intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động tạo thói quen để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non tại trường mầm non cũng như ở gia đình; Đề xuất một số biện pháp để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non; Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HÌNH THÀNH THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO TRẺ MẦM NON Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tài liệu kèm theo : 01 đĩa CD
  2. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non NĂM HỌC: 2015 – 2016 2/27
  3. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Đọc sách là nhu cầu của tất cả mọi người, bởi lẽ sách là phương tiện học tập thuận lợi, giúp con người nâng cao nhận thức, hiểu biết. Sách là kho tàng tri thức mà nhân loại tạo ra, lưu lại, truyền cho thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với tất cả mọi người. Mọi thành công của con người đều nhờ sự kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học trong cuộc sống và từ trong sách vở. Đối với trẻ mầm non, đọc sách là một việc làm có mối liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có thói quen đọc sách sẽ rèn luyện được nhiều kỹ năng. Trẻ có thói quen đọc sách thường xuyên có khả năng ghi nhớ cao hơn, sáng tạo hơn và suy nghĩ logic hơn trong các hoạt động. Tuy nhiên, chưa bao giờ cụm từ “Văn hóa đọc” lại được nhắc nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng…như hiện nay. Đặc biệt là đối với bộ phận giới trẻ bao gồm cả trẻ mầm non. Thời đại công nghệ số mở ra cũng là lúc con người và đến ngay cả trẻ mầm non cũng quen thuộc với máy tính bảng, laptop, ipas…Rất khó để tìm được một hình ảnh đứa trẻ say sưa hứng thú với một quyển sách trên tay, hay đòi bố mẹ đọc sách, kể chuyện, thay vào đó chúng say sưa với những cú lướt tay trên màn hình cảm ứng, chúng đòi bố mẹ cho xem ti vi, chơi các trò chơi trên máy tính bảng, ipas. Tôi đã từng chứng kiến một câu chuyện ngay tại nhà bạn tôi như sau: Buổi sáng anh bạn tôi đi làm, đứa con gái nhỏ mới lên ba tuổi vừa mở mắt dậy, thấy bố đi làm bèn khóc, ăn vạ. Vợ bạn tôi thấy vậy cứ tưởng con khóc vì khuyến luyến bố. Ai dè sau một hồi dỗ dành, con nói ra nguyên nhân con muốn bố đi làm nhưng phải để ipas ở nhà. Đây thực sự là một thực trạng báo động và làm một cô giáo mầm non như tôi trăn trở rất nhiều. Các trò chơi điện tử ảnh hưởng đến trẻ về rất nhiều mặt cả sức khỏe và trí tuệ: hại mắt, khiến trẻ lười vận động, trây ỳ, lười tư duy. Sẽ ra sao nếu cả một thế hệ tương lai chỉ say mê với các trò chơi điện tử…Chưa kể đến sóng điện từ phát ra từ các phương tiện máy móc này là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh, là hiểm họa khôn lường với sức khỏe lâu dài của trẻ. Hơn thế nữa văn hóa đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hóa nghe, nhìn (vốn có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin và giải trí) không thể làm được. Mặc dù không thể phù nhận được tầm quan trọng của công nghệ trong sự phát triển của xã hội. Nhưng cũng không thể phủ nhận những tác hại của chúng. Cần phải tạo ra sự cân bằng, phải giáo dục như thế nào để trẻ trở thành những người yêu tri thức, thích tìm hiểu tri 3/27
  4. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non thức, năng động, hoạt bát, chữa trị thói quen nghiện máy tính bảng, ipas... Đây là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Bản thân tôi là người vô cùng yêu sách. Tôi rất thích câu nói của một nhà nghiên cứu học người Mỹ : “Hãy tắt các thiết bị điện tử để mở cửa sổ tâm hồn”.Vậy làm thế nào để hình thành cho trẻ hứng thú với việc đọc sách. Đây là việc làm không khó nhưng cũng không phải dễ. Thói quen này nếu được hình thành ngay từ bé sẽ quyết định đến khả năng đọc sách trong suốt thời gian dài của cuộc sống sau này của trẻ, sẽ là tiền đề quan trọng nhất nhằm bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực và thói quen tự học suốt đời…Tất cả sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, đặc biệt là kỹ năng tình cảm xã hội. Bồi dưỡng cho trẻ trở thành những công dân tương lai ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Là cơ sở để xây dựng nước nhà lớn mạnh. Như vậy, muốn xây dựng được “Văn hóa đọc” phải đi từ gốc, và phải làm ngay ở cấp học mầm non. Có như vậy mới hình thành tình yêu đối với sách của trẻ, qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ. Chính vì vậy tôi tìm hiểu và mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non” để góp phần hình thành và giữ gìn “Văn hóa đọc” cho thế hệ tương lai. 2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng hoạt động tạo thói quen để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non tại trường mầm non cũng như ở gia đình. - Đề xuất một số biện pháp để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non - Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non 3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trẻ với thói quen đọc sách hàng ngày tại trường mầm non nơi tôi đang công tác. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu về các biện pháp tăng cường hứng thú đọc sách cho trẻ. - Tìm hiểu thực trạng về việc hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non ở trường mầm non nơi tôi đang công tác. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các cháu với thói quen đọc sách ở lớp mẫu giáo trong trường mầm non nơi tôi công tác. 6. Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp nghiên cứu lý luận, điều tra phỏng vấn. 4/27
  5. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Lứa tuổi mầm non là thời kỳ khởi đầu rất quan trọng đối với sự phát triển của con người. Xây dựng và bồi dưỡng cho trẻ em những thói quen tốt đẹp đồng nghĩa với việc giúp trẻ em tích lũy một nguồn vốn. Tạo dựng thói quen đọc sách và yêu sách là một việc làm quan trọng của gia đình, nhà trường và toàn xã hội để giúp trẻ có một nguồn vốn dồi dào cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Đây cũng là một trong những thói quen có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển tư duy, đạo đức, lối sống,.. của trẻ em . Một điều thực tế đã chứng minh, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của: Xem băng hoạt hình quá nhiều, chơi các trò chơi điện tử, vi tính, xem truyện tranh mà hình ảnh là chính, ngôn từ thì cụt ngủn, lời thoại vô thưởng vô phạt...đã làm “thui chột” ngôn ngữ của đứa trẻ, làm số trẻ chậm nói và tăng động tăng lên rất nhiều. Với những đứa trẻ luôn được bố mẹ quan tâm, hay đọc sách cho con nghe mỗi ngày thì trẻ có tình yêu với sách, truyện, ham tìm tòi học hỏi và đặc biệt là ngôn ngữ rất phát triển. Một số người quan niệm rằng trẻ còn quá nhỏ nên chưa thể nhận thức được những gì từ sách báo. Tuy nhiên, các chuyên gia trên thế giới khuyên rằng, nên đọc cho trẻ nghe càng sớm càng tốt và việc này sẽ góp phần rất nhiều vào sự phát triển của trẻ. Khi trẻ một tuổi, chúng ta đã có thể bắt đầu đọc sách cùng trẻ. Nên chọn cho trẻ những cuốn truyện tranh có nội dung đơn giản, màu sắc đẹp, hình ảnh sinh động. Với sách có giấy dày và cứng, bé sẽ giở từng trang một cách dễ dàng. Tập cho bé tự giở sách chính là cách mà ta luyện cho bàn tay của bé khéo léo và các cơ ngón tay mềm dẻo. Hơn nữa, đọc sách cho trẻ nghe còn rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ. Khi đọc sách chúng ta nên đưa ra những câu hỏi để bé trả lời. Những câu hỏi dựa trên nội dung của cuốn sách hoặc những câu hỏi dựa trên những hình ảnh có trong cuốn sách đều có tác dụng giúp bé tư duy tốt hơn và yêu sách hơn. Khi trẻ đã ghi nhớ được nội dung của cuốn sách, trẻ có thể đi vào thế giới của câu chuyện trong sách bằng cách hóa thân vào các nhân vật. Khi đóng kịch có thể tuân theo nội dung cuốn sách hoặc có thể tạo những tình tiết khác lạ hơn trong sách để cho bé cơ hội ghi nhớ các tình tiết của truyện cũng như kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Trong các câu chuyện chúng ta đọc cho cho trẻ nghe, trẻ sẽ nhận ra những tính cách tốt xấu của nhân vật và việc phải học theo các việc 5/27
  6. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non làm tốt của nhân vật. Đây là cách giáo dục nhân cách hiệu quả nhất đối với trẻ nhỏ. Điều quan trọng nhất là làm như thế nào để trẻ hứng thú với việc đọc sách, phải khơi gợi trí tò mò của trẻ, phải biết khích lệ trẻ, phải để thói quen đọc sách ngấm vào suy nghĩ, nhận thức của trẻ mội cách tự nhiên… Và để trẻ đạt được điều này, người lớn và đặc biệt là cô giáo mầm non cần sáng tạo, khéo léo để đưa trẻ đến với “ Văn hóa đọc” một cách tự giác, trẻ được đắm chìm trong kiến thức rộng lớn vô bờ này. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Đặc điểm chung: - Hiện nay tôi đang công tác tại một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Toàn trường có tổng số diện tích đất hơn 4.000m2 được xây dựng 2 tầng với 11 phòng học và công trình vệ sinh khép kín, khu nhà bếp 1 chiều, đầy đủ các phòng chức năng. - Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4 tuổi. Lớp có 61 trẻ: + 32 trẻ nam và 29 trẻ nữ. + 70% trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé. + 30% phụ huynh làm nghề nông + 70% phụ huynh làm công nhân viên chức lao động tự do. Từ thực tế trên, trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2. Thuận lợi: - Luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường. - Lớp học được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ: máy tính kết nối Internet, ti vi màn hình phẳng, điều hòa hai chiều...Các lớp có đủ diện tích xây dựng góc thư viện cho trẻ hoạt động. - Trẻ mạnh dạn tự tin, thông minh, thích tham gia vào các hoạt động. - Bản thân tôi đã tốt nghiệp đại học với 18 năm kinh nghiệm thực tế. Có nhận thức đúng về ích lợi của việc hình thành hứng thú đọc sách, hình thành văn hóa đọc cho trẻ càng sớm càng tốt. Có ý thức thường xuyên đọc sách truyện cho trẻ nghe và dạy trẻ các kỹ năng xem sách, đọc sách, giữ gìn sách truyện. Tích cực nghiên cứu tìm tòi các biện pháp giúp trẻ tăng cường hứng thú đọc sách. - Đội ngũ giáo viên trong nhà trường nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có trình độ chuyên môn vững vàng, phối kết hợp nhịp nhàng trong công tác chăm sóc 6/27
  7. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non giáo dục trẻ. 3 giáo viên cùng lớp với tôi đều có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có tinh thần đoàn kết cộng đồng trách nhiệm cao. - Một số ít phụ huynh cũng đã quan tâm và cho con em sớm làm quen với việc đọc sách. Có ý thức phối kết hợp, ủng hộ giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 3. Khó khăn - Khả năng chú ý có chủ định của trẻ mẫu giáo còn kém, một số trẻ rụt rè nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia hoạt động đọc sách. - Một số trẻ nghịch, trẻ chỉ thường thích tham gia vào các hoạt động mang tính chất động. - Một số ít giáo viên chưa hiểu đúng tầm quan trọng của việc đọc sách cho trẻ nghe và cho trẻ tiếp cận với văn hóa đọc, hình thành hứng thú đọc sách cho trẻ mang lại nên còn ngại, ít đọc cho trẻ nghe, ít hướng dẫn cho trẻ kỹ năng xem sách và cho trẻ tự “đọc sách” theo ý thích của trẻ. Vì thế trẻ chưa có kỹ năng đọc sách, chưa có ý thức giữ gìn sách tốt và chưa yêu thích sách. - Nhiều phụ huynh chưa nhận thức đúng về ý nghĩa của việc hình thành thói quen đọc sách cho trẻ. Do áp lực công việc, thiếu thời gian quan tâm chăm sóc trẻ, nên ít khi đọc sách cho trẻ nghe và hướng dẫn trẻ cách “đọc sách” nên thường cho trẻ tự chơi, chơi với đồ chơi, xem băng, chơi điện tử… - Vì chưa quan tâm đến vấn đề này nên các bậc phụ huynh chưa đầu tư tủ sách cho trẻ và nhất là sách, truyện bổ ích. - Nguồn kinh phí của nhà trường đầu tư mua sách truyện cho các lớp còn hạn chế. => Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tài liệu đưa ra một số biện pháp “Tăng cường hứng thú đọc sách cho trẻ mầm non” III. Các biện pháp 1. Biện pháp 1: Khảo sát thói quen, kỹ năng, thái độ đối với việc đọc sách của trẻ Như chúng ta đã biết khi muốn làm bất cứ điều gì và đạt được thành công thì việc đầu tiên là cần phải lên kế hoạch chi tiết cho công việc đó. Việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ cũng vậy. Nhưng việc xây dựng kế hoạch cần phải dựa trên tình hình thực tế của trẻ, của trường, của lớp. Một kế hoạch không thể thành công và càng không thể đưa vào thực hiện nếu nó không bắt nguồn từ thực tiễn. Chính vì vậy việc đầu tiên tôi thực hiện là bắt tay vào khảo sát thực tế. Và thực tế quan trọng nhất là có bao nhiêu trẻ ở lớp mình hứng thú với việc đọc sách, có bao nhiêu trẻ có kỹ năng đọc sách ban đầu như biết cách giở sách, biết cách đọc, 7/27
  8. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non theo đúng trình tự từ trên xuống dưới, từ trái sáng phải, có bao nhiêu trẻ có ý thức giữ gìn sách truyện? Vì vậy tôi đã cùng các giáo viên trong lớp tiến hành khảo sát trẻ qua các hoạt động trên lớp. Trong các giờ hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động học, hoạt động chơi tự do…Tôi quan sát xem cách trẻ xem sách, cách trẻ “đối xử” với sách, trẻ có muốn xem sách hay không và khi xem sách trẻ có đặt câu hỏi gì với cô hay các bạn không? Trẻ có tự ý gắn ảnh ở góc sách truyện không? Tần xuất trẻ đăng ký chơi ở góc sách truyện, có bao nhiêu trẻ thường xuyên chơi ở góc này?. Trong giờ chơi tự do theo ý thích có những trẻ nào thường thích đọc sách và yêu cầu cô giáo đọc sách cho trẻ nghe, thắc mắc với cô về các hình ảnh trong sách…Hơn nữa chúng tôi còn trao đổi với phụ huynh về việc đọc của trẻ ở nhà qua các giờ đón trả trẻ để khảo sát trẻ được tốt hơn. Sau khi tiến hành khảo sát, tôi tổng hợp và thu được kết quả như sau: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trẻ đầu năm: Hứng thú với sách Ý thức giữ gìn sách Kỹ năng đọc sách Thích Tổng Thích nhưng Không Trung Trung số trẻ sách Tốt Khá Tốt Khá mau thích bình bình truyện chán 61 11 33 9 10 24 27 12 28 21 Tỷ lệ 18% 54% 15% 16% 39% 45% 20% 46% 34% % Biểu đồ kết quả khảo sát trẻ đầu năm 60 50 Tốt 40 Khá Trung bình 30 20 10 0 Hứng thú đọc Ý thức giữ Kỹ năng đọc sách gìn 8/27
  9. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non Qua kết quả khảo sát trên cho thấy số lượng trẻ thích đọc sách là chưa cao. Số lượng trẻ không thích và thích nhưng mau chán còn rất cao. Thậm chí còn 1 số trẻ chỉ cầm quyển sách 1 lúc là vứt đi hoặc nghịch làm hỏng sách. Về kỹ năng đọc sách của trẻ số lượng trẻ yếu chiếm 1/3 số trẻ trong lớp. Điều này chứng tỏ cha mẹ học sinh cũng như các giáo viên ở các lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé chưa nhận biết hết tầm quan trọng của việc đọc sách, chưa chú trọng, quan tâm nhiều đến việc tạo thói quen để hình thành hứng thú đọc sách cho trẻ mầm non. Chính vì vậy tôi đã đầu tư suy nghĩ và tạo một môi trường thật tốt để trẻ có thể tiếp cận nhiều hơn với sách. 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giúp trẻ hứng thú với việc đọc sách, xem sách. 2.1. Xây dựng góc sách truyện Góc sách truyện là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng trong 1 lớp học mầm non. Nó có khả năng góp phần tăng cường hứng thú đọc sách của trẻ. Do đặc điểm tâm lý của trẻ thích những gì bắt mắt, mới lạ. Nếu cô xây dựng được góc sách truyện đẹp, hấp dẫn và thường xuyên thay đổi hình ảnh, trẻ đương nhiên trẻ để ý tới góc đó nhiều hơn, và đương nhiên là hứng thú chơi ở góc đó nhiều hơn. * Cách tiến hành: - Tôi lên ý tưởng xây dựng góc sách truyện ngay từ các tháng hè và bắt tay vào xây dựng góc thư viện cho lớp mình từ tháng 8. + Trước tiên, tôi phân rõ lớp thành hai mảng để sắp xếp các góc chơi mang tính chất động và tĩnh, bố trí các giá để phân cách giữa các góc động và tĩnh. Tôi chọn một góc lớp khá yên tĩnh so với các góc chơi khác của trẻ, thoáng mát và đủ ánh sáng để làm góc thư viện cho trẻ. Giá sách thiết kế có bánh xe phía dưới, di chuyển được để tạo sự thay đổi không gian vui chơi, tạo ra sự yên tĩnh dành cho trẻ. - Sưu tầm hình ảnh đẹp mắt, hợp với trẻ để trang trí và cắt chữ tạo tiêu đề góc. - Thông qua giờ hoạt động chiều, tôi bàn bạc thống nhất với trẻ về nội quy của các góc chơi trong đó có góc sách truyện. Thiết kế nội quy góc chơi, có hình ảnh minh họa giúp trẻ hiểu được các quy định khi đọc sách bao gồm: lấy và cất sách đúng nơi quy định, mở sách nhẹ nhàng, không làm rách sách, không tranh giành sách với bạn. Xây dựng những quy định cụ thể, không chung chung theo kiểu: đoàn kết với bạn chơi rất trìu tượng với trẻ. Thiết kế xong, cô giới thiệu để trẻ hiểu và giáo dục ý thức thực hiện nội quy. 9/27
  10. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non - Dành một mảng tường mở có gắn các móc treo để cho trẻ treo các quyển sách truyện sáng tạo trẻ làm trong các chủ đề. - Tạo góc mở bằng cách làm mô hình một quyển sách sáng tạo khổ A1, thiết kế có thể mở ra, gấp vào. Tùy theo chủ đề tôi có thể chép các bài thơ, hay làm sách ảnh cho trẻ đọc. Cùng trẻ làm các hình ảnh, bài thơ, dán lên tạo thành sách. - Sưu tầm các thể loại sách truyện dành cho trẻ mầm non. Phân loại sách để dễ phục vụ cho trẻ và cũng là để xem thể loại sách nào còn thiếu để bổ xung thêm cho thư viện thêm phong phú. + Bìa sách luôn luôn quay ra để thu hút sự quan tâm của trẻ và cũng để dễ chọn lựa. + Nếu sách bị rách hay mất bìa thì tôi phải phục hồi lại ngay. Sách rách, nhầu nát không hấp dẫn trẻ. Sách sờn, rách nói lên một điều rằng giáo viên không quan tâm bảo quản sách cho tốt do vậy trẻ nghĩ sách không quan trọng. Ngoài ra trẻ cũng có thể xé rách mà không sợ vì chúng nghĩ có người đã làm như thế. + Nếu có nhiều loại sách, tôi bày ra ít và thay đổi theo tuần, ngày. Bày cùng lúc nhiều sách quá sẽ gây bối rối cho trẻ nhỏ, trẻ không biết chọn cuốn nào.Giá sách, bàn đọc sách phù hợp với chiều cao của trẻ. Việc tạo điều kiện dễ dàng tối đa trong khu đọc sách sễ khuyến khích trẻ yêu sách hơn và đam mê đọc sách. Ảnh: Góc sách truyện của bé 10/27
  11. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non * Kết quả: Tôi đã xây dựng được một góc thư viện hấp dẫn trẻ, có góc mở, có chỗ để sách sáng tạo, có giá sách được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện cho trẻ sử dụng, phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại, thường xuyên được cập nhập và thay đổi theo các chủ đề. Cụ thể: - Thể loại sách giáo dục lễ giáo cho trẻ : 49 quyển Bao gồm rất nhiều câu chuyện hay, đặc sắc được tuyển chọn trong chương trình dạy giảng các trường mầm non hiện nay. Các câu chuyện có nội dung đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc, không những tạo hứng thú cho trẻ khi được nghe kể chuyện mà còn giúp từng bước hoàn thiện nhân cách ngay từ lứa tuổi mầm non. - Thể loại sách dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ: 32 quyển. Đây là những cuốn sách dạy bé tự lập từ nhỏ. Thể loại sách này dạy bé tự dọn dẹp đồ đạc, tự làm vệ sinh cá nhân, biết chào hỏi lịch sự, biết phép tắc ăn uống căn bản, biết bảo vệ mình khi ra ngoài... Đây là những kĩ năng cần thiết nhất mà mọi em bé nên biết. Những quyển sách này giúp bé có thể tự áp dụng vào cuộc sống của mình. -Thể loại sách giúp trẻ khám phá :28 quyển Lứa tuổi từ 1 – 6 tuổi là lứa tuổi bắt đầu muốn khám phá về thế giới, vì vậy ngoài sách văn học thiếu nhi, tôi cũng sưu tầm những sách nói về khoa học thế giới quanh ta, sách có hình ảnh thí nghiệm vui cho trẻ, hình ảnh về thiên nhiên, sự vật, con người để trẻ em tìm hiểu. Đây là sách nói về khoa học thế giới quanh ta để trẻ em tìm hiểu khám phá về thế giới xung quanh bé. Bên cạnh đó, lớp tôi còn sưu tầm được rất nhiều tranh, ảnh về các chủ đề trong chương trình học cũng như tranh ảnh về giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lễ giáo, giáo dục về an toàn giao thông, biển hải đảo, sử dụng năng lượng tiết kiệm, các sách sáng tạo vô cùng phong phú giúp trẻ luôn luôn cảm thấy mới lạ. 2.2.Tăng cường hoạt động cho trẻ làm sách sáng tạo a. Làm những “Quyển sách biết nói”. Với trẻ lớp mẫu giáo nhỡ kỹ năng, kiến thức và vốn từ chưa nhiều. Nên việc tiếp xúc với sách, các tranh ảnh, câu chuyện ở góc thư viện còn gặp khó khăn vì trẻ chỉ nhìn hình, trẻ muốn được nghe kể về các hình ảnh, nội dung chuyện..., giáo viên thì không thể trực tiếp đọc hay giải thích hết các nội dung. Do đó tôi sử dụng một số bài hát, hình ảnh, câu chuyện, tiếng nói của cô và trẻ để tạo thành những cuốn sách biết nói bằng CD. Loại sách này vừa có hình ảnh có âm thanh, có thể phân biệt được một số hình ảnh, tiếng kêu con vật, trẻ hiểu được tiếng tượng thanh như "tiếng suối chảy, tiếng mưa rơi, gió thổi, sấm 11/27
  12. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non chớp...". - Qua cuốn sách biết nói, giáo viên có thể giúp trẻ phát âm đúng, trẻ thuộc thơ, biết nhiều truyện, hiểu từ chính xác hơn. - Tiếp tục phát huy và đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các họat động vui chơi cho trẻ và cùng với những lí do trên tôi đã cố gắng bằng nhiều cách để cung cấp thêm cho trẻ nhiều vốn từ, kiến thức và kỹ năng cho trẻ. Đặc biệt là thực hiện xây dựng sách biết nói cho góc thư viện. Đây chính là cách để dung hòa giữa hiện đại và truyền thống. Có cho trẻ được tiếp xúc với công nghệ hiện đại nhưng phải bắt nguồn từ truyền thống, truyền thống phải là nền tảng. CNTT chỉ góp phần làm gia tăng hứng thú cho trẻ. * Cách tiến hành: Trước tiên để xác định làm loại sách như thế nào? Tôi phân loại các nội dung theo các các chủ đề như: Bản thân, gia đình, động vật, thực vật, phương tiện giao thông, nghề nghiệp, thiên nhiên ... Ví dụ: Để cho trẻ học về các con vật, cô sử dụng hình ảnh các con vật đưa vào các slide trong powerpoint, chèn thêm tiếng kêu, bài hát, lời giới thiệu của cô về con vật, in ra đĩa CD cho trẻ xem. + Sử dụng các câu chuyện có hình và lời kể: Scan lại các hình ảnh minh họa truyện vào các slide trong power point, và lồng ghép lời kể ( Giọng kể có thể là của cô hoặc của trẻ )= > in thành sách CD. - Cách sử dụng và ứng dụng : + Những cuốn sách biết nói mà tôi đã xây dựng không chỉ dùng riêng cho góc thư viện mà trong các hoạt động học tập cũng có thể sử dụng được như: Gây hứng thú cho trẻ khi vào bài, ổn định tổ chức, hay ứng dụng khi dạy trẻ trong các giờ học văn học , âm nhạc ... + Ngoài ra tôi còn cho trẻ sử dụng vào các hoạt động sáng, hoạt động chiều giúp trẻ ôn, khắc sâu và ghi nhớ lại những bài thơ câu truyện, bài hát mà trẻ đã được nghe. - Sắp xếp góc sách truyện gần khu vực có máy tính để trẻ có thể thuận tiện sử dụng đĩa CD 12/27
  13. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non Ảnh: Bé xem “sách biết nói” * Kết quả: Sau khi làm và đưa vào sử dụng một số quyển sách biết nói, tôi thấy biện pháp này có nhiều ưu điểm sau: - Lôi cuốn được sự chú ý của trẻ. - Dễ sử dụng, kiểu cách và hình thức phong phú, mẫu có thể thay đổi trực tiếp, nhanh chóng, thao tác dễ dàng nhanh gọn giúp trẻ phát âm đúng, biết và học. - Trẻ rất hứng thú khi được nghe chuyện, thơ, bài hát, kết hợp trẻ được đọc, hát theo hoặc bắt chước những tiếng động, tiếng nói có hình ảnh minh họa qua màn hình. Đáp ứng được nhu cầu về cả kênh hình và tiếng của trẻ. - Việc đeo headphone khi nghe không ảnh hưởng đến các góc chơi khác. Các trẻ thay phiên nhau xem, kếp hợp song song với đọc sách, xem sách, làm sách sáng tạo giúp góc sách truyện hấp dẫn và lôi cuốn trẻ hơn. b. Cô và trẻ cùng làm tranh chuyện sáng tạo. “Có lao động mới biết trân trọng thành quả, và trong quá trình lao động mới lĩnh hội được tri thức ”. Với phương châm trên tôi và các giáo viên trong lớp đã lựa chọn truyện, sưu tầm nhiều nguyên vật liệu, khuyến khích trẻ làm ra những quyển sách sáng tạo giúp trẻ yêu quí sách làm phong phú cho góc sách truyện- thư viện của lớp. 13/27
  14. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non * Cách thực hiện : + Cô và trẻ cùng nhau thảo luận về ý nghĩa, tác dụng của sách truyện và cùng nhau tự làm ra những quyển sách theo các chủ đề mà trẻ học. + Để trẻ cắt ra những bức ảnh, dán lên giấy và kể cho bạn nghe về bức tranh đó. Sau đó cô viết vào tranh ảnh nội dung trẻ vừa kể. Ví dụ: Chủ đề gia đình: - Khi cô kể cho trẻ nghe những câu chuyện về gia đình, trẻ nhớ lại trình tự truyện và kể lại theo nội dung tranh vẽ để cô viết lại nội dung câu truyện. Hoặc làm sách về các thành viên trong gia đình. Ví dụ: Chủ đề : Thế giới động vật. - Cô làm tranh các con vật bằng các chất liệu ( len, vải vụn, bông, dây kim tuyến, hột, hạt…) sau đó cùng trẻ thảo luận về đặc điểm nổi bật của các con vật. Cho trẻ sử dụng các nguyên vật liệu mở để làm, cô ghi lại tên các con vật, đóng thành quyển. Ảnh: Sách sáng tạo về những con vật sống trong rừng VD: Với chủ đề thực vật: - Cô cho trẻ cùng cô làm ra những quyển sách về thực vật : 14/27
  15. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non Ảnh: Truyện chú đỗ con * Kết quả: Tôi và trẻ lớp tôi đã làm được các quyển sách sáng tạo tương ứng với 9 chủ đề của chương trình học. Những quyển sách sáng tạo được bày ở góc thư viện và ngoài hoạt động góc, có thể được sử dụng trong một số giờ hoạt động khác như: giờ đón trẻ, giờ trẻ trẻ, giờ chuyển tiếp, giờ hoạt động chung...Cô sử dụng bằng cách lấy sách, giới thiệu cho cả lớp xem về sản phẩm do cô và các bạn làm ra, hướng dẫn trẻ kỹ năng đọc sách để trẻ nắm được kỹ năng đọc, kỹ năng mở, giở sách, cho trẻ xem các hình ảnh, đọc cho trẻ nghe… Từ đó làm gia tăng tính tò mò, muốn thực hiện của tất cả các trẻ khác trong lớp. Sau khi tổ chức cho trẻ tham gia vào những hoạt động trên, tôi nhận thấy trẻ rất yêu sách, có ý thức giữ gìn và trân trọng sách nhất là những cuốn được tự tay làm ra, từ đó kích thích trẻ muốn được xem và “đọc” sách. Một số trẻ chưa bao giờ chơi ở góc sách truyện, hoặc tự lấy sách truyện đọc trong giờ hoạt động theo ý thích cũng đã bắt đầu có hứng thú và muốn được thử chơi ở góc sách truyện. 3. Biện pháp 3: Tạo ra hứng thú đọc sách cho trẻ. Hiếm có đứa trẻ nào sinh ra đã thích đọc sách. Đối với trẻ con, việc tham gia các trò chơi ngoài trời, xem tivi hoặc đùa giỡn với bạn bè dường như thú vị hơn rất nhiều so với việc ngồi đọc sách. Cho dù người lớn có nói với trẻ nhiều lần rằng, đọc sách sẽ giúp con hiểu thêm nhiều điều về thế giới thì trẻ vẫn không đủ kiên nhẫn đọc hết một trang sách hay xem hết một quyển sách. Vì vậy việc tạo hứng thú đọc sách cho trẻ là vô cùng cần thiết. Để làm được điều này chúng ta cần lấy trẻ làm trung tâm, phải tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, không nên gò 15/27
  16. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non ép trẻ, bắt trẻ phải đọc sách. Ngoài việc tạo ra môi trường hấp dẫn trẻ, xây dựng góc sách truyện, thư viện sách, làm những quyển sách biết nói...Phải để cho trẻ lựa chọn loại sách mà trẻ thích, phải khơi gợi được niềm đam mê hứng thú, trí tò mò của trẻ với sách. Đặc biệt phải tăng cường đọc sách cho trẻ nghe. 3.1. Cho trẻ tự chọn những quyển sách trẻ thích. - Hãy coi sách như một món đồ chơi của trẻ. Để trẻ tự làm quen với việc mở - đóng sách, lấy - cất sách và tự xây dựng văn hóa đọc sách. - Cho trẻ có quyền lựa chọn những quyển sách mà trẻ thích. Không ép buộc trẻ đọc những quyển mà trẻ không hứng thú tạo cho trẻ những phản ứng không tốt về việc đọc sách. Có thể, trẻ chỉ đọc những sách có hình, không thích đọc những sách nhiều chữ. Trẻ đọc cách trang, trẻ chỉ đọc mấy trang mà trẻ thích. Tôi nhìn thấy nhưng không bao giờ bắt trẻ phải thực hiện theo đúng trình tự. Để trẻ được làm theo ý thích, đầu tiên phải tạo ở trẻ hứng thú đọc sách trước, sau đó mới nói đến quy tắc. Việc trẻ đọc như thế nào là sự lựa chọn của trẻ. Cho trẻ lựa chọn sách mà trẻ thích và đọc theo cách của trẻ làm cho trẻ thấy rằng mình không bị ép buộc đọc sách,và từ đó gây hứng thú cho trẻ. - Đây cũng là cách mà trẻ được chơi ở góc thư viện của lớp tôi. Trẻ có được tự lựa chọn quyển sách mà mình thích thì trẻ mới có hứng thú với quyển sách đó. Nhưng không vì thế mà trẻ có thể cứ xem mãi một quyển sách. Khi muốn trẻ xem một quyển sách nào đó, tôi phải có sự định hướng cho trẻ. Tôi để chúng ở gần trẻ nhất, nơi mà trẻ dễ nhìn thấy, dễ lấy nhất mà trẻ vẫn không chú ý đến nó. Khi đó tôi có thể nói với trẻ rằng “Quyển sách con đang đọc rất hay nhưng cô còn nhiều sách hay, cô đã xem quyển này va thấy nó tuyệt vời tranh lại đẹp nữa. Con hãy thử đọc xem sao?”. Với những biện pháp trên ở góc sách truyện lớp tôi luôn có những “độc giả nhí” say sưa trong mỗi giờ chơi. 3.2. Khơi gợi trí tò mò của trẻ. - Con trẻ luôn chỉ làm điều gì đó một cách say mê khi chúng thấy điều đó cần thiết hoặc gây cảm hứng. - Trên thực tế có nhiều trẻ hiếu động, không chịu ngồi yên để xem sách, thậm chí, có sách trong tay là chúng có thể xé sách để chơi. Với những trẻ này, việc cho chúng xem tranh rồi kể lại câu chuyện xem ra không khả thi. Như vậy, cần phải đặt sự chủ động sang trẻ. Khi gặp những trường hợp như vậy tôi thường kể một câu chuyện thật ly kỳ, tạo sự chú ý và tập trung cho trẻ, sau đó đến đoạn gay cấn, tôi làm như quên mất và nhờ trẻ đọc lại để kể cho tôi và các bạn trong nhóm nghe. 16/27
  17. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non - Cũng có khi, tôi nhìn hình ảnh và vờ như không biết nhân vật trong ảnh đang làm gì, nội dung câu chuyện thế nào và nhờ trẻ đọc để kể cho bạn nghe. Sau đó tôi khen ngợi và khích lệ trẻ, đồng thời nói với trẻ rằng cô và các bạn rất thích nghe chuyện con kể, vì vậy hãy đọc sách thật nhiều để kể thêm cho bạn những lần sau. Với những cách làm tương tự như trên tôi thấy trẻ sẽ tự nguyện xem và “ đọc sách” một cách tích cực hơn. 3.3. Tăng cường đọc sách, báo cho trẻ nghe. Đọc sách cho trẻ là một thói quen trong cách giáo dục của người phương Tây, chúng ta có thể bắt gặp cảnh tượng này trong rất nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng. Ở việt nam chúng ta, do nhịp độ cuộc sống ngày càng tăng, cha mẹ sau khi đi làm không thể dành nhiều thời gian quan tâm tới việc đọc sách của trẻ. Nhiều trẻ chỉ được nghe đọc ở trường mẫu giáo. Vì vậy ngoài giờ kể chuyện cho trẻ trong các giờ học, tôi luôn tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để đọc cho trẻ nghe. Thông thường tôi đọc cho trẻ nghe vào trước giờ ngủ trưa và giờ hoạt động chiều. Ngoài ra tôi còn đọc cho trẻ nghe vào giờ hoạt động góc và đọc tại góc sách truyện cho những trẻ chơi tại góc này. Một cuốn sách tôi có thể đọc đi đọc lại nhiều lần để rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ. Khi đọc sách tôi thường đưa ra những câu hỏi để trẻ trả lời. Những câu hỏi dựa trên nội dung của cuốn sách hoặc những câu hỏi dựa trên những hình ảnh có trong cuốn sách đều có tác dụng giúp trẻ tư duy tốt hơn và yêu sách hơn. Có những khi tôi lại đưa trẻ vào thế giới của câu chuyện trong sách bằng cách cùng trẻ hóa thân vào các nhân vật. Khi đóng kịch có thể tuân theo nội dung cuốn sách hoặc có thể tạo những tình tiết khác lạ hơn trong sách để cho bé cơ hội ghi nhớ các tình tiết của truyện cũng như kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Trong các câu chuyện đọc cho trẻ, tôi thường phân tích, phê bình, đánh giá và chỉ ra cho trẻ những tính cách tốt xấu của nhân vật và việc phải học theo các việc làm tốt của nhân vật.Từ đó trẻ rút ra được bài học giáo dục cho mình. * Kết quả Sau khi áp dụng những biện pháp trên tôi thấy số trẻ thích xem sách, “đọc sách” ở lớp tôi tăng lên rõ dệt. Thay vì trước kia góc sách truyện chỉ có một vài bạn chơi thì giờ đây tôi phải định hướng cho một số trẻ để trẻ sang bớt các góc chơi khác. 17/27
  18. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non Ảnh: Các bé đam mê đọc sách 4. Biện pháp 4: Dạy trẻ biết giữ gìn sách, biết cách đọc sách Muốn trẻ yêu sách, quý sách, thì đầu tiên phải giáo dục trẻ ý thức giữ gìn sách. Trẻ phải có thái độ trân trọng giữ gìn và bảo quản sách thì mới nói tiếp đến chuyện đọc sách. Một đứa trẻ chưa nhìn thấy sách đã muốn xé để gấp máy bay, cầm quyển sách chưa “nóng” tay đã làm nhàu nát, quăn mép...thì không thể nói đến việc bảo trẻ đọc sách, yêu sách. Hơn thế nữa cô có sưu tầm bao nhiêu sách, truyện, có cùng trẻ làm đến bao nhiêu sách sáng tạo nhưng trẻ không giữ gìn thì cũng nhanh chóng trở thành giấy vụn. Chưa kể đến số lượng trẻ đông cô khó có thể bao quát và nhắc nhở trẻ kịp thời. Một góc sách truyện với những quyển truyện lúc nào cũng nhàu nhĩ, quăn keo không thể hấp dẫn trẻ được. Chính vì vậy phải giáo dục trẻ giữ gìn sách. Đây là nền tảng đầu tiên để hình thành tình yêu sách đối với trẻ. Bên cạnh đó phải dạy trẻ cách đọc sách đúng cách để hình thành thói quen cho trẻ. 4.1. Lồng ghép ý thức giữ gìn sách, cách đọc sách vào các tiêu chí nêu gương bé ngoan * Cách tiến hành: Với trẻ cả một tuần đi học, cả 1 ngày đến lớp, phiếu bé ngoan, cờ, hoa là thước đo của sự cố gắng nỗ lực. Trẻ chờ đợi đến cuối tuần, cuối ngày để được cô 18/27
  19. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non phát bé ngoan, cô cho cắm cờ, cô khen. Chính vì vậy tôi đã lồng ghép đưa tiêu chí có liên quan vào góc bé ngoan nhằm tạo sự quan tâm của trẻ đến “vấn đề sách”, trẻ phải cố gắng thực hiện tốt các tiêu chí mà cô đưa ra để đạt bé ngoan. Từ đó trẻ thêm hứng thú với sách hơn. Cuối mỗi ngày trong tuần, tôi căn cứ vào ý thức của trẻ và căn cứ vào tiêu chí đã đưa ra trong tuần để nhận xét tuyên dương trong ngày và cho trẻ lên cắm cờ. Cuối tuần, tôi căn cứ vào số cờ trong tuần để thưởng bé ngoan cho trẻ. Tôi cũng áp dụng hình thức khen ngợi mọi lúc, mọi nơi, trẻ làm tốt, biết giữ gìn sách tốt, tôi khen luôn để động viên trẻ kịp thời, làm tấm gương cho trẻ khác học tập. Đặc biệt là với những trẻ mà qua khảo sát tôi thấy là trẻ chưa yêu sách, không có ý thức giữ gìn sách. Khen ngợi để động viên, khích lệ giúp trẻ dần có ý thức hơn. VD: Có những tuần tôi lồng vào tiêu chí “Không làm rách sách truyện”, “Giúp cô sưu tầm sách truyện về...”, “Biết mở và đọc sách đúng cách”, “ Lấy và cất sách đúng nơi quy định”... Đầu tuần khi đưa ra các tiêu chí trên tôi luôn thảo luận cùng trẻ, giải thích vì sao cô đưa ra tiêu chí đó để lồng ghép giáo dục trẻ. Căn cứ vào tiêu chí trên và các tiêu chí khác khác trong tuần. Tôi nhận xét, tuyên dương và thưởng cờ cho trẻ. Nếu bạn nào không giúp cô hoặc làm hỏng sách. Bạn đó không được cô thưởng bé ngoan. * Kết quả: Sau khi đưa biện pháp trên vào thực hiện. Nhờ có động viên khen ngợi kịp thời, trẻ có ý thức hơn hẳn. Biết nhắc bố mẹ sưu tầm sách giúp cô, phát hiện ra các bạn có hành vi không đúng...Ngay cả phụ huynh lớp tôi cũng vậy. Cuối tuần thấy con không được bé ngoan và sau khi biết nguyên nhân cũng nhắc nhở con và phối hợp tốt với các giáo viên nhằm giúp con tiến bộ hơn. 4.2. Xây dựng một số trò chơi trên máy tính. * Cách tiến hành: Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của CNTT nên trẻ em thời nay có cơ hội tiếp cận với các đồ công nghệ cao dễ dàng hơn các thế hệ trước. Bên cạnh mặt trái của công nghệ thông tin, chúng ta cũng không thể không phủ nhận tác dụng to lớn của công nghệ thông tin đối với trẻ mầm non. Nó thu hút sự chú ý của trẻ một cách mạnh mẽ và trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu tri thức. Nắm bắt được điều này, tôi đã suy nghĩ tìm tòi và sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế một số trò chơi trên máy tính nhằm giúp trẻ có ý thức giữ gìn sách truyện, biết giở sách đúng cách, biết được tư thế ngồi sách như thế nào là đúng và biết được một số qui định khi chơi ở góc sách truyện. Cụ thể tôi đã xây dựng được một số trò chơi sau: 19/27
  20. Một số biện pháp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho trẻ mầm non VD: Trò chơi “Theo bạn đọc sách như thế nào là đúng”. - Mục đích: Rèn cho trẻ kỹ năng ngồi đọc sách. Hứng thú với việc “đọc sách”, xem sách. - Chuẩn bị: Các hình ảnh về tư thế ngồi đọc sách đúng và sai. - Cách chơi: Cô cho trẻ chọn hình ảnh trên máy tính và nói xem hình ảnh đó là tư thế ngồi đọc đúng hay sai. Nếu trẻ trả lời đúng – Mặt cười sẽ hiện ra kèm theo câu nói “ Bạn đúng rồi”. Nếu trẻ trả lời sai – mặt mếu xuất hiện và kèm theo câu nói “Bạn sai rồi”. Với trò chơi trên khi đưa vào cho trẻ chơi trẻ lớp tôi rất hứng thú và nhận biết được tư thế đọc sách như thế nào là đúng, tư thế nào là sai. Từ đó rút ra bài học cho mình. VD: Trò chơi “ Bạn nào yêu sách nhất” - Mục đích: Rèn cho trẻ biết giữ gìn sách vở và tăng hứng thú “ đọc sách” - Chuẩn bị: Các hình ảnh đúng sai về bé giữ gìn sách vở: Trẻ vứt sách bừa bãi, trẻ làm rách sách, trẻ vuốt sách phẳng phiu, trẻ lấy cất sách đúng nơi qui định. - Cách chơi: Tương tự như cách chơi ở trên tôi mời trẻ lên chọn các ô cửa sổ và đoán xem hình ảnh ở phía sau ô cửa sổ đó là hành động đúng hay sai. Nếu trẻ đoán đúng. Mặt cười xuất hiện kèm theo một tràng pháo tay. Trẻ đoán sai, mặt mếu hiện ra kèm theo câu nói “bạn phải nhảy lò cò về chỗ”. Tương tự, với cách chơi như trên tôi đã xây dựng thêm một số trò chơi như: Trò chơi: “Ai giỏi nhất”: - Mục đích: Dạy trẻ cách giở vở đúng. Hứng thú với sách . Trò chơi: “Bé hãy chọn hành động đúng”. - Mục đích:Rèn cho trẻ ý thức và một số nội qui ở góc sách truyện. ( Các trò chơi được trình bày vào đĩa CD kèm theo). * Kết quả: Sau khi đưa các trò chơi vào cho trẻ chơi, tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích thú được lên chơi và nắm được kiến thức một cách nhẹ nhàng. Từ đó thêm yêu sách hơn, biết giữ gìn sách hơn, biết cách đọc sách đúng. 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh. Từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vai trò và vị trí quan trọng, gia đình là trường đời đầu tiên mà mỗi người đều phải trải qua và là nơi giáo dục con người, giúp con người hoà nhập vào cuộc sống chung của cộng đồng. Cha mẹ chính là những người gần giũi và tiếp cận với trẻ nhiều nhất. Vì vậy đây chính là những người quan trọng giúp trẻ đến với sách. Song bố mẹ trẻ 20/27
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2