Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo để lồng ghép bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt lao động tự phục vụ: lau dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, biết chăm sóc cho cây: lau lá, tưới nước , nhổ cỏ…Hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường biết được hành vi nên làm, không nên làm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non
- I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới 34 % trẻ em bị bệnh và 36 % trẻ em dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là do biến đổi các yếu tố về môi trường, 1/3 bệnh bùng phát ở trẻ em toàn cầu là do biến đổi các yếu tố về không khí, đất, nước và thực phẩm. Các thảm họa thiên nhiên như lốc xoáy, cháy lớn. có thể gây sang chấn động tâm thần mạnh với trẻ em khi các trẻ em phải chứng liến cảnh mất đi người thân, nhà cửa bị tàn phá, mắc bệnh nhiễm khuẩn. Tỷ lệ mắc bệnh hen toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua do tăng ô nhiễm môi trường, 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm do bệnh sốt rét, một căn bệnh mới lạ đang lây lan rất nhanh trên toàn cầu là virus corona làm cho hàng triệu người bị tử vong. Môi trường ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ em. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, Đảng, Nhà nước và Bộ GD & ĐT đã ban hành nhiều văn bản, tạo điều kiện cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Ngày 21 tháng 4 năm 2006 Vụ Giáo dục mầm non đã có công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị 02/2005/BGD&ĐT về việc: “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non giai đoạn “2005 2010”. Công văn đã đề ra nhiệm vụ cho các các cơ sở giáo dục Mầm non tham gia vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường từ đó trẻ hiểu biết về môi trường, giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để gìn giữ bảo vệ môi trường, biết sống hòa nhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh. Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt – xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường?. Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ
- cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức gìn giữ bảo tồn văn hóa dân tộc. Từ năm hoc 20082009, Bô Giao duc Đao tao đa phat đông phong trao ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̃ ́ ̣ ̀ “Xây dựng trương hoc thân thiên hoc sinh tich c ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ực ”, vơi yêu câu tăng c ́ ̀ ường sự tham gia một cách hứng thú, tích cực của học sinh vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân. Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cân thiêt. T ̀ ́ ừ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. “Tất cả vì một thế giới ngày mai Hãy chung tay bảo vệ môi trường”. Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Một trong các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu .
- “ Giữ gìn vệ sinh môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống là trách nhiệm của mỗi chúng ta". Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai cũng đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta. Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: “ Giáo dục mầm non”. Giáo dục bảo vệ môi truờng cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là hình thành cho trẻ có thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp lên cây xanh…Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động làm “ Xanh sạch đẹp” cho đất nước và cho thế hệ mai sau.
- Trên thực tế, ở trường mầm non vấn đề giáo dục môi trường cho trẻ mầm non còn hạn chế, chưa phát huy hết được việc cho trẻ hiểu về môi trường, được quan sát, tiếp cận, làm các trải nghiệm thực tiễn. Ở lớp, tôi nhận thấy có một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề môi trường của trường/ lớp, gia đình. Còn học sinh thì chưa tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc cây, thu gom lá, rác thải ngoài sân trường...Ví dụ như ăn kẹo hoặc ăn bánh xong không vứt ngay vỏ vào thùng rác mà vứt dấu vào một xó kín đáo hay nhìn thấy vỏ bim bim, vỏ hộp sữa ngoài sân trường không nhặt bỏ vào thùng rác đúng nơi qui định... Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Do đó để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân. Đồng hành với những suy nghĩ ấy bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ nên giải quyết vấn đề này như thế nào? Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục Gia đình Nhà trường Xã hội. Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách, tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với Phụ huynh để đẩy mạnh công
- tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non”. 1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài: Có thể áp dụng và triển khai cho tất cả các cháu ở tuổi mầm non trong trường mầm non, vì đây là một cách làm không quá khó và nó gần gũi với chúng ta, với trẻ nhỏ, không đòi hỏi yêu cầu, cơ sở vật chất gì tốn kém cho việc làm trên . 1.3.Điểm mới của đề tài: Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Vì vậy điểm mới của đề tài là tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo để lồng ghép bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt lao động tự phục vụ: lau dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, biết chăm sóc cho cây: lau lá, tưới nước , nhổ cỏ…Hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường biết được hành vi nên làm, không nên làm. II. PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng của vấn đề
- Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề do sự gia tăng dân số; nghèo đói, lạc hậu ở các nước đang phát triển; khí thải của công trường, nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều không xử lý tốt; rừng bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng bị thu hẹp, đất đai bị suy thoái; ô nhiễm môi trường do các khu công nghiệp và khu đô thị hóa; hệ thống giao thông quá tải gây khói bụi, tiếng ồn ....cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Trước thực trạng đó giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách mang tính chiến lược toàn cầu vì vậy chính phủ đưa nội dung GD bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân về việc bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với phương châm “ lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính ”. Tuyên truyền giáo dục môi trường nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân vì thế cần giáo dục cho con người ngay từ lúc tuổi thơ để trẻ hiểu và nhận thức về môi trường một cách tổng quát hơn. Đối với các em nhỏ đang ở độ tuổi mẫu giáo thì ngành cũng đã có số biện pháp để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em như : cho các em lao động nhặt rác sân trường, tham gia phong trào làm cho quê hương sạch hơn …. ở một số môn học cũng được lồng ghép chủ đề môi trường vào giảng dạy, góp phần làm sạch hơn môi trường của chúng ta. Tuy nhiên các hoạt động đó vẫn chưa đem lại hiệu quả lắm vì đa số trẻ nhỏ chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, những việc làm của các em chưa có tính tự giác, khi nào giáo viên nhắc nhỡ, yêu cầu thì các em mới làm, nếu có thì chỉ số ít các em làm. Vấn đề được đặt ra, nếu một trường chưa có được một tập thể học sinh có ý thức về bảo vệ môi trường thì việc thực hiện những phong trào thi đua “ Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp”; “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
- tích cực” khó có thể thực hiện tốt. Bằng chứng là ở một số trường học chúng ta vẫn còn nhìn thấy rác ( bọc, giấy, chai nhựa, lá cây ….), cụ thể là trường mà tôi đang giảng dạy. Trước thực tế đó, tôi cảm thấy bản thân phải tìm cách nào để giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, không những trong nhà trường mà còn ở gia đình và ngoài xã hội. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống con người rất lớn. Do đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là vấn đề cần thiết và cấp bách nhất hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường học quan tâm mà vấn đề của cả nước Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Vì vậy ta nên giáo dục con người nhận thức việc bảo vệ môi trường ngay từ còn nhỏ và trường mẫu giáo là nơi lý tưởng để phát huy vấn đề này. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, mà từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý vấn đề môi trường. Mục đích giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường, điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ. Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển khai theo phương pháp tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, khám phá khoa học…thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường
- hình thành cho trẻ có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường ngay từ lứa tuổi mầm non. Xuất phát từ những vai trò cụ thể và nhiệm vụ trọng tâm của năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định, góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. a. Thuận lợi: Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ giáo viên, nhân viên. Bản thân luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy được tốt hơn. Trường đã làm tốt phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì còn gặp phải những khó khăn: Tư liệu để giáo viên tham khảo, đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo vệ môi trường còn thiếu thốn. Ý thức tham gia các hoạt động giữ gìn môi trường của trẻ còn hạn chế. Phụ huynh bận công việc, chưa quan tâm đến trẻ, trẻ ở nhà chủ yếu với ông bà. Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được với một số phụ huynh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp
- xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình thức tuyên truyền còn mang tính hình thức, cho xong việc, nên trẻ nhỏ chưa có ý thức bảo vệ môi trường và chưa thấy được tác hại của những chất thải độc hại. Gia đình các em cũng chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi trường , xem đây là chuyện của nhà nước, của người khác . 2.2. Các biện pháp: Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ tuổi mầm non luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, tận dụng nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để biến chúng thành những dụng cụ dạy học, đồ chơi cho trẻ một cách đơn giản nhưng thể hiện rõ nét sự sáng tạo và ý tưởng phong phú qua mỗi sản phẩm. Trong trường mầm non phát triển tất cả các khả năng, thiên hướng của trẻ nhỏ và trong tất cả các khả năng thiên hướng non trẻ ấy, không có cái nào quan trọng hơn và cần thiết bằng khả năng nhận thức. Bởi vậy ngay từ đầu năm học, tôi luôn quan tâm tìm hiểu đến đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu kiến thức của trẻ trong mọi hoạt động mà đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức. Để nắm được khả năng nhận thức về bảo vệ môi trường của trẻ tôi dùng biện pháp khảo sát trẻ để xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho phù hợp với khả năng nhận thức để phát huy, tính tích cực cho trẻ. Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đầu năm như sau: Tổng số trẻ được khảo sát: 40 trẻ STT Nội dung tiêu chí khảo Tổng Đạt Chưa đạt sát số Số trẻ Tỷ Số trẻ Tỷ
- lệ % lệ % 1 Biết chăm sóc và bảo vệ 40 27 67,5 13 32,5 cây 2 Biết giữ gìn trật tự vệ sinh 40 30 75 10 25 công cộng, vệ sinh trường lớp 3 Biết cất dọn đồ dùng, đồ 40 33 82,5 7 17,5 chơi đúng nơi quy định 4 Không vứt rác ra đường, 40 34 85 6 15 biết gom rác vào thùng rác 5 Phân biệt được những hành 40 30 75 10 25 động đúng, hành động sai đối với môi trường. Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng kiến thức của trẻ trong việc bảo vệ môi trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Từ thực tế trên tôi đã bàn bạc với giáo viên trong lớp cùng thống nhất đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp để cung cấp kiến thức cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. 2.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các chủ đề, các hoạt động giáo dục: Thông qua các hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi, các giờ sinh hoạt, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ dựa vào tình hình của lớp và khả năng thực tế của trẻ. Lựa chọn để đưa vào kế hoạch những nguyên vật liệu có thể tạo được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được của công tác luôn ở mức cao nhất.
- Kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ cũng được xây dựng từ dễ đến khó, mức độ tăng dần theo các chủ đề. Trong biện pháp này tôi đã xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung, hoạt động tích hợp theo từng chủ đề như sau: Chủ đề : Trường Mầm non: Hoạt động học: Giới thiệu các khu vực trong trường, các khu vệ sinh, nơi bỏ rác, vứt rác. Giữ sạch trường, lớp, không vẽ bẩn lên tường.Vứt rác đúng nơi qui định, không khạc nhổ bừa bãi. Yêu quí, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi, lau dọn vệ sinh trường/ lớp. Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng. Phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn ở trường mầm non. Đi vệ sinh đúng nơi qui định. Hoạt động ngoài trời: Xem tranh ảnh đoạn băng tình huống về việc giữ gìn vệ sinh cảnh quan của trường, trò chuyện với trẻ về cách xử lý tình huống của trẻ. Nhặt rác trong sân trường, và nhặt lá cây rụng bỏ vào thùng rác. Hoạt động chiều: Trò chuyện về sự cần thiết của việc rửa tay, rửa mặt. Những thời điểm cần rửa tay, rửa mặt ( trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi hoạt động ngoài trời và khi tay bẩn.) Chủ đề: Bản thân: Biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, quần áo đầu tóc gọn gàng, có hành vi văn minh trong ăn uống. Sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân: Khăn mặt, ca, cốc. Môi trường với sức khoẻ con người. Nguyên nhân gây ô nhiễm. Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, điện. Chủ đề : Gia đình:
- Hoạt động ngoài trời: Cô và trẻ cùng trò chuyện về công việc của trẻ ở nhà. Cô giáo dục trẻ biết giúp đỡ bố mẹ sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa. Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc cây hoa có trong nhà mình ( tưới nước, nhặt lá vàng…) Chủ đề : Nghề nghiệp: Trẻ biết có nhiều nghề trong xã hội, trong đó có những người làm công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường. Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tôn trọng những người làm sạch đẹp môi trường. * HĐKP: Trò chuyện về bác lao công; Bé làm gì để bảo vệ môi trường. * HĐLĐ: quét dọn vệ sinh sân trường. * HĐ chiều: Vẽ tranh về bảo vệ môi trường; Trò chơi tìm những hình ảnh đúng sai về bảo vệ MT. Chủ đề : Thế giới thực vật: Hoạt động học: Tìm hiểu về sự phát triển của cây xanh và các loại hoa. Ích lợi của cây xanh và giáo dục trẻ chăm sóc cây xanh để bảo vệ môi trường. Hoạt động góc: Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh, tưới nước cho cây, nhặt lá vàng, lá rụng. Góc tạo hình: Sử dụng các loại lá cây trẻ nhặt được kết thành những đồ chơi dân gian mà trẻ yêu thích ( con trâu, chong chóng, diều…) Hoạt động ngoài trời: Quan sát cây cảnh có trong sân trường và ích lợi của các loại cây. Chăm sóc cây xanh và trồng thêm một số cây trong vườn trường. Trò chuyện và quan sát sự trưởng thành của chúng. Thực hành trồng cây và theo dõi sự phát triển của cây theo các điều kiện môi trường. Chủ đề: Tết và mùa xuân:
- Hoạt động ngoài trời: Cô và trẻ cùng trò chuyện về những hoạt động của trẻ trong những ngày tết và cô giáo dục trẻ khi đi chơi tết, đến những nơi công cộng không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành lộc, ngắt hoa ngày tết. Cô yêu cầu trẻ và phụ huynh mang những vỏ hộp bánh, hộp kẹo tới lớp để làm đồ dùng đồ chơi. Hoạt động góc: Góc tạo hình: Cô cho trẻ làm theo nhóm. Làm dây pháo trang trí ở lớp và ở nhà bằng vỏ hộp chè, bìa cứng. Làm bánh chưng bằng vỏ hộp bánh cũ. Tận dụng những quyển lịch bàn cũ và những tờ bìa cứng làm thiệp chúc tết… Hoạt động chiều: Cô và trẻ cùng dọn dẹp lớp, lau chùi đồ chơi để chuẩn bị đón tết. Chủ đề : Bé với phương tiện và luật lệ giao thông Hoạt động ngoài trời: Tiếng còi của các phương tiện giao thông và ảnh hưởng của chúng đối với môi trường. Xem đoạn băng video về mật độ của các phương tiện giao thông trên đường qua từng năm và ảnh hưởng của sự gia tăng các phương tiện giao thông đối với môi trường. Cô giáo dục trẻ khi tham gia các phương tiện giao thông nơi công cộng. Chủ đề : Nước và các hiện tượng thiên nhiên: Hoạt động học: Tìm hiểu về tác hại của bão lũ và trò chuyện về các cách phòng tránh hiện tượng đó. Tìm hiểu vể nước và tác dụng của nước đối với con người: nước là nguồn tài nguyên quý giá của con người, từ đó giáo dục trẻ ý thức bảo vệ nguồn nước, biết sử dụng nước tiết kiệm và đúng mục đích. Hoạt động ngoài trời: Trò chuyện về những hiện tượng thiên nhiên như: núi lửa, động đất, sóng thần. Nguyên nhân và cách phòng tránh. Chăm sóc cây cảnh có trong sân trường (tưới cây, hoa, nhặt lá vàng.)
- Hoạt động chiều: Xem băng hình, hình ảnh và đưa ra nhận xét một số hành vi đúng sai của con người đối với môi trường. (Theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi chỉ số 56). Trò chuyện về một số hành vi bảo vệ môi trường của con người trong sinh hoạt hằng ngày (Theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi chỉ số 56). Trò chuyện về những điều nên làm của con người để bảo vệ môi trường. Chủ đề: Quê hương đất nước Hoạt động học: Giới thiệu về lễ hội ở địa phương và các trò chơi dân gian. Cô giáo dục trẻ khi đến lễ hội không được vứt rác bừa bãi, bẻ cây, hoa và những đồ trang trí trong lễ hội. Tìm hiểu về quê hương; đất nước và các danh lam thắng cảnh của quê hương; Thủ đô Hà Nội. Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sạch đẹp không vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa, không dẫm lên cỏ và không phá hoại những đồ chơi ở những nơi công cộng. Cô giáo dục trẻ biết xây dựng và cùng giữ gìn những cảnh quan đó. Hoạt động chiều: Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường nơi trẻ sống và những nơi công cộng (vườn hoa, công viên, bờ hồ) Hoạt động ngoài trời: Tìm hiểu về tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe con người và môi trường ( Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi). Trò chuyện về các danh lam thắng cảnh và những điều nên làm để giữ gìn cảnh quan ở những dịa danh đó. * Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động vui chơi : Thông qua các trò chơi phân vai : Trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: trồng cây, chăm sóc cây, thu gom
- rác, xử lý các chất thải. Trong các trò chơi “ Bé tập làm nội trợ” giáo viên luôn chú ý dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước và các nguyên liệu chế biến món ăn, thu gom đồ dùng gọn gàng sau khi làm…. Thông qua các trò chơi học tập : Trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn và tìm ra nguyên nhân; trẻ biết giải các câu đố, kể lại các câu chuyện về bảo vệ môi trường… Thông qua các trò chơi vận động : Trẻ mô tả các hành vi bảo vệ môi trường : động tác cuốc đất, trồng cây, tưới nước, bắt sâu… ; hoặc làm hại môi trường : chặt cây, dẫm lên thảm cỏ, đốt rừng, săn bắt chim, thú… Thông qua các trò chơi đóng kịch : Trẻ thể hiện được nội dung các câu chuyện bảo vệ môi trường : “ Hạt đỗ sót”; “ Biết đi đâu”; “ Con hãy đợi rồi sẽ biết”; “ Nỗi đau của lá”, trẻ biết thể hiện các hành vi có lợi, hành vi có hại cho môi trường. Bên cạnh việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các chủ đề, các hoạt động giáo dục trẻ, tôi đã chú trọng lồng ghép thêm một nội dung mới: Bé tiết kiệm điện. Tôi nhận thấy, đây là một nội dung cần phải được giáo dục liên tục và thường xuyên để trẻ biết sử dụng các thiết bị điện trong gia đình một cách hiệu quả và hợp lý, đồng thời phải giải thích cho trẻ hiểu: Tiết kiệm điện là bảo vệ môi trường. Tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục như sau: Hoạt động chính: Tìm hiểu cách sử dụng đồ điện tiết kiệm và an toàn. Cô nêu ra ý nghĩa của việc sử dụng điện tiết kiệm đối với môi trường. Hoạt động góc: Xem truyện về việc sử dụng điện tiết kiệm và ảnh hưởng của việc sử dụng tiết kiệm đối với môi trường.
- Hoạt động ngoài trời: Trò chuyện về ảnh hưởng của việc sử dụng tiết kiệm điện đối với môi trường và những điều nên làm , không nên làm để tiết kiệm điện. * Kết quả: Với việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung , tích hợp theo từng chủ đề một cách rõ ràng, cụ thể. Tôi đã lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày để giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và đạt hiệu quả cao. 2.2.2. Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động trong ngày cho trẻ. a. Thông qua hoạt động học: Mỗi môn học đều có mục đích – yêu cầu riêng, song tôi luôn chú ý lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường một cách linh hoạt sao cho phù hợp giúp trẻ dễ hiểu , dễ nhớ. Mỗi chủ đề có một nội dung khác nhau nhưng đều giúp cho trẻ có ý thức để bảo vệ môi trường. Dựa vào từng hoạt động cụ thể để lồng ghép vào từng phần của hoạt động, hay có thể lồng ghép vào trọng tâm của hoạt động, nhưng với chương trình học của lớp tôi đa phần giáo dục bảo vệ môi trường vào phần củng cố và giáo dục trẻ, nhằm để khắc sâu cho trẻ thói quen hành vi tốt, để cho trẻ biết được nội dung giáo dục môi trường trong bài học này là giáo dục cái gì? Trẻ phải thực hiện như thế nào? Những việc gì nên làm, những việc gì không nên làm. Để hoạt động đạt kết quả cao thì người giáo viên phải dùng các phương pháp khác nhau để kích thích trẻ tham gia hoạt động và ghi nhớ lâu hơn. Ví dụ: Với môn HĐKP “Cây xanh và môi trường sống”. Cho trẻ xem một số hình ảnh về cây xanh, sự phát triển của cây xanh, lợi ích của cây xanh. Cây
- lớn lên nhờ những yếu tố nào? Vì sao phải trồng cây? Trồng cây để làm gì? Cây có lợi ích gì cho môi trường cho cuộc sống? Sau khi kết thúc giờ học, tôi cho trẻ thực hành trồng cây, chăm sóc cây. Trẻ được thực hành, trải nghiệm sẽ giúp trẻ hiểu thêm công việc và ý nghĩa của việc trồng cây. Từ đó trẻ cũng có kỹ năng chăm sóc bảo vệ cây và có ý thức cùng tham gia bảo vệ môi trường. Hay bài KPXH: “ Bé hãy bảo vệ môi trường”. Tôi đưa ra các hình thức sau để giúp trẻ trẻ hiểu về môi trường quanh bé, môi trường bị ô nhiễm, nguyên nhân và từ đó trẻ biết cách bảo vệ. * Hoạt động 1: Môi trường quanh bé. Cho trẻ xem một số hình ảnh về môi trường và trò chuyện giúp trẻ hiểu môi trường quanh trẻ là: Đường phố, cây cỏ, nhà cửa, núi non, sông suối… * Hoạt động 2: Vì sao môi trường bị ô nhiễm? Cho trẻ xem số hình ảnh môi trường bị ô nhiễm do: Xả rác, nước thải từ các nhà máy, khói xe, khói nhà máy... *Hoạt động 3: Làm thế nào để bảo vệ môi trường? + Thu dọn rác thường xuyên. + Bỏ rác đúng nơi qui định. + Trồng thêm cây xanh. + Sử dụng túi giấy thay bao ni lông. Giáo dục trẻ: có ý thức bảo vệ môi trường và giữ vệ sinh chung: không vứt rác bừa bãi, thấy rác phải nhặt cho vào thùng rác ngay.
- Thông qua buổi trò chuyện, xem các hình ảnh về môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, trẻ đã hiểu và có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp và biết nhắc nhở các bạn thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường. Ví dụ: KPXH: “ Tìm hiểu công việc của cô lao công”. Cho trẻ xem hình ảnh cô lao công và trò chuyện về công việc, sự vất vả của cô lao công ngày đêm quét rác trên đường phố làm cho đường phố thêm sạch đẹp, từ đó trẻ luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ. Qua đó trẻ được nghe, được nhìn, phân tích, trải nghiệm, nhận xét sự việc thật gần gũi với trẻ về môi trường sạch với môi trường bẩn, bẩn là như thế nào? Bẩn là đẹp hay xấu? Chúng ta phải làm gì để môi trường luôn sạch sẽ và gọn gàng từ đó trẻ cảm nhận được ý thức bảo vệ môi trường một cách hoàn thiện hơn *Lĩnh vực thẩm mỹ: Giáo dục bảo vệ môi trường còn được lồng ghép tích hợp vào bộ môn tạo hình như: vẽ, nặn , cắt, xé dán….. Ví dụ: Hoạt động vẽ theo ý thích của trẻ, tôi lồng vào hội thi vẽ tranh với chủ đề “ Bé bảo vệ môi trường”. Tôi gợi ý cho trẻ vẽ những tranh có nội dung về cây, con vật, hoa, quả; tranh ảnh phản ánh môi trường thực tế, các hoạt động bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường ở trường mầm non, gia đình nơi sống của trẻ. Trẻ rất hứng thú, hăng say khi đưa ra ý tưởng và thể hiện bài vẽ của mình, đó cũng là một việc làm tốt để bảo vệ môi trường. Hay với giờ “Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi, làm hoa nghệ thuật”. Từ những những nguyên vật liệu mà hàng ngày chúng tôi thống nhất trẻ cùng phụ huynh mang đến lớp là các loại phế liệu (vỏ hộp các loại, bìa cattông, len, vải...) để làm đồ dùng tự tạo phục vụ cho hoạt động của trẻ. Trẻ rất thích thú
- khi được cùng cô tạo ra những con rối, những lọ hoa, các loại đồ dùng khác phù hợp với chủ đề mà trẻ được làm quen. Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được khám phá các loại nguyên vât liêu ây và t ̣ ̣ ́ ự tay mình làm những món đô ch ̀ ơi mình thích. Từ đó, tôi giáo dục trẻ làm đâu gọn đấy, biết vứt rác vào đúng nơi quy định, biết rửa tay lau tay khi làm bài xong. Như vậy, trẻ có ý thức tự dọn dẹp gọn gàng ngăn nắp. Tôi nhận thấy rằng giáo dục bảo vệ môi trường có mối liên hệ khăng khít với bộ môn âm nhạc và lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, cùng góp phần quan trọng trong việc giúp trẻ làm quen với giữ gìn và bảo vệ môi trường. chúng ta biết rằng âm nhạc, văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Nó giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, đặc biệt phát triển khả năng nhận thức và hình thành nhân cách cho trẻ. Do vậy, ở lớp tôi việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ tôi đã thường xuyên, kết hợp với môn âm nhạc, văn học.Thông qua các hát, bài thơ, câu chuyện tôi đã dạy. Từ đó, trẻ cảm nhận được về nội dung về thiên nhiên tươi đẹp, những việc làm có ích, có hại cho môi trường trẻ sẽ nhận ra đâu là việc tốt đối với môi trường và trẻ hành động cho phù hợp. Bên cạnh đó tôi thường xuyên sưu tầm các bài thơ, bài hát có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để dạy trẻ. Ví dụ: Bài thơ VÌ MÔI TRƯỜNG Môi trường không của riêng ai Mà vì tất cả tương lai loài người Môi trường hai chữ môi trường
- Cùng nhau chung sức chung đường ta đi Ni lông dùng để làm gì? Rác đổ thải ta đổ ắt thì tập chung Ai ơi đừng vứt lung tung Thế là ý thức cùng chung môi trường Hàng ngày đi một đoạn đường Nên đi xe đạp Ích mình lợi ta Xe máy nó thải khói ra Người người hít phải thật là hại to Môi trường hai chữ nhớ cho Toàn dân ý thức lo cho môi trường Hồ Tâm b. Thông qua hoạt động góc: Hoạt độ ng góc chính là phươ ng ti ện giúp trẻ phát triển toàn diệ n, đặ c biệt là hình thành nhân cách cho tr ẻ sau này. Thông qua ho ạt độ ng tr ẻ phản ánh l ại cuộc s ống môi trườ ng xung quanh tr ẻ, mô phỏ ng lạ i nhữ ng hành độ ng quen thu ộc c ủa ng ườ i l ớn mà trẻ đã thấ y, đã biế t. Chính vì vậ y, khi cho tr ẻ hoạt độ ng góc tôi hướ ng dẫn, g ợi m ở cho tr ẻ rõ ràng, chi tiết để trẻ hoạt độ ng tích cực và luôn chuẩn b ị đồ dùng đồ chơ i phong phú, đa dạ ng nhằm thu hút tr ẻ ch ơi. Đặ c biệt tôi luôn lư u ý, giao l ưu với tr ẻ độ ng viên tr ẻ giao lưu v ới các nhóm chơ i giúp tr ẻ mạ nh d ạn…Thông qua đó giáo dụ c
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 192 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 162 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 114 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn