intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 3-4 tuổi khi tham gia hoạt động góc

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

68
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 3-4 tuổi khi tham gia hoạt động góc” được áp dụng trong phạm vi trường mầm non ở các vùng miền huyện nhà và các trường trong và ngoài tỉnh. Đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm của bản thân, chủ yếu là những biện pháp tích cực, thiết thực phù hợp với công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 3-4 tuổi khi tham gia hoạt động góc

  1.                                             I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp: Trẻ   em   là   mầm   non   của   đất   nước   do   đó   trẻ   cần   được   hưởng   sự giáo dục, dạy dỗ  chu đáo của mọi người từ  gia đình đến xã hội. Chính vì lẽ đó việc chăm sóc giáo dục trẻ  ngay từ  khi còn nhỏ  là vô cùng quan trọng. Giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ  sau này. Chúng   ta   cũng   biết   phương   châm   giáo   dục   trẻ   là   “Học   bằng   chơi,   chơi mà học”, chơi­ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển cơ  thể  và tâm sinh lý của trẻ, hoạt động vui chơi vừa rèn luyện trí lực, vừa kích thích trí tò mò, ham hiểu biết về  xã hội của trẻ. Trẻ  nào cũng thích chơi, ngay từ khi trẻ  được mấy tháng tuổi trẻ  đã biết chơi rồi cho đến khi trẻ  vào nhà trẻ mẫu giáo, thậm chí lên đến bậc tiểu học hay trung học trẻ  vẫn thích chơi. bởi vì vui chơi là một hoạt động tất yếu của mọi đứa trẻ         Hoạt động góc trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện   cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ  cần được chăm sóc sức khỏe được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui   chơi…Không những thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ  chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới xung quanh   của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ  của các em sẽ  trở  thành những  kỷ  niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ  cho  các bé. Trong trường mầm non có rất nhiều các môn học và các hoạt động giúp trẻ  phát triển nhận thức là cơ  sở  ban đầu hình thành nhân cách trẻ. Chính vì vậy   giáo viên cần tổ chức cho trẻ hoạt động góc để nó trở thành phương tiện giáo  dục trẻ  em, có giá trị  quyết định sự  thành công trong việc phát triển tình cảm  xã hội ­ phát triển thẩm mỹ  ­ phát triển thể  chất ­ phát tiển ngôn ngữ  ­ phát   triển nhận thức. Tuy nhiên, làm thế nào để trẻ tham gia vào hoạt động góc một cách tích  cực và chủ động đó là điều không phải dễ. Nhân th ̣ ưc sâu săc đ ́ ́ ược vân đê nay, ́ ̀ ̀   ̉ ̀ ̣ ban thân tôi la môt giao viên tr ́ ực tiêp chăm soc giao duc tre, tôi luôn băn khoăn, ́ ́ ́ ̣ ̉   trăn trở lam thê nao đê đ ̀ ́ ̀ ̉ ể  phát huy tính tích cực chủ động của trẻ  3­4 tuổi khi  tham gia hoạt động góc. Thực tiễn cho thấy, trẻ  lớp tôi phụ  trách còn nhút  nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động của lớp, hoạt động góc, chưa  mạnh dạn thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra, chưa mạnh dạn giao tiếp  với bạn, kỹ  năng phối hợp cùng bạn chơi còn hạn chế, ... Vơi đăc điêm cua ́ ̣ ̉ ̉   lơp minh phu trach nh ́ ̀ ̣ ́ ư vậy, tôi đa suy nghĩ và tìm ra ̃ “Một số biện pháp nhằm   phát huy tính tích cực chủ động của trẻ 3­4 tuổi khi tham gia hoạt động góc”  lam đê tai nghiên c ̀ ̀ ̀ ứu.  I.2. Điểm mới của đề tài: Đây là đề tài ma ban thân tôi nghiên c ̀ ̉ ưu lân đâu va co nhiêu điêm m ́ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ̉ ới đaṭ   ̣ ̉ hiêu qua cao trong qua trinh chăm soc giao duc tre  ́ ̀ ́ ́ ̣ ̉ ở lơp tôi phu trach.Qua môt ́ ̣ ́ ̣  thơi gian th ̀ ực hiên trên tre  ̣ ̉ ở  lơp mình, tôi th ́ ấy trẻ  đa thê hiên đ ̃ ̉ ̣ ược năng lực  ̉ ̣ ca nhân, tre manh dan, t ́ ̣ ự tin trong tât ca cac hoat đông nh ́ ̉ ́ ̣ ̣ ất la đôi v ̀ ́ ơi nh́ ững trẻ 
  2. nhut nhat nh ́ ́ ư cháu Minh Anh, Minh Đức, Việc vận dụng đề  tài này vào thực  tiễn rất nhiều giáo viên cũng như  trẻ  mầm non luôn tạo được sự  hứng khởi   trong   hoạt   động  góc.  Chính   đề   tài  này   đã   thực   sự,   tạo   điều   kiện   gợi  mở  phương pháp cho giao viên, cho tr ́ ẻ  có nhiều cơ  hội được trai nghi ̉ ệm, tìm tòi, khám phá, linh   ̣ ́ hoat sang tao h ̣ ơn trong hoat đông.  ̣ ̣ * Phạm vi áp dụng đề tài:  Đề tài “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ   3­4  tuổi khi tham gia hoạt động góc”  được  áp dụng trong phạm vi trường  mầm non ở cac vung miên huyên nhà va cac tr ́ ̀ ̀ ̣ ̀ ́ ường trong va ngoai tinh ̀ ̀ ̉ Nội dung của đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm   của bản thân, chủ  yếu là những biện pháp tích cực, thiêt th ́ ực phu h ̀ ợp vơí  công tác chăm sóc giáo dục trẻ.                                                       II.  NỘI DUNG: II.1.  Thực trạng: Năm học 2019­2020 bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân   công phụ trách lớp mẫu giáo bé (3­4 tuổi). Tổng số cháu trong lớp  (24cháu).      Để  biết được chính xác khả  năng tham gia chơi  ở  các góc tôi đã tiến   hành khảo sát để nắm tình hình, đặc điểm của trẻ tôi thấy được kết quả  ban  đầu như sau: Kết quả STT Nội dung Sô l ́ ượng   Ty lê ̉ ̣ 1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động  góc. 11/24 45,8 % Trẻ biết tự trả lời các câu hỏi đơn giản  2 12/24 50 % và biết thực hiện nhiệm vụ cô giao. Trẻ  biết   chơi   hòa   đồng   với   các   bạn  3 10/24 41,6 % chơi trong nhóm. Trẻ tự tin mạnh dạn trong giao tiếp với   4 11/24 45,8 % cô,với bạn. Trẻ  tự  mình thể  hiện mong muốn, suy  5 10/24 41,6 % nghĩ của mình.  Trẻ  hứng thú vowowia    vai chơi, tham  6 11/24 45,8% gia hoạt động chơi. Với kết quả như trên, tôi rất băn khoăn làm thế nào để phát huy tích cực  chủ động hứng thú tham gia hoạt động góc một cách có hiệu quả, mang lại kết  quả cao cho trẻ  ở lớp mình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện  cho trẻ. Căn cứ vào tình hình thực tế, bản thân đã suy nghĩ tìm tòi đưa ra những  giải pháp tối  ưu nhất, có hiệu quả  nhất để  thực hiện đề  tài. Trong quá  trình thực hiện đề tài bản thân tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: II.1.a. Thuận lợi:
  3. Bản thân Tôi được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục ­ đào  tạo.Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí phụ trách công tác chuyên môn đã  hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ về chuyên môn, về kinh nghiệm tổ chức hoạt động. Tôi rất vinh dự  và tự  hào được làm việc trong đơn vị  có bề  dày thành  tích, được nhà trường trang bị  đầy đủ  cơ  sở  vật chất, đồ  dùng dạy học, đồ  chơi.  Đa số  phụ  huynh rất quan tâm đến con em mình thường xuyên trao đổi  với giáo viên về  tình hình học tập của con. Phụ  huynh nhiệt tình ủng hộ  khi  giáo viên tuyên truyền vận động, sưu tập đồ  dùng, đồ  chơi phục vụ  chuyên  đề.  Không gian lớp học thông thoáng, rộng rãi, khép kín, các góc được bố trí  phù hợp thuận lợi cho quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. Mặt khác, bản thân tôi rất yêu nghề  mến trẻ, không bao giờ  ngại khó,  ngại khổ, luôn tìm tòi học hỏi những gì tốt đẹp nhất để  truyền thụ  cho c ác  cháu với mong muốn trẻ  có một kỹ  năng học tập, kỹ  năng giao tiếp tốt làm  hành trang vững bước vào đời.Luôn cố  gắng để  ngày càng nâng cao trình độ  cho bản thân mình . II.1.b. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình thực hiện, bản thân tôi  gặp một số khó khăn sau: Số cháu 24 cháu/ nhưng nhìn chung cháu chậm rụt rè đòi hỏi phải chú ý  kỹ từng trẻ và bản thân giáo viên phải nỗ lực gần gũi với trẻ mới có thể  gần  gủi từng cá nhân. Nhận thức của trẻ chưa đồng đều có trẻ sinh đầu năm, có trẻ sinh cuối  năm nên ảnh hưởng đến việc rèn luyện giáo dục cá nhân trẻ. Trẻ  đa phần là  con nông dân, cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả nên họ chưa có thời gian  chăm, chơi cùng trẻ. Trẻ  chơi chưa có chủ  định, chơi theo bản năng là chủ  yếu. Trẻ  chưa tập trung chú ý, chưa có ý thức học, kĩ năng sử  dụng đồ  dùng  còn hạn chế  nên dẫn đến các kỹ  năng tham gia hoạt động góc ở  trẻ  cùng có  nhiều hạn chế. Trước những thuận lợi và khó khăn trên bản thân tôi không ngại khó  luôn cố gắng tìm ra mọi biện pháp để nâng cao chất lượng của lớp học v à tôi  đã sử dụng một số biện pháp sau: II.2. Các giải pháp II.2.a.  Biện pháp 1: Xây dựng, bố  trí và sắp xếp các góc hoạt động theo   hướng lấy trẻ làm trung tâm.   Mỗi độ  tuổi khác nhau, trẻ  có nhận thức và sự  chú ý tâp trung vào các  hoạt động khác nhau. Chính vì vậy các góc chơi trong lớp cũng cần phải được  lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi. Tôi đã phân chia các góc chơi trong lớp các  góc tĩnh sắp xếp liền với nhau, các góc động sắp xếp liền với nhau.  VD: Góc xây dựng gần với góc bán hàng để  trẻ  có thể  đi lại dễ  dàng  trao đổi mua bán đồ.
  4.   Ở  các góc chơi tôi còn trang trí tranh chủ  đề  phù hợp. Tôi sử  dụng  những hình ảnh gần gũi và dễ hiểu, đẹp, hấp dẫn nhưng phù hợp với nội dung  giáo dục để trang trí. Tôi trang trí phải theo hình thức “mở” trẻ để  trẻ có thể  lấy, tháo lắp, trẻ có thể tự mình sắp xếp theo ý thích…  VD: Góc xây dựng tôi treo hình ảnh các chú thợ xây, ở mảng tường gắn  những  ống nhựa để  trang trí hoa, cây xanh ở  trên đó. Các hình ảnh đó đều có  thể tháo lắp, thay đổi dễ dàng. Trẻ có thể tự mình lấy đồ dùng để hoạt động,  có thể lắp ghép để trang trí góc theo ý thích của trẻ.  VD:  Ở  chủ  điểm gia đình tôi làm một số  hình  ảnh lô tô về  các trang  phục: quần áo, giầy dép, mũ… để khi trẻ chơi các thành viên trong gia đình tự  thỏa thận chọn các trang phục phù hợp với mình để  gắn lên. Với những hình  ảnh gần gũi như vậy, tôi thấy trẻ có thể hiểu được người đó là ai (bác sỹ, chú  thợ xây, em bé học bài, cô bán hàng… Qua những hình ảnh đó, trẻ có thể liên  tưởng đến công việc của những người đó ở ngoài đời mà trẻ đã gặp và trẻ có  thể  đóng vai thành họ, trẻ  rất hào hứng để  thể  hiện vai chơi và tham gia trò  chơi. Trẻ  có thể  tái hiện lại hành động chơi một cách tích cực theo suy nghĩ  của trẻ.  Giữa các nhóm chơi, tôi bố trí có khoảng ngăn cách. Các góc có biển tên  góc và có ký hiệu của trẻ  khi trẻ  chọn c ác nhóm chơi, tự  điều chỉnh nhóm  chơi.    Trong lớp việc bố  trí sắp xếp nhóm lớp tôi chú ý theo dạng sắp xếp  “trang trí mở” gây hứng thú. Tôi nghĩ môi trường như  là người giáo viên thứ  hai của trẻ  nhằm tạo điều kiện để  trẻ  được trải nghiệm, thỏa man nhu c̃ ầu  vui chơi, tò mò, khám phá của trẻ. Do vậy, công tác xây dựng môi trường này  được thực hiện xuyên suốt, kịp thời phù hợp với chủ đề  đang thực hiện trong   chương trình. Tôi chú ý tất cả  đồ  dùng đồ  chơi, hình  ảnh trang trí đưa vào  trong nhóm lớp để cho trẻ hoạt động đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.  VD:  Ở  góc bé thích khám phá tôi dành riêng một kệ  để  các đồ  dùng  nguyên liệu phế phẩm mà cô sưu tầm trong đó có phụ huynh đóng góp. Sau khi  đem gia công làm sạch, để đảm bảo an toàn cho trẻ cần loại những vật dụng  có thể gây trầy xước, tai nạn cho trẻ. C ô để phế phẩm phế liệu như: Nắp vỏ  chai, vỏ  hủ  sưa chua, rau c ̃ âu,  lõi  giấy vệ  sinh, loi ch ̃ ỉ, đĩa nhạc cũ, các hộp  bánh kẹo, hộp bìa cứng. Các loại chai lọ  bằng nhựa. Tôi không sử  dụng chai  thủy tinh vì thủy tinh rất dễ vỡ và gây tai nạn cho trẻ.  Một việc làm rất hiệu quả là tận dụng các sản phẩm của trẻ trong giờ  hoạt động vui chơi, tạo hình ngoài tiết học, hay tổ chức ngoài giờ để trang trí  cho các góc thêm sinh động và tạo hứng thú cho trẻ được khoe sản phẩm từ đó  trẻ  hứng thú để  được thể  hiện ý tưởng của mình. Qua các giờ  hoạt động tôi  cho trẻ  tự  vẽ  cắt dán tạo ra sản phẩm mỗi ngày cô chọn vài sản phẩm đẹp.  Cho trẻ  dán sản phẩm của mình lên góc chủ  đề, hoặc góc bé thích, cứ  mỗi  ngày như vậy sản phẩm của trẻ sẽ nhiều l ên, phong phú thêm về nội dung và  hình thức. Khi trẻ được tự mình tạo ra sản phẩm và được trưng bày sản phẩm  trẻ rất thích. Bằng cách như vậy tôi không chỉ tạo được môi trường đẹp, gần 
  5. gũi, phong phú mà đã giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm của mình làm ra và  cũng góp phần vào việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho trẻ.  Ở góc lễ giáo tôi đã tạo khung trên mảng tường bằng đề can nhiều màu  sắc để  thu hút trẻ. Sưu tầm sách báo, truyện cũ có hình ảnh phù hợp với lễ  giáo để   ở  kệ  gần đó, có sẵn kéo, hồ  dán, băng keo, cô sẽ  đính một hoặc hai  hình ảnh để  gợi ý cho trẻ. Như  chào hỏi lễ  phép, đưa và nhận bằng hai tay,  biết giúp đỡ em nhỏ, chơi đoàn kết cùng bạn… Ở  góc học tập  tùy theo đề  tài đang thực hiện để  có cách trang trí sắp  xếp đồ dùng hợp lý. Ví dụ: Đề tài cao ­ thấp, rộng ­ hẹp, dài ­ ngắn, hình vuông ­ hình tròn…  Tôi chuẩn bị  một số  lịch cũ có chữ  số  to rõ, hình ảnh cây, con, hoa, quả, các  nguyên vật liệu để trẻ dễ hoạt động. Lấy vỏ hộp bánh ốp vào tường cho cứng  để  các vật dụng vào đó. Trẻ  sẽ  chọn hình ảnh phù hợp cắt dán lên hoặc lên  đính hình có sẵn tùy theo khả  năng của trẻ  cô gợi ý để  trẻ  chọn lựa cắt dán,  treo, đính lên phù hợp với đề  tài đang học. Như  vậy, trẻ  được rèn luyện sự  khéo léo, biết phân tích, lựa chọn trẻ biết tư duy, sáng tạo khi thực hiện ở góc  này. Trẻ  biết sử  dụng sản phẩm của mình qua các giờ  hoạt động học, hoạt  động ngoài tiết học, hoạt động vui chơi, chọn lựa hình ảnh cắt dán để  trang  trí. Cô gợi ý cách trang trí và trẻ  sẽ  đính lên tường phù hợp với yêu cầu từng  đề tài đang thực hiện.    Môi trường cho trẻ  hoạt động cần phải đẹp, hấp dẫn, phù hợp với độ  tuổi phù hợp với đặc điểm của nhóm lớp, đây là nguyên tắc quan trọng để khi  trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bày trí, cách sắp  xếp trang trí lớp học. Trẻ quan sát xung quanh xem lớp mình có những gì? Có  đẹp hơn nhà mình không?... Chính môi trường lớp học sẽ giúp trẻ tư duy, suy  nghĩ. Đây chính là tác động cần thiết để  trẻ tích cực hoạt động chơi trong c ác  góc.  II.2. b.  Biện pháp 2:  Lựa chọn nội dung chơi   phù hợp với trẻ  của lớp   mình        Nội dung của giờ hoạt động góc rất quan trọng, nếu chúng ta lựa chọn nội   dung quá đơn điệu , không phong phú thì kết quả  chơi sẽ  không mong muốn  chính vì vậy chúng ta cần lụa chọn nôi dung chơi phù hợp với chủ  đề  và phù  hợp với khả năng hoạt động của trẻ ở lớp mình và các góc chơi cũng cần phải   liên kết với nhau làm cho nội dung của buổi chơi thêm phong phú VD:  Ở  chủ đề  gia đình với góc chơi đống vai tôi cho cháu chơi đống vai ông  bà bố  ,mẹ  chăm sóc con cháu mẹ  biết làm công việc trong gia đình như  nấu  ăn , đi chợ dọn nhà cửa… Nhóm bán hàng cô bán hàng biết trưng bày hàng hóa đẹp gọn gàng , biết vui vẽ  niềm nở vớ khách hàng ...Tôi luôn lựa chọn nội dung chơi phù hợp với trẻ để  thu hút trẻ tham gia vào hoạt động       Góc nghệ thuật cho trẻ thực hiện những bức tranh hay trang trí thể hiện sự  khéo léo đôi bàn tay phát triển tư duy cho trẻ giúp trẻ tìm tòi sáng tạo khi thực   hiện sản phẩm của mình 
  6. VD góc xây dựng thi bác kỉ  sư  trưởng sẽ  chi đạo công nhân làm việc và biết   xây dựng khuôn viên theo chủ đề biết giới thiệu công trình của mình làm ra…     Từ những nội dung chơi như trên tôi thấy rằng các cháu rất hứng thú tham   gia vào hoạt động và biết làm ra sàn phẩm đẹp biết thể hiện vài chơi của mình  hòa đồng với bạn bè biết chấp nhận sự  phân công của nhóm trưởng .Chính   nhờ nội dung chơi của các góc luôn được thay đổi théo chủ đề mà các cháu lớp   tôi rất tích cực tham gia vào hoạt động rất có hiệu quả.  II.2.c.  Biện pháp 3: Chuẩn bị  đầy đủ  đồ  dùng, đồ  chơi, nguyên vật liệu   trong các góc chơi. Trẻ nhỏ thường thích hoạt động với đồ dùng đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi  đảm bảo đẹp về  màu sắc, phong phú về  chủng loại, cũng như  đảm bảo an  toàn và phù hợp đối với trẻ. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp có tính mới, lạ, có  tính mở nhưng đảm bảo an toàn. Các nội dung chơi mà giáo viên đưa ra đòi hỏi  trẻ  phải có đầy đủ  đồ  dùng đồ  chơi. Đồ  dùng đồ  chơi là phương triện trực  quan hữu hiệu để kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động. Bởi vậy, ngay từ  đầu năm học bản thân tôi đã tích cực tham mưu với BGH nhà trường, hội cha  mẹ học sinh để  lên kế hoạch mua sắm đồ  dùng đồ  chơi cho trẻ. Đồ  dùng đồ  chơi phải phù hợp với nội dung giáo dục, đảm bảo bền, đẹp, an toàn, hiệu  quả sử dụng cao, lựa chọn đồ dùng mang tính mở. Tôi tham mưu với BGH nhà  trường, ban chấp hành hội cha mẹ  học tổ  chức khảo sát thị  trường để  lựa  chọn những đồ  dùng phù hợp. Bám sát vào kế hoạch hoạt động giáo dục của  lớp, tôi đã xây dựng kế hoạch sử dụng dồ dùng đồ chơi. Trong đó, có đồ dùng  hoạt động góc để thuận tiện trong việc lựa chọn v à mua sắm. Mặt khác, cũng  để  tạo sự  mới mẻ, hấp dẫn cho trẻ, t ôi đã phối hợp với giáo viên trong lớp  mình cùng làm đồ  dùng cho trẻ. Với những chất liệu đơn giản, dễ  kiếm tìm,  dễ sưu tầm như bìa cát tông, lịch cũ, giấy màu… tôi đã tạo ra các đồ dùng, đồ  chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ. VD: Góc sách truyện: Tận dụng giấy thừa, các tờ  lịch cũ cô giúp trẻ  đóng thành các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh  ảnh cắt hoặc x é dán  vào. Mỗi trẻ cảm nhận được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm. Góc phân vai: Chơi bán hàng, gia đình, tôi thấy hiện nay có các loại vỏ  hộp bánh, hộp sữa, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp nên tôi đã  tận dụng làm đồ  chơi nấu ăn: xoong, nồi, bát, và để  trưng bày cho cửa hàng  bách hóa. Những chiếc hộp giấy làm giường cho búp bê, hộp giấy làm tủ, làm  bếp với màu sắc sặc sỡ.   Góc xây dựng: Tạo ra hoa, cho trẻ lấy xốp màu cắt thành cánh hoa, sau  đó dính vào vỏ thạch, lấy  ống hút làm cành, hoặc làm bằng giấy nhăn và xốp  quấn quanh đây thép. Để  làm hàng rào thì tôi dùng thìa sữa chua xếp chéo và  xốp màu xanh làm cỏ. Thực tế  hoạt động trẻ  rất thích đồ  dùng, đồ  chơi tự  làm.  II.2.d. Biện pháp 4: Tích cực đổi mới hình thức tổ chức hoạt động góc theo   từng chủ đề 
  7. Khi trẻ  hoạt động góc có nghĩa là đang sống trong vai người khác. Trẻ  sử  dụng vai chơi để  đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng  cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi. Từ  đó, làm cho trí tuệ  của trẻ  phát triển mạnh mẽ. Điều đó,  ảnh hưởng không  nhỏ đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ. Trò chơi giúp trẻ hướng đến cái  đẹp trong giao tiếp, biết cư  xử  giữa người với người. Qua tr ò chơi giáo dục  trẻ hình thành hành vi văn minh trong xã hội, hình thành thái độ tích cực của trẻ  với bản thân. VD: Khi đóng vai bác sĩ thì trẻ bắt chước bác sĩ: Mặc quần áo bule, đeo  tai nghe, cầm kim tiêm và cặp nhiệt độ, khi gặp bệnh nhân thì bác sĩ tươi cười  ân cần, chu đáo hỏi thăm bệnh nhân và bán thuốc.  VD: Khi chơi đóng vai người bán hàng thì trẻ  biết người bán hàng sẽ  phải niềm nở, tươi cười khi kh ách đến mua hàng và biết cân đo, nhận tiền và  trả tiền.     Tổ  chức hoạt động góc cho trẻ, tôi luôn chú ý nguyên tắc lấy trẻ  làm  trung tâm. Tôi tạo mọi điều kiện để trẻ được tham gia tích cực các hoạt động.  Bản thân tôi cũng đã tạo mọi điều kiện cho trẻ  phát triển về  mọi mặt, tận  dụng môi trường sẵn có để  cho trẻ  được thực hành nhiều nhất. Khi tổ  chức  hoạt động bản thân tôi cũng đã chú ý cân đối, hài hòa các hoạt động cá nhân và  nhóm, tĩnh và động, chơi theo ý thích, chơi theo kế hoạch giáo dục…  Ví dụ: Ở góc Phân vai trẻ chơi theo ý thích là trẻ tự  khởi xướng, tự do  lựa chọn vai chơi tùy theo ý thích và kinh nghiệm của trẻ, bạn Nam vai b ác sỹ,  bạn Lan vai người bán hàng… Tôi là người quan sát, khuyến khích trẻ  chọn  vai,nhập vai, chỉ giúp đỡ trẻ khi cần thiết.  Thực ra, không phải lúc nào trẻ cũng tự do chơi theo ý thích, bản thân tôi  cũng phải suy nghĩ để tổ chức hài hòa hình thức chơi theo nội dung đã đưa ra.   VD: Ở góc học tập tôi cho trẻ chơi với các hình vuông, tam giác, tròn và  đưa ra yêu cầu các con hãy giúp cô đọc tên các hình, nhận biết các hình. Hoặc  cho trẻ tô bức tranh mà giờ hoạt động học trẻ còn dang dỡ… Tôi luôn chú ý tổ  chức dưới dạng “học bằng chơi, chơi mà học” như vậy trẻ tích cực chủ động  tham gia hoạt động hơn. Khi tổ chức hoạt động góc tôi luôn chú ý không gò bó  áp đặt trẻ, đảm bảo tính tự  nguyện của trẻ  trong việc lựa chọn trò chơi, vai  chơi, tôi chỉ  là người khuyến khích và động viên trẻ  thôi. Để  làm được như  vậy tôi phải cung cấp cho trẻ  một số  kinh nghiệm, hiểu biết để  trẻ  có thể  chơi tốt nội dung chơi của m ình. Trong khi hoạt động tôi gợi ý cho trẻ tự lựa  chọn đồ dùng, đặt tên trò chơi, khơi gợi những hiểu biết của trẻ đã có, khuyến  khích để trẻ nảy sinh ý tưởng mới.   VD: Trò chơi bán hàng  trẻ  chơi Mẹ  nấu ăn cho gia đình, tôi gợi ý, gia  đình có em nhỏ thì mẹ phải làm gì? Em nhỏ phải ăn những món ăn gì, theo các  con mình nên chơi trò gì phù hợp hơn nhỉ?... Tôi động viên trẻ thay đổi vai chơi  để trẻ nào cũng được trải nghiệm lần lượt các vai chơi. II.2.g. Biện pháp 5. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh.
  8.       Muốn có được nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú và đa dạng thì tôi cụng đã  kết hợp với phụ  huynh để  được hổ  trợ  những nguyên vật liệu sẵn có  ở  địa  phương để làm cho đồ dùng đồi dào hơn , phong phú hơn đồng thời cụng giúp   trẻ hoạt động một cách tích cực hơn       GV phối kết hợp với phụ huynh là một việc rất quan trọng nhằm giúp trẻ  tích cực, chủ  động tham gia hoạt động góc. Bởi phụ  huynh là người hiểu rõ  nhất đặc điểm của trẻ. Để  phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ không chỉ  được  chơi ở lớp mà phải được chơi ở gia đình, mọi lúc mọi nơi. Các kiến thức môi  trường xung quanh, kỹ  năng xã hội phần lớn trẻ  học được từ  gia đình. Tuy  nhiên, nhiều gia đình quá bận rộn với công việc chưa có thời gian để chăm sóc  trẻ, để chơi cùng trẻ. Cũng có những phụ huynh lại không muốn cho con tham  gia vào các hoạt động vì sợ  con bẩn, vì sợ  con mệt... Nhưng làm như  vậy sẽ  tạo cho trẻ  một thói quen ỷ  lại, thụ  động. Vậy, làm thế  nào để  tuyên truyền  với phụ huynh một cách thuyết phục, đạt kết quả cao, phối kết hợp thật tốt?  Đây cũng là vấn đề không đơn giản trong công tác tuyên truyền với phụ huynh.  Hằng ngày vào lúc đón trẻ, trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về  tình hình của trẻ  để  phụ  huynh biết. Thông qua bảng tuyên truyền, tôi dán  những mục tiêu trẻ cần đạt được trong chủ  đề... Từ  đó, tôi trò chuyện, động  viên phụ huynh dành thời gian để chơi cùng con, học cùng con. Thường xuyên  cho trẻ  giao tiếp với mọi người xung quanh, cho trẻ tham gia c ác hoạt động  đơn giản cùng bố, mẹ, anh, chị để trẻ được khám phá, trải nghiệm. Ví dụ trẻ  nhặt rau cùng mẹ, trẻ chăm sóc hoa cùng bố...  Tổ  chức họp phụ  huynh của lớp theo định kỳ. Trong buổi họp gi áo viên  ̣ thông báo cu thê ̉ về nội dung hoạt động của lớp, trao đổi với cha mẹ về  kinh  nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền kiến thức khoa học về  nu ôi dạy  trẻ, giải đáp những thăc m ́ ắc cho cha mẹ trẻ khi cần thiết. Cha mẹ cần lu ôn  khen ngợi những ưu điểm của trẻ, để trẻ cảm thấy tự tin hơn.. Ở lứa tuổi này,  trẻ  học bằng chơi, thông qua hoạt động vui chơi để  trẻ  được học được trải  nghiệm, phụ hyynh không nên gò bó áp đặt trẻ, không nhồi nhét kiến thức vào  đầu trẻ. Phụ  huynh cần nắm bắt khả  năng, sở  thích của con mình để  động  viên cho con sự tự tin, có động lực để phát triển. Tôi trao đổi về nội dung giáo  dục  ở  trường,  bởi cha mẹ  nên quan tâm đến nhưng g̃ ì con mình đang học  ở  trường, biết mỗi ngày trẻ cần tìm hiểu và chuẩn bị  bài như  thế  nào cho ngày  học kế  tiếp. Phụ  huynh càng tham gia nhiều hoạt động tại trường càng tốt.  Những điều này sẽ  có tinh thần khích lệ  cao đối với trẻ. Phụ  huynh n ên tạo  cho con mình một sự hứng thú với việc học và thích được đến trường, trẻ biết  thể hiện sự  quan tâm tới những gì trẻ đang học. Phụ huynh khuyến khích trẻ  biết chia sẻ những gì trẻ đang học hàng ngày với mình, khen ngợi sự tiến bộ,  sự cố gắng dù nhỏ của bé.. II.3. Kết quả đạt được: Qua quá trình thực hiện với những biện pháp trên trẻ   ở  lớp tôi đạt được  những kết quả đáng phấn khởi, cụ thể:  * Đối với trẻ: 
  9. Trẻ  tích cực chủ  động tham gia vào hoạt động góc. Từ  chỗ  trẻ  tham gia  ̣ hoat đô ̣ng một  cách rập khuôn giờ tre đa  ̉ ̃chủ  động tham gia một  cách tích cực,  tạo ra được nhiều sản phẩm phong phú, trẻ  nhập vai tốt hơn trẻ có kỹ  năng  giao tiếp tốt hơn, trẻ biết thể hiện nhu cầu mong muốn của b ản th ân với mọi  người xung quanh. Co nhiê ́ ̉ n có nhưng câu hỏ ̀u tre cò ̃ i,  tạo ra những sản phẩm  mang tinh sang tao, tr ́ ́ ̣ ẻ nhập vai chơi tốt hơn.  Qua nhiều lần tổ chức hoat đô ̣ ̣ng tôi thấy tre t ̉ ự tin, mạnh dạn hơn. Một số  tre ̉ đầu năm còn nhút nhát thì nay đã chủ động tham gia vao hoat đô ̀ ̣ ̣ng một cách  tích cực. Kết quả trên trẻ cuối năm như sau: Kết quả STT Nội dung Sô ĺ ượng Ty lể ̣ 1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động  góc. 24/24 100 % Trẻ  biết tự  trả  lời các câu hỏi và biết  2 20/24 83,3 % thực hiện nhiệm vụ cô giao. Trẻ thích và chơi hòa đồng với các bạn  3 21/24 87,5 % chơi trong nhóm. Trẻ tự tin mạnh dạn trong giao tiếp với   4 20/24 83,3 % cô,với bạn. Trẻ  tự  mình thể  hiện mong muốn, suy  5 21/24 87,5 % nghĩ của mình.  Trẻ  chủ  động tham gia chọn vai chơi,  6 23/24 95,8% tham gia hoạt động chơi. * Đối với giáo viên:    Giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc  và giáo dục trẻ nói chung, hoạt động góc nói riêng cho trẻ và có thể lồng ghép  nhiều nội dung giáo dục phù hợp trong các hoạt động góc. Giáo viên có thêm  nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn đồ  dùng đồ  chơi và trang trí lớp học  sinh động lôi cuốn, kích thích trẻ  tham gia vào các hoạt động góc.  Lớp học  được trang trí bằng các sản phẩm của trẻ, cô giáo đỡ vất vả hơn khi phải làm  những đồ dùng, đồ chơi cho các góc.  Qua các đợt kiểm tra được nhà trường đánh giá xếp loại tốt.  Qua nhiều lần tổ  chức hoat đô ̣ ̣ng, tôi thấy  bản  thân mình gần  gũi  vơi trẻ ́   hơn tạo được lòng tin của phu ̣ huynh, trẻ yêu thích đến trường Mầm non hơn. * Đối với phụ huynh Phụ huynh rất phấn khởi và quan tâm hơn về việc học của trẻ. Đồng thời  tự  nguyện đóng góp nguyên liệu, phế  liệu để  cô và cháu cùng chuẩn bị  đồ  dùng cho các hoạt động. III. PHẦN KẾT LUẬN:  III.1. Ý nghĩa của đề tài:            “Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ khi tham gia hoạt động” đóng  một vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ. Nó góp phần định hướng cho quá  trình xây dựng kế  hoạch hoạt động và xây dựng môi trường giáo dục trong  trường mầm non. Hoạt động góc được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, 
  10. kinh nghiệm và khả  năng thực hiện của trẻ qua hoạt động này trẻ  được phát  triển toàn diện. Hoạt động góc không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà  còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của  trẻ. Trẻ không những "học được cái gì" mà quan trọng hơi cả là "học như thế  nào", “học để làm gì?” Thông qua hoạt động góc trẻ được trải nghiệm học tập  tích cực và kích thích tính đam mê ham học hỏi, thích khám phá của trẻ. Để phát huy tính tích cực chủ động của trẻ  khi tham gia hoạt động góc  giáo viên phải đề cao vai trò định hướng, dẫn dắt, hướng dẫn của m ình. Giáo  viên phải luôn quan sát lắng nghe, đưa ra gợi ý cho trẻ, khuyến khích giúp đỡ  trẻ  khi cần thiết. Giáo viên phải xây dựng, bố  trí các góc phù hợp mang tính  mở  theo hướng lấy trẻ  làm trung tâm, sắp xếp đồ  dùng đồ  chơi gọn gàng để  trẻ  dễ  thấy, dễ  lấy, dễ  hoạt động. Để  tổ  chức hoạt động góc đạt hiệu quả  cao giáo viên phải xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung chơi phù hợp với đặc  điểm của trẻ. Nội dung có phù hợp trẻ  mới có thể  thực hiện được yêu cầu,  mục tiêu đưa ra mới đạt hiệu quả cao. Sau khi xác định mục tiêu, lựa chọn nội  dung chơi, giáo viên cần chuẩn bị  đầy đủ  đồ  dùng, đồ  chơi, nguyên vật liệu  trong các góc chơi để  trẻ  chơi thoải mái dễ  dàng, nếu đồ  dùng bị  thiếu hoặc  hư hỏng thì mạch chơi của trẻ sẽ nhàm chán, trò chơi bị dừng lại giữa chừng  như  vậy thì hiệu quả  giáo dục sẽ  không cao. Mặt khác, để  giúp trẻ  không  nhàm chán khi tham gia hoạt động giáo viên linh hoạt, sáng tạo đổi mới hình  thức chơi, từ  chơi nhóm sang chơi cá nhân, hay chơi chung với cô. Giáo viên  phải xác định nội dung nào trẻ có thể chơi theo yêu cầu, nội dung nào trẻ chơi  theo ý thích… Trong quá trình tổ  chức giáo viên phải quan sát trẻ, động viên  trẻ kịp thời để trẻ có hứng thú tham gia chơi hơn. Tăng cường đẩy mạnh giáo  dục cá nhân trong nhóm bạn bè, qua hoạt động chơi tính cách, hành động của  trẻ được bộc lộ rõ ràng đó là cơ  hội giúp giáo viên có thể lựa chọn được nội  dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Mỗi đứa trẻ  là  một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về  thể  chất và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ  em có hứng thú, cách học khác nhau và chúng đều có thể thành công khi có sự  dìu dắt kèm cặp của cô giáo. Bên cạnh đó, giáo viên tăng cường phối hợp với  phụ huynh trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động chơi, bởi trẻ “học  bằng chơi, chơi mà học”. Có làm được những việc trên thì việc giúp trẻ phát  huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động góc mới đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự  tâm huyết, yêu nghề,  yêu trẻ luôn quan tâm đến trẻ, luôn tìm tòi cái mới để  tổ  chức các hoạt động  cho trẻ. Đối với hoạt động góc là một hoạt động thường xuyên và có vai trò to  lớn trong việc phát triển toàn diện cho trẻ.              3.2. Kiến nghị, đề xuất: Có thể  nói, việc giúp trẻ  phát huy tính tích cực chủ  động cho trẻ  khi  tham gia hoạt động góc trong trường Mầm non là việc làm thực sự  cần thiết  và quan trọng. Việc nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm hiện  nay cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Vì vậy, tôi xin có một vài đề  xuất nhỏ như sau:
  11. *Đối với nhà trường:  Tham mưu tích cực với lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể để nhằm tăng  trưởng cơ  sở  vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ  dùng đồ  chơi phục vụ  cho  công tác tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ trong trường Mầm non.      *Đối với giáo viên:    Tăng cường công tác tự  kiểm tra, đánh giá, động viên khuyến khích giáo  viên tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là tự học tự bồi dưỡng thông  qua các chuyên đề, hội thảo, hội thi.    Trên đây là “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động   của trẻ 3­4 tuổi khi tham gia hoạt động góc”  mà bản thân đã thực hiện trong  thời gian qua, phần nào đã góp phần nâng cao chất lượng trong việc thực hiện   chương trình giáo dục mầm non. Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và viết   đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế rất mong được sự góp ý   hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi được  tiếp tục vận dụng trong   công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua thực hiện   chương trình GDMN có kết quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2