intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 tại trường mầm non Trực Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 tại trường mầm non Trực Thắng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm giải pháp tối ưu để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và nhà trường nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên và huy động mọi lực lượng, các tổ chức xã hội chung tay xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm một cách có hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 tại trường mầm non Trực Thắng

  1. 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng thực hiện chuyên đề Xây dựng trƣờng mầm non lây trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 tại trƣờng mầm non Trực Thắng”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí (01) cấp học: Mầm non. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 05 tháng 09 năm 2022 đến ngày 15 tháng 04 năm 2023 4. Tác giả: Họ và tên: Đỗ Thị Lụa Ngày tháng năm sinh : 24- 09- 1983 Nơi thường trú: Trực Thắng – Trực Ninh – Nam Định Trình độ chuyên môn: ĐHSP Mầm non Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Mầm non Trực Thắng Điện thoại: 0962772919 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Đơn vị trong huyện: + Tên đơn vị: Trường Mầm non Trực Thắng Địa chỉ: Xã Trực Thắng – Huyện Trực Ninh – Tỉnh Nam Định Điện thoại: 0353930291 + Tên đơn vị: Trường Mầm non Trực Thái Địa chỉ: Xã Trực Thái – Huyện Trực Ninh – Tỉnh Nam Định Điện thoại: 0987894645 + Tên đơn vị: Trường Mầm non Trực Đại Địa chỉ: Xã Trực Thắng – Huyện Trực Ninh – Tỉnh Nam Định Điện thoại: - Đơn vị ngoài huyện: + Tên đơn vị: Trường Mầm non Nghĩa Trung Địa chỉ: Xã Nghĩa Trung – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định Điện thoại: 0915781566 + Tên đơn vị: Trường Mầm non Thị trấn Yên Định Địa chỉ: Thị trấn Yên Định – Huyện Hải Hậu – Tỉnh Nam Định Điện thoại: 03503775382
  2. BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG TRƢỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM GIAI ĐOẠN 2021- 2025 TẠI TRƢỜNG MẦM NON TRỰC THẮNG. I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. Bộ Giáo dục đã triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020. Chuyên đề đã đươc Sở GD&ĐT Nam Định , phòng GD&ĐT Trực Ninh chỉ đạo cụ thể hóa đến các trường mầm non, mang lại hiệu quả cao trong các cơ sở giáo dục. Chính vì vậy mà giai đoạn 2021 – 2025 chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” lại tiếp tục được duy trì và phát triển lên một tầm cao mới. Có thể nói, với bậc học mầm non đây là một chuyên đề được thực hiện trong một thời gian dài nhất, mang lại những hiệu quả tốt nhất, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện nhất cho trẻ trong giai đoạn hiện nay. Trường mầm non Trực Thắng huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định nhiều năm trở lại đây đã có những sự đổi thay vượt bậc: Cơ sở vật chất, phòng lớp học khang trang, môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệm cao với công việc được giao. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được trú trọng, năm sau cao hơn năm trước. Từ một đơn vị có nhiều khó khăn, hạn chế, nhà trường đã vươn lên thành một đơn vị lá cờ đầu trong ngành học mầm non của huyện Trực Ninh, nhiều năm liền nhà trường đạt tập thể lao động tiên tiến, tiên tiến xuất sắc, bằng khen của chủ tịch UBND Tỉnh Nam Định. Năm học 2021 – 2022 vừa qua nhà trường vinh dự được nhận cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Nam Định. Năm học 2022 – 2023 nhà trường đã được phòng GD&ĐT Trực Ninh xây dựng và chỉ đạo là mô hình thực hiện điểm toàn diện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Nhận thức được tầm quan trọng của nhà trường trước nhiệm vụ được giao, tôi luôn băn khoăn, trăn trở tìm giải pháp tối ưu để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và nhà trường nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên và huy động mọi lực lượng, các tổ chức xã hội chung tay xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm một cách có hiệu quả. Đồng thời học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp về thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường mầm non theo quan điểm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Từ những lý do trên tôi chọn đê tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lƣợng chuyên đề Xây dựng trƣờng
  3. mầm non lấy trẻ làm trung tâm” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2022 – 2023. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến * Thuận lợi: Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân huyện Trực Ninh, sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng GD& ĐT huyện Trực Ninh , Sự quan tâm của Đảng uỷ- UBND các ban ngành đoàn thể xã Trực Thắng tạo điều kiện giúp đỡ, động viên về tinh thần, vật chất… để nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Đội ngũ Ban giám hiệu năng động, vững vàng về chuyên môn, có năng lực quản lý. Cả hai đồng chí đều có trình độ đại học và CSTĐ nhiều năm liền, đ- ược bổ nhiệm làm cán bộ quản lý nên chỉ đạo sát sao giáo viên về chuyên môn. Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đoàn kết cùng quyết tâm phấn đấu xây dựng trường tiên tiến và trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Nhà trường có một số cán bộ giáo viên giỏi làm nòng cốt, các đồng chí giáo viên tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Các bậc phụ huynh có sự đồng thuận, có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từng bước được nâng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đây cũng là điều kiện tốt để nhà trường thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” một cách có hiệu quả tốt. - Bản thân là 1 người Hiệu trưởng ham học hỏi, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo để triển khai và thực hiện chuyên đề tốt nhất. * Khó khăn: Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục, chưa linh hoạt sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học nên còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động theo hình thức đổi mới, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ vào giờ học. Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên chủ yếu dựa vào ý thức chủ quan của giáo viên chưa chú ý đến khả năng của trẻ trong nhóm/ lớp mình phụ trách để có biện pháp tác động phù hợp.Việc sắp xếp trang trí phòng, lớp cũng như môi trường bên ngoài lớp chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyên đề.
  4. Khả năng triển khai và khai thác các điều kiện về cơ sở vật chất vào việc tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm còn chưa được chú trọng. Giáo viên tổ chức các hoạt động học còn mang nặng tính chất học, tổ chức giờ học cứng nhắc, và việc học diễn ra theo yêu cầu và tổ chức hoạt động tập thể của cả lớp chưa chú ý đến sự khác biệt của trẻ và khả năng của từng trẻ. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Dựa trên những văn bản, kế hoạch chỉ đạo của các cấp, qua thực tế thực hiện chuyên đề “Xây dựng trƣờng mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, tôi xin nêu một số giải pháp sau: 2.1. Xây dựng và triển khai kế hoạch theo giai đoạn, hằng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng và nhà trƣờng. Nhà trường xây dựng kế hoạch phải bám sát vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tế của thuận lợi khó khăn của nhà trường. Xác định rõ mục đích yêu cầu của việc nâng cao chất lượng chuyên đề. Từ đó đưa ra các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Với kế hoạch theo giai đoạn phải xây dựng rõ mỗi năm học thực hiện nội dung gì, kế hoạch hằng năm cụ thể hóa từ kế hoạch giai đoạn Việc triển khai và thực hiện kế hoạch phải thường xuyên, kiểm tra giám sát những nhiệm vụ đã giao và đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm kịp thời. Lập kế hoạch đúng, phù hợp để giúp nhà trường đi đúng mục tiêu, nội dung theo chương trình giáo dục mà còn giúp nhà trường biết cách lựa chọn phương pháp chỉ đạo phù hợp với trình độ nhận thức của mỗi giáo viên. 2.2 Nâng cao năng lực giáo viên trong việc thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trƣờng mầm non lấy trẻ làm trung tâm” 2.2.1. Hƣớng dẫn giáo viên kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch Chỉ đạo xây dựng chương trình chăm sóc giáo dục trẻ: Yêu cầu soạn giảng theo phương pháp mới: Lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính cực của trẻ. Giáo viên thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới. BGH kiểm tra và duyệt kế hoạch cho giáo viên. Giáo viên nòng cốt có trình độ chuyên môn tốt tiến hành trao đổi và rút kinh nghiệm thống nhất phương pháp. Khi chưa thực hiện chuyên đề thì đa số giáo viên khi lập kế hoạch chăm sóc giáo dục còn chủ yếu dựa vào ý thức chủ quan của mình mà chưa chú ý tìm hiểu xem khả năng của trẻ mình phụ trách đạt được ở mức độ nào, chưa phối hợp với phụ huynh trong việc lựa chọn nội dung giáo dục đối với trẻ, chưa phân loại nhóm trẻ để có biện pháp tác động phù hợp.
  5. Nhưng khi thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm thì nhà trường đã hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch giáo dục chú ý đến khả năng, sở thích và lợi thế của từng đứa trẻ và biết được mọi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công; Tất cả các trẻ đều có cơ hội học bằng nhiều cách khác nhau bao gồm cả chơi, điều này góp phần định hướng cho giáo viên trong việc sử dụng và xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đồng thời giúp giáo viên nắm được việc học của trẻ mầm non tốt nhất là bằng cách chơi và sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục theo hướng “học bằng chơi, chơi mà học, học bằng trải nghiệm” nhằm phát huy tính tự giác, tự lập của trẻ. Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động do giáo viên tổ chức một cách hào hứng, vui vẻ không bị gò ép mà thông qua các hoạt động tổ chức nhẹ nhàng có yếu tố chơi để khuyến khích trẻ hoạt động. Hình ảnh SHCM Hướng dẫn giáo viên kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch 2.2.2. Bồi dƣỡng kiến thức cho giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường có nội dung xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là nội dung thảo luận trọng tâm. Trong quá trình tổ chức hội họp về chuyên môn nội dung xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm được chúng tôi đưa ra thảo luận sôi nổi, giáo viên nói lên những trăn trở, những khó khăn, hay kể cả những thành công bước đầu khi thực hiện để chia sẻ cùng với tập thể và từ đó chúng tôi cùng nhau phát huy những kết quả tốt và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn khi thực hiện truyền đạt kiến thức kinh nghiệm cho nhau để có những thành công.
  6. Hình ảnh Tổ MG SHCM theo nội dung nghiên cứu bài học Đối với những tiết dạy khó sẽ chia nhóm ra thảo luận, thiết kế thành 1 bài dạy hoàn chỉnh sau đó từng nhóm sẽ lên trình bày để các nhóm khác đóng góp nội dung nào chưa được để điều chỉnh. Hình ảnh thảo luận, xây dựng bài dạy theo nhóm của tổ chuyên môn
  7. Sau khi thiết kế xong tiết dạy sẽ cử một giáo viên ra dạy để tất cả giáo viên dự rút kinh nghiệm, thảo luận hoạt động nào chưa được để điều chỉnh cho phù hợp hơn. Đây là cách giáo viên học hỏi và củng cố thêm hiểu biết của mình về các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non để cùng nhau thực hiện một cách tốt nhất có thể. Động viên giáo viên nêu lên ý tưởng thực hiện và cách thực hiện đảm bảo đúng mục tiêu của chuyên đề yêu cầu, do lấy tinh thần động viên, trao đổi và chia sẻ là chủ yếu nên tập thể cán bộ giáo viên rất cởi mở nêu lên những suy nghĩ, những hiểu biết và dự định cũng như cách làm để tập thể cùng học hỏi và thực hiện, ngoài ra còn được đồng nghiệp rút kinh nghiệm cho nhau để làm một cách có hiệu quả nhất.
  8. Hình ảnh CBQL,GV dự giờ các thành viên trong tổ được phân công dạy HĐ 2.23 Chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động học theo phƣơng châm "học bằng chơi, chơi mà học, học bằng trải nghiệm" Từ quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tôi chỉ đạo giáo viên mạnh dạn tổ chức các hoạt động học của trẻ bằng cách chơi vì chơi đáp ứng được mọi nhu cầu của trẻ như là nhu cầu vận động, nhu cầu giao tiếp, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ, khám phá và sáng tạo, chơi giúp trẻ hiểu được những điều trẻ trải nghiệm thể hiện được bản thân, xây dựng mối quan hệ với người khác, chơi giúp trẻ học được rất hiều nội dung như vận động, tình cảm xã hội, ngôn ngữ giao tiếp thế giới tự nhiên và xã hội khoa học nghệ thuật trong cùng một thời
  9. điểm. Chơi hỗ trợ việc học tích hợp và chơi còn cung cấp con đường học khác nhau cho trẻ và chơi có thể giúp trẻ thay đổi những gì trẻ biết và trẻ có thể làm được, học được và chơi giúp trẻ làm được những điều mà trẻ không thể làm được trong cuộc sống thực và chơi giúp trẻ hưởng niềm vui thoát khỏi những áp lực trẻ học tập ở trên lớp.
  10. Hình ảnh một số HĐ được tổ chức theo hình thức cho trẻ “học bằng chơi, học bằng trải nghiệm” 2.2.4. Bồi dƣỡng kỹ năng làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học. Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy và học là một trong những hoạt động nhằm nâng cao chuyên môn, tay nghề, phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên trong các trường mầm non. Mục đích của việc làm đồ dùng đồ chơi là: Thực hiện tốt việc dạy học, phục vụ tích cực việc đổi mới phương pháp giảng dạy học do Bộ GD-ĐT ban hành. Tránh giờ dạy không có đồ dùng trực quan, góp phần tạo nên sự thành công trong các hoạt động và tiết dạy, đồng thời nâng cao chất
  11. lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Khuyến khích các đồng chí giáo viên tự làm những sản phẩm đồ dùng dạy học bằng những phế liệu, rác thải để tạo ra những đồ dùng có thể đưa vào bài dạy của mình nhằm tạo thêm sự phong phú cho giờ học. Các đồ dùng đồ chơi sắp xếp phải lôi cuốn trẻ có mục đích kích thích sự tò mò sáng tạo của trẻ, với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh.đồ dùng đồ chơi ở các góc phải đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với trẻ, đồ dùng đồ chơi phải được thay thế, vệ sinh thường xuyên, việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong các góc đảm bảo mục đích tổ chức các hoạt động. Tôi thường xuyên kiểm tra các lớp, yêu cầu giáo viên sắp xếp đồ dùng đồ chơi phải vừa tầm đối với trẻ, các đồ dùng đồ chơi được thay thế thường xuyên phù hợp với chủ đề và nên có nhiều đồ dùng đồ chơi do cô và trẻ cùng làm để tạo cho trẻ sự thích thú khi chơi với các đồ chơi do tự mình làm ra. Hình ảnh các khối lớp tích cực làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trong các hoạt động của trẻ Tổ chức cho CBGV đăng ký số lượng đồ dùng đồ chơi tự làm trong năm học (Thông qua kế hoạch cá nhân). - BGH chỉ đạo các tổ chuyên môn hàng tháng kiểm tra việc làm đồ dùng đồ chơi tại lớp, đồng thời phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi nhân các
  12. ngày lễ lớn như 8/3, 20/11....các hội thi ĐDĐC do nhà trường và ngành tổ chức. Hình ảnh đại diện các khối lớp thuyết trình về đồ dùng sản phẩm dự thi 3. Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trƣờng trong, ngoài lớp học xanh - sạch - đẹp theo hƣớng mở. Từ trước đến nay giáo viên khi thực hiện trang trí phòng lớp chỉ chú ý sao cho đẹp mắt, gọn gàng là được chứ không chú trọng đến việc để trẻ thao tác, thực hành được trên các hình ảnh trang trí. Nhưng với môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì tất cả những hình ảnh, đồ dùng mà giáo viên trang trí đều phải theo hướng mở tức là trẻ phải được thực hành, thao tác trên đó. Vì vậy giáo viên cần nắm rõ và tuân thủ các nguyên tắc khi thiết kế, sắp xếp trang trí phòng, lớp. Tôi đã chỉ đạo các lớp tạo môi trường giáo dục bên trong lớp có sự lôi cuốn, thu hút trẻ, tạo nên một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động, hấp dẫn, có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ.
  13. Hình ảnh môi trường trong lớp học được sắp xếp, trang trí ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM Bên cạnh đó, tôi còn chỉ đạo giáo viên- nhân viên nhà trường cùng nhau xây dựng môi trường ngoài lớp học bằng cách cải tạo các mảng tường phía trước lớp học, khu vực sân trường, khu vực hành lang… vẽ trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động để tạo thành khu vui chơi và trải nghiệm cho trẻ. Tại khu vui chơi, trải nghiệm, thì thiết kế các góc chơi như: Góc thư viện, góc cát sỏi, góc thiên nhiên, chợ quê ….. để mỗi khi trẻ ra hoạt động ngoài trời trẻ được hít thở không khí trong lành, được thể hiện mình qua trò chơi, góc chơi mà trẻ yêu thích. Trong khu vực vui chơi, trải nghiệm, trẻ được tham gia vào các hoạt động và phát huy được sự sáng tạo của mình.
  14. Hình ảnh Môi trường trải nghiệm ngoài lớp học Kết quả: Thiết kế môi trường giáo dục: Thời điểm tháng 3/2023 STT Tiêu chí Tỷ lệ Cách sắp xếp các góc chơi Chưa hợp lý 0 1 Thuận tiện, phù hợp 100 Các mảng tường trang trí Chưa mở, chưa linh hoạt 7.2 2 Theo hướng mở, linh hoạt 92.8 Đồ dùng, đồ chơi Mua sẵn 60 3 Tự làm 40 Môi trường ngoài lớp học Sáng tạo, phù hợp 92.8 4 Chưa đẹp 7.2
  15. 4. Tăng cƣờng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trƣờng Tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là một trong những hoạt động xuyên suốt trong quá trình thực hiện Chuơng trình giáo dục mầm non, phát triển Chương trình giáo dục mầm non. Để tiếp tục thực hiện chuyên đề “ Xây dựng truờng mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025, trường mầm non Trực Thắng luôn trú trọng tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng “Học bằng chơi, học bằng trải nghiệm” và hoạt động trải nghiệm của trẻ được tổ chức trong và cả ngoài khuôn viên nhà trường. Các hoạt động học bằng trải nghiệm được tổ chức lồng ghép trong các hoạt động họctheo các lĩnh vực phát triển: Ví dụ: chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên trẻ thực hành thí nghiệm: Tại sao lại có mưa, Núi lửa phun trào, cầu vồng xuất hiện khi nào….. Bên cạnh đó các hoạt động tập thể cũng giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước đám đông vì vậy nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt văn nghệ cuối chủ đề, hoạt động gắn liền ngày hội, ngày lễ, các hội thi.
  16. Hình ảnh Hội thi “Bé khỏe, bé tài năng” cấp trường
  17. Hình ảnh Hội thi “Bé khỏe, bé tài năng” cấp miền
  18. Hình ảnh Hội thi “Bé khéo tay” chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá trải nghiệm bên ngoài nhà trường giúp trẻ có kỹ năng thực hành và tìm hiểu về môi trường bên ngoài nhà trường
  19. Hình ảnh trẻ trải nghiệm tại trung tâm kỹ năng sống Poky và Bảo tàng Nam Định
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2