intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chơi tốt hoạt động góc ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chơi tốt hoạt động góc ở trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh…nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chơi tốt hoạt động góc ở trường mầm non

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết đối với trẻ Mầm Non “Học mà chơi và chơi mà được học”. Vì vui chơi là tái hiện nhập vai giống như người lớn. Khi cho trẻ hóa thân vào những nhân vật thợ xây, cô bán hàng vai “bố, mẹ” hay bác sĩ khám bệnh trẻ được tái hiện công việc mà trẻ từng biết, không chỉ giúp trẻ trưởng thành hơn mà còn tạo cho trẻ những phản xạ tự nhiên và tính sáng tạo trong khi đóng vai. Không chỉ thể hiện vai chơi trẻ thích bên cạnh đó trẻ còn được giao tiếp với nhau qua vai trẻ thể hiện. Hiểu được điều này các bậc cha mẹ đặc biệt là giáo viên mầm non cần tạo điều kiện thuận lợi để cho trẻ được vui chơi lành mạnh. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào? Để có thể đem lại kiến thức cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy các góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế việc cho trẻ hoạt động góc tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, thẩm mĩ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội hay nói cách khác đây là cách để trẻ tiếp cận xã hội cuộc sống của người lớn vì vậy tôi thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi để theo dõi trẻ và nắm bắt được những tâm tư suy nghĩ của trẻ, gợi hỏi trẻ để trẻ nêu lên ý nghĩ của mình,vd: + Góc học tập: Tôi hỏi vì sao con không thích chơi ở góc này thì trẻ trả lời (Tô theo nét chấm mờ mãi con không thích). + Góc nghệ thuật: Trẻ nói (Con tô màu con gà xong rồi..) còn các cháu khác thì không tập chung vào góc chơi của mình mà hay đi lại các góc chơi của bạn, hơn nữa việc phân bố góc chơi, đồ dùng đồ chơi ở các góc chưa tách bạch rõ ràng, chưa mang tính bắt mắt trẻ, nội dung chơi còn chung chung nên dẫn đến vai chơi không thể hiện mối quan hệ với nhau hay nói một cách khác các góc chơi không hỗ trợ cho nhau và tôi tiếp tục theo dõi vào các giờ hoạt động sau để quan sát và ghi lại cụ thể những cháu nào thích chơi ở những góc nào? Với đồ chơi gì? Trẻ nào không thích chơi? Nguyên nhân vì sao? Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi trong trẻ 5-6 tuổi ngày càng nhiều hơn mở mang kiến thức sâu rộng hơn.Tôi đã lựa chọn “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chơi tốt hoạt động góc ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua đồ chơi ở giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh…nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. 3. Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc ở trường mầm non” 4. Đối tượng khảo sát, thực hiện: Lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi A2 với 27 cháu.
  2. 5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc của trẻ 5- 6 tuổi tại Trường Mầm Non. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9/ 2018 – 5/2019 Trong đó tháng 9 khảo sát thực tế xây dựng biện pháp Từ tháng 11 đến tháng 3 áp dụng biện pháp Từ tháng 4- 5 tổng hợp kết quả và viết sáng kiến Nghiên cứu đè tài nhằm củng cố và thực hiện cho những năm học tiếp theo. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Hoạt động không phải là thừa năng lượng như các nhà tư sản phương Tây quan niệm, mà hoạt động ở đây cụ thể là hoạt động góc của trẻ được người lớn tổ chức, hướng dẫn giúp trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy trong giờ học, những sự việc hiện tượng sẩy ra trong môi trường sống gần gũi trẻ. Thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hội loài người. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó bằng hình thức cực kỳ độc đáo đó là hoạt động góc (góc phân vai góc xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên). Nghĩa là chúng tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình, chúng tưởng tượng mình là người lớn và cùng làm công việc như người lớn thực sự, vd: Vai cô giáo, Bác sỹ, Chú công nhân, Bố mẹ……. Với vai trò chúng tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng thì hoạt động góc có một đặc trưng rất riêng vì vai chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ. Nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật. VD: Góc xây dựng: Trẻ giả vờ đóng vai chú công nhân. Những việc làm của trẻ thể hiện rất cần cù, cặm cụi làm công việc của người công nhân, đồng thời trẻ biết hợp tác với nhau để làm công việc được giao. Hay trẻ giả vờ đóng vai Bác sỹ, trẻ thể hiện là một Bác sỹ tốt hết long chăm sóc bệnh nhân của mình, nhưng hoạt động của trẻ không nhằm đến mục đích cuối cùng là chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà chỉ làm thỏa mãn nhu cầu xã hội của trẻ, làm quen và tham gia vào xã hội người lớn. Tức là hoạt động góc của trẻ không nhằm làm ra sản phẩm mà nằm trong sự hấp dẫn của quá trình hoạt động. + Góc học tập: Trẻ tái tạo lại những gì cô dạy trên tiết học hoặc những kiến thức chưa truyền tải hết trong tiết học chung nhằm tạo cho trẻ sự nghi nhớ vững bền hơn và tư duy trừu tượng phát triển, kèm theo là tư duy lô gic, tư duy ngôn ngữ cũng phát triển. Như vậy hoạt động góc có giá trị rất to lớn trong việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mẫu giáo nói chúng và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng, nó có giá trị không nhỏ cho sự thành công trong việc phát triển tình cảm xã hội – phát triển thẩm mỹ - phát triên tình cảm – phát triển ngôn ngữ - phát triển nhận thức. Hay nói cách khác nó là phương tiện giáo dục không thể thiếu nhằm phát
  3. triển nhân cách và chí tuệ cho trẻ ở trường mầm non và cũng là tiền đề cho trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị bước vào lớp một và trở thành các anh chị của trẻ mầm non. 2. Thực trạng của việc giúp trẻ 5-6 tuổi chơi tốt hoạt động góc Trước khi thực hiện đề tài, tôi thấy 1 số thuận lợi và khó khan sau: *Thuận lợi: - Các cháu rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá, rất thích chơi với nhiều đồ chơi mới lạ… - Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu, tổ chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực hiện tốt đề tài. - Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của con mình sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dung đồ chơi càng thêm phong phú và đa dạng. - Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn làm đồ chơi phục vụ cho các góc chơi. *Khó khăn: - Thao tác chơi của trẻ với đồ chơi còn ít, đơn giản - Đầu năm một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động chưa mạnh dạn tiếp xúc với đồ chơi chưa tự giác chơi, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia dẫn tới trẻ không hứng thú, - Thời gian để làm đồ dùng đồ chơi ở các góc còn ít, đồ dùng đồ chơi thì phải đủ số lượng thì mới phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ, song còn một số phụ huynh hay phê bình cô giáo hay cho trẻ chơi mà ít dạy cho trẻ tập viết, đọc chữ cái, làm toán….. Một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ thấp. Cụ thể như sau: 3. Các biện pháp thực hiện Biện pháp 1: Tạo môi trường lớp học Biện pháp 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi ở các góc Biện pháp 3: Hướng dẫn hoạt động vui chơi Biện pháp 4: Đánh giá hoạt động vui chơi Biện pháp 5: Trao đổi với phụ huynh =>Từ các biện pháp trên tôi tiến hành triển khai từng biện pháp như sau: Biện pháp 1: Tạo môi trường lớp học - Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để dảng dạy, trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bố như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, khả năng sáng tạo, giao tiếp với nhau nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. - Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được.
  4. - Từ đó các cháu muốn đến trường mỗi ngày, thích mọi hoạt động của lớp và có trách nhiệm với lớp lúc này cô là người làm cho cháu thấy lớp mình luôn mới lạ và có nhiều điều mà trẻ thích thú và hứng thú khi đến lớp, vì không chỉ giờ hoạt động góc cháu mới được thỏa sức sáng tạo mà mọi hoạt động cô đều phải tạo sự hứng thú kích thích sự tò mò khám phá của trẻ. Lớp học luôn thay đổi hình thức trang trí tranh ảnh và đồ dùng cần tạo cho mỗi cháu có một sản phẩm riêng để cháu hứng thú chăm sóc và nâng niu trân trọng vì trẻ hiểu những cái đó do tự tay cháu làm ra. Hiểu được điều đó là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi cũng tôn trọng và chú ý đến sản phẩm của cháu làm ra và từ đó cháu sẽ phát huy năng khiếu của riêng mình và tạo cho cháu những nền tảng vững chắc khi có năng khiếu và khả năng riêng của mình. Ngoài ra việc tạo môi trường trong và ngoài lớp là tạo cho cháu những ấn tượng đẹp khi đến lớp. VD: Ở tháng có sự kiện “tết Noel” cô cháu cùng nhau trang trí môi trường lớp học, sân trường theo sự kiện Noel như trang trí cây thông, ông già tuyết, công chúa tuyết,cỗ xe ngựa, trẻ được cùng nhau trang trí, tạo cảnh cho các nhân vật…. như vậy trẻ thấy được sản phẩm của mình trong lớp học trẻ cảm thấy thích thú hơn. VD: Cô cũng có thể tạo môi trường lớp học ở các góc trong lớp theo sự kiện tháng như: Tháng 9 có sự kiện “ Tết trung thu”, tháng 11 sự kiện “ Ngày nhà giáo việt nam”, tháng 12 sự kiện “ tết nguyên đán” …… cô trang trí lớp và các góc bằng những hình ảnh đẹp phù hợp sự kiện để trẻ có thể dễ dàng nhận ra … và cô cũng có thể cho trẻ cùng làm một số các hình ảnh để trẻ chơi ở góc xây dựng, góc phân vai…..làm bưu thiếp mang về tặng bà, mẹ nhân ngày 8/3.. - Ở chủ đề “GIAO THÔNG” trẻ được tham gia cuộc thi “Bé với văn học và an toàn giao thông”, qua cuộc thi trẻ được giao lưu, học hỏi và được làm quen với các biển báo giao thông. Hội thi là sân chơi sáng tạo, dí dỏm, thiết thực, bổ ích cho các em nhỏ cũng như các giáo viên và bậc phụ huynh về vấn đề an toàn giao thông. Không chỉ là sân chơi giúp các bé làm quen, tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông mà còn là dịp để các bậc phụ huynh, nhà trường trao đổi kinh nghiệm, cùng nâng cao trách nhiệm trong việc giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho trẻ và cộng đồng… Biện pháp 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dung đồ chơi ở các góc Với biện pháp này để thực hiện được tốt thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc chơi. Ngoài những đồ dùng đồ chơi có sẵn tôi tận dụng các nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: thùng cát tông, xốp, đĩa vi deo cũ, chai nhựa C2, vỏ hộp sữa chua, ống chỉ, các hộp thuốc đã hết…..tất cả các nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhon, không gây nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi đã làm ra rất nhiều các sản phẩm phục vụ cho các góc chơi của trẻ VD: Tôi lấy chai C2 làm máy bay, hộp sữa hết làm ô tô…..phục vụ ở góc xây dựng trong chủ đề giao thông Tôi dùng chai nhựa làm ra một số đồ dùng gia đình như: nồi cơm điện, giấy vò thành từng lắm nhỏ đắp núi, làm cây… ->Ngoài ra việc chuẩn bị đồ dùng cần phải phù hợp với nội dung sự kiện. VD: Sự kiện Tết và Mùa Xuân tôi phải chuẩn bị đồ dùng như: lon nước yến, hộp bánh đậu xanh, bánh xu xê, giấy màu xanh, cành cây khô, giấy màu hồ dán, tranh ảnh về ngày tết mùa xuân
  5. Từ những nội dung đó nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động chung giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn - Vậy muốn cho trẻ hoạt động vui chơi ở các góc được rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì ngoài những biện pháp trên tôi thấy có một biện pháp mà tôi nghĩ cũng rất quan trọng đó là nội dung chơi ở các góc, nhu cầu gì của trẻ, hoặc góc chơi này có liên kết với các góc chơi kia bằng cách nào? Vì vậy muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi. VD: Trò chơi xây dựng cô phải hiểu đây là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy…với những dạng kích thước khác nhau trẻ có thể nắp ghép xây dựng nên những công trình như công viên, trường học…hoặc từ những viên sỏi trẻ có thể xây nên vườn trường, vườn cây…qua những giờ hoạt động đó tôi có thể thấy được những khả năng riêng biệt của trẻ được biểu hiện trong các công trình mà trẻ đã làm lên. => Qua trò chơi trẻ có thể tìm hiểu về nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất thế giới xung quanh, đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ. - Thông qua trò chơi rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng, đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò tính ham hiểu biết của trẻ…và đó cũng chính là những phẩm chất cần thiết cho con người trong thời đại phát triển. - Khi cho trẻ chơi trò chơi xây dựng, tôi thường mắc lỗi là chỉ cho trẻ xây dựng 1 mô hình mà không mở rộng sang các chủ điểm khác như: Chủ điểm trường mầm non tôi chỉ cho trẻ xây dựng trường mầm non, xây dựng lặp đi lặp lại nhiều lần trong chủ điểm và đặc biệt trong góc xây dựng không có sự liên kết giữa các góc chơi khác….với hình thức này sẽ làm cho trẻ nhàm chán và không phát triển tính sáng tạo của trẻ từ đó tôi tìm ra biện pháp khắc phục như sau: + Tôi luôn luôn làm phong phú các góc chơi và luôn tạo sự qua lại liên kết giữa các góc chơi với nhau. + Khi chơi xây dựng ngoài tạo một công viên nhất định cô giáo còn có thể gợi ý cho trẻ mở rộng liên kết với các góc khác bằng những đường nối từ góc này sang góc kia, như từ khu chợ sang góc gia đình, từ khu vui chơi đến cửa hàng lúc này góc xây dựng làm khu trung tâm nối các góc lại với nhau, không những thế góc xây dựng còn là chỗ trưng bày sản phẩm của góc tạo hình sau khi trẻ làm xong những sản phẩm và từ đó trẻ có thể kể về một câu chuyện mà các nhân vật do chính trẻ tạo ra. + Đồ chơi của trẻ cần phải có sự đa dạng và phong phú, vì vậy đòi hỏi người làm phải chịu khó và kiên trì, với bản thân tôi ngoài những gì tôi đã biết tôi còn phải hỏi thêm các bạn động nghiệp để tạo ra các sản phẩm phong phú hơn phù hợp với nội dung chơi. - Để có nguồn nguyên liệu dồi dào tôi phải kết hợp với phụ huynh tìm kiếm các loại tranh ảnh, tờ lịch có tranh liên quan đến trò chơi…những hộp kẹo, hộp thuốc đã hết để có thể tạo ra những sản phẩm đa dạng hơn. - Ngoài ra tôi luôn quan sát và chơi cùng trẻ để có thể quan sát và ghi chép lại những nguyên vật liệu, đồ chơi mà trẻ thích để cung cấp kịp thời cho nhu cầu chơi của trẻ. Biện pháp 3: Hướng dẫn hoạt động vui chơi - Ở biện pháp này muốn trẻ nhập vai và chơi thỏa mái tôi cần chuẩn bị chu đáo các góc chơi mà cháu sẽ thực hiện ở buổi chơi hôm đó.
  6. - Trong khi thỏa thuận vai chơi tôi phải nêu rõ góc chơi chính trong buổi chơi để trẻ nắm bắt được và cố gắng hơn trong góc đó. - Trong khi trẻ chơi tôi cũng hòa nhập đóng vai chơi cùng với trẻ. VD: Khi giới thiệu các góc chơi tôi nói trong buổi chơi hôm nay chúng ta có góc xây dựng là góc chính vì vậy khi xây dựng bác công nhân phải chú ý xây dựng cho công trình của mình thật đẹp… *Góc phân vai Hoạt động ở góc phân vai giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ , tình cảm của trẻ được thể hiện qua mối quan hệ giữa người với người, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện chân thành qua các trò chơi như: Cô bán hàng, Bác sỹ khám bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân… * Góc xây dựng: - Trẻ hiểu được ngôi nhà xây lên là nhờ có ai? Nguyên vật liệu để xây là gì? Bạn nào xây nhà, bạn nào trộn hồ, xây công viên phải xây như thế nào? Xây trường học phải xây như thế nào? Tôi phải bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ để biết được quá trình nhập vai của trẻ. Trẻ chơi ở góc phân vai * Góc xây dựng: - Trẻ hiểu được ngôi nhà xây lên là nhờ có ai? Nguyên vật liệu để xây là gì? Bạn nào xây nhà, bạn nào trộn hồ, xây công viên phải xây như thế nào? Xây trường học phải xây như thế nào? Tôi phải bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ để biết được quá trình nhập vai của trẻ. *Góc học tập: Tôi sưu tầm những tờ lịch cũ thay thế giấy tô ky, tôi làm bài tập phát triển trí tuệ cho cháu say mê vui chơi và các bài tập chữ cái, bài tập toán có số tương ứng để cháu xếp vào các hình ảnh tự làm … *Góc nghệ thuật: Qua giờ chơi giúp trẻ nhận ra được cái đẹp, cái xấu của nội dung trò chơi,giúp trẻ phát triển óc thẩm mỹ,khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp khi trẻ làm đồ chơi ở góc nghệ thuật trẻ sáng tạo ra các sản phẩm mà trẻ thích. *Góc thiên nhiên: Qua giờ chơi trẻ được vui đùa với thiên nhiên , tự mình trồng cây, chăm sóc cây và tìm hiểu quá trình phát triển của cây và biết được lợi ích của cây xanh đối với đời sống con người. - Trẻ khám phá sự vật hiện tượng xung quanh mình qua quá trình thử nghiệm, khám phá vật nổi, vật chìm, không khí ,nam châm…. Trẻ làm thí nghiệm vật chìm vật nổi Biện pháp 4: Đánh giá quá trình vui chơi Với biện pháp này trong quá trình chơi tôi luôn bao quát trẻ với mọi cử chỉ một cách chính sác để có biện pháp và cách sử lý phù hợp, động viên khuyến khích cháu chơi tốt hơn và cũng từ đó động viên cháu sưu tầm thêm các phế liệu để cô cùng làm thêm nhiều đồ chơi cho các buổi chơi khác, tôi luôn có các biện pháp khen và khích lệ trẻ. Biện pháp 5: Trao đổi với phụ huynh
  7. Biện pháp này rất quan trọng đối với một giáo viên mầm non bởi muốn hoạt động vui chơi đạt kết quả tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh vào thời gian đón và trả trẻ, cho phụ huynh xem một số đồ dùng sáng tạo làm từ phế liệu do phụ huynh đóng góp để từ đó khích lệ phụ huynh đóng góp thêm nhiều phế liệu hơn để phục vụ cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học và chơi của trẻ đạt kết quả cao, bên cạnh đó trao đổi với phụ huynh cả về các mặt phát triển của trẻ khi được học và chơi ở tại nhóm lớp để phụ huynh phấn khởi và yên tâm khi gửi con đến trường và có những cử chỉ đẹp và tôn trọng cô giáo.Từ đó phụ huynh sẽ động viên trẻ đi lớp được đều hơn. 4. Kết quả đạt được - Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên cùng với sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, sự góp ý của đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ lớp học của tôi đã thu được kết quả như sau. + Trẻ có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng đồ dùng khéo léo hơn, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp hơn và có nhiều sáng tạo hơn. + Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ và cô, thích chơi cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, hứng thú trong khi chơi cụ thể được theo dõi trên bảng sau: Kết quả khảo sát Trước khi Sau khi thực So sánh thực hiện các hiện các biện biện pháp pháp Nội dung Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Trẻ chơi hứng thú 10/27 37 % 27/27 100% Tăng Trẻ chơi kỹ năng chưa thành thạo 9/27 33,3 % 25/27 92,6% Tăng Trẻ chơi còn rụt rè chưa có nề nếp 12/27 44,4 % 26/27 96,2% Tăng *Với phụ huynh có sự thay đổi về cách nhìn nhận về việc học và chơi của con mình, nhận thấy tầm quan trọng của trò chơi hoạt động góc và tham gia đóng góp nguyên vật liệu làm đồ chơi. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
  8. - Việc cho trẻ hoạt động góc là một giờ hoạt động vô cùng quan trọng không thể thiếu được đối với trẻ trong một ngày, vì vậy là một giáo viên mầm non tôi luôn xác định được đây nhiệm vụ quan trọng phải khắc phục mọi khó khăn để tổ chức cho trẻ hoạt động hang ngày ở các góc một cách xuyên xuất và lien tục .do đó mỗi giáo viên phải lắm được vai trò quan trọng của hoạt động góc đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, luôn tìm ra các biện pháp hữu ích cho trẻ thực hiện hoạt động hàng ngày đạt kết quả cao. - Qua việc áp dụng các biện pháp tôi thấy trẻ thích chơi hơn, sáng tạo hơn và linh hoạt hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán của trẻ ở những năm học trước bẵng những sự hứng thú, tập chung, giúp trẻ thể hiện sự khéo léo, óc tưởng tượng, sự giao lưu giữa bạn bè. - Tạo cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc làm đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. - Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng trong giờ hoạt động góc của lớp và cũng có một số kinh nghiệm rút ra từ thực tế của lớp học đê áp dụng vào giờ hoạt động góc.Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nưa để tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động góc của trẻ theo chương trình hiện nay. 2. Khuyến nghị Theo tôi việc cho trẻ chơi hoạt động góc ở trường mầm non Tản Lĩnh chúng tôi còn gặp rất nhiều khó khăn vì vậy tôi mạnh có một số đề xuất như sau: * Về phía nhà trường - Cần tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian hơn để sáng tạo và làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học và chơi ở các góc. - BGH cùng tổ chuyên môn thường xuyên đi kiểm tra dự giờ các lớp giúp đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn của mình. - Thường xuyên tổ chức cho tất cả cá giáo viên được đi dự giờ trong trường và học tập các trường bạn. *Về phía giáo viên - Phải có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ và luôn tâm huyết với nghề. - Không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. =>Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi chơi tốt hoạt động góc ở trường mầm non nơi tôi đã triển khai và thực hiện, tôi đã áp dụng thành công ở trường mầm non nơi tôi công tác và thu được kết quả tốt. Rất mong nhậ được sự đóng góp ý kiến và bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn để thực hiện tốt trong năm học tiếp theo. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2