Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5-6 tuổi A1 trường mầm non Xuân Khang
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5-6 tuổi A1 trường mầm non Xuân Khang " nhằm giúp trẻ hiểu giá trị dinh dưỡng của lương thực, thực phẩm, giá trị dinh dưỡng, không chỉ phụ thuộc vào thành phần hóa học của các loại lương thực thực phẩm mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như cách bảo quản chế biến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5-6 tuổi A1 trường mầm non Xuân Khang
- MỤC LỤC STT TÊN MỤC TRANG 1 Mở đầu 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 Nội dung 2 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.3 Thực trạng về giáo dục dinh dưỡng và VSATTP tại lớp 4 3 Các giải pháp giải quyết vấn đề 8 3.1 Một số biện pháp để thực hiện tốt các vấn đề dinh dưỡng 8 và VSATTP. 3.2 Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng và 9 VSATTP cho trẻ. 3.3 Biện pháp tuyên truyền về vấn đề dinh dưỡng và VSATTP. 11 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12 3 Kết luận, kiến nghị 14 1 Bảng đối chứng 14 2 Kết luận 14 3 Kiến nghị 15 4 Tài liệu tham khảo 1. Mở đầu
- 1.1 Lý do chọn đề tài: Ngành học Mầm non giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người mới .Trẻ ở bậc học mầm non là những nấc thang đầu tiên làm nền móng cho những nấc thang tiếp theo của cuộc đời con người. Trường mầm non là chiếc nôi đầu tiên nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho những tiềm năng còn ấp ủ trong lòng mỗi đứa trẻ .Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhất là giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong độ tuổi mầm non phải được coi trọng hàng đầu và dựa trên cơ sở đáp ứng những nhu cầu cơ bản về phát triển thể lực và trí tuệ. Để có được những người công dân sau này thật thông minh khỏe mạnh thì vấn đề đầu tiên chúng ta nghĩ đến là vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm(VSATTP) . Bởi vì dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Trẻ ở lứa tuổi này đặc điểm tâm sinh lí của trẻ chưa hoàn thiện. Các cơ quan trong cơ thể còn hết sức non yếu, nó phát triển nhanh mạnh nhưng chưa hoàn thiện. Ví dụ: Răng của trẻ là răng sữa, men răng còn yếu, da mềm và mỏng , cơ quan phát âm, cơ quan vận động … chưa hoàn chỉnh. Tính bền vững về tâm lí chưa cao, ý thức tập trung chưa lâu như : chú ý chưa có chủ định, chưa bền, chú ý không có chủ định, đang bị chi phối mạnh, mặt khác tình cảm của trẻ lứa tuổi này còn phụ thuộc người lớn . chính vì vậy đòi hỏi mỗi chúng ta phải thường xuyên chăm sóc giữ gìn và bảo vệ các cơ quan cho trẻ, đặc biệt là phải nuôi dưỡng trẻ theo phương pháp khoa học , phải đảm bảo được chế độ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thì các chỉ số về tâm sinh lí của trẻ sớm được hoàn thiện theo yêu cầu của từng độ tuổi. Ngược lại nếu chúng ta không biết cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo phương pháp khoa học, tùy tiện theo ý thích thì sẽ dẫn đến cơ thể trẻ chậm phát triển và là nguyên nhân làm cho trẻ dễ mắc các bệnh và suy dinh dưỡng. Theo như quan sát, trong những năm qua hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong các trường mầm non đã thu được một số kết quả đáng kể. Tuy nhiên vấn đề đảm bảo sức khỏe và VSATTP đang là mối quan tâm đặc biệt của toàn xà hội. Do thời tiết khắc nghiệt, nóng lạnh kéo dài, vệ sinh môi trường không đảm bảo, việc sử dụng hóa chất trong chăn nuôi , trồng trọt và do việc ăn uống vệ sinh không đúng cách cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề dinh dưỡng và VSATTP, trên thực tế địa phương tôi đã xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm , làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người. Là một giáo viên mầm non đã và đang trực tiếp làm công tác chăm sóc và giáo dục tôi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng và VSATTP đối với con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng là rất cần thiết chính vì thế song hành cùng các môn học , các hoạt động trong trường mầm non mà các
- cô giáo cung cấp cho trẻ, thì kiến thức về dinh dưỡng và VSATTP cũng là kiến thức hết sức quan trọng và không thể bỏ qua. Bởi khi nhận thức và hiểu được về dinh dưỡng và VSATTP sẽ giúp cho trẻ biết tự chăm sóc mình từ đó phần nào nâng cao tính tự lập ở trẻ góp phần giúp cho trẻ phát triển toàn diên hơn. Song thực trạng của lớp tôi đang chủ nhiệm hiện nay do có nhiều phụ huynh chưa hiểu biết về chế độ dinh dưỡng nên các cháu có chế độ dinh dưỡng không hợp lý từ đó dẫn đến có nhiều trẻ bị còi xương, có trẻ thì bị suy dinh dưỡng và bệnh tật,có trẻ thì bị béo phì dẫn đến bệnh tim mạch.Trong khi trường mầm non là ngôi nhà tập trung đông đảo trẻ thơ , bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động ý thức về dinh dưỡng và VSATTP. Vì vậy nếu không tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ tại trường - lớp hoặc để xảy ra ngộ độc thực phẩm thì hậu quả thật khôn lường. Từ thực thực trạng đó, tôi đã tìm ra đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩn cho trẻ 5-6 tuổi A1 trường mầm non Xuân Khang ” làm đề tài nghiên cứu . 2. Mục đích nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ mầu giáo 5 – 6 tuổi A1 Trường Mầm non Xuân Khang 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp lớn A1 Trường mầm non Xuân Khang. b. Phạm vi nghiên cứu : Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi ở trường mầm non Xuân Khang. 4. Phương pháp nghiên cứu: a.Phương pháp quan sát. b. Phương pháp đàm thoại làm mẫu, giảng giãi. c. Phương pháp thực hành trải nghiệm. d. Phương pháp nêu gương đánh giá. 2. Nội dung. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non, do hệ xương khớp còn yếu, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa cơ thể trẻ còn non yếu. Sự phát triển của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao. Vì vậy việc hình thành cho trẻ ý thức về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm từ nhỏ là việc làm cần thiết, nên bắt đầu từ việc làm đơn giản nhất . Giúp trẻ hiểu giá trị dinh dưỡng của lương thực, thực phẩm, giá trị dinh dưỡng, không chỉ phụ thuộc vào thành phần hóa học của các loại lương thực thực phẩm mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như cách bảo quản chế biến .
- Thực tế mỗi loại lương thực, thực phẩm đều có chất dinh dưỡng khác nhau vì vậy làm thế nào để giúp trẻ hiểu nên phối hợp các loại lương thực, thực phẩm để có đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng phù hợp với trẻ. Căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non,trẻ nhận biết một số món ănthực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khỏe, như nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm. Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống. Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sôi để khỏe mạnh,nếu uống nhiều nước ngọt nước có ga, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho sức khỏe. Trẻ thực hiện được một số việc đơn giản như tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt,đánh răng… Biết sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo. Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: như mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn,ăn nhiều loại thức ăn khác nhau… Theo quan điểm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm hướng dẫn cho trẻ về giáo dục dinh dưỡng và vẹ sinh an toàn thực phẩm cần giáo dục cho trẻ những hiểu biết về giá trị dinh dưỡng của các loại lương thực, thực phẩm thông qua trò chơi, bữa ăn hàng ngày, dạo chơi tham quan… Từ đó trẻ có kiến thức, kỹ năng sơ đẵng về vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe biết lựa chọn một cách thông minh, tự giác ăn uống để đảm bảo sức khỏe của mình. 2. Thực trạng giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ 5 – 6 tuổi A1. a. Thuận lợi: - Trường đã đạt chuẩn, có 100% cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. - Lớp có diện tích rộng rãi, thoáng mát. - Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi và đi học rất đều. - 100% số trẻ có đủ đồ dùng đồ vệ sinh cá nhân như ca,cốc , khăn mặt, bàn chải răng… - 100% số trẻ có đủ lô tô dinh dưỡng và được thực hành “ bé tập làm nội trợ ” - Để cung cấp những kiến thức về dinh dưỡng và VSATTP. - 100% số trẻ được cân đo, khám sức khỏe định kì,được theo dõi chặt chẽ trên sổ sức khỏe và biểu đồ tăng trưởng. Bản thân là một giáo viên được đào tạo theo trình độ Đại học, có tâm huyết với nghề. Thực sự yêu trẻ, quan tâm chăm sóc trẻ như con mình. Có ý thức cố gắng vươn lên, không ngừng tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên tìm tòi nghiên cứu tài liệu có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày nhất là việc nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
- Bên cạnh đó ban giám hiệu nhà trường đều có năng lực quản lý, có nghiệp vụ chuyên môn, luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên, tạo cơ sở vật chất đầy đủ. Mặc dù có những thuận lợi cơ bản tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài của lớp tôi vẫn có những khó khăn sau: b. Khó khăn: Đa số phụ huynh làm nghề nông nghiệp, kinh tế còn khó khăn nên kinh phí hỗ trợ cho việc mua sắm đồ dùng học tập của trẻ còn hạn chế. Sự nhận thức của các bậc phụ huynh về ngành học chưa đồng đều. Việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế bởi vì đa số trẻ được nuôi dưỡng tại nhà. Mặt khác phần lớn các hộ gia đình chăn nuôi đều cho gia súc, gia cầm ăn bột tăng trọng, cây trồng bón bằng phân tươi, thuốc kích thích , thuốc bảo vệ thực vật… chưa đủ thời gian cho phép đã đem bán, làm cho bộ phận dinh dưỡng rất khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm tươi sạch, đảm bảo vệ sinh. Bàn ghế học và ăn chưa được tách riêng. Chính vì thế sau mỗi bữa ăn giáo viên phải vệ sinh bàn ghế , sau đó mới cho trẻ học, việc này củng gây mất thời gian và không đảm bảo vệ sinh cho trẻ. Mặt khác phụ huynh chưa tạo cho trẻ thói quen sạch sẽ, khi chơi còn ngồi bệt xuống đất, quần áo ,đầu tóc không gọn gàng, khi tay bẩn vẫn ngồi vào bàn ăn cơm… Tình hình coovit-19 diễn biến phức tạp, nhiều cháu mắc covit nên không đi học, làm ảnh hưởng tới công tác chăm sóc trẻ tại trường. Nhiều phụ huynh còn xem nhẹ việc học sinh mắc covit dẫn đến cháu gầy yếu sau covit. 2.1.Thực trạng về giáo dục dinh dưỡng và VSATTP tại lớp. a. Đối với cô: - Nắm được phương pháp hướng dẫn về giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ như. Lồng ghép tích hợp giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ thông qua các giờ hoạt động học, giờ hoạt động góc, bé tập làm nội trợ. Lồng ghép tích hợp giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ thông qua các buổi lễ, các buổi tổ chức sinh nhật. - Dựa vào kết quả mong đợi. Ví dụ: Hướng dẫn trẻ biết một số món ăn,thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khỏe: Như trẻ chưa biết lựa chọn một số thực phẩm khi gọi tên nhóm như,thực phẩm giàu chất đạm có thịt cá …thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng như rau,quả…một số trẻ chưa nói lên đượ tên một số món ăn hằng ngày và dạng chế biến đơn giản, rau có thể luộc, nấu canh, thịt có thể luộc, rán kho, gạo nấu cơm, nấu cháo…
- - Xây dựng kế hoạch giáo dục dinh dưỡng và VSATTP trong năm học vào các chủ đề. Ví dụ: Ở chủ đề trường mầm non, cho trẻ làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết suất, rèn luyện hành vi văn minh trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn, ngồi ăn ngay ngắn, không co chân lên ghế, cầm thìa bằng tay phải xúc ăn gọn gàng, tránh đổ vải, ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn. - Hình thức giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ. Ví dụ 1: Trong bữa ăn cô giớ thiệu các món ăn và hỏi trẻ món ăn hôm nay cung cấp chất gì. Hôm nay các con ăn thịt bò cung cấp chất gì? Rau ngót cung cấp chất gì cho cơ thể chúng ta? Ví dụ 2: Thông qua giờ hoạt động vui chơi như “ Bé tập làm nội trợ” trẻ đã biết chế biến và trình bày các món ăn đơn giản như biêt pha nước chanh, phết bơ vào bánh mì, trộn xa lát…hoạt động này nội dung giáo dục dinh dưỡngđược thể hiện một cách nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả. - Tạo ra các tình huống để giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ. Ví dụ: Các con muốn ăn quả cam phải làm gì?(Bóc vỏ) Ăn cam cung cấp chất gì? ( vi ta min) Trước khi ăn cam phải làm gì?( rửa tay) - Xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng và VSATTP trong nhóm lớp.Trang trí các góc hoạt động trong lớp bằng những hình ảnh gần gũi, sinh động, hấp dẫn phù hợp như tranh về tháp dinh dưỡng, tranh về các món ăn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, cách phòng một số tai nạn cho trẻ, biểu đồ tăng trưởng của nhóm lớp để phụ huynh tham khảo và nâng cao chất lượng dinh dưỡng của con em mình. - Tổ chức cân đo khám sức khỏe cho trẻ để có phương pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng vào các bữa ăn hàng ngày. - Công tác tham mưu về giáo dục dinh dưỡng và VSATTP. Bản thân đã tham mưu với ban giám hiệu từ thực tế ở lớp nhiều hôm trẻ không ăn rau, vì rau đầu mùa nhìn rất xanh và tốt nhưng người dân lại phun nhiều thuốc để bán, hay thịt lợn cho ăn rất nhiều bột…để tìm ra nguồn cung cấp thực phẩm đảm bảo cho bữa ăn của trẻ b. Đối với nhận thức của trẻ: Tuy nhiên đã được tách theo độ tuổi từng nhóm - lớp nhưng phần lớn sự tiếp thu của trẻ không đồng đều, còn nhiều hạn chế. - Khảo sát số trẻ có ý thức về vệ sinh và nhận biết VSATTP. Ví dụ: Một số trẻ chưa biết rửa tay trước khi ăn cô còn phải nhắc nhỡ, một số trẻ chưa nhận biết và gọi tên được 4 nhóm thực phẩm thông thường như: Thực phẩm cung cấp “Chất đạm, chất béo, chất bột đường, vi ta min và khoáng chất”.
- - Một số trẻ chưa có kỹ năng về thao tác chế biến một số món ăn đơn giản.Ví dụ: Trong khi ăn còn nói chuyện, đùa nghịch, dùng tay bốc thức ăn… mặc dù cô đã thường xuyên nhắc nhỡ trẻ. Mặt khác một số trẻ chưa biết ăn nhiều loại thức ăn, chưa hiểu được tác dụng của các nhóm thực phẩm đối với sức khỏe con người. - Một số trẻ chưa có hành vi và thói quen tốt trong ăn uống như chưa biết mời cô mời bạn trong khi ăn, chưa biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau… c. Cơ sở vật chất trang thiết bị: – 100% trẻ ăn bán trú tại trường – Ban giám hiệu có 3 đồng chí trong đó có một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách riêng về mảng chăm sóc nuôi dưỡng. Có một đồng chí nhân viên y tế phụ trách y tế học đường có hiểu biết về dinh dưỡng của trẻ mầm non. – Nhà trường có hợp đồng các loại lương thực thực phẩm của các nhà hàng tin cậy và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. – Khu bếp chính giao nhận thực phẩm rộng rãi thoáng mát. – Được sự quan tâm của BGH nhà trường được đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dụng cụ đầy đủ, hiện đại: 01 tủ lạnh, 01 nồi cơm ga, 02 bếp ga công nghiệp, 01 tủ sấy bát, 01 bình lọc nước Ro…. – Bếp được xây dựng theo quy trình bếp 1 chiều và có đủ đồ dùng phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ. Nhìn chung cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học đã được trang bị hàng năm theo kế hoạch song còn ít và chưa đồng bộ. Như tranh ảnh treo tường cho trẻ quan sát còn ít, vòi nước còn ít chưa đủ số lượng cho các cháu rửa. Chưa có nhà ăn riêng dành cho trẻ. d. Công tác phối kết hợp với phụ huynh. Bản thân đã phối kết hợp tuyên truyền với phụ huynh thông qua góc trao đổi với phụ huynh,vào những giờ đón trả trẻ. Nhưng do nhận thức của mỗi người khác nhau đa số phụ huynh đã thấu hiểu song một số phụ huynh chưa hiểu rõ được công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhất là vấn đề dinh dưỡng và VSATTP ở lớp, chưa tin tưởng vào bữa ăn dinh dưỡng của nhà trường mà chỉ sợ trẻ ăn không no, ăn thiếu chất hoặc không hợp vệ sinh. Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày phù hợp với từng độ tuổi của trẻ tại lớp,chú trọng công tác chăm sóc nuôi dưỡng và các thời điểm vệ sinh cho trẻ, trước khi ăn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chẩy, rửa xong lau tay khô, dạy trẻ biết rửa tay trước khi đi vệ sinh và sau khi tay bẩn, nhắc cha mẹ trẻ cắt móng tay, móng chân mỗi tuần một lần. Dạy trẻ có thói quen vệ sinh khi ăn uống, ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn, biết nhặt cơm rơi vãi vào nơi quy định, ăn xong uống nước, súc miệng bằng nước muối, chải răng sạch sẽ. Từ những thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát ban đầu và thu được kết quả như sau:
- * Bảng khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến Số Số Kết quả thực trạng TT N trẻ ội T % K % Tb % Y % dung khảo sát 1 Đối với giáo viên Phương pháp hướng dẫn 15 65,2 5 21,7 3 13,1 giáo dục dinh dưỡng và VSATTP Kết quả mong đợi 14 60,8 8 34,7 1 4,5 Xây dựng kế hoạch về 16 69,5 5 21,7 2 8,8 giáo dục dinh dưỡng và VSATTP Hình thức giáo dục dinh 14 60,8 8 34,7 1 4,5 dưỡng và VSATTP Tạo ra các tình huống 13 28 12 34 15 43 Xây dựng môi trường 15 65,2 5 21,7 3 13,1 giáo dục trong nhóm lớp Cân đo khám sức khỏe 23 23 100 cho trẻ Công tác tham mưu 23 100 2 Đối với trẻ Khảo sát số trẻ có ý 14 60,8 8 34,7 1 4,5 thức vệ sinh và nhận biết về ATTP Kỹ năng thao tác và chế 15 65,2 5 21,7 3 13,1 biến một số món ăn đơn giản Hành vi và thói quen tốt 16 69,5 5 21,7 2 8,8 trong ăn uống 3 Cơ sở vật chất - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên 23 100 đề GDDD và VSATTP mới đạt
- 4 Công tác tham mưa 23 100 Qua bảng khảo sát đầu năm cho thấy chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1ở trường mầm non Xuân Khang còn nhiều hạn chế, để khắc phục những hạn chế và nâng cao nhận thức, hiểu biết về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ, tôi đã đưa ra một số biện pháp giúp cho việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ 5 – 6 tuổi đạt hiệu quả cao hơn. 3. Các giải pháp giải quyết vấn đề: 3.1. Một số biện pháp để thực hiện tốt các vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Căn cứ vào tình hình thực tế lớp tôi chủ nhiệm, căn cứ vào nhận thức của học sinh và năng lực của bản thân về vấn đề dinh dưỡng và VSATTP. Tôi đã phải trăn trở suy nghĩ nhằm đưa ra các biện pháp của riêng mình để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. a. Đối với cô - Về nội dung phương phápgiáo dục dinh dưỡng và VSATTP tôiđã nắm được thông qua các lớp chuyên đề do phòng giáo dục mở hàng năm đặc biệt là qua 44 mô đun:(mô đun 1. Đặc điểm phát triển thể chất – những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non và thể chất . Mô đun 6, chăm sóc trẻ mầm non) và 6 mô đun vừa học chuyên đề qua trực tuyến, qua các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài. - Trẻ biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khỏe: Như trẻ biết lựa chọn một số thực phẩm khi gọi tên nhóm Thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá, tôm, cua … Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng: rau,quả… Trẻ nói tên một số món ăn hằng ngày và dạng chế biến đơn giản, rau có thể luộc, nấu canh, thịt có thể luộc, rán kho, gạo nấu cơm, nấu cháo… - Xây dựng kế hoạch giáo dục dinh dưỡng và VSATTP trong năm học tôi xá định được mục tiêu cần đạt trong từng chủ đề. - Hình thức tổ chức trên tiết học tôi đã lồng vào trong các tiết học trẻ rất hứng thú. Ví dụ: Giờ khám phá khoa học, một số loại quả, tôi xá định được mục đích yêu cầu , nội dung, đặt ra các câu hỏi phù hợp,khi ăn các con phải rửa sạch,ăn phải bóc vỏ…. -Ví dụ : cháu chưa có thói quen rửa tay trước và sau khi ăn… thì tôi sẽ đưa riêng trẻ đi rửa tay, những hôm đầu rửa tay cho trẻ tôi vừa rửa vừa hướng dẫn cho trẻ, những hôm sau tôi vừa rửa vừa cho trẻ nhắc lại các thao tác và cho trẻ biết tác dụng của việc vệ sinh sạch sẽ. b. Đối với trẻ: Thường xuyên tổ chức cho trẻ nhận biết 4 nhóm thông thường đó là nhóm
- thực phẩm cung cấp chất đạm , chất béo, chất bột đường, vi ta min và khoáng chất qua tranh lô tô dinh dưỡng qua góc chơi bé tập làm nội trợ và qua các hoạt động trong ngày của trẻ . Ở góc chơi bé tập làm nội trợ trẻ còn được thực hành chế biến một số món ăn đơn giãn như: làm sa tát , pha nước cam, chanh , đường… ngoài ra trẻ còn được chơi phân nhóm thực phẩm theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Chất bột đường gồm có những loại nào? Các con hãy đặt những quân lô tô có cùng nhóm bột đường cho cô nào. - Chất béo, chất đạm, vitamin… gồm những loại gì? Các con hãy phân thành nhóm giúp cô nào… Qua chơi trẻ được củng cố và mở rộng thêm kiến thức . Ví dụ: - Biết được thực phẩm cung cấp chất béo gồm có : dầu, mở , lạc, vừng ,bơ… - Thực phẩm cung cấp chất đạm gồm có: thịt, cá ,trứng, sữa… - Thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất gồm các loại rau, củ, quả… và cho trẻ biết các chất dinh dưỡng rất cần thiết với con người. Trong thực tế có một số trẻ không ăn đủ 4 nhóm thực phẩm như: rất ít ăn cá và đặc biệt không thích ăn thịt hoặc không ăn canh rau, canh cua… Ví dụ : Cháu Hoàng Yến Nhi lớp tôi , cháu có thói quen không ăn thịt lợn thì tôi sẽ dùng những lời lẽ thuyết phục, động viên khích lệ trẻ. Cho trẻ biết trong thực đơn (bữa ăn) hàng ngày cơ thể chúng ta cần đủ 4 nhóm thực phẩm trên. Nếu không ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trên tức là không đủ chất, sẽ bị suy dinh dưỡng làm cho cơ thể chậm phát triển, học không giỏi, da dẻ không đẹp… thì sẽ không được đi thi bé khỏe bé ngoan và nhiều cơ hội thi khác nữa.Nhiều hôm không phải phiên trực nhưng tôi vẫn xung phong ở lại để theo dõi và trực tiếp cho trẻ ăn để có cơ hội gần gủi và động viên trẻ nhiều hơn. Mặc dù nhiều hôm cháu Yến Nhi chưa sẵn sàng ăn thịt nhưng tôi vẫn khen cháu trước lớp kết hợp với những lời động viên của cô đến nay cháu Yến Nhi đã có thói quen ăn những món ăn bằng thịt lợn. Ngoài ra những lúc rảnh rổi tôi còn sư dụng những mẫu chuyện có thể là chuyện tranh hoặc chuyện sáng tác về những gương người tốt , việc tốt để kích thích trẻ. Mặt khác tôi thường xuyên biểu dương những yêu điểm của các bạn trong lớp, qua đó kích thích tính tích cực của trẻ và từ đó kết quả cho thấy có những thay đổi rõ rệt. Ví dụ: cô nói bạn Khánh An lớp mình rất giỏi đấy các con ạ… trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, bao giờ bạn củng tự giác đi rửa tay, khi ăn cơm bạn biết ngồi ngay ngắn, không nói chuyện, không đùa nghịch, nên miệng bạn rất xinh. Ngoài cơm, cá, thịt, hoa quả tươi, bạn còn thích ăn canh rau xanh mà các cô và mẹ bạn nấu đấy, vì vậy mà da bạn Khánh An trắng hồng, hàm răng chắc khỏe,… Bạn biết ăn đủ chất nên bạn học rất giỏi đấy các con ạ. Lớp mình cùng khen bạn Khánh An nào. Qua những lần như thế tôi thấy trẻ được khen thì càng cố gắng hơn còn trẻ chưa được khen thì cố gắng để cô khen giống bạn. 3.2 Phương pháp hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh
- an toàn thực phẩm cho trẻ. Bản thân là một giáo viên trẻ hơn nữa lại chủ nhiệm lớp điểm, tôi luôn cố gắng phấn đấu để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, không ngại khó, không ngại khổ. Để hiểu sâu hơn về vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thì việc tự học , tự bồi dưỡng là một việc làm không thể thiếu. nhận thức được vấn đề đónên tôi luôn tìm tòi học hỏi qua tập san, sách, báo, đài, tivi… Hàng năm tôi còn đi thăm và học hỏi kinh nghiệm ở những trường có bề dày về kiến thức dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, học hỏi ở những cá nhân điển hình tiên tiến về dinh dưỡng. trong quá trình học hỏi có vấn đề gì chưa hiểu tôi mạnh dạn học hỏi thêm để bản thân có kiến thức thực sự. Ngoài ra các hội thi mà nghành cũng như nhà trường phát động tôi đều đăng kí tham gia để trang bị thêm cho mình những kiến thức mới , có như thế mới phần nào đáp ứng được nhu cầu giáo dục hiện nay. Ví dụ: - Hội thi “ Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ” Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng, đồ chơi, sáng tác thơ ca, kể chuyện, trò chơi, câu đố có nội dung giáo dục dinh dưỡng và VSATTP. Từ những bài sáng tác tôi đã vận dụng tập cho các cháu trong lớp. ngoài ra tôi thường xuyên tham mưu với ban giám hiệu nhà trường tổ chức các hội thi về kiến thức dinh dưỡng và VSATTP vào các ngày 08-03, ngày 20- 10, ngày 20 – 11… Được đông đảo chị em tham gia . Mặt khác tôi còn tận dụng mọi thời điểm trẻ ở trường mầm non để lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ một cách hợp lí nhằm củng cố khắc sâu thêm nhận thức, kĩ năng về dinh dưỡng và VSATTP đối với trẻ. Ví dụ : Với hoạt động góc. Chủ điểm (thực vật). Tôi cho trẻ xây dựng vườn rau của bé trẻ tái tạo lại công việc của bác nông dân ,có các bé đang tưới cây, nhổ cỏ, qua đó tôi cho trẻ quan sát vườn rau,có cây ăn quả,có những luống rau xanh đẹp và giáo dục cho trẻ ăn rau rất tốt cho cơ thể,cung cấp vitamin vì vậy các con phải ăn rau xanh.
- Cho trẻ xây dựng công viên xanh trồng rau và giáo dục dinh dướng cho trẻ Qua đó giáo dục cho trẻ biết sự cần thiết của các nhóm dinh dưỡng đối với sức khỏe con người và biết cách giữ gìn vệ sinh trong chế biến, ăn uống củng như giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Ví dụ: Đối với hoạt động học, giờ hoạt động học : khám phá khoa học cụ thể “một số động vật sống dưới nước”. Chủ điểm (Thế giới động vật) qua giờ hoạt động học này ngoài việc cho trẻ nhận biết phân biệt một số động vật sống dưới nước như : tôm, cua ,cá, ốc… và chúng thích nghi với môi trường sống dưới nước như : nước ngọt, nước lợ, nước mặn… thì tôi còn cung cấp cho trẻ biết chúng là nguồn thực phẩm dồi dào, cung cấp cho chúng ta nhiều chất đạm. vì vậy các con cần ăn tất cả các món ăn được làm từ tôm,cua, cá , ốc… hơn nữa chúng ta cần bảo vệ nguồn nước sạch cho chúng như : không bỏ rác bẩn, các chất độc hại ra ao, hồ, kênh rạch… Ngoài ra bản thân tôi còn vận dụng những kiến thức đã được học, để tuyên truyền cho phụ huynh biết và nắm được cách cân đối, tính khẩu phần ăn cho trẻ Ví dụ: 1 trẻ trên một ngày cần bao nhiêu Kalo hay ta chọn mua thực phẩm tươi, ta chế biến các món ăn … 3.3. Biên pháp tuyên truyền về vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. *Tuyên truyền với phụ huynh: Đây là công tác rất cần thiết giúp cho các bậc phụ huynh, những người làm cha, làm mẹ nắm được những phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học. một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng cao là do các bậc phụ huynh thiếu kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Vì vậy tôi thiết nghĩ rằng nội dung kiến thức nuôi dạy theo phương pháp khoa
- học phải được tuyên truyền sớm, sâu rộng, giúp phụ huynh nắm bắt một cách kịp thời để cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ - Tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng đến các bậc phụ huynh vào những giờ đón – trả trẻ. Vào các cuộc họp phụ huynh. Ví dụ: Tuyên truyền cho phụ huynh nắm được nhu cầu năng lượng cung cấp cho một trẻ trên một ngày. Nhu cầu của trẻ mấu giáo một ngày cần 1230 đến 1330 kcalo P = 30,8g L = 34,2 g G = 84,5 g Rau củ quả = 82,5 kg Ngoài ra bản thân còn tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về cách lựa chọn, sơ chế và bảo quản thức ăn cũng như cách chế biến . Ví dụ: Chọn mua thực phẩm tươi sống, mang về phải sơ chế ngay, loại bỏ phần không ăn được như xương, vây,vẫy …và những tạp chất khác như lông… Ví dụ: Rau: Chọn mua rau có màu sắc tươi bình thường, không úa,không dập nát, khi chế biến phải đảm bảo được chất dinh dưỡng như: rau rửa sạch để ráo nước rồi mới thái. Khi nấu nhất thiết nước phải sôi mới được cho rau vào, ít quấy đảo và mở vung để vitamin không bị bay theo hơi nước bữa ăn của trẻ ít nhất phải chế biến được một món canh và một món mặn. Măt khác bản thân tôi còn kết hợp với hội cha mẹ học sinh để tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Vận động gia đình cung cấp nguồn thực phẩm tươi sạch cho chính gia đình và cho trường mầm non. Tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng đến các bậc phụ huynh - Cho phụ huynh biết được một số thực phẩm xung khắc, không nên dung kết hợp với nhau làm mất chất lượng dinh dưỡng và có hại cho sức khỏe. Ngoài ra tôi còn photo các thực phẩm không được ăn kèm với nhau cho phụ huynh tham khảo.
- Ví dụ: Giá đậu không được xào với gan. - Ăn quả hồng không thì không được ăn được ăn khoai lang. - Uống sữa bò xong không được ăn cam quýt… * Tuyên truyền với cộng đồng xã hội: Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn đảng toàn dân xác định được điều đó nên bản thân tôi luôn nêu cao vai trò trách nhiệm, làm tốt công tác tham mưu bởi vì nếu mình lực lượng cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường thì chưa đủ, cần phải có sự phối kết hợp từ các đoàn thể các cấp, các nghành thì mới thành công trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Bản thân đã tranh thủ sự quan tâm của chi bộ, sự hỗ trợ đắc lực của ban giám hiệu nhà trường và sự tham gia tích cực của hội cha mẹ học sinh. Qua các họp ở thôn, xóm, xã và qua tiếp xúc cử tri tôi mạnh dạn xin tham gia ý kiến : Đề nghị với lãnh đạo địa phương và nhân dân cùng chung sức đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non theo hướng chuẩn quốc gia giai đoạn 2 để có điều kiện chăm sóc trẻ được tốt và phụ huynh yên tâm phát triển kinh tế. Tôi cũng lí giải trước cuộc họp cho mọi người biết rằng đầu tư cho giáo dục thì không bị lỗ, muốn nước nhà phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội thì yêu cầu con người phải có cả tri thức và sức khỏe, cả hai yếu tố này được hội tụ chung trong một con người nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt ngay từ khi còn nhỏ. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Qua gần một năm học với sự quan tâm của ban giám hiệu, sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh và cô giáo cũng như với nhà trường. Đặc biệt là sự nổ lực của bản thân, tổ chức các hoạt động cho trẻ và tôi thấy kết quả rõ rệt nhưsau: * Kết quả khảo sát sau khi áp dụng một số biện pháp về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ những biện pháp nêu trên, bản thân tôi đã thu được một số kết quả như sau: *Kết quả sau khi áp dụng một số biện pháp về GDDD và VSATTP Số Nội Số Kết quả sau khi áp dụng một số biện pháp về GDDD và TT dung trẻ VSATTP T % K % Tb % Y % 1 Đối với giáo viên Phương pháp hướng dẫn 23 100 giáo dục dinh dưỡng và VSATTP Kết quả mong đợi 23 100 Xây dựng kế hoạch về 23 100 giáo dục dinh dưỡng và VSATTP
- Hình thức giáo dục dinh 23 23 100 dưỡng và VSATTP Tạo ra các tình huống 23 100 Xây dựng môi trường giáo 23 100 dục trong nhóm lớp Cân đo khám sức khỏe 23 100 cho trẻ Công tác tham mưu 23 100 2 Đối với trẻ Khảo sát số trẻ có ý thức 23 100 vệ sinh và nhận biết về ATTP Kỹ năng thao tác và chế 23 100 biến một số món ăn đơn giản Hành vi và thói quen tốt 23 100 trong ăn uống 3 Cơ sở vật chất - Cơ sở vật chất, trang 23 100 thiết bị phục vụ chuyên đề GDDD và VSATTP mới chỉ đạt 4 Công tác tham mưa 23 100 3. Kết luận, kiến nghị. 1.Bảng đối chứng. 2.Kết luận: Trong quá trình tìm tòi học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, thực hiện vấn đề dinh dưỡng và VSATTP bản thân tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non là một vấn đề không chỉ được các bậc phụ huynh quan tâm, mà còn là vấn đề mà các nhà giáo dục, các trường mầm non đặc biệt chú trọng. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chotrẻ là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong các trường mầm non. Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non, đó là mỗi chúng ta, những người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cần có sự quan tâm cao hơn nữa và có những biện pháp hữu hiệu trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, thì chắc chắn tất cả trẻ nói chung, đặc biệt là trẻ trong trường mầm non nói riêng luôn được đảm bảo an toàn và phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Giáo viên phải thực sự gần gũi, thương yêu trẻ, nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, sáng tạo trong công việc của mình và phải nắm được các nội dung yêu cầu về vấn đề dinh dưỡng và VSATTP. Thường xuyên duy trì và cung cấp cho trẻ những kiến thức mới về vấn đề vệ sinh, dinh dưỡng và sức khỏe. cho trẻ nhận biết, phân biệt nột cách thành thạo về 4 nhóm thực phẩm thông thường và thực hành các thao tác “ Bé tập làm nội trợ ” qua đó giáo dục tầm quan trọng của các nhóm dinh dưỡng đối với trẻ.Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ phải được tiến hành thường xuyên,liên tục và trở thành nhu cầu mong muốn của trẻ. Giáo viên phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, mở mang tầm nhìn, tầm hiểu biết về xã hội, nắm bắt thông tin kịp thời, thực hiện tốt chế độ thông tin hai chiều nhanh chóng, chính xác. Tận dụng mọi cơ hội, thời gian để giáo dục dinh dưỡng và VSATTP thông qua các thời điểm trẻ hoạt động ở trường mầm non. Làm tốt công tác tham mưu với BGH nhà trường để có được cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, khám sức khỏe định kì cho giáo viên để phát hiện giáo viên có mầm bệnh lây lan và có biện pháp điều trị kịp thời tránh làm lây lan sang trẻ. Thường xuyên cân đo, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ và theo dõi bằng sổ sức khỏe và biểu đồ tăng trưởng. Làm tốt công tác tuyên truyền về vấn đề dinh dưỡng và VSATTP đến tất cả các bậc phụ huynh và cộng đồng xã hội để kết hợp chăm sóc trẻ, đẩy lùi tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Ngoài ra làm tốt công tác tham mưu, công tác tuyên truyền thì người giáo viên phải là người tận tâm, tận lức với công việc, hết lòng vì trẻ thơ, không ngại khó, không ngại khổ, luôn bám trường, bám lớp, có sự hy sinh các nhân. Có như vậy mới thực sự là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Trên đây là một vài biện pháp nhằm năng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và VSATTP tôi đã đầu tư nghiên cứu ngay từ lớp học của mình và cho thấy tất cả những phương pháp trên áo dụng với trẻ đều phù hợp và có kết quả tốt. 3. Kiến nghị: Sau một quá trình thực hiện hương trình nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và VSATTP tôi xin được đề xuất một số ý kiến nhỏ như sau: Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của lớp nên ngay từ những ngày đầu của năm học tôi đã đề xuất với ban giám hiệu mua sắm một số đồ dùng còn thiếu. Đối với nhà trường cung cấp thêm tài liệu tham khảo để tôi có kiến thức từ đó giáo dục trẻ tốt hơn. Ngoài việc tổ chức cho cán bộ giáo viên khám sức khỏe thông thường còn nên tổ chức cho giáo viên đi xét nghiệm máu để phát hiện các bệnh truyền nhiễm như : viêm gan A,B, HIV…. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi A1. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo những
- người làm công tác chuyên môn để tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ phù hợp theo yêu cầu hiện nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ Xuân Khang, ngày 09 tháng 04 năm 2022 TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết: Quách Thị Tích Hồ Thị Hoa
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tập san tạp chí mầm non. Năm học: 2017- 2018. NXB Giáo dục 2.Chăm sóc sức khỏe trẻ em. Tác giả: Nguyễn Thị Phong; Nguyễn Kim Thanh; Lại Kim Thúy. NXBTrường CĐSP nhà trẻ - Mẫu giáo TWI Hà Nội 3.Sách 215 điều nên tránh trong cuộc sống hàng ngày. Mạnh Khánh Hiền Trần Quốc Trân. NXB Thanh Niên 4.Dinh dưỡng trẻ em. Tác giả: Nguyễn Thị Phong; Nguyễn Kim Thanh; Lại Kim Thúy. NXB Trường Đại học mẫu giáo TWI Hà Nội. 5. Sinh lý trẻ em. Tác giả: Lê Thanh Vân. NXB Đại học sư phạm Hà nội 6. Tâm lý trẻ em. Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết; Nguyễn Như Mai; Đinh Kim Thoa. NXB Đại học SPI Hội nội. NXB Giáo dục. 7. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non. 8. Hướng dẫn chế biến các món ăn cho trẻ dưới 6 tuổi. Tác giả: Lại Kim Thúy. NXB hà nội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 193 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 109 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 104 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 165 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 105 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 133 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn