intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là giúp trẻ phát huy được tính tích cực và chủ động trong quan sát, từ đó trẻ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, vốn trí thức của trẻ phong phú, hình thành những biểu hiện chính xác về các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Đây là cơ sở ban đầu, quan trọng đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Qua đây chúng ta thấy việc tìm ra những biện pháp hợp lý, phù hợp, nhằm nâng cao khả năng quan sát cho trẻ là rất cần thiết. Khả năng quan sát của trẻ mà tôi sẽ giúp trẻ lĩnh hội được nhiều tri thức mới hơn nữa trong hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh nói riêng và các hoạt động khác nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả

  1. 1 ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG  QUAN SÁT CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4­5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT  ĐỘNG LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ LOẠI QUẢ    I. ĐẶT VẤN ĐỀ * Tầm  quan trọng của vấn đề. Một trong những nền tảng để  đất nước phát triển đi lên đó là trí thức,  mà kho tàng trí thức của nhân loại ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhận thức  được điều này, trong chiến lược phát triển kinh tế  – xã hội, Đảng và nhà   nước ta đã khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo  dục là quốc sách hàng đầu và đầu tư có chiều sâu, việc phát triển con người,  nguồn nhân lực trung tâm phục vụ  đắc lực cho sự  nghiệp XNH – HĐH đất  nước, gữi gìn bản sắc văn hoá dân tộc và cũng là động lực thúc đẩy sự  phát   triển kinh tế xã hội. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là những chủ  nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế  tục  sự  nghiệp xây dựng và bảo vệ  tổ  quốc vì vậy mà giáo dục trẻ  ngay từ  lứa   tuổi mầm non là rất cần thiết. Giáo dục mầm non trong hệ  thống giáo dục  quốc dân, là khâu đầu tiên quan trọng đặt nền móng cho sự  phát triển nhân  cách toàn diên cho trẻ, tạo cơ sở cho quá trình phát triển sau này của trẻ. Một  trong những mục tiêu của giáo dục mầm non là giáo dục trẻ  “Thông minh,   ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kĩ năng cơ bản cần thiết khi   bước vào trường phổ  thông để  tiến tới lĩnh hội kiến thức sâu rộng”. Trẻ   ở  lứa tuổi mầm non tiếp thu kiến thức thông qua các hoạt động. Hoạt động làm  quen với môi trường xung quanh là một bộ phận quan trọng, tạo cơ hội điều   kiện cho trẻ được quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh, có tác dụng   Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  2. 2 góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục tình cảm,   trí tuệ, tình cảm, thầm mĩ, đạo đức cho trẻ. * Lý do chọn đề tài. Khi trẻ  được làm quen với môi trường xung quanh: Môi trường xã hội,  môi trường tự  nhiên…. là đã tạo cho trẻ  một môi trường hoà nhập vào cuộc  sống ngần gũi, thực tế đối với trẻ, từ đó trẻ được lĩnh hội những kiến thức,   những  ấn tượng tốt đẹp về  thiên nhiên, về  cuộc sống xã hội phong phú, đa  dạng. Nhằm hình thành  ở  trẻ  khả  năng suy nghĩ, thái độ, quan hệ  tích cực,  cách ứng sử với môi trường, qua đó mà trẻ được học làm người. Tuy nhiên trong thực tế, nên vận dụng khả năng quan sát của trẻ và các   hoạt động còn chưa được quan tâm nghiên cứu thoả đáng để đúc kết thành lý  luận phổ biến trong ngành giáo dục mầm non. Hiện nay trong ngành giáo dục  mầm non, đa số  các cô giáo trong các trường mầm non chưa nắm được các   phương pháp, biện pháp tổ chức cho trẻ quan sát khi làm quen với môi trường   xung quanh. Hình thức quan sát chủ yếu thông qua một số tiết học, hoạt động   dạo chơi, nội dung quan sát cong nghèo nàn, sơ  sài, gò bó trong khoảng lớp  học, ít đưa vào hoàn cảnh cụ thể, trẻ ít được tiếp xúc với việc thật, vật thật,  với những tình huống thật trong cuộc sống. Do đó trẻ  bị  hạn chế  trong việc  phát huy tính tích cực sáng tạo chủ  động khi quan sát vì vậy những hiện  tượng của trẻ về thế giới xung quanh dễ bị mất đi, khó tồn tại trong trí nhớ  của trẻ, đồng thời khả  năng quan sát của trẻ  chưa cao, chưa đáp  ứng được  nhu cầu nhận thức phù hợp đúng theo các độ tuổi. Vấn đề đặt ra là làm thế  nào để  phát triển được khả  năng quan sát cho  trẻ. Giúp trẻ phát huy được tính tích cực và chủ động trong quan sát, từ đó trẻ  tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, vốn trí thức của trẻ phong phú, hình thành   những biểu hiện chính xác về  các sự  vật, hiện tượng trong thế  giới xung   Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  3. 3 quanh. Đây là cơ sở ban đầu, quan trọng đặt nền móng vững chắc cho sự phát  triển trí tuệ của trẻ sau này. Qua đây chúng ta thấy việc tìm ra những biện pháp hợp lý, phù hợp,   nhằm nâng cao khả năng quan sát cho trẻ là rất cần thiết. Khả năng quan sát   của trẻ  mà tôi sẽ  giúp trẻ  lĩnh hội được nhiều tri thức mới hơn nữa trong  hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh nói riêng và các hoạt   động khác nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn đưa ra  “Một số  biện pháp  nâng cao khả năng quan sát của trẻ mẫu giáo từ 4­5 tuổi thông qua hoạt động   làm quen với một số loại quả” và tiến hành nghiên cứu. * Giới hạn nghiên cứu của đề tài. Từ  tháng 9/ 2010 đến tháng 4/ 2011 tại lớp  mẫu giáo 4­5 tuổi (15 trai – 15   gái) trường mầm non Hồng Thái Tây­ Đông Triều­ Quảng Ninh. 1. Cơ sở lý luận. Quan sát là tri giác có chủ định. Có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch về  các sự  vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Sự  quan sát của một người   nếu được rèn luyện và bồi dưỡng có hệ thống, dần dần sẽ trở thành một khả  năng hay còn có thể  coi là một cá tính  ổn định và thường xuyên của con   người. Như  trên vừa nói, quan sát là hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích   cực, chủ động và có hình thức rõ rệt, làm cho con người khác xa con vật. Quá   trình quan sát trong hoạt động đặc biệt trong rèn luyện đã hình thành lên khả  năng quan sát ở con người. Vậy khả năng quan sát là khả năng tri giác có mục đích nhằm phát hiện  những đặc điểm  Thuộc tính của sự vật, hiện tượng xung quanh. Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  4. 4 Khả  năng quan sát của mỗi con người không hoàn toàn bẩm sinh mà nó  được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của con người, phụ  thuộc vào sự rèn luyện và giáo dục. Kết quả  quan sát phụ  thuộc trước hết vào mục đích đặt ra rõ ràng đến  mức  nào, việc định hướng chú ý vào những đối tượng quan sát và việc tổ chức kế  hoạch tiến hành quan sát và cách thức quan sát. Quan sát đóng vai trò quan trọng đối với nhận thức của con người về thế  giới trong hoạt động, nhất là trong lao động và trong nghiên cứu khoa học. Đối với trẻ mầm non, nhất là trẻ mẫu giáo thì quan sát lại càng đóng vai   trò hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức thế  giới xung quanh. Do đó   việc rèn luyện và phát triển khả năng quan sát của trẻ là rất cần thiết.  Độ tuổi mầm non là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách   toàn diện. Một đời sống tâm lý phong phú cho trẻ vì vậy những gì mà trẻ lĩnh   hội trong gia đoạn đầu đời này đều phải chuẩn, phải chính xác, phải đứng  đắn. Khả  năng quan sát giúp trẻ  hình thành những hiện tượng chính xác, rõ  ràng, cặn kẽ, tỉ mỉ về các sự  vật, hiện tượng tròng thế  giới hiện thực khách  quan. Các kết quả do quá trình quan sát sẽ là nguồn tài liệu cung cấp cho quá   trình nhận thức lý tính, giúp trẻ dần dần chuyển từ tư duy cụ thể (trực quan –   hành động trực quan – hình tượng) sang tư duy trìu tượng. Ở  Tuổi mẫu giáo trẻ  đã bắt đầu làm chủ  tri giác, đó chính là tính chủ  định trong tri giác, hay nói một cách khác thì trẻ tri giác có chủ định hay gọi là  quan sát.  Ở  trẻ  4­5   tuổi khả  năng quan sát của trẻ  em còn hạn chế  về  cả  chất lượng và  số  lượng  nên rất cần đến sự  động viên,  khuyến khích, gây  hững thú của cô giáo, của người lớn trong quá trình trẻ quan sát. Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  5. 5 Sự  phát triển khả  năng quan sát còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc  chuẩn bị  cho trẻ  vào học lớp 1 phổ  thông và cho cả  quá trình học tập, nhận   thức lâu dài của trẻ sau này 2.Cơ sở thực tiễn. Khi đưa ra   “Một số  biện pháp nâng cao khả  năng quan sát của trẻ   mẫu giáo 4­5  tuổi thông qua hoạt động làm quen với một số loại quả”  sẽ  có ý nghĩa hết sức quan trọng đặc biệt đây là hình thức  mới nâng cao hiệu  quả  mỗi giờ   tổ  chức cho trẻ khám phá khoa học giúp trẻ  tiếp cận thế  giới   xung quanh  một cách gần nhất, đồng thời đi sâu, tìm hiểu về đặc điểm đặc  trưng của một số loại quả, ích lợi, cách sử dụng một số loại quả qua đó giúp  trẻ  hứng thú hơn, đồng thời kích thích khả năng sáng tạo của trẻ khi tham gia   các hoạt động trải nghiệm thực hành . Mỗi giờ khám phá khoa học nói chung và làm quen với các loại quả  nói   riêng khi sử  dụng một số  biện pháp  nâng cao khả  năng quan sát của trẻ   sẽ  phần nào giúp giáo viên phát huy tốt khả  năng của mình, thể  hiện khả  năng  sáng tạo, trí tưởng tưởng phong phú giúp cho mỗi giờ  học thêm sinh động,  hiệu quả. Hiện nay với những xu thế  chung là mỗi giáo viên cần tự  học hỏi, bồi   dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, khi lựa chọn những hình thức khác nhau  để tổ chức các hoạt động cho trẻ trong các tiết dạy các giáo viên sẽ có cơ hội   được học tập, tìm hiểu nhiều hơn, phát huy tố chất nhiều hơn đồng thời đáp  ứng được nhu cầu giáo dục hiện nay về tiếp cận cái mới trong công tác chăm  sóc, giáo dục trẻ. Hiện nay nhà trường đã và đang thực hiện đưa một số  biện pháp, hình  thức tổ  chức các hoạt động mới để  nâng cao khả  năng quan sát của trẻ   vào  chương trình chăm sóc giáo dục trẻ   nên việc giáo viên lựa chọn một số  các  biện pháp mới, sáng tạo để  nâng cao khả  năng quan sát của trẻ trong một số  Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  6. 6 hoạt động khám phá khoa học nói chung sẽ đem lại cho đội ngũ giáo viên nhà   trường những phương pháp mới, biện pháp mới, góp phần nâng cao trình độ  chuyên môn nghiệp vụ. Cùng với sự  phát triển chung của nhà trường, nâng cao hiệu quả  giảng  dạy, phát huy tính tích cực của trẻ  cũng là những mong muốn của các bậc   phụ  huynh, cùng hưởng  ứng giúp đỡ  các giáo viên để  thực hiện tốt công tác  đổi mới hìnhh thức dạy và học, phối kết hợp cùng nhà trường để con em tiếp  cận điều mới mẻ, nhận thức được thế  giới xung quanh  cùng giáo viên đưa  các hình thức, biện pháp hay, sáng tạo giáo dục trẻ để có hiệu quả cao hơn. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUAN SÁT CỦA TRẺ MẪU GIÁO 4­5  TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG “ LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ LOẠI QUẢ”  Căn cứ và đặc điểm phát triển  tâm lý, sinh lý của trẻ  4­5 tuổi, sự quan  tâm và việc sử   dụng các biện pháp rèn luyện, phát triển KNQS cho trẻ  của   giáo viên mầm non hiện nay, tôi đề  xuất một số  biện pháp nhằm nâng cao   KNQS cho trẻ, giúp trẻ dần dần chủ động, tích cực trong quan sát và giảm sự  phụ thuộc vào người lớn. Cụ thể như sau: 1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức: Cùng với tự rèn luyện nhân cách, phẩm chất, yêu nghề mến trẻ, tôi nghĩ  rằng  bản thân  cần luôn  luôn  không ngừng  học  hỏi nâng  cao  chuyên môn  nghiệp vụ  để  có những bài giảng hay, sáng tạo, phát huy tính tích cực của  trẻ.          Tham gia học hỏi bạn đồng nghiệp về   một số  hình thức tổ  chức các   hoạt động cho trẻ  làm quen với một số  loại quả, các hình thức  tổ  chức các  tiết học đạt hiệu quả. Thường xuyên dự  giờ, trao đổi, thảo luận về  tiết dạy   đặc biệt tiết học khám phá khoa học  đạt hiệu quả. Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  7. 7           Tham gia và dự các chuyên đề của trường, phòng giáo dục  tổ chức các   tiết dạy mang hình thức đổi mới. Thường xuyên cập nhật các thông tin trên  đài, ti vi hay internet. thực hiện việc đổi mới hình thức tổ chức tiết học khám  phá khoa học nhằm nâng cao khả năng quan sát của trẻ để ứng dụng, học tập  vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nghiên cứu tài liệu sách báo, các tập san   có nội dung liên quan đến công tác chăm sóc giáo dục mầm non .    Bản thân không ngừng tự học bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, tự rèn   luyện thói quen luôn luôn học hỏi, luôn luôn vận động,  sáng tạo và tích cực  khi tổ chức cho trẻ mỗi giờ học,  mỗi giờ khám phá thế giới xung quanh .  2. Luyện kỹ năng thực hành. Để  mỗi giờ  dạy trẻ  làm quen với một số  loại quả  đạt   hiệu quả  cao  giáo viên trước hết rèn luyện có những biện pháp cần thiết. Trau dồi kiến   thức về giáo dục trẻ một cách cơ bản nhất để  có kỹ  năng lựa chọn đồ  dùng   trực quan là hình  ảnh hay vật thật để tổ chức cho trẻ hoạt động  Tạo điều kiện cho trẻ  thường xuyên được tiếp xúc với các sự vật, hiện  tượng xung quanh trong tính đa dạng của chúng. Về phượng diện tâm lý học, có thể nói cuộc sống là một dòng hoạt động   và trong dòng hoạt động  ấy, tất cả  mọi yếu tố    tham gia vào đó (đối tượng,  động cơ, phương tiện trong mỗi tác động qua lại với chủ thể) đều góp phần  vào việc hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách con người. Quá trình trẻ tiếp xúc, hoạt động với các sự vật, hiện tượng xung quanh   còn là điều kiện nhà giáo dục có các tác động sư  phạm phù hợp nhằm nâng  cao  một mặt nào đó về tâm lý của trẻ. Ví dụ: Thông qua việc tiếp xúc với các sự  vật, hiện tượng cô giáo dạy   trẻ cách quan sát có hiệu quả, dạy trẻ quan sát tích cực, chủ động, tự giác….  Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  8. 8 giúp trẻ  biết cách quan sát và mở  rộng   vốn từ. Trong quá trình  ấy trẻ  còn  được rèn luyện và phát triển các năng lực cảm giác… ­ Cách thực hiện: Thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ  như: Giờ  đón trẻ, giờ  dạo  chơi, tham gia giờ chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, các hoạt động  khác… cô cho trẻ quan sát vật  thật, xem tranh  ảnh, mô hình, băng hình, chơi   đồ, chơi, đọc thơ, kể chuyện, hát, đọc câu đố…. Có nội dung miêu tả về các  sự  vật, hiện tượng xung quanh  để  thấy đựơc sự  phong phú, đa dạng muôn  màu, muôn vẻ cuả chúng. Trong giờ ăn cô có thể giới thiệu các món ăn, mùi   vị của các loại  thức ăn… cô trò chuyện với trẻ những điều trẻ quan sát được. Kết hợp với phụ huynh: Cô giáo đề nghị phụ huynh cho trẻ quan sát các  sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, rõ ràng khi ở nhà, đi chơi, sưu tầm tranh   ảnh, đồ chơi… các loại để cho trẻ chơi, trẻ xem nhằm mở rộng phạm vi tiếp   xúc của trẻ với MTXQ và thấy được ở xung quanh. * Dạy trẻ cách quan sát có hiệu quả: Quan sát có hiệu quả là trong cùng một thời gian quan sát, trẻ phát hiện  được nhanh nhạy, chính xác nhiều thuộc tính của đối tượng quan sát và phát  hiện những nét đặc trưng rõ nét nhưng có vẻ thứ yếu của sự vật, hiện tượng,   phát hiện được mối quan hệ  của chúng. Kết quả  quan sát phụ  thuộc nhiều  vào cách tổ chức quan sát, phương pháp quan sát.  Viêc dạy trẻ quan sát có hiệu quả chỉ có thể thực hiện khi có đối tượng  quan sát, vì vậy dạy trẻ quan sát có hiệu quả  được thực hiện trong quá trình  cho trẻ tiếp xúc, hoạt động với các sự vật hiện tượng xung quanh và tiếp xúc  với sự vật hiện tượng thật thì càng tốt. Khi tổ chức quan sát, việc đặt câu hỏi chính là việc giao nhiệm vụ quan  sát cho trẻ. Trẻ tìm cách trả lời câu hỏi chính là thực hiện nhiệm vụ quan sát.   Vì vậy hỏi như thế nào để rèn luyện cho trẻ khả năng quan sát độc lập, chủ  Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  9. 9 động và tính cực? Chúng tôi nghĩ rằng với việc sử  dụng hệ  thống câu hỏi  mang tính khái quát, câu hỏi kích thích tính tìm tòi, ham hiểu biết của trẻ và   những câu hỏi gợi mở khi tổ chức cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng sẽ  đạt được mục đích nêu trên. Câu hỏi khái quát ở đây là những câu hỏi trong đó đã thâu tóm được toàn   bộ các phần, các bộ phận hay các đặc điểm của đối tượng quan sát. Ví dụ:  ­ Quả cam  có những phần nào? ­ Trong ruột quả chanh có những phần nào?... Cô giáo giao nhiệm vụ quan sát một cách khái quát như  vậy đòi hỏi trẻ  phải tích cực chủ động tìm, tòi các phần, các bộ phận, các thuộc tính, các đặc  điểm của đối tượng để hoàn thành nhiệm vụ quan sát. Nếu chúng ta thường xuyên tổ  chức cho trẻ  quan sát các sự  vật, hiện   tượng xung quanh bằng hệ  thống câu hỏi như  trên thì sẽ  giúp trẻ  rèn luyện  được tính tích cực, chủ  động, tự  giác quan sát và dần dần hình thành  ở  trẻ  khả  năng, thói quen quan sát độc lập, chủ  động, ít bị  phụ  thuộc vào người  lớn. * Dạy trẻ biểu đạt những điều quan quan sát được bằng ngôn ngữ. Mở rộng vốn từ là việc cung cấp thêm từ mới cho trẻ. Khi điều tra thực  trạng khả năng quan sát của trẻ và khi tìm hiểu việc tổ chức cho trẻ quan sát   ở  trường mầm non, chúng tôi thấy trên thực tế  trẻ  thiếu vốn từ  rất nhiều,   vốn từ  của trẻ  rất nghèo nàn và do đó  ảnh hưởng rất lớn đến kết quả  quan  sát của  trẻ. Ví dụ: Khi trẻ  quan sát quả  Bòng (Bưởi) trẻ  thấy được cùi bòng, múi  bòng, tép bòng nhưng trẻ  không nói lên được vì trẻ  không có từ  “Cùi bòng”,  “Múi bòng”, “Tép bòng”. Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  10. 10 Như vậy vốn từ của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả quan sát của  trẻ. Do đó cần thiết phải mở rộng vốn từ để phát triển khả năng quan sát cho   trẻ. Vốn từ ở đây đề cập tới số lượng từ và mức độ  của từ, ngoài ra còn dạy   trẻ rèn luyện vốn từ bằng cách diễn đạt suy nghĩ của mình. ­ Để  mở  rộng vốn từ, chúng ta cung cấp thêm từ  loại cho trẻ như  danh  từ, tính từ, động từ… việc cung cấp thêm từ loại luôn gắn  liền với quá trình   quan sát sự  vật, hiện tượng. Cứ  như  vậy số  lượng từ  của trẻ  tăng dần lên  giúp trẻ có nhiều từ ngữ để gọi tên các thuộc tính của sự vật, hiện tượng, và  cùng với việc vốn từ được mở rộng thì vốn tri thức, vốn kinh nghiệm của trẻ  cũng tăng lên. *   Dạy  trẻ thể hiện kết quả quan sát và hoạt động thực tiễn. Dạy trẻ cách thể hiện kết quả và hoạt động  thực tiễn là con đường rất  phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ  đối với thế  giới xung quanh (trực  quan hành động). Trẻ thích thú tích cực hoạt động hơn bất kỳ một con đường   nào khác. Dạy trẻ cách thể hiện kết quả quan sát và hoạt động thực tiễn là tổ chức  cho trẻ  vẽ, nặn, xé dán, cắt dán, tô màu… về  các sự  vật, hiện tượng mà trẻ  đã quan sát và thậm trí tổ chức cho trẻ sưu tầm những sản phẩm của các sự  vật như các loại hột, hạt, lá khô, quả khô… ­ Cách thực hiện: Tổ chức cho trẻ thể hiện kết quả quan sát sau khi trẻ đã quan sát sự vật hiện   tượng trong các giờ hoạt động tạo hình, hoạt động vui chơi… tạo cho trẻ tân   thế phấn khởi, thoải mái trong hoạt động 3. Tăng cường cơ sở vật chất: Khi dạy một tiết Môi trường xung quanh thì việc tìm ra biện pháp để thu   hút trẻ  , nâng cao khả  năng quan sát của trẻ  n thì cơ  sở  vật chất là vấn đề  Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  11. 11 quan trọng : Từ đồ dùng trự quan là các loại đồ dùng thật hay là mô hình, đồ  chơi  để  trẻ  quan sát, tiếp cận, khám phá ...Tùy vào điều kiện  ở  trường lớp  mà lựa chọn hình thức cho phù hợp .         Đối với nhà trường :  Để thực hiện tốt tiết dạy, để có cơ sở vật chất   phục vụ  cho giờ  dạy tôi thường xuyên tham mưu với ban giám hiệu nhà  trường bổ  xung một số  loại đồ  dùng, đồ  chơi phục vụ  cho tiết  dạy , đồng   thời thông qua các buổi họp tôi đưa ra ý kiến tăng số lượng        Đối với phụ huynh :Thông qua các buổi họp phụ huynh ,qua giờ đón trả  trẻ trao đổi với phụ huynh về những đồ dùng đồ chơi cần thiết cho trẻ ở lớp   như  vậy phụ  huynh sẽ  hiểu được mình cần tương trợ  những gì cho lớp để  phục vụ tốt cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ .Đặc biệt tôi thường trao đổi  với các bậc phụ huynh về  đồ dùng trực quan thật  trong các tiết dạy để  các   phụ  huynh vận dụng cho trẻ  làm quen  ở  nhà hoặc có thể  mang những dồ  dùng thật đó đếnn lớp để  hỗ  trợ  quá trình giảng dạy của các cô đạt kết qủa   cao     4. Kiểm tra, đánh giá : Kiểm tra và đánh giá sau các hoạt động là hết sức cần thiết vì chỉ  có thế  sau  mỗi giờ dạy tôi mới biết mình cần rút ra những bài học gì? hình thức ra sao?   đã gây được hứng thú cho trẻ  không?  cùng với việc đánh giá khả  năng của  trẻ  khi tham gia các hoạt động sự  hứng thú, hiểu bài, cảm nhận, khả  năng  diễn đạt,..     Đối với trẻ  việc kiểm tra đánh giá là phải kịp thời để  có sự  thay đổi về  phương pháp hay hình thức sao cho phù hợp với trẻ .  Sau mỗi làn tổ chức cho trẻ  làm quen với một số loại quả  , tổ chức các hoạt   động tôi thường kiểm tra,đánh giá trên cơ sở qua bài học trẻ nắm được những   gì , trẻ biết đặc điểm đặc trưng, màu sắc. ích lợi cách sử dụng  của từng loại   quả  hay không. Ví dụ : Khi kết thúc giờ làm quen với một số loại quả tôi tổ  chức cho trẻ chơi trò chơi : Xếp hoa quả  .Cô có thể đặt câu hỏi: Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  12. 12         ­ Con xếp đĩa hoa quả có những loại quả gì ?          ­ Những loại quả nào ăn có vị ngọt?         Sau đó cô cho trẻ về góc  tạo hình để vẽ, tô màu một số loại quả  Sau mỗi giờ  đó tôi cần ý kiến của bạn đồng nghiệp góp ý, ban giám  hiệu bổ xung những ý tưởng hay , sáng tạo để tiết dạy hoàn hảo hơn Sau mỗi tuần tôi tổ  chức cho trẻ  tham gia vào các hoạt động ôn luyện  như  :Đọc đồng dao về  một số  loài quả  , chơi trò chơi về  một số  loại quả,   bản thân tôi rút kinh nghiệm sau mỗi bài dạy đưa ra kế hoạch cụ thể để thực  hiện vào hoạt động quan sát  của tuần tiếp theo. Sau mỗi giai đoạn tôi cùng tổ viên bàn họp cùng đề  xuất với ban giám   hiệu  nhà trường  tổ chức một số cuộc thi nhỏ : Thi bóc cam, thi xếp hoa quả, thi  chọn hoa quả  cùng xem chất lượng của giờ quan sát tuần đó để lại trong trẻ  những  ấn tượng gì và khả  năng sáng tạo hay không, từ  đó mà đồng nghiệp   cùng nhau góp ý, học hỏi kinh nghiệm.         Như vậy giờ khám phá khoa học  sẽ sinh động , hấp dẫn hơn nếu giáo   viên  kịp thời điều chỉnh các phương pháp , đưa ra những hình thức cho phù  hợp với sự phát triển , khả năng của từng trẻ.      5. Phê phán, rút kinh nghiệm:      Tổ  chức hoạt động không tránh khỏi những sai sót, tôi đã được ban   giám hiệu chuyên môn có những lời chỉ  bảo hết sức tận tình, chỉ  ra những   hạn chế khi sử dụng một số biện pháp vào giờ khám phá khoa học, bạn đồng  nghiệp   góp ý kiến về  giờ  dạy đó là một số  những lưu ý đối với một giờ  khám phá khoa học  mà tôi đã rút ra được bài học cho mình: + Không sử dụng quá nhiều quả thật  vào trong 1 tiết dạy  đối với trẻ 4  tuổi, nên cho trẻ  quan sát kĩ, đặc điểm đặc trưng 2­3 loại quả   phù hợp với   khả năng nhận biết của trẻ , phù hợp với thời gian, nội dung, phương pháp. Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  13. 13 + Tổ chức hoạt động khám phá khoa học có  ứng dụng công nghệ thông   tin có âm thanh thì tiết dạy mới sinh động. + Các đồ  dùng trực quan khi sử dụng cho trẻ hoạt động quan sát  nhất   thiết phải màu sắc đẹp , thể  hiện rõ nét đặc trưng riêng của từng loại  gây  được sự hứng thú cho trẻ. + Câu hỏi cô đưa ra phải thay đổi hình thức liên tục để kích thích trẻ tư  duy và trả lời .  + Bao quát trẻ tốt khi tổ chức cho trẻ cùng khám phá với vật thật, tránh  tình huống trẻ quá chú ý vào những vật có trong tay, mà không chú ý đến bài  giảng của cô giáo .        6. Biểu dương ,tuyên truyền : * Biểu dương :  Biểu dương là một hình tức hết sức quan trọng đối với trẻ vì: Là phương pháp động viên khen ngợi trẻ  sau mỗi một hoạt động hay  sau mỗi một việc làm của trẻ, được động viên khen ngợi kịp thời trẻ  phấn  khích hơn và làm tốt hơn, cho dù trẻ  thực hiện chưa thật tốt thì vẫn phải  động viên khen ngợi kịp thời, như  vậy trẻ không bị  nhàm chán .có thể  động   viên khen ngợi trẻ bằng  nhiều hình thức khác nhau như  :Phát hoa, phiếu bé   ngoan vào cuối ngày, cuối tuần . Trong giờ  khám phá khoa học  cô giáo thường xuyên động viên trẻ  để  trẻ tích cực hơn tham gia hoạt động, cuối giờ  học cô nhận xét khả  năng của  từng trẻ  trong giờ  học tuyên dương trẻ  trước lớp ,động viên, khích lệ    trẻ  trước phụ huynh để trẻ được khen ngợi của bố mẹ. * Tuyên truyền :  Để  phụ  huynh biết việc cho trẻ  khám phá khoa học là một môn học   giúp trẻ  phát triển nhận thức một cách nhanh chóng và hiệu quả  nhất thì có   rất nhiều biện pháp giúp phụ huynh nắm bắt rõ .  Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  14. 14      Bằng cách tạo  các góc tuyên truyền có tranh ảnh khẩu hiệu được trang   trí ngoài lớp hưóng vào sự  tập trung chú ý, mời phụ  huynh đến để  dự  giờ  thăm lớp, tham gia những giờ khám phá khoa học, hoạt động ngoài trời của cô   giáo và trẻ, mời phụ huynh tham gia các hội thi, các chuyên đề do trường, lớp   hay phòng tổ chức, bằng cách trao đổi thảo luận với phụ  huynh vào giờ  đón   trả trẻ hàng ngày. Gia đình và nhà trường  phối hợp chặt chẽ, để  có phương   pháp chăm sóc giáo dục trẻ để  thống nhất với nhau để công tác, chất lượng  dạy trẻ đạt hiệu quả. Tìm ra những mặt  ưu điểm và nhược điểm của trẻ, những biện pháp   giáo dục  có hiệu quả. Động viên các bậc phụ  huynh nên động viên khuyến   khích trẻ  tìm hiểu khám phá những điều xung quanh trẻ  hàng ngày và trảlời   các câu hỏi của trẻ đưa ra .    7. Khuyến khích bằng vật chất       Tâm lí của trẻ thích được khen, được tặng quà chính vì thế  việc động   viên trẻ là hết sức cần thiết, sau mỗi giờ dạy tôi có những món quà tặng trẻ  đó là thưởng thức những loại quả mà trẻ vừa tìm hiểu ...      Cho trẻ  cùng cô làm đồ  chơi vẽ  tranh, tô màu các loại quả  vừa được   quan sát .   Cho trẻ  tham gia cuộc thi   nhận được các phần thưởng của chương  trình cũng làm tăng thêm sự thích thú của trẻ. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Thử  nghiệm được tiến hành  ở  trường mầm non Hồng Thái Tây­ Đông   Triều­  Quảng Ninh. Do điều kiện thời gian có hạn, tôi xin phép đựơc chọn   nhóm trẻ 4­5 tuổi  (nhóm thử nghiệm gồm: 15 trai và 15 gái). Tôi đã tiến hành thử nghiệm như sau: Tổ chức cho trẻ làm quen với các  loại quả và một số sự vật khác thuộc thế hệ giới thực vật theo chương trình  giáo dục trẻ 4­5  tuổi, nhưng tiến hành bằng các biện pháp mới (một số biện  Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  15. 15 pháp nâng cao KNQS cho trẻ  đã đề  xuất), giúp trẻ  dần dần chủ  động, tích  cực trong quan sát và giảm sự phụ thuộc vào người lớn. ­ Đồ  dùng trực quan: Vật thật (quả  tươi) đồ  chơi, mô hình (quả  băng   nhựa), tranh  ảnh,… thể hiện sự đa dạng một số bài thơ, câu chuyện, bài hát,  câu đố có nội dung phù hợp (xem phụ lục) Kết quả KNQS cụ thể của trẻ trước và sau thử nghiệm theo các mức độ  đánh giá. Thời gian Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm TT TSĐ  Mức  TSĐ  Đối tượng Mức độ đ ạt độ đ ạt 1 Ninh Phương Anh  44 Khá 60 Tốt 2 Đỗ Thị Ngân Hà 14 Yếu 16 Yếu 3 Vũ Thiên Hương 41 Khá 61 Tốt 4 Trịnh Thảo Linh 20 TB 33 TB 5 Bùi Mạnh Khải  16 Yếu 18 Yếu 6 Vũ Đình Phương 44 Khá 62 Tốt 7 Đặng Thảo  Quỳnh  33 TB 45 Khá 8 Vũ Hà Vy 29 TB 41 Khá 9 NguyễnTuấn Hoàng  60 Tốt 82 Xuất sắc 10 Vũ Đức Huy  21 TB 33 TB 11 Hoàng Hải Yến  32 TB 40 Khá 12 Phạm Vũ Châu Anh  24 TB 42 Khá 13 Doãn Hà Anh  40 Khá 55 Khá 14 Bũi Hiền Ly  34 TB 43 Khá 15 Phạm Thanh Thảo  21 TB 35 TB 16 Nguyễn Tiến Phát  23 TB 35 TB 17 Nguyễn Hương Nhi  30 TB 42 Khá 18 Đinh Thu Hà  16 Yếu 21 TB Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  16. 16 19 Lê Hữu Tuấn  21 TB 30 Khá 20 TrầnThị Thanh Bình  40 Khá 58 Khá 21 Hoàng THái Sơn  17 Yếu 29 TB 22 Cao Hoàng Anh  24 TB 40 Khá 23 Bùi Quang Duy 24 TB 40 Khá 24 NguyễnKhánh Túng  30 TB 47 Khá 25 Nguyễn Nguyên Vũ 20 TB 30 TB 26 Đặng Bảo Long 16 Yếu 17 Yếu 27 Nguyễn Quỳnh Mai 22 TB 43 Khá 28 Hoàng Ngọc Tùng  21 TB 33 TB 29 Phùng Thế Long 32 TB 55 Khá 30 Phùng Gia Phú  20 TB 40 Khá Nhìn vào bảng kết quả  ta có thể  nhận thấy khả  năng quan sát của trẻ  được nâng cao sau khi nâng cao sau khi trẻ  được tác động các biện pháp sư  phạm. Trẻ đạt mức độ  khá tốt tăng nên rõ rệt và đã có trẻ  có khả  năng quan  sát đạt mức độ xuất sắc (một trẻ chiếm 3,3 %). Khi trẻ được quan sát các sự  vật hiện tượng với các bài tập thử nghiệm tôi thấy trẻ rất hứng thú tập chung  chú ý và đưa ra được những nhận xét theo ý hiểu của bản thân hoặc theo sự  chỉ dẫn của cô. Đôi khi trẻ còn đưa ra các câu hỏi thắc mắc tại sao chỉ ra các  đặc tính khó phát hiện, trẻ luôn chủ động tích cực sáng tạo khi quan sát. Khi   thực hiện các bài tập thực nghiệm trẻ mạnh dạn cầm lên tay các loại quả để  xoa, ngửi, ấn... Bên cạnh đó vẫn còn trẻ  khả  năng quan sát đạt mức độ  yếu ( 03 trẻ  chiếm 10%) do những trẻ này khả năng phát triển nhận thức còn chậm chưa  phù hợp với sự  phát triển chung theo khung độ  tuổi. Khi quan sát những trẻ  này còn nhút nhát không chú ý tập chung vào các sự vật hiện tượng không đưa   ra được những đặc điểm thuộc tính. Đối với những trẻ này giáo viên cần chú   ý nhiều hơn với trẻ, tác động các biện pháp sư  phạm tích cực giúp trẻ  tự  tin  hơn, có thể trao đỏi kết hợp với phụ huynh trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  17. 17 Đạt được kết quả trên là do trong suốt thời gian tác động sư  phạm trẻ  được làm quen với phương pháp tổ chức mới, phương pháp tổ chức quan sát   bằng những câu hỏi phát huy tính tích cực và chủ  động quan sát của trẻ, trên  được tiếp xúc với nhiều loại hoa quả, học được cách quan sát có hiệu quả, đã   tích lũy được nhiều vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm và vớn từ  về  các loại   quả, sau thử nghiệm trẻ nhìn đối tượng quan sát thấy quen thuộc hơn không  còn thấy xa lạ  như  trước thử  thách nữa, vì vậy trẻ  thấy tự  tin và chủ  động  hơn. Đem lại kết quả quan sát đạt hiệu quả hơn. Kết quả  của trẻ  sau thử  nghiệm cao hơn hẳn trước thử  nghiệm  đã  khẳng định bước đầu đúng đắn của 05 biện pháp sư phạm được thử nghiệm. IV. KẾT LUẬN Trên cơ  sở  tìm hiểu thực trạng KNQS của trẻ  4­5 tuổi và kết quả  thử  nghiệm một số  biện pháp tác động sư  phạm nhằm nâng cao khả  năng quan  sát cho trẻ, tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Hiện nay KNQS của trẻ 4­5 tuối (cục thể là ở  trường mầm non Hồn   Thái  Tây­Đông  Triều)   đã   phát  triển,  tuy  nhiên  sự   phát  triển   đó  chưa  cao,  không đồng đều giữa các trẻ, đại đa số  trẻ  chưa tích cực, chưa chủ  động   trong quan sát đối tượng. Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau: + Người lớn nói chung: Cô giáo mầm non (nhà giáo dục) nói riêng, chưa  nắm vững và chưa chú trọng, chưa quan tâm đúng mức và chưa thường xuyên  đến việc phát triển khả năng quan sát cho trẻ, chưa có biện pháp phù hợp để  hướng dẫn trẻ quan sát. Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  18. 18 + Sự  rèn luyện các năng lực cảm giác, tri giác, quan sát cho trẻ  chưa  được thực hiện thường xuyên và đồng đều giữa các mặt. + Sự  đầu tư  về  cơ  sở  vật chất (phương tiện) trong trường mầm non   Hồng Thái Tây chưa cao, chưa phong phú, người lớn (Cô giáo) chưa tận dụng   triệt để các điều kiện thực, các hoàn cảnh thực để  cho trẻ quan sát, tìm hiểu  các sự vật, hiện tượng xung quanh. + Phương pháp tổ  chức quan sát cho trẻ  trong các hoạt động  ở  trường  mầm non, nói chung và trong hoạt động LQVMTXQ nói riêng (tróng đó có  làm quen với các loại hoa quả) chưa phát huy được tính chủ động trong quan   sát của trẻ. 2. Việc trú trọng đúng mức và có những biện tổ chức quan sát một cách   khoa học, hợp lý đã giúp cho khả năng quan sát của trẻ phát triển tốt, trẻ thể  hiện rõ nét tính tích cực chủ động trong quan sát. Năm biện pháp tác động nâng cao khả năng quan sát cho trẻ 4­5 tuổi phát  huy tính tích cực, chủ động quan sát của trẻ. Biện pháp 1: Tạo điều kiện cho trẻ  thường xuyên tiếp xúc với các sự  vật, hiện tượng xung quanh trong tính đa dạng của chúng. Biện pháp 2: Dạy trẻ cách quan sát có hiệu quả. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ quan sát kết hợp với những câu hỏi. Biện pháp 4: Dạy trẻ biểu đạt những điều quan sát bằng ngôn ngữ. Biện pháp 5: Dạy trẻ thể hiện kết quả quan sát vào hoạt động thực tiễn. Các biện pháp trên bước đầu đã phát huy bước đầu qua thực nghiệm, trẻ  nhóm thử  nghiệm  đã làm quen và rèn luyện “Cách quan sát, tích cực chủ  động” và biểu hiện rõ nét  tính tích cực chủ động trong quan sát đối tượng. Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  19. 19 ­ Trẻ phát hiện chính xác nhiều thuộc tính của các đối tượng được quan  sát. ­ Trẻ phát hiện được những thuộc tính đặc trưng, những thuộc tính khó   phát hiện (thuộc tính nhỏ  bé, luẩn khuất kho thấy) thể hiện sự tinh tế trong  quan sát. ­ Trẻ phát hiện được những thuộc tính giống nhau và khác nhau giữa hai  đối tượng quan sát. Đặc biệt là sau một thời gian tác động sư phạm, vốn hiểu biết, vốn kinh   nghiệm và vốn từ cuả trẻ trở lên phong phú hơn, khả năng diễn đạt cũng như  các hành động trí giác, quan sát của trẻ  tiến bộ  rất nhiều. Kết quả  mà thử  nghiệm đem lại đã chứng minh giải thuyến của đề tài là đúng đắn. V. ĐỀ NGHỊ  Quan sát và KNQS có vai trò rất lớn trong quá trình nhận thức của con  người nói chung và của trẻ  em nói riêng. Chính vì vậy mà những người lớn  (gia đình và trường mầm non) cần có sự   phối hợp quan tâm đúng mức đến  việc bồi dưỡng, nâng cao khả năng quan sát cho trẻ, điều này phụ thuộc vào  nhiều vấn đề, trong đó cần đến cả chăm sóc và dạy dỗ. Đầu tiên cần nhắc đến là sự  chăm sóc và bảo vệ các cơ  quan cảm giác  của trẻ. Các bậc cha mẹ và nhà trường cần có chế  độ  kiểm tra định kỳ  phát   hiện sớm các bệnh về mắt, tai và các giác quan khác để chữa trị kịp thời cho  trẻ. Cần rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt để bảo vệ các giác quan, đảm  bảo sự khoẻ mạnh, nhạnh nhạy củ các cơ quan cảm giác. Vấn đề thứ 2 có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao khả năng quan  sát của trẻ  đó là vấn đề  cơ  sở  vật chất (các sự  vật, hiện tượng khách quan  của thế giới xung quanh). Nếu không có đồ dùng trực quan thì trẻ không thực   hiện nhiệm vụ quan sát. Vì vậy việc trang bị đồ dùng dạy học, đồ chơi trong  lớp, ngoài trời… cần được quan tâm đúng mức. Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
  20. 20 Các đồ  dùng trực quan bằng vật thật là điều quan trọng hơn cả  đối với  trẻ. chỉ có đối tượng quan sát bằng vật thật thì trẻ  mới nhận thức được đầy  đủ, chính xác, trọn vẹn các thuộc tính của chúng, trẻ mới có điều kiện để rèn  luyện và phát triển các năng lực cảm giác. Năng lực tri giác ­ yếu tố  cơ  bản   của năng lực quan sát. Muốn vậy các trường mầm non nói chung và trường  mầm non Hồng Thái Tây nói riêng, cần được tạo điều kiện về diện tích rộng  rãi, trồng nhiều cây xanh, cây ăn quả, hoa, rau… cần được nuôi nhiều con vật  quen thuộc, để trẻ  có điều kiện tiếp xúc, quan sát và nhận biết mối quan hệ  và sự phát triển của các sự vật hiện tượng ấy. Vấn đề thứ 3 là trình độ của các cô giao mầm non. Các cô giáo mầm non  phải yêu nghề  mến trẻ, phải tâm huyết với nghề, và sự  hiểu biết về  đặc   điểm và phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ, có trí thức và phương pháp giáo dục  nói chung và phương pháp tổ chức quan sát nói riêng thù mới có các biện pháp  và vận dụng tốt các biện pháp vào việc nâng cao khả năng quan sát, khẳ năng   nhận thức của trẻ được (nhất là áp dụng 5 biện pháp như đã thử nghiệm). Vì vậy tôi rất mong các cấp lãnh đạo có thẩm quyền quan tâm giúp đỡ  cho bậc học mầm non nói chung và cho trường mầm non Hồng Thái Tây nói   riêng, về  cơ sở  vật chất cũng như  các vất đề  tôi nói ở  trên, để  cho trẻ  mầm   non ngày càng nhanh nhẹn, hoạt bát và thông minh hơn, tôi xin chân thành  cảm ơn. Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm của tôi và việc áp dụng sáng   kiến này vào công tác giảng dạy chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi  mong rằng được sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp  để việc giảng dạy của tôi đạt kết quả ngày càng cao  hơn. Thực sự mang đến  cho trẻ  những hiểu biết và hoàn thiện phẩm chất đạo đức, thế  giới xung   quanh, cung cấp  cho trẻ những điều mới mẻ cho trẻ ngay từ tuổi mầm non.  Tôi xin chân thành cảm ơn! Sáng kiến kinh nghiệm:  Lê Thị Mi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2