intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong Trường Mầm non Hải Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong Trường Mầm non Hải Chánh" được hoàn thành với các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch phòng chống từng dịch bệnh; Tạo môi trường trong và ngoài lớp học an toàn, trang bị đồ dùng phòng chống dịch bệnh an toàn, hiệu quả; Giáo dục trẻ nâng cao nhận thức và ý thức phòng chống dịch bệnh, Tuyên truyền cho Cán bộ giáo viên- Nhân viên, phụ huynh về 1 số bệnh dịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong Trường Mầm non Hải Chánh

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI LĂNG TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÁNH SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÁNH Lĩnh vực/Môn: Lĩnh vực khác Tên tác giả: Nguyễn Thị Nhật Linh Chức vụ: Nhân viên y tế Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hải Chánh NĂM HỌC: 2023-2024
  2. 2 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN ……………. 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - NỘI DUNG CỦA SÁNG 4 KIẾN 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học 4 1.1. Các giải pháp cụ thể 4 1.1.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch phòng chống từng dịch 4-5 bệnh. 1.1.2. Giải pháp 2: Tạo môi trường trong và ngoài lớp học an 5-6 toàn, trang bị đồ dùng phòng chống dịch bệnh an toàn, hiệu quả. 1.1.3. Giáo dục trẻ nâng cao nhận thức và ý thức phòng chống 6-7 dịch bệnh, Tuyên truyền cho Cán bộ giáo viên- Nhân viên, phụ huynh về 1 số bệnh dịch. 1.1.4. Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. 7-8 1.1.5. Tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ. 8-9 1.1.6. Công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong 9-10 công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non, nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác. 2. Tính thực tiễn của sáng kiến. 10 3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của sáng kiến mang lại. 10-11 III. KẾT LUẬN 11-12
  3. 3 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÁNH Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN - Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ NHẬT LINH. Nam, nữ: Nữ - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Trung cấp y sĩ đa khoa - Chức vụ: Nhân viên y tế trường học - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hải Chánh - Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong Trường Mầm non Hải Chánh” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực khác - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Bắt đầu từ năm học 2022-2023 TÊN SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÁNH” I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN Đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Người đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Đây cũng là quan niệm của dân tộc ta về giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ thơ. Búp trên cành là phần lộc non, tươi mới và đẹp đẽ, cần được chăm sóc và bảo vệ để trở thành cành lá um uê, đơm hoa kết trái trong tương lai. hăm sóc trẻ thơ, bảo vệ “búp trên cành” vừa là hạnh phúc của chúng ta hôm nay, vừa là chăm lo cho tương lai chúng ta mai sau. Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngành Y tế và Giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo, xây dựng mạng lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh đã có những bước cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy trong tình hình môi trường khí hậu không ngừng biến đổi theo chiều hướng xấu như hiện nay, một số dịch bệnh mới đã uất hiện như COVID-19, dịch bệnh đậu mùa khỉ, 1 số dịch bệnh Sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, Tay chân miệng,… đã đe doạ nghiêm trọng tới cuộc sống con người nói chung và sức khỏe của trẻ em nói riêng. Nhiều loại bệnh tật sẽ để lại những di chứng suốt cả cuộc đời của các em nếu như không được chăm sóc, bảo vệ một cách đầy đủ. Trước tình hình dịch bệnh bùng phát hết sức bất ngờ và diễn biến phức tạp mà nguy cơ lây nhiễm lại tập trung vào những người có sức đề kháng yếu. Chính bởi vậy trẻ em là đối tượng nguy cơ bị lây nhiễm rất cao. Thế nhưng trẻ còn nhỏ khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, các hành vi của trẻ còn mang tính cảm tính thích thì làm không thích thì thôi. Các bậc phụ huynh thì lo cho
  4. 4 sức khỏe của con em mình nhưng cách truyền tải về sự nguy hiểm, các kỹ năng phòng tránh dịch bệnh còn chưa phù hợp dễ hiểu khoa học và hấp dẫn để trẻ làm theo. Bên cạnh đó còn nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm và hiểu biết về dịch bệnh còn chưa thấu đáo nên còn thờ ơ hoặc giáo dục chưa đúng cách. Đứng trước vấn nạn về bệnh dịch hoành hành như hiện nay, việc truyền tải kiến thức và hình thành kỹ năng cá nhân phòng chống dịch bệnh cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết, được đặt lên hàng đầu. Nó không chỉ là việc của riêng cá nhân ai, gia đình hay tổ chức nào. Đây là việc cần sự chung tay, góp sức toàn thể ã hội, cùng nhau trang bị kiến thức cần thiết để hiểu đúng và rèn luyện các kỹ năng cá nhân để có thể tự phòng tránh với từng dịch bệnh cụ thể cho trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng phòng chống dịch bệnh đối với sự phát triển của trẻ trước tình hình dịch bệnh nguy hiểm như hiện nay, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho trẻ có hiệu quả. Tôi nhận thấy rằng đối với mầm non việc giáo dục kỹ năng phòng chống dịch bệnh này không hề dễ dàng. Làm thế nào để các bé hiểu về các dịch bệnh về sự nguy hiểm, biết được các kỹ năng cá nhân tự bảo vệ mình trước một số bệnh dịch nguy hiểm là đại dịch của Việt nam và toàn thế giới mà không vượt quá khả năng nhận thức và kiến thức phù hợp với lứa tuổi, đó là lý do thôi thúc tôi tìm kiếm tư liệu và chọn lọc các nội dung để cung cấp cho trẻ.Từ mục tiêu đó, tôi đã tìm hiểu, suy nghĩ và lựa chọn đề tài: công tác ò dị cho rẻ trong r H C ” với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình nhằm góp phần nâng cao hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non Hải Chánh. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học. Đối với trẻ em, cơ thể còn non nớt, sức khỏe yếu rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển toàn diện. Hiện nay, những biến đổi khí hậu tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Môi trường tự nhiên: Đất, nước, ánh sáng, khí hậu, thời tiết,…Khi khí hậu thời tiết thay đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi. Có những bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp nhiều vào mùa hè, mùa uân. ũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn, .. Tất cả những điều đó liên quan tới việc cần phải có biện pháp tích cực phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. 1.1. Các giải pháp cụ thể: 1.1.1. Xây dựng kế hoạch phòng chống từng dịch bệnh. - Chủ động tham mưu với ban giám hiệu nhà trường thành lập ban chỉ đạo phòng chống các dịch bệnh và cùng xây dựng kế hoạch còn gọi là lập kế hoạch, ác định các mục tiêu, các hoạt động và nguồn lực cần thiết để đạt tới mục tiêu một cách phù hợp với tình hình thực tiễn trong khoảng thời gian nhất định. - Xây dựng kế hoạch giúp huy động mọi nguồn lực, giúp các nhân, đơn vị có phương hướng hoạt động trong từng giai đoạn, từng thời gian cụ thể, tạo điều
  5. 5 kiện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mọi người trong quá trình thực hiện công việc phòng dịch bệnh. Xét thấy tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, tôi cũng đã chủ động tham mưu, góp ý cùng ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh chung và từng bệnh dịch cụ thể( mỗi loại bệnh dịch có một kế hoạch riêng như: Bệnh tay chân miệng có kế hoạch riêng, bệnh sốt xuất huyết có kế hoạch riêng, bệnh CoVid 19 có kế hoạch riêng...)dựa trên kế hoạch chỉ đạo của sở, phòng GD& ĐT Huyện Hải Lăng, của UBND Huyện Hải Lăng, của Trung tâm y tế Huyện Hải Lăng trong các đợt xảy ra bệnh dịch. Trong mỗi kế hoạch tôi luôn tham mưu ây dựng mục đích, yêu cầu của kế hoạch , phân công rõ trách nhiệm cho các thành viên, chủ động xây dựng hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường. Cùng tham gia xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh giúp tôi có những biện pháp chủ động thực hiện hữu hiệu trong công tác phòng tránh bệnh dịch bùng phát và lây lan trong nhà trường. 1.1.2.Tạo môi trường trong và ngoài lớp học an toàn, trang bị đồ dùng phòng chống dịch bệnh an toàn, hiệu quả. Là cán bộ phụ trách y tế tôi thấy tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường liên quan mật thiết đến sức khỏe và hạnh phúc của con người. Môi trường sạch sẽ phòng được 80% bệnh tật. Môi trường tốt sẽ là điều kiện để nâng cao thể lực và giáo dục trẻ. Đối với lứa tuổi Mầm non môi trường ấy chính là phòng học, sân chơi, nhà vệ sinh, đồ dùng, đồ chơi. Vệ sinh môi trường là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình chăm sóc sức khoẻ học sinh. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay trước diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh đang gây ra. Để đảm bảo an toàn cho học sinh và đẩy lùi được dịch bệnh, chúng ta cần chủ động, tích cực lao động vệ sinh khuôn viên trường học, phối hợp cùng nhà trường tiến hành phun khử trùng, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học, kệ tủ, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi, ốp, chiếu được giặt sạch và sắp xếp gọn gàng. Một số hoạt động vệ sinh ở trường như: - Vệ sinh lớp học đảm bảo không khí thoáng mát, bật quạt vừa phải, thường xuyên quét dọn lớp học. - Đảm bảo ánh sáng, kiểm tra đèn điện, mở cửa sổ để lưu thông không khí. - Trồng thêm cây xanh, cây hoa, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp. - Đối với thiết bị, đồ dùng: Chuẩn bị nước sát khuẩn, khăn lau tay, máy đo thân nhiệt,.. - Vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ ở lớp theo lịch để phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Để làm tốt điều này tôi đã thực hiện công tác vệ sinh của các lớp như:
  6. 6 - Vệ sinh giờ ăn, ngủ của trẻ. - Tôi cũng đã hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trong công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ nên đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả như: Định kỳ chiều thứ 6 hàng tuần lau rửa đồ dùng đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn Cloramin B, hướng dẫn phụ huynh định kỳ giặt chăn gối đúng 2 lần/ tháng. - Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến lớp, nhà trường đã thực hiện phun khử trùng và dọn dẹp vệ sinh toàn bộ khuôn viên trường lớp học ngay từ đầu năm học. - Thường xuyên lao động dọn dẹp vệ sinh, giữ cho quang cảnh môi trường luôn sạch sẽ ở các khu vực quanh trường, đảm bảo môi trường xung quanh trường luôn sạch sẽ. - Duy trì hoạt động tổng vệ sinh lớp bằng hóa chất khử khuẩn (cloramine B 0,5%) vào 2 ngày cuối tuần khi phát hiện nguy cơ có xuất hiện dịch bệnh. - Duy trì tần suất vệ sinh bề mặt tại các lớp học: ít nhất 1 lần/ngày và khi bẩn; Vệ sinh khu vực chung: ít nhất 2 lần/ngày và khi bẩn; mở cửa phòng học thông thoáng vào buổi sáng và cuối ngày. 1.1.3. Giáo dục trẻ nâng cao nhận thức và ý thức phòng chống dịch bệnh, Tuyên truyền cho Cán bộ giáo viên- Nhân viên, phụ huynh về 1 số bệnh dịch. Tục ngữ, ca dao ưa đã có câu: “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Ý thức được điều đó , để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch trong trường đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của tất cả mọi người từ giáo viên, nhân viên, phụ huynh, bản thân trẻ và của cả cộng đồng. Chính vì vậy tôi đã làm những bài tuyên truyền, nâng cao kiến thức phòng bệnh cho CBGV-NV, phụ huynh và học sinh về một số dịch bệnh bằng các hình thức sau: * Đối với giáo viên- nhân viên: Cùng giáo viên tham gia các buổi tập huấn công tác y tế, phòng chống dịch bệnh do Phòng GD&ĐT, trung tâm y tế huyện Hải Lăng tổ chức. Thông qua các buổi họp hội đồng nhà trường tôi đã tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống một số bệnh dịch. Tôi đã làm các bài tuyên truyền dịch bệnh theo mùa, các dịch bệnh xảy ra đột xuất trong nước, pho to tài liệu, tờ rơi, tranh …về 1 số bệnh dịch thường gặp ở trẻ và các dịch bệnh nguy hiểm để hướng dẫn giáo viên tuyên truyền tại các góc tuyên truyền của lớp. Với vị trí nhân viên y tế tôi thường xuyên kết hợp hướng dẫn với giáo viên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ ở lớp, không nhận trẻ bị ốm. Hướng dẫn giáo viên theo dõi sức khoẻ của trẻ như: sốt cao đột ngột liên tục, đau cơ, đau đầu, nổi ban trên da, xuất huyết, loét miệng, vết loét hay phỏng nước, lòng
  7. 7 bàn tay, lòng bàn chân,…thì phải thông báo ngay với phụ huynh và y tế trong nhà trường. * Đối với phụ huynh: Tôi hướng dẫn giáo viên tạo góc tuyên truyền với cha mẹ học sinh: Gắn hình ảnh và thông tin về phòng chống dịch bệnh từ các công văn, tờ rơi, báo chí… vào các bài tuyên truyền phát cho giáo viên treo tại góc tuyên truyền của lớp. Bản thân tôi cùng với giáo viên trực tiếp tham gia các hoạt động phát tờ rơi, hướng dẫn nhận biết triệu chứng và cách phòng một số bệnh dịch. Đọc tuyên truyền bệnh trên loa của trường vào giờ đón trả trẻ để phụ huynh nắm bắt thông tin về các bệnh dịch tốt hơn. Tôi gặp gỡ, tư vấn cho phụ huynh, trao đổi khi cần thiết về sức khỏe của trẻ. * Đối với trẻ: Bác hồ kính yêu đã từng nói: “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Nhất là trẻ trong trường mầm non có độ tuổi còn nhỏ, từ 18 tháng đến 6 tuổi. Lứa tuổi vẫn phải “ Học bằng chơi, chơi bằng học” thông qua các đồ dùng trực quan. Vì vậy muốn trẻ biết được các bệnh và cách phòng tránh tôi đã hướng dẫn giáo viên lồng ghép giáo dục trẻ những hiểu biết tối thiểu trong việc phòng chống bệnh dịch. Dạy trẻ biết vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể (Ví dụ: Dạy trẻ biết cách rửa tay bằng à phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi bẩn, lau mặt trước khi ăn và khi mặt bẩn, ăn ong biết lau miệng, súc miệng, đánh răng phòng sâu răng…đối với trẻ mẫu giáo, còn đối với trẻ nhà trẻ cô giáo phải lau mặt, rửa tay cho trẻ), hướng dẫn phối hợp với giáo viên dạy trẻ biết cách nhận biết những côn trùng có hại gây bệnh nguy hiểm tưới cuộc sống.( như con muỗi, con ruồi, gián, chuột…) - Tôi đã in ấn và nhờ giáo viên dán: 6 bước của quy trình rửa tay cơ bản trong nhà vệ sinh của trường để tuyên truyền việc rửa tay cho học sinh được tốt hơn. Tự bồi dưỡng các kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ là điều kiện không thể thiếu trong điều kiện thực hiện mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhất là những năm gần đây liên tục xảy ra nhiều dịch bệnh với nhiều biến chứng bất thường và nguy hiểm đến trẻ. Là một nhân viên y tế trường học hàng ngày trực tiếp chăm sóc trẻ nên tôi tự tìm tòi trên sách báo, mạng internet và một số tài liệu từ trạm y tế cung cấp về cách phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Tham gia các buổi tập huấn do cấp trên tổ chức và tìm ra một số giải pháp để phòng tránh dịch bệnh cho trẻ. Qua một thời gian tự tìm tòi, hỏi học tôi đã tự cung cấp cho mình những kiến thức về cách phòng tránh dịch bệnh cũng như làm thế nào để đảm bảo môi
  8. 8 trường an toàn cho trẻ, đồng thời có một lượng kiến thức để tuyên truyền đến phụ huynh và cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường để nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ. 1.1.4. Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội nhất là việc tổ chức ăn bán trú trong trường mầm non. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ, là trung gian truyền bệnh nhanh nhất. Do vậy muốn nâng cao hiệu quả chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, không để xảy ra dịch bệnh thì đảm bảo an toàn thực phẩm phải thực hiện thật tốt, tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau: - Tôi trực tiếp tham gia các lớp tập huấn về VSATTP do Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Quảng Trị, Phòng GD& ĐT huyện Hải Lăng, trung tâm y tế Hải Lăng tổ chức. - Định kỳ mỗi năm/lần tạo điều kiện cho nhân viên dinh dưỡng thi vệ sinh an toàn thực phẩm có giấy xác nhận kiến thức ATTP do Hiệu trưởng Trường Mn Hải Chánh cấp, khám sức khoẻ đầy đủ 2 lần/năm. - Tư vấn BGH trường việc thực hiện ký kết thực phầm với các đơn vị cung ứng có uy tín, có đầy đủ tư cách pháp nhân, đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho trẻ và đã được phòng Giáo dục, Phòng Y tế Huyện Hải Lăng phê duyệt. Không để xảy ra ngộ độc thức ăn trong trường. - Góp ý với chuyên môn, nuôi dưỡng xây dựng thực đơn cho trẻ theo tuần, mùa, đảm bảo đúng định lượng, cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng, tăng lượng rau xanh và củ quả trong khẩu phần ăn của trẻ. Tăng cường chế biến món ăn, không lạm dụng, sử dụng thức ăn chế biến sẵn. Tôi tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh bếp ăn qua các buổi họp trường, buổi tập huấn... nhằm nâng cao ý thức trong công tác đảm bảo VSATTP cho CBGV-NV trong toàn trường. Thường xuyên cùng đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng kiểm tra, giám sát quá trình giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến, nấu, chia ăn của các bếp ăn. Yêu cầu các bếp ăn luôn thực hiện bếp 1 chiều hợp vệ sinh, đảm bảo các khu vực, thiết bị, dụng cụ chế biến luôn sạch sẽ và yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi lần kiểm tra đều có biên bản kiểm tra. - Thực hiện đầy đủ vai trò nhiệm vụ được phân công về các loại sổ sách, hồ sơ ghi chú hàng ngày trong sổ kiểm thực 3 bước và lưu nghiệm thức ăn 24/24h của trẻ hàng ngày theo đúng quy định. - Tôi tham mưu với BGH nhà trường bổ sung đầy đủ, kịp thời những thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ hàng ngày, vệ sinh ly uống nước, khăn mặt và phù hợp với thời tiết. Đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho toàn trường và bếp ăn, có ét nghiệm nước theo định kỳ. Bố trí đủ số vòi nước cho học sinh rửa tay theo quy định. Bể chứa nước có nắp đậy và khóa an toàn; Bằng những biện pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như trên mà trường tôi năm học qua không xảy ra ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh.
  9. 9 1.1.5. Tăng cường vệ sinh cá nhân cho trẻ. Trẻ em là thời kỳ cơ thể đang phát triển, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh sức đề kháng với bệnh tật nói chung cũng như khả năng thích ứng của da còn yếu nên trẻ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn cũng như dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và môi trường. Vì vậy, nên giáo dục trẻ em có thói quen vệ sinh dựa trên sự hình thành phản xạ có điều kiện, giúp trẻ có được những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe. Việc tạo nề nếp, thói quen cho trẻ tại các lớp đã được thực hiện nghiêm túc hàng ngày với kế hoạch chỉ đạo hàng tháng, hàng tuần. Nhờ đó, các lớp đã vận dụng cụ thể thời gian, sắp xếp hợp lý tạo cơ hội cho trẻ tham gia các trò chơi được tổ chức trên tiết học hoặc hoạt động vui chơi được tích hợp hài hoà. b. Thường xuyên giữ cho trẻ sạch: Đối với trẻ phải được rửa tay, được chăm sóc chu đáo về khâu vệ sinh, được sử dụng nước sạch, lau khăn sạch đã được sấy hấp đảm bảo vệ sinh. Đối với trẻ, cô giáo là người trực tiếp giúp trẻ vệ sinh cá nhân. c. Rèn kĩ năng vệ sinh cá nhân: Chỉ đạo các lớp triển khai dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân để trẻ có thói quen lau mặt theo quy trình, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, súc miệng nước muối… Từ đó hình thành ở trẻ thói quen vệ sinh, lao động tự phục vụ: Với trẻ lớn biết lau bàn ăn, chia bát, chia thìa, phơi khăn… Vệ sinh văn minh lịch sự, biết lấy tay che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi. Không ăn quả xanh uống nước lạnh… Dạy trẻ biết thu dọn rác sạch sẽ, sau khi làm xong và bỏ rác vào sọt, không vứt rác bừa bãi. Biết dọn dẹp đồ dùng đồ chơi cẩn thận vào nơi quy định. Để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ, tôi đã tạo ra xung quanh trẻ những điều kiện đầy đủ thuận lợi. Ví dụ: Khi ở lớp cũng như ở nhà mỗi trẻ cũng cần có những đồ dùng vệ sinh cá nhân như khăn mặt, khăn tay, bàn chải đánh răng, ly cốc, lược… những đồ dùng đó được để ở chỗ quy định mà trẻ có thể tự lấy và cất đi dễ dàng. Phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân vào các tiết học và các hoạt động hàng ngày của trẻ, dần dần giúp trẻ hiểu được cái đẹp, cái sạch của con người, học được những tác phong nếp sống văn minh, vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống... Điều này có ý nghĩa quan trọng cho việc giáo dục thói quen vệ sinh văn minh cho trẻ: Sạch sẽ, trật tự, ngăn nắp. 1.1.6.Công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non, nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác. Vì sao phải nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác? Vì khi nắm bắt được thông tin kịp thời mới có phương án thực hiện nhanh, đúng, từ đó tham mưu với nhà trường về công tác phòng chống dịch khi ngoài cộng động có dấu hiệu dịch bệnh xuất hiện. Đồng thời thực hiện tốt theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên đưa uống, đặc biệt trong các đợt có dịch sốt xuất huyết, Tay chân miệng, đau mắt đỏ, Viêm đường hô hấp cấp do virut n oV… và nộp báo cáo kịp thời. ũng như tránh đưa thông tin sai lệch về bệnh dịch.
  10. 10 Vì vậy , tôi thường xuyên cập nhật thông tin qua văn bản của cấp trên và các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, báo, mạng Internet, qua các buổi họp, tập huấn… về tình hình dịch bệnh và cách xử trí, phòng dịch tốt nhất. Phối hợp với Trung tâm y tế, trạm y tế,... có kế hoạch chủ động đối phó với dịch bệnh, và cùng tham gia trong các công tác phòng bệnh như: nhỏ vitamin A, tiêm chủng mở rộng và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, tổ chức, tham gia các lớp tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh cho CBGVNV trong trường, tổ chức khám sức khỏe cho 100% trẻ với đầy đủ các chuyên khoa. Phối hợp cùng Trung tâm y tế, ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của UBND xã Hải Chánh làm tốt công tác phòng bệnh hàng năm và trong các đợt dịch bệnh đột xuất xảy ra. Phối hợp với giáo viên lồng ghép giáo dục trẻ về những hiểu biết tối thiểu trong việc phòng chống dịch bệnh: Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể, vệ sinh chung cách nhận biết những con côn trùng có hại gây nguy hiểm tới cuộc sống... Ví dụ: Trong các hoạt động học về “bản thân” về lĩnh vực phát triển kĩ năng sống cho trẻ ở các lứa tuổi từ 24 tháng đến 5 tuổi, giáo viên lồng gép dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân như rửa sạch tay chân theo đúng cách, cách bảo vệ thân thể tránh bị tai nạn như khi tiếp xúc với các đồ dùng đồ chơi sắc nhọn, khi chơi tránh những nơi không an toàn như nơi có muỗi nhiều, những bụi cây rậm rạp.... Phối kết hợp với phụ huynh tuyên truyền giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân (thực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch, hướng dẫn quy trình rửa tay); giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch; vận động học sinh tham gia tích cực công tác vệ sinh môi trường trong trường học và tại cộng đồng, giáo dục để mỗi học sinh là cầu nối tuyên truyền công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh với gia đình và cộng đồng. Nếu có trẻ mắc bệnh lây nhiễm phải nghỉ học và cách ly trẻ, trẻ phải được chăm sóc đặc biệt để tăng sức đề kháng cho trẻ và được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, điều trị. Hàng năm Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm, qua khám sức khỏe định kỳ phát hiện những trường hợp mắc bệnh lây nhiễm thì cho trẻ nghỉ học để điều trị tránh lây nhiễm. Qua việc phối hợp giữa ban giám hiệu nhà trường với trạm y tế về công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường là một vấn đề hết sức quan trọng giúp cho Ban giám hiệu nhà trường cũng như trạm y tế phát hiện ra dịch bệnh để phối hợp cùng nhau phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ khi có dịch bệnh xảy ra. 2. Tính thực tiễn của sáng kiến. Sáng kiến được áp dụng và thực hiện tại trường Mầm non Hải Chánh trong năm học 2022-2023. Với các giải pháp cụ thể, sáng tạo, sáng kiến đã gắn với thực tiễn và mang lại hiệu quả chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cao.
  11. 11 Các giải pháp đã góp phần làm cho công tác giáo dục trẻ bảo vệ môi trường được thực hiện tốt, nhằm góp phần bảo vệ môi trường, trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể, tạo niềm tin cho quý phụ huynh rất nhiều. Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn về vấn đề phòng chống dịch bệnh hiện nay. 3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của sáng kiến mang lại. Sáng kiến được áp dụng và thực hiện trong năm học 2022-2023. Với các giải pháp cụ thể, sáng tạo, gắn với thực tiễn, công tác phòng chống dịch bệnh đã mang lại kết quả cao: - Nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ và các quy định phòng tránh dịch bệnh. Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và bệnh dịch trong trường. Đảm bảo môi trường xanh, sạch , đẹp, an toàn. - Được sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh. - Nhân viên y tế nhận thức được trách nhiệm, vai trò của bản thân trong trường mầm non. Từ đó có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh, có ý thức học hỏi để nâng cao chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm vững các kiến thức về nuôi dưỡng , đảm bảo vệ sinh ATTP, cách nhận biết, xử trí và phòng tránh một số bệnh dịch thường gặp ở trẻ. Có ý thức để chăm sóc trẻ tốt hơn. Kết hợp chặt chẽ với nhân viên y tế và MHS để chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt hơn. -Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể, môi trường thông qua các giờ học, vui chơi,… - Biết được một số hoạt động giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: Không vứt rác bừa bãi, vệ sinh lớp học hàng ngày, hàng tuần.. - Trẻ ngoan ngoãn, khỏe mạnh, hồn nhiên, không có trẻ bị mắc bệnh và ngộ độc thực phẩm. - Trẻ đi học đều, đảm bảo chuyên cần cao. - Cha mẹ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ và phòng bệnh thông qua quá trình phối hợp với giáo viên. - CMHS có sự phối kết hợp với nhà trường đối với việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường cũng như tại nhà. Có sự chia sẻ thấu hiểu với cô giáo những khó khăn, vất vả trong việc chăm sóc dạy dỗ học sinh. Và nhận thức đứng đắn về công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Ngoài những hiệu quả giáo dục đối với trẻ thì biện pháp còn mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cao như Phụ huynh quan tâm hơn đến việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh cho con trẻ tại trường cũng như ở nhà. Phụ huynh cảm thấy rất hài lòng và rất vui khi trẻ biết cách vệ sinh cá nhân để tự bảo vệ bản thân tránh khỏi những tác nhân gây nhiễm dịch bệnh đơn giản tại trường, ngoài ra trẻ còn học được cách phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định mà không cần nhắc nhở, góp phần bảo vệ môi trường, tăng khả năng phòng chống dịch bệnh trong toàn trường. Bản thân các bậc phụ huynh cũng ý thức cao và trách nhiệm cao hơn rất nhiều về việc phòng chống dịch bệnh thường gặp cho con em mình. Từ đó, ý thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với việc phòng
  12. 12 chống dịch bệnh dần dần được nâng cao, mối liên kết giữa gia đình và nhà trường càng thêm thắt chặt. Với giải pháp này bản thân tôi đã áp dụng và thực hiện thành công năm học vừa qua và có thể nhân rộng các trường trong địa bàn huyên. III. KẾT LUẬN Thời gian gần đây quá trình công nghiệp hóa, những biển đổi phức tạp của môi trường, các thảm hoạ thiên nhiên làm cho không khí, nguồn nước, thực phẩm đang dần bị ô nhiễm bởi những hóa chất, rác thải công nghiệp càng nhiều là mối đe dọa đến sức khỏe chúng ta và là nguyên nhân cho sự bùng phát của các dịch bệnh nguy hiểm như tả, cúm A, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp cấp…đã trở thành những thách thức trong hoạt động pong chống dịch bệnh. Đặc biệt đối với địa bàn Trường Mầm non Hải hánh như hiện nay, nằm trên vùng đồng ruộng thấp trũng, dễ ngập lụt, nên rất dễ xảy ra dịch bệnh vào mùa mưa lũ như Dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng, … Trước những thách thức này, công tác phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non Hải Chánh nói riêng và của ngành y tế nói chung đã triển khai theo hướng chủ động, tích cực. Mục đích của công tác phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non Hải Chánh là giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn…từ đó trẻ đi học đều góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. Với một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non Hải Chánh của tôi được thực hiện trong suốt năm học vừa qua, tôi thấy đây là những biện pháp mang lại hiệu quả được trải nghiệm trong công tác chăm sóc trẻ tại trường của tôi. Tuy nhiên vì kinh nghiệm chưa nhiều tôi sẽ cố gắng trong thời gian tới tiếp tục đưa những kinh nghiệm nhỏ của mình áp dụng vào công tác thực hiện ở những năm tiếp theo. Trong quá trình làm việc, tôi sẽ tiếp tục học hỏi, tìm tòi sáng tạo để có nhiều biện pháp hơn nữa giúp công việc chăm sóc sức khỏe trẻ của nhà trường có hiệu quả cao hơn. Trên đây là những chia sẻ của tôi trong sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh trong Trường Mầm non Hải hánh” mà tôi đã thực hiện và bước đầu mang lại hiệu quả cao. Tôi mong rằng, những giải pháp mà tôi đã áp dụng sẽ được phổ biến rộng rãi và thu được kết quả cao hơn. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng khi thực hiện sáng kiến này tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung, sữa đổi của quý cấp trên để đề tài của tôi được hoàn thiện và sớm được nhân rộng. Tôi xin chân thành cám ơn! Hải Chánh, ngày 12 tháng 3 năm 2024 XÁC NHẬN CÁC CẤP TRÌNH NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Hồng Oanh Nguyễn Thị Nhật Linh
  13. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2