intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng phát triển thể chất tốt qua hoạt động phát triển vận động

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng phát triển thể chất tốt qua hoạt động phát triển vận động" nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng phát triển thể chất tốt qua hoạt động phát triển vận động nhằm giúp trẻ phát triển thể lực, hình thành cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn, dẻo dai và tăng cường sức khỏe.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng phát triển thể chất tốt qua hoạt động phát triển vận động

  1. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Khoa học cũng như thực tiễn cho thấy, việc rèn luyện thân thể bằng thể dục thể thao là cách chăm sóc và nâng cao sức khỏe một cách tốt nhất, tích cực nhất và ít tốn kém nhất. Rèn luyện thân thể mang nhiều ý nghĩa như mang tính phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, làm đẹp hình thái, phát triển toàn diện các tố chất vận động một cách ưu thế nhất! Phát triển vận động cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ nhà trẻ 24-36 tháng lại càng mang nhiều ý nghĩa vì khi ấy trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các hoạt động phát triển vận động giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, có thể hình thành và giáo dục được những phẩm chất đạo đức nhân cách của con người một cách tự nhiên, tạo điều kiện cho sự phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề để phát triển trí lực. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được. Với xu hướng của xã hội ngày nay thì không chỉ đơn thuần đòi hỏi một con người tài giỏi mà là một sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều ba mẹ hiện đại ngày nay đã ý thức được điều này, cho các bé tiếp xúc với nhiều phương pháp giáo dục sớm, tạo điều kiện cho con học những môn năng khiếu nhưng ba mẹ vẫn quên đi tầm quan trọng và ý nghĩa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Những điều ba mẹ làm vẫn thường tập trung vào phát triển trí tuệ hơn là thể lực. Là một giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ 24 - 36 tháng, tôi hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển vận động cho trẻ, hiểu được nhiệm vụ của mình là phải giúp trẻ phát triển thể lực một cách tốt nhất để cho trẻ vững bước mai sau. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng phát triển thể chất tốt qua hoạt động phát triển vận động” với mong muốn trao tình yêu thương, sự chăm sóc cho trẻ nhiều hơn để các bé thơ có một sức khỏe tốt nhất . 2. Mục đích nghiên cứu. Tôi tìm ra một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng phát triển thể chất tốt qua hoạt động phát triển vận động nhằm giúp trẻ phát triển thể lực, hình thành cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn, dẻo dai và tăng cường sức khỏe. 3. Ðối tượng nghiên cứu. - Ðối tượng: 20 trẻ 24 – 36 tháng lớp D4 trong trường Mầm non Tản Hồng. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện được đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát.
  2. 2/15 - Phương pháp dùng lời nói. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp thực hành gồm tập luyện, sửa chữa các động tác sai. 5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu. Thời gian: Đề tài được thực hiện tại trường Mầm non Tản Hồng huyện Ba Vì – Hà Nội. Từ tháng 9/2020 đến tháng 5/2021 Phạm vi: Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng lớp D4 trong trường Mầm non Tản Hồng. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng phát triển thể chất tốt qua hoạt động phát triển vận động” 2. Cơ sở lý luận của vấn đề
  3. 3/15 2.1. Cơ sở lý luận Giáo dục Mầm non là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, Ðiều 23 mục 1 chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ: “Nội dung giáo dục Mầm non là phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục trẻ em phát triển cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, biết kính trọng yêu mến, lễ phép với người lớn, bạn bè... thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học. Ðiều 24 có quy định “Chương trình giáo dục Mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục Mầm non cụ thể hoá các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em ở độ tuổi, quy dịnh việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hướng dẫn cách đánh giá sự phát triển của trẻ em ở lứa tuổi Mầm non.” Giáo dục phát triển thể chất là một trong những nội dung chính nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể lực phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong quá trình Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ Mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức Giáo dục thể chất ở trường Mầm non là sự tổng hợp giáo dục về các hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ mà cơ bản là tính tích cực vận động của trẻ. Sự tổng hợp những hình thức mà cơ bản là tính tích cực vận động của trẻ. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khoẻ cho trẻ. Ở trường Mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học phát triển vận động và thể dục sáng cho trẻ tiến hành với tất cả các nhóm lớp nhưng trong các hình thức đó đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng tới giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. 2.2. Cơ sở thực tiễn Là một giáo viên hàng ngày chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại lớp tôi nhận thấy giờ học phát triển vận động cho trẻ còn có nhiều điều làm tôi băn khoăn lo lắng do là trẻ thì còn quá nhỏ, khả năng tập trung chú ý chưa cao trẻ nhanh nhớ xong lại chóng quên, bên cạnh đó các bài tập phát triển vận động có rất nhiều nội dung đôi khi có những nội dung mà bản thân tôi là một giáo viên còn cảm thấy bỡ ngỡ. Cho nên tôi rất băn khoăn tự hỏi mình phải làm thế nào để tổ chức giờ hoạt động phát triển thể chất cho trẻ một cách nhẹ nhàng thoải mái
  4. 4/15 giúp trẻ học mà chơi, các vận động đưa ra phải vừa sức đối với trẻ để trẻ luôn tích cực tham gia các hoạt động một cách tự giác. Chính vì vậy tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài này để giúp trẻ phát triển thể chất một cách tốt nhất. 3.Thực trạng của vấn đề 3.1.Thuận lợi - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất lớp khang trang sạch sẽ, có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ - Trẻ có cùng độ tuổi - Lớp học rộng, thoáng mát, sạch sẽ - Trang bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ - Phụ huynh tin tưởng và quan tâm luôn trao đổi về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ 3.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình thực hiện chuyên đề “Phát triển thể chất” (Vận động), tôi gặp một số khó khăn sau: - Lứa tuổi của trẻ còn nhỏ, năm đầu tiên đi lớp nên còn bỡ ngỡ và rụt rè, nhút nhát vì ngôn ngữ chưa phát triển toàn diện. - Một số trẻ có chênh lệch tháng sinh nhiều. - Nhiều trẻ được bố mẹ cưng chiều còn bướng bỉnh - Trình độ nhận thức của một số phụ huynh về việc phát triển vận động cho trẻ còn hạn chế nên ảnh hưởng đến việc phối kết hợp chăm sóc – giáo dục giữa gia đình và nhà trường. 3.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện Từ thực trạng trên đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát sự phát triển thể chất của trẻ qua hoạt động phát triển vận động với số lượng trẻ được khảo sát là 20 trẻ qua các tiêu chí sau : Minh chứng ở bảng 1: Bảng khảo sát thực tế trên trẻ đầu năm học trước khi thực hiện đề tài 4. Các biện pháp thực hiện. Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ vận động Biện pháp 2: Thiết kế các hoạt động phát triển vận động phù hợp với trẻ 24 - 36 tháng theo năm, tháng. Biện pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức phát triển vận động trong giờ hoạt động có chủ đích. Biện pháp 4: Dạy trẻ phát triển vận động ở mọi lúc, mọi nơi. Biện pháp 5: Phối hợp cùng phụ huynh phát triển vận động cho trẻ. 5. Biện pháp thực hiện từng phần.
  5. 5/15 5.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ vận động Đặc thù của trẻ 24 - 36 tháng là trẻ ở độ tuổi này còn nhỏ, khả năng kiểm soát khi cho trẻ ra môi trường vận động ngoài sẽ khó hơn, chính vì vậy để giúp các bé có 1 sân chơi bổ ích, được tăng cường khả năng vận động, tôi đã xây dựng góc phát triển vận động cho trẻ trong lớp để trẻ được vận động thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Góc vận động cần không gian rộng rãi thoáng mát nên tôi đã lựa chọn 1 góc trong phòng học rộng rãi thoáng mát, dễ đi lại không bị ảnh hưởng tới các góc khác để thiết kế những bài tập vừa sức đối với trẻ. Ngoài ra để thu hút trẻ hứng thú với góc vận động tôi đã dùng những hình ảnh minh họa với màu sắc trang nhã, phù hợp, ấn tượng để trang trí những hình ảnh có liên quan đến các hoạt động vận động, trẻ có thể làm theo hoặc thực hiện giống như vậy. Một phần không thể thiếu được ở góc vận động đó chính là dụng cụ, đồ dùng đồ chơi, vì vậy cô sẽ lựa chọn những đồ dùng dụng cụ vừa đảm bảo tính án toàn tuyệt đối cho trẻ, vừa phù hợp với sức khỏe và đa dạng về màu sắc phong phú về nội dung. Các đồ dùng đồ chơi được bố trí hợp lý phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ, có thể bố trí các đồ dùng dụng cụ thể dục phù hợp có thể theo tháng để trẻ được ôn luyện thêm bài tập cũ như: Ném vòng, thả - ném bóng, cổng chui, vòng bật, đường hẹp… Những bài tập này đơn giản và đồ dùng lấy và cất cũng gọn gàng dễ cho trẻ thực hiện thường xuyên. Minh chứng ở hình ảnh 1+2: Góc vận động ở lớp Ngoài việc sử dụng môi trường trong lớp để tăng cường vận động cho trẻ, tôi còn sử dụng môi trường ngoài lớp học để phát triển vận động cho trẻ. Sân trường là nơi trẻ thích tham gia hoạt động khi thời tiết mát mẻ và ấm áp. Những con đường nhiều màu sắc, hình thù khác nhau, những ô bật qua vạch kẻ, bật qua ô, bật qua chấm tròn, chạy... khiến trẻ rất thích thú mỗi khi cô cho ra tập luyện, vui chơi. Minh chứng ở hình ảnh 3+4: Các trò chơi, bài tập vận động trên sân trường Các khu vui chơi, khu vận động trên các sân cỏ sạch sẽ, rộng rãi, có nhiều cây xanh là nơi có nhiều đồ dùng đồ chơi với các bài tập khác nhau từ dễ đến khó. Các đồ dùng, đồ chơi này được nhà trường và các cấp đầu tư nên có độ bền cao, đẹp, chắc chắn, vừa cho trẻ chơi, vừa cho trẻ tập luyện, vận động như: đồ dùng cầu trượt, xích đu, bập bênh, đi thăng bằng, dài, thang leo ngắn, Đồ chơi liên hoàn... Những đồ dùng đó được tận dụng tối đa hiệu quả khi tôi cho trẻ ra chơi ngoài trời hay ra thực hiện hoạt động học đều giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thích thú vui chơi, tập luyện. Minh chứng ở hình ảnh 5: Môi trường khu vận động thể chất ngoài sân
  6. 6/15 Nếu chỉ dừng lại ở những đồ chơi được đầu tư thôi thì chưa đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động học vận động trong cả năm. Nói đến hoạt động thể chất chắc hẳn không ít người nghĩ rằng phải có đồ dùng đồ chơi trong giờ hoạt động của trẻ bởi ai cũng nghĩ rằng thể chất là tập luyện các vận động về cơ tay, cơ bụng, cơ vai… vậy thì việc gì phải có đồ dùng đồ chơi trong các tiết học của trẻ. Nhưng thực tế mọi việc không như vậy mỗi giờ thể dục đều phải có những đồ dùng để tập vận động hay những đồ dùng để cho trẻ chơi trò chơi bởi tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động việc có các đồ dùng trực quan sẽ giúp trẻ tập trung chú ý hơn. Từ thực tế hàng ngày trên lớp với các con tôi nhận ra rằng đồ dùng đồ chơi cực kỳ quan trọng trong hoạt động vận động, đơn giản như bài vận động đi trong đường hẹp nếu chỉ đơn thuần là con đường cô dán bằng giấy mầu để trẻ đi qua thì thật là bình thường trẻ chỉ thực hiện cho xong chứ hoàn toàn không có hứng thú. Tôi tận dụng mảnh xốp trải nền đã cũ để tạo ra một con đường hẹp 2 bên có cây, hoa kích thích trẻ đi trên đường hẹp. Hay bài vận động “Bò chui qua cổng có mang vật trên lưng”, trước chỉ là 2 cổng để trẻ bò, lần này tôi lấy dây kim tuyến quấn vào cổng và lấy mika làm các ống hầm để trẻ hứng thú hơn với việc bò mãi qua cổng bằng sắt và cũng để tăng độ khó của bài tập để trẻ có kỹ năng thực hiện bài tập tốt hơn. Nói tóm lại môi trường vận động và đồ dùng vận động là một yêu tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển thể chất của trẻ. Môi trường vận động tốt, đồ dùng phong phú, có thẩm mỹ sẽ kích thích trẻ 24 - 36 tháng hứng thú tham gia vào quá trình tập luyện, vui chơi. 5.2. Biện pháp 2: Thiết kế các hoạt động phát triển vận động phù hợp với trẻ 24 - 36 tháng theo năm, tháng. Để phát triển thể chất tốt cho trẻ 24 - 36 tháng qua hoạt động phát triển vận động, đòi hỏi giáo viên dạy nhà trẻ phải thực sự tâm huyết, hiểu rõ sự phát triển của trẻ độ tuổi này cần gì để thiết kế các hoạt động phát triển vận động phù hợp cho trẻ trong suốt quá trình cả năm học. Với kinh nghiệm dạy trẻ 24 - 36 tháng nhiều năm nên phần nào tôi cũng hiểu sự cần thiết phát triển vận động cho trẻ ở độ tưổi này, chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch phát triển vận động cho trẻ bằng cách xây dựng kế hoạch hoạt động có chủ đích các hoạt động phát triển vận động theo tháng cả một năm với mức độ tăng dần từ dễ đến khó.
  7. 7/15 Tháng BTPTC VĐCB TCVĐ Tháng - Tay em - Đi chạy theo cô - Con bọ dừa 9 - Cây cao,cỏ thấp - Đi trong đường hẹp - Bắt bướm - Đi theo hiệu lệnh - Bóng tròn to Tháng - Tập với cờ - Chạy theo hướng - Con rùa 10 - Ồ sao bé không thẳng - Gieo hạt lắc - Bò trong đường hẹp - Nu na nu nống - Đi thay đổi tốc độ - Đu quay nhanh chậm Tháng - Cây non - Đi trong đường hẹp có - Bóng nảy 11 - Tập với vòng mang vật trên tay - Ô tô chim sẻ - Tập với khối gỗ - Bước qua vật cản - Cây cao cỏ thấp - Bò theo hướng thẳng - Đi trong đường ngoằn Nghèo Tháng - Tập với túi cát - Bò theo hướng thẳng - Chim bay về tổ 12 - Gà trống có mang vật trên lưng - Thổi bóng - Bật tại chỗ - Nhện chăng tơ - Ném xa lên phía trước bằng 1 tay - Đi trong đường ngoằn nghèo Tháng - Tập với gậy - Bò trong đường hẹp - Gà trong vườn rau 1 - Tập với quả - Bật qua vạch kẻ - Tung bóng - Máy bay - Ném xa về phía trước - Tập tầm vông bằng 1 tay (tối thiểu 1,5m)
  8. 8/15 Tháng - Tập với bóng - Tung bắt bóng cùng cô - Đi theo tiếng trống 2 - Chim sẻ khoảng cách 1m - Trời nắng trời mưa - Nóng quá ,lạnh - Chạy thay đổi tốc độ - Thổi bóng nhanh- chậm quá - Bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng - Bò chui qua cổng Tháng - Gà con - Ném bóng vào đích xa - Ai bắt chước giỏi 3 -Tập theo nhạc bài 1m-1,2m nhất hát “Gia đình gấu” - Bò trong đường ngoằn - Chuồn chuồn bay nghèo có mang vật trên - Mưa to,mưa nhỏ lưng - Ném qua dây Tháng - Con thỏ - Bò chui qua cổng có - Đuổi theo bắt lấy thỏ 4 - Tập theo nhạc bài mang vật trên lưng - Tung bóng hát “ Lá thuyền ước - Bật xa bằng 2 chân - Đua xe đạp (15- 20cm) mơ” - Đá bóng về phía trước Tháng - Tập theo nhạc bài - Bật liên tục vào 3 - Đá bóng 5 hát “Nhà mình rất vòng (đường kính - Qua đường vui” 30cm) - Ốc sên -Tập bài “Gà trống - Tung bóng qua dây - Thỏ nhảy thổi kèn” - Đứng co 1 chân Bằng việc xây dựng kế hoạch hoạt động có chủ đích phát triển vận động theo tháng cả năm, tôi đã sắp xếp phù hợp vào các bài dạy hàng tuần, hàng tháng hơn. Mặt khác cũng chủ động quan sát, đánh giá sự tiến bộ và khả năng của trẻ với các bài tập từ đầu năm đến cuối năm để thay đổi hình thức tổ chức cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất cho trẻ, giúp trẻ được phát triển thể chất một cách tốt nhất. 5.3. Biện pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức phát triển vận động trong giờ hoạt động có chủ đích. Trong các lớp học mầm non có đặc thù là không có giáo viên chuyên biệt từng bộ môn như các cấp học khác bởi các cô không chỉ dạy học mà còn phải chăm sóc trẻ trong tất cả các hoạt động một ngày. Giáo viên luôn phải bám sát trẻ mọi lúc mọi nơi trong mọi hoạt động như: Giờ ăn, ngủ, vệ sinh, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều… Vì vậy theo quy định nhà trường phân công lớp tôi có 02 giáo viên ở các độ tuổi khác nhau kể cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề và hoàn cảnh gia đình. Để mỗi giáo viên phải tự ý thức với công việc và trách nhiệm của mình với các hoạt động của trẻ nhất là với giờ phát triển vận động.
  9. 9/15 Chính vì vậy ngay khi nhận được sự phân công giáo viên vào các nhóm lớp của Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã thống nhất ngay từ việc thực hiện nhiệm vụ của 2 cô trong một ngày theo quy chế cũng như theo tình hình thực tế của lớp. Với trẻ 24 - 36 tháng thì sự phối hợp giữa 2 giáo viên trong lớp để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ là rất quan trọng. Việc đổi mới hình thức tổ chức làm sao cho tiết học thực sự lấy trẻ làm trung tâm với sự kết hợp hài hòa giữa giáo viên trong lớp sẽ làm tăng hiệu quả của bài học. Ở độ tuổi này trẻ còn nhỏ, thích được sự quan tâm, động viên của cô giáo, thích được cô giáo nói nhẹ nhàng, tình cảm, vui chơi với trẻ. Chính vì vậy trong mỗi hoạt động phát triển vận động, chúng tôi đều bàn bạc, thống nhất với nhau xem kết hợp giáo viên thế nào để giờ học diễn ra nhẹ nhàng, vui vẻ, trẻ thích thú nhất ngay từ lúc mở đầu bài học đến cuối bài. Để tăng sức hấp dẫn của giờ học tạo sự hứng thú ngay từ giây phút đầu tiên của giờ học phát triển vận động, tôi và giáo viên trong lớp đã đóng vai kết hợp ăn ý với nhau như: Cô chính và cô phụ có thể đóng vai diễn 1 câu truyện ngắn Ví dụ: Khi dạy bài “Bò chui qua cổng có mang vật trên lưng” cô phụ đóng vai bạn Kiến: + Bạn Kiến bò vào lớp vừa đi vừa khóc “Hu hu” + Bạn Kiến ơi! Bạn làm sao mà khóc thế? Các bé ơi! Mùa đông sắp đến rồi mà tớ chưa có nhà để, các bé có thể giúp tớ chuyển những bao cát về nhà được không, và nhà tớ ở xa lắm và có rất nhiều chướng ngại vật, bạn Kiến nhờ các bé chuyển những bao cát cho mình để xây nhà vì sắp đến mùa đông rồi. Minh chứng ở hình ảnh 6: Cô giáo đóng vai Kiến con đến thăm các bé lớp D4 và thực hiện mẫu bài tập Cứ như vậy 2 cô dẫn dắt trẻ thực hiện xuyên suốt theo cả bài học với việc giúp đỡ bạn kiến để chuyển những bao cát về xây nhà. Sự kết hợp này khiến trẻ vô cùng thích thú, hấp dẫn vì trẻ như đang được làm một việc tốt, được giúp đỡ bạn kiến gặp khó khăn, vì thế mà trẻ chú ý hơn khi thực hiện bài vận động và thực hiện tốt bài vận động cơ bản một cách khéo léo. Việc kết hợp đồ dùng một cách linh hoạt cũng làm tăng khả năng vận động của trẻ đến mức tối đa nhất, giúp giáo viên có thể quan sát, đánh giá khả năng mức độ của trẻ một cách chính xác. Với bài tập “Bò chui qua cổng có mang vật trên lưng” sau khi trẻ thực hiện lần 1 bò chui qua 2 cổng, tôi nhận thấy khả năng bò và giữ vật trên lưng của trẻ khá tốt, tôi đã linh hoạt tăng độ khó hơn với trẻ để trẻ thử sức qua các con đường dài hơn, có nhiều cổng khác nhau hơn
  10. 10/15 như: Tăng thêm cổng chui dài tạo thành đường hầm, xếp các cổng chui, đường hầm xen kẽ nhau theo hình vòng cung hoặc hình chữ U. Ở lần thực hiện này thì đồ dùng được kết hợp tối đa. Tôi chuẩn bị 1 ngôi nhà của bạn kiến ở đích đến, đến khuyến khích trẻ bò chui qua cổng có mang khéo léo những bao cát mang về tới nhà bạn Kiến. Cách thực hiện này giúp trẻ có khả năng chú ý, tập trung, phát huy tố chất khéo léo, tạo sự phối hợp khéo léo của bàn tay, ngón tay, cẳng chân. Việc kết hợp giữa đồ dùng vận động, đồ dùng minh hoạ tạo hoạt cảnh, và sự dẫn dắt theo nội dung như một câu chuyện tạo cho trẻ sự hấp dẫn, sự mới lạ, sự hứng thú và tích cực bò khéo léo. Đó cũng chính là sự giáo dục nhẹ nhàng giúp đỡ người gặp khó khăn mà cô giáo ngầm giáo dục trẻ trong bài học. Minh chứng ở hình ảnh 7: Kết hợp đồ dùng, hoạt cảnh dẫn dắt theo câu chuyện để trẻ thực hiện bài vận động ở mức độ khó hơn. Việc đổi mới hình thức tổ chức, linh hoạt sử dụng đồ dùng và sự kết hợp hài hòa của giáo viên để kích thích sự hứng thú của trẻ trong mỗi bài tập sẽ hoàn hảo hơn khi cô giáo kết hợp âm nhạc vào bài dạy. Âm nhạc là một điều không thể thiếu được trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non bởi nó như một liều thuốc tinh thần hữu hiệu giúp trẻ thư giãn và kích thích sự hăng hái của các con trong mọi hoạt động... Bởi nếu chỉ đơn thuần những lời chỉ dẫn của cô giáo giờ học sẽ trở nên khô khan đơn giản nhất ở phần khởi động chỉ với một bản nhạc của tiếng còi tàu để trẻ vào bài từng động tác được gắn với lời ca tạo cho trẻ cảm giác hưng phấn. Hay đến phần bài tập phát triển chung mỗi động tác được gắn liền với âm nhạc sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú các động tác được làm theo lời ca sẽ đều hơn. Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong giờ học phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng. Đem đến nhiều cảm hứng cho trẻ, trẻ hứng thú trong giờ học và thúc đẩy tất cả các cháu đều tham gia một cách tích cực... Cũng vì vậy cho nên trong các hoạt động phát triển vận động tôi luôn lồng ghép âm nhạc sao cho phù hợp với trẻ tăng sự hứng thú cho trẻ. Những bài hát vui tuơi, trong sáng, đơn giản, gần gũi sẽ cho ta cảm giác vui vẻ, kích thích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động học một cách nhẹ nhàng, không mệt mỏi. Ví dụ: Hoạt động học: Bật liên tục vào 3 vòng (đường kính 30cm ) + Khởi động : Cho trẻ đi khởi động theo bài hát “Cùng tập thể dục”. + Trọng động: BTPTC cho trẻ tập các bài tập phát triển chung phù hợp kết hợp theo nhạc “Gà trống thổi kèn”. + VĐCB: 2 đội thực hiện lần 2 tôi sử dụng nhạc bài hát không lời nhẹ nhàng.
  11. 11/15 + Trò chơi vận động: Tôi chọn các bài vui tươi, sôi động, kích thích sự hứng thú của trẻ. + Hồi tĩnh: Tôi chọn những bài nhẹ nhàng như bài hát “Con chim non” giúp trẻ thư thái sau mỗi bài tập. Ví dụ: Hoặc với bài “Bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng” với phần khởi động tôi chọn bài hát “Wheels on the bus”. + Phần tập BTPTC: Bài hát “Gia đình gấu”. + Phần tập VĐCB : Lần 2 nhạc không lời. + Hồi tĩnh bài hát “Chim mẹ chim con”. Minh chứng ở hình ảnh 8: Kết hợp âm nhạc, nơ tay trong bài tập phát triển chung Qua mỗi tiết học tôi lại thay đổi bài hát để phù hợp với yêu cầu bài dạy cũng như nội dung vận động. Với cách làm này tôi thấy trẻ rất hứng thú trong việc thực hiện các vận động nó thúc đẩy sự nhanh nhẹn cố gắng của cả một tập thể góp phần cho tiết học thêm sôi nổi hứng thú, tích cực với mỗi cá nhân. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc giúp trẻ có kỹ năng vận động tốt hơn trong giờ phát triển vận động. 5.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ phát triển vận động ở mọi lúc, mọi nơi. Việc phát triển vận động cho trẻ nếu chỉ dừng ở các bài tập trong các giờ hoạt động có chủ đích thôi thì chưa phát huy được hết khả năng của trẻ và phát triển các tố chất vận động nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng, có khả năng phối hợp khéo léo cử động của bàn tay, ngón tay. Hiểu được vấn đề đó, tôi đã linh hoạt phát triển vận động cho trẻ mọi lúc, mọi nơi để tăng cường các tố chất và khả năng vận động cho trẻ một cách tốt nhất. * Phát triển vận động trong giờ thể dục sáng. Trẻ có nhu cầu vận động rất lớn, tôi không chỉ cho trẻ tập các bài tập tròng các giờ vận động mà tôi còn cho trẻ chơi tập mọi lúc mọi lơi trong các giờ thể dục sáng, hoạt động khác và hoạt động ngoài trời Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khoẻ của trẻ em. Ðặc biệt là trẻ em lứa tuổi nhà trẻ nói riêng và trẻ em bậc học mầm non nói chung. Buổi sáng trước khi vào các hoạt động có chủ đích hằng ngày chúng ta tổ chức cho trẻ tập bài thể dục đơn giản với các động tác của bài tập phát triển chung hay động tác phỏng theo một bài hát nào đó trẻ sẽ có tâm thế và sẵn sàng bước vào các hoạt dộng khác trong ngày. Trẻ tích luỹ được sự sảng khoái cho cả ngày. Cũng như các buổi học vận động trong giờ học chính trẻ mặc quần áo gọn gàng, thích hợp để tham gia vào bài tập để dễ dàng vận động. Trẻ được trang bị
  12. 12/15 dụng cụ tập như cờ, nơ gậy, vòng, cành hoa, quả vừa tay... Thể dục phù hợp với động tác để tạo sự hứng thú cho trẻ tập. Giáo viên nên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, hông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng vai thở đều, không lên gân tay cử động thoải mái, không cúi đầu giữ cho trẻ tư thế đứng ngay ngắn cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy hay các cử động khác. Số lần lặp lại động tác của bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác cũng như trình độ, thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn thì số lặp lại chỉ khoảng 2 – 3 lượt còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên lặp lại 4 – 5 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ. Bài tập phải có động tác hoàn thiện các kĩ năng đi – chạy... thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ... Sẽ rất tốt nếu tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có chủ đề gồm 3 – 4 động tác thể dục. Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố cơ vai, cơ chân, tay, lưng bụng, chạy khoảng 5 – 7 giây và đi bộ kết thúc nhằm hồi tĩnh bình thường. Mỗi lần tập thể dục buổi sáng cần thay đổi chủ đề trò chơi, đầu năm nên chọn các bài nhẹ nhàng như: Đu quay, ồ sao bé không lắc, con thỏ, máy bay… giữa năm có thể chọn các bài khó hơn như: Tập với gậy, tập với cờ, vòng, quả… cuối năm có thể cho trẻ tập các bài tập vận động theo nhạc như: Nhà mình rất vui, gà trống thổi kèn, sự đa dạng của các vận động và âm nhạc sẽ kích thích trẻ phấn chấn, vui vẻ trước khi vào các hoạt động học. * Hoạt động khác. Ngoài ra tôi thường xây dựng nội dung và tổ chức các tiết học khác có nội dung tích hợp là vận động như trong hoạt động nhận biết tập nói “ Con gà trống” tôi cho trẻ đi trong đường hẹp đưa gà trống về chuồng. Hay trong tiết “Thơ” tôi cho trẻ đến thăm nhà bạn búp bê và đọc thơ cho trẻ nghe phải đi qua con đường hẹp để rèn sự khéo léo đồng thời giúp trẻ nhớ tên của bài tập và cũng làm thay đổi không khí của tiết học. Hoặc trong tiết kể chuyện tôi tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi vận động phù hợp với nội dung bài học. * Hoạt động ngoài trời. Hoạt động ngoài trời luôn là nơi cho trẻ thể hiện về sức khỏe – trẻ được chơi các trò chơi dân gian, vận động. Trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi còn được củng cố các kỹ năng vận động đi, chạy, nhảy, leo, trèo, tung giúp các cơ của trẻ được phát triển.
  13. 13/15 Hoạt động ngoài trời: Có khu thể chất riêng, có rất nhiều hình thức để cho trẻ vận động như chơi cầu trượt, chèo lên xuống thang, leo lưới nhện, đi cầu dây… Ngoài ra trẻ còn giao lưu thi đấu với đội bạn như là: Kéo co, nhảy bao bố… Ngoài ra có thể cho trẻ chơi vận động liên hoàn các vận động khác nhau như: Đi qua đường zích zắc, đi qua dây, bật qua ô, bò chui qua cổng... Nói chung việc phát triển thể chất cho trẻ thông qua hoạt động phát triển vận động được tổ chức ở mọi lúc mọi nơi, tạo cơ hội rất nhiều cho trẻ phát triển các tố chất vận động, tăng cường thể lực cho trẻ. 5.5. Biện pháp 5: Phối hợp cùng phụ huynh phát triển vận động cho trẻ. Như chúng ta đã thường nghe việc giáo dục muốn đạt kết quả tốt thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường gia đình và xã hội. Nếu chỉ làm tốt chức năng nhiệm vụ của cô giáo ở trường mà không có sự vào cuộc của phụ huynh thì dù cô có làm tốt đến đâu chăng nữa kết quả cũng không thể như chúng ta mong đợi. Tìm hiểu để cùng phối hợp có những cách chăm sóc tốt nhất đối với các con trong các hoạt động ở trường nói chung và phát triển thể chất nói riêng. Ý thức được vai trò đó trong buổi họp đầu tiên của lớp với cha mẹ học sinh tôi đã cùng trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình tâm sinh lý sức khỏe của từng trẻ. Đề nghị bố mẹ ghi rõ tình trạng sức khỏe, tính cách, ý thích, có tiền sử gì ? Tôi ghi lại sổ theo dõi trẻ trong cả năm học: Giờ đón trẻ tôi trao đổi với cha mẹ về tình hình ở trên lớp cũng như ở nhà, ở lớp có một số cháu đặc biệt tôi cùng gia đình vạch ra cách tốt nhất, kết hợp thực hiện thường xuyên và liên tục. Ví dụ : Cháu sợ không lên thực hiện vận động khi cô mời lên vận động Tôi trao đổi với phụ huynh về nhà hướng cho con tập như ở lớp, để trẻ tự tin hơn và hòa đồng tập cùng các bạn. Giờ trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày của con : Bé nào mệt, bé nào có biểu hiện chưa tốt, tôi trao đổi với phụ huynh theo dõi cháu ở nhà để có biện pháp chăm sóc, dạy bảo con kịp thời bằng việc trao đổi được thực hiện thường xuyên liên tục giáo viên thực hiện tốt công tác phối hợp với phụ huynh là bước đi đầu tiên để chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. Hướng dẫn phụ huynh tận dụng thời gian ở nhà giúp con phát triển vận động như: Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ngủ đúng giờ, không xem ti vi, điện thoại nhiều và cho trẻ đi tập thể dục sáng cùng bố, mẹ. Việc kết hợp sát sao giữa phụ huynh và cô giáo để tăng cường phát triển thể chất cho trẻ ở nhà lẫn ở trường được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh
  14. 14/15 giúp cho việc thực hiện các hoạt động phát triển vận động cho trẻ ở lớp được diễn ra hiệu quả. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết quả đạt được. * Ðối với trẻ: Tôi nhận thấy rõ nét tất cả các bé trong lớp có tiến bộ hơn, hứng thú hơn trong các giờ vận động.Trẻ thích vận động, tự tin, nhanh nhẹn, giữ thăng bằng cơ thể tốt. Minh chứng ở bảng 2: Bảng kết quả đánh giá trên trẻ cuối năm sau khi thực hiện đề tài * Ðối với giáo viên: - Ðã biết sáng tạo trong việc xây dựng mô hình giáo dục. - Ðã có ý thức tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn để tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động. - Biết cánh đánh giá trẻ về mặt mạnh mặt hạn chế để điều chỉnh biện pháp giáo dục trẻ. - Có những phương pháp phù hợp để giáo dục và chăm sóc trẻ như trẻ là trung tâm. Tăng cường cho trẻ hoạt động và khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tích cực suy nghĩ giải quyết vấn đề. - Bản thân được trau dồi thêm kiến thức kinh nghiệm về việc hình thành những nhân cách sau này của trẻ thông qua môn học này. * Ðối với phụ huynh - Quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất đồ dùng, đồ chơi cho trẻ có đủ điều kiện để học, kết hợp với giáo viên giúp trẻ phát triển vận động tại nhà. - Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục của giáo viên đối với trẻ. 2. Kết luận - Trẻ được tập các bài tập, biết tên các bài tập và có được khả năng ghi nhớ các bài tập giúp trẻ phát triển những cơ quan trên cơ thể các nhóm cơ, hệ vận động - hệ hô hấp và sự khéo léo của các giác quan cũng như sự phối hợp nhịp nhàng của các giác quan trên cơ thể mình. - Sắp xếp nội dung đã chọn giúp trẻ có hoạt động đầy đủ, hợp lý và logic.
  15. 15/15 - Tìm hiểu thực trạng và khả năng phát triển thể chất của trẻ biện pháp giúp trẻ phát triển thể lực. - Người giáo viên ngoài tấm lòng yêu mến trẻ ra phải có những khả năng sư phạm trình độ chuyên môn, sự cần cù nhẫn nại tìm hiểu tâm lý của trẻ. - Biết sử dụng mọi hình thức thủ thuật khác nhau để tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ khám phá, suy nghĩ giải quyết trên cơ sở những kinh nghiệm đó. Từ đó tạo cho trẻ sự tự tin, thoải mái khi hoạt động phát triển vận động tạo môi trường an toàn hấp dẫn từ môi trường này trẻ tự giải quyết. Ðồ dùng đồ chơi của trẻ luôn tạo được sự hứng thú cho trẻ. Khi giới thiệu bài cần ngắn gọn nhưng vẫn phải sinh động, hấp dẫn mới lôi cuốn được trẻ. - Tạo trò chơi cô phải lựa chọn nội dung mức độ, hình thức chơi phải phù hợp với vốn hiểu biết của trẻ và phải đa dạng, ít trùng lặp, tạo sự hứng thú cho trẻ. - Một phần yếu tố không kém phần quan trọng là phải có sự ủng hộ phối hợp giữa gia đình và nhà trường để việc dạy trẻ phát triển vận động dễ dàng khi thực hiện trong gia đình. 3. Khuyến nghị Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: a, Đối với Ban giám hiệu Vì tôi là giáo viên tuổi nghề còn trẻ nên nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm chuyên môn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, kính đề nghị BGH, tổ chuyên môn quan tâm giúp đỡ để tôi được nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình. Nhà trường luôn tạo điều kiện để tôi được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề do huyện tổ chức. Tạo điều kiện để tôi được dự giờ, học hỏi đồng nghiệp. Qua một thời gian nghiên cứu với sự nỗ lực của bản thân và sự ham học hỏi đồng nghiệp, cấp trên, tôi đã viết lên những sáng kiến này. Kính mong hội đồng sư phạm và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến cho tôi để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. b, Đối với PGD&ĐT Ba Vì: Tuyển chọn và giới thiệu những tiết dạy hay, giáo án hay, những sáng kiến kinh nghiệm tốt đưa lên Webstie của PGD để giáo viên có cơ hội hỏi. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học. Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng phát triển thể chất tốt qua hoạt động phát triển vận động”. Bước đầu đã thu được kết quả như đã trình bày ở trên, song quá trình vẫn tránh
  16. 16/15 không được những hạn chế và thiếu sót. Kính mong sự đóng góp của Hội đồng khoa học Nhà trường và Hội đồng thi đua cấp trên, cùng bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình, không sao chép nội dung của người khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2