Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán theo hướng trải nghiệm tại trường mầm non
lượt xem 0
download
Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán theo hướng trải nghiệm tại trường mầm non” nhằm mục đích đưa ra những biện pháp, hình thức để giúp trẻ có thể lĩnh hội các kiến thức đạt kết quả tốt nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán theo hướng trải nghiệm tại trường mầm non
- UBND HUYỆN HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI AN BIỆN PHÁP “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO TRẺ 4-5 TUỔI LÀM QUEN VỚI TOÁN THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM TẠI TRƯỜNG MẦM NON ” Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Giáo viên: Nguyễn Thị Phụng Năm học: 2023 - 2024 Năm học: 2023 – 2024
- 2 I. MỞ ĐẦU Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Trẻ em những mầm non tương lai của Đất nước, Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Người giáo viên mầm non, ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, chăm lo cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn, thì còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động vui chơi và các hoạt động học như làm quen với môi trường xung quanh, tạo hình, văn học, chữ cái, thể dục, âm nhạc, làm quen với toán sơ đẳng; thông qua các hoạt động trẻ được “Học bằng chơi, chơi mà học”. Từ đó, dần hình thành nhân cách của trẻ và cũng giúp trẻ được tiếp cận với những kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt. Vậy tổ chức các hoạt động học như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả, nhất là đối với hoạt động “làm quen với toán”? Muốn làm tốt được việc này trước hết người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với hoạt động làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng. Để tổ chức tốt được hoạt động này, người giáo viên cần phải chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, hấp dẫn và phong phú thì khi tổ chức hoạt động mới đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ đạt được theo mục tiêu đề ra. Là giáo viên trực tiếp dạy lớp 4-5 tuổi tôi nhận thấy rằng việc nắm bắt các biểu tượng toán học như số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian... của trẻ chưa chắc chắn; các kỹ năng tìm tòi, quan sát, so sánh, các khả năng tư duy logic còn hạn chế; cách dùng từ trong làm quen với toán còn chưa được chính xác; trẻ luôn bị thụ động trong quá trình làm quen với toán của mình. Xuất phát từ những vấn đề trên, bản thân tôi luôn mong muốn hiệu quả của việc cho trẻ làm quen với toán được nâng cao và hiệu quả hơn, chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán theo hướng trải nghiệm tại trường mầm non”. II. NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng Ở trường Mầm non Hải An chúng tôi, nhiệm vụ giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ trong đó có hoạt động LQVT rất được quan tâm chú trọng. Ngay từ khâu xây dựng Kế hoạch chương trình năm học nhà trường đã tập trung thảo luận, lấy ý kiến của giáo viên từ các tổ, khối để lựa chọn các nội dung, các hoạt động sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, nhóm lớp, nhằm đáp ứng đầy đủ các mục tiêu cần đạt ở trẻ, phát huy những kiến thức kỹ năng trẻ đã có trên cơ sở đó cung cấp, hình thành thêm ở trẻ những kiến thức, kỹ năng mới về phát triển
- 3 nhận thức. Hằng năm, nhà trường đều bổ sung, cấp phát các tài liệu hướng dẫn dạy trẻ LQVT để nâng cao chất lượng phát triển nhận thức cho trẻ như: Sách hướng dẫn tổ chức hoạt động LQVT, sách hướng dẫn các trò chơi cho trẻ theo độ tuổi, Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non (GDMN) để giáo viên học tập, nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn; Các tổ chuyên môn luôn chú trọng việc định hướng cho giáo viên để tổ chức có hiệu quả hoạt động LQVT qua các chuyên đề cấp trường, cấp tổ theo hướng cho trẻ trải nghiệm. Nhà trường cũng đầu tư mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học và vận động phụ huynh hỗ trợ, mua sắm đầy đủ đồ dùng, học liệu cho trẻ; chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường LQVT tại nhóm lớp; tổ chức thao giảng, dự giờ về hoạt động LQVT, qua đó góp ý, rút kinh nghiệm để giáo viên thực hiện ngày một tốt hơn lĩnh vực này. Định hướng để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ LQVT qua phong trào tự làm đồ dùng đồ chơi dạy học. Với lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi do tôi phụ trách, qua tiếp xúc hằng ngày cùng trẻ, tôi nhận thấy, đa số trẻ trong lớp có khả năng nhận thức được một số khái niệm sơ đẳng về toán như đếm số lượng, nhận biết màu sắc, hình dạng, chơi được các trò chơi học tập đơn giản. Tuy nhiên có nhiều trẻ một số kỹ năng về toán học còn hạn chế. Một số cháu học theo kiểu học vẹt, chưa xác định và chưa thực hiện được yêu cầu của cô. Phương pháp xây dựng và tổ chức hoạt động làm quen với toán theo hướng thực hành, trải nghiệm còn hạn chế, sự linh hoạt, sáng tạo ít. Phương tiện, môi trường để tổ chức hoạt động toán học theo hướng giáo dục trải nghiệm đôi khi chưa đáp ứng được. Một số phụ huynh nhận thức chưa sâu, chưa quan tâm đến trẻ, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục mầm non. Từ những cái ưu và nhược điểm của lớp tôi phụ trách, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tài liệu để đưa ra “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán theo hướng trải nghiệm tại trường mầm non” nhằm mục đích đưa ra những biện pháp, hình thức để giúp trẻ có thể lĩnh hội các kiến thức đạt kết quả tốt nhất. Cũng chính vì vậy, để tổ chức tốt các hoạt động LQVT, đầu năm học bản thân tôi đã tổ chức khảo sát thực tế trên trẻ, kết quả khảo sát như sau: TT Nội dung khảo sát Số trẻ Đạt Chưa đạt được Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % khảo sát 1 Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10, đếm theo 32 13 40,6% 19 59,4 khả năng 2 So sánh sắp xếp theo quy 56,3% tắc 32 14 43,7% 18 58,6%
- 4 3 So sánh sự giống nhau và khác nhau của các hình 32 15 46,8% 17 53,2% 4 Sử dụng chính xác ngôn ngữ trong hoạt động làm 32 10 31,2% 22 68,8 quen với toán 5 Xác định vị trí trong không gian và định 32 13 40,6% 19 59,4 hướng thời gian Với thực trạng nêu trên, tôi nghĩ mình cần phát huy hơn nữa hiệu quả của biện pháp này. 2. Biện pháp“một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán theo hướng trải nghiệm tại trường mầm non” áp dụng thành công biện pháp này cũng như hiểu được tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc “nâng cao hiệu quả cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với toán theo hướng trải nghiệm tại trường mầm non” để có thể giúp trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động LQVT và giúp trẻ lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng cần đạt thì chúng ta cần làm tốt các vấn đề sau: 2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường học tập đa dạng, phong phú về toán để trẻ được làm quen, khám phá và học tập Môi trường học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng là điều kiện để giáo viên tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu hứng thú và tạo tâm thế học tập cho trẻ nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Vì vậy nhằm nâng cao hiệu quả việc cho trẻ làm quen với toán tôi đã tiến hành xây dựng môi trường học tập như sau: a. Xây dựng môi trường trong lớp học Trong lớp học, tôi dành riêng một không gian để trang trí góc “Bé vui học toán”, góc học toán được sắp xếp, bố trí hợp lý, khoa học và có thể dễ dàng lấy sử dụng theo ý thích, ý tưởng của trẻ. Các đồ dùng, đồ chơi thường xuyên được thay đổi, làm mới và đổi mới cách trang trí tạo môi trường học toán theo hướng mở phù hợp từng nội dung, từng chủ đề. Các đồ dùng, đồ chơi ở góc toán được phân thành từng “ Mảng” riêng biệt: số lượng, hình học, cao thấp, dài ngắn, sắp xếp theo quy tắc...Các đồ dùng ở góc này có màu sắc nổi bật, có các hình dạng ngộ nghĩnh đáng yêu khác nhau để giúp kích thích sự hứng thú và tạo cơ hội để trẻ hoạt động trải nghiệm với đồ dùng, đồ chơi để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng có hiệu quả nhất. Không chỉ riêng ở góc học tập mà các góc khác trong lớp đều có lồng ghép xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với toán nhằm làm phong phú hơn việc giúp trẻ nhận biết về các biểu tượng toán một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Ở góc xây dựng, các viên gạch có gắn số, các ngôi nhà có hình dạng kích thước khác nhau để trẻ có thể so sánh... Góc phân vai có các mặt hàng
- 5 theo số lượng, theo nhóm, theo màu sắc.. Góc nghệ thuật có các đồ chơi âm nhạc: Phách theo dài ngắn, Đàn thì to nhỏ... Đồ dùng tạo hình như hộp đất nặn, bút màu có dán các kí hiệu riêng của trẻ về toán như các chữ số, các hình học. Chúng ta không chỉ tạo môi trường toán học cho trẻ ở góc học tập hay chỉ ở trong lớp học mà còn tạo cho trẻ được học toán ở bất cứ mọi thời điểm diễn ra trong ngày của trẻ. Toán học không phải là cái gì đó thật cứng nhắc, khô khan, chỉ là số, là hình; mà toán học có thể là tất cả những thứ quen thuộc ở xung quanh trẻ. b. Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học Để hình thành, củng cố kiến thức, giúp trẻ rèn luyện, phát triển kỹ năng, tư duy về toán, tôi không chỉ tạo môi trường ở trong lớp học mà còn tận dụng mọi không gian ngoài lớp học như ở hành lang, khu vận động, các góc cây, trên sân ... của nhà trường để xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với toán. Ví dụ: Ớ dưới những góc cây tôi sơn những viên đá nhiều màu sắc, ghi nhiều các con số, hình học khác nhau. Hay ở dưới sân trường, tôi vẽ các bông hoa có số lượng 5 và được đánh số, trẻ có thể đếm và nhận biết các con số 1 cách đơn giản nhất. c.Tận dụng sản phẩm của trẻ để xây dựng môi trường làm quen với toán Trong quá trình xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với toán tôi đã tận dụng những sản phẩm của trẻ ở mọi hoạt động nhằm làm phong phú, đa dạng hơn môi trường học toán cho trẻ. Ví dụ: Tại góc chơi xây dựng chủ đề Gia đình, tôi cho trẻ xây ngôi nhà của bé như sau: Xây tường rào bằng gạch bằng cách sắp xếp một viên gạch đứng và một viên gạch nằm, cách bố trí các chậu hoa tương ứng 1 hoa vàng, 1 hoa đỏ... Ví dụ: Tôi tận dụng những sản phẩm của trẻ như in bàn tay xinh, vẽ hoa năm cánh... tôi cho trẻ thực hiện sản phẩm và cho trẻ đếm xem bàn tay có mấy ngón, bông hoa có mấy cánh... Ví dụ: Như ở hoạt động ngoài trời, tôi cho trẻ tạo các nhóm bạn có 2 người để chơi trò chơi “Lộn cầu vồng” hay hoạt động nhặt lá vàng quanh sân để xem đội nào nhặt được nhiều lá vàng hơn... d. Làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm quen với toán Một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với toán đó chính là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng. Ngoài những bộ đồ dùng, đồ chơi mà nhà trường đã trang bị thì bản thân tôi thường xuyên sưu tầm, sáng tạo và làm ra nhiều bộ đồ dùng, đồ chơi đảm bảo tính thẩm mĩ, an toàn trong sử dụng, và hiệu quả để cho trẻ làm quen với toán. Ví dụ: Những bộ đồ chơi mà tôi đã làm ra như bộ sách “Bé vui học toán”, “Vòng quay kỳ diệu”...
- 6 Ví dụ: Khi dạy trẻ tạo các số từ 1-5 bằng nhiều cách khác nhau. Tôi đã chuẩn bị 1 quân xúc xắc cho trẻ chơi trò chơi “Xúc xắc diệu kì”, hay có thể chuẩn bị 1 bài hát: Năm ngón tay ngoan để tạo sự hứng thú và sối động của tiết học. Bằng sự cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo khi xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với toán nói riêng và môi trường học tập nói chung, tôi đã xây dựng được cơ bản môi trường cho trẻ làm quen với toán khoa học, phong phú và đa dạng để trẻ được thỏa sức hoạt động thực hành, trải nghiệm. 2.2. Biện pháp 2: Đa dạng hoá các phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với toán Khi cho trẻ làm quen với toán tôi đã vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức một cách linh hoạt và tích cực theo hướng lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động. a. Tổ chức hoạt động theo nhóm để cho trẻ làm quen với toán Để tổ chức hoạt động làm quen với toán mang lại kết quả cao, tôi đã tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm theo nhóm, bởi khi hoạt động nhóm trẻ cùng nhau trao đổi kiến thức và sửa sai cho nhau trong khi trẻ thực hành, trải nghiệm trên đồ vật, đồ chơi nhiều hơn, trẻ sẽ không còn nhút nhát và luôn biết cách cùng bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao và trẻ sẽ có sự cố gắng thi đua giữa các nhóm. Như khi cho trẻ tạo các số từ 1 đến 5 tôi đã cho trẻ hoạt động theo các nhóm: nhóm xâu dây, nhóm dùng đất nặn, nhóm xếp vỏ nghêu hạt nút... b. Tổ chức hoạt động làm quen với toán có tích hợp các nội dung giáo dục khác để tạo hứng thú, tích cực học tập của trẻ Khi tổ chức các hoạt động làm quen với toán tôi đã tích hợp, đan xen các nội dung giáo dục khác nhằm làm cho hoạt động làm quen với toán bớt phần khô khan hơn, sáng tạo cuốn hút trẻ vào hoạt động và giúp trẻ lĩnh hội các kĩ năng, kiến thức dễ dàng như tích hợp làm quen văn học, tạo hình, âm nhạc... Ví dụ: Dạy trẻ đếm đến 5, tôi sẽ lựa chọn bài hát Tập đếm để có thể đưa vào tiết dạy nhằm giúp trẻ hứng thú hơn Ví dụ: để giúp trẻ khắc sâu việc nhận biết, gọi tên về “hình vuông, hình tròn” một cách dễ dàng và có hiệu quả đã tôi sử dụng các câu đố: Hình gì xinh xắn Hình gì lăn được Bốn cạnh bằng nhau Lăn ngược lăn xuôi Bé hãy đoán xem Bé hãy cùng cô Hình gì thế nhỉ? (hình vuông) Đoán hình này nhé (hình tròn) Chính việc tích hợp một số hoạt động khác vào tiết làm quen với toán giúp trẻ hào hứng hơn, tích cực và chủ động hơn trong tất cả quá trình học của trẻ
- 7 c. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cho trẻ làm quen với toán Ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết và cũng là phương tiện giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Thông qua các ứng dụng trên phần mềm trẻ sẽ hào hứng hơn khi tham gia vào hoạt động làm quen với toán. Ngoài ra, để tạo sự mới lạ, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ vào hoạt động làm quen với toán, tôi thường xuyên sưu tầm, thiết kế các nội dung và trò chơi trong phần mềm Powerpoint nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ kích thích trẻ hoạt động tích cực. d. Sử dụng hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở, kích thích trẻ quan sát, suy nghĩ. Trước khi tổ chức hoạt động tôi thường chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi gồm nhiều mức độ khác nhau phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Câu hỏi khai thác kinh nghiệm của trẻ: Chuẩn bị những câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu và mang tính gợi mở, dẫn dắt trẻ đi từ dễ đến khó, từ gần đến xa, kích thích sự tò mò suy nghĩ và khả năng phỏng đoán của trẻ. Sử dụng câu hỏi mở, những câu hỏi với nhiều cách trả lời Ví dụ: Đếm đến 3, cô cho trẻ lấy đồ dùng theo ý thích cho trẻ sắp xếp đếm theo yêu cầu của cô sau đó cô đến quan sát đặt câu hỏi gợi mở cho trẻ + Cháu đã xếp mấy bông hoa ra nào? + Tất cả có bao nhiêu bông? + Tương ứng với bông hoa cháu đặt số mấy? + Cháu đếm đến 3 thì tương ứng với số mấy?( cho trẻ nhắc đi nhắc lại nhiều lần để trẻ khắc sâu hơn) Sử dụng những câu hỏi cho trẻ liên hệ thực tế giữa những gì trẻ vừa được học với thực tế cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: - Nhà con có bao nhiêu người? - Cô và bạn Thơm, ai cao hơn? Có thể nói, việc đa dạng hoá các phương pháp và hình thức tổ chức đã mang lại hiệu quả cao trong việc cho trẻ làm quen với toán, giúp trẻ trải nghiệm, lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng về toán một cách nhẹ nhàng, tích cực và chủ động. 2.3. Biện pháp 3: Sáng tạo một số trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non thì “Học bằng chơi, chơi mà học” điều này khẳng định rằng chơi là một phần không thể thiếu đối với trẻ. Vì vậy khi ôn hay cung cấp các biểu tượng toán học cho trẻ tôi thường tổ chức bằng trò chơi, thông qua trò chơi sẽ giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ học một cách nhẹ
- 8 nhàng, thoải mái. Hoạt động chơi quyết định sự hình thành, phát triển tâm lý và nhân cách cho trẻ. Chơi là một hoạt động độc lập, tự do, tự nguyện của trẻ mẫu giáo. Trò chơi toán học là một trong những phương tiện dạy học, nhằm thúc đẩy sự hình thành những biểu tượng toán học, nó tạo điều kiện và tình huống để trẻ áp dụng những kiến thức thu được của mình, trẻ học cách nắm vững kiến thức và sử dụng chúng trong những tình huống khác nhau, vì vậy mà kiến thức của trẻ được củng cố. Ví dụ: trong hoạt động học làm quen với toán “Đếm trên đối tượng” thông qua hình thức chơi các trò chơi như “Xúc xắc diệu kỳ”, “Ai giỏi hơn”, “Bé khéo tay” tôi đã giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng một cách có hiệu quả và nhẹ nhàng. Việc sử dụng các trò chơi trong suốt hoạt động tôi thấy trẻ rất hứng thú và hoạt động diễn ra rất nhẹ nhàng, trẻ say sưa và tham gia hoạt động tích cực. Chính vì vậy trong các hoạt động nói riêng và các hoạt động khác nói chung tôi luôn cố gắng suy nghĩ sáng tạo ra một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm thay đổi hoạt động chống sự chán nản, mệt mỏi, làm cho trẻ có hứng thú hoạt động. * Trò chơi 1: “Hái nấm” (Chủ đề thế giới thực vật). Chuẩn bị: Mỗi tổ 1 cần một cái giỏ Luật chơi: Trẻ phải nhảy qua các con suối, không dẫm vào vạch và đi vào rừng hái nấm. Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội tuỳ ý, số trẻ bằng nhau. Lần lượt từng trẻ phải nhảy qua các con suối. Sau đó cầm giỏ hái nấm bỏ vào giỏ mang về. Cứ như vậy bạn này về, bạn khác tiếp tục lên, trong thời gian “một bản nhạc” tổ nào hái được nhiều nấm là thắng cuộc. * Trò chơi 2: “Nghe âm thanh tạo số lượng.” Mục đích trò chơi - Trẻ đếm số lượng theo yêu cầu của cô - Trẻ được vận động cơ thể - Luyện tai nghe cho trẻ Cách tiến hành: Tuỳ theo chủ đề tôi lựa chọn các hoạt động và âm thanh hợp lý, cho trẻ đếm sau đó cho trẻ làm lại động tác theo số lượng âm thanh do cô tạo ra hoặc trẻ giơ số tương ứng 2.4. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động làm quen với Toán ở mọi lúc mọi nơi. Để học tốt được hoạt động làm quen với toán tôi không chỉ tạo môi trường toán học cho trẻ ở trong lớp học mà còn tạo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
- 9 Có thể hình thành các biểu tượng về Toán thông qua việc tổ chức các hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ tại lớp. Tận dụng tạo cơ hội ở mọi lúc mọi nơi cho trẻ được củng cố biểu tượng về Toán như trong lúc đi dạo chơi, đi tham quan, lúc ăn trưa hay giờ trả trẻ. Như vậy trẻ được hình thành các biểu tượng ban đầu về Toán một cách tự nhiên mà không tạo áp lực cho trẻ Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục ở lứa tuổi mầm non theo các chủ điểm và tổ chức hoạt động mang tính tích hợp đang là xu thế chung ở ngành học giáo dục mầm non. Trẻ mẫu giáo là người tham gia tích cực và sự phát triển của bản thân vào việc học. Vì vậy trẻ mẫu giáo cần được trải nghiệm khám phá, giao tiếp và bắt chước để thỏa mãn tính tò mò của trẻ. Để tạo cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng nhát thì tôi tận dụng hết những thời điểm trong ngày để củng cố kiến thức cho trẻ. Ví dụ: Đầu giờ cho trẻ cùng cô đếm số trẻ đi học và số trẻ vắng học. Ví dụ: Trong giờ ăn cơm, tôi sẽ cho trẻ đếm lại xem đã đủ bạn đi học trong ngày chưa. Đồng thời củng cố kiến thức ghép đôi cho trẻ Ví dụ: Trong hoạt động thể dục tôi cho trẻ xếp hàng theo yêu cầu của cô xếp 3 hàng một hàng có 7 bạn. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi luôn khai thác tình huống, tạo ra nhiều đồ dùng hấp dẫn cho cô và trẻ để phục vụ cho việc dạy và học. Tôi đã tận dụng hết mọi không gian, thời gian và sáng tạo các hình thức phù hợp với trẻ để nâng cao kết quả dạy và học cho trẻ. 2.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền và phối hợp, hướng dẫn phụ huynh cho trẻ làm quen với toán Nhằm tạo được sự thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình, để nâng cao hiệu quả cho trẻ 4- 5 tuổi làm quen với toán thì việc tuyên truyền và phối hợp, hướng dẫn với phụ huynh là một phần không thể thiếu trong việc cho trẻ làm quen với toán. a. Phối hợp, hướng dẫn phụ huynh cho trẻ làm quen với toán tại nhà Ngay từ đầu năm học tôi đã lập trao đổi và hướng dẫn phụ huynh cho trẻ làm quen với toán tại nhà bằng cách thành lập nhóm liên hệ, trao đổi thông tin giữa giáo viên, phụ huynh thông qua facebook; gửi các yêu cầu về nhà để phụ huynh có thể dạy trẻ tại nhà. Ví dụ: Dạy trẻ Đếm trên đối tượng, Tôi sẽ hướng dẫn phụ huynh lựa chọn các vật liệu sẵn có tại nhà như tre nứa, quả bắp, đá sỏi...để giúp trẻ đếm trên đối tượng. Hay trong giờ ăn cơm, cho trẻ tự đếm số người trong gia đình và lấy đủ số lượng 1 bát và 1 đôi đũa, thông qua hoạt động này củng cố được kĩ năng đếm và kĩ năng ghép đôi của trẻ. Tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường để có 1 phương pháp giáo dục trẻ phù hợp nhất với khả năng và nhận thức của từng trẻ. b. Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong việc xây dựng môi
- 10 trường cho trẻ làm quen với toán tại nhà Trong những năm qua sự phối hợp trong việc xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với toán ở lớp rất tốt. Vì vậy, tôi đã tuyên truyền, phối hợp hướng dẫn phụ huynh xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với toán tại gia đình. Ví dụ: Tôi thường trò chuyện, hướng dẫn phụ huynh chọn những địa điểm phù hợp tại nhà để có thể dạy toán cho trẻ như sàn nhà, sân, các mảng tường với những nguyên vật liệu có ở gia đình như: Những viên sỏi, nắp chai, que tre, gỗ vụn... tạo cho trẻ cơ hội cho trẻ chơi với các đồ dùng, đồ chơi để làm quen với toán. c. Giới thiệu các kênh truyền hình làm quen với toán Ngoài những video, trò chơi của bản thân đã xây dựng để nâng cao hiệu quả việc cho trẻ làm quen với toán; tôi đã tìm hiểu và giới thiệu, tuyên truyền đến phụ huynh các kênh truyền hình vừa phù hợp với lứa tuổi mầm non vừa có thể giúp phụ huynh tổ chức cho trẻ hoạt động, vui chơi tại nhà như kênh chương trình 123 ta cùng đếm VTV7; kênh Youtube: lớp học mầm non của JoJo... Việc tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh không chỉ mang lại hiệu quả cao khi cho trẻ làm quen với toán mà còn tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên. III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP. Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của ban giám hiệu, của chị em đồng nghiệp cũng như sự hỗ trợ của các phụ huynh sau 1 thời gian áp dụng tôi đã đạt được một số kết quả trong việc giáo dục trẻ lớp tôi như sau: Kết quả khảo sát Trước khi chưa Sau khi áp dụng TT Nội dung khảo sát áp dụng biện biện pháp pháp Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10, đếm theo khả năng 84,3 % 13 40,6% 27/32 2 So sánh sắp xếp theo quy tắc 25/32 78,1 % 14 43,7% 3 So sánh sự giống nhau và khác nhau của các hình 28/32 87,5 % 15 46,8% 4 Sử dụng chính xác ngôn ngữ trong hoạt động làm quen với toán 26/32 81,2 % 10 31,2%
- 11 5 Xác định vị trí trong không gian và định hướng thời gian 29/32 90,6 % 13 40,6% IV. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của biện pháp “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cho trẻ 4-5 làm quen với toán theo hướng trải nghiệm tại trường mầm non” của bản thân tôi sau 1 thời gian thực hiện bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Đây chính là động lực thúc đẩy tôi cần cố gắng nhiều hơn nữa. Thông qua biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi mạnh dạn, tự tin, hoạt bát hơn trong các hoạt động và đặt biệt là hoạt động làm quen với Toán như trẻ hứng thú, tiết học nhẹ nhàng hơn, trẻ trải nghiệm được nhiều hơn các trò chơi, phong phú đổi mới hơn mang lại hiệu quả giáo dục cao, thông qua hình thức hoạt động nhóm, hoạt động học mọi lúc mọi nơi và môn học khác.. Qua quá trình áp dụng biện pháp “ nâng cao hiệu quả cho trẻ 4-5 làm quen với toán theo hướng trải nghiệm tại trường mầm non” tôi nhận thấy: * Đối với trẻ - Những trẻ ít tập trung không chú ý trong hoạt động học cũng đã thích thú tham gia học hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn. - Trẻ nhận biết được các phía, đúng hình, biết cách phân chia, xếp tương ứng. Các tiết học khác trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và đạt kết quả tốt hơn. - Trẻ được trải nghiệm các trò chơi mà tôi đã đan xen trong các hoạt động nên trẻ học mà không biết mình đang học, trẻ tích cực tham gia, biết hợp tác chơi cùng ban.. - Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực và hào hứng tham gia hoạt động làm quen với toán. - Có khả năng tự khám phá, trải nghiệm và sử dụng có hiệu quả với các đồ dùng, đồ chơi về toán. * Đối với giáo viên - Giáo viên linh hoạt hơn trong việc xây dựng môi trường học tập, đồ dùng đồ chơi, tận dụng khai thác tối đa các đồ dùng sẵn có giúp trẻ tham gia tốt vào các hoạt động học, hoạt động chơi. - Biết lựa chọn đa dạng hoá các phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với trẻ, phù hợp với điều kiện trường lớp. - Sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các video, sưu tầm và thiết kế nhiều trò chơi đa dạng, phong phú hấp dẫn trẻ. - Kĩ năng tuyên truyền phối hợp với phụ huynh tốt hơn, tạo được mối quan hệ cha mẹ trẻ gần gũi, yêu thương hơn.
- 12 * Đối với phụ huynh - Cha mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường, lớp. - Đa số phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của làm quen với toán đối với trẻ. Phụ huynh dành thời gian quan tâm, giáo dục con cái một cách thường xuyên, chủ động trao đổi, tương tác với giáo viên các nội dung và phương pháp, kết quả của việc hướng dẫn trẻ làm quen với toán tại nhà. 2. Kiến nghị đề xuất Để biện pháp này được ứng dụng hiệu quả tôi có một số ý kiến đề xuất như sau: * Đối với nhà trường - Thường xuyên bổ sung các đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ LQVT. Cung cấp nhiều các loại tài liệu có nội dung về tổ chức hoạt động cho trẻ LQVT để cho giáo viên tham khảo. - Tiếp tục tổ chức các chuyên đề về hoạt động cho trẻ LQVT theo hướng trải nghiệm để giáo viên được học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cùng nhau. * Đối với đồng nghiệp - Cần linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động LQVT cho trẻ. - Chú trọng công tác tự làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ LQVT. - Cùng phối hợp với các giáo viên của các lớp khác tổ chức các hội thi, các trò chơi nhằm giúp trẻ cùng giao lưu với nhau. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi nhằm nâng cao hiệu quả cho trẻ 4- 5 tuổi làm quen với toán theo hướng trải nghiệm tại trường mầm non. Rất mong sự góp ý của ban giám hiệu nhà trường để biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hải An, ngày 22 tháng 2 năm 2024 Người trình bày Nguyễn Thị Phụng
- 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 200 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 115 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 110 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 171 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 42 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 123 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 65 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 65 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 91 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 153 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 110 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 118 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 101 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 101 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 145 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 105 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 69 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn