intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian trong trường mầm non Hải Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian trong trường mầm non Hải Hòa" được hoàn thành với các biện pháp như: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ; Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian; Tổ chức các trò chơi phù hợp với từng hoạt động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian trong trường mầm non Hải Hòa

  1. 1 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4 - 5 TUỔI CHƠI TỐT TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG TRƯỜNG MẦM NON HẢI HÒA PHẦN I: MỞ ĐẦU * Lý do chọn biện pháp: Như chúng ta đã biết, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Thông qua vui chơi trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi, góp phần hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, về rèn luyện sức khỏe cũng như kỹ năng hoạt động theo nhóm. Trẻ được tham gia nhiều loại trò chơi như trò chơi học tập, trò chơi đóng vai, trò chơi có luật,.. trong đó không thể không nhắc đến đó là các trò chơi dân gian, đây là một loại trò chơi được trẻ em mẫu giáo yêu thích. Các trò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú về thể loại. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang một ý nghĩa thiết thực. Tại trường Mầm non Hải Hòa nói chung và khối trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng đội ngủ giáo viên đã đưa các trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trẻ. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện, tôi thấy giáo viên chưa thật sự chú ý nhiều đến việc tìm kiếm các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian phong phú, đa dạng và phù hợp. Việc tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động chưa được chú trọng. Mặt khác khi tổ chức trò chơi thì chưa hấp dẫn lôi cuốn trẻ tham gia chơi, trẻ chơi nhanh chán, việc tổ chức các trò chơi dân gian đạt hiệu quả chưa cao. Vậy làm thế nào để tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ đó là một bài toán khó với các giáo viên. Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn
  2. 2 đưa ra biện pháp: “Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian trong trường mầm non Hải Hòa”. PHẦN II: NỘI DUNG. 1. Đánh giá thực trạng : a. Thuận lợi: Luôn được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ đạo của phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường. Nhà trường đã mua sắm đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề phục vụ cho việc tổ chức các trò chơi dân gian. Là giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác, trong làm đồ dùng đồ chơi và đã có một thời tuổi thơ từng được chơi với các trò chơi dân gian. Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt, thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian. Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ cùng tôi trong việc sưu tầm, ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng vui chơi cho các cháu. b. Khó khăn: Quá trình tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian giáo viên chưa thực sự sáng tạo và linh hoạt. Đa số trẻ là chưa thực sự thích các trò chơi dân gian chỉ thích các trò chơi điện tử.. Trẻ thụ động, ít có sự mạnh dạn, tự tin và nhu cầu hứng thú tham gia vào trò chơi. Đa số phụ huynh là nông thôn nên ít có thời gian trò chuyện, hướng dẫn trẻ chơi. Sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ đối với nhà trường vẫn còn hời hợt, chưa được thường xuyên Từ thực trạng trên, phát huy từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn tại nhằm giúp trẻ hứng thú, thể hiện được tính tích cực, chủ động của trẻ khi tham gia trò chơi dân gian tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian sau:
  3. 3 2. Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian. * Biện pháp 1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ: Trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ. Vì vậy, trước khi tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ, tôi phải nghiên cứu, lựa chọn và tìm hiểu kỹ xem nội dung của trò chơi đó có phù hợp với lứa tuổi của trẻ không, có phù hợp với vùng miền không và trẻ có thể chơi được những trò chơi đó hay không. Lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi dân gian có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu hoặc trò chơi đó có khó hay đơn điệu để khi tổ chức chơi tôi có thể thay đổi hình thức thật linh hoạt, thu hút sự hứng thú của trẻ. Với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi việc tổ chức các trò chơi dân gian bước đầu tạo cho trẻ sự hình thành, lòng yêu thích tham gia vào trò chơi do đó không phải trò chơi dân gian nào cũng phù hợp với trẻ, ở độ tuổi này khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ chỉ có thể chơi những trò chơi đơn giản giúp trẻ phát triển tư duy, ngôn ngữ và những kỹ năng cần thiết cho trẻ vì thế trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi ngắn và đơn giản như trò chơi: Tập tầm vông, Kéo cưa lừa xẻ, Nu na nu nống, Trốn tìm, Chi chi chành chành, lộn cầu vồng, Bịt mắt bắt dê, kéo co, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây... Việc sưu tầm, lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ không những giúp tôi tổ chức cho trẻ chơi đạt hiệu quả cao mà còn giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các trò chơi dân gian. * Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian. *. Chuẩn bị đồ dùng: Muốn trẻ tham gia vào chơi trò chơi dân gian có sự hứng thú và đạt kết quả cao ngoài việc tạo tình huống lôi cuốn sự tò mò của trẻ thì công việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động cũng là một việc làm vô cùng quan trọng. Đồ dùng đồ chơi của trò chơi dân gian cũng thật sự phong phú, đa dạng mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có thể cần có một hoặc nhiều đồ dùng, đồ chơi
  4. 4 nhưng nếu không có sự chuẩn bị tốt thì khi tổ chức trò chơi sẽ không thu hút được sự hứng thú, tích cực của trẻ. Ví dụ: Trò chơi “Ném vòng cổ chai” cần chuẩn bị vòng phải từ 6 đến 20 cái vòng có đường kính khoảng 20 cm, chai nhựa đổ nước hoặc cát vào để đứng được. Trò chơi “Kéo co” nếu không có dây thì cũng không thể tổ chức được. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian, tôi cần tìm hiểu cách chơi, luật chơi và đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi, để có sự chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ, phong phú cho trẻ lựa chọn. Nhằm đem lại sự hứng thú tốt nhất khi trẻ tham gia chơi trò chơi dân gian. (Hình ảnh chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi dân gian cho trẻ). * Dạy trẻ học thuộc lời đồng dao trong trò chơi: Nét đặc trưng của trò chơi dân gian là hầu hết các trò chơi gắn liền với các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi. Khi chơi trẻ vừa được hát, đọc những bài đồng dao mà trẻ yêu thích và thực hiện những hành động chơi, do vậy trò chơi dân gian càng hấp dẫn, thu hút trẻ. Ví dụ: Trò chơi Chi chi chành chành trẻ vừa chơi vừa đọc: “Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Bắt dế đi tìm Ù à ù ập”... Để tổ chức trò chơi dân gian thì trước khi tổ chức trò chơi tôi thường cho trẻ đọc, hát thuộc lời của trò chơi. Trò chơi được tổ chức khi trẻ thuộc lời đồng dao. Nên tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao, lời ca của các trò chơi dân gian vào các thời điểm trong ngày của trẻ như khi đón trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, ... Từ đó, trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi. * Chuẩn bị địa điểm:
  5. 5 Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể cao, thường có nhiều trẻ tham gia chơi phải có sân chơi rộng, thoáng mát và đảm bảo an toàn trong khi trẻ chơi. Ví dụ: Trò chơi “Kéo co”, “Mèo đuổi chuột”, “Bịt mắt bắt dê”,... Có những trò chơi, chơi theo nhóm nhỏ như trò chơi: “Chi chi chành chành”, “ Nu na nu nống”, “ Tập tầm vông”… Do đó, tôi cần hiểu cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm phù hợp cho trẻ chơi. (Hình ảnh trẻ chơi trò chơi ở sân trường, ở góc cây) * Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi phù hợp với từng hoạt động. Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định, vì thế hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Vì vậy, tôi cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động, vận dụng linh hoạt vào trong các hoạt động và tổ chức ở mọi thời điểm khác nhau trong ngày. Với hoạt động ngoài trời tôi tận dụng không gian thoáng mát để tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện phát triển thể lực như trò chơi Rồng rắn lên mây, Bịt mắt bắt dê, Kéo co, Lộn cầu vồng,... (Hình ảnh trẻ chơi trò chơi dân gian ở hoạt động ngoài trời) Với hoạt động góc: Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian theo nhóm nhỏ, trong không gian hẹp như trò chơi: “Chi chi chành chành”, “Chơi chuyền”, “Kéo cưa lừa xẻ”... ( Hình ảnh trẻ chơi trò chơi dân gian ở góc dân gian) Với hoạt động học và hoạt động chiều: Tôi lựa chọn trò chơi tỉnh phát triển nhận thức cho trẻ như trò chơi “Đếm sao”, “Tập tầm vông”,... Khi lồng ghép, tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động học thì tôi lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng đề tài. Ví dụ: Khi dạy trẻ múa minh họa bài “Múa cho mẹ xem” của chủ đề Bản thân, vào bài tôi cho trẻ chơi trò chơi “Chi chi chành chành” lồng ghép các bộ phận của cơ thể, từ đó cô giới thiệu dẫn dắt vào bài học.
  6. 6 Với chủ đề “Thế giới động vật” tôi chọn trò chơi như “Bịt mắt bắt dê”, “Mèo đuổi chuột”, “ Cắp cua bỏ giỏ”... * Biện pháp 4:. Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi. Trò chơi dân gian ngày càng được chú trọng và tổ chức một cách linh hoạt có hiệu quả trong các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ. Khi chơi trò chơi dân gian trẻ cảm thấy thoải mái, mạnh dạn, tự tin bởi kỹ năng chơi, các hành động minh họa khi chơi nhẹ nhàng, linh hoạt lôi cuốn trẻ. Đối với trò chơi dân gian khi tổ chức một trò chơi nào đó có thể tổ chức một lúc cho tất cả những trẻ đều muốn chơi, không quy định số người chơi, càng đông càng tốt. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên trẻ cùng chơi bằng cách trao đổi, thăm dò ý kiến trẻ trước, để tạo tính tích cực chủ động của trẻ trong quá trình chơi, làm cho trò chơi mang tính tập thể cao. Ví dụ: Trò chơi “Mèo đuổi chuột” mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút nhưng trò chơi không thay đổi. Hoặc trò chơi “Rồng rắn lên mây” thêm một người thì cái đuôi dài thêm và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. Trong khi chơi, mọi trẻ đều được tham gia như nhau, trẻ đoàn kết, yêu thương nhường nhịn nhau từ đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng cao. Trò chơi dân gian thường gắn với các bài đồng dao, lời ca vì vậy thông qua các trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng đọc, thể hiện cảm xúc và cũng sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ. * Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ về việc hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ ngày nay đã quên đi tầm quan trọng của các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, hò, vè... Khi đón trẻ về nhà, cha mẹ thường cho con trẻ xem các băng đĩa hoạt hình siêu nhân, các trò chơi điện tử mà đã lãng quên bản sắc dân gian của dân tộc. Việc giáo dục trẻ phải kết hợp giữa nhà trường và gia đình để hình thành nhân cách cho trẻ sau này nên tôi đã phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ thông qua các trò chơi dân gian. Thông qua các trang zalo, facebook, qua bảng tuyên truyền, qua các giờ
  7. 7 đón trẻ, trả trẻ,...tôi trao đổi để cha mẹ trẻ biết được tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ từ đó cha mẹ trẻ biết và phối hợp tốt cùng cô trong chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi gửi, in những bài đồng dao, lời ca, những cách chơi của trò chơi dân gian nhờ cha mẹ trẻ đọc và hướng dẫn cho trẻ cùng đọc cùng chơi. Ngoài ra, tôi đã phối kết hợp với cha mẹ trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu, đồ dùng sẳn có ở địa phương để cùng tôi làm ra những đồ dùng đồ chơi giúp trẻ chơi tốt các trò chơi dân gian. Sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. (Hình ảnh phối hợp với cha mẹ trẻ) PHẦN III: HIỆU QUẢ THỰC HIỆN Sau khi áp dụng những biện pháp như trên tôi thấy trẻ rất yêu thích và hứng thú tham gia vào các trò chơi dân gian ở. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người, chơi hòa đồng, nhường nhịn các bạn trong nhóm chơi. Trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc. Sau thời gian thực hiện tôi thấy hiệu quả rõ rệt: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt TT Nội dung Tổng Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ khảo sát số trẻ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) Trẻ hứng thú tham 100 1 25 15 60% 10 40% 25 0 0% gia trò chơi % Kỷ năng chơi trò 2 25 10 40% 15 60% 23 92% 2 8% chơi dân gian Thích được chơi 100 3 25 13 52% 12 48% 25 0 0% trò chơi cùng bạn % Trẻ nhanh nhẹn, 4 25 12 48% 13 52% 24 96% 1 4% mạnh dạn, tự tin. Tinh thần đoàn 5 25 12 48% 13 52% 24 96% 1 4% kết- ý thức tập thể
  8. 8 Đối với trẻ :Trẻ nhanh nhạy trong các tình huống, biết tự tổ chức những trò chơi dân gian đơn giản với các bạn trong lớp và có nhóm bạn chơi thường xuyên. Thông qua các trò chơi dân gian, nhận thức và thể lực của trẻ được nâng lên rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Trò chơi dân gian đã giúp trẻ trong lớp thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của lớp. Đối với giáo viên: Tôi cảm thấy thoải mái, tự tin khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian trong các hoạt động. Tạo được sự thân thiện gần gũi cởi mở giữa cô giáo và trẻ trong giao tiếp hằng ngày khi trẻ ở bên cô. Đối với cha mẹ trẻ: Hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ và đặc biệt sẽ có tầm nhìn mới về vai trò và trách nhiệm đối với con em mình. Như vậy, Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian tại lớp Mẫu giáo 4 - 5 tuổi, trường Mầm non Hải Hòa. Đã có phần nâng cao, mức độ nhận thức sự yêu thích và hứng thú của trẻ đã tăng lên rõ rệt so với đầu năm học. Các biện pháp có tính khả thi, tính mới và sáng tạo cao đã thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện. Trò chơi dân gian đã đem lại niềm vui, sự thích thú cho trẻ, trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, linh hoạt và sáng tạo trong các hoạt động. Trẻ biết phối hợp với nhóm bạn và có nhóm bạn chơi thường xuyên. Cũng qua hoạt động này của trẻ mọi lĩnh vực được phát triển rõ rệt, trẻ yêu thích hoạt động, trẻ có thêm niềm vui phấn khởi khi đến lớp. PHẦN IV. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa biện pháp: Trò chơi dân gian là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc, là loại hình giáo dục rất có hiệu quả, vừa là phương tiện giải trí lành mạnh, vui chơi sinh động, phù hợp với đặc điểm sinh lý, vừa là phương tiện giáo dục nhẹ nhàng sâu sắc. Các trò chơi dân gian vừa dễ tiếp cận vừa không tốn kém mà lại mang lại hiệu quả cao trong trường học, góp phần nâng cao
  9. 9 nhận thức, tăng cường thể lực cho trẻ, phát triển các giác quan, giúp trẻ hiểu biết thêm về thế giới xung quanh đẹp hơn và rộng mở, tuổi thơ các em sẽ có những hành trang quý báu mang tính cội nguồn dân tộc.Trẻ hứng thú, tự tin, nhanh nhẹn, đoàn kết với bạn bè. 2. Kiến nghị, đề xuất: Để tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ tại trường mầm non tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau: - Tiếp tục bổ sung thêm nhiều tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề phục vụ cho việc tổ chức các trò chơi dân gian. - Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề để giáo viên và phụ huynh được trao đổi và phối hợp với nhau trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về biện pháp ““Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi chơi tốt trò chơi dân gian trong trường mầm non Hải Hòa”.” ở trường Mầm non Hải Hòa. Kính mong nhận được sự góp ý để bản thân thực hiện tốt hơn trong những năm học tới. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hải phong, ngày 25 tháng 2 năm 2024 NGƯỜI TRÌNH BÀY Phạm Thị Lý
  10. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2