intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD" nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục dinh dưỡng an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Tham mưu với nhà trường xây dựng thực đơn phù hợp và có thực đơn riêng đối với trẻ suy dinh dưỡng. Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng sức khỏe cho chị em đồng nghiệp trong nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD

  1. 1 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CẤP NGÀNH TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC TRẺ 4-5 TUỔI B2 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI GIẢM TỶ LỆ SDD Tác giả: ĐOÀN THỊ THOA Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Đại Lai Bộ môn (chuyên ngành): Giáo dục Mầm Non. Đại Lai, tháng 01 năm 2024
  2. 2 Mẫu 01/SK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp ngành, đơn vị Trường Mầm non Đại Lai Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện. 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD.” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Đoàn Thị Thoa - Cơ quan, đơn vị: Trường mầm non Đại Lai. - Địa chỉ: Đại Lai - Gia Bình - Bắc Ninh. ĐT: 0989288768. 4. Các đồng tác giả: Không. 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: - Tên chủ đầu tư: Đoàn Thị Thoa - Cơ quan đơn vị: Trường mầm non Đại Lai - Địa chỉ: Đại Lai - Gia Bình - Bắc Ninh. 6. Các tài liệu kèm theo: 6.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (Đóng trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận sáng kiến): Mẫu 02/SK Đại Lai, ngày … tháng … năm…… Tác giả sáng kiến Đoàn Thị Thoa
  3. 3 Mẫu 02/SK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD”. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 05/2023. 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không. 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Không (Vì đây là lần đầu bản thân tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài này). 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Với các giải pháp chính mà tôi chọn đó là công tác phối hợp với phụ huynh, với nhà trường để nâng cao chất lượng dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng trẻ suy dinh dưỡng. Các giải pháp đã xác định rõ vai trò học hỏi của người giáo viên trong công tác chăm sóc trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ trong trường mầm non Đại Lai huyện Gia Bình. Những giải pháp mà sáng kiến đưa ra có những nét khác và mới so với các giải pháp trước đây. Nó vừa có tính kế thừa và phát huy những ưu điểm, đồng thời được áp dụng thực tế hàng ngày trong nhà trường, phù hợp với yêu cầu của đội ngũ giáo viên, nhân viên trường mầm non trong xã hội hiện đại ngày nay. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: Nhằm góp phần nâng cao sức khỏe cho trẻ trong lớp, trong nhà trường, Bảo vệ và nâng cao sức khỏe thông qua việc“Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm” cho học sinh tại trường mầm non. Phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh để nâng cao sức khỏe cho trẻ. Hạn chế tuyệt đối tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non. Nâng cao nhận thức về giáo dục dinh
  4. 4 dưỡng an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Tham mưu với nhà trường xây dựng thực đơn phù hợp và có thực đơn riêng đối với trẻ suy dinh dưỡng. Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng sức khỏe cho chị em đồng nghiệp trong nhà trường. 7. Nội dung: 7.1: Thuyết minh các giải pháp mới hoặc cải tiến: Biện pháp 1: Họp phụ huynh theo sự chỉ đạo của nhà trường: Theo sự chỉ đạo của nhà trường trong buổi họp phụ huynh tôi đã thông qua kết quả cân đo, khám sức khỏe đầu năm của trẻ. Để các phụ huynh biết tỷ lệ nhẹ cân, thấp còi, ở lớp tôi rất cao. Sau buổi họp tôi tiếp tục trao đổi trực tiếp với từng phụ huynh có trẻ SDD, nắm bắt được tâm tư của từng phụ huynh. Từ đó tôi đã tuyên truyền với phụ huynh hiểu tác hại to lớn của bệnh SDD ở lứa tuổi mầm non như trẻ có cảm giác tự ti về ngoại hình nhỏ bé, và đặc biệt là trẻ chậm hơn so với trẻ bình thường, thực hiện các hoạt động khó khăn hơn, dẫn đến tâm lý lười vận động. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng, trẻ rất dễ mệt mỏi, có cảm giác khó chịu trong học tập thường chậm chạp và tiếp thu kiến thức hay hoàn thành bài tập chậm so với các bạn trong lớp. Ngoài ra, cơ thể quá nhỏ bé sẽ làm trẻ luôn mệt mỏi, ể oải không có hứng thú để học tập, tâm lý trẻ trở nên tự ti, dần khép lại vì hay bị bạn bè trêu chọc, điều này có thể khiến bản thân mặc cảm, nặng hơn trẻ có thể bị trầm cảm, tự kỷ. Để phát huy vai trò tích cực của mình tôi tăng cường tìm hiểu tâm lý phụ huynh, gặp gỡ từng phụ huynh có trẻ nhẹ cân, thấp còi, để đưa ra biện pháp tuyên truyền phù hợp. Đồng thời hướng dẫn phụ huynh việc khuyến khích trẻ ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, hạn chế cho trẻ ăn vặt như bánh kẹo ngọt, hướng dẫn việc lựa chọn thực phẩm và chế biến bữa ăn hợp lý, lành mạnh cho trẻ trong bữa ăn gia đình. Tập cho trẻ có thói quen ăn uống đúng giờ và nên tập cho trẻ có thói quen năng vận động. Qua trao đổi tôi mong muốn phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc khi trẻ nhẹ cân, thấp còi. Thường xuyên phối hợp giáo viên
  5. 5 chủ nhiệm, nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhẹ cân, thấp còi, khi ở nhà để giảm tỷ lệ SDD của trẻ đến mức thấp nhất có thể. b. Biện pháp 2: Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe đầu năm cho trẻ Trong các hoạt động của trường mầm non, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ là một việc làm luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm. Từ nhiều năm nay, việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ đã được nhà trường lập kế hoạch hoạt động liên ngành giữa trạm y tế và nhà trường cụ thể đợt 1 cân đo khám sức khỏe cho trẻ vào thời điểm đầu năm khi trẻ tới trường, đợt 2 vào tháng 3 hàng năm. Năm nay với điều kiện thực tế của địa phương, đã giảm ảnh hưởng do dịch nên ngay từ đầu tháng 08 trẻ đã được đến trường do vậy lịch khám sức khỏe đợt 1 của năm học 2022 - 2023 đã được diễn ra theo đúng lịch. Nhà trường đã phối hợp với y tế học đường của xã và tiến hành khám sức khỏe của trẻ vào ngày 13/10/2022. Biện pháp 3: Lập kế hoạch theo dõi cân đo cho trẻ. - Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục 1 ngày phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo quy chế CS-ND trẻ, phối hợp với nhân viên y tế cân, đo và chấm biểu đồ tăng trưởng cho học sinh trong lớp. Cụ thể đối với trẻ bình thường cân đo gióng biểu đồ theo quý. Còn trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi tôi cân đo gióng biểu đồ theo dõi trẻ hàng tháng. - Phối hợp với phụ huynh học sinh chăm sóc về ăn uống, tập luyện đối với trẻ SDD nhẹ cân, thấp còi góp phần giảm tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân, thấp còi của lớp, của trường. - Thực hiện tốt góc tuyên truyền về công tác chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh phòng chống dịch bệnh, nội dung được thay đổi thường xuyên phù hợp với từng thời điểm trong năm. - Làm tốt công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ về chương trình sữa học đường năm học 2022 - 2023. Đối với trẻ nhẹ cân, thấp còi của lớp tôi, tôi đã trao đổi với phụ huynh và nhà trường đăng ký SHĐ đổi vị sữa theo tháng để không
  6. 6 gây nhàm chán giúp trẻ uống hết xuất của mình. Uống sữa đầy đủ, phối hợp với phụ huynh nâng cao chất lượng bữa ăn ở nhà cho trẻ. Biện pháp 4: Tham mưu lên thực đơn hàng ngày - Đối với chế độ ăn của trẻ phát triển bình thường thì rất dễ nhưng đối với trẻ SDD nhẹ cân, thấp còi thì tương đối khó khăn. Bởi ngay từ đầu trẻ đã biếng ăn, không chịu ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm. Chính vì điều này mà giáo viên phải dành rất nhiều thời gian để động viên trẻ, mặc dù vậy thì đây phải là một quá trình chứ không thể ép trẻ ngay được. Tôi sẽ tham mưu với nhà trường lên thực đơn riêng đối với trẻ nhẹ cân, thấp còi. Cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất... theo nhu cầu trẻ 4-5 tuổi, trang trí làm sinh động các món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng và hứng thú với việc ăn uống để trẻ tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Phối hợp với phụ huynh giảm đến mức tối đa đồ ăn vặt, đồ ăn chế biến sẵn đặc biệt là mì tôm. Cho trẻ ăn tăng lên về sáng, giảm nhẹ về xế chiều đặc biệt không cho trẻ ăn bữa khuya. Đối với sữa thay vì sữa có đường thì cho trẻ uống sữa ít đường và dần dần sẽ thay bằng sữa không đường. Ngoài ra tôi cũng phối hợp với phụ huynh có trẻ nhẹ cân, thấp còi bổ sung các bữa phụ nhằm giúp trẻ tăng cường phát triển chiều cao là những thức ăn giàu can xi, hoặc các chế phẩm từ sữa như yaourt, bánh flan... Trong các hoạt động lao động tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia lao động tự phục vụ, giúp đỡ cô giáo và các bạn như: sắp xếp bàn ghế, bát đũa trước và sau khi ăn. Bữa Trưa Bữa Chiều Cơm tẻ Cháo thịt gà Canh bí xanh gà THỨ 2 Thịt gà, thịt lợn rim Sữa học đường Cơm tẻ THỨ 3 Mỳ bún nấu thịt Canh bí đỏ
  7. 7 Thịt trứng kho tàu Sữa học đường Cơm tẻ Xôi ngô (gấc hoặc đỗ) THỨ 4 Canh ngao bầu Thịt tôm rim Sữa học đường Cơm tẻ Mỳ bún nấu thịt Canh cải thịt THỨ 5 Thịt bò hầm củ quả Sữa học đường Hoa quả tráng miệng Cơm tẻ Bánh mỳ THỨ 6 Canh cua đồng + mùng tơi Thịt đậu sốt cà chua Sữa học đường Bảng thực đơn hàng ngày của trẻ Bên cạnh việc áp dụng thực đơn trên cho trẻ 4-5 tuổi nói chung thì cần bổ sung cho trẻ SDD nói riêng những loại thực phẩm giàu đạm, chất béo lành mạnh, chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất vào bữa ăn cho trẻ. Biện pháp 5: : Chuẩn bị tốt về mặt tâm lý cho trẻ Trong các giờ hoạt động trên lớp, tôi luôn dành cho các trẻ SDD lớp tôi sự quan tâm đặc biệt bởi trẻ 4-5 tuổi B2 các cháu đã có sự tự ti và xấu hổ, thường chơi một mình, không hòa đồng và hay cáu giận vô cớ khi mình có thân hình nhỏ bé hơn so với các bạn cùng lớp hoặc to hơn so với các bạn, để trẻ luôn cảm nhận sự yêu thương từ cô giáo và các bạn nên tôi thường khích lệ, động viên, gần gũi, trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ nhiều cơ hội để trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể cùng các bạn như vậy trẻ cảm thấy được quan tâm và tự tin hơn về mặt tâm sinh lý. Bên cạnh đó tôi giải thích cho các bạn cùng lớp hiểu về tình trạng của các bạn nhẹ cân, thấp còi lớp mình, không được trêu chọc bạn, cần giúp đỡ, vui chơi với bạn.
  8. 8 Trẻ SDD thường có tâm lý mặc cảm, tự ti, lâu ngày khiến trẻ dễ mắc các bệnh trầm cảm. vì thế tôi luôn sát sao theo dõi các biểu hiện của trẻ tạo tâm lý thoải mái khi giao tiếp. Tôi thường xuyên tổ chức khen thưởng cuối tuần cho cả lớp, riêng các hoạt động của các cháu nhẹ cân, thấp còi tôi luôn theo dõi và đưa ra những phần thưởng phù hợp với các cháu. Biện pháp 6: Rèn luyện sức khỏe thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi. Trẻ em là mầm non của đất nước, sức khỏe của trẻ em hôm nay là sự phồn thịnh của đất nước tương lai. Trẻ SDD không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ hiện tại của trẻ mà còn quyết định đến sự phát triển sau này khi trẻ trưởng thành trẻ khỏe mạnh mới có thể học tập, mới có sáng tạo, mới có những đam mê để tạo dựng một tương lai tươi sáng. Chính vì vậy, trên mỗi tiết học tôi luôn ưu tiên và quan tâm đặt biệt với những trẻ SDD ở lớp. Trên các tiết học thể chất tôi không chỉ chú ý phát triển các nhóm cơ tay đối với các giờ học vận động tinh mà mục tiêu giúp trẻ phát triển các nhóm cơ khác ở các giờ vận động thô. Tăng cường phát triển hệ xương, chiều cao của trẻ lớp tôi. Với mục tiêu trên sau tiết học trẻ lớp tôi đa phần để thực hiện tốt các kỹ năng như đi chạy theo hiệu lệnh đều đạt yêu cầu, riêng trẻ nhẹ cân, thấp còi của lớp tôi được giảm số lượng vận động so với các bạn sức khỏe bình thường thông qua hình thức trò chơi nhẹ nhàng để trẻ nhẹ cân, thấp còi lớp tôi cảm thấy không chán nản, thích tham gia vào hoạt động trên. Ngoài các tiết học trên lớp. Tôi luôn vận động trẻ SDD lớp mình tích cực tham gia thể dục hàng ngày vào mỗi buổi sáng. Khuyến khích trẻ tham gia nhiều môn hoặc chơi đùa vận động cùng các bạn hạn chế ngồi ì một chỗ. Như vậy, việc tập luyện trên, tôi đã giúp trẻ tiêu hao năng lượng để cơ thể muốn nạp năng lượng vào hơn, giúp trẻ muốn ăn hơn và trẻ khỏe mạnh hơn. * Kết quả của sáng kiến:
  9. 9 Bảng tổng hợp sức khỏe của trẻ SDD trước khi áp dụng biện pháp: Nhẹ cân Thấp còi Thừa cân Có nguy cơ SDD Tổng số trẻ Tổng Tỉ lệ Tổng Tỉ lệ Tổng Tỉ lệ Tổng Tỉ lệ được cân đo số % số % số % số % 29 5 17,3 3 10,4 0 0 0 0 Bảng tổng hợp sức khỏe của trẻ sau khi áp dụng các biện pháp: Trẻ có nguy cơ Nhẹ cân Thấp còi Thừa cân SDD Tổng số trẻ được cân đo Tỉ lệ Tỉ lệ Tổng Tổng Tỉ lệ Tổng số Tổng số Tỉ lệ % % % số số % 7 0 0 2 6,8 0 0 0 0 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến: Các giải pháp được áp dụng lần đầu tiên tại lớp vào tháng 09/2022 đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ lớp 4-5 tuổi B2 trường mần non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến: Hiệu quả về mặt kinh tế: Với sự phối kết hợp của các bậc phụ huynh học sinh và giáo viên trong việc hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn được chế biến sẵn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế với mức chi phí thấp. Hiệu quả về mặt xã hội: Giải pháp giúp bản thân có thêm tư liệu nghiên cứu và chăm sóc trẻ nhất là những trẻ bị SDD một cách khoa học để từ đó nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non. Đồng thời thu hút sự quan tâm của phụ huynh cùng cô chuẩn bị tốt các điều kiện để đạt hiệu quả cao. Nâng cao nhận thức đối với phụ huynh học sinh về việc chăm sóc trẻ từ đó phụ huynh có tinh thần ủng hộ cho cô và trẻ cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể phụ huynh trong nhà trường về các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.
  10. 10 * Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến (Chữ ký, dấu) (Chữ ký và họ tên) Nguyễn Thị Ngời Đoàn Thị Thoa
  11. 11 MỤC LỤC Nội dung sáng kiến Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 2-4 1. Mục đích của sáng kiến. 2 2. Tính mới của sáng kiến và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. 2-4 3. Đóng góp của sáng kiến. 4 PHẦN II: NỘI DUNG 4-21 Chương 1: Khái quát thực trạng của sáng kiến 4-9 Chương 2: Một số biện pháp được áp dụng lần đầu tại lớp 9-21 4-5 tuổi B2 TMN Đại Lai. a. Biện pháp 1: Họp phụ huynh theo sự chỉ đạo của nhà trường. 9-11 b. Biện pháp 2: Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe đầu 11-12 năm cho trẻ. c. Biện pháp 3: Lập kế hoạch theo dõi cân đo cho trẻ. 13-14 d. Biện pháp 4: Tham mưu lên thực đơn hàng ngày. 14-17 e. Biện pháp 5: Chuẩn bị tốt về mặt tâm lý cho trẻ. 17-18 g. Biện pháp 6: Rèn luyện sức khỏe thông qua hoạt động mọi 18-21 lúc mọi nơi. Chương 3 : Kiểm chứng các giải pháp 21-29 PHẦN 3 : KẾT LUẬN 29-31 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng 29-30 kiến. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến. 30-31 3. Kiến nghị với các cấp quản lý. 31 PHẦN 4: PHỤ LỤC 32
  12. 12 QUY ƯỚC VIẾT TẮT 1. Suy dinh dưỡng: SDD 2. Trường Mầm non: TMN 3. Sữa học đường: SHĐ 4. Trò chơi âm nhạc: TCÂN 5. Vệ sinh an toàn thực phẩm: VSATTP.
  13. 13 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến. Sức khỏe là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào mọi hoạt động thì con người cần phải có sức khỏe. Đặc biệt đối với trẻ em ở lứa tuổi mầm non thì sức khỏe lại càng quan trọng. Vì ở giai đoạn này cơ thể các bé đang phát triển mạnh, cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần được hoàn thiện. Do đó dinh dưỡng chiếm vị trí rất quan trọng đối với trẻ. Nhưng thực tế cho thấy một số phụ huynh chưa thực sự hiểu biết nhiều kiến thức chăm sóc cho trẻ như thường xuyên cho con ăn mỳ tôm, ăn đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, bánh kẹo và một đồ ăn khác vì vậy lúc nào trẻ cũng thấy đầy bụng đến bữa không muốn ăn đây là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi. Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nói chung và đặc biệt là SDD thể nhẹ cân, thấp còi ở lớp tôi nói riêng đang là gánh nặng của gia đình và xã hội. Nó ảnh hưởng đến vóc dáng và trí tuệ trẻ sau này. Chính vì vậy, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em đang là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng. Hiện nay, tình trạng SDD nhẹ cân, thấp còi ở trẻ em được mệnh danh là “Một trong những khó khăn nghiêm trọng nhất của sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21”. Trẻ em SDD thể “Nhẹ cân, thấp còi” đang là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh cũng như thầy cô giáo ở các trường mầm non. SDD không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo ra áp lực tâm lý đối với trẻ. Là một giáo viên phụ trách lớp 4-5 tuổi B2 có tỷ lệ SDD cao tôi thấy rất lo lắng. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 Trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD”. 2. Tính mới của sáng kiến và ưu điểm nổi bật của SK. * Tính mới của sáng kiến: “Làm thế nào để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong TMN Đại Lai nói chung và trẻ 4-5 tuổi B2 lớp tôi nói riêng” là kiến thức mà tất cả các cô giáo mầm non như chúng tôi đếu phải trang bị đầy đủ cho mình. Nhưng trên thực tế nhiều đồng
  14. 14 chí mới vào nghề và nhân viên bán trú làm hợp đồng ngắn hạn và một số phụ huynh thì kiến thức đó tích lũy được chưa thực sự nhiều. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 Trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD”. Đối với các giải pháp mà tôi đã chọn cho các đề tài trước đây theo tôi thấy còn mang tính chung chung, hầu hết là dựa trên lý thuyết, để cho giáo viên áp dụng thì hiệu quả chưa thực sự cao, với tình hình thực tế hiện nay tôi quyết định nghiên cứu và đưa ra các biện pháp“nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 lớp tôi giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng”. Với các giải pháp chính mà tôi chọn đó là công tác phối hợp với phụ huynh, với nhà trường để nâng cao chất lượng dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng suy dinh dưỡng. Các giải pháp đã xác định rõ vai trò học hỏi của người giáo viên trong công tác chăm sóc trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ trong trường mầm non Đại Lai huyện Gia Bình. Những giải pháp mà sáng kiến đưa ra có những nét khác và mới so với các giải pháp trước đây. Nó vừa có tính kế thừa và phát huy những ưu điểm, đồng thời được áp dụng thực tế hàng ngày trong nhà trường, phù hợp với yêu cầu của đội ngũ giáo viên nhân viên trường mầm non trong xã hội hiện đại ngày nay. * Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 Trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD” được áp dụng lần đầu của lớp tôi thời gian từ tháng 9 năm 2022. * Ưu điểm nổi bật: + Bản thân tôi luôn thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, về công tác chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân, thấp còi. + Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các bậc phụ huynh và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân.
  15. 15 + Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với địa phương, với tình hình kinh tế của nhân dân của nhà trường đặc biệt là phù hợp với tính chất của từng độ tuổi. 3. Đóng góp của sáng kiến: Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 Trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD” . Nhằm góp phần nâng cao sức khỏe cho trẻ trong lớp, trong nhà trường, Bảo vệ và nâng cao sức khỏe thông qua việc“Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm” cho học sinh tại trường mầm non. Phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh để nâng cao sức khỏe cho trẻ. Hạn chế tuyệt đối tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non. Nâng cao nhận thức về giáo dục dinh dưỡng an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Tham mưu với nhà trường xây dựng thực đơn phù hợp và có thực đơn riêng đối với trẻ suy dinh dưỡng. Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng sức khỏe cho chị em đồng nghiệp trong nhà trường. PHẦN 2 : NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ lớp 4-5 tuổi B2 tại Trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD”. Trường Mầm Non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Bình quản lý. Trường được thành lập năm 1992. Trải qua các giai đoạn xây dựng và trưởng thành từ trường mầm non dân lập đến ngày 30 tháng 3 năm 2011 được UBND huyện Gia Bình quyết định chuyển thành trường mầm non công lập xã Đại Lai. Từ khi thành lập đến nay trường luôn giữ vững là đơn vị trường tiên tiến, thành tích năm sau luôn cao hơn năm trước. Trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo. Đảng, chính quyền từ tỉnh đến địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên đã trang bị được nhiều phòng học khang trang, rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, phương tiện và trang thiết bị kịp thời như các đồ dùng, dụng cụ thể dục, máy tính, ti vi... để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò trên lớp.
  16. 16 Hình ảnh cổng trường mầm non Đại Lai a. Ưu điểm: Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững, có năng lực và năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, của trường luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để giúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình. Mặt khác, phòng giáo dục cũng như nhà trường thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng đổi mới hình thức dạy và học tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được thường xuyên học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn, đội ngũ giáo viên của trường có chuyên môn vững sáng tạo trong các hoạt động dạy và học. Được sự quan tâm và sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục huyện Gia Bình, đặc biệt là sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, của đồng nghiệp và của các bậc phụ huynh. Bản thân tôi luôn có tinh thần học hỏi, nhiệt tình tâm huyết với nghề, tích cực tham khảo tài liệu, dự giờ và dạy mẫu rút kinh nghiệm cho bản thân. Năm trước tôi được phân công đang chủ nhiệm lớp 4 Tuổi B2 với số cháu là 29 cháu. Các cháu đều khỏe mạnh, cùng độ tuổi ham hiểu biết và rất nhạy cảm. Phòng học sạch sẽ và thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, khuôn viên trường học rộng rãi, không khí trong lành.
  17. 17 Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi. Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ cho các phong trào hay hoạt động chung của lớp, điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho giáo viên xây dựng được những tiết học hay, chất lượng. Bản thân cũng đã nhiều năm trực tiếp đứng lớp đối tượng 4 tuổi nên cũng đã tích góp được một số kinh nghiệm, nắm các yêu cầu của từng bộ môn, nắm vững từng thể loại tiết và tôi luôn nhận thức sâu sắc về việc nâng cao chất lượng chăm sóc cho trẻ trong trường mầm non là việc làm không thể thiếu đối với mỗi giáo viên đặc biệt là về sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy tôi luôn dành thời gian, tìm tòi, sáng tạo, lắng nghe góp ý của ban giám hiệu, tổ chuyên môn, và đồng nghiệp ở mọi lúc mọi nơi. Tích cực sưu tầm các trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để nâng cao sức khỏe cho trẻ. b. Hạn chế, nguyên nhân hạn chế: * Về phía phụ huynh: Hiện nay 1 số phụ huynh trong lớp 4-5 tuổi B2 do tôi phụ trách đi làm ăn kinh tế xa nhà hoặc đi làm công ty các cháu được giao lại cho ông bà chăm sóc do đó có một số phụ huynh còn có quan điểm sai lầm như sau: - Thứ nhất: Nhiều phụ huynh quan điểm còn lệch lạc, chưa hiểu được mối nguy hại của bệnh SDD đặc biệt là SDD thể nhẹ cân, thấp còi và thừa cân đối với trẻ. Phụ huynh thường cho rằng: “Trẻ nhỏ bé một chút cũng không sao còn với trẻ thừa cân thì lại cho rằng to béo càng khỏe” hoặc không cho trẻ ăn sáng thay vào đó là mua quà vặt cho trẻ ăn và đặc biệt một số phụ huynh cho rằng trẻ không ăn sáng đến trưa ăn cho ngon... - Thứ hai: Sai lầm của các bậc phụ huynh trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Cha mẹ thấy con mình không chịu ăn các thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày như tinh bột, thịt, trứng, rau, củ, quả…là lại thay vào đó các thực phẩm không tốt cho trẻ như mỳ tôm, xúc xích, đồ ăn vặt, bánh, kẹo ngọt...Nhưng các bậc phụ huynh không hề biết chính những thực phẩm đó đã
  18. 18 làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể bé, với quan niệm ăn đồ đó cho nhanh mà lại tiện. * Về phía giáo viên: - Bản thân tôi chưa thực sự hiểu hết kiến thức về dinh dưỡng cho từng đối tượng SDD. - Chưa thực sự mạnh dạn trong công tác tham mưu với nhà trường để xây dựng khẩu phần ăn riêng cho trẻ nhẹ cân, thấp còi. Do vậy nhà trường vẫn chưa có thực đơn riêng cho từng đối tượng trẻ SDD. - Công tác chăm sóc giúp trẻ SDD thể nhẹ cân, thấp còi hiệu quả chưa thực sự cao. * Về phía trẻ: - Trong thời gian đầu trong quá trình chăm sóc trẻ tôi thấy đa số trẻ nhẹ cân, thấp còi lại rất biếng ăn. - Đối với trẻ SDD thể nhẹ cân, thấp còi các bạn ý chưa tự giác trong khi ăn. Ông, bà, cha mẹ còn hay thay thế cho trẻ bằng thức ăn chế biến sẵn. * Khảo sát thực trạng: - Qua ưu điểm và nguyên nhân hạn chế trên tôi đã báo cáo với nhà trường để khảo sát, cân đo cho trẻ vào ngày 10/09/2022 và đã có kết quả sau. Bảng 1: Danh sách cân đo ngày 10/09/2022 cho trẻ 4-5 tuổi B2 trường Mầm Non Đai Lai. Cân nặng Chiều cao Ghi TT Họ tên trẻ Ngày sinh Đánh giá Đánh giá Kết luận Kg Cm chú BT SDD BT SDD 1 Nguyễn Hoài An 26/08/2019 14 BT 96 BT BT 2 Đoàn Văn Việt Anh 27/07/2019 14 BT 97 BT BT 3 Nguyễn Công Bảo 12/08/2019 12 SDD 92 SDD SDDTC 4 Nguyễn Khắc Gia Bảo 15/12/2019 11 BT 96 BT BT 5 Nguyễn Thị Ngọc Bích 07/01/2019 12,5 BT 94 BT BT 6 Nguyễn Lan Chi 13/10/2019 11,2 SDD 92 BT SDDNC 7 Phùng Văn Dũng 22/09/2019 19 BT 103 BT BT 8 Nguyễn Tùng Dương 29/06/2019 16 BT 101 BT BT
  19. 19 9 Nguyễn Minh Đức 28/06/2019 18 BT 108 BT BT 10 Nguyễn Ngọc Hân 28/03/2019 11 SDD 95 BT SDDNC 11 Nguyễn Bảo Hân 14/11/2019 11,3 SDD 94 BT SDDNC 12 Nguyễn Khắc Hoàng 02/10/2019 12 SDD 94 BT SDDNC 13 Nguyễn Quang Hiếu 20/03/2019 14 BT 100 BT BT 14 Phạm Đăng Khoa 17/7/2019 15 BT 100 BT BT 15 Phùng Thị Xuân Mai 28/02/2019 13,5 BT 94 BT BT 16 Trần Hoàng Nam 11/02/2019 15 BT 103 BT BT 17 Phùng Thị Bảo Ngọc 26/02/2019 15 BT 99 BT BT 18 Thân Ngọc Khánh Ngân 21/12/2019 13.5 BT 97 BT BT 19 Trần Thảo Nguyên 13/06/2019 14 BT 98 BT BT 20 Trần Văn Bảo Long 03/08/2019 13 BT 92 SDD SDDTC 21 Phạm Sỹ Minh Phong 22/10/2019 12 BT 95 BT BT 22 Phạm Tấn Phong 06/12/2019 15.5 BT 101 BT BT 23 Nguyễn Ngọc Quyên 30/04/2019 14 BT 102 BT BT 24 Nguyễn Thị Như Quỳnh 17/06/2019 15 BT 97 BT BT 25 Đoàn Mai Trang 02/10/2019 13 BT 91 SDD SDDTC 26 Nguyễn Quang Vinh 18/11/2019 19 BT 104 BT BT 27 Nguyễn Ngọc Khánh Vy 11/07/2019 16 BT 98 BT BT 28 Nguyễn Khánh Vân 22/12/2019 14.5 BT 98 BT BT 29 Phùng Văn Vỹ 29/04/2019 16 BT 94 BT BT Cộng 29 24 5 29 26 3 Tỷ lệ % 100 82,7 17,3 100 89,6 10,4 Bảng 2: Tổng hợp sức khỏe của trẻ SDD ngày 10/09/2022 Nhẹ cân Thấp còi Thừa cân Có nguy cơ SDD Tổng số trẻ Tổng Tỉ lệ Tổng Tỉ lệ Tổng Tỉ lệ Tổng Tỉ lệ được cân đo số % số % số % số % 29 5 17,3 3 10,4 0 0 0 0 Nhìn vào bảng tổng hợp trên tôi rất lo lắng tỷ lệ SDD thấp còi, đặc biệt là tỷ lệ SDD thể nhẹ cân rất cao. Vậy việc giúp trẻ lớp tôi phòng chống bệnh SDD là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Bản thân tôi đang trực tiếp chăm sóc, giáo dục các cháu, tôi rất băn khoăn phải làm sao để các cháu không chỉ phát triển về
  20. 20 thể lực, nhận thức, thẩm mỹ mà quan trọng là các cháu có sức khỏe bình thường, nhanh nhẹn trong mọi hoạt động hàng ngày. Chính vì vậy tôi suy nghĩ và nhận thấy rằng mình phải báo cáo ngay kết quả với nhà trường và tìm ra một số biện pháp cân bằng tình trạng sức khỏe của các cháu. CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU TẠI LỚP 4-5T MN ĐẠI LAI a. Biện pháp 1: Họp phụ huynh theo sự chỉ đạo của nhà trường: Theo sự chỉ đạo của nhà trường trong buổi họp phụ huynh tôi đã thông qua kết quả cân đo, khám sức khỏe đầu năm của trẻ. Để các phụ huynh biết tỷ lệ nhẹ cân, thấp còi, ở lớp tôi rất cao. Sau buổi họp tôi tiếp tục trao đổi trực tiếp với từng phụ huynh có trẻ SDD, nắm bắt được tâm tư của từng phụ huynh. Từ đó tôi đã tuyên truyền với phụ huynh hiểu tác hại to lớn của bệnh SDD ở lứa tuổi mầm non như trẻ có cảm giác tự ti về ngoại hình nhỏ bé, và đặc biệt là trẻ chậm hơn so với trẻ bình thường, thực hiện các hoạt động khó khăn hơn, dẫn đến tâm lý lười vận động. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng, trẻ rất dễ mệt mỏi, có cảm giác khó chịu trong học tập thường chậm chạp và tiếp thu kiến thức hay hoàn thành bài tập chậm so với các bạn trong lớp. Ngoài ra, cơ thể quá nhỏ bé sẽ làm trẻ luôn mệt mỏi, ể oải không có hứng thú để học tập, tâm lý trẻ trở nên tự ti, dần khép lại vì hay bị bạn bè trêu chọc, điều này có thể khiến bản thân mặc cảm, nặng hơn trẻ có thể bị trầm cảm, tự kỷ. Để phát huy vai trò tích cực của mình tôi tăng cường tìm hiểu tâm lý phụ huynh, gặp gỡ từng phụ huynh có trẻ nhẹ cân, thấp còi, để đưa ra biện pháp tuyên truyền phù hợp. Đồng thời hướng dẫn phụ huynh việc khuyến khích trẻ ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, hạn chế cho trẻ ăn vặt như bánh kẹo ngọt, hướng dẫn việc lựa chọn thực phẩm và chế biến bữa ăn hợp lý, lành mạnh cho trẻ trong bữa ăn gia đình. Tuyên truyền với phụ huynh thay vì cho trẻ ăn đồ ăn chế biến sẵn như mỳ tôm, xúc xích, bánh kẹo thì hãy bổ sung bữa sáng đầy đủ cho trẻ như ăn cơm, cháo hoặc mỳ gạo, bổ sung thêm canxi cho trẻ, luyện tập thể lực phù hợp với độ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2