intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non Trực Đại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24- 36 tháng tuổi tại trường mầm non Trực Đại” nhằm mục đích nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục vận động cho trẻ 24- 36 tháng tuổi tại lớp tôi đang phụ trách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non Trực Đại

  1. ỦY (TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦTRỰC NINH BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUẢN) (TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN) TRƯỜNG MẦM NON TRỰC ĐẠI BÁO CÁO SÁNG KIẾN BÁO CÁO Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục (Tên sáng kiến) phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non Trực Đại Lĩnh vực (mã) cấp học: Giáo dục (03)/Mầm non Tác giả:................................................................... Tác giả: Trần Thị Huê Trình độ chuyênmôn: Cao đẳng sư phạm mầm non Trình độ chuyên môn:........................................... Chức vụ: Giáo viên Chức vụ:................................................................. Nơi công tác: Trường mầm non Trực Đại Nơi công tác:................................................................... Trực Đại, tháng 10 năm 2022 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
  2. 2 THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP 1. Tên biện pháp: Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non Trực Đại. 2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Giáo dục (03)/Mầm non 3. Thời gian áp dụng biện pháp: Từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 đến ngày 15 tháng 5 năm 2022. 4. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Huê Năm sinh: 1991 Nơi thường trú: Xã Trực Thái - Huyện Trực Ninh - Tỉnh Nam Định. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường mầm non Trực Đại. Điện thoại: 0344121839 Tỷ lệ đóng góp tạo ra biện pháp: 100% 5. Đơn vị áp dụng biện pháp: Tên đơn vị: Trường mầm non Trực Đại. Địa chỉ: Xã Trực Đại - Huyện Trực Ninh - Tỉnh Nam Định.
  3. 3 BÁO CÁO BIỆN PHÁP I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA BIỆN PHÁP. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn lao động, sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn có sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục, thể thao...”. Hoạt động thể chất rất quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của mỗi người ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với trẻ em. Trẻ có khỏe mạnh thì mới lĩnh hội được kiến thức tốt hơn, đặc biệt trẻ sẽ hoạt bát, nhanh nhẹn và vui vẻ khi tham gia các hoạt động. Trẻ có thể tập luyện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tập thể dục, thể thao, chơi trò chơi và thậm chí cả vui chơi. Nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo với mục tiêu chung là: Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam. Năm học 2020 - 2021 đã kết thúc, đây là một năm học thiệt thòi cho cả cô và trò, các con ít được đến trường để vui chơi và học tập vì phải nghỉ dịch ở nhà. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ ít được vận động, được tiếp xúc với môi trường bên ngoài mà thay vào đó là thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử tăng lên, về lâu dài để lại hậu quả nghiệm trọng về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Năm học 2021 - 2022 là một năm học với niềm hi vọng của toàn ngành Giáo dục, của các bậc Cha mẹ học sinh về việc trẻ được học tập, vui chơi một cách thoải mái mà không chịu sự ảnh hưởng của các loại dịch bệnh. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non chúng tôi cần làm. Thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động nhằm giúp trẻ phát triển về thể lực, duy trì cân bằng năng lượng và mức cân nặng phù hợp, tăng cường sự rắn chắc của xương và cơ bắp, giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, phát huy tính tích cực, ham muốn vận động, góp
  4. 4 phần phát triển toàn diện cho trẻ. Khi trẻ tập các bài tập phát triển vận động dưới điều kiện tự nhiên như: Đất, nước, không khí, ánh sáng giúp trẻ dễ thích nghi với môi trường sống và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Những trẻ được vận động thể lực nhiều sẽ có sức đề kháng tốt hơn những trẻ ít hoặc không vận động. Xuất phát từ vai trò và hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ cần có một hình thức tổ chức đa dạng, sáng tạo và thường xuyên hơn. Vì vậy tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và lựa chọn áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24- 36 tháng tuổi tại trường mầm non Trực Đại” nhằm mục đích nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục vận động cho trẻ 24- 36 tháng tuổi tại lớp tôi đang phụ trách. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP. 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra biện pháp. Trường mầm non Trực Đại, nhiều năm liền đã thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, trẻ phát triển bình thường đạt trên 98,7%. Với trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ, măng non của đất nước, nhà trường luôn xác định nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục vận động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi trong những năm học vừa qua. Năm học 2021- 2022 là một năm học tiếp theo mà trường mầm non Trực Đại cũng như bản thân tôi cần phải duy trì và thực hiện tốt việc vừa huy động trẻ ra lớp sau thời gian dài nghỉ dịch Covid -19, vừa thực hiện tốt các biện pháp để phòng chống các dịch bệnh thường gặp: bệnh hô hấp, đau mắt đỏ…vừa phải cung cấp những kiến thức để trẻ lĩnh hội đầy đủ. Là một giáo viên chủ nhiệm, ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng việc thực hiện chương trình giáo dục và đặc biệt tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn nhất định. 1.1. Thuận lợi. - Trường mầm non Trực Đại luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD& ĐT, là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I nên cơ sở vật chất của nhà trường khang
  5. 5 trang, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phát triển vận động theo Thông tư 02 tương đối đầy đủ, cảnh quan nhà trường thoáng mát, có sân chơi rộng với nhiều đồ chơi vận động ngoài trời, có phòng giáo dục thể chất phục vụ cho trẻ vận động. - Đội ngũ giáo viên trình độ chuyên môn tốt, kỹ năng sư phạm vững vàng, nhiệt tình trong công việc. - Bản thân tôi luôn tích cực học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về lĩnh vực phát triển thể chất, sưu tầm nghiên cứu thêm các tài liệu hướng dẫn phát triển thể chất cho trẻ. 1.2. Khó khăn. Theo thống kê, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia lười vận động nhất thế giới với 85% người Việt tập thể dục chưa đến 30 phút mỗi ngày. Nghiêm trọng hơn, phần lớn các bậc cha mẹ vẫn chưa định hướng đúng đắn cho trẻ về việc vận động thể chất, trong muôn vàn các mối quan tâm về việc nuôi dạy con thì vận động luôn xếp sau những ưu tiên học tập khá c. Cha mẹ trẻ chưa coi trọng các hoạt động giáo dục tại trường mầm non, đặc biệt lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi trong đó có hoạt động phát triển vận động cho trẻ. - Những năm học trước ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 trẻ không được vận động nhiều, ít được tiếp xúc với môi trường bên ngoài mà bị gò bó trong một không gian chặt hẹp của gia đình. - Đối với những trẻ bị nhiễm Covid - 19, trẻ có thể xuất hiện hội chứng hậu Covid như: đau đầu, uể oải, mệt mỏi, đau cơ, tiêu chảy, đau khớp… thậm chí đi lại khó khăn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. - Trẻ 24 - 36 tháng tuổi khả năng tập trung, sự khéo léo của đôi tay, sự phối hợp tay - mắt của trẻ còn chưa được linh hoạt. - Bên cạnh đó, trong các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ thì các bài tập phát triển vận động tinh chưa được chú trọng nhiều. Trong quá trình trẻ thực hiện các bài tập, cô đã tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực nhưng đôi khi còn mang tính hình thức. Cô chưa có sự đầu tư về hình thức tổ chức các bài tập phát triển vận động cho trẻ.
  6. 6 Ngay từ đầu năm học 2021 - 2022 tôi đã tiến hành khảo sát trên tổng số 27 trẻ ở lớp và đã thu được kết quả như sau: STT Nội dung đánh giá Đạt Tỷ lệ % Chưa Tỷ lệ đạt % 1 Trẻ thực hiện được các kỹ năng vận 7/27 25,9 % 20/27 74,1% động theo yêu cầu của cô. 2 Trẻ tích cực, tự giác trong các hoạt 5/27 18,5 % 22/27 81,5 % động. 3 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể 12/27 44,4% 19/42 55,6 % lực tốt. 4 Tập trung, hứng thú khi tham gia vận 6/27 22,2 % 21/27 77,8% động. 1.3. Tác hại của việc ít được vận động. - Lười vận động dẫn đến mất cân bằng năng lượng trong cơ thể: tiêu hao ít nhưng hấp thụ nhiều. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ em. - Tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm trong tương lai như: loãng xương, tăng cholesterol máu, dậy thì sớm… - Lười vận động không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất mà còn là mối nguy hiểm với sức khỏe tinh thần của trẻ như: rối loạn giấc ngủ, kém hòa nhập với bạn bè, tâm lý dễ chán nản, căng thẳng. - Khi trẻ bị hạn chế vận động có thể làm suy yếu cơ, đau khớp và ảnh hưởng đến tư thế của trẻ sau này. Nhận thấy những tác hại của việc vận động ít sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể của trẻ về lâu dài. Từ những băn khoăn, trăn trở đó tôi đã đi sâu vào tìm hiểu các biện pháp để nâng cao hoạt động phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi. 2. Mô tả giải pháp sau khi có biện pháp: 2.1. Sử dụng một số trò chơi và hoạt động trải nghiệm để tổ chức các hoạt động phát triển vận động tinh cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non nói chung và của trẻ nhà trẻ nói riêng, bởi vậy tôi luôn chú trọng xây dựng một số bài tập, trò chơi vận động,
  7. 7 lựa chọn đưa vào các hoạt động phát triển vận động và một số hoạt động khác (hoạt động ngoài trời, hoạt động giao lưu, hoạt động trải nghiệm…) một cách hợp lý. Đặc biệt là các hoạt động phát triển vận động tinh, bởi các kỹ năng này giúp trẻ làm chủ các chuyển động và hoạt động của toàn bộ cơ thể, giúp trẻ tự tin hơn vào bản thân, vào hành động của mình. Đây là nền tảng tốt cho sự phát triển lành mạnh cả về nhận thức, xã hội, cảm xúc của trẻ. Làm sắc bén các chuyển động tinh là cách để trẻ trở nên độc lập hơn, hình thành cho trẻ bản tính tò mò tự nhiên về mọi hoạt động thường ngày. Bên cạnh đó, hãy trao cho trẻ thật nhiều cơ hội nhằm thực hành các dạng chuyển động khác nhau thông qua các hoạt động. * Sử dụng một số trò chơi để tổ chức các hoạt động phát triển vận động tinh cho trẻ. Như chúng ta đã biết, trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”. Giáo viên mầm non sử dụng rất nhiều trò chơi, không chỉ là khi chơi tự do mà trước khi cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Trò chơi luôn được lựa chọn để gây hứng thú, ổn định tổ chức hoặc kết thúc hoạt động. Nắm bắt được sức hút của các trò chơi với trẻ mầm non, tôi linh hoạt lựa chọn những trò chơi phù hợp, đáp ứng cả hai mục đích là gây hứng thú và dạy trẻ tập cử động bàn tay, ngón tay như sau: - Trò chơi: "Tập tầm vông", "Oẳn tù tì", "Chim bay", “Cá bơi”... Tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm vào giờ đón và trả trẻ. - Trò chơi “Chi chi chành chành”, “Kéo cưa lừa xẻ”, “Lộn cầu vồng” sử dụng trong phần gây hứng thú và củng cố kiến thức cho các hoạt động có chủ đích.
  8. 8 - Trò chơi: “Cắp cua bỏ giỏ”, “ Ai nhào đất khéo”, “ Thi xem ai xâu được dài hơn”… được sử dụng trong hoạt động chơi ngoài trời, chơi - tập có chủ đích, chơi ở các góc. Với những trò chơi này giúp trẻ rèn luyện sự mềm dẻo của các đốt ngón tay, bàn tay và sự linh hoạt phối hợp tay - mắt. (Hình 1- Phụ lục). Trò chơi “Mọi người trong nhà tôi”, với trò chơi này tôi củng cố kiến thức của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ. (Hình 1 - Phụ lục) Có thể nói tổ chức các hoạt động nhằm phát triển vận động tinh cho trẻ qua các trò chơi, không chỉ chú trọng phát triển các cơ nhỏ của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay mà còn giúp cho các cơ nhỏ của bàn tay được mềm dẻo, linh hoạt trong mọi hoạt động, giúp trẻ rất nhiều trong tương lai. Thông qua việc tích hợp, lồng ghép trò chơi cử động bàn tay, ngón tay vào trong các hoạt động hàng ngày sẽ giúp cho trẻ được thay đổi trạng thái, kích thích sự phấn khởi và hào hứng tham gia hoạt động vì trẻ được hoạt động, vận động một cách hiệu quả, phù hợp với tâm sinh lý. * Sử dụng hoạt động trải nghiệm để tổ chức các hoạt động phát triển vận động tinh cho trẻ. Con người ngay từ xa xưa, đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và vai trò của trải nghiệm với việc học tập. Ở phương Đông, hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 - 479 TCN) nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Lời nói của Khổng Tử thể hiện sự chú trọng việc học tập thông qua trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa to lớn đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhận thức vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển toàn diện đặc biệt là vận động tinh đối với trẻ, tôi đã lựa chọn các bài tập vận động tinh để cho trẻ trải nghiệm không chỉ trong hoạt động học mà trẻ còn được trải nghiệm ở hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. * Chơi, tập ở các góc: + Góc kĩ năng: các kĩ năng tự phục vụ nhằm phát triển vận động tinh ở trẻ và được tôi chú trọng để rèn trẻ như: cài khuy áo, cách móc quần áo, kéo khóa, kẹp quần áo, rót nước, mở và đóng hộp, xỏ ống hút, xúc gạo.(Hình 2 - Phụ lục)
  9. 9 + Góc hoạt động với đồ vật. - Trẻ vẽ bằng các ngón tay, trẻ tự cầm bút màu tô, vẽ theo ý thích của bản thân. (Hình 3 - Phụ lục). - Trò chơi với đất nặn: Cho trẻ nắn, bóp, đập, véo, lăn đất trên bảng hoặc trên tay. Khuyến khích trẻ nặn thành sản phẩm như hòn bi, quả bóng, quả cam, cái bánh, con giun, cái vòng… - Chơi với các khối gỗ: Lần lượt nhặt từng khối gỗ, đặt chồng lên nhau theo chủ đề: cái bàn, cái ghế, ngôi nhà, ô tô…Lần lượt từng khối gỗ đặt cạnh nhau, xếp theo chủ đề: Đường đi, tàu hỏa, hàng rào… - Lật mở trang sách: Cho trẻ ngồi thoải mái và xem sách, tranh, trẻ nhìn vào sách và lật từng trang. + Góc thao tác vai: Trẻ được luyện tập các cử động của bàn tay, ngón tay qua vai chơi như: Bế em, cho em ăn, ru em ngủ, tắm cho em...(Hình 4 - Phụ lục). * Chơi ngoài trời: Với chơi ngoài trời, bên cạnh việc được tắm nắng, hít thở không khí trong lành, trẻ còn được tự do, thoải mái vận động. Đặc biệt, khi tham gia chơi ngoài trời trẻ được chơi những trò chơi vận động mà trẻ thích, trẻ thường chơi tích cực, chủ động, sáng tạo. Trò chơi vận động ngoài trời còn là một phương tiện cơ bản để rèn luyện, củng cố các kĩ năng vận động đã học trong các hoạt động có chủ đích. Qua đó, các kĩ năng vận động được củng cố và phát triển. Chơi ngoài trời thường được tổ chức vào buổi sáng 1 lần/ngày trong khuôn viên nhà trường. Thông qua chơi ngoài trời sẽ giúp trẻ củng cố kĩ năng vận động, phát triển tố chất vận động trong những điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, giáo dục ở trẻ ý thức chấp hành tổ chức kỉ luật, tính tập thể, sự tự tin... Khi cho trẻ tham gia chơi ngoài trời, tôi cho trẻ thực hiện một số bài tập vận động tinh ở các góc chơi như: khu vườn cổ tích, khu chợ quê, góc thư viện với một số vận động như xâu vòng, xâu lá cây, nhặt lá rụng, xúc cát, đi dạo quanh sân trường...(Hình 5 - Phụ lục). 2.2. Sử dụng một số bài tập Yoga phù hợp với trẻ 24 - 36 tháng tuổi.
  10. 10 Yoga là phương pháp tập luyện dành cho mọi lứa tuổi, có tác dụng lớn đối với cơ thể đặc biệt là sức khỏe tâm hồn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại các nước phát triển, yoga có tác dụng rất lớn đối với trẻ em. Bởi đây là thời gian trẻ bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài. Các bài tập Yoga giúp trẻ thư giãn sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện trí nhớ, nâng cao thể lực, giúp cho trẻ khỏe mạnh, dẻo dai, bền bỉ, tự tin, bình tĩnh đặc biệt trẻ kiềm chế cảm xúc tốt hòa đồng với các bạn xung quanh. Nhận thức được vai trò của Yoga trong việc rèn luyện sức khỏe cho trẻ, đặc biệt trẻ 24 - 36 tháng. Tôi đã tìm hiểu và tham gia các lớp học Yoga để có thêm kiến thức. (Hình 6 - Phụ lục). Trong các động tác Yoga đã học, tôi lựa chọn những động tác đơn giản, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để lồng ghép vào một số các hoạt động trong ngày như: * Sau giờ ăn và trước giờ ngủ. Sau giờ ăn và trước giờ ngủ là khoảng thời gian cần để cho trẻ tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy, khoảng thời gian này trẻ vận động nhẹ nhàng, tĩnh tâm sẽ giúp trẻ đến với giấc ngủ nhanh hơn, sâu hơn. Tôi đã lựa chọn một số động tác Yoga như hít thở, ngồi thiền. Trong lúc trẻ nhắm mắt thư giãn tôi mở bản nhạc thiền nhẹ nhàng êm ái, kết hợp kể chuyện bằng giọng kể nhẹ nhàng sâu lắng về những điều tốt đẹp xung quanh trẻ. Những câu chuyện của tôi kể về khung cảnh bình yên, tươi mát và đẹp. Thông qua việc kể chuyện kết hợp với nhạc không lời giúp cho trẻ không chỉ được thư giãn, thoải mái mà còn phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Trẻ được thả mình vào các câu chuyện và có cảm giác mình đang được đi đến những nơi, những vùng đất tươi đẹp mà cô giáo kể. Trẻ thêm yêu bản thân, yêu thiên nhiên, yêu mọi người, sống biết ơn và sống tốt hơn. (Hình 7 - Phụ lục). * Hoạt động chiều. Tôi lựa chọn một số buổi chiều trong tuần để dạy các bài tập Yoga cho trẻ, nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, dẻo dai và tăng sức bền cho trẻ. Bài tập 1: Tư thế thở như quả bóng.
  11. 11 Bài tập này là một bài tập Yoga thở đơn giản, nhẹ nhàng dành cho trẻ em. Thở bằng bụng giúp cho bé kiểm soát cảm xúc lớn và tập trung khi cần lấy oxy đi trong cơ thể. (Hình 8 - Phụ lục). Bài tập 2. Tư thế trẻ sơ sinh. Có thể bạn chưa biết, bài tập trẻ sơ sinh là tư thế Yoga hướng cho bé trở về cảm xúc như thời thơ ấu. Khi đó, theo bản năng cơ thể và tâm trí chúng ta trầm tĩnh hơn. Tư thế trẻ sơ sinh phù hợp với mọi lứa tuổi, dễ dàng thực hiện. Bài tập này kết hợp với nhịp thở giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ. (Hình 9 - Phụ lục). Bài tập 3: Tư thế con bò. Bài tập Yoga mô phỏng con bò giúp kéo giãn gân cốt, giảm căng thẳng tại lưng và cổ cho trẻ em. Để khuyến khích thở ra khi giữ tư thế này, hãy khuyến khích bé kêu “bò bò”. Chắc chắn bé sẽ rất vui vẻ và hợp tác cùng cô. (Hình 10 - Phụ lục). Bài tập 4: Tư thế con mèo. Tư thế này là một tư thế cơ bản nhưng rất có ích trong việc hỗ trợ lưng, giảm đau và duy trì cột sống khỏe mạnh. Tư thế Yoga này cũng có thể giúp bạn cải thiện tư thế và khả năng thăng bằng. (Hình 10 - Phụ lục). Bài tập 5: Tư thế ngồi ếch. Bài tập ngồi giống con ếch là một tư thế Yoga vui nhộn theo chủ đề động vật mà các bé đều yêu thích. Cô cùng trẻ có thể tập nhảy xung quanh nhà theo tư thế này. Bài tập Yoga ngồi ếch giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho đôi chân của trẻ. Để tăng thêm không khí vui vẻ, hãy khuyến khích trẻ giả tiếng kêu “ếch ộp” của ếch. (Hình 11 - Phụ lục). Bài tập 6: Tư thế kim cương. Tư thế này làm thay đổi dòng máu và xung thần kinh ở khu vực quanh xương chậu làm cho cơ xương chậu khỏe hơn. Tăng hiệu suất toàn bộ hệ tiêu hóa, giảm các vấn đề về dạ dày như loét tiêu hóa và nhiều axit. (Hình 11 - Phụ
  12. 12 lục). Bài tập 7. Tư thế em bé - tư thế hồi tĩnh thư giãn. Tư thế này giúp bé thư giãn lưng dưới, hông và đùi tối đa. Bên cạnh đó, các động tác hít thở sâu còn có tác dụng làm êm dịu hệ thần kinh trung ương của trẻ. (Hình 12 - Phụ lục). 2.3. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ thông qua ngày lễ, ngày hội ở trường. Ngày lễ, ngày hội ở trường là cơ hội để trẻ được tham gia trải nghiệm học hỏi khám phá đặc biệt là tham gia các trò chơi vận động. Việc được cùng nhau tham gia vào các bài tập và trò chơi vận động giúp trẻ tự tin, đoàn kết và có tinh thần cố gắng nỗ lực của bản thân. * Trong dịp tổ chức Trung thu. - Trong ngày tết Trung thu ở trường, trẻ được tham gia một số tiết mục văn nghệ của lớp, tham gia múa lân cùng cô giáo. Việc cho trẻ được cùng bạn múa lân giúp cho trẻ vận động toàn thân đồng thời phối hợp ăn ý nhịp nhàng giữa bước chân để có thể di chuyển con lân một cách linh hoạt trên sân khấu. (Hình 13 - Phụ lục). * Trong dịp tổ chức tết Nguyên đán - tết Hàn thực. - Để phát triển vận động tinh cho trẻ tôi đã cho trẻ cùng nhau trang trí cành đào, cành mai, tô tượng và gói bánh trưng, nặn bánh trôi. Việc này không chỉ giúp cho trẻ hiểu được những loại hoa, bánh đặc trưng của ngày tết mà còn giúp trẻ được rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn của đôi tay. (Hình 14 - Phụ lục). - Để trẻ được vận động toàn thân tôi tổ chức cho trẻ chơi 1 số trò chơi dân gian như “ kéo co”, “ rồng rắn lên mây”, “ thả đỉa ba ba”. Thông qua các trò chơi này giúp cho trẻ được rèn luyện các cơ bắp trên cơ thể, đồng thời rèn cho trẻ một số kỹ năng như nhanh nhẹn, bền bỉ đặc biệt giúp trẻ đoàn kết và phối hợp tốt với bạn bè. * Trong ngày hội thể dục thể thao, ngày Quốc tế thiếu nhi 1 - 6. Trong ngày hội thể thao tôi cho trẻ tham gia các trò chơi vận động theo hình thức
  13. 13 thi đua giữa các nhóm như: Kiến về tổ, Chở táo về nhà, Thỏ lấy cà rốt… (Hình 15 – phụ lục). * Tính mới, tính sáng tạo của biện pháp. Giáo viên đã dựa vào đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi của trẻ để xác định mức độ về thể chất của trẻ để lựa chọn các trò chơi, bài tập Yoga phù hợp với trẻ. Giúp trẻ khỏe mạnh, dẻo dai, tự tin, bình tĩnh kiềm chế cảm xúc tốt. III. HIỆU QUẢ DO BIỆN PHÁP ĐEM LẠI. * Đối với giáo viên: - Giáo viên tự tin, sáng tạo có thêm kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng, đồ chơi vận động và tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. - Có nhận thức đúng đắn, hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện hoạt động phát triển vận động cho trẻ. - Biết tận dụng mọi lúc mọi nơi để kích thích trẻ tham gia vào hoạt động phát triển vận động. * Đối với Cha mẹ trẻ: - Tạo được không khí vui tươi cởi mở giữa Cha mẹ trẻ và giáo viên, Cha mẹ trẻ tin tưởng và tôn trọng cô giáo. - Cha mẹ trẻ quan tâm đến con em hơn, dành thời gian để chăm sóc, tập luyện cùng con. Thường xuyên trao đổi cùng cô một số bài tập Yoga, tạo cho trẻ nhiều cơ hội thực hiện các bài tập phát triển vận động mọi lúc, mọi nơi. - Nhận thức đúng đắn về tác hại của việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, từ đó hạn chế việc lạm dụng các thiết bị thông minh. * Đối với trẻ: Trẻ khoẻ mạnh, dẻo dai, bền bỉ, khéo léo, bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc tốt. Trẻ thực hiện các hoạt động phát triển vận động, tập trung trí nhớ tiếp thu kiến thức mới tốt hơn. Qua đó giúp trẻ có tâm thế vui vẻ khi đến lớp, đến trường. Bảng khảo sát kết quả sau khi đã áp dụng các biện pháp. STT Cuối năm
  14. 14 Số Nội dung đánh giá Tỷ Số trẻ Tỷ lệ trẻ lệ % chưa đạt % đạt Trẻ thực hiện được các kỹ năng 24 88,9 % 3 11,1 % 1 vận động theo yêu cầu của cô. Trẻ tích cực, tự giác trong các 25 92,6 % 2 7,4 % 2 hoạt động. Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có 26 96,3% 1 3,7 % 3 thể lực tốt. Tập trung, hứng thú khi tham gia 4 25 92,6 % 2 7,4 % vận động. *Kết luận Sau khi áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường mầm non Trực Đại” tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có nhiều tiến bộ: Trẻ dẻo dai, mạnh dạn, tự tin, thích vận động, sức đề kháng và thể lực khỏe mạnh hơn. Trẻ đi học đều và vui vẻ khi đến lớp, đến trường. Điều đó chứng minh rằng thực nghiệm của tôi thành công, áp dụng các biện pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ tôi đề ra rất phù hợp. IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ NHÂN RỘNG. - Đơn vị áp dụng: Trường mầm non Trực Đại. - Khả năng nhân rộng: Có thể áp dụng cho các trường mầm non trong huyện. V. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Trên đây là những biện pháp mà thực tế tôi đã thực hiện và đã gặt hái được một số thành công. Tôi xin cam kết không sao chép hay vi phạm bản quyền. TÁC GIẢ BIỆN PHÁP Trần Thị Huê CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ....................................................................................................................................................
  15. 15 .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT ....................................................................................................................................................
  16. 16 .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG SÁNG KIẾN
  17. 17
  18. 18 Hình 1- “Trẻ chơi Cắp cua bỏ giỏ”, “Thi xem ai xâu được dài hơn”, “Mọi người trong nhà tôi”. Hình 2- Trẻ thực hành kéo khóa ở góc kỹ năng sống.
  19. 19 Hình 3- Trẻ tô, vẽ theo ý thích của mình. Hình 4: Trẻ chơi bế em, ru em ngủ ở góc thao tác vai. Hình 5: Trẻ chơi xâu lá khi chơi ngoài trời.
  20. 20 Hình 6: Cô giáo tham gia lớp tập yoga. Hình 7- Trẻ tập động tác hít thở, ngồi thiền sau giờ ăn, trước giờ ngủ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2