intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non 3" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp trẻ hình thành và rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Ngoài việc tăng cường khả năng vận động và sức khỏe của trẻ, trẻ sẽ được học thêm nhiều kỹ năng như khả năng tập trung, phán đoán, nhận xét, tính kỷ luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non 3

  1. I. TÊN SÁNG KIẾN: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non 3” II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG: 1. Lí do chọn đề tài: Đối với lứa tuổi mầm non, giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của gia đình và trường mầm non. Ở lứa tuổi này, quá trình tăng trưởng diễn ra rất nhanh (nhanh nhất trong cuộc đời con người), nhưng cơ thể của trẻ còn quá non nớt, dễ chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài, sức đề kháng của trẻ còn kém nên dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Sự phát triển lệch lạc ban đầu ở tuổi này về thể chất sẽ để lại hậu quả suốt đời và sửa lại rất khó khăn. Ví dụ: dẹt đầu, lác mắt, chân vòng kiềng, suy dinh dưỡng... là hậu quả của sự thiếu hiểu biết của người lớn trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ em trong những năm đầu. Việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Bởi vì: Giáo dục phát triển vận động không chỉ đơn thuần làdạy múa hay dạy vận động mà mục đích là để phát triển các cơ, bắp, xương, khớp, sự khéo léo...Trẻ được vận động đúng động tác, phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển tốt. Một đứa trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo sẽ là nền tảng, cơ sở tốt cho việc phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội… Hoạt động phát triển thể chất là một trong những hoạt động quan trọng, bởi vì hoạt động phát triển thể chất lồng ghép sức khỏe, dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời phát triển toàn diện cân đối, hài hòa về hình dáng và các bộ phận cơ thể, và thông qua các bài tập vận động, trò chơi vận động, chế độ dinh dưỡng ở trường, ở lớp sẽ giúp trẻ trở nên mạnh dạn, nhanh nhẹn hơn khi tham gia các hoạt động khác. Năm học 2021-2022 tôi được phân công dạy trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng tuổi, với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 cùng với những sự cần thiết về phát triển thể chất cho trẻ bản thân tôi nhận thấy được trẻ cần phải có thói quen tự giác vận động, rèn luyện sức khỏe để phát triển thể chất tốt. Đối với trẻ “chiều cao” và “nặng cân” không có nghĩa là thể chất tốt mà trẻ phải phát triển cả về yếu tố vận động thể hiện ở các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo, bền…Vì vậy, việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng cần được quan tâm.Thấy rõ được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động đối với trẻ như vậy, là một cô giáo trực tiếp chăm sóc dạy dỗ các bé mầm non, bản thân tôi luôn mong muốn tìm ra các phương pháp, biện pháp, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục làm sao cho các bé có một thể lực tốt nhất, làm nền móng cho sự phát triển các mặt khác ở trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động phát triển thể chất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ với những khó khăn thực tế lớp mình, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non 3” để đưa vào nghiên cứu. 2. Mô tả nội dung: Phát triển vận động cho trẻ mầm non giúp trẻ hình thành và rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Ngoài việc tăng cường khả năng vận động và sức khỏe của trẻ, trẻ sẽ được học thêm nhiều kỹ năng như khả năng tập trung, phán đoán, nhận xét, tính kỷ luật,.… Khi tham gia giáo dục thể chất với bạn bè, trẻ trở nên tự tin hơn, hòa đồng hơn, biết cách lắng nghe và chia sẻ với mọi người.
  2. Phát triển vận động cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non khi trẻ được tham gia: Đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động...Thông qua các nội dung ấy giúp trẻ có các thao tác, kỹ năng và vận động linh hoạt và nhanh nhẹn hơn, tham gia hoạt động tích cực trẻ sẽ học cách làm thế nào để thực hiện chính xác nhanh nhẹn, khéo léo các vận động để cơ thể khỏe mạnh hơn. Đó là việc trẻ tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non một cách tích cực nhằm phát triển những kỹ năng vận động sử dụng những phần cơ bắp lớn của cơ thể để thực hiện những chuyển động mạnh của cơ thể như: Đi, chạy, nhảy, tung, ném bóng…và những kỹ năng sử dụng những phần cơ của bàn tay, ngón tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, chính xác như: Vẽ, nặn, xé dán, cài cúc áo…Những kỹ năng vận động này kết hợp chặt chẽ với kỹ năng kết hợp thị giác và vận động. Đồ dùng đồ chơi rất quan trọng trong hoạt động phát triển vận động vì vậy tôi nghiên cứu làm đồ dùng đồ chơi. Hoạt động học là hoạt động trọng tâm nhất trong ngày để tránh nhàm chán khi vận động mà phải tập nhiều lần nên tôi đã thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng. Ngoài ra, tôi còn lồng ghép hoạt động vào các hoạt động khác trong ngày, trẻ sẽ nhận thức được vai trò của phát triển vận động đối với bản thân và từng bước yêu thích các vận động, hình thành lối sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm đối với cuộc sống trẻ. Các hoạt động vận động nhằm rèn luyện cơ thể rất hữu ích đối với sự phát triển cơ thể, việc luyện tập giúp củng cố sức khoẻ, phát triển thể lực và tâm lí tốt hơn. Trẻ mạnh dạn hơn việc tự phục vụ, khỏe mạnh chống lại một số bệnh thường gặp ở trẻ. 2.1. Khảo sát thực trạng của lớp: Là giáo viên đứng lớp tôi cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp giữ gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà và để biết được vấn đề khó đối với trẻ như thế nào, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát kết quả cụ thể như sau: Bảng khảo sát đầu năm về khả năng vận động của trẻ 24-36 tháng. STT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát đầu năm Số trẻ đạt Tỉ lệ Trẻ nhận biết tên gọi các bài tập vận động, tên trò chơi 1 9/23 39,13% vận động. Thực hiện các bài tập phát triển chung với cô kết hợp 2 8/23 34,78% cùng với nhạc, nhịp nhàng. 3 Thực hiện đúng kỹ thuật các vận động cơ bản 6/23 26,08% 4 Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động thô 7/23 30,43% 5 Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động tinh 6/23 26,08%
  3. 6 Trẻ tham gia chơi tốt các trò chơi vận động 10/23 43,47% Trẻ thực hiện các bài tập vận động đúng theo hiệu lệnh 7 7/23 30,43% của cô 2.2. Nguyên nhân thực trạng có những thuận lợi và khó khăn như sau: Tầm quan trọng của việc đưa ra:“Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non 3” cũng như bản thân tôi rất chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi mấy năm liền, qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn như sau: a/ Thuận lợi: Năm học 2021-2022 tôi được phân công dạy lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, vì dịch covid trẻ chưa đến trường trực tiếp giảng dạy được nên các giáo viên được sự chỉ đạo để tiếp cận các bé dễ dàng hơn và dạy cho trẻ nhiều kỹ năng qua các hoạt động cũng như trẻ học tại nhà giống như học tập vui chơi ở lớp. Nên các cô quay clip dạy và gửi cho Phụ huynh xem và hướng dẫn trẻ lúc rảnh vui chơi cùng các con tại nhà vừa tăng thêm sự hứng thú của trẻ và phần gần gũi giữa Phụ huynh và giáo viên hơn. Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu Nhà trường cũng như UBND phường 3 và địa phương hỗ trợ mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy và học đầy đủ, phòng học có diện tích rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. Ban Giám Hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Thường xuyên định hướng và bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên qua các buổi dự chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn và qua các tiết dạy dự giờ của các chị em trong trường. Tôi luôn luôn không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức của một nhà giáo, có ý thức học tập để nâng cao kiến thức, có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện và không ngừng sưu tầm nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương để tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các góc chơi cũng như trong các giờ hoạt động khác. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo, tạo hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động. b/ Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình thực hiện, bản thân tôi gặp không ít những khó khăn nhất định như sau: Một số Phụ huynh không sử dụng điện thoại thông minh nên đôi khi việc chia sẻ trên nhóm lớp phụ huynh cũng chưa nắm bắt và phản hồi kịp lúc. Do tình hình dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp trẻ không đến trường tham gia hoạt động trực tiếp được cùng cô. Các bé lần đầu được đến trường nên việc làm quen với nề nếp vận động còn hạn chế. Đa số các bé còn rụt rè nhút nhát, thiếu tự tin do trẻ ở độ tuổi nhà trẻ các cơ còn mềm khả năng vận động còn yếu, chưa tiếp cận nhanh với các hoạt động bò, chạy nhảy, trườn,... Bởi vì một số trẻ thao tác chậm, đi đứng chưa nhanh nhẹn, tính lề mề khi cô mời thực hiện trẻ khóc nhè. Một số bé như: Bé Cường, Gia Hân, Phương Vy, Như Ý, Anh Khôi, Mạnh Nguyên, Gia Phú chưa hứng thú tham gia vận động cùng cô và các bạn. Biết được một số
  4. đặc điểm của trẻ, tôi và các giáo viên trong lớp luôn đến bên trẻ động viên, cỗ vũ, tuyên dương trẻ lên thực hiện, tôi luôn trao đổi với phụ huynh về nhà giúp đỡ động viên trẻ thực hiện một số vận động đơn giản như chạy, nhảy tiếp xúc với môi trường bên ngoài để tập cho trẻ tính mạnh dạn hơn. Một vài bé như: Bình An, Anh Thư do cơ thể bị cân nặng, nặng hơn so với số tuổi nên đôi khi việc thực hiện các vận động chưa nhịp nhàng đúng tư thế. Một số phụ huynh chưa có nhận thức cao về tầm quan trọng của bậc học Mầm non, chưa thường xuyên phối, kết hợp với cô giáo trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Khi trẻ bắt đầu nhập học lại tôi đã tiến hành khảo sát và để nắm bắt được khả năng của trẻ về một số kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực phát triển thể chất để phân loại trẻ và có kế hoạch bồi dưỡng mong muốn tìm ra các biện pháp để giáo dục thể chất cho trẻ giúp trẻ hứng thú và tham gia tích cực các vận động nhằm giúp trẻ đạt được mục tiêu về kiến thức và kỹ năng. 2.3. Đề ra biện pháp thực hiện: - Biện pháp 1: Giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi, giáo viên nắm được nội dung, mục tiêu, phương pháp hình thức tổ chức. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ. - Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ. - Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh tham gia xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non - Biện pháp 4: Triển khai các hình thức tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi. - Biện pháp 5: Giáo dục thể chất mọi lúc, mọi nơi và thông qua ngày hội, ngày lễ. 2.4. Xác định kết quả cần đạt: Bản thân luôn trau dồi, rèn luyện để nâng cao nhận thức, tay nghề nhằm thực hiện tốt các biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ đạt từ 80% trở lên hoạt động khi tổ chức cho trẻ. - Trẻ nhận biết tên gọi các bài tập vận động, tên trò chơi vận động đạt từ 90% trở lên - Trẻ thực hiện các bài tập phát triển chung với cô kết hợp cùng với nhạc nhịp nhàng đạt từ 80% đến 90% - Trẻ thực hiện đúng kỹ thuật các vận động cơ bản đạt 90% - Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động thô và vận động tinh đạt 85% - 90% - Trẻ tham gia chơi tốt các trò chơi vận động đạt 85% - 90% - Trẻ thực hiện các bài vận động đúng theo hiệu lệnh của cô đạt từ 80% - 90% III. CÁC BIỆN PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Biện pháp 1: Giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi nắm bắt được nội dung, mục tiêu, phương pháp hình thức tổ chức. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ Chương trình giáo dục mầm non, căn cứ vào độ tuổi và khả năng của trẻ và tình hình thực tế của lớp, tôi đã lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp, cụ thể theo hướng gần gũi với trẻ, phù hợp với khả năng theo độ tuổi của trẻ. Từ nội dung giáo dục đó tôi đã cụ thể hóa
  5. thành các vận động cụ thể trong từng giờ giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo nguyên tắc hệ thống, liên tục và có sự phối hợp giữa các vận động, theo mức độ tăng dần đi từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề trong năm. Khi tổ chức tốt giờ hoạt động giáo dục thể chất tốt đòi hỏi mỗi một giáo viên chuẩn bị tốt giáo án, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy, xác định rõ nội dung trọng tâm của bài, mục tiêu bài dạy, cần truyền đạt cho trẻ những gì cho trẻ, luyện tập bài tập vận động cơ bản nên chọn bài hát nào để lồng ghép nhạc sao cho khớp, phù hợp với độ tuổi, cũng như phương pháp hướng dẫn, hình thức tổ chức phối hợp sao cho nhịp nhàng. Tôi chuẩn bị sân bải, đồ dùng phục vụ trong tiết học phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Tôi bố trí không gian đảm bảo thoáng mát, đủ số lượng trẻ tham gia hoạt động. Phong cách dạy lớp của giáo viên mạnh dạn, tự tin, dùng mọi thủ thuật nhằm thu hút và lôi cuốn trẻ vào hoạt động vận động học để giúp trẻ thực hiện một cách có hiệu quả tốt. Ví dụ: Dạy vận động cơ bản “tung bắt bóng cùng cô khoảng cách 1m” - Xác định mục đích bài tập: trẻ biết tung bóng và bắt bóng cùng cô khoảng cách 1m. Trẻ bắt được bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào người. - Chuẩn bị: bóng, sân tập sạch sẽ thoáng mát đảm bảo an toàn cho trẻ, vạch chuẩn, khoảng cách đứng 1m. - Cách thực hiện: cho trẻ cầm bóng bằng hai tay, cầm bằng các đầu ngón tay, dùng sức cánh tay tung bóng qua cho bạn, khi bạn bắt bóng thì không ôm bóng vào người. Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất giáo viên cần chú ý tới một số yêu cầu như sau: Câu hỏi phải liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu bài học, câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu, đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với trình độ của trẻ, câu hỏi phải kích thích sự suy nghĩ của trẻ nhằm khuyến khích sự phát triển nhận thức của trẻ về kỹ thuật cần thực hiện, giáo viên không ghép nhiều nội dung trong một lúc, không đưa nhiều yêu cầu, trẻ sẽ thực hiện thoải mái dễ dàng hơn và không bị gò bó. Khi tổ chức một tiết hoạt động chung bộ môn phát triển thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Trình độ và sức khỏe của trẻ là không đồng đều, ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Qua việc nghiên cứu các loại sách vở tài liệu trong chương trình giáo dục mầm non dành cho lứa tuổi nhà trẻ, nắm rõ các nguyên tắc và phương pháp, hình thức tôi đã biết tích hợp nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ ở trường mầm non vào chủ để, vào các hoạt động (thời điểm) trong ngày và các hoạt động giáo dục (theo các lĩnh vực giáo dục) trong chương trình giảng dạy cho trẻ ở lớp. Phát triển thể chất trong việc trẻ tiếp cận các kỹ thuật cũng như khi tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ theo hướng mới hơn giúp lôi cuốn, thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng, nhóm lớp: Việc xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động trong và ngoài lớp cho trẻ, với mục đích là tạo cho trẻ cảm giác thân thiện, tích cực, hứng thú với các hoạt động phát triển vận động. Trong sự phát triển thể chất của trẻ, nhu cầu vận động của trẻ càng ngày càng lớn. Yêu cầu về môi trường phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, đồ chơi phải phong phú đa
  6. dạng giúp cho trẻ tích cực vận động ngày càng cao. Việc tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ là rất cần thiết. . Thiết bị đồ chơi trong nhóm lớp phải đảm bảo theo danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học. Ngoài ra tôi còn tích cực làm thêm nhiều đồ dùng giúp trẻ thực hiện được nội dung giáo dục phát triển vận động trong chương trình giáo dục mầm non phù hợp với độ tuổi nhà trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi trang trí tạo môi trường phù hợp với chủ đề nhằm gây hứng thú cho trẻ khi đến lớp. Tôi chuẩn bị học liệu giúp trẻ làm quen một số bài học các vận động tinh như: Di màu, tô màu, làm quen với đất nặn, xếp chồng, xếp cạnh, xâu hạt,... thông qua đó giáo viên hướng dẫn gợi mỡ giúp trẻ thích thú tham gia các hoạt động dưới sự động viên, khuyến khích của cô giáo. Ví dụ: Tôi đã chọn một ví trí thích hợp để xây dựng “Góc vận động” để cho trẻ được trải nghiệm. Các loại đồ dùng, dụng cụ được sắp xếp gọn gàng, đảm bảo an toàn tuyệt đối nhằm giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động tích cực biết sử dụng các loại thiết bị, đồ chơi và tận dụng mọi điều kiện phù hợp với từng vận động của trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động trong thời gian trẻ ở trường. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ có thể được tự do tiếp cận, tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách hiệu quả. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời: Cùng với việc tạo môi trường trong lớp, ngoài trời tôi cũng tạo được môi trường phát triển vận động cho trẻ. Các thiết bị, đồ chơi được sắp xếp theo hướng khuyến khích trẻ tích cực hoạt động theo nhóm, lớp, cá nhân, đảm bảo các mức độ vận động khác nhau để mọi trẻ đều có thể thực hiện vận động, đảm bảo an toàn, giáo viên dễ quan sát trẻ. Khu vui chơi phát triển thể chất của nhà trường được xây mới khang trang với thiết bị đồ chơi liên hoàn. Một số đồ chơi sáng tạo được làm các ống dài từ bánh xe cho trẻ chui, làm đường gồ ghề cho cho trẻ đi. Xây dựng môi trường thân thiện giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động phát triển vận động. Hiểu được điều đó, đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tập trung triển khai các hoạt động xây dựng khu giáo dục thể chất, xây dựng vườn rau của bé, tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên và sẵn có ở địa phương để xây dựng, làm đồ chơi, thiết bị cho trẻ vận động. Giáo viên tích cực chăm sóc vườn hoa, cây cảnh của lớp nhằm góp phần xây dựng môi trường thân thiện, an toàn và hiệu quả Xây dựng môi trường phong phú, đa dạng hấp dẫn giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động; thông qua đó phụ huynh biết được tầm quan trọng của trẻ khi được đến trường trẻ được trải nghiệm, được vui chơi ở môi trường lành mạnh. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và cô giáo. Thông qua việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động tôi nhận thấy rằng trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động tích cực đem lại kết quả tốt. Trẻ tích cực hoạt động, hứng thú tham gia các trò chơi cùng cô và bạn. Trẻ có kĩ năng tốt trong các trò chơi vận động tinh hơn, phụ huynh yên tâm đưa trẻ đến trường hơn. Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh tham gia xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non.
  7. Để đảm bảo công tác giáo dục trẻ nhưng năm học 2021-2022 vì tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trẻ không thể đến trường trực tiếp trong thời gian đầu năm học vì thế giáo viên phải thực hiện các hình thức khác nhau để truyền thụ kiến thức kỹ năng cho trẻ chúng tôi được sự chỉ đạo cấp trên về việc xây dựng kế hoạch giáo dục sao cho phù hợp khi trẻ ở nhà và sau khi đến lớp. Khi trẻ chưa đến trường trực tiếp: Thông qua các kênh thông tin, mạng xã hội… để thực hiện tương tác giáo dục trẻ như thông qua nhóm zalo lớp tôi gửi đến phụ huynh những thông tin về các cách phát triển thể chất như cách giữ gìn sức khỏe mùa dịch bệnh, giáo dục chăm sóc dinh dưỡng món ăn cho trẻ phát triển chiều cao… Thông qua kho học liệu của Tổ khối Nhà trẻ tổ chức tự quay những video về các bài hướng dẫn trẻ tự chăm sóc bản thân, các hoạt động vận động phát triển thể chất cho trẻ xem, dạy đọc thơ, hát… Các video này ngoài việc được đăng tải trên website của trường nhằm phổ biến rộng rãi đến tất cả mọi người những kiến thức cần thiết trong chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà. tôi gửi những video về các hoạt động vận động phát triển thể chất cho trẻ xem và tham gia học sau đó gửi những tương tác sau khi học được về lên nhóm zalo của lớp hoặc zalo của bản thân giáo viên. Với hình thức này, trường đã xây dựng và hoàn thành nhiều video hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà rất hữu ích, được nhiều phụ huynh đánh giá cao. Các bài tập vận động cơ bản như: Đi trong đường hẹp, tung bóng bằng hai tay, ném bóng vào đích, tôi tiến hành xây dựng video về cách thực hiện vận động sau đó từng bước dạy trẻ vận động. Không chỉ có giáo viên “xuất hiện” mà song song với lời hướng dẫn của giáo viên còn có những hình ảnh sinh động minh họa cho lời hướng dẫn nên rất dễ làm theo, rất phù hợp với trẻ khi gửi video về nhóm zalo lớp và được quý phụ huynh đồng thuận các bé tương tác tốt và gửi các hình ảnh cũng như các đoạn video của trẻ thực hiện rất dễ thương và đúng cách vận động theo nhịp. Phụ huynh thông báo kết quả về sức khỏe, chiều cao, cân nặng, tình hình sức khỏe của trẻ để giáo viên có biện pháp hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn, cần tuyên truyền cho phụ huynh biết giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non để từ đó phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ thực hiện các nhiệm vụ vận động của trẻ tại gia đình, khuyến khích trẻ thực hiện tích cực các nhiệm vụ vận động ở trường mầm non. Khi trẻ đến trường trực tiếp: Đối với các bài tập, trò chơi có độ khó khác nhau thì cần sắp xếp thứ tự từ dễ đến khó, từ kĩ thuật đơn giản đến phức tập. Trên tất cả các hoạt động tôi tổ chức dạy trẻ theo trình tự nội dung các bước quy định, vì trước khi dạy trẻ tôi đã cho trẻ làm quen trước với một số động tác khởi động cơ bản nên khi vào học hoặc chơi trẻ đã nắm chắc được một phần kiến thức cơ bản về các động tác. Đồng thời tạo ra những tình huống, để trẻ suy nghĩ từ đó tìm cách giải quyết tình huống và thực hiện giải quyết tình huống của trẻ là tham gia tích cực hoạt động phát triển vận động. Ví dụ: Hôm nay cô có đem đến lớp vài túi cát. Vậy con phải làm gì với túi cát mà cô mang vào (chơi ném xa, ném vào đích,...). Sau đó, cô đưa ra nhiệm vụ cho trẻ thực hiện và thực hiện cho đúng kỹ thuật ném. Với việc cho bé hoạt động phát triển vận động với tình huống như thế sẽ giúp trẻ tích cực hơn và cố gắng hoàn thành một nhiệm vụ mà cô đã đề ra. Từ đó giúp bé có kỹ năng giải quyết tình huống, tinh thần trách nhiệm, thái độ hành động giúp đỡ người khác.
  8. Cô giáo sử dụng lời nói, hướng dẫn các bài tập, động tác. Cho trẻ thực hiện lại và làm mẫu cho bạn xem, cùng cô thực hiện sẽ tăng thêm hứng thú cho trẻ khi tham gia các hoạt động. Tổ chức đa dạng môi trường cho trẻ hoạt động: Trong lớp, ngoài sân trường cũng góp phần tạo nên sự mới lạ của trẻ, tránh bị sự gò bó, nhàm chán ở trẻ. Khi tổ chức cho trẻ luyện tập, giáo viên cần chú ý chọn vị trí đứng sao có thể quan sát được tất cả trẻ, cần có đủ giáo viên phụ trách an toàn cho trẻ. Giờ hoạt động học với tất cả các môn học khác nhau, nếu có thể lồng ghép thêm các trò chơi vận động làm tăng thêm sự hứng thú tích cực vận động. Qua đó giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không áp đặt trẻ và cần lựa chọn các hoạt động phát triển thể chất làm sao phù hợp với diện tích trong lớp và ngoài sân trường. Qua việc phối kết hợp với phụ huynh và hiệu quả mang lại khi sử dụng các biện pháp phụ thuộc nhiều vào nhận thức của giáo viên. Giáo viên phải là người hiểu trẻ, có tình yêu nghề, yêu trẻ và thích khám phá, có kiến thức có năng lực sư phạm, biết tạo ra môi trường hoạt động tích cực, tạo ra những tình huống hấp dẫn, động viên khuyến khích trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động phát triển vận động. Để nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục phát triển thể chất, một trong những vấn đề quan trọng là phải đảm bảo mật độ vận động cho trẻ. Chính vì đều này đã giúp các cô gần gũi phụ huynh và trẻ nhiều hơn và biết được vài bé có nhiều kỹ năng tốt với các bài vận động cơ bản như: Bảo Ngọc, Bảo An, Bảo Vy, Bảo Khang, Bình Minh. Được sự phản hồi của Phụ huynh cũng gửi kết quả của bé làm được qua zalo nhóm lớp. Phụ huynh nhận ra và hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển vận động cho trẻ, hỗ trợ, giúp đỡ, giám sát các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Từ đó góp phần phát triển giáo dục thể chất cho trẻ được tốt hơn. Biện pháp 4: Triển khai các hình thức tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi. Trong giờ hoạt động phát triển vận động: Khi thực hiện giờ hoạt động vận động cơ bản trước hết tôi xác định đúng mục tiêu của bài dạy, xác định đúng nội dung trọng tâm của giờ thể dục và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ học. Sau đó tôi hướng dẫn trẻ giờ học thể dục gồm 3 phần (khởi động, trọng động, hồi tĩnh). Ví dụ: Vận động cơ bản “Bước qua vật cản 10-15cm”, tôi lựa chọn động tác. - Tay - vai : Hai tay đưa lên cao (kết hợp vẫy cờ) - Bụng- lườn 1: Hai tay đưa lên cao, cúi gập người tay chạm chân (Kết hợp tập với cờ chạm cán cờ xuống đất) - Bật 2: Ngồi xuống đứng lên (Kết hợp gõ cán cờ xuống đất) Với bài tập phát triển chung cô cùng tập với trẻ và tập theo bài hát. Khi tập cô cho trẻ tập kết hợp với nơ, cờ, vòng, gậy để tạo sự hứng thú cho trẻ, các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp xếp sao cho trẻ dễ lấy, tránh mất thời gian. - Vận động cơ bản: “Bước qua vật cản 10-15cm”, Cho đội hình 2 lớp đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau quay mặt vào bài tập, cô giới thiệu tên vận động cơ bản, có thể cho trẻ gọi tên bài tập. Cô làm mẫu lần 1 (Cô làm chậm rải, không giải thích động tác).
  9. Cô làm mẫu lần 2 (Cô làm kết hợp giải thích động tác ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, động tác từ tốn). Cô làm mẫu lần 3 (Cô làm hoàn thiện) Trẻ thực hiện lần 1: Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu (Lớp quan sát bạn làm). Trẻ làm xong đi về cuối hàng của mình. Sau đó cô mời trẻ cả lớp được thực hiện. Mỗi lần cô gọi 2 trẻ lên thực hiện bước qua 1 vật cản 10cm. Trẻ làm xong đi về cuối hàng của mình. Trong quá trình thực hiện cô chú ý sữa sai cho trẻ. Trẻ thực hiện lần 2: Cô có thể tăng dần độ khó (vật cản cao hơn, tăng thêm 1 vật cản). Mỗi trẻ thực hiện bật qua 2 vật cản, trong đó 1 vật cản cao 10cm, và 1 vật cản cao 15cm nhằm nâng dần độ khó. (Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý quan sát và sữa sai cho trẻ kịp thời) (nếu có). Củng cố lại bài: Giáo viên mời trẻ nhắc lại tên bài (nếu trẻ độ tuổi này nói chưa rõ cô giáo nhắc lại tên bài tập vận động cho trẻ nghe và cho trẻ nhắc lại tên bài tập vận động vừa học nhằm khắc sâu kiến thức cho trẻ). Trò chơi vận động: “Gà mổ thóc” Đây là một hình thức rèn luyện, củng cố những kĩ năng vận động đã được hình thành ở các giờ thể dục trước. Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi, cô tổ chức cho trẻ cả lớp cùng chơi với cô 1-2 lần, sau đó có thể cho trẻ tự thực hiện trò chơi cô là người quan sát, hướng dẫn. Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi tự do theo cô vừa đi vừa hít thở không khí trong lành kết hợp mở một bản nhạc nhẹ nhàng thoải mái tạo tâm thế cho trẻ được thả lõng một cách hồn nhiên. Nhận xét tuyên dương: Sau mỗi giờ giáo viên cần phải khen trẻ công bằng, đúng lúc và động viên trẻ kịp thời bằng cách tặng hoa, vỗ tay…tránh tình trạng chê bai trẻ, điều đó sẽ làm trẻ buồn, mất tự tin, không hứng thú tham gia hoạt động. Thông qua giờ thể dục buổi sáng để phát triển vận động cho trẻ: Thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày. Ví dụ: Hàng ngày đến trường tôi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng theo các bản nhạc như: “Dậy đi thôi”; “Bé khỏe bé ngoan”; “Chú gà trống”…nhằm giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể; giúp các khớp, dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn, giảm động tác thừa và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi đón ngày hoạt động mới. Vì vậy, tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ. Thời gian tập khoảng 5- 6 phút. Trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ … thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ. Khi trẻ tập tôi quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác... Dạo chơi ngoài trời:
  10. Tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời tôi thường lựa chọn các nội dung cho trẻ như: Cho trẻ đi bộ nhẹ nhàng trên sân trường, quan sát vườn hoa, cây cảnh, vườn cây ăn quả, quan sát vườn rau đi trên từng đường đi lối lại của các luống rau... Dạo chơi ngoài trời được tổ chức vào các buổi sáng các ngày tuần khi thời tiết đẹp, tổ chức cho trẻ đi trong khuôn viên nhà trường. Thông qua việc tổ chức cho trẻ dạo chơi ngoài trời giúp trẻ được tham quan, khám phá môi trường cảnh quan bên ngoài, củng cố kĩ năng vận động, phát triển các tố chất vận động trong những điều kiện tự nhiên. Trò chơi vận động trong giáo dục thể chất: Trò chơi vận động được coi là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Khi lựa chọn trò chơi vận động cần phụ thuộc vào các yếu tố như: Nhu cầu và khả năng vận động của trẻ; Mục tiêu giáo dục phát triển vận động, các thời điểm tổ chức các trò chơi trong ngày, điều kiện để tổ chức trò chơi. Để đạt được mục tiêu phát triển vận động cho trẻ thông qua việc sử dụng các trò chơi vận động cần đưa chúng vào hệ thống: Lập kế hoạch hướng dẫn trò chơi vận động trong năm học và cụ thể hóa chúng thành các kế hoạch tháng (chủ đề)/tuần và ngày hoạt động. Trò chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh cho trẻ, mang tính giáo dục cao. Trò chơi vận động bố trí trong giờ thể dục khi mà phần trọng động chỉ dạy một vận động cơ bản. Ví dụ: Trong giờ hoạt động thể dục vận động cơ bản “ Bò chui qua cổng”, tôi đã lựa chọn trò chơi để tổ chức cho trẻ là: “Gà trong vườn rau”. Khi tổ chức trò chơi vận động cô giáo phổ biến cách chơi và luật chơi sau đó cho trẻ chơi 2-3 lần (cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi). Khi chơi cô chú ý động viên khuyến khích trẻ kịp thời không chê bai trẻ). Phút thể dục trong giáo dục thể chất cho trẻ mầm non: Trong thực tế qua các giờ học, tôi đã linh hoạt cho trẻ thư giản trong các giờ nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt, làm quen thơ, chuyện, hoạt động tạo hình, âm nhạc...trong đó tôi đều lồng ghép phút thể dục vào các phần của trò chơi chuyển tiếp một cách nhẹ nhàng với sự tham gia của phút thể dục sẽ làm cho tiết học trở nên thoải mái hơn. Phút thể dục được tiến hành trong thời gian giữa hai hoạt động hoặc ngay trong giờ hoạt động (khi ta thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, giảm tập trung) nhằm tăng khả năng làm việc của hệ thần kinh, cơ bắp, tăng tuần hoàn máu, giúp trẻ tỉnh táo hơn. + Phút thể dục trong giờ âm nhạc: Ví dụ trong giờ hoạt động âm nhạc, dạy vận động minh họa bài hát “Bóng tròn to”. Cô cho trẻ hát và vận động minh họa theo bài hát để thay đổi tư thế. + Phút thể dục trong giờ văn học: Trong giờ làm quen văn học chủ đề “Mẹ và những người thân yêu của bé” dạy trẻ đọc thơ “Yêu mẹ”, mở đầu trò chuyện có thể cho trẻ hát và vận động bài: “Cô và mẹ”, khi đó trẻ được cử động nhẹ nhàng cùng với bài hát, sau đó trò chuyện về nội dung bài hát để dẫn dắt vào hoạt động . Đây là một kinh nghiệm làm cho các hoạt động dạy thơ, truyện sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó nhanh hơn, hiệu quả hơn. + Phút thể dục trong giờ tạo hình:
  11. Lồng ghép phát triển vận động giờ hoạt động tạo hình mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, như tiết “Tô màu quả cam”, khi trẻ tô màu một thời gian cô cho trẻ tập nói và làm cùng cô chỉ đơn giản dừng bút- dừng bút, nghĩ tay- nghĩ tay...Hay trong giờ nặn, xâu hạt, di màu tôi linh động tổ chức hình thức như vậy sẽ giúp trẻ thay đổi tư thế, thư giãn, sảng khoái cho trẻ khi tạo sản phẩm tạo hình của mình. Tổ chức “Tuần lễ sức khỏe” ở trường mầm non: Ở tuần lễ sức khỏe tôi lựa chọn nội dung, phương pháp để hướng dẫn trẻ vận động. Ví dụ: Chọn các bài tập phát triển cơ hô hấp, cơ tay, cơ chân, bàn chân và rèn luyện tư thế đúng…Tôi có thể trò chuyện với trẻ về các đề tài khác nhau như: Cách giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn uống hợp lí, cách tập luyện, cấu tạo từng phần trong cơ thể… Tổ chức “Ngày hội thể dục thể thao” cho trẻ 1 lần /năm. Qua ngày hội nhằm rèn luyện cơ thể trẻ, khích lệ lòng yêu thích thể dục, thể thao, góp phần củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận động ở trẻ. Thông qua các giờ học như: Giờ hoạt động tạo hình trẻ được cử động các ngón tay khi tiếp xúc với đất nặn, khi cầm bút vẽ nét nghuệch ngoạc, di màu theo ý thích, tô màu. Hay tham gia các trò chơi trong các hoạt động học nhận biết tập nói, âm nhạc, nhận biết phân biệt... từ đó giúp trẻ phát triển kĩ năng vận động. Thông qua, giờ chơi tập của trẻ ở các góc như góc: “Bé tập làm người lớn” trẻ được bế em, khuấy bột cho em ăn... hay ở “Góc vận động” các bé chơi xâu vòng bằng các hột hạt, xếp dường đi, xếp ngôi nghà bằng cách xếp chồng khối gỗ hình tam giác lên khối gỗ vuông để tạo thành hình ngôi nhà. Thông qua các hoạt động giúp trẻ cử động các ngón tay, trò chơi xếp hình ở góc “hoạt động với đồ vật” tất cả những hành động chơi đó của trẻ sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển vận động tinh cho trẻ. Có thể nói, ở mọi lúc mọi nơi giáo viên nên tìm cơ hội, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ tham gia vận động tích cực. Qua quá trình lồng ghép các kỹ năng vận động vào các hoạt động học, các giờ chơi trẻ hào hứng tham gia tích cực. Trẻ cử động tốt khéo léo các cơ ngón tay, bàn tay,.. trẻ linh hoạt hơn qua các trò chơi vận động. Trẻ phát triển tốt về mặt thể chất, giúp trẻ có đủ về sức khỏe thông qua việc tổ chức, tham gia ngày hội thể dục thể thao, tuần lễ sức khỏe do nhà trường tổ chức. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động một cách chủ động và linh hoạt, tự tin tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn. Biện pháp 5: Giáo dục thể chất mọi lúc, mọi nơi và thông ngày hội, ngày lễ Sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phải trải qua một quá trình: tiếp xúc thường xuyên và liên tục. Tôi cho trẻ tham gia vào hoạt động thể chất mọi lúc mọi nơi. Ví dụ: + Giờ đón trẻ: Khi trẻ được ba mẹ đưa đến lớp tôi vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì độ tuổi nhà trẻ hay khóc nhè tôi cần quan tâm âu yêm vỗ về nhẹ nhàng với trẻ để trẻ dễ quên đi nỗi nhớ mẹ khi đến lớp và cùng được chơi với cô và bạn. + Sau giờ ngủ trưa : Giờ ngủ trưa là lúc trẻ được nghỉ ngơi sau một buổi hoạt động tích cực. Sau khi trẻ ngủ dậy trẻ cảm thấy mệt mõi, chưa muốn dậy dứt khoát, tôi dùng nhiều thủ thuật giúp trẻ trở nên thoải mái hơn như: ngay chân thẳng, co duỗi 2 chân, giơ hai tay vươn nhẹ để trẻ cảm thấy thoải mái tĩnh ngủ tôi chải tóc, buộc cho trẻ và cho trẻ đi vệ sinh. + Hoạt động chiều: Tôi luôn chú trọng lồng ghép lĩnh vực phát triển thể chất vào các hoạt động trong ngày cho trẻ làm quen trò chơi có luật... Tổ chức hướng dẫn những trò
  12. chơi mới phù hợp với chủ đề, tình hình của lớp của lớp để kích thích sự chú ý, hứng thú của trẻ vào hoạt động.. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, giáo dục thể chất gắn liền với con người từ lúc chào đời. Trẻ rất hứng thú khi được tập luyện các bài tập và hưởng ứng các các tiết mục văn nghệ đơn giản phù hợp với độ tuổi để cùng được biểu diễn với các bạn trong lớp. Tôi cố gắng lựa chọn các tiết mục vui nhộn, các bài nhảy sôi động phù hợp với trẻ để tập luyện cho trẻ. Tôi vận động phụ huynh các nguyên vật liệu mở để làm trang phục, đạo cụ cho trẻ được biểu diễn. Đây cũng là dịp để gia đình và nhà trường thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng đầy ắp tiếng cười. Ví dụ: Vào các ngày lễ kỉ niệm, tôi sẽ cho các bé tập tiết mục văn nghệ, nhảy múa theo giai diệu bài “Baby shark”, “Tay trắng tay đen” để biểu diễn. Trẻ rất hứng thú và phấn khởi khi được biểu diễn cùng các bạn trên sân khấu. Thông qua việc giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi trẻ tham gia vào các trò chơi mạnh dạn, tự tin hơn, ngoaira các lễ hội trong năm học như ngày khai giảng năm học mới, kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, vui tết trung thu…là những ngày có hình thức tổ chức quan trọng nhằm giúp trẻ nhà trẻ được thích thú vui múa với các anh chị và được thưởng thức các tiết mục văn nghệ vui nhộn, trẻ hứng thú ham thích được đến trường hơn. Bên cạnh đó trẻ rèn được kĩ năng tự tin, mạnh dạn trước đám đông, không còn rụt rè, nhút nhát. Trẻ thích đến lớp hơn, không còn khóc nhè, biết tự vào lớp, ngủ dậy biết tự tập thể dục thư giãn, trẻ biết vận động một cách thoải mái và thích thú. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1. Kết quả đạt được: Nhờ việc áp dụng đa dạng các giải pháp “nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng”. Tôi đã đạt được những kết quả sau: + Về phía trẻ: Một số trẻ thực hiện kỹ thuật chưa được chuẩn: Bé Anh Khoa, Thành Nhân, Minh Khôi, Thanh Trà, ...đã có tiến bộ nhiều, biết cách thực hiện cho đúng với yêu cầu của cô, có nhiều cố gắng khi luyện tập. Một vài trẻ chậm hơn bạn, chưa mạnh dạn thiếu tự tin như: Bé Phương Vy, Như Ý, Anh Khôi, Mạnh Nguyên, Đạt....giờ đây đã mạnh dạn và tích cực trong hoạt động phát triển thể chất. Trẻ có kỹ năng và tiến bộ nhiều hơn, nhanh nhẹn, dẻo dai, bền bỉ hơn, thực hiện được các bài tập vận động thô, vận động tinh, hứng thú, trẻ thực hiện tốt các trò chơi vận động, tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động qua cuộc khảo sát chất lượng của trẻ đạt kết quả như sau: Đầu năm Cuối năm Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Tỉ lệ tăng đạt đạt Trẻ nhận biết tên gọi các bài tập vận 9/23 39,13% 20/23 86,95% 47,82% động, tên trò chơi vận động.
  13. Thực hiện các bài tập phát triển chung với cô kết hợp cùng với nhạc, nhịp 8/23 34,78% 23/23 100% 65,22% nhàng. Thực hiện đúng kỹ thuật các vận động 6/23 26,08% 22/23 95,65% 69,57% cơ bản Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động 7/23 30,43% 21/23 91,30% 60,87% thô Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động 6/23 26,08% 23/23 100% 73,92% tinh Trẻ tham gia chơi tốt các trò chơi vận 10/23 43,47% 23/23 100% 56,53% động Trẻ thực hiện các bài tập vận động 7/23 30,43% 22/23 95,65% 65,22% đúng theo hiệu lệnh của cô Thông qua bảng khảo sát tôi thấy được mỗi nội dung khảo sát số trẻ đạt sau khi áp dụng giải pháp đã tăng lên rõ rệt. - Trẻ nhận biết tên gọi các bài tập vận động, tên trò chơi vận động đạt 86,95%. - Trẻ tham hoạt động trong lớp qua giờ học, giờ chơi trẻ được tiếp thu một cách tích cực, mạnh dạn trong giao tiếp. Trẻ phát triển hài hòa, cân đối trong lĩnh vực thể chất qua các trò chơi vận động trẻ có kĩ năng khéo léo, phát triển tốt các cơ tay, cơ chân đạt 100%. - Trẻ thực hiện các bài tập vận động đúng theo hiệu lệnh của cô đạt 95,65% + Về phía giáo viên : Sau khi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường mầm non 3” đã mang lại nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân về kiến thức và kỹ năng, nắm chắc nội dung, phương pháp dạy của từng loại hoạt động và lựa chọn các bài tập sát chương trình giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi, với đặc điểm thể chất của trẻ mình trực tiếp dạy. Bản thân đã tạo được môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ với nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú để mời gọi trẻ tích cực chủ động vận động. Lĩnh hội được những kinh nghiệm về giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Vững vàng hơn trong công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ, sưu tầm và sáng tác được nhiều bài hát đưa vào dạy trẻ. Bản thân tôi linh hoạt hơn trong tổ chức hoạt động đúng phương pháp tạo sự hứng thú cho trẻ nhằm phát huy tính tích cực, lôi cuốn trẻ vào giờ hoạt động tạo tình huống gần gũi với trẻ hơn nữa để hiểu trẻ thêm từ đó đề ra các biện pháp phù hợp để rèn cho trẻ. Cô tuyên dương trẻ làm tốt và khuyến khích động viên những trẻ học chưa tập trung. Phát triển thể chất cho trẻ phải chú ý đến khả năng, sở trường, đặc điểm của từng trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. Tuy kết quả đạt chưa cao, nhưng đó là điều rất phấn khởi là niềm động viên, khích lệ tôi cố gắng hơn nữa trong năm học tiếp theo. + Về phía phụ huynh:
  14. Phụ huynh đã quan tâm hơn, phối hợp tốt với giáo viên trong công tác nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. Hổ trợ các nguyên vật liệu mở làm đồ chơi để tạo hứng thú cho trẻ như vỏ bánh xe, xe đồ chơi, tranh ảnh, thùng xà phòng giặt đồ, xà phòng rửa chén, chai nước suối,.. Hổ trợ cô trong các ngày lễ hội cũng như các đồ dùng phế liệu cho lớp để trẻ hoạt động tốt. VI. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG Các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thể mở cửa đón học sinh trở lại trường vì dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Tuy không thể triển khai các hoạt động giáo dục trực tiếp cho trẻ nhưng thay vào đó, nhiều trường đã tận dụng các phương tiện, mạng xã hội qua zalo nhóm lớp để truyền tải kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà cho phụ huynh. Để có thể triển khai việc giáo dục trẻ tại nhà và nhà trường đã phải nỗ lực rất nhiều, không ngừng tìm tòi và đưa ra các hình thức giáo dục cho phù hợp với tình hình mới, xây dựng clip với nhiều hình ảnh, nội dung phong phú để hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ thực hiện tại nhà. Qua việc thực hiện đề tài này, kết quả trên trẻ cho thấy những biện pháp trên vào hoạt động vận động cho trẻ tôi đã đạt được kết quả khả quan, cũng có thể áp dụng ở các khối lớp, chỉ cần điều chỉnh nội dung chút ít cho phù hợp độ tuổi là ta có thể thực hiện được ở lớp mình. Và hiện tại có một vài lớp đã vận dụng cho lớp mình như lớp Mầm 2 của cô An – Cô Quyên, lớp Mầm 1 của cô Hân – Cô Mỹ. Hy vọng những biện pháp trên sẽ còn được nhân rộng thêm ở các trường bạn trong thời gian tới. Ngoài ra, tôi còn được Cô Diễm trường MN Hoa Lan, Cô Ngân trường MN2 áp dụng vào lớp nhà trẻ của mình và đạt được kết quả cao. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: - Mỗi một giáo viên cần phải hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc phát triển vận động cho trẻ. Các nội dung phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non phải đảm bảo tính đồng tâm phát triển, đảm bảo vừa sức, phù hợp với đặc điểm vận động theo độ tuổi, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các vận động cơ bản, chú ý rèn sức bền, dẻo dai của cơ thể. - Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất, nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển thể chất của trẻ. Đặc biệt quan tâm đến các hoạt động giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhạy, chính xác khi vận động. - Trong quá trình tổ chức các hoạt động vận động đảm bảo phát huy được tối đa các giác quan của trẻ. Thời gian luyện tập đảm bảo trẻ được trải nghiệm, kiên trì thực hiện các hoạt động nhằm hình thành khả năng chịu đựng và sự tự tin. Chú ý đến quy trình thực hiện các loại vận động khác nhau như (đi, chạy, nhảy, bò, trườn...). Giáo viên khích lệ trẻ tham gia vào các trò chơi vận động phong phú và đa dạng. - Giáo viên phải có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng. Giáo viên thường xuyên học hỏi kinh nghiệm, tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn. Giáo viên phải biết xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Là giáo viên mầm non phải cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và vai trò trách nhiệm với cái tên: “người mẹ thứ hai của trẻ” thật sự yêu mến trẻ, nhiệt tình và say mê với công việc, có tấm lòng yêu thương trẻ.
  15. - Xuất phát từ thực tiễn, nhằm đáp ứng “Mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” thực hiện chuyên đề “ nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” theo định hướng đổi mới hình thức tổ chức. Với những giải pháp tôi đã thực hiện trên trẻ ở độ tuổi 24-36 tháng trong năm học 2021-2022 Từ việc áp dụng các biện pháp vào giảng dạy đạt kết quả tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: - Tạo môi trường lớp học thoải mái cho trẻ để trẻ không cảm thấy cô lập, tự tin trong sinh hoạt ở nhóm lớp và ngoài trời. - Giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, tạo môi trường lớp phong phú phù hợp với đặc điểm thực tế của lớp, của trẻ tạo cho trẻ tâm thế ham thích vui chơi tham gia vào các hoạt động. - Nâng cao chất lượng trong các hoạt động vận động để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên. - Thay đổi hình thức tổ chức cho trẻ trong các hoạt động. - Lựa chọn cách hướng dẫn và làm mẫu vừa phải rõ ràng, chính xác vừa giúp trẻ dễ tiếp thu. - Khéo léo trong việc sử dụng sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức hình thức thi đua để kích thích trẻ. - Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe vào phát triển vận động. - Kết hợp với phụ huynh để chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Sưu tầm, làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động từ một số nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên để dạy trẻ. - Giáo viên cần cung cấp cho trẻ cơ hội thường xuyên và liên tục ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong và ngoài lớp học. Đồng thời, giúp trẻ hiểu được các hành vi đúng sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ và cho bạn trong quá trình chơi. - Chú trọng xây dựng kế hoạch, thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, khai thác sử dụng thiết bị, đồ chơi giáo dục phát triển vận động, đổi mới phương pháp dạy lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng giúp trẻ được trải nghiệm thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. - Phối hợp tốt với phụ huynh để giúp trẻ phát triển vận động cũng như phát triển các mặt khác. Trong thời nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, ra sức nỗ lực phấn đấu làm tốt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để góp phần làm tốt hơn nữa trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm đáp ứng tốt nhất với chương trình giáo dục Mầm non hiện nay với quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”. 2. Kiến nghị: Đối với lãnh đạo cấp trên: - Thường xuyên mở các lớp chuyên môn nghiệp vụ, các chuyên đề cho giáo viên mầm non đến dự giúp tôi học hỏi, tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn. - Rất mong lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bổ sung thiết bị, đồ dùng cho nhà trẻ để phục vụ cho việc phát triển vận động cho trẻ nghe đạt hiệu quả hơn. Đối với nhà trường: - Nhà trường nên tổ chức nhiều hơn các hoạt động dạy chuyên đề để giáo viên được dự giờ, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để có nhiều sáng tạo trong hoạt động học nhằm phát triển khả năng vận động cho trẻ mầm non.
  16. - Tạo diều kiện cho giáo viên được tham quan các trường điển hình để học hỏi kinh nghiệm. - Cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy cho giáo viên tham khảo. Do đề tài được áp dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm trẻ, vì thế một số kinh nghiệm tôi đưa ra không tránh khỏi phần thiếu sót. Qua đây tôi rất mong cán bộ chuyên môn phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường và bạn đồng nghiệp đọc, góp ý, xây dựng bổ sung thêm để giúp tôi có bài học kinh nghiệm tốt hơn để áp dụng trong quá trình công tác của bản thân đặc biệt nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn phát triển vận động cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 24-36 tháng tuổi nói riêng. Bản thân tôi là giáo viên tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa để giúp trẻ phát triển tốt hơn. Phường 3, ngày 20 tháng 05 năm 2022. Người viết Tăng Thị Cẩm Vân
  17. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG CM CẤP TRƯỜNG Đề tài (SKKN): “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24 -36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021 – 2022” Của Phó Hiệu trưởng: Lê Thị Kiều Trinh SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội đồng chuyên môn của Trường Mầm Non 3 đánh giá vào ngày ......................... Đạt ………điểm; Xếp loại:…….. TM. Hội đồng chuyên môn Trường HIỆU TRƯỞNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT) Đề tài (SKKN): “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích cực phát triển thể chất cho trẻ 24 -36 tháng ở trường Mầm non 3 năm học 2021– 2022” Của Phó Hiệu trưởng: Lê Thị Kiều Trinh - Trường Mầm Non 3, đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long:…………. đánh giá vào ngày..…/ …../2022 Đạt ………điểm; Xếp loại:……….. TM. Hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT TRƯỞNG PHÒNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2