năm phòng hay tổ chức cuộc thi các trường về phòng chống tai nạn thương tích - Giáo viên cần có ý kiến lên nhà trường những vấn đề cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phòng chống tai nạn thương tích và phát triển phòng y tế 10
  11. - Giáo viên cũng phải tham gia các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng về phòng và xử lý một số tai nạn thường gặp. Hằng năm nhà trường cần phối hợp y tế địa phương tập huấn, nhắc lại cho giáo viên về nội dung này - Giáo viên cần nắm vững cách phòng tránh dị vật đường thở, cần bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho gia đình và đưa tới y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ. 2.5. Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh: - Giáo viên phối hợp nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe tâm lý và thân thể - Giáo viên cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh: Thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ để phòng những tai nạn có thể xảy ra tai nạn tại gia đình, khi cho trẻ đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà Ví dụ: Giáo viên các cuộc họp phụ huynh tuyên truyền, nhắc nhở các tai nạn thương tích hay xảy ra phụ huynh biết - Giáo viên thường tranh thủ trao đổi vào giờ đón trả trẻ về cách phòng tránh tai nạn thương tích tại nhà như khuyến khích phụ huynh dán những cảnh báo nơi nguy hiểm ở ổ điện, bếp gas , để những vật dụng gây nguy hiểm lên cao, đúng nơi quy định nhất là các loại dao kéo, phích nước, các loại thuốc… kiểm tra quần áo trước khi mặc cho trẻ tránh trường hợp có côn trùng bám vào khi phơi lại mặc cho trẻ khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm ở nhà Ví dụ: Giờ đón trả trẻ giáo viên trao đổi phụ huynh những trẻ tinh nghịch nhắc nhở những tai nạn thương tích đối với trẻ - Giếng nước, bể nước phải xây cao thành và có nắp đậy chắc chắn. Cần đậy dụng cụ chứa nước như chum, vại… Phụ huynh không bao giờ để trẻ một mình ở dưới nước hoặc gần nơi nguy hiểm. - Gia đình nếu có điều kiện nên dạy trẻ tập bơi sớm để phòng tránh đuối nước. Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch, kẹo cứng…Điều quan trọng nhất là phải luôn giám sát trẻ để chắc chắn rằng con mình luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối. - Giáo viên thường làm tờ thông báo về một số cách phòng tránh tai nạn thương tích đơn giản ở góc tuyên truyền. Ở đó dán những hình ảnh đẹp, dễ bắt mắt nên được phụ huynh lưu tâm đọc hằng ngày. III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP. 11
  12. Qua việc áp dụng “Một số biện pháp giúp trẻ phòng chống tai nạn thương tích ở tại lớp 3- 4 tuổi trường Mầm non Hải An” tôi nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt. Về thái độ: Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ Về kỹ năng: Trẻ có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích Về kiến thức: Trẻ biết giữ an an toàn cho bản thân và các bạn xung quanh Trẻ nhận biết và phòng tránh được những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm Kết quả khảo sát khi tham gia hoạt động trải nghiệm của trẻ lớp tôi phụ trách trước và sau 1 năm áp dụng biện pháp nêu trên đạt được như sau: Trước khi chưa Sau khi áp áp dụng biện TT Nội dung đánh giá dụng biện pháp pháp Số trẻ-Tỉ lệ Số trẻ-Tỉ lệ Trẻ có kỹ năng phòng tránh tai nạn 1 15/29-51,7% 29/29-100% thương tích Trẻ biết giữ an an toàn cho bản thân 2 17/29-58,6% 29/29-100% và các bạn xung quanh Trẻ nhận biết và phòng tránh được những hành động nguy hiểm, những 3 19/29-65,5% 29/29-100% nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp 4 22/29-75,8% 29/29-100% và gọi người giúp đỡ IV. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của biện pháp: Qua việc áp dụng “Một số biện pháp giúp trẻ phòng chống tai nạn thương tích ở tại lớp 3- 4 tuổi trường Mầm non Hải An” tôi nhận thấy: * Đối với giáo viên - Giáo viên biết xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ khi trẻ bị thương tích, và về cách sơ cứu phòng chống tai nạn thương tích - Tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, y tế cho giáo viên bồi dưỡng kiến thức về cách phòng chống tai nạn thương tích học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân nhiều hơn. * Đối với trẻ: 12
  13. - Trẻ đã nhận biết được đồ dùng đồ chơi, những nơi nguy hiểm. - Trẻ mạnh dạn nói cách phòng tránh những tai nạn thương tích khi gặp phải theo ý kiến của bản thân mình. - Trẻ biết cách để xử lý ban đầu khi bị tai nạn thương tích đơn giản: Chảy máu cam, biết tránh xa các khu vực có thể gây nguy hiểm: nhà bếp, bụi cây,... * Đối với phụ huynh: - Cần sự phối hợp quan tâm của các bậc phụ huynh đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ và nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc cho trẻ hoạt động trải nghiệm. Thường xuyên hỗ trợ nguyên vật và cùng làm đồ dùng đồ chơi cùng với giáo viên để cho trẻ hoạt động. 2. Kiến nghị, đề xuất Để biện pháp này được ứng dụng hiệu quả tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau: * Đối với nhà trường: - Tổ chức nhiều hơn về tập huấn y tế cho giáo viên bồi dưỡng kiến thức về cách phòng chống tai nạn thương tích - Luôn tu sửa và cải tạo cơ sở vật chất môi trường bên trong và bên ngoài - Tiếp tục làm công tác chỉ đạo cụ thể, làm tốt công tác đánh giá tổ chức kiểm tra nhiều hơn các chuyên đề về hoạt động tạo hình để giáo viên tham gia học hỏi, rút kinh nghiệm, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn. - Cung cấp thêm một số tài liệu cho giáo viên cách phòng chống tai nạn thương tích. Trên đây là “Một số biện pháp giúp trẻ phòng chống tai nạn thương tích ở tại lớp 3- 4 tuổi trường Mầm non Hải An” do bản thân tôi đúc rút qua quá trình giảng dạy tại nhóm lớp, xin chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp và xin được nhận xét đánh giá của Ban giám khảo để bản thân tôi thực hiện tốt hơn sau này. Hải An, ngày 25 tháng 02 năm 2024 Người viết Nguyễn Thị Thu 13
  14. 14
  15. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2