intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:46

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch" gồm các nội dung chính như: Tự học tập bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin để áp dụng trong việc quay video hướng dẫn trẻ học tại nhà; Sử dụng một số phương pháp phát huy tính tích cực của trẻ khi xem video hướng dẫn học tại nhà;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch covid-19 Đồng tác giả: Trịnh Thị Bản - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non- Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình Vũ Thị Tam Thảo - Hiệu trưởng Trần Thị Tuyết - Phó hiệu trưởng Tạ Thị Trang - Giáo viên Phạm Thị Mừng - Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Nam Sơn Tam Điệp, tháng 4 năm 2022
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng thẩm định sáng kiến PGD&ĐT TP Tam Điệp - Hội đồng thẩm định sáng kiến thành phố Tam Điệp Chúng tôi là: Nơi Tỷ lệ (%) công tác Trình đóng góp (hoặc Chức độ vào việc tạo STT Họ và tên Năm sinh nơi danh chuyên ra sáng thường môn kiến trú) Trưởng Sở phòng GD&ĐT Giáo 1 Trịnh Thị Bản 08/11/1972 tỉnh Thạc sỹ 20% dục Ninh Mầm Bình non Trường Mầm Hiệu 2 Vũ Thị Tam Thảo 20/06/1979 non Đại học 10% trưởng Nam Sơn Trường Mầm Phó 3 Trần Thị Tuyết 13/04/1980 non hiệu Đại học 15% Nam trưởng Sơn
  3. Trường Mầm Giáo non Đại học 40% 4 Tạ Thị Trang 16/10/1996 viên Nam Sơn Trường Mầm Giáo 5 Phạm Thị Mừng 24/12/1983 non Đại học 15% viên Nam Sơn Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch covid-19” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng rộng rãi trong việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch covid-19 và củng cố kiến thức khi trẻ đi học trở lại bình thường. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 4/2021 I. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN Trong 2 năm gần đây dịch bệnh Covid -19 đã diễn biến hết sức phức tạp, làm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong đó ảnh hưởng rất lớn đến ngành Giáo dục nói chung và ngành Giáo dục mầm non nói riêng. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các trường Mầm non trên địa bàn xây dựng kế hoạch điều chỉnh bổ sung trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ đó chỉ đạo các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch thích ứng, linh hoạt đáp ứng yêu cầu với tình hình thực tế của mỗi địa phương. Hiện nay khi thực hiện chương trình, điều khó khăn nhất đối với mỗi đơn vị là “làm thế nào để tổ chức mỗi hoạt động giáo dục thật đơn giản nhưng đạt được mục tiêu để ra” trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Do dịch bệnh mà trẻ mầm non chưa thể đến trường và không tham gia học trực tuyến như các cấp học khác. Vậy phải làm thế nào để trẻ ở nhà mà việc ôn tập,
  4. củng cố kiến thức cũng như cung cấp kiến thức mới cho trẻ theo chương trình, mục tiêu giáo dục đã đề ra theo kế hoạch. Đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi rất cần thiết để trẻ có những kiến thức, kỹ năng cơ bản, có tâm lý ổn định để chuẩn bị sẵn sàng bước vào lớp 1. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là khả năng xây dựng ý tưởng kết hợp với phương pháp linh hoạt, sáng tạo và để đáp ứng yêu cầu đó thì yêu cầu mỗi giáo viên phải biết ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giáo dục khi trẻ nghỉ dịch ở nhà một cách hiệu quả, không nhàm chán, xây dựng các video clip hướng dẫn trẻ học gần gũi, ngắn gọn, trực quan sinh động với những nội dung vô cùng bổ ích, thú vị nhằm thu hút trẻ vừa học, vừa chơi tại nhà. Để làm được điều đó thì CBQL, giáo viên phải mang hết tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, tự tìm tòi khám phá học tập mọi lúc mọi nơi… Muốn thực hiện được như vậy, mỗi CBQL, giáo viên phải được bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp nghệ thuật giảng dạy để thu hút trẻ, tạo cho trẻ hứng thú trong giờ học... Ngoài ra giáo viên mầm non phải kiên trì, chịu khó, linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục nhất là đối với trẻ cá biệt, giáo viên trực tiếp đứng lớp phải tìm ra cho mình một số phương pháp giáo dục để thu hút được trẻ. Để thực hiện được các yêu cầu trên CBQL và giáo viên không những phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt và thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo mà còn phải có trình độ, hiểu biết về công nghệ thông tin tốt thì mới đáp ứng được yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong tình hình mới khi trẻ nghỉ dịch ở nhà. Chính vì vậy tôi đã hướng dẫn CBQL và giáo viên trường Mầm non Nam Sơn thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch covid-19” Đây là đề tài không những giúp cán bộ quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch, phù hợp sát tình hình thực tế, chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo mọi hoạt động, nhất là công tác xây dựng và quản lý trong trường Mầm non, cán bộ quản lý có thêm kinh nghiệm, giáo viên nhận rõ vai trò trách nhiệm của mình, nâng cao được trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, linh
  5. hoạt, sáng tạo trong mọi tình huống, nâng cao được chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch phòng, chống dịch Covid-19. 1. Giải pháp cũ thường làm: 1.1. Giải pháp: Sưu tầm, cắt ghép một số video trên mạng và gửi cho phụ huynh hướng dẫn trẻ Ngay từ đầu năm 2020 khi dịch bệnh covid-19 mới bắt đầu diễn ra nắm được nhu cầu của phụ huynh, học sinh và thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo Dục và Đào Tạo thành phố Tam Điệp; Ban giám hiệu Trường Mầm non Nam Sơn và tổ chuyên môn chúng tôi đã xây dựng và thiết kế một số video hướng dẫn và rèn kỹ năng cho trẻ khi ở nhà phòng dịch. Bên cạnh việc thiết kế, xây dựng video thì chúng tôi cùng tìm tòi một số video có trên mạng phù hợp với chương trình giáo dục, chủ đề và độ tuổi để gửi cho phụ huynh cùng con học tại nhà. 1.2. Giải pháp: Phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ Trao đổi với phụ huynh về đặc điểm tình hình của các trẻ là việc làm cần thiết nhằm giúp CBQL, cô giáo và phụ huynh có thể hiểu rõ trẻ hơn và có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng trẻ. Trước đây chúng tôi thường trao đổi với phụ huynh trong buổi họp phụ huynh của lớp. Phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho trẻ Thông qua sổ liên lạc điện tử và nhóm zalo của lớp để gửi thông tin, hướng dẫn cho cha mẹ học sinh về các nội dung phòng, chống dịch bệnh và một số nội dung giáo dục khi trẻ ở nhà và khi trẻ đến trường * Ưu điểm: Được sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao của các cấp lãnh đạo Trường Mầm non Nam Sơn và tổ chuyên môn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khi học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19
  6. Chúng tôi luôn tâm huyết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ coi trẻ như con em mình. Luôn tích cực học hỏi, tìm tòi, sáng tạo tìm ra các biện pháp mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đa số trẻ trong lớp đều thông minh, nhanh nhẹn. Đa số các bậc phụ huynh đều sử dụng zalo, facebook thuận tiện cho việc trao đổi các vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ nói riêng. * Nhược điểm: Một số trẻ có tỷ lệ chuyên cần chưa cao, một số trẻ phụ huynh còn cho nghỉ ở nhà vì lo lắng dịch bệnh (Trong thời gian dịch bệnh chưa diễn ra phức tạp) Do điều kiện của từng gia đình trẻ là khác nhau. Nhiều gia đình chưa có wifi, điện thoại thông minh, máy tính laptop. Nhiều nhà dành thời gian ưu tiên các anh chị lớn học trên truyền hình, zoom... nên các con rất ít có cơ hội được học. Một số phụ huynh không quan tâm, chưa thấy được tầm quan trọng của việc hướng dẫn trẻ học tại nhà trong đợt nghỉ phòng chống dịch covid-19, đặc biệt phụ huynh cũng chưa quan tâm đến việc chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho trẻ để chuẩn bị bước vào lớp 1. Tuy nghỉ phòng chống dịch nhưng bố mẹ các cháu vẫn phải đi làm ở các công ty nên việc hỗ trợ các con học tập là rất khó khăn. Nhiều nhà giao con cho ông bà ở nhà trông các cháu. Trẻ mầm non là lứa tuổi bé nhất trong các cấp học, vì vậy mà khi thực hiện hướng dẫn cha mẹ trẻ qua hình thức quay video, audio gửi cho cha mẹ trẻ qua zalo, hay qua Facebook trong tổ chức hoạt động giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Nội dung tuyên truyền đến phụ huynh và học sinh thường dài dòng, nội dung tuyên truyền mang tính máy móc, thiếu tính sáng tạo. Bản thân còn yếu về thiết kế bài giảng nên chưa tự tin khi quay video hướng dẫn phụ huynh và trẻ học tại nhà. 2. Giải pháp mới: Mô tả bản chất của sáng kiến:
  7. Trước khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã làm khảo sát với trẻ độ tuổi 5-6 tuổi như sau: Bảng khảo sát tỷ lệ chất lượng tướng tác đầu năm tại lớp 5 tuổi Tổng số trẻ Thường xuyên Thi thoảng Ít tương tác Không tương tương tác tương tác tác 30 15 12 3 0 Tỷ lệ đạt 50% 40% 10% 0 Qua bảng khảo sát trên chúng tôi thấy việc tổ chức các hoạt động quay video gửi bài qua zalo hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ học tại nhà còn khá thấp. Lượt tương tác của các bậc phụ huynh và của trẻ qua bài giảng còn khá ít. Chính vì vậy chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp giúp trẻ hứng thú với việc làm quen với kiến thức trong thời gian trẻ nghỉ học tại nhà. 2.1. Giải pháp 1: Tự học tập bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin để áp dụng trong việc quay video hướng dẫn trẻ học tại nhà Bản thân tôi luôn chấp hành và chỉ đạo đến các cơ sở Giáo dục Mầm non thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảm bảo về số lượng và chất lượng để thực tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong các nhà trường. Tham gia hướng dẫn và chỉ đạo đầy đủ các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn thực hiện và điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GDĐT để sử dụng hợp lý kế hoạch giáo dục, chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và trẻ; chú trọng tổ chức cho trẻ hoạt động cá nhân
  8. và theo nhóm hợp lý; rèn kỳ năng tự lực, phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của trẻ và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học trực tuyến; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi, tập trung vào trọng tâm mục tiêu cần đạt học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch covid-19 và chỉ đạo các nhà trường tổ chức (các buổi tập huấn về sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ và về các biện pháp phòng chống dịch bệnh). Tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của CBQL và giáo viên, có tác phong sư phạm nhẹ nhàng, yêu nghề, mến trẻ. Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm của người giáo viên trước mọi khó khăn trước đại dịch, mang hết khả năng, trách nhiệm và năng lực để truyền đạt kiến thức, kĩ năng cần thiết cho trẻ khi nghỉ dịch ở nhà. Bồi dưỡng nhận thức về CNTT, chông nghệ giáo dục cho tập thể CBGV để năm bắt kịp thời các thành tựu khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng thiết bị tiên tiến để đổi mới phương pháp. Ảnh 1: Giáo viên tham dự các buổi tập huấn Do tình hình dịch bệnh ngày một phức tạp, cô và trò chưa biết bao giờ mới có thể quay trở lại trường. Nên việc trẻ quên kiến thức cũng như các kỹ năng mà cô đã cung cấp cho các cháu là không thể tránh khỏi. Trước tình hình này chúng tôi đã thực hiện một số nội dung sau: - Tự thiết kế bài giảng Powpoint, E-learning cho cả 5 lĩnh vực giáo dục như: + Lĩnh vực phát triển thể chất + Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ + Lĩnh vực phát triển nhận thức + Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ + Lĩnh vực phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội Chúng tôi đã tự làm các video về các hoạt động học, hoạt động giáo dục kỹ năng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại nhà phù hợp với trẻ 5 - 6 tuổi và điều kiện thực tế của từng gia đình.
  9. Để xây dựng được video hướng dẫn có nội dung hấp dẫn, mới lạ chúng tôi thường xuyên tham khảo các video hướng dẫn trên youtube, facebook từ đó tìm ra những điểm mới sáng tạo và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra một số phần mềm, ứng dụng chỉnh sửa video để tạo ra những video có chất lượng tốt nhất gửi đến phụ huynh và trẻ như: + Phần mềm chỉnh sửa video trên máy tính: phần mềm Shotcut, phần mềm Olive,… + Phần mềm chỉnh sửa video trên điện thoại: phần mềm Youcut – Video Editor, phần mềm Kine Master, phần mềm Cap cut,… Do không có thiết bị quay phim chuyên dụng nên chúng tôi sử dụng điện thoại cá nhân để quay bài học. Từ cách đặt điện thoại, góc máy đến điều chỉnh giọng nói, hướng nhìn chúng tôi đều phải tìm hiểu từ mạng Internet và đồng nghiệp. Để tạo ra được một video hướng dẫn trẻ học tại nhà với thời lượng khoảng 7 – 12 phút trước tiên chúng tôi phải dựa vào mục tiêu kế hoạch năm học, kế hoạch giáo dục theo chủ đề để lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần thiết trong Chương trình xây dựng video thiết lập các kênh thông tin (qua Zalo, Facebook, Youtube, Viber,…) giữa giáo viên và cha mẹ/ người chăm sóc trẻ để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà nhằm đảm bảo yêu cầu về mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ. Một trong những nội dung quan trọng nhất là xây dựng kịch bản, viết lời dẫn, quay hình, tiếp đến là xử lý hậu kỳ để thành một bài giảng hoàn chỉnh, bảo đảm 4 yếu tố: Theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT, có tính khoa học, tính thực tiễn và tính giáo dục cao. Nắm bắt được tâm lý của trẻ mầm non là luôn thích khám phá những điều mới lạ, thích những hình ảnh sinh động, hấp dẫn và thu hút trẻ. Bên cạnh đó chúng tôi đã chuẩn bị những bộ trang phục chỉnh chu, gọn gàng, đẹp mắt đặc biệt là phù hợp với từng nội dung giáo dục của từng hoạt động. Chúng tôi đã lựa chọn địa điểm quay video là lớp học hoặc ở nhà tuy nhiên vì điều kiện cách âm không tốt nên không ít lần quay gần xong tôi phải làm lại từ đầu vì bị tạp âm như: Tiếng gà gáy, chó sủa, còi xe,… Chính vì vậy việc lựa chọn nội dung, thời gian, địa điểm
  10. quay phù hợp để hạn chế tối đa các tác động về âm thanh từ môi trường xung quanh là rất quan trọng. Các video sau khi chỉnh sửa, dàn dựng hoàn chỉnh chúng tôi gửi cho ban giám hiệu xem xét, duyệt trước khi gửi lên Zalo của các nhóm lớp và được lưu vào kho lưu trữ dữ liệu của nhà trường. Ảnh 2: Giáo viên thực hiện quay video Trẻ mầm non là lứa tuổi hiếu động, thích khám phá những điều mới lạ xung quanh, vì vậy khi thiết kế các video chúng tôi luôn quan tâm đến chất lượng hình ảnh phải sinh động, âm thanh vui nhộn, gần gũi với trẻ. Từ những lần quay video và tìm tòi chúng tôi đã có thể tự thiết kế ra những video gửi phụ huynh hướng dẫn trẻ học tại nhà có chất lượng hình ảnh rõ nét, âm thanh tốt nhất và đảm bảo tính thẩm mỹ. Qua các video mà CBQL hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên thực hiện quay giúp trẻ nắm được các kiến thức cơ bản, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của bài học. 2.2. Giải pháp 2: Sử dụng một số phương pháp phát huy tính tích cực của trẻ khi xem video hướng dẫn học tại nhà Việc học một mình, không có cô giáo và các bạn cùng tương tác khiến trẻ cảm thấy cô đơn và dễ nản. Để tạo cho trẻ cảm thấy hứng thú khi tham gia hoạt động hướng dẫn trẻ học tại nhà đạt hiệu quả tránh cảm giác nhàm chán, không thích học chúng tôi đã đưa ra một số phương pháp phát huy tính tích cực của trẻ như sau: 2.2.1. Xác định mục tiêu cụ thể của từng hoạt động Mục tiêu là gì? Mục tiêu có định nghĩa là một ý tưởng của tương lai hoặc kết quả mong muốn của một người hay một nhóm người đã hình dung ra, kế hoạch và cam kết để đạt được. Chính vì trẻ còn nhỏ nên việc tiếp thu kiến thức mà chúng tôi muốn gửi đến trẻ qua video hướng dẫn còn chậm nên cần phải xác định mục tiêu bài học rõ ràng. Khi xây dựng video chúng tôi thường đưa vào ngay phần đầu sau khi giới thiệu tên hoạt động. Khi có mục tiêu cụ thể, trẻ và phụ huynh mới biết được qua hoạt động này con cần đạt được những kiến thức, kĩ năng và thái độ gì? Cũng là cách nhanh nhất giúp cho phụ huynh và trẻ hiểu được nội dung mà chúng tôi xây dựng trong video. Và từ đó sẽ giúp trẻ tập trung, phát huy tính tính cực của trẻ khi có kế hoạch
  11. học tập rõ ràng cũng như chủ động khắc phục các khó khăn gặp phải trong quá trình học tập. 2.2.2. Tăng cường các hoạt động vận động Phát triển vận động là một lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ bởi vận động không chỉ liên qua đế sức khỏe cơ thể mà còn liên quan đến trí tuệ và tâm lý. Vì vậy việc kích thích phát triển kỹ năng vận động của trẻ rất quan trọng, bởi đó là những kỹ năng thiết yếu, cần được duy trì đều đặn hằng ngày. Vận động rất có lợi cho sự tập trung và khả năng tư duy. Do vậy chúng tôi đã khuyến khích các bậc phụ huynh dành thời gian cùng con tập thể dục, chơi các trò chơi đơn giản hoặc vận động theo nhạc một số bài hát trong khi học. Điều này giúp trẻ có tâm lý thoải mái khi học cũng vừa là cách để trẻ có thêm một số kiến thức về chủ đề đang được tìm hiểu. Ảnh 3: Trẻ tham gia vận động khi học qua video 2.2.3. Sử dụng tích hợp nhiều lĩnh vực vào trong một hoạt động hướng dẫn trẻ tại nhà qua video Tích hợp là thiết kế các nội dung và tổ chức các hoạt động thành một hệ thống, có ý nghĩa để trẻ phối hợp áp dụng và phát triển các kinh nghiệm, kỹ năng từ các lĩnh vực khác nhau khi tìm hiểu một sự việc, thông qua việc trẻ tham gia tích cự và trực tiếp một cách tự nhiên. Vì vậy việc tích hợp các nội dung vào trong một hoạt động là rất cần thiết. Đặc biệt khi trẻ học qua video thì tích hợp nhiều lĩnh vực vào trong một hoạt động để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. 2.2.4. Khuyến khích người thân vui học cùng con giúp trẻ không cảm thấy cô đơn khi học một mình Trẻ sẽ thấy buồn, chán nản và cô đơn khi chỉ nhìn thấy cô giáo qua màn hình máy tính, điện thoại không được tương tác với cô và các bạn như khi đi học tại lớp. Đặc biệt là khi trẻ ngồi học một mình không có người thân bên cạnh giúp đỡ và kiểm soát sẽ khiến trẻ bị mất tập trung, dùng máy tính, điện thoại để mở trò chơi, hoạt hình,… Chính vì vậy chúng tôi thường xuyên khuyến khích phụ huynh tham gia học cùng con. Phụ huynh không chỉ đóng vai trò là người giám sát giúp trẻ tập trung tránh xao lãng mà còn là người bạn đồng hành cùng với trẻ, khiến trẻ thấy an
  12. tâm và có động lực học. Và khi gặp những khó khăn, vướng mắc trẻ sẽ có người ở bên để kịp thời chia sẻ và giải quyết luôn vấn đề. Phụ huynh cũng có thể hỗ trợ trẻ trong một số hoạt động như: kể chuyện, đóng kịch, chơi trò chơi, vẽ tranh, làm đồ handmade,... Trẻ sẽ không cảm thấy cô đơn khi học mà sẽ vui vẻ hơn vì có người làm cùng, chơi cùng khi không thể tương tác với cô và bạn. Ảnh 4: Trẻ học cùng người thân 2.2.5. Trẻ được lựa chọn không gian học phù hợp hoạt động và sở thích của con Thiết kế không gian học tập sáng tạo sẽ phần nào tạo niềm vui, sự hứng khởi cho trẻ. Việc tạo ra một không gian học tập lý tưởng sẽ giúp trẻ nâng cao tính chủ động và hiệu quả học tập cao. Vì mỗi trẻ có một cá tính, sở thích riêng nên việc lựa chọn không gian học cũng khác nhau. Nếu trẻ có một không gian được trang trí theo sở thích của mình thì khi trẻ ngồi học sẽ thấy thoải mái và hứng thú với việc học hơn. Phụ huynh cũng có thể thường xuyên thay đổi không gian học phù hợp với các hoạt động cho trẻ. Ví dụ: Hoạt động chơi thì trẻ có thể học ở nơi có không gian rộng, thoáng mát như ngoài sân, ban công. Hoạt động học thì phụ huynh có thể cho trẻ ngồi học ở trong phòng riêng hoặc phòng khách. Trẻ sẽ thấy việc học bị áp lực, gò bó và cảm giác khó chịu khiến trẻ giảm khả năng tập trung khi phụ huynh bắt trẻ phải ngồi ngay ngắn trên ghế, trước bàn học, trong không gian quá yên tĩnh. Chính vì vậy phụ huynh hãy khuyến khích trẻ tự sáng tạo hoặc lựa chọn không gian học mà trẻ thích phù hợp với nội dung của bài học, miễn là trẻ thấy hào hứng và thoải mái nhất. Ảnh 5: Những góc học tập của trẻ 2.2.6. Động viên, khen thưởng kịp thời Bản chất của lời động viên, khen ngợi là tích cực, nhưng nó có thể hiệu quả hơn nhiều khi nhắm vào một mục tiêu cụ thể. Cách tốt nhất để dành lời khen là hãy nhận xét tích cực về những điều thực tế mà một đứa trẻ đã làm tốt.
  13. Ví dụ: Tương tác lại video cô gửi, làm theo hướng dẫn, đưa ra một câu trả lời đúng hoặc chỉ đơn giản là bé đã hát tốt một bài hát. Điều này chỉ ra rằng: khi giáo viên hoặc phụ huynh đánh giá cao một khía cạnh cụ thể nào đó của trẻ, sẽ giúp con không ngừng củng cố nó và sẵn sàng trở thành tấm gương cho những đứa trẻ khác nhìn vào. Một khía cạnh khác của lời khen ngợi thường bị bỏ qua đó chính là sự nỗ lực. Đối với trẻ nhỏ, sự nỗ lực ít nhiều cũng quan trọng như kết quả. Ca ngợi những nỗ lực trẻ đã thực hiện, sẽ giúp trẻ cảm thấy cô giáo và cha mẹ luôn đồng hành, ghi nhận thành tích của mình một cách khách quan và trẻ cũng cảm thấy thích thú muốn khẳng định mình hơn khi nhận được lời khen ngợi đó. Sau khi xem những video hoặc hình ảnh mà phụ huynh phản hồi về trẻ đã hoàn thành nhiệm vụ hay một thử thách mà chúng tôi sẽ đưa ra từng lời khen cụ thể để động viên trẻ hay tặng trẻ một món quà tinh thần để công nhận sự nỗ lực của trẻ. Chẳng hạn, mỗi lần trẻ làm tốt bố mẹ sẽ tặng trẻ một sticker hoặc tặng một bông hoa tượng trưng và tích lại, khi trẻ nhận đủ 10 món quà nhỏ từ bố mẹ sẽ được đổi lấy một món quà lớn hơn và cô sẽ tặng trẻ khi đi học trở lại. Điều đó sẽ giúp trẻ hào hứng, tích cực hơn với những bài học của cô hơn. Ảnh 6: Trẻ nhận được những sticker khi được khen 2.2.7. Tạo bất ngờ cho trẻ khi tham gia hoạt động học hướng dẫn trẻ qua video Để tạo cho trẻ cảm giác hứng thú chờ đợi khi xem các video hướng dẫn thì chúng tôi thường gây cho trẻ từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Như gợi ý một số hoạt động có thể diễn ra ở bài học sau như một bài hát, một nhân vật… có thể xuất hiện để trẻ có cảm giác chờ đón và mong sẽ được xem các video hướng dẫn của cô. Trang phục và đồ dùng của cô cũng là một trong những việc có thể tạo bất ngờ cho trẻ. Chúng tôi có thể mượn những bộ quần áo ở trong phòng nghệ thuật của nhà trường để mặc. Khi trẻ thấy sự xuất hiện của cô sẽ có cảm giác hứng thú và tự hỏi hôm nay cô sẽ mang đến điều bất ngờ gì.
  14. Và chúng tôi thường tặng cho trẻ một số trò chơi sáng tạo được trên phầm mềm thiết kế bài giảng Powpoint và thiết kế bài giảng E-learning hoặc là trò chơi sáng tạo do chúng tôi nghĩ ra hoặc suy tầm được trên mạng mà trẻ có thể tự chơi hoặc chơi cùng người thân. Qua hoạt động này có thể giúp trẻ phát triển tư duy, khả năng vận động và gắn kết tình yêu thương của người thân trong gia đình. Ảnh 7: Giáo viên mặc trang phục mượn ở phòng nghệ thuật 2.2.8. Tổ chức các buổi trò chuyện cùng phụ huynh và trẻ trên ứng dụng Google Meet Thời gian nghỉ dịch kéo dài trẻ có rất nhiều điều để kể cho các bạn cùng nghe. Nắm được tâm lý này tôi đã tổ chức gặp lại bạn bè online cho trẻ. Chúng tôi nhận thấy là trong các buổi trò chuyện trẻ cảm thấy rất hứng thú với những buổi học. Khi trò chuyện cũng là lúc chúng tôi và trẻ cùng nhau củng cố lại các kiến thức đã học mà trẻ cũng không bị áp lực. Và trẻ thì rất thích được thể hiện mình nên sẽ tích cực theo dõi các video hướng dẫn học tại nhà để có thể trao đổi với cô và bạn khi trò truyện trực tuyến. Ảnh 8: Giao lưu cùng trẻ và phụ huynh trên ứng dụng Google Meet 2.2.9. Thiết kế, xây dựng video hướng dẫn trẻ trong khoảng thời gian từ 7 – 12 phút Nếu phải nhìn liên tục vào màn hình máy tính, điện thoại trẻ sẽ rất mỏi mắt, nhanh chán và giảm khả năng tập chung. Một bài giảng kéo dài sẽ không thể lôi kéo được sự tập trung của những đứa trẻ đầy hiếu động và dễ bị tác động bởi những thứ xung quanh. Để trẻ tập trung, chú ý theo dõi cô hướng dẫn nội dung bài mới thì tôi đã thay đổi đa dạng hình thức gây hứng thú trước và trong khi học: Kể chuyện, đọc thơ, đố vui, trò chơi,… Để trẻ luôn hứng thú theo dõi cô trong các hoạt động hướng dẫn. Phụ huynh thường không thích cho con em mình sử dụng các thiết bị có công nghệ cao như điện thoại, máy tính,… Vì mang lại không ít tác hại cho trẻ. Và khi trẻ phải tham gia một hoạt động có thời gian dài thì trẻ rất dễ chán nản. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi video hướng dẫn trẻ học tại nhà có thời gian ngắn hơn 7 phút thì chưa đủ đáp ứng nội dung cốt lõi của hoạt động. Và nếu thời gian dài quá 10 phút thì trẻ
  15. theo dõi sẽ cảm thấy nhàm chán, gây hại cho mắt và với thời lượng quá dài thì cũng khó để tải lên phần mềm Zalo. Chính vì lý do này chúng tôi đã lựa chọn thời gian phù hợp để quay video hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi học tại nhà là từ 7 – 12 phút. Cô nên lựa chọn nội dung để xây dựng video sao cho ngắn gọn, xúc tích mà đáp ứng được đầy đủ mục tiêu của bài học. 2.2.10. Đánh giá sau mỗi video hướng dẫn trẻ học tại nhà Từ trước đến nay, trong giáo dục việc đánh giá trẻ mầm non cuối ngày, cuối chủ đề và cuối độ tuổi là hoạt động không thể thiếu. Vì thế, để video hướng dẫn đạt hiệu quả cao, chắc chắn không thể loại bỏ phần đánh giá sau mỗi video. Việc đánh giá trẻ cũng giúp cho phụ huynh và trẻ biết được điểm mạnh và những khó khăn mà bản thân trẻ đang gặp phải để cùng với giáo viên tìm cách khắc phục. Khuyến khích trẻ có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập. Và cũng nhờ việc đánh giá, phân tích, đối chiếu với các mục tiêu của Chương trình Giáo dục Mầm non mà chúng tôi cũng điều chỉnh kế hoạch giáo dục và phương pháp giáo dục trẻ một cách phù hợp. Ảnh 9: Sản phẩm của trẻ khi học bài qua video hướng dẫn 2.2.11. Thường xuyên điều chỉnh phương pháp giảng dạy Cuối cùng, chúng tôi thường xuyên điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình khi cho trẻ học qua video tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch covid-19. Đặc biệt là cần linh hoạt và đa dạng trong việc sử dụng hình ảnh, ngữ điệu, biểu cảm để có thể gây hứng thú, cuốn hút với trẻ. Đưa vào video hướng dẫn những nội dung cốt lõi, phù hợp với trẻ. Thường xuyên cập nhật công nghệ cắt ghép và chỉnh sửa video mới để dễ dàng sử dụng để thiết kế các hoạt động hướng dẫn. 2.3. Giải pháp 3: Thiết kế và sưu tầm một số trò chơi gây hứng thú cho trẻ Trò chơi luôn lôi cuốn, thu hút mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt là trẻ mầm non, vì vậy trò chơi được coi là một trong những phương tiện giáo dục quan trọng cho trẻ. Trong thực tế khi trẻ đi học trực tiếp tại trường thì trẻ được chơi các dạng trò chơi như: trò chơi học tập, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi xây dựng, trò
  16. chơi vận động nhưng với tình hình dịch bệnh trẻ phải nghỉ học ở nhà chống dịch nhưng không ngừng viêc học. Để việc học đạt kết quả cao thì việc thiết kế, lựa chọn trò chơi để đưa vào gợi hứng thú cũng như tích hợp lồng ghép vào trong mục tiêu giáo dục là việc làm hết sức cần thiết. Vì trò chơi sẽ giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái, giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ rèn luyện thân thể một cách dễ dàng tích cực tham gia hoạt động.  Thông qua các trò chơi trẻ sẽ giúp trẻ thông minh hơn và hứng thú tìm hiểu cuộc sống xung quanh. Các trò chơi này cũng là một trong những cách giáo dục sớm cho trẻ, thúc đẩy sự sáng tạo, tư duy và trẻ thực sự học bằng chơi, chơi mà học. Chính vì vậy trong thời gian trẻ ở nhà chúng tôi đã sáng tạo và suy tầm được một số trò chơi tặng cho trẻ trong những video hướng dẫn trẻ tại nhà để trẻ có thể có thể phát triển toàn diện và gắn kết tình cảm khi tham gia chơi cùng phụ huynh như sau: Trò chơi 1: Máy bay điểm số Dùng băng dính hoặc giấy đề-can để tạo thành một khoảng sân nhỏ trong đó có chia các vạch tính điểm 10, 20, 30 ,.. Gấp các máy bay giấy và đánh dấu máy bay riêng của từng người chơi. Từ vạch xuất phát, ném máy bay vào sân bay, vị trí đáp máy bay sẽ được ghi điểm tương ứng với các vạch điểm đã chia lúc đầu. Trò chơi 2: Nhảy lò cò Nếu chơi ngoài sân, dùng phấn, gạch vụn, than,…để vẽ các ô và điền số vào. Nếu chơi trong nhà, bố mẹ dùng bút lông, phấn để vẽ hoặc dùng đề-can để dán. Các ô đơn thì nhảy bằng 1 chân, ô kép thì tiếp đất bằng 2 chân. Người chơi dùng một thẻ (một viên đá dẹc, dép,) thả vào các ô số, khi nhảy đến ô đó thì cuối xuống nhặt lên rồi mới nhảy tiếp và sau cùng quay về vị trí ban đầu. Trò chơi 3: Xếp hình Đây là trò chơi mà hầu hết các bé đều yêu thích. Xếp lego: các bé nhỏ cần chơi với lego có kích thước lớn để tránh việc bé nuốt phải các mẩu vật nhỏ. Bé từ 6 tuổi có thể bắt đầu chơi các bộ lego phức tạp.
  17. Bố mẹ có thể tận dụng các lon sữa, hộp giấy nhỏ,.. để cho bé tự do sáng tạo bằng cách sắp đặt các hình khối theo ý thích. Trò chơi 5: Bowling sáng tạo Chuẩn bị: Một quả bóng to (chú ý đừng chọn bóng quá nhẹ), một khoảng trống trong nhà để làm đường lăn, và các “pin” bowling. Các “pin” có thể làm từ các khối gỗ, vỏ lon coca, chai nước suối,... (những đồ vật sẵn có trong nhà). Đặt các “pin” theo “đội hình” mà bạn muốn, sau đó cho bé ném bóng từ một vị trí cố định cách xa nơi đặt “pin”. Tính số “pin” đã ngã và ghi điểm cho mỗi lượt ném. Trò chơi 6: Cuộn giấy đa năng Với cuộn giấy đa năng sẵn có trong gia đình phụ huynh có thể biến hoá thành những trò chơi rất thú vị và có thể tổ chức cho trẻ thi đua như: - Xếp những cuộn giấy thành hàng cho trẻ tập đi thăng bằng. - Cho trẻ nằm ngửa và kẹp cuộn giấy vào chân, di chuyển sao cho cuộn giấy vào rổ để trên đầu. - Cuộn giấy chuyển đồ: Trả dài cuộn giấy ra thành một giải giấy dài sau đó lấy một đồ vật đặt lên mép đầu của giải giấy và bắt đầu cuộn vừa cuộn vừa kéo giải giấy về phía của mình. Ảnh 10: Trẻ chơi với cuộn giấy đa năng Trò chơi 10: Bé vui học toán Dùng các đồ vật giống nhau để giúp bé hiểu về cộng, trừ. Ví dụ: 5 cái bát + 2 cái bát = 7 cái bát; hoặc Mẹ có 9 chiếc kẹo, mẹ cho bé 3 chiếc, thế mẹ còn lại bao nhiêu chiếc kẹo? Các minh họa trực quan sinh động sẽ làm bé cảm thấy hứng thú với việc học toán hơn là chỉ làm trên giấy. Ảnh 11: Trẻ chơi các trò chơi toán học Trò chơi 11: Bé làm ảo thuật gia Chuẩn bị: 3 cốc giấy giống hệt nhau và một đồ vật nhỏ, nhẹ như hoa giấy, bông gòn.
  18. Dùng 1 chiếc cốc úp lên đồ vật, sau đó hoán đổi vị trí 3 cốc, và yêu cầu bé tìm ra cốc có chưa đồ vật. Với các bé còn nhỏ, bố mẹ hoán đổi các cốc một cách từ từ để bé quan sát và học hỏi. Với bé lớn hơn, tốc độ tiến hành nhanh dần. Trò chơi 12: Truy tìm kho báu (Mê cung) Đây là một trò chơi rất thú vị. Trên giấy sẽ có hình một mê cung với cửa vào và cửa ra cùng vô số các đường ngoằn nghèo bên trong. Nhiệm vụ của bé là tìm ra lối đi từ cửa vào đến cửa ra, món quà hoặc kho báu. Đánh dấu lối đi tìm được bằng bút. Bố mẹ có thể tự sáng tạo nên mê cung bằng các tự vẽ hình, hoặc donwload các hình mê cung có sẵn trên mạng. Với bé nhỏ, bố mẹ chọn mê cung đơn giản, và độ phức tạp tăng dần đối với các bé lớn. Trò chơi 13: Chơi với hột, hạt Trò chơi này giúp các trẻ học cách phân biệt màu sắc, rèn kĩ năng xếp, luồn hột, hạt. Trộn các hột, hạt nhiều màu lại với nhau. Cùng bé phân loại theo màu và gọi tên của các màu sau đó luồn các hột, hạt có màu giống nhau lại. Phụ huynh cũng có thể sáng tạo ra nhiều cách chơi với hột hạt như xếp thành chữ, số, hình và cho trẻ nói về hình trẻ vừa xếp. Ảnh 12: Trẻ xếp hột hạt Trò chơi 14: Bắt chước tạo dáng Trước khi chơi, gợi ý cho trẻ nhớ lại một số hình ảnh. Chẳng hạn như con mèo nằm như thế nào? Con gà mổ thóc ra sao? Trẻ phải tự nghĩ xem mình sẽ bắt chước con vật nào để đến khi có hiệu lệnh tạo dáng và phải đứng lại khi có hiệu lệnh và phải nói đúng dáng đứng của mình tượng trưng cho con vật gì. Trẻ sẽ tạo dáng theo các hình ảnh mà trẻ đã chọn sẵn. Sau đó, phụ huynh sẽ hỏi trẻ về kiểu dáng đứng tượng trưng cho con gì và trẻ phải trả lời đúng. Để trò chơi được vui hơn, có thể cho trẻ chạy tự do trong phòng theo nhịp vỗ tay. Khi trẻ chạy, phụ huynh để trẻ dừng lại và tạo dáng. Trò chơi 15: Tạo hình chiếu bóng
  19. Chuẩn bị đèn pin Để chơi được trò này khi trời tối bố mẹ tắt hết điện đi và sử dụng đèn pin để soi. Trẻ có thể tạo ra nhiều hình thù khác nhau tư những ngón tay như: các con số, chữ cái, con vật,… Bố mẹ có thể tạo ra nhiều câu hỏi với tương ứng với chiếu bóng mà trẻ tạo ra. Ví dụ: Bé tạo ra cái bóng của con vịt. Bố mẹ có thể hỏi về tiếng kêu, đặc điểm, môi trường sống, thức ăn,… để khai thác hết những hiểu biết của trẻ và mở rộng kiến thức cho trẻ về con vịt. Ảnh 13: Trẻ chơi với những chiếc bóng Trò chơi thiết kế trên PowerPoint Chúng tôi thiết kế một số trò chơi như: Ô của bí mật, Chiếc nón kì diệu, Rung chuông vàng,… Để đưa đến cho trẻ. Không những giúp trẻ ôn lại kiến thức, mà còn gây được sự tò mò hứng thú với trẻ. Từ những trò chơi này giúp phụ huynh và giáo viên có thể kiểm tra kiến thức mà trẻ đã tiếp thu được sau khi xem video hướng dẫn của cô. Ảnh 14: Một số trò chơi trên phần mềm PowerPoint 2.4. Giải pháp 4: Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi trẻ nghỉ phòng chống dịch ở nhà Thông qua website nhà trường và các nhóm lớp trên Zalo, Facebook, tôi chỉ đạo cho nhà trường và giáo viên liên lạc với các bậc phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, tư vấn cho phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ trong ngày, thực đơn và các chất dinh dưỡng tốt trong mùa dịch để phụ huynh có thể áp dụng tại gia đình. Đồng thời chúng tôi cũng thông báo kế hoạch tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong thời gian trẻ chưa đến trường; quay video về các hoạt động học tập, hoạt động kỹ năng,… để hướng dẫn cho trẻ thực hành tại nhà. Ban đầu việc hướng dẫn trẻ các hoạt động tại nhà trên các thiết bị thông minh lúc đầu gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Nhiều phụ huynh không đồng tình cho con tiếp cận sớm với máy tính điện thoại, có phụ huynh thì có điện thoại thông minh nhưng vẫn phải đi làm nên không ai mở cho các con học, có phụ huynh nhà không có điều kiện: không có máy tính, không có wifi..., rồi ông bà có tuổi ở nhà trông
  20. các cháu. Chúng tôi đã rất lo lắng trước tình hình như thế, nhưng chúng tôi đã kiên trì vận động để phụ huynh hiểu và thấy được tầm quan trọng của việc cho trẻ học qua video tại nhà. Việc học qua video không chỉ đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của bài học cho trẻ mà còn động viên trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm tại nhà. Bên cạnh đó giáo viên khuyến khích các bậc phụ huynh tham gia cùng trẻ xem các chương trình trên truyền hình vào các khung giờ do phòng Giáo dục cung cấp. Với các nội dung tuyên truyền về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ: Chương trình Vì tầm vóc Việt, phát sóng 20h05 hàng ngày trên VTV1; VTV7 phát sóng từ 9h sáng từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần có các nội dung phong phú như dạy cho trẻ những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống, các bài dạy cho trẻ làm quen với chữ cái (chương trình ABC vui từng giờ VTV7), trẻ làm quen với số đếm (chương trình 123 ta cùng đếm VTV7),… Phụ huynh và chúng tôi thường chia sẻ những hiểu biết của mình về tính cách của trẻ, nhằm giúp củng cố mối quan hệ giữa đôi bên. Và giáo viên cũng cho phụ huynh biết những về đánh giá của con họ, những thế mạnh, điểm yếu của trẻ và những kỹ năng mà trẻ đã đạt được thông qua các hoạt động hướng dẫn. CBQL chỉ đạo giáo viên và thông báo cho phụ huynh về các hoạt động tiếp theo của bé, giúp phụ huynh có thể nắm rõ nội dung và củng cố thêm kiến thức cho con ở nhà. Ví dụ: hôm đó trẻ học về sự giúp đỡ, ba mẹ có thể củng cố kiến thức cho con bằng cách giới thiệu một cuốn sách, phim hoạt hình hoặc các bài hát về chủ đề này, việc nhập vai với đồ chơi hoặc cho trẻ chơi trực tiếp với các bé khác cũng là một cách giúp con ôn lại bài học. Và tôi cũng gợi mở các hoạt động lần sau để phụ huynh có thể chuẩn bị tốt đồ dùng cho trẻ. Cách tốt nhất để gia đình và nhà trường có thể hợp tác chặt chẽ là giáo viên và phụ huynh phải thường xuyên trao đổi với nhau. Nhưng nếu không có nhiều thời gian, phụ huynh cũng có thể phản hồi ngắn gọn về tình hình của trẻ ở nhà và cô cũng giữ liên lạc với bố mẹ cũng là một cách để duy trì mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Chúng tôi cũng trao đổi với phụ huynh khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ học tập, hay một thử thách mà cô giao, hãy đánh giá cao một khía cạnh cụ thể nào đó mà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1