intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 25-36 tháng ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 25-36 tháng ở trường mầm non" nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức về cơ thể, trẻ sẽ thực hiện được các vận động cơ bản vững vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, giữ được thăng bằng, biết định hướng trong không gian. Và đặc biệt còn giúp trẻ phát triển các tố chất thể lực nhanh, khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo, sức chịu đựng, sức mạnh của cơ thể trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 25-36 tháng ở trường mầm non

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là là nền tảng của hệ  thống giáo dục quốc dân, là bộ  phận quan trọng trong sự  nghiệp đào tạo thế  hệ  trẻ  thành những con người có   ích, những con người mới. Một trong ba mục tiêu của cải cách giáo   dục của   nước ta là: “Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm  tạo ra cơ  sở  quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ  tập thể, phát triển toàn diện nhân cách”. Chính vì vậy mà trong chương trình giáo dục mầm non đã khẳng định:  Giáo dục phát triển thể  chất là một trong những nội dung giáo dục phát triển  toàn diện cho trẻ. Qua hoạt động phát triển thể  chất giúp trẻ  phát triển nhận   thứcvề  cơ  thể, trẻ  sẽ  thực hiện được các vận động cơ  bản vững vàng, đúng tư  thế, cókhả năng phối hợp các giác quan và vận động, giữ được thăng bằng, biết  địnhhướng trong không gian. Và đặc biệt còn giúp trẻ  phát triển các tố  chất thể  lựcnhanh, khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo, sức chịu đựng, sức mạnh của cơ thể trẻ. Bên cạnh đó hoạt động phát triển thể chất còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ  và phát triển nhận thức. Trong quá trình hoạt động trẻ  lắng nghe lời hướng dẫn  của cô, thực hiện các động tác, các vận động theo hướng dẫn, đồng thời trẻ  có  thể trao đổi cùng bạn, cùng cô. Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất,   trẻ  còn được phát triển thêm về  mặt tình cảm xã hội cũng như  thẩm mĩ. Hoạt   động thể chất làm thỏa mãn nhu cầu của trẻ, giúp trẻ có thể lực, sức khỏe tốt, tạo   cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui vẻ. Chính vì những lý do đó nên tôi đã chọn đề  tài “Một số  biện pháp nâng   cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 25 ­ 36 tháng ở trường mầm non” để  nghiên cứu và áp dụng trong năm học 2022 ­ 2023.  * Cơ sở lý luận Phát triển thể  chất là một quá trình hoàn thiện về  hình thể  và chức năng  sinh học của con người. Đối với trẻ  nhỏ  mức độ  hoàn thiện của thể  chất được  biểu hiện bằng khả  năng thích nghi của cơ  thể  với môi trường bằng khả  năng  hoạt động của những vận đông như: Vận động tinh, vận động thô và một số  nề  nếp thói quen vệ  sinh giúp trẻ  phát triển về  thể  chất, thể  lực. Các kĩ năng vận  động của trẻ phát triển tốt và sớm hoàn thiện, thì trẻ sẽ khỏe mạnh nhanh nhẹn,  khéo léo và ngược lại. Với trẻ 25 ­ 36 tháng, chúng ta cần giúp trẻ hình thành và   phát triển các thói quen vận động: Bò, đi, chạy, bật nhảy,...các vận động tinh rèn  cho trẻ  phát triển cơ  tay: Cổ  tay, ngón tay,...kết hợp với cơ  quan thị  giác.Thói   quen vệ  sinh: Vệ  sinh cá nhân (Rửa tay, rửa mặt, đánh răng,...) vệ  sinh môi   trường (Tưới cây, lau lá, cho thỏ ăn,...) Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên tôi đã suy nghĩ, trình bày thực tế, để tìm biện pháp thực hiện.
  2. 2 *  Cơ sở thưc tiễn Đặc điểm của trường: Trường MN Thạnh Phú 2 được thành lập năm 2002. Trường có 2 điểm, 1 điểm chính và 1 điểm lẻ. Năm học 2022-2023 toàn trường có 06 nhóm lớp/156 trẻ/ 75 nữ với 21 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Năm học 2022-2023, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy trẻ lớp nhà trẻ 25 - 36 tháng, tại điểm trung tâm của trường, trường lớp khang trang sạch sẽ, lớp có 2 cô phụ trách và 22 trẻ, trong đó có cháu 14 nữ và 7 trẻ nam. ­ Kết quả khảo sát đầu năm Tổng số trẻ: 22 trẻ.  Đạt         Chưa đạt Tiêu chí  đánh giá SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Sự  tập trung chú ý, hứng thú của trẻ  khi  12 54,55% 10 45,45% tham gia vận động Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 11 50% 11 50% Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt 12 54,55% 10 45,45% Trẻ có kỹ năng, kỹ xảo vận động tốt 9 40,9 13 59,1% 2. Giới hạn đề tài 2.1 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu khả  năng vận động và một số  tố  chất vận động ban đầu của  trẻ. Trong giới hạn, khả năng và trách nhiệm của mình, tôi  đã vận dụng tìm ra  “Một số  biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể  chất cho trẻ  24­ 36   tháng” vào nhóm trẻ nhà trẻ tại trường mầm non. 2.2 Phạm vi thực hiện ­ Thực hiện ở nhóm 25­36 tháng ­ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9 đến tháng 5/2023 B­ PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng vấn đề: Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 25­36 tháng mấy năm   liền, qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn  như sau: 1.1. Thuận lợi: ­ Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường. ­ Lớp được chia theo đúng độ  tuổi quy định. Các cháu đi học cả  ngày ăn  bán trú tại lớp 100%.
  3. 3 Bản thân là một giáo viên trẻ luôn ham học hỏi tìm tòi, sáng tạo qua sách  vở, mạng thông tin...đưa ra các tình huống sư  phạm để  trẻ  được trải nghiệm  nhiều hơn trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 1.2. Khó khăn Trẻ 25­ 36 tháng tuổi do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều. Đến lớp chưa quen các cô và các bạn, nhút nhát,  chưa tự tin, chưa mạnh dạn tham gia vận động. Còn 1 số trẻ rất hiếu động, khả năng tập trung chú ý còn hạn chế. * Về phía giáo viên:  Giáo viên đôi khi tổ  chức hoạt động còn mang tính hình thức, giáo viên  áp dụng các chương trình có sẵn, các trò chơi và hình thức cũ nên không tạo  nhiều hứng thú cho trẻ. Hình thức tổ chức các hoạt động phát triển vận động chưa phong phú. * Phương tiện đồ dùng: Một số đồ dùng đồ chơi, dụng cụ luyện tập cho trẻ, để đáp ứng với mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ thì còn thiếu, đồ dùng trực quan chưa hấp dẫn đối với trẻ.  2. Những biện pháp thực hiện Biện háp 1: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ Giáo dục dinh dưỡng ­ sức khỏe cho trẻ là cung cấp cho trẻ  kiến thức và   trao dồi các kỉ năng nhằm hình thành các thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe.  Đây là cũng là một trong những nội dung khá quan trọng nhằm phát triển  thể  chất cho trẻ. Giáo viên cần giúp trẻ  hiểu được ích lợi của việc ăn uống đủ  chất, cách ăn uống khoa học và rèn luyện cho trẻ  một số  nề  nếp, thói quen vệ  sinh, hành vi văn minh trong ăn uống như  biết chào mời, không nói chuyện   trong giờ ăn, biết nhặt cơm rơi vào đĩa… Vì vậy, để trẻ có một thể lực tốt bên cạnh việc phát triển vận động cho trẻ  giáo viên cần nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ bằng cách giáo viên phải gần   gủi, trò chuyện với trẻ xem trẻ thích ăn những món ăn gì rồi ý kiến, đề xuất với   tổ  nuôi chế  biến những món ăn ngon phù hợp với nhu cầu sở  thích của trẻ. Và  khi cho trẻ ăn cô phải vui vẻ, chăm sóc trẻ ân cần nhẹ nhàng động viên khích lệ  trẻ tự ăn để bữa ăn vừa đem lại sức khỏe vừa đem lại niềm vui và hứng thú cho   trẻ. Cô không được phạt mắng, cáu gắt trẻ khi ăn.  Để  trẻ  ăn hết suất, hết khẩu phần, ăn ngon miệng và ăn được nhiều loại  thức ăn khác nhau cô có thể tổ chức cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau như  thi đua khen thưởng…trước khi ăn cô phải giới thiệu trước các món ăn để  trẻ  biết được hôm nay mình ăn món ăn gì, và khi gọi tên các món ăn tôi thường đặt   tên cho các món ăn ấy một cái tên thật hấp dẫn để kích thích trẻ ăn ngon miệng.
  4. 4 Trong khi tổ  chức cho trẻ  ăn một điều tôi luôn phải chú ý đó là quan tâm đặc biệt đối với những trẻ ăn yếu, ăn chậm hoặc mới ốm dậy. Cô trò chuyện với trẻ trong giờ ăn  ­  Ở mọi lúc mọi nơi tôi thường giáo dục trẻ biết ích lợi của ăn uống đối   với sức khỏe là ăn uống đầy đủ, hợp lý, sạch sẽ giúp con người khỏe mạnh. Và   ích lợi của thực phẩm đối với con người là con người cần ăn, uống đầy đủ hợp lí  và sạch sẽ  để  sống, phát triển làm việc, học tập và vui chơi. Nếu chúng ta ăn,   uống được nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp cơ  thể  mau lớn, ít ốm đau, da  dẻ hồng hào, mắt sáng, nhanh nhẹn thông minh, học giỏi.  + Ví dụ: Sữa, cơm, ngô, khoai, sắn, thịt, cá, trứng, dầu mỡ  lạc vừng là  những loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng giúp bé vui chơi, chạy, nhảy. Các   loại rau, củ, quả  nhất là rau màu xanh, đỏ, củ  quả  màu vàng, đỏ  là thực phẩm  giúp sáng mắt, da đẹp. Gạo, mì, ngô, thịt, cá, trứng, dầu, mở, lạc, vừng, rau, củ,   quả là những thực phẩm giúp trẻ nhanh lớn và thông minh…  Từ đó, trẻ sẵn sàng và có thái độ  chủ động ăn uống những thức ăn mà cô  giáo và cha mẹ chế biến. Trẻ hiểu được nếu ăn ít, ăn không đủ các loại thức ăn   không sạch sẽ, trẻ  sẽ  bị  suy dinh dưỡng,  ốm đau bệnh tật. Do vậy, tất cả  mọi   người đều phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn sạch, đầy đủ số lượng và các  nhóm thực phẩm. Trẻ  cũng cần biết không nên ăn vặt, ăn quá nhiều dễ  bị  béo   phì.  Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ.
  5. 5 Để  giúp giáo viên có những định hướng trong công việc giúp trẻ  phát  triển thể chất xuyên suốt trong một năm học: Đi đúng tiến trình, đúng thời gian  để trẻ được phát triển thể chất một cách tốt nhất. Tôi đã xây dựng kế hoạch phát   triển thể chất cho trẻ trong một năm học dựa vào các nội dung sau: ­ Giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, trạng thái sức khỏe, vốn  kỹ năng vận động của trẻ phù hợp với điều kiện của địa phương, trường lớp để  lựa chọn các cách thức rèn luyện cho trẻ phát triển thể chất phù hợp. ­ Lồng ghép vào các tiết học các hoạt đông vui chơi, hoạt đông ngoài trời,   họat động chiều, hoạt động ngoại kháo, hoạt động mọi lúc, mọi nơi, thông qua   các trò chơi. ­ Lựa chọn các hoạt động dạy trẻ phù hợp các chủ điểm, lựa chọn phải lưu   ý đến thời gian trong ngày để  tổ  chức, đưa các hoạt động tạo cho trẻ  hứng thú,  không bị gò ép trong các hoạt động. Biện pháp 3: Phát triển thể chất thông qua hoạt động học.  * Hoạt động phát triển vận động:  Hoạt động học là hoạt động trọng tâm nhất trong ngày của trẻ. Qua trinh  ́ ̀ tô chưc cac tiêt hoc cân phai xuyên suôt từ ̀ ̀ ̀ ́ ̉ ́ ́ ́ ̣ ̀ ̉ ́  phân vao bai đên phân kêt thuc, giữ   ̀ ́ ́ a cac nôi dung trong bai cân co sự chuyên tiêp, lông ghép môt cach nhe nhang   ́ ̣ ̀ ̀ ́ ̉ ́ ̀ ̣ ́ ̣ ̀ hoăc băng nhưng câu chuyên hâp dân lôi cuôn tre, giup tre tiêp thu kiên thứ   ̣ ̀ ̃ ̣ ́ ̃ ́ ̉ ́ ̉ ́ ́ c môt cach tự nhiên.Vì vậy tôi đã thay đổi hình thức dạy học để trẻ luôn hứng thú. ̣ ́ ­   Trong  khi   tổ   chức   hoạt   động,  tôi  luôn   chú   ý   đến   từng  cá   nhân   trẻ,  khuyến khích động viên trẻ  kịp thời. Từ  đó trẻ  tích cực hứng thú tham gia vào  hoạt động, giúp kết quả trên trẻ đạt kết quả cao. + Ví dụ: Đề tài “Đi trong đường hẹp”. Tôi thiết kế tiết dạy như sau:   Bài tập phát triển chung: Cho trẻ cầm bông tập. ­ Trẻ đứng thành vòng tròn, tập theo nhạc.  ­ Tay: Hai tay ra trước lên cao (4lx2n)  ­ Bụng: 2 tay đưa ra trước quay người sang hai bên (4lx2n) ­ Chân: Hai tay đưa xuôi theo chân đồng thời ký gót chân (6lx2n) ­ Bật : Bật chụm tách chân (4lx2n) Vận động cơ bản “ Đi trong đường hẹp”. Tôi làm đường hẹp bằng bìa cát  tông có độ rộng khoảng 30­35 cm, trẻ rất thích thú khi tham gia hoạt động.  ­ Cô giới thiệu tên vận động và làm mẫu  +  Lần 1: không giải thích. Hỏi trẻ: Cô vừa làm gì?  +  Lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích  Từ  đầu hàng cô đi đến vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” cô  đứng trước vạch xuất phát, chân không chạm vạch, 2 tay để  xuôi. Khi có hiệu 
  6. 6 lệnh “đi”, cô đi trong đường hẹp, 2 tay vung tự  nhiên, mắt nhìn thẳng về  phía   trước, không cúi đầu, không đi chệch ra ngoài. Đi đến hết đường, cô về  cuối  hàng đứng. Cô cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:  ­ Cô cho 1 trẻ lên thực hiện vận động (mời các bạn nhận xét, cô nhận xét). + Lần 1: Từng trẻ lên tập theo hiệu lệnh xắc xô. ­ Cho 2 trẻ ở hai đầu hàng lần lượt lên thực hiện theo hiệu lệnh xắc xô. Cô  chú ý từng cá nhân trẻ nhận xét sửa sai cho trẻ. + Lần 2: Cho trẻ tập theo hình thức nối tiếp. Nâng độ khó của bài tập: Cho   trẻ đi trong đường hẹp trên nguyên vật liệu khác nhau để trẻ cảm nhận. + Lần 3: Cho trẻ thi đua giữa 2 đội. Sau khi trẻ thi đua cô và trẻ cùng nhận xét, kiểm tra kết quả của 2 đội Trẻ thực hiện vận động “Đi trong đường hẹp” ­ Hỏi trẻ tên vận động ­ Cho 1 trẻ lên thực hiện lại vận động   * Hoạt động tạo hình:  Hoạt động tạo hình có tác dụng rèn luyện cho trẻ  1 số  kỹ  năng cơ  bản  trong vận động tinh như sử dụng đất: lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt, kỹ năng xé: Xé   dải dài, xé vụn, xé theo vết chấm lỗ kỹ năng dán: chấm hồ vào vết chấm tròn và  đặt hình vào vết chấm hồ, đặt hình khít vào các nét chấm mờ; dán chồng, dán  cạnh để các vận động bàn tay, cổ tay, ngón tay của trẻ được khéo léo hơn, mềm   mại hơn.
  7. 7 ­ Ví dụ: Để  tài “Tô màu quả  dưa hấu.” Tôi hướng dẫn trẻ  cách cầm bút  bằng tay phải, giữ vở bằng tay trái và di màu vào vở thì đưa tay nhẹ nhàng. Đề tài “Nặn quả” Tôi dạy trẻ dùng lòng bàn tay phải để bóp đất cho mềm, dẻo, sau đó cho trẻ chia đất và sử dụng kỹ năng xoay tròn để nặn. Trẻ bóp đất cho mềm dẻo * Hoạt động âm nhạc:  Trong trường mầm non, âm nhạc là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt   động khác và nó còn là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ  nhất để  trẻ  tham gia vào  các hoạt động.  ­ Trò chơi âm nhạc rèn luyện cho trẻ  sự  tập trung chú ý cao, chú ý lắng  nghe và hưởng ứng theo nhịp của bài hát. Đây là một phương pháp hay giúp trẻ  hứng thú và cảm nhận giai điệu của âm nhạc. Do vậy cần phải thường xuyên  sáng tạo thêm nhiều trò chơi âm nhạc mới, lạ, hấp dẫn trẻ để  trẻ  hứng thú tham   gia vào trò chơi âm nhạc. + Ví dụ: Trò chơi “Trời nắng trời mưa” trẻ  vừa hát vừa làm động tác  giống các chú thỏ  đang chạy nhảy “Trời nắng trời nắng”; Thỏ  đi tắm nắng ­  vươn vai ­   vươn vai – Thỏ  rung đôi tai ­ Nhảy tới ­ nhảy tới đùa trong nắng  mới… Khi đến câu hát “Mưa to rồi­ mưa to rồi” thì trẻ phải chạy nhanh về nhà.  Thông qua trò chơi âm nhạc giúp cho trẻ mau thuộc bài hát, cảm thụ được giai   điệu của từng bài hát, trẻ còn được vận động theo nhạc nhằm giúp cho cơ tay, cơ  chân của trẻ phát triển. 
  8. 8 Ngoài trò chơi âm nhạc trên tôi còn cho trẻ  chơi nhiều trò chơi âm nhạc  khác như: “trò chơi dân vũ”, “Ai hát hay”, “Ai nhanh hơn” “phản ứng âm nhạc”  giúp cho trẻ  hứng thú với hoạt động âm nhạc và thuộc các bài hát nhanh hơn.  Trẻ cảm thụ được âm nhạc thông qua các trò chơi.  Trẻ chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa” * Hoạt động nhận biết tập nói, Nhận biết phân biệt:  Với hoạt động nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt khi tham gia trò chơi   để  củng cố  ôn luyện trẻ  được tham gia vào hoạt động động và tĩnh, với hoạt   động động trẻ  sẽ  được vận động cơ  thể  vừa ôn luyện lại được các kiến thức đã  học vừa tránh nhàm chán vì phải ngồi suốt giờ học. ­ Ví dụ: Với hoạt động nhận biết phân biệt “Hình vuông, hình tròn”,  ở  phần trò chơi “Tìm đúng hình”. Trò chơi này cô cho trẻ  chọn hình vuông hoặc   hình tròn theo ý thích của trẻ, cô và trẻ  vừa đi vừa hát theo nhạc, khi có hiệu  lệnh “tìm hình” thì trẻ cầm hình nào về chỗ cô có hình tương ứng.
  9. 9 Trẻ chơi nhận biết tập nói các hình Biện pháp 4. Hoạt động phát triển vận động vào các hoạt động khác   trong ngày của trẻ. * Thể dục sáng: Như  chúng ta đã biết, tác dụng của thể  dục buổi sáng đối với trẻ  em  hàng  ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ  ở lứa tuổi mầm non.  ­ Tập luyện thường xuyên như  vậy, cơ  thể  của trẻ  nâng cao hoạt động  của các cơ  quan trong cơ  thể, thúc đẩy sự  phát triển những kỹ  năng vận động  cần thiết, củng cố  các nhóm cơ, hình thành tư  thế  đúng đắn. Sau mỗi lần tập   xong bài tập thể dục buổi sáng  tôi thấy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ hơn. + Ví dụ: Bé tập thể  dục sáng với các dụng cụ  thể  dục như  bông tập,   bóng, gậy thể  dục Với các bài tập thể  dục nhịp điệu thay đổi như  búp bê bằng   bông, rửa tay, ô sao bé không lắc. Trẻ tập thể dục với bông múa ­ Thể  dục sáng hàng ngày cho trẻ  vào một thời gian nhất định trước bữa  ăn sáng. Thời gian tập khoảng 15 phút. Cũng như các buổi tập khác, trẻ nên mặc  quần áo thích hợp để  dễ  vận động. Trang bị  dụng cụ  như  gậy, nơ, vòng, quả  bông, cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. 
  10. 10 ­ Giáo viên nên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc  biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả  đều, không lên gân, tay cử  động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi   bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính   chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. ­ Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2­ 3 lần,  còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ  4­ 6 lần. Chọn động  tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định.  ­ Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải   có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, bò, tung, thúc đẩy sự hình thành tư thế  đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ  sẽ  rất tốt nếu tổ  chức thể  dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có chủ  đề  gồm 3 ­ 4 động tác thể dục.  ­ Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố  cơ  vai, cơ  chân, tay lưng,   bụng, chạy 10­ 15 giây và đi bộ  kết thúc nhằm hồi tĩnh hô hấp, điều hòa hoạt   động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường. Mỗi lần tập thể  dục sáng cần thay đổi chủ  đề  trò chơi. Sự  đa dạng đó phụ  thuộc vào óc tưởng  tượng của mỗi chúng ta. Có thể  soạn các bài tập có động tác bướm bay, chim   bay... * Hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng   thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung   quanh chúng. Trẻ  nhận thức thế  giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu,   khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình .  ­ Qua hoạt động ngoài trời trẻ  thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm   hiểu khám phá của trẻ. Hoạt động vui chơi ngoài trời giúp cho trẻ  được vận  động thông qua các trò chơi từ đó giúp trẻ phát triển thể chất đồng thời tạo cho   trẻ  sự  nhanh nhẹn và thích  ứng với môi trường tự  nhiên đồng thời trẻ  tự  tin,  mạnh dạn trong cuộc sống.  ­ Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ: Chơi với các đồ chơi có sẵn  trong trường. Thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị  dụng cụ  vận động   ngoài trời: cầu tuột, các vận động bò trừơn trèo tung ném chuyền bắt, leo qua  các bậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi   bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm. 
  11. 11 Trẻ chơi tự do ­ Tổ  chức cho cháu chơi một số  trò chơi sinh hoạt tập thể  đơn giản, trò  chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như: trời nắng trời mưa, máy bay,   đổi chỗ cho bạn hoặc cũng có thể hát cho cháu hát theo một số bài hát sinh hoạt  tập thể đơn giản như: Bạn ở đâu, qủa bóng tròn, ra đây xem   Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc và giáo dục  trẻ, tôi cũng đã linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm   thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi.  ­ Ví dụ: Trò chơi đổi chỗ có thể thay đổi tên là bão thổi, gió thổi, tìm  bạn. Trò chơi: “ Kéo co” có thể thay đổi tên là “ Kéo pháo” Trẻ chơi trò chơi dân gian “ Kéo co” Cùng làm với cô những đồ  chơi ngoài trời : quả  cầu làm từ  dây nilon và  nắp nhựa, bông vụ  làm từ  giấy và  ống hút, hay nhặt những chiếc lá khô cùng  đếm, so sánh đoán với nhau lá gì? 
  12. 12 Những lốp xe hơi bị bể có thể tận dụng để cho trẻ chơi bò chui qua lốp xe.  Phấn vẽ hoăc bất cứ những dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể tận dụng   cho trẻ  hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức ôn luyện kỹ  năng vận động  cho trẻ.  * Hoạt động chơi tập:  Khi tham gia vào hoạt động góc bất kỳ góc nào trẻ cũng phải vận động. Ở  góc vận động, trẻ  được phát triển các vận động thô thông qua các bài tập ôn  VĐCB hoặc chơi các trò chơi vận động với bóng, vòng, gậy thể dục, bông...  Ngoài ra, trẻ  được phát triển vận động tinh thông qua các góc chơi như:  Góc “Hoạt động với đồ vật”, khi trẻ được xâu vòng, xếp các khối gỗ thành ngôi  nhà sẽ rèn luyện được sự khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay.  Đối với góc kỹ năng trẻ được chơi chọn khuy, kẹp theo màu, ghép quần  áo, ghép hình theo yêu cầu của cô giúp trẻ có được sự khéo léo của đôi bàn tay.  Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động góc tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến   bộ  nhiều hơn, trẻ  tham gia vận động tự  nhiên và tích cực hơn, manh dan hơn  ̣ ̣ đồng thời giúp trẻ hứng thú, phấn chấn hơn khi hoạt động góc.   * Giờ ăn, ngủ:   Trên lớp, trước khi vào giờ ăn tôi cho trẻ đi rửa tay và tự lấy ghế vào bàn   ăn. Hàng ngày trẻ tự đi lấy ghế, bê ghế bằng 2 tay giúp rèn luyện cho vận động  tay của trẻ.  Trẻ kê ghế vào bàn   Tập cho trẻ tự cầm thìa xúc trong giờ ăn, động viên trẻ viên trẻ tự xúc ăn  hết xuất ăn của mình là việc làm vô cùng cần thiết.  Giờ  ngủ  trưa dậy, các nhóm cơ  của trẻ  đang trạng thái tĩnh, tôi đã tận   dụng thời gian này dể  giúp trẻ  chuyển từ  trạng thái tĩnh sang trạng thái động  
  13. 13 bằng các bài tập đơn giản như: Nằm xuống đưa từng chân, từng tay lên và hạ  xuống và cho trẻ ngồi dậy từ từ rồi đi cất gối. Trẻ tập thể dục đơn giản trước khi dậy * Hoạt động chiều: Hoạt động chiều là thời gian tôi rèn kĩ năng vân đông cho nhưng trẻ có thể  ̣ ̣ ̃ lực yếu, những trẻ có kĩ năng vận động kém và phát triển thể lực cho những trẻ  nhanh nhẹn. Giờ  hoạt động chiều tôi tổ  chức hướng dẫn trò chơi mới như: trò   chơi vận động, trò chơi dân gian cũng như ôn luyện các trò chơi. Trẻ chơi “ Lộn cầu vồng” ­ Tôi đa lựa chon, sưu tâm các trò chơi dân gian: ̃ ̣ ̀ + Ví dụ : Trò chơi “Cắp cua bỏ giỏ” rèn sự khéo léo của các ngón tay. Trò  chơi “Kéo cưa lừa xẻ”, “Nu na nu nống”, “Lộn cầu vồng” phát triển các nhóm  cơ chân, cơ tay. Trò chơi “Trồng nụ trồng hoa” rèn cho trẻ sức bật của chân. Trò   chơi “Gieo hạt”, “bắt bướm”, phát triển các cơ toàn thân.   Biện pháp 5. Sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động. 
  14. 14 Đồ dùng trực quan đẹp hấp dẫn đa dạng phong phú sẽ làm cho hoạt động   thêm sinh động khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao vì vậy tôi luôn tạo ra  đồ dùng đồ chơi mới kích thích cho trẻ vận động.. Góc vận động của lớp Khi chuẩn bị đồ dùng cho trẻ vận động cơ bản tôi đã trang trí các đồ dùng  học tập như cổng thể dục, tạo các đường hẹp bằng các dây hoa, thanh nhựa, ống   hút, có màu sắc hấp dẫn kích thích thu hút trẻ vào giờ  hoạt động phát triển vận  động để đạt kết quả cao.  Biện pháp 6. Chú ý đến từng cá nhân trẻ Tôi luôn chú ý đến việc giáo dục từng cá nhân trẻ vì thực tế của lớp có trẻ  nhanh, trẻ  chậm. Cùng một bài tập nhưng vẫn có trẻ  thực hiện bài tập được, có  trẻ không thực hiện được. Bản thân tôi chú ý rèn luyện cho trẻ yếu, phát huy cho   những trẻ giỏi. Đặc biệt trong quá trình tổ  chức hoạt động tôi luôn chú ý rèn luyện cho  những trẻ cá biệt, dạy trẻ vào mọi lúc mọi nơi Cô sửa sai cho trẻ
  15. 15 Biện pháp 7. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh để  giúp trẻ  phát triển   thể chất.  Chúng ta biết rằng thời gian trẻ ở trường mầm non nhiều hơn thời gian tr ẻ  ở nhà. Những bài học ở trường mầm non giúp trẻ phát triển đúng tâm sinh lý lứa  tuổi, có sức khỏe tốt, tự tin, mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát huy tốt   khả năng và sở trường của mình. Trong các giờ đón trả trẻ, bản thân tôi luôn trao đổi với phụ  huynh về sự  phát triển thể  chất của trẻ cũng như  các vấn đề  phát triển khác về  tình cảm, trí  tuệ, ngôn ngữ  của trẻ  là rất cần thiết. Cùng với phụ  huynh động viên khuyến   khích trẻ ăn hết khẩu phần đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động  tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh và phát triển bình thường.   Tuyên truyền phụ huynh tăng cường các hoạt động giao lưu, dạo chơi dã   ngoại vào những ngày cuối tuần được nghỉ học. Theo dõi thực đơn ăn hàng ngày  trẻ   ở  trường để   ở  nhà chế  biến món ăn và thay đổi thực phẩm để  trẻ  có khẩu  phần ăn đầy đủ chất. 3. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm  Khi thực hiện những biện pháp trên tôi thu được những kết quả như sau: Tổng số trẻ: 22 trẻ.  Tiêu chí  Đạt Chưa đạt đánh giá SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi  20 90,91% 2 9,09% tham gia vận động Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 18 81,82% 4 18,18% Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt 20 90,91% 2 9,09% Trẻ có kỹ năng, kỹ xảo vận động tốt 15 68,19% 7 31,81% * Mang lại hiệu quả kinh tế:     Sáng kiến  kinh nghiệm đi sâu giải quyết vấn đề giáo dục phát triển thể chất cho trẻ và bên cạnh đó chủ yếu sử dụng, dụng cụ đồ dùng trưc quan được ̣ cấp phát và đồ dùng tự ta ̣o bằ ng nguyên vâ ̣t liê ̣u sẵn có ở điạ phương để tôi tận dụng áp dụng cho sáng kiến. Đồng thời với những biện pháp trên đã giúp tôi nhận thức sau sắc hơn, hiểu được ý nghĩa và có kỹ năng xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục và giúp trẻ củng cố và phát triển tốt các kỹ năng vận động. Nên việc thực hiện sáng kiến ít tốn kém về mặt kinh tế, chất lượng giáo dục phát triển thể chất trên trẻ đạt cao so với dự kiến ban đầu. * Mang lại lợi ích xã hội: Đối với trẻ:
  16. 16 - Các cháu được thỏa sức vận động theo các hình thức đổ mới sáng tạo, được hoạt động vui vẻ thoải mái dưới nhiều hình thức trò chơi, có nhiều cơ hội được trải nghiệm các kỹ năng vận động. - Các cháu mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn hoạt bát và phát triển khỏe mạnh cân đối hài hòa.  Đối với Giáo viên:   ­ Bản thân tôi đã nắm chắc các phương pháp rèn luyện thể chất cho trẻ, tôi  thấy mình thêm tự tin và sáng tạo khi tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ. Các   cô giáo ở  lớp đã tạo được niềm tin với phụ  huynh, phụ  huynh rất tin tưởng khi   đưa con tới lớp. Phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ các cô về mọi mặt.  Đối với phụ huynh:   ­ Phụ  huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể  chất cho  trẻ, luôn quan tâm đến sự phát triển sau này của con em mình. ­ Các bậc phụ huynh đã quan tâm đến hoạt động của con tại trường, yên  tâm tin tưởng các cô khi gửi con đến lớp, phấn khởi khi thấy con em mình có thể  lực và sức khỏe tốt. ­ Sẵn sàng  ủng hộ  và phối hợp với cô giáo trong việc tìm kiếm, sưu tầm  các bản nhạc, các nguyên vật liệu làm đồ  dùng, dụng cụ tập luyện hoặc nguyên  vật liệu trang trí các đồ dùng dụng cụ tập luyện. C­ PHẦN KẾT LUẬN 1. Phạm vi áp dụng của sáng kiến Các biện pháp nêu trên đã được áp dụng tại lớp nhà trẻ  trường Mầm non Thạnh Phú 2 và đã đem lại nhiều lợi ích rõ rệt giúp trẻ phát triển thể chất và khả  vận động cho trẻ tốt hơn. Các giải pháp đó còn có thể áp dụng cho tất cả các trẻ  ở độ tuổi 24­36 tháng tuổi tại các trường Mầm non trong toàn huyện. 2. Điều kiện áp dụng và được triển khai, nhân rộng Về chuyên môn: ­ Giáo viên cần tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt ứng  dụng công nghệ  thông tin hiện đại để  tạo ra các loại đồ  dùng phù hợp, phong  phú về nội dung và hình thức. ­ Chịu khó nghiên cứu để  tạo ra các đồ  dùng thể chất mới lạ, phong phú,  hình dáng, màu sắc đẹp kích thích sự hứng thú của trẻ. ­ Cần tạo cơ hội cho trẻ được tham tích cực các hoạt động thể  thao trong  các buổi giao lưu, ngày hội, ngày lễ, các sự  kiện nhằm gây cho trẻ  những hứng  thú và sự tự tin trước đám đông.
  17. 17 ­ Tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ  với phụ  huynh cùng tham gia tổ  chức các hoạt động giao lưu, ngày hội, ngày lễ và các sự kiện của trường và của   địa phương. Về cơ sở vật chất ­ Nhà trường cần cung cấp trang thiết bị dạy học, tạo phong trào thi đua  trang trí tạo môi trường phong phú, thu hút sự hứng thú cho trẻ trong hoạt động  giáo dục. ­ Nhà trường cần tuyển chọn những sáng kiến có kết quả cao các cấp công  bố, nhân rộng  trên website của trường để giáo viên có thể dễ dàng học tập, ứng   ụng vào thực tế  của nhóm mình, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo  dục trẻ. Trên đây là đề tài sáng kiến của bản thân tôi đã đề  ra và thực hiện trong  năm học năm học 2022­2023. Rất mong được sự  ủng hộ  góp ý một cách chân  thành của chị em đồng nghiệp, bạn bè và của các cấp lãnh đạo để tôi hoàn thiện  hơn những hiểu biết của mình./.                                                                   Thạnh phú, ngày 24 tháng 3 năm 2023 XÁC NHẬN Người viết HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG TÀI LIỆU THAM KHẢO ­ Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em. – Đặng Hồng Phương­ Nhà  xuất bản đại học sư phạm. ­ Giáo trình lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.   Đặng Hồng Phương­Nhà xuất bản đại học sư phạm. ­   Phát   triển   tính   tích   cực   vận   động   cho   trẻ   mầm   non­   Đặng   Hồng   Phương­ Nhà xuất bản đại học sư phạm. ­ Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mầm non (theo   chương trình giáo dục mầm non mới)­ Phạm Mai Chi­Vũ Yến Khanh­Nguyễn  Thị Hồng Chi­ Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. ­ Các bài hát trong “Trẻ thơ hát”.   ­ Hướng dẫn tổ  chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động­ Bộ  giáo dục.
  18. 18 ­ Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quán lý và giáo viên mầm non. ­ Một số tài liệu có liên quan đến hoạt động phát triển vận động cho trẻ  mầm non.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2