Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MẦM NON BA TRẠI A MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực/Môn : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Đàm Thị Hồng Nhung Đơn vị công tác : Trường Mầm non Ba Trại A Chức vụ : Giáo viên Năm học: 2022 – 2023
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét đánh giá công nhận SKKN trường MN Ba Trại A, Hội đồng xét đánh giá công nhận SKKN ngành GD&ĐT huyện Ba Vì. Trình độ Ngày tháng Nơi công Chức Họ, tên chuyên Tên sáng kiến năm sinh tác danh môn Một số biện pháp Đàm Thị Trường nâng cao chất lượng Hồng 07/02/1992 Mầm Non Giáo viên Đại Học rèn kỹ năng tự phục Nhung Ba Trại A vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Mẫu Giáo - Ngày áp dụng sáng kiến: Bắt đầu từ tháng 9/2022. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Bản thân tôi nghiên cứu : Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non mục đích giúp Đánh giá thực trạng dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non. Giúp trẻ chuyển tải những gì mình biết, những khả năng thực thụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm như thế nào, trong những tình huống khác nhau của cuộc sống hàng ngày. Từ đó phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giúp trẻ 5 – 6 tuổi có kỹ năng tự phục vụ tốt hơn. - Trẻ được trải nghiệm những hoạt động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình và môi trường xã hội - Trẻ được củng cố, rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ như (rửa mặt, rửa tay, rót nước, gấp khăn, đi dép...) - Trẻ có cơ hội học tập trải nghiệm - Cơ hội về kiến thức, kỹ năng trong thực tế cuộc sống
- - Khuyến khích trẻ khám phá, tìm tòi: Con biết gì về các kỹ năng? Làm thế nào để biết? - Phát huy tính tự giác và rèn kỹ năng tự phục vụ cho bản thân - Khơi dậy niềm yêu thích của trẻ với các bộ môn kỹ năng sống Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ba Trại, ngày 10 tháng 4 năm 2023 Người nộp đơn Đàm Thị Hồng Nhung
- UBND HUYỆN BA VÌ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN BA TRẠI A Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NH ẬN XÉT ĐÁNH GIÁ Họ tên tác giả: Đàm Thị Hồng Nhung Tên đề tài: Một số biện pháp nâng cao ch ất l ượng rèn k ỹ n ăng t ự ph ục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Điểm Điểm STT Tiêu chuẩn tối đa đạt 1 Sáng kiến có tính mới 1.1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 30 1.2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 20 1.3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình 10 1.4 Không có tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có tr ước đây 0 Nhận xét: 2 Sáng kiến có tính áp dụng 2.1 Có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn ngành hoặc rộng hơn 30 2.2 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra một s ố đơn vị có 20 cùng điều kiện 2.3 Có khả năng áp dụng trong đơn vị 10 2.4 Không có khả năng áp dụng trong đơn vị 0 Nhận xét: 3 Sáng kiến có tính hiệu quả 3.1 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, có tính lan t ỏa 30
- 3.2 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội 20 3.3 Có hiệu quả, lợi ích phù hợp với mức độ phù hợp tại đơn vị 10 3.4 Không có hiệu quả cụ thể 0 Nhận xét: 4 Điểm trình bày 4.1 Trình bày khoa học, hợp lý 10 4.2 Trình bày chưa khoa học, chưa hợp lý 5 Nhận xét: Tổng cộng:……………… Đánh giá: □ Đạt (>70 điểm) □ Không đạt CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ Hoàng Thị Nhân
- MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. PHẦN THỨ NHẤT. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 1.1. Cơ sở lý luận 1 1.2. Cơ sở thực tiễn 1 2. Mục đích nghiên cứu. 2 3. Đối tượng nghiên cứu . 2 4. Đối tượng khảo sát và thời gian thực nghiệm. 2 5. Phương pháp nghiên cứu. 2 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 2 B. PHẦN THỨ HAI. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lý luận 2 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 3 2.1. Đặc điểm tình hình 3 2.2. Khảo sát thực trạng 4 3. Các biện pháp thực hiện 4 4. Mô tả, phân tích các biện pháp 4 4.1. Biện pháp 1: Lựa chọn những kỹ năng phù hợp, xây dựng kế 4 hoạch rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ . 4.2. Biện pháp 2: Bổ xung đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường 6 học tập thân thiện 4.3. Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động học và trong các 8 hoạt động khác 4.4. Biện pháp 4: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh dạy 12 trẻ kỹ năng tự phục vụ. 5. Kết quả so sánh đối chiếu 13 C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 1. Kết luận 14 2. Khuyến nghị 15 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO E. CÁC MINH CHỨNG
- 1 A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Cơ sở lý luận: Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người” Sở dĩ Bác nói như vậy là để khẳng định với chúng ta rằng việc giáo dục trẻ để trẻ trở thành những công dân tốt cho xã hội cho đất nước là một nhiệm vụ hàng đầu. Nhưng để trở thành những công dân tốt sau này thì trước hết hôm nay trẻ phải biết tự chăm sóc bản thân, trẻ phải có tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy việc rèn luyện những kĩ năng tự phục vụ cho trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng là nhiệm vụ rất cần thiết. Nếu trẻ có những thói quen, kĩ năng tự phục vụ tốt sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật, thích nghi được với điều kiện sống... hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp tốt. Để giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ nghĩa là chúng ta giúp trẻ trải nghiệm những hoạt động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình và môi trường xã hội. Trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ... đến việc học để có kiến thức và nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung quanh và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người. Trẻ em ngày nay rất thông minh, hoạt bát, lém lỉnh hơn nhiều so với trẻ em trước kia. Tuy nhiên các con rất thiếu kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ thiếu khả năng tự lập và hay dựa dẫm vào người lớn. Khi gặp tình huống chúng thường nhờ đến người lớn mà không tự mình tìm cách giải quyết. Do đó, việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong trường mầm non là việc làm vô cùng cần thiết. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2022- 2023 tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi . Tôi luôn mong muốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất giúp các con mạnh dạn tự tin trong cuộc sống. Để làm được việc đó, điều đầu tiên tôi hướng tới là hướng dẫn các con kỹ năng tự phục vụ bản thân.
- 2 Nhưng trên thực tế, mặc dù trẻ đã biết thực hiện một số kỹ năng tự phục vụ như kê bàn cùng cô, lấy ghế về chỗ… tuy nhiên số lượng trẻ thực hiện còn rất hạn chế. Đa số trẻ con thụ động, lúng túng chưa nhiệt tình khi thực hiện các kỹ năng tự phục vụ. Trẻ có thái độ ỉ nại, chờ đợi sự giúp đỡ của cô giáo hay bạn khác. Chính vì vậy, trong các hoạt động hàng ngày ở lớp trẻ vẫn chưa phát huy hết khả năng tự phục vụ của bản thân. Từ thực tiễn trên cho thấy kỹ năng tự phục vụ của trẻ còn nhiều hạn chế. Điều này khiến tôi băn khoăn chăn chở, do vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu. Đánh giá thực trạng dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non. Giúp trẻ chuyển tải những gì mình biết, những khả năng thực thụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm như thế nào, trong những tình huống khác nhau của cuộc sống hàng ngày. Từ đó phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giúp trẻ 5 – 6 tuổi có kỹ năng tự phục vụ tốt hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non 4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm. Trẻ lớp 5 tuổi A3 tại Trường mầm non Ba Trại A. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra. Phương pháp phân tích. Phương pháp tổng hợp tài liệu và khảo sát thực tiễn. Phương pháp thu thập thông tin, so sánh và phân tích đánh giá. 6. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 B. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lý luận. Với khẩu hiệu: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Bác Hồ kính yêu đã từng dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Đúng vậy, chúng ta cần phải rèn kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và bắt đầu từ
- 3 việc nhỏ nhất như: Rửa tay, quét nhà, rửa mặt, tự xúc cơm, tự vệ sinh cá nhân... Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Vì vậy lứa tuổi mầm non là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội giá trị sống để phát triển nhân cách. Kỹ năng tự phục vụ là những nền tảng để hình thành nhân cách trẻ. Phát triển về các mặt thể chất, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ, nhận thức, giúp trẻ sẵn sàng đi học lớp một ở trường phổ thông sau này. Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự phục vụ cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với cha mẹ trẻ có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự phục vụ, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 2.1. Đặc điểm tình hình: * Đặc điểm tình hình lớp: Năm học 2022- 2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 tuổi A3. Lớp có 2 cô, với tổng số 28 trẻ: 11 nữ, 17 nam. Năm học trước, do dịch bệnh covid-19 kéo dài thời gian trẻ được đến lớp ngắn nên khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, đặc biệt kỹ năng tự phục vụ của trẻ còn hạn chế. Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các chị em đồng nghiệp đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng tài liệu và bồi dưỡng chuyên môn. Lớp được phân chia theo đúng độ tuổi. - Giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, được tập huấn về nội dung dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non do Phòng giáo dục tổ chức và qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn tại trường, tích cực nghiên cứu tài liệu về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non. - Giáo viên nhiệt tình, sáng tạo, làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ và luôn được sự ủng hộ của phụ huynh. *Khó khăn: - Đa số phụ huynh làm nông nghiệp nên công tác phối hợp với giáo viên còn chưa thường xuyên, phụ huynh chưa quan tâm rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. - Một số trẻ còn nhút nhát không tự tin khi tham gia vào các hoạt động, một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô, nên chưa có kỹ năng tự phục vụ.
- 4 - Chưa có nhiều tài liệu sách, báo về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ để giáo viên nghiên cứu tham khảo. 2.2. Khảo sát thực trạng. *Khảo sát trẻ Kết quả khảo sát đầu năm (Khảo sát 28 trẻ) Đạt Chưa đạt STT Nội dung khảo sát SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 Kỹ năng bê ghế, cất ghế 19 68 9 32 2 Kỹ năng rửa tay rửa mặt 19 68 9 32 3 Kỹ năng lấy nước 18 64 10 36 4 Kỹ năng cởi giầy, đi giầy, cất dép. 17 61 11 39 5 Kỹ năng kéo khóa 14 50 14 50 6 Kỹ năng mặc áo, cởi áo (gấp quần áo) 14 50 14 50 7 Kỹ năng sử dụng kéo 15 54 13 46 8 Kỹ năng cách chải tóc 13 46 15 54 3. Các biện pháp thực hiện. Biện pháp 1: Lựa chọn những kỹ năng phù hợp, xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Biện pháp 2: Bổ xung đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường học tập thân thiện. Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động học và trong các hoạt động khác. Biện pháp 4: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ. 4. Mô tả, phân tích các biện pháp. 4.1. Biện pháp 1: Lựa chọn những kỹ năng phù hợp, xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. * Lựa chọn những kỹ năng tự phục vụ phù hợp dạy trẻ - Lựa chọn những kỹ năng tự phục vụ cần dạy trẻ ở lứa tuổi này rất quan trọng. Nếu cô lựa chọn những nội dung đúng phù hợp để rèn cho trẻ thì sẽ mang lại hiệu quả cao và giúp cho trẻ có những kỹ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi. Nếu nội dung không phù hợp với lứa tuổi của trẻ như yêu cầu cao quá thì sẽ dẫn đến trẻ làm việc quá sức ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu rất kỹ khi lựa chọn những kỹ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Do đó tôi đã lựa chọn những nội dung sau: + Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân của trẻ khi được nhắc nhở như: rửa tay, rửa mặt, vệ sinh răng miệng, đi giày dép. + Trẻ biết tự chăm sóc bản thân: tự mặc, cởi quần áo, mặc quần áo phù hợp với thời tiết, gấp quần áo, gập chăn gối khi ngủ dậy
- 5 + Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, cất đồ chơi đúng nơi quy định + Trẻ biết chuẩn bị cho giờ học như: lấy và chia đồ dùng học. Kê bàn ghế chuẩn bị cho giờ ăn, chia thìa, cất ghế. Sau khi xác định được những kỹ năng tự phục vụ cần dạy trẻ ở lứa tuổi này tôi sẽ tiến hành khảo sát xem trẻ đã làm được những việc gì và đạt ở mức độ nào. Từ đó tôi sẽ đưa ra một số biện pháp để rèn trẻ một số kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. * Xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Việc xây dựng kế hoạch giúp tôi định hướng đúng, chính xác những nội dung rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong cả năm học, giúp tôi chủ động trong từng thời gian cụ thể, tránh việc làm tự phát theo hứng, gặp đâu làm đấy dẫn đến tình trạng trùng lặp, bỏ sót. Xây dựng kế hoạch còn giúp tôi kết hợp lựa chọn các nội dung, phương pháp và hình thức rèn luyện cho trẻ một cách hợp lý khoa học và có hiệu quả. Chính vì vậy, ngay từ khi xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, tôi đã trao đổi và thống nhất với giáo viên trong lớp bám sát với kế hoạch của nhà trường, để lồng ghép các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ theo từng tháng sao cho phù hợp với khả năng của trẻ theo từng giai đoạn. Dựa vào đặc điểm tình hình thực tế của trẻ trong lớp và xây dựng có hệ thống đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Dưới đây tôi đã xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng tự phuc vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp tôi như sau: STT Tháng Các kỹ năng Ghi chú - Rèn kỹ năng bê ghế, cất ghế 1 Tháng 9 - Rèn kỹ năng rửa mặt, rửa tay - Rèn kỹ năng chải tóc 2 Tháng 10 - Rèn kỹ năng lấy nước - Rèn kỹ năng cắt móng tay - Rèn kỹ năng tự mặc quần áo, cởi áo, gấp quần 3 Tháng 11 - Rèn kỹ năng khéo khóa - Rèn kỹ năng rót khô từ cốc trong sang cốc trong 4 Tháng 12 - Rèn kỹ năng chuyển hạt bằng tay cỡ nhỏ - Rèn kỹ năng quét nhà, cọ cốc chén. 5 Tháng 1 - Rèn kỹ năng sử dụng kéo. - Rèn kỹ năng lau chùi nước 6 Tháng 2 - Rèn kỹ năng kẹp quần áo 7 Tháng 3 - Rèn kỹ năng chuyển hạt bằng thìa cỡ nhỏ
- 6 STT Tháng Các kỹ năng Ghi chú - Rèn kỹ năng tết tóc - Rèn kỹ năng rót nước 8 Tháng 4 - Rèn kỹ năng rót khô từ cốc đục sang cốc trong - Rèn kỹ năng xử lí khi ho - Rèn kỹ năng chuyển hạt bằng tay cỡ vừa. 9 Tháng 5 - Rèn kỹ năng chuyển hạt bằng kẹp đá 4.2. Biện pháp 2: Bổ xung đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường học tập thân thiện * Tham mưu về cơ sở vật chất Để hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đạt kết quả cao, ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với BGH nhà trường đầu tư mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho việc học tập cũng như việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Nhà trường đã mua sắm một số đồ dùng cho trẻ thực hành ở góc kỹ năng như bộ chải tóc, bộ cốc trong, bộ chuyển hột hạt, bộ sâu hạt… bên cạnh đó nhà trường đã trang bị thêm tủ để đồ cho trẻ như: Cặp sách, ba lô cho trẻ, giá dép, bàn, ghế… (Hình ảnh 1: Một số đồ dùng ở góc kỹ năng được nhà trường mua sắm) * Xây dựng môi trường học tập thân thiện cho trẻ + Môi trường trong lớp học: Trường, lớp học an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi... là những điều kiện thuận lợi giúp trẻ hoạt động. Chính vì vậy môi trường học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Vì vậy giải pháp không thể thiếu là tạo môi trường phù hợp thân thiện để dạy trẻ. Chính vì vậy tôi đã chủ động xây dựng góc kỹ năng tự phục vụ phong phú như kỹ năng tết tóc, kỹ năng buộc dây giày, kỹ năng rót nước cam, kỹ năng xúc hạt, kỹ năng tự đánh răng… Trẻ được vui chơi ở góc theo cách thức “Học bằng chơi, chơi bằng học” Trẻ có nhiều cơ hội thực hành và học hỏi nhiều thứ. Trẻ có nhiều lựa chọn và thực hiện các hoạt động, các bài tập theo hứng thú của mình. Trẻ có cơ hội lựa chọn học liệu và hoạt động của trẻ chủ động hơn trong khi chơi. Đồng thời trẻ có thể cùng nhau chia sẻ, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm. Thông qua góc kỹ năng được thực hiện các bài tập trẻ sẽ rèn luyện tính độc lập, biết tự phục vụ bản thân có thêm kỹ năng và trở lên ngăn nắp, nề nếp hơn. Ở góc này từ những mảng tường trắng, tôi đã tìm tòi và tận dụng để làm góc mở cho trẻ tự rèn luyện kỹ năng tự phục vụ như: Góc kỹ năng thực hành cuộc sống (hay còn gọi là kỹ năng tự phục vụ) là nơi trẻ có điều kiện được trải
- 7 nghiệm thực tế, khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin. (Hình ảnh 2: Góc kỹ năng thực hành cuộc sống) Ví dụ: Tháng 11 tôi rèn kỹ năng kéo khóa, cài khuy áo. Để thu hút sự hứng thú, ham học hỏi, tính tò mò của trẻ. Tôi trang trí góc thật nhiều loại đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt, phù hợp với tính năng sử dụng cho trẻ hoạt động như: Váy được cắt bằng nỉ có khóa, có khuya áo. (Hình ảnh 3: Trẻ thực hành kỹ năng kéo khóa áo) + Môi trường ngoài lớp học: Ngoài ra khu vực rửa tay tôi thiết kế một bảng gồm các bước theo quy trình có hình ảnh minh hoạ cụ thể, dễ hiểu dán trên tường gần vòi rửa tay để khi nào trẻ quên có thể nhìn lên và làm theo các bước rửa tay đúng cách. + Môi trường giao tiếp thân thiện cho trẻ khi ở lớp, thân thiện giữa cô giáo và phụ huynh: Để tạo được môi trường thân thiện giữa cô giáo và phụ huynh, tôi luôn chủ động trao đổi, thông tin thường xuyên, kịp thời với cha mẹ trẻ để tạo sự thống nhất trong chăm sóc và giáo dục trẻ bên cạnh đó tôi luôn nhẹ nhàng, gần gũi trẻ, là người bạn thân thiết của trẻ, quan tâm, luôn lắng nghe và chia sẻ với trẻ. Tôn trọng sở thích riêng của trẻ, giải thích cho trẻ hiểu khi trẻ làm sai; động viên, khuyến khích trẻ khi trẻ làm đúng, làm được việc tốt. Ngoài ra, tôi còn tạo cho trẻ môi trường giao tiếp thông qua các giờ học, giờ chơi. * Làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo: Để thu hút trẻ tích cực tự rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân ở góc này tôi cũng thường xuyên và sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có, hay làm nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo đẹp mắt để cho trẻ có thể thực hành và phát huy hết khả năng rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân mình. Tôi cùng trẻ làm một số đồ dùng ở góc kỹ năng để cho trẻ tham gia thực hành như: Sách kỹ năng, các loại quần, áo được cắt bằng thảm nỉ, giày dép được làm bằng thảm nỉ có xâu dây, cài khuy áo (áo có cúc,áo có khóa, áo cúc cài), luồn dây giày, bộ phơi quần áo, bộ đan lát… Tất cả các đồ dùng, đồ chơi trên đều ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. Ví dụ: Tháng 2 tôi rèn kỹ năng kẹp quần áo. Tôi sử dụng kẹp gỗ nhỏ vừa tay của trẻ, vải vụn cắt quần, áo, váy… cho trẻ kẹp quần áo lên dây phơi hoặc móc. (Hình ảnh 4: Trẻ chơi góc kỹ năng cách kẹp quần áo) Ví dụ: Tháng 3 tôi rèn kỹ năng tết tóc, tôi đã làm đồ dùng cho trẻ tự rèn kỹ năng tết tóc ngay trên mảng tường của lớp. Đồ dùng được làm bằng đĩa ăn một lần làm khuôn mặt, sợi len làm tóc…
- 8 (Hình ảnh 5: Trẻ thực hành tết tóc trên đồ dùng sáng tạo) Tóm lại: Với những việc làm cụ thể ở trên, tôi đã tạo được môi trường học tập khá thân thiện với trẻ và phụ huynh trẻ. Trẻ thích đến lớp, mỗi khi đến lớp trẻ rất thích thú tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức. 4.3. Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động học và trong các hoạt động khác Hiện nay việc đổi mới hình thức theo hướng tích hợp và lồng ghép các hoạt động giáo dục. Nó giúp cho trẻ hoạt động tích cực hơn. Chính vì vậy tôi luôn chú ý xây dựng lồng ghép kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong hoạt động học và trong các hoạt động khác. Thông qua các hoạt động này tôi đã lồng ghép tổ chức cho trẻ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. * Rèn kỹ năng tự phục vụ ở hoạt động học. Hoạt động học là hoạt động được tổ chức có sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Nội dung dạy được tổ chức có hệ thống theo sát mục đích, kế hoạch đã được hoạch định trong giáo án nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ giúp trẻ hiểu để trẻ cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học liên quan đến giáo dục kỹ năng tự phục vụ, nghĩa là kiến thức có nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ. Do vậy tôi lồng ghép, tích hợp một cách nhẹ nhàng, tự nhiên về kỹ năng tự phục vụ trong các tiết học ví dụ như: Ví dụ 1: Hoạt động khám phá Chủ đề “Trường mầm non”. Đề tài: Tìm hiểu về nội quy lớp học Rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ: Cất đồ dung đồ chơi, giày dép đúng nơi quy định. Tôi cho các con tìm hiểu những nội quy của lớp: Nội quy cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, cất ba lô và cất dép, để rác đúng chỗ… bắt đầu từ khi đến lớp. Tôi cùng các con thống nhất đưa ra các nội quy để thực hiện. Giáo dục trẻ cất đồ dùng gọn gàng ngăn nắp đúng nơi quy định không vứt đồ dùng đồ chơi bừa bãi. Chủ đề: Bản thân. Đề tài: Tìm hiểu trang phục bạn trai, bạn gái Rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ: Cách mặc, cởi áo; cài khuy áo Sau khi cho trẻ “Tìm hiểu trang phục bạn trai, bạn gái” Tôi cho trẻ trải nghiệm cách mặc áo (đóng cúc) dưới hình thức trò chơi “Nhanh và khéo” Từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ khi tắm trẻ tự biết cởi áo, khi tắm song trẻ tự mặc áo, khi áo bẩn trẻ biết tự thay áo. Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh bản thân, trang phục gọn gàng biết mặc quần áo khi trời lạnh, biết cởi bớt áo khi trời nóng. (Hình ảnh 6: Hướng dẫn trẻ gấp quần áo) Ví dụ 2: Hoạt động tạo hình
- 9 Đề tài: “Cắt dán đồ dùng đồ chơi bé thích” Rèn kỹ năng tự phục vụ: “Cách sử dụng kéo” Ở hoạt động này tôi rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, cẩn thận khi sử dụng kéo cô hướng dẫn trẻ biết cách cầm kéo bằng 2 tay, sử dụng kéo bằng 3 ngón tay lồng vào tay cầm của kéo tay phải cầm kéo, tay trái cầm giấy, cắt thật khéo léo các đường thẳng tạo nên hình chữ nhật để làm khăn mặt. Trong hoạt động này tôi rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo, cẩn thận khi sử dụng kéo. Ngoài ra, khi trẻ hoạt động nhóm tôi lồng ghép rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ là biết lấy ghế về nhóm và cất ghế đúng nơi quy định. Giáo dục trẻ trong khi cắt không vứt giấy bừa bãi, biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, sử dụng kéo cẩn thận không đùa nghịch trong khi sử dụng kéo. (Hình ảnh 7: Cô hướng dẫn trẻ sử dụng kéo tiết tạo hình) Ngoài việc giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ lồng ghép ở các tiết học tôi còn thông qua các hoạt động khác như : Hoạt động đón trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động, hoạt động ăn, ngủ, hoạt động chiều... Trong các giờ học này tôi giáo dục trẻ dưới hình thức củng cố bài và ở góc kỹ năng hay hoạt động chiều tôi dạy cho trẻ một số kỹ năng mới. * Hoạt động đón, trả trẻ - Giờ đón trẻ: Tôi lồng ghép kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, trẻ biết cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, đúng nơi quy định. Ví dụ : Khi trẻ đến lớp tôi rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, trẻ biết cất ba lô, cặp sách, giày, dép, mũ… vào đúng nơi quy định và biết lấy ghế về tổ ngồi, khi ra về trẻ biết tự cất ghế lấy đồ dùng cá nhân. - Giờ trả trẻ: Trước khi về cô nhắc nhở trẻ trước khi về cất ghế đúng nơi quy định, cất gọn gàng ngăn nắp. Khi trẻ cất ghế một số trẻ cầm ghế chưa đúng cô lưu ý bao quát sửa sai, cô nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ cách bê ghế bằng 2 tay: 1 tay cầm thành ghế, 1 tay cầm mặt ghế bê ghế ngang tầm bụng, cất đúng chỗ, gọn gàng, cất dép đi trong nhà vào đúng nơi quy định mới ra về. Giáo dục trẻ biết lễ phép chào hỏi lễ phép, lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định. (Hình ảnh 8: Trẻ cất ghế - đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định) * Hoạt động góc Hoạt động góc là hoạt động mà trẻ mầm non rất thích thú. Ở các góc chơi trẻ thể hiện các vai chơi, đóng làm người lớn bắt chước làm những công việc của người lớn. Cũng chính tại hoạt động chơi góc trẻ sẽ “bộc lộ” sự sáng tạo được những kinh nghiệm của bản thân. Ví dụ 1: Trong chủ đề nhánh: “Một số nghề trong xã hội” hoạt động vui chơi có nhiều góc chơi, trong mỗi góc lại có nhiều nhóm chơi nhỏ. Khi cô giới
- 10 thiệu các góc chơi, nhiệm vụ của từng vai chơi, trẻ bắt đầu tự chọn hoạt động của mình. Có trẻ chọn góc phân vai, có trẻ chọn góc xây dựng… Được đóng vai bố mẹ, bế em, trải tóc cho em, cài cúc áo, đi tất, cho em ăn, ăn những bữa ăn gia đình… Từ những hoạt động hang ngày của người lớn mà trẻ đã vận dụng vào xã hội thu nhỏ thông qua hoạt động góc. (Hình ảnh 9: Trẻ chơi ở góc phân vai) Ngoài việc hướng dẫn trẻ lồng ghép các kỹ năng vào góc chơi, ngay từ đầu năm tôi đã trang trí góc kỹ năng thực hành cuộc sống ngay trong lớp học và tôi đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng cho trẻ thực hành các kỹ năng mới và củng cố những kỹ năng cũ. Ví dụ 3: Góc kỹ năng thực hành cuộc sống .Rèn kỹ năng mới “Cách chải tóc”. Cách thực hành: Khi chải tóc con cầm lược bằng tay phải để chải tóc, tay trái con giữ và đỡ lấy lược. Con chải từ trên đỉnh đầu, từ đầu ngọn tóc xuống chân tóc dùng tay chái nắm lấy tóc đã trải, sau đó lấy dây buộc tóc để buộc lại. (Hình ảnh 10: Trẻ rèn kỹ năng chải tóc) Sau khi được cô giáo hướng dẫn và được trải nghiệm, kết quả trẻ đã làm tốt và ở những tuần tiếp theo trẻ đã làm tốt hơn. Sau một thời gian trải nghiệm một số trẻ đã tự biết chải tóc và buộc tóc mà không cần sự giúp đỡ của cô giáo. Giáo dục trẻ biết giữ gìn đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. * Hoạt động ngoài trời và hoạt động lao động. Là một hoạt động trẻ được tự do hòa mình với thiên nhiên, với môi trường xung quanh. Thông qua hoạt động ngoài trời, giáo viên sẽ cung cấp cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Trong quá trình khi trẻ tham gia hoạt động có chủ đích cùng cô, giáo viên có thể dễ dàng lồng ghép giáo dục và củng cố các kỹ năng tự phục vụ vào quá trình hoạt động của trẻ như nhặt lá, tưới cây, hái rau trong vườn trường... Từ đó tôi đánh giá được việc ứng dụng kỹ năng mà cô dạy vào trong thực tế của trẻ đến đâu. Trong quá trình chơi và hoạt động tự chọn, nhắc nhở trẻ biết bảo quản, giữ gìn đồ chơi, tự rửa đồ chơi sau khi chơi xong, thu dọn cất đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định. Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời: Một số nghề phổ biến trong xã hội. HĐCMĐ: Trò chuyện về bác lao công. TCVĐ: Chuyền bóng. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, phấn, lá cây. Ví dụ: Khi tham gia hoạt động ngoài trời hay hoạt động lao động tập thể trẻ biết tự lấy dép, đeo dép, mặc áo, cởi áo… Trong quá trình chơi nhờ có kỹ năng cởi áo, mặc áo khi chơi trẻ cảm thấy nóng nực trẻ lớp tôi đã tự biết cởi áo và có những hôm ra chơi trời có gió lạnh trẻ đã tự biết lấy áo mặc.
- 11 (Hình ảnh 11: Trẻ tự biết cởi áo khi chơi nóng - Trẻ tự đi giày dép) Ví dụ: Rèn kỹ năng tự phục như: Khi trẻ ăn quà bánh tôi rèn cho trẻ thói quen để rác đúng nơi quy định, ở góc thiên nhiên rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ biết chăm sóc lau lá cây, bắt sâu, tưới nước cho cây (Hình ảnh 12: Trẻ chăm sóc cây, bắt sâu, lau lá cây góc thiên nhiên - Trẻ bỏ rác đúng nơi quy định - Hình ảnh trẻ tham gia lao động nhặt lá sân trường) Từ những việc làm tưởng chừng như nhỏ bé này tôi thấy trẻ lớp tôi rất có ý thức bảo vệ môi trường không vứt rác bừa bãi mà để rác đúng nơi quy định. Giáo dục trẻ yêu lao động, biết chăm sóc cây cối, tưới nước, nhổ cỏ cho cây, không vứt rác bừa bãi biết tự bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định . Từ đó trẻ có ý thức biết bảo vệ môi trường làm cho môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp. Ngoài việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong giờ hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động lao động… tôi còn tiến hành dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày như: Giờ ăn, giờ ngủ, hoạt động chiều. * Ở giờ ăn, giờ ngủ. Là một hoạt động không thể thiếu ở trường mầm non. Bên cạnh việc giáo dục tri thức, thẩm mỹ, thể chất… cho các con tại trường mầm non, việc giáo dục các con về các vấn đề vệ sinh cũng là việc hết sức quan trọng. Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo đó là nhiệm vụ rất cần thiết. Qua việc tổ chức bữa ăn cho trẻ, tôi tập cho trẻ làm một số công việc tự phục vụ qua đó hình thành ở trẻ một số kỹ năng sử dụng đồ dùng, ăn uống đúng cách, biết rửa mặt rửa tay trước khi ăn và lau miệng, súc miệng nước muối, uống nước sau khi ăn cơm song. Trong hoạt động ăn tôi đã rèn cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ như kê bàn ghế cho bữa ăn trẻ biết tự kê bàn ghế, gấp khăn lau, tự chia đĩa, chia thìa về bàn… Ví dụ: Ở trẻ lớp tôi tôi đã rèn cho trẻ kỹ năng tự rửa mặt rửa tay trước khi ăn, trẻ biết tự chia thìa về bàn, về nhóm, giúp cô kê bàn ăn,... (Hình ảnh 13: Trẻ kê bàn, lau bàn - Trẻ chia thìa về nhóm ăn) Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, không nói chuyện khi ăn, phải rửa mặt rửa tay trước khi ăn. Khi tổ chức giờ ngủ cho trẻ, tôi rèn cho trẻ kỹ năng biết giúp cô kê phản, chải chiếu biết tự mình lấy gối khi đi ngủ và cất gối đúng nơi quy định (Hình ảnh 14: Trẻ gấp chăn, xếp gối khi ngủ dậy) * Hoạt động chiều
- 12 Vào các buổi chiều hàng tuần tôi dành 15 phút dạy trẻ một số kỹ năng mới, và ôn luyện một số kỹ năng cũ. Ví dụ: “Dạy trẻ kỹ năng rửa tay”. Ở lứa tuổi này, trẻ hoạt động liên tục trong ngày, trẻ thường xuyên tiếp xúc với đồ dùng và môi trường xung quanh, vô tình khiến tay trẻ bị bẩn. Vì vậy việc rửa tay thường xuyên sau khi hoạt động hay trước khi ăn là vô cùng cần thiết. Nhận thấy tầm quan trọng trên ngay từ đầu năm học tôi đã dạy trẻ kỹ năng rửa tay - Ngoài ra tôi còn hướng dẫn trẻ trong trường hợp không thể rửa tay trực tiếp bằng xà phòng với vòi nước xả, tôi hướng dẫn trẻ rửa tay bằng nước sát khuẩn khô. (Hình ảnh 15: Trẻ rửa tay dưới vòi nước- rửa tay với dung dịch sát khuẩn) Tóm lại: Với phương pháp lồng ghép này, đã tạo cho các con giờ học thêm sinh động, hấp dẫn. Qua đó hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ từ đó trẻ hiểu được và có cách sống tự lập không phụ thuộc và ỷ lại vào người khác. 4.4.Biện pháp 4: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ. Việc hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi không chỉ riêng bản thân giáo viên mà còn là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng của các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Gia đình là lớp học đầu tiên của con trẻ, bố mẹ là người thầy giáo đầu tiên của con, ở nhà “mẹ cũng là cô giáo”. Hiểu được tầm quan trọng đó nên tôi đã thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ để phụ huynh nhận thức rõ hơn và kết hợp với giáo viên có biện pháp giáo dục. Qua buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân ở nhà và ở trường của trẻ. Việc trẻ có thể trở thành con người tự lập, tự tin trong cuộc sống là một điều vô cùng cần thiết. Qua đó, phụ huynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường cùng với cô giáo dục dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ. Thông qua buổi trò chuyện tôi đã truyền tải đến các bậc phụ huynh với nội dung sau: + Phụ huynh phải là tấm gương để trẻ bắt chước và làm theo + Phụ huynh phải dành thời gian trò chuyện và hướng dẫn trẻ thực hiện 1 số kỹ năng tự phục vụ như: Kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng giúp đỡ người khác… + Luôn phân công nhiệm vụ cho trẻ ở nhà, nhắc nhở trẻ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ
- 13 + Luôn khen ngợi động viên khuyến khích trẻ khi trẻ làm được một việc gì đó. + Tạo mọi cơ hội cho trẻ nhìn thấy việc làm và cách thức làm của mình, đồng thời nên giải thích cho bé về việc làm đó. Sau đó nên khuyến khích trẻ tham gia vào công việc phù hợp với khả năng. Ví dụ: Giúp mẹ nhặt rau, lau dọn bàn ghế… Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ gọn gàng, một số thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng cá nhân hay những đồ dùng, vật dụng trong gia đình... Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành những kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. - Tôi luôn sưu tập các loại tranh, ảnh các bài tuyên truyền về Kỹ năng tự phục vụ của bản thân để ở góc tuyên truyền cho các bậc phụ huynh cùng xem tham khảo. Ở lớp tôi vào giờ đón, trả trẻ tôi thường trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp đặc biệt là về kỹ năng tự phục vụ của trẻ để việc dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ được tốt hơn tôi trao đổi với phụ huynh cùng cô nhắc nhở trẻ, cùng phân công công việc cho bé ở nhà cũng như ở lớp, để cho việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được tốt hơn. Ví dụ: Khi bố mẹ đi làm về hãy yêu cầu trẻ phụ giúp mẹ cất giày, dép lên giá. Cứ như vậy trẻ sẽ có thói quen hễ thấy mẹ về đến nhà là đòi cất giày dép cho mẹ, hoặc khi đi siêu thị hay đi chợ khi trẻ đi cùng hãy chia cho trẻ món đồ nhỏ để trẻ sách giúp, cần tập cho trẻ tập lặp đi lặp lại để trẻ hình thành thói quen. (Hình ảnh 16: Cô giáo tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh) Tóm lại: Việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi cần sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên chặt chẽ và thường xuyên để trẻ được hoạt động mọi lúc mọi nơi thì việc rèn kỹ năng cho trẻ mới đạt kết quả cao. 5. Kết quả đạt được Qua một năm nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non tôi đã thu được kết quả như sau: * Khảo sát trẻ cuối năm: 28 trẻ Bảng khảo sát trẻ cuối năm (có so sánh đối chứng) So sánh đối Đầu năm học Cuối năm học TT Nội dung khảo sát chiếu SL TL (%) SL TL (%) Tăng Giảm
- 14 9/28 1 Kỹ năng rửa tay rửa mặt 19/28 68% 28 100% 32% 9/28 2 Kỹ năng bê ghế, cất ghế 19/28 68% 28 100% 32% 10/28 3 Kỹ năng lấy nước 18/28 64% 28 100% 36% Kỹ năng cởi giày, đi giầy, 11/28 4 17/28 61% 28 100% cất dép 39% 12/28 5 Kỹ năng kéo khoá 14/28 50% 26 93% 43% Kỹ năng mặc áo, cởi áo (gấp 12/28 6 14/28 50% 26 93% quần áo) 43% 13/28 7 Kỹ năng sử dụng kéo 15/28 54% 28 100% 46% 14/28 8 Kỹ năng chải tóc 13/28 46% 27 96% 50% C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận. * Về phía giáo viên. - Bản thân tôi nắm rất chắc nội dung, phương pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ, nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ nên việc rèn kĩ năng cho trẻ được thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao, tôi thấy mình thêm tự tin và sáng tạo hơn. - Tạo được môi trường phong phú phù hợp với nội dung của từng chủ đề trong tháng và chủ đề sự kiện. - Có kỹ năng tổ chức lồng ghép các hoạt động dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ một cách tự tin, linh hoạt. - Đồ dùng, đồ chơi trong lớp phong phú hơn. * Về phía trẻ. - Sau một thời gian thực hiện tôi thấy trẻ đã có những chuyển biến rõ ràng 100% trẻ khỏe mạnh, sạch sẽ, mạnh dạn, hồn nhiên, có ý thức học tập tốt, biết lao động tự phục vụ bản thân, có thói quen vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi. Nắm chắc kiến thức yêu cầu từng độ tuổi đề ra.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn