Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian
lượt xem 1
download
Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian” từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp giúp trẻ yêu thích cái đẹp, hứng thú, yêu thích các bài đồng dao, thơ ca, điệu hò….
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là một tương lai, là nề móng của dân tộc. Chính vì vậy công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là vô cùng quan trọng đối với từng cá nhân trẻ. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trò chơi chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống trẻ mầm non, trò chơi được coi là vai trò quan trọng cho trẻ. Ở trường mầm non trò chơi được sử dụng một cách tối đa. Nhưng việc tổ chức chơi như thế nào cũng vô cùng quan trọng, không có gì hay hơn khi trẻ được tổ chức ngoài trời với các trò chơi dân gian trẻ sẽ thực sự hứng thú. Do đặc điểm tâm sinh lí trẻ mầm non luôn tò mò, hiếu động, luôn muốn tìm tòi khám phá những điều mới lạ. Mặt khác ở tuổi này tâm lí trẻ là “Học mà chơi, chơi mà học” không thể gò ép vào một khuôn khổ hay là áp đặt cho trẻ được mà ở trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên theo sự hứng thú, hay hưng phấn của trẻ. Chính vì vậy mà trò chơi luôn giúp trẻ nhớ lâu vì qua trò chơi trẻ được thỏa sức chơi nhưng thực chất lại là sự tiếp thu kiến thức của những trò chơi dân gian từ sưa truyền lại. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em, và nhu cầu được chơi,tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Di sản văn hóa truyền thống việt nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Đặc biệt trò chơi dân gian mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn, rộng mở hơn. Đúng như PGS.TS Nguyễn văn Huy, giám đốc bảo tàng dân tộc đã nói “ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu trò chơi”. Trò chơi dân gian không đơn thuần là 1 trò chơi trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam, giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chấp cánh cho tâm hồn trẻ mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, trẻ hiểu thêm về nhau. Chính vì vậy trò chơi dân gian rất cần để lựa chọn, tổ chức cho trẻ chơi trong nhà trường, ngày nay các em ở xã hội công nghiệp chỉ quen sử dụng máy móc, và không có thời gian chơi cũng là một thiệt thòi, thiệt thòi hơn là các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước giờ đang bị mai mòn quên lãng không chỉ ở thành phố mà ở cả vùng quê. Vì thế, nên mỗi chúng ta cần giúp các em hiểu và quay về với các trò chơi dân gian là cần thiết. Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, thông qua hoạt động vui chơi trẻ phát triển trí tuệ, thể chất tình cảm, quan hệ xã hội qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy là giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian nói riêng. Nhưng muốn tổ chức chơi trò chơi dân gian có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán 1/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian khó của giáo viên. Là một giáo viên tôi luôẳntăn trở để tìm các biện pháp để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: " Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian " 2. Mục đích nghiên cứu Đối với bản thân tôi: Nghiên cứu tìm kiếm “ Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian”Từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp giúp trẻ yêu thích cái đẹp, hứng thú, yêu thích các bài đồng dao, thơ ca, điệu hò…. 3.Đối tượng nghiên cứu: “ Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong khi tổ chức các trò chơi dân gian” 4. Đối tượng khảo sát thực hiện : “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian. Trẻ mẫu giáo nhỡ 4tuổi B2trường mầm non. 5. Phương pháp nghiên cứu - phương pháp quan sát: - Phương pháp thực hành: Phương pháp thực hành là một hoạt động của cả giáo viên và trẻ nhằm củng cô các tri thức, bồi dưỡng các kỹ năng, rèn luyện hình thành các kỹ sảo trong khi chơi các trò chơi Khi trẻ được thực hành thể hiện sự hiểu biết, sáng tạo của mình, khi thực hiện trẻ được chơi,gây được hứng thú trẻ sẽ thực hành tốt hơn. -phương pháp dùng lời: Phương pháp dùng lời phù hợp với nội dung thông tin và ngữ cảnh chẳng hạn những lời chỉ dẫn, đồng dao… cần rõ ràng,ngắn gọn dễ hiểu.những lời mô tả vẻ đẹp của sự vật lại phải sinh động đầy đủ tính tưởng tượng, gợi cảm…phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ. Những trò chơi, nhưng câu thơ, bài hát, mẩu chuyện sinh động…lồng vào một cách hợp lí đúng chỗ giúp trẻ hình dung về đối tượng một cách rõ nét, đầy tính thẩm mỹ, chất nghệ thuật phong phú. -Phương pháp kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đánh giá trẻ trực tiếp tại lớp 4 tuổi b2 năm học 2016-2017 Tiến hành kiểm tra đánh giá trên các hoạt động vui chơi của trẻ hoạt động ngoài trời 6. Phạm vi và nghiên cứu : Các bài đồng dao, ca dao mà tôi sưu tầm được hay sáng tác được tôi áp dụng vào dạy trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi của tôi. Tôi cho trẻ làm quen các bài ca dao, đồng dao… mọi lúc mọi nơi, trong các tiết học : Làm quen văn học, âm nhạc, tạo hình, hoạt động góc, ngoài trời..tích hợp vào nhiều môn khác. II.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Ở tuổi mẫu giáo vui chơi là một hoạt động chủ đạo chiếm một vị trí quan trọng. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ phát triển trí tuệ , thể chất, quan hệ xã 2/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian hội . Hình thành nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống. Thông qua các TCDG trẻ được khám phá về nền văn hóa dân tộc . Đây cũng là lứa tuổi ham hiểu biết có nhu cầu lớn trong việc nhận thức khám phá thế giới xung quanh, thích được tự chơi tự làm, yêu cái đẹp sáng tạo cái đẹp. Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT.Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Căn cứ hướng dẫn số 4618/BGDĐT –GDMN ngày 08/09/2015 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 đối với cấp học mầm non. Tiếp tục triển khai hành động của chính phủ, BGDvà ĐT thực hiện nghi quyết số 29-Tw vềđổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT,UBND thành phố hà nội.Thực hiện hiệu quả, thiết thực các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành. Thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Đưa các nội dung giáo dục văn hóa lồng ghép vào trong các hoạt động học, hoạt động vui chơi,hoạt động ngoài trời, giúp cho trẻ trở nên hứng thú và đưa các trò chơi nhằm gây hứng thú cho trẻ đạt hiệu quả cao trong giờ học. 2.Khảo sát thực trạng * Đặc điểm tình hình nhà trường Ngôi trường mầm non của tôi nằm ở vùng miền núi, người dân chủ yếu làm nghề nông nghiệp với thu nhập rất thấp. Đời sống còn nhiều khó khăn nhưng địa phương cũng rất quan tâm đến công tác xã hội hóa giáo dục. Bản thân tôi qua thực tế giảng dạy được tiếp cận với phụ huynh học sinh, qua các hoạt động học tôi nhận thấy phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ Môi trường học tập của trẻ còn hạn chế, cách trang trí lớp các góc chưa hài hòa, khuôn viên trường chưa có sự sáng tạo nên chưa gây được hứng thú cho trẻ Hình thức tổ chức các TCDG , còn tự do chưa đổi mới còn áp đặt , gò bó theo khuôn mẫu dần đến chưa gây được hứng thú cho trẻ vào các trò chơi dân gian. Qua thực tế ở lớp khi tổ chức hoạt động với các trò chơi dân gian chưa đạt hiệu quả cao. Là một giáo viên mầm non mình phải có trách nhiệm đi sâu tìm tòi nghiên cứu để trẻ cảm nhận được nghệ thuật, tìm tòi cách tổ chức cho trẻ chơi các TCDG giúp trẻ hiểu biết và có kỹ năng sống và ham thích hăng say hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách cho trẻ. Phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo bồi dưỡng khả năng quan sát chú ý có chủ định thông qua các trò chơi dân gian…Trang bị cho trẻ một số kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, rèn luyện sức khỏe cho trẻ * Thuận lợi: - Cơ sở vật chất: Trường lớp khang trang sạch sẽ,môi trường, khuôn viên đẹp địa điểm trung tâm thôn tiện lợi việc đi lại của các cháu, bàn ghế đầy đủ cho trẻ 3/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian ngồi học, các giá đựng đồ dùng đồ chơi, tủ để tư trang của trẻ đều được theo thông tư 02/2010- BGDĐT - Luôn được và chỉ đạo sát sao của về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện mọi mặt của BGH Nhà trường - Nhà trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò chơi dân gian ở từng khối lớp - Ngay từ đầu năm Nhà trường đã thường xuyên tổ chức thăm lớp, dự giờ hoạt động ngoài trời để tôi rút kinh nghiệm và tổ chức cho trẻ chơi tốt hơn. - Trẻ 4-5 tuổi rất mạnh dạn tự tin, thích tham gia hoạt động ngoài trời, đặc biệt là các trò chơi dân gian rất lôi cuốn trẻ. - Sân trường rộng rãi môi trường thiên nhiên trong lành thuận tiện cho việc tổ chức. * Khó khăn: - Về cơ sở vật chất : Sân trường không có mái che nên có những ngày thời tiết không thuận lợi mưa, nắng khó khăn trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời. - Giáo viên phải có vốn kiến thức và hiểu biết phong phú về các trò chơi dân gian - Thời gian hạn hẹp vì đa số Trò chơi dân gian chỉ tổ chức lồng ghép cùng với các hoạt động nên việc lựa chọn trò chơi và hình thức tổ chức chơi khó khăn. - Vẫn còn một số trẻ nhuút nhát không chịu tham gia vào cuộc chơi đòi hỏi tính tập thể cao. - Khẳ năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế trẻ dễ dàng tham gia chơi, nhưng cũng dễ bỏ cuộc. - Đồ chơi còn thiếu, đồ chơi không gây được hứng thú cho trẻ. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: ChØ tiªu Sè trÎ TØ lÖ % Trẻ hứng thú tham gia TCDG 23/35 65 Trẻ có kỹ năng thực hiện các TCDG 24/35 68 Khả năng sáng tạo của trẻ trong các 24/35 68 TCDG Trẻ tích cực tham gia trò chơi khi tổ 23/35 65 chức 4. Biện pháp thực hiện : Từ khảo sát thực tế và điều tra số liệu trước khi thực hiện đề tài tôi lựa chọn 5 biện pháp sau: + Biện pháp 1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp lứa tuổi trẻ. + Biện pháp 2: gây hứng thú cho trẻ vào các trò chơi dân gian + Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa địa điểm khi tổ chức. + Biện pháp 4: Đưa trò chơi dân gian khi tổ chức hoạt động ngoài trời + Biện pháp 5 : Tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với thính chất hoạt động 5. Biện pháp cụ thể: 4/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian 5. 1. BIỆN PHÁP 1: LỰA CHỌN CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHÙ HỢP LỨA TUỔI TRẺ Kho tàng các trò chơi dân gian việt nam vô cùng phong phúvà đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế tôi luôn có sự lựa chọncho trẻ các trò chơi có luật chơi, cách chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ như: “ Ô ăn quan,nu na nu nống, thả đỉa ba ba, lộn cầu vồng, kéo co…” Với trẻ mẫu giáo nhỡ khả năng ghi nhớ có chủ định, và khả năng nhận thức của trẻ cao hơn so với tuổi trước. Khi lựa chọn trò chơi cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tôi chọn theo các tiêu chí sau: Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ dễ kiếm, dễ tìm Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ,vận động, kỹ năng cho trẻ Trò chơi mang tính lồng ghép,ôn lại bài cũ và làm quen kiến thức mới Gây hứng thú thu hút sự chú ý của trẻ vào trò chơi Có sự tham gia tập thể, hoặc nhóm trong lớp Từ những tiêu chí trên tôi chọn những trò chơi: Ô ăn quan, ném còn,kéo co, rồng rắn lên mây, hát chuyền sỏi, chồng nụ chồng hoa, cướp cờ… * Hình ảnh kéo co Hình ảnh trẻ chơi kéo co 5/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian *Hình ảnh hát chuyền sỏi Hình ảnh trẻ chơi chuyền sỏi *Hình ảnh chơi rồng rắn lên mây 6/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian Hình ảnh trẻ chơi rồng rắn lên mây 5.2. BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ VÀO BÀI CHO TRẺ Đối với trẻ mầm non “ Học mà chơi, chơi mà học” Xuất phát từ nhu cầu được vui chơi của trẻ, chơi vốn là hoạt động vui chơi chủ đạo của trẻ mầm non chơi là niềm vui sướng, thỏa mãn nhu cầu và mong muốn được chơi, chơi chính là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Thông qua các trò chơi , câu đố, bài vè…để lôi cuốn trẻ vào các trò chơi dân gian, và trẻ sẽ hứng thú vào các trò chơi dân gian Đối với trẻ 4 tuổi việc hiểu biết cảm nhận về các trò chơi dân gian chủ yếu là do trẻ quan sát, tìm tòi qua sự truyền đạt các sự vật của cô cho nên cô giáo có thể dẫn dắt vào bài dưới nhiều hình thức khác nhau như: Câu đố, trò chơi dân gian, tiếng kêu, bài hát, các trò chơi… Khi cô vào bài cần ngắn gọn, dễ hiểu và thu hút trẻ Hoạt động lời nói đóng vai khá quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của toàn bộ quá trình chơi của trẻ: từ việc nghiên cứu đối tượng miêu tả, cảm nhận giá trị thẩm mỹ của đối tượng tới việc tổ chức khâu thể hiện – biểu cảm và đặc biệt la việc đánh giá thành quả của hoạt động nghệ thuật. Các phương pháp, biện pháp dùng lời gồm : những lời dẫn, lời kể, những lời nói truyền cảm để mô tả vẻ đẹp của sự vật, những lời giải thích, chỉ dẫn, những câu hỏi – trả lời, những lời đàm thoại, trao đổi,… và cả thủ pháp ngôn ngữ kích xúc cảm như những bài hát, bài thơ, câu đố, câu chuyện… Những câu thơ, những bài hát, những mẩu chuyện sinh động được lồng vào một cách hợp lý và đúng chỗ sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú, trẻ muốn tìm tòi, và 7/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian khám phá một cách rõ nét, đầy tính thẩm mỹ, chất nghệ thuật phong phú và từ các sản phẩm đó sẽ dẫn tới sự tượng sáng tạo trong các trò chơi dân gian VD: Sử dụng các trò chơi: chiếc túi kỳ diệu, Món quà bí ẩn,… *Hình ảnh gây hứng thú hộp quà bí ẩn Các câu hò , bài vè, câu truyện, ca dao, đồng dao, câu đố phù hợp để tạo sự tò mò cho trẻ… Nhờ cách vào bài mới đơn giản nhẹ nhàng bằng các bài thơ, câu đố, trò chơi dân gian, bài hát, những bài về cô tự sáng tác…phù hợp với từng chủ đề đã gây hứng thú cho trẻ,giúp trẻ dề hiểu, tiếp thu bài hơn, luôn có cảm giác tự nhiên thoải mái không bị gò bó khó vào chơi. Bằng những hình thức giới thiệu bài phong phú hấp dẫn không chỉ thu hút trẻ mà còn giúp trẻ nhớ lâu tạo điều kiện cho trẻ phát triển tư duy, thẩm mỹ cho trẻ. VD: Trẻ vui vẻ hứng thú khi hát, đọc đồng dao, vè, hò…. 8/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian 9/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian 5.3. BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI, LỜI CA, ĐỊA ĐIỂM KHI TỔ CHỨC HĐVC là những phương tiện giáo dục và phát triển cho trẻ mẫu giáo trong khi chơi trẻ được phát triển trí tuệ, được giáo dục đạo đức, giáo dục thể lực và phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Chơi là một hoạt động độc lập, tự do tự nguyện của trẻ mẫu giáo. Nội dung chơi của trẻ phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh. Chơi không nhằm tạo ra sản phẩm mà chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu được chơi. Nhà giáo dục người nga K.D.usinxki cho rằng: Trẻ chơi là vì chơi, chơi để mà chơi, chơi mang lại niềm vui cho trẻ khi trẻ phải chơi theo sự áp đặt của người lớn thì lúc ấy trò chơi theo đúng nghĩa của nó. - Trẻ phải có vốn hiểu biết, ấn tượng, kinh nghiệm khá phong phú về nội dung chơi - Trẻ cần có những xúc cảm, tình cảm thích hợp với các tình huống chơi - Động cơ chơi trong các tình huống chơi phải tương ứng với động cơ tạo hình để huy động hoạt động tích cực của trí tưởng tượng hướng nó vào quá trình sáng tạo hơn trong trò chơi. Khi vào bài gây hứng thú cô cho trẻ chơi chiếc túi kỳ diệu cách chơi trẻ lên sờ vào túi và sờ nắn cảm nhận đoán xem đó là dụng cụ gì , để trẻ chuẩn bị chơi Tính vui chơi của tình huống , gắn liền với các kinh nghiệm sống và vốn xúc cảm, tình cảm của trẻ sẽ làm tăng hứng thú thẩm mĩ và sự thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của trẻ trong hoạt động thực tiễn. * Để chơi được cần chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng , phải hấp dẫn thu hút trẻ vào trò chơi và được thiết kế dựa vào cách chơi, luật chơi của từng trò chơi, mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng nếu thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được VD: Trò chơi “ bịt mắt bắt dê” sẽ không thể chơi được nếu thiếu dải vải,hoặc dải khăn bịt mắt. Trò “ ném còn” cần chuẩn bị quả còn nếu thiếu không thể chơi Trò “chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và 1 đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non.. Chính vì vậy trước khi chuẩn bị một trò chơi dân gian nào đó tôi cần tìm hiểu kỹ lưỡng cách chơi, luật chơi cũng như trò chơi có luật hay không, và chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đẹp mắt hài hòa, phù hợp phục vụ cho trò chơi đầy đủ để trẻ có thể chơi, trẻ hứng thú hơn khi chơi các trò chơi dân gian. *Dạy trẻ thuộc lời ca (Đối với nhũng trò có lời đồng dao) Một số đặc điểm dặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc một bài đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho trẻ hứng thú và không khí vui chơi sẽ vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ 10/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian VD: Chi chi chành chành trẻ hát: chi chi chành chành_Cái đanh thổi lửa_ Con ngựa chết chương_Ba vương ngũ đế…” Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không tiến hành được. Hình ảnh trẻ hứng thú chơi chi chi chành chành Chính vì vậy tôi thường cho trẻ làm quen với các bài đồng dao,lời ca của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm của trẻ trong ngày như: Hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời. khi trẻ đã thuộc đồng dao tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với các bài đồng dao sưa, Vì thế mà trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia trò chơi. 11/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian Trẻ đọc thuộc đồng dao * Chuẩn bị địa điểm Mỗi trò chơi dân gian đều có một luật chơi, cách chơi khác nhau, có những trò chơi tập thể mang tínhtập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng, thoáng mát như: trò kéo co, thả đỉa ba ba, kéo co… nhưng lại cũng có những trò tĩnh chơi các nhóm nhỏ như: tập tầm vông, chuyền thẻ, ô ăn quan, chi chi chành chành, Cắp cua bỏ giỏ… Chính vì vậy cần chọn địa điểm chơi phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. 5. 4. ĐƯA TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀO KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Để tổ chức giờ hoạt động ngoài trời đạt kết quả cao, người giáo viên cần phải có những thủ thuật vào bài khác nhau, phù hợp với từng tiết dạy để gây hứng thú và thu hút sự chú ý cho trẻ vào giờ học Trong lịch sử mỗi dân tộc đều có một kho tàng lớn trò chơi trẻ em được tích lũy từ đời này sang đời khác được lưu truyền. Vui chơi giúp trẻ em được giải trí, mặt khác trẻ được tìm hiểu biết thêm về thế giới xung quanh và hoàn thiện mình hơn. Và hơn thế trò chơi còn là một phương tiện giáo dục trẻ. Ngày nay bên cạnh những trò chơi hiện đại như: Game, điện tử…thì trò chơi dân gian vẫn giữ một vị trí quan trọng. và chúng ta phải có trách nhiệm giữ lai, và lưu truyền cho thế hệ sau. Hơn thế nữa với đặc điểm trò chơi dân gian hay dùng những câu hò, vè ,đồng dao… trẻ rất dễ học , dễ nhớ. Trong quá trình học tôi cũng luôn chọn những trò chơi dân gian phù hợp với hoạt động ngoài trời để đưa vào kết hợp.nhưng vẫn 12/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian đảm bảo thời gian, nội dung của hoạt động. Tôi thấy trẻ thật sự thấythích và hứng thú hơn nhiều khi tham gia trò chơi dân gian, và tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơ sau VD: Thả đỉa ba ba - Luật chơi: Các cháu làm đỉa tìm cách bắt qua sông chỉ được bắt bạn dướ nước khi chưa tới bờ. Ai bị đỉa bắt sẽ đổi vai chơi cho bạn làm đỉa Thả đỉa ba ba Đổ mắm đổ muối Chớ bắt đàn bà Đổ chuối hạt tiêu Phải tội đàn ông Đổ niêu nước chè Cơm trắng như bông Đổ phải nhà nào Gạo thuyền non nước Nhà nấy phải chịu *Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng trò chọn bạn thuộc lời ca đứng ở giữa vừa đi vừa đập tay vào mỗi bạn mỗi tiếng một bạn.Tiếng cuối cùng rơi vào ai thì bạn đó sẽ làm đỉa. Còn các bạn khác tìm cách qua sông để không cho đỉa bắt được mình. Khi qua sông đọc: Sang sông Về sông Trồng cây Ăn quả Nhả hột Khi đọc đến câu cuối trẻ làm đỉa đuổi bắt những người qua sông, chỉ đuổi bắt những bạn qua sông chưa tới bờ. Khi bạn bị bắt thì lần chơi sau sẽ làm đỉa. ( Chơi trò này có thể chọn những trẻ nhanh nhẹn làm đỉa trước) * Hình ảnh cô tổ chức cho trẻ chơi thả đỉa ba ba 13/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian * Trò chơi lộn cầu vồng - Cách chơi: Cô cho trẻ tìm đôi, từng đôi một cầm tay nhau vừa đọc bài đồng dao vừa đưa tay sang hai bên theo nhịp Lời 1 Lời 2 Lộn cầu vồng Lộn cầu vồng Nước sông đang chảy Nước trong nước chảy Cậu bé lên bảy Có cô mười bảy Cô bé lên ba Có chị mười ba Đôi ta cùng lộn Hai chi em ta Ra lộn cầu vồng *Hình ảnh trẻ chơi lộn cầu vồng 14/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian * Hình ảnh trẻ kéo co 15/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian Hình ảnh chơi cắp cua bỏ giỏ 5. 5. TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT TỪNG HOẠT ĐỘNG Mỗi hoạt động của trẻ đều đạt được một mục đích nhất định. Vì thế mỗi hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó và hứng thú riêng của mỗi trò chơi.Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên, và phát triển thể chất cho trẻ. Hay như ở hoạt động góc trẻ được mở rộng thêm kinh nghiệm sống và có kỹ năng chơi theo nhóm, trẻ thích được hoạt động nhóm, hứng thú hơn khi nhóm mình chơi tốt.hay hoạt động thể chất đưa các trò chơi dân gian vào trẻ rèn luyện thân thể khỏe mạnh, năng động hoạt bát hơn…và cả trong hoạt động âm nhạc trẻ thích thú hát các bài hát dân ca, du dương..Chính vì vậy tôi lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất từng hoạt động giúp trẻ hứng thú hơn khi chơi. • Với HĐ Ngoài trời với không gian thoáng mát, khuôn viên trường rộng, tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực như “Bịt mắt bắt dê, kéo co, thả đỉa ba ba, nhảy lò cò, rồng rắn lên mây” 16/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian Hình ảnh trẻ chơi bịt mắt bắt dê • Hoạt động góc , hoạt động chiều nên tổ chức các trò chơi nhằm phát triển nhận thức,chơi các trò chơi theo nhóm trong không gian nhỏ, hẹp tôi cho trẻ chơi các trò chơi dân gian như “Ô ăn quan, chi chi chành chành,chuyền thẻ, rải ranh,đọc đồng dao, câu đố,… 17/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian Trẻ chơi ô ăn quan Hình ảnh chơi chi chi chành chành 18/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian Trẻ chơi oản tù tì Đặc biệt khi tích hợp các trò chơi dân gian vào môn học chung giáo viên cần lựa chọn các trò chơi phù hợp từng mônb học VD: Hoạt động thể chất lực chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh, năng động hoạt bát, trò chơi đòi hỏi phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng… vui chơi sẽ giúp trẻ thêm kgỏe mạnh ,năng động. VD: Trò rồng rắn lên mây trẻ hát bài đồng dao Rồng rắn lên mây, khi trẻ hát đến câu cuối “ Xin khúc đuôi- tha hồ mà đuổi, lập tức trẻ làm đuôi phải chạy thật nhanh không sẽ bị thầy tóm, sau đó cô cho thay bạn khác trẻ tiếp tục chơi VD : Trò lộn cầu vồng, nhảy dây, chi chi chành chành… * Với các môn môi trường xung quanh, âm nhac, toán,văn học khi lựa chọn phải đáp ứng tiêu chí sau: +Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ +Phát triển ngôn ngữ +Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng các đồ dùng đồ chơi +Rèn trí nhớ, và tư duy cho trẻ VD: Trẻ hát thuộc các bài hát, các bài đồng dao, trẻ chú ý ghi nhớ sẽ nhanh thuộc, nhanh chơi được trò chơi, khi chơi hát trẻ sẽ hứng thú hơn. 19/22
- Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian 6. Kết quả thực hiện - Sau khi kết hợp với đồng nghiệp tìm tòi suy nghĩ và thực hiện những biện pháp của mình tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ ràng, trẻ rất hứng thú tham gia trò chơi dân gian - Trẻ rất thích đi học vui vẻ hồn nhiên khi đến lớp yêu mến lớp học và biết giữ gìn môi trường lớp học, môi trường ngoài lớp học - Trẻ luôn có hứng thú khi tham gia các trò chơi dân gian, có một số kỹ năng , mở rộng kiến thức có thêm nhiều hiểu biết về trò chơi dân gian các phong tục truyền thống của dân tộc. - Trẻ luôn mong muốn được tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, tích cực tham gia tìm hiểu ,xây dựng môi trường trong và ngoài lớp sạch đẹp để trẻ dễ dàng tham gia vào mọi hoạt động. - Sau khi tổ chức các trò chơi dân gian đưa các biện báp gây hứng thú như trên có những kết quả như sau: * B¶ng sè liÖu ®iÒu tra tr-íc khi thùc hiÖn ®Ò tµi ChØ tiªu Sè trÎ TØ lÖ % Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi dân 23/35 65 gian Trẻ có kỹ năng thực hiện các trò chơi dân gian 24/35 68 Khả năng sáng tạo của trẻ trong các trò chơi dân gian 24/35 68 Trẻ tích cực khi tham gia trò chơi dân gian 23/35 65 * Sau khi thùc hiÖn ®Ò tµi chỉ tiêu Số trẻ Tỉ lệ % Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi dân 34/35 97 gian Trẻ có kỹ năng trong các trò chơi dân 35/35 97 gian Khả năng sáng tạo của trẻ trong các trò 34/35 97 chơi dân gian Trẻ tích cực tham gia trò chơi dân gian 34/35 97 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận chung về đề tài : 20/22
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1801 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng các trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá về môi trường xã hội ở trường Mầm non
27 p | 1165 | 104
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ ở trường Mầm non
24 p | 516 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 75 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
29 p | 90 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 59 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn